1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chợ đêm ở luang prabang (cộng hòa dân chủ nhân dân lào)

16 167 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 477,04 KB

Nội dung

Chợ đêm ở Luang Prabang (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) Phạm Thị Mùi Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn Thạc sĩ. Dân tộc học: 60 22 70 Nghd: PGS.TS. Lê Sỹ Giáo Năm bảo vệ: 2014 Keywords: Chợ đêm; Luang Prabang; Dân tộc Lào; Dân tộc học Contents: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chợ đêm, chợ Tòn Khăm, là một điểm thú vị để chúng ta có thể khám phá sự tương tác giữa các nhóm tộc người, nét độc đáo văn hóa, bức tranh kinh tế với các sản phẩm địa phương 1 . Cùng với chính sách mở cửa của Chính phủ Lào, dưới tác động của toàn cầu hóa và khu vực hóa, quan hệ tộc người và sự dịch chuyển của con người đang ngày càng trở nên tích cực và đa dạng hơn. Các yếu tố này có thể là một trong số các tác nhân biến đổi và chúng ta có thể kiểm tra điều này trong các chợ đêm truyền thống. Ở sự vận động này, Luang Prabang (Luổng Phạ Bang), điểm thu hút nhất của bắc Lào, đã phát triển một hệ thống chợ, nơi mà văn hóa và kinh tế địa phương đóng vai trò là những điểm thu hút khách du lịch: chợ Phô Si (Phosi), chợ Na Viêng Khăm (Naviengkham), chợ Vắt Sén (Vatsene), chợ Pà Khàm (Pakham), chợ Mít Tha Pháp (Mitthaphap), chợ Sang Kha Lộc (Sangkhaloc)… Trong hệ thống chợ này, chợ đêm Tòn Khăm xuất hiện như một điểm “phải đến” của Luang Prabang. Khi tôi đến chợ Tòn Khăm ở Luang Prabang lần đầu tiên vào năm 2005, ngay lập tức tôi bắt gặp những nét văn hóa đa dạng sắc màu, pha trộn đặc điểm tộc người và sắc mầu Phật giáo. Bản sắc tộc người được xem như là một “món hàng hóa” để thu hút khách du lịch. Ấn tượng đầu tiên này đã khiến tôi quay lại Luang Prabang vào năm 2009 và 2013 để biết nhiều hơn nữa về chợ và văn hóa địa phương. Trong suốt các chuyến điền dã đến chợ Tòn Khăm, tôi phát hiện ra rằng tôi có thể khám phá các đặc trưng văn hóa tộc người Lào thông qua nghiên cứu chợ Tòn Khăm. Người ta đi đến chợ Tòn Khăm để chơi, giao lưu văn hóa với các tộc người khác và bán 1 Trong tiếng Lào tòn có nghĩa là buổi, khăm có nghĩa là đêm, tối. Người Lào gọi Chợ đêm là chợ Tòn Khăm. hàng hóa thủ công truyền thống. Khi có sự tiếp xúc văn hóa giữa các tộc người, thì cũng có sự xuất hiện xu thế biến đổi văn hóa. Rất nhiều hoạt động du lịch diễn ra ở khu vực của Chợ đêm. Bắt nguồn từ việc chơi chợ, mặc dù các hoạt động du lịch đã xuất hiện từ rất lâu nhưng ở Lào du lịch chưa trở thành một ngành công nghiệp, cùng với sự xuất hiện của cơ chế thị trường, khu vực hóa, toàn cầu hóa, và cũng là chủ trương của Chính phủ, hiện nay chợ Tòn Khăm trở thành một nơi thú vị trong ngành công nghiệp du lịch. Thêm vào đó, năm 1995, cố đô Luang Prabang được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới đầu tiên ở Lào. Sự kiện này đã góp phần quảng bá hình ảnh và thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan và chiêm ngưỡng hình ảnh di sản văn hóa nơi đây, trong đó có chợ Tòn Khăm. Các hoạt động kinh tế và du lịch đã tác động, cả tích cực và tiêu cực, đến cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân, các quan hệ tộc người ở Luang Prabang, các quan hệ tộc người xuyên quốc gia, về quản lý và bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em, vai trò của phụ nữ trong việc duy trì và kiểm soát các nguồn lực… Hơn thế nữa, chợ Tòn Khăm còn được coi như là một điểm quan trọng trong việc hội nhập và phát triển tộc người ở Luang Prabang nói riêng và ở Lào nói chung. Cộng hòa dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào là quốc gia có một nền văn hóa lâu đời và phong phú. Ngày nay, trên khắp đất nước Lào vẫn còn rất nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được thế giới công nhận là vô cùng độc đáo. Từ năm 1986 đến nay, cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước một cách toàn diện, Đảng và Nhà nước Lào đã có những chính sách đúng đắn nhằm bảo tồn và phát triển những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc. Đồng thời, trong chính sách phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước Lào xác định du lịch sẽ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Chợ Tòn Khăm là chợ đầu tiên ở Lào được xây dựng dành cho các tộc người địa phương và hiện nay được coi là địa chỉ mua sắm của khách du lịch trong và ngoài nước. Năm 2013, chợ Tòn Khăm ở Luang Prabang được khách du lịch bình chọn là 1 trong 5 chợ thú vị nhất ở Đông Nam Á 2 . Mô hình tự quản chợ Tòn Khăm được rất nhiều nơi khác đến học tập. Tuy nhiên, không một nơi nào làm thành công như ở chợ Tòn Khăm của Luang Prang. Vậy, cách thức tổ chức Chợ đêm Tòn Khăm có gì đặc biệt so với các chợ khác? Văn hóa tộc người được sử dụng như thế nào trong phát triển du lịch? Mối quan hệ giữa các tộc người diễn ra như thế nào? Làm thế nào để có thể khai thác các nguồn tài nguyên tự nhiên và nền văn hóa của các cộng đồng dân tộc thiểu số nhằm nâng cao đời sống của nhân dân nhưng lại vừa bảo tồn được những giá trị di sản văn hóa lâu đời để có thể phát triển du lịch một cách bền vững? 2 Danh sách 5 chợ thú vị nhất ở Đông Nam Á được The Gobackpaking bầu chọn, gồm: chợ Chatuchack ở Thái Lan, chợ Long Biên của Việt Nam, Chợ đêm Luang Prabang (Lào), Chợ Tomohon ở Sulawesi (Indonesia), chợ đồ tươi Singapore Kreta Ayer; Theo Báo Hà Nội mới online, Long Biên lọt vào danh sách 5 chợ thú vị nhất Đông Nam Á, dulich.vnexpress.net. Xuất phát từ những nhu cầu cần thiết và tính mới mẻ của những vấn đề nêu trên, tôi chọn đề tài “Chợ đêm ở Luang Prabang (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu của tôi tập trung vào giải quyết các vấn đề cụ thể sau: a, Sự xuất hiện của chợ Tòn Khăm trong mối quan hệ với phát triển du lịch tộc người ở Luang Prabang. b, Các đặc điểm Chợ đêm Luang Prabang, có so sánh với một số chợ tộc người ở trong khu vực Đông Nam Á; c, Các quan hệ tộc người, mạng lưới xã hội của những người bán hàng ở chợ; d, Sự tương tác giữa người bán hàng với khách du lịch địa phương và khách du lịch nước ngoài trong không gian xã hội của chợ Tòn Khăm; Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn sẽ phân tích các hoạt động kinh tế, văn hóa và các mối quan hệ tộc người và hàng hóa ở chợ Tòn Khăm. Hơn thế nữa, phát triển Chợ đêm Luang Prabang được đặt trong mối quan hệ với sự bùng nổ của du lịch tộc người ở khu vực, và tác động của nó vào các cộng đồng địa phương. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề có liên quan đến chợ Tòn Khăm (ở Luang Prabang – CHDCND Lào) - Phạm vi nghiên cứu: Chợ tộc người 3 Tòn Khăm trong mối quan hệ với du lịch, đặc biệt tập trung vào giai đoạn từ khi được Nhà nước quy hoạch vào năm 2002 đến nay. Sở dĩ có sự lựa chọn này là do chợ Tòn Khăm là nơi tập trung và phô bày văn hóa của hầu hết các tộc người sinh sống ở trong tỉnh. Đồng thời, đây cũng là một nơi thú vị để tìm hiểu các quan hệ tộc người và quan hệ tộc người xuyên biên giới, biến đổi văn hóa, tác động du lịch… Địa điểm nghiên cứu Chúng tôi lựa chọn điểm nghiên cứu là chợ Tòn khăm, Luang Prabang (CHDCND Lào) với rất nhiều lý do. Luang Prabang là một tỉnh nằm ở trung tâm của Bắc Lào, phía Đông giáp với tỉnh Điện Biên của Việt Nam. Với đặc điểm là tỉnh miền núi, cố đô của Lào, Luang Prabang có 3 Chợ tộc người được hiểu là nơi có nhiều tộc người khác nhau đến trao đổi, mua bán hàng hóa. Khái niệm Chợ tộc người đã được một số nhà nghiên cứu đề cập đến, ví dụ như Prasit Leepreecha [46] sử dụng trong nghiên cứu Chợ đêm ở Đông Bắc Thái Lan. Chúng tôi nhận thấy rằng Chợ đêm Tòn Khăm ở Luang Prabang cũng có những đặc điểm tương tự. rất nhiều thế mạnh chủ yếu là phát triển du lịch, thủy điện, khai khoáng và trồng cây công nghiệp. 4. Nguồn tài liệu của luận văn Gồm tài liệu thư tịch và tài liệu điền dã dân tộc học. Nguồn tài liệu thư tịch là các tác phẩm đã được xuất bản bằng tiếng Việt, Lào, Anh liên quan đến vấn đề chợ tộc người trong mối quan hệ với du lịch, đặc biệt là những nghiên cứu chuyên về chợ Tòn Khăm, Luang Prabang. Bên cạnh đó, chúng tôi còn tìm đọc các luận văn, luận án khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài tại Thư viện trường Đại học Xu Pha Nu Vông (Suphanuvong) (CHDCND Lào), Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Việt Nam). Nguồn tài liệu thứ hai và quan trọng nhất trong nghiên cứu này là những tư liệu và tài liệu điền dã dân tộc học được tác giả thu thập trong quá trình nghiên cứu tại Chợ đêm Tòn Khăm và các địa điểm khác liên quan: các làng nghề truyền thống quanh vùng, làng của người Hmông… 5. Đóng góp của luận văn - Hệ thống hóa những tài liệu do người Việt Nam và người nước ngoài viết có liên quan đến chợ Tòn Khăm. - Góp phần giới thiệu lịch sử hình thành chợ Tòn Khăm, mối quan hệ giữa văn hóa chợ tộc người với việc phát triển du lịch, từ đó chỉ ra quan hệ xã hội của các đối tượng liên quan. - Góp phần làm rõ các tác động tích cực và tiêu cực của du lịch đến đời sống của người dân địa phương, cách quản lý chợ theo phương pháp tự quản là những gợi ý nhằm đưa ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 6. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6.1. Nghiên cứu của các tác giả trong nước Nghiên cứu về đất nước con người Lào nói chung và nghiên cứu về Luang Prabang nói riêng đã được nhiều tác giả Việt Nam quan tâm. Những tác giả Việt Nam nghiên cứu về văn hóa Đông Nam Á và đất nước Lào, trong đó có một phần đề cập đến Luang Prabang như Viện Nghiên cứu Đông Nam Á [26], Phạm Đức Dương [2] và Nguyễn Lệ Thi [21] … Các tác giả Việt Nam này chủ yếu quan tâm đến sự phong phú về văn hóa vật thể và phi vật thể của vùng đất cố đô của nước Lào. Vấn đề chợ tộc người trong mối quan hệ với du lịch, đặc biệt là chợ tộc người ở Sa Pa, đã được các tác giả Việt Nam quan tâm nghiên cứu. Ở các điểm chợ, bản sắc tộc người được thể hiện để thu hút khách du lịch. Nó là một vấn đề được ngành du lịch khai thác. Hầu hết các thảo luận về chợ tộc người trong mối quan hệ với du lịch thường tập trung vào các tác động của du lịch đối với các cộng đồng tộc người thiểu số, chủ nhà và khách và hàng hóa như Trịnh Lê Anh [30]. Công trình nghiên cứu của Lâm Thị Mai Lan và Phạm Thị Mộng Hoa [12] nằm trong Dự án du lịch bền vững của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế tại Việt Nam, với mục tiêu tiến hành nghiên cứu sâu tại Sa Pa, Lào Cai về mức độ tham gia, ảnh hưởng và thái độ đối với du lịch ở thị trấn cũng như thái độ đối với du lịch của các cộng đồng dân tộc thiểu số và nhận thức của họ về tác động của du lịch trên địa bàn này. Nằm trong dòng nghiên cứu này, luận văn thạc sỹ của Trần Thị Huệ [7] phân tích những tác động của quá trình phát triển du lịch đối với các cư dân thiểu số sinh sống tại Sa Pa. Qua đó, đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần định hướng phát triển du lịch, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện Sa Pa. Những tài liệu này giúp cho tôi có cái nhìn tổng thể, cụ thể và sâu sắc về chợ tộc người trong mối quan hệ với du lịch, nhận biết các điểm giống và khác trong quá trình nghiên cứu so sánh chợ Tòn Khăm với các chợ tộc người khác trong khu vực. 6.2. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài Nhiều nhà nghiên cứu người Lào đã viết về các di sản văn hóa của Luang Prabang. Phần lớn những cuốn sách này đề cập đến vấn đề lịch sử, phong tục tập quán, các lễ hội lớn, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc chùa tháp… Tiêu biểu là các công trình sau: - Dưới sự tài trợ của Quỹ Toyota, tác giả Bun Hênh Bua Si Seng Sơt [67] đã hệ thống chùa tháp tại Lào, đặc biệt tại Luang Prabang. - Tác giả Hùm Phăn Răt Ta Na Vông [72] giới thiệu về hệ thống chùa tháp, trong đó tập trung làm rõ giá trị văn hóa và nghệ thuật một số ngôi chùa lớn, lâu đời của Luang Prabang như chùa Xiêng Thoong, Vi Xun… - Một số công trình, hồ sơ nghiên cứu về hệ thống di sản tại Luang Prabang đã được hoàn thành như Bộ Văn hóa – Thông tin Lào [65]; UNESCO [56 và 57] … Những tài liệu này đã cung cấp một cách hệ thống và đầy đủ các di sản văn hóa có giá trị của tỉnh Luang Prabang. - Các giá trị di sản văn hóa phi vật thể của Luang Prabang cũng được sự quan tâm của các cơ quan ngành văn hóa. Một số cuốn sách viết về các lễ hội lớn, phong tục tập quán truyền thống, văn hóa dân gian đã được xuất bản như Hùm Phăn Lắt Tạ Nạ Vông [71]; Chau Khăm Măn Vông Côt Lặt Ta Na [69]… - Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu của các học viên người Lào cũng đề cập đến mối quan hệ giữa các di sản văn hóa ở Luang Prabang với việc phát triển du lịch như Chămphon Vông Sả [68], Phadone Insaveang [74]… Trong số các tác giả nước ngoài (ngoài Lào) nghiên cứu về Luang Prabang thì nhiều nhất là người Pháp và Thái Lan như Vo Lạ Lăn Bun Nha Sụ Lặt (Thái Lan) [81], Francis Engelman (Pháp) [80]… Gần đây cũng có nhiều sách viết về Luang Prabang bằng tiếng Anh, tiêu biểu là Betty Gosling [32]. Những công trình này chủ yếu đề cập đến các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Luang Prabang nhằm đề xuất Luang Prabang trở thành Di sản văn hóa thế giới. Những công trình nghiên cứu về di sản văn hóa Luang Prabang của các tác giả trong và người nước bước đầu cung cấp cho tôi những hiểu biết tổng quát về văn hóa, xã hội, con người, kinh tế của tỉnh Luang Prabang, đặt cơ sở cho những phân tích về chợ Tòn Khăm của tôi. Nghiên cứu vấn đề chợ tộc người trong mối quan hệ với du lịch cũng nhận được sự quan tâm của một số học giả phương Tây. Dưới góc độ Dân tộc học và Nhân học, chợ không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán mà còn ẩn chứa nhiều khía cạnh về xã hội và không gian văn hóa tộc người. Chợ tộc người diễn ra ở các điểm mà các tộc người thiểu số được đưa ra “trưng bày” (Grant Evans [3, tr.465]. Trong một số nghiên cứu gần đây nhất, các nhà nghiên cứu phương Tây đã đề cập khá nhiều đến những tác động của du lịch, trong đó có thể nhắc đến nghiên cứu của Micheal Dirgegorio [45] và Mark E. Grindley [44]. Những nghiên cứu này thống nhất với nhau ở quan điểm cho rằng, du lịch có thể làm tổn hại đến dân tộc thiểu số nhiều hơn so với những lợi ích mà nó đem lại; cho rằng khi du lịch ngày càng chiếm vị trí lớn hơn trong cơ cấu kinh tế của huyện Sa Pa thì vấn đề công bằng xã hội (công bằng trong phân công lao động cũng như phân chia lợi ích giữa dân tộc thiểu số và người Kinh) càng trở nên nghiêm trọng hơn. Nghiên cứu của Michael Digregorio cho rằng cùng với sự phát triển của du lịch văn hóa thì việc thương mại hóa một số yếu tố văn hóa của dân tộc thiểu số là điều không tránh khỏi và điều này sẽ làm giảm tính hấp dẫn đối với du khách. Đặc biệt là đối với với những khách nước ngoài trẻ tuổi, thích phiêu lưu và tìm những điều mới lạ, hiện đang là loại khách nước ngoài chủ yếu của Sa Pa, sẽ được thay thế bởi những khách nước ngoài ít phiêu lưu hơn, tuy giàu có nhưng ít quan tâm đến đời sống của các dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, những nghiên cứu của Mark E.Grindley cho rằng du lịch chưa mang lại lợi ích cho dân tộc thiểu số (những người gây áp lực chủ yếu lên tài nguyên rừng, yếu tố hấp dẫn khách du lịch mang tính lâu bền hơn). Các nhà nghiên cứu trên phần nào đã nêu bật được thực trạng việc phát triển du lịch và những tác động của nó lên đời sống xã hội. Đặc biệt, trong trường hợp nghiên cứu Chợ đêm ở Đông Bắc Thái lan, Parasit Leepreecha [46] đã nghiên cứu phạm vi mối quan hệ chính trị giữa du lịch, người trung gian- người buôn bán và nhà nước, và du lịch tộc người. Thông qua du lịch, mối quan hệ giữa ba đối tượng tham gia ở mức độ tương đối. Du khách khám phá nền văn hóa được coi là “nguyên sơ” và mua các sản phẩm văn hóa “xác thực” (được coi là do người dân tộc sản xuất) thông qua các món đồ lưu niệm. Mục đích chính của người trung gian là nhằm vào việc thu được nhiều lợi nhuận. Du lịch càng phát triển thì tính xác thực của văn hóa tộc người càng ngày càng mất dần đi. Những nghiên cứu về vấn đề chợ tộc người trong mối quan hệ với du lịch của các tác giả trong và ngoài nước giúp tôi có những định hướng về mặt phương pháp luận trong nghiên cứu của mình. Chợ Tòn Khăm ở Luang Prabang còn rất ít được quan tâm nghiên cứu. Trong thực tế, có một vài nghiên cứu đơn giản nằm trong các công trình: Nguyễn Lệ Thi [22] và Francis Engelmann [38]… Trong các công trình này, chợ Tòn Khăm được giới thiệu tóm lược khoảng một vài trang. Có rất ít những nghiên cứu chuyên sâu về chủ để này. Từ cách tiếp cận dân tộc học và nhân học, tôi sẽ tập trung vào khai thác chiều văn hóa trong tương tác kinh kế, biến đổi văn hóa tộc người, chuỗi hàng hóa, quan hệ tộc người ở chợ Tòn Khăm được thiết lập và phát triển ở Luang Prabang, đưa ra cả tác động xã hội tích cực và tiêu cực của loại chợ này. 7. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tiếp cận liên ngành sẽ được áp dụng trong nghiên cứu của tôi. Để trả lời những câu hỏi nghiên cứu được đưa ra ở trên, tôi sẽ thực hiện ba phương pháp nghiên cứu chính trong các chuyến thực địa của mình ở Luang Prabang: - Phương pháp khảo sát, điền dã dân tộc học: quan sát để miêu tả, chụp ảnh, nghiên cứu thực trạng và thu nhập tài liệu cấp một (bằng cách phỏng vấn sâu, sử dụng bảng hỏi…). Điền dã là một phương pháp quan trọng nhất trong nghiên cứu nhân học. Khác với các khoa học xã hội khác, nhân học đặc biệt nhấn mạnh vào nghiên cứu thực địa như là nguồn kiến thức mới quan trọng nhất từ xã hội và văn hóa. - Tập hợp và xử lý các nguồn tài liệu thứ cấp (tiếng Anh, tiếng Lào, tiếng Việt) liên quan. - Đặc biệt vận dụng các lý thuyết Nhân học để phân tích làm sáng tỏ nội dung và mục đích của đề tài: Lý thuyết chuỗi hàng hóa tương đương, Lý thuyết Vốn xã hội và Các lý thuyết Tương tác… 8. Những khái niệm và các quan điểm về mặt lý thuyết Nghiên cứu của tôi bắt nguồn từ những lý thuyết về chợ truyền thống, chuỗi hàng hóa tương đương và các lý thuyết về vốn xã hội Chợ Tòn Khăm có một vài đặc điểm tương tự với chợ truyền thống. Chợ truyền thống được xác định là nơi xuất hiện “trao đổi mua bán hàng hóa, địch vụ vừa là nơi giao lưu văn hóa thỏa mãn nhu cầu sản xuất vật chất, tinh thần của người dân. Chợ là một loại hình thương mại truyền thống được duy trì và phát triển ở nhiều nơi, từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo với nhiều quy mô, đặc điểm riêng của địa phương…” [8]. Nguyễn Mạnh Hùng cũng phân loại chợ dựa trên một số đặc điểm như về hàng hóa được bán, kiến trúc, địa lý, cơ quan quản lý Chợ truyền thống là không gian văn hóa mở rộng, giúp tạo ra ấn tượng của nhiều thế hệ của một cộng đồng. Trước tiên, người bán và người mua đối diện nhau thì hiệu quả tương tác diễn ra rất rõ rệt. Giới thiệu mạng lưới xã hội, các điều kiện thuận lợi và kích cỡ của các chợ Việt Nam, ông Hùng phân tích các nhiệm vụ quản lý chợ, đưa ra những giới hạn trong việc quản lý của Chính phủ, đồng thời cho rằng kiểu hợp tác và quản lý của công ty tư nhân có thuận lợi và có thành công bước đầu. Trong luận văn của mình, tôi sẽ nhận biết các loại chợ khác nhau, tầm quan trọng của nó. Sau đó tôi sẽ giải thích những khác biệt giữa quản lý của chợ Tòn Khăm với sự quản lý của các chợ khác. Lý thuyết về những chuỗi hàng hóa tương đương được Sara Tuner và Jean Michaud gợi ý trong các nghiên cứu của họ [51, 52 và 53]. Dựa vào những nghiên cứu của họ, tôi sẽ nghiên cứu về tầm quan trọng của các mạng lưới xã hội tộc người và sự phát triển của du lịch trong mối quan hệ với sự phát triển các chợ đêm, Chợ đêm ở Luang Prabang nói riêng và ở khu vực miền núi Đông Nam Á nói chung. Những chuỗi hàng hóa tương đương là nhân tố quan trọng trong hoạt động của chợ cũng như chợ đêm. Nhân tố này cũng đã được nhiều học giả nghiên cứu phát triển thêm như Rana Behal, Bhattacharya và Jean Stubbs Rana Behal [48] giới thiệu về chất kích thích toàn cầu với sự trình bày của ông về chuỗi hàng hóa trà và sự thiết lập các đồn điền trà ở Assam trong giai đoạn thực dân ở Ấn Độ. Ông ta giải thích sự phát triển của quy trình sản xuất vào thế kỷ 19 liên quan tới việc thay đổi thói quen ăn kiêng ở Anh. Cuối cùng, ông giải quyết tác động của các mối quan hệ nhân công và các mối quan hệ xã hội thông qua chuỗi hàng hóa trà. Học giả Bhaswati Bhattacharya [33] trình bày một nghiên cứu trường hợp về chuỗi hàng hóa tương đương tương ở Ấn Độ: 90% tất cả cà phê được sản xuất ở Ấn Độ được trộn với rễ rau diếp xoăn. Kết quả là một cấu trúc tương đương được phát triển vào rễ rau diếp xoăn, quy trình sản xuất và các chi nhánh của nó. Tương tự như vậy, ông chỉ ra truyền thống lâu dài của việc sử dụng rễ rau diếp xoăn như một loại cây thảo dược và cách sử dụng nó trong chế biến các loại thuốc khác nhau. Jean Stubbs [40] tập trung vào biểu tượng của sản phẩm xì gà Havana và ảnh hưởng của nó vào phạm vi chính trị. Sợi thuốc lá là một biểu tượng cho độc lập và chủ nghĩa dân tộc Cuba. Jean Stubbs chỉ ra những ý nghĩa của nó trong các giai đoạn khác nhau của lịch sử Cuba và sự quan trọng của nó đối với nhà lãnh đạo. Cũng có một liên kết mạnh mẽ với các cộng đồng nhập cư Cuba ở Florida, tạo ra các hệ thống thị trường tương đương và một không gian rộng lớn về việc làm giả xì gà Cuba. Patrick Neveling [47] nghiên cứu về đảo Mauritani và hàng nhái quần áo mác Ralph Lauren. Trong nghiên cứu trường hợp này, ông thách thức sự phân chia giữa kinh tế chính thống và phi chính thống được gắn vào các cấu trúc thị trường. Thay vào đó, ông gợi ý một khái niệm “formatting disembedded markets” (thị trường không được gắn định dạng), để áp dụng vào các nghiên cứu khác về cao su ở các nước phát triển. Do đó, trong nghiên cứu trường hợp Chợ đêm ở Luang Prabang, tôi sẽ phân tích về mối quan hệ giữa người sản xuất và chuỗi hàng hóa, hàng hóa tạo ra sự phát triển của các cư dân địa phương, các sản phẩm có mối liên hệ chặt chẽ với các biểu tượng văn hóa Luang Prabang và bản sắc tộc người được các du khách yêu thích. Thêm vào đó, tôi tập trung vào các xung đột xuất hiện khi có sự tham gia của hàng hóa nước ngoài như hàng Việt Nam và hàng Trung Quốc ở Chợ đêm. Jan-Frederik Abbelloos [39] phân tích sự tái định dạng không gian của chuỗi hàng hóa đồng trong suốt thế kỷ 20. Trong đầu thế kỷ thứ 20, có hai mạng lưới đã tạo nên chuỗi hàng hóa đồng trên thế giới. Mạng lưới thứ nhất liên kết Mỹ với Nam Mỹ và mạng lưới thứ hai liên kết châu Âu với châu Phi thuộc địa. Sự tái địa phương hóa về mặt địa lý được diễn ra sau làn sóng quốc gia hóa trong những năm 1960 và 1970. Các nhà đầu tư tư nhân đã mở những mỏ mới ở những đất nước được coi là an toàn tránh khỏi sự can thiệp của chính quyền nhà nước, ví dụ như Canada và Philippines. Một nghiên cứu khác, William Clarence-Smith [64] đưa ra những câu hỏi về việc gia tăng sử dụng cao su nhân tạo. Trong suốt chiến tranh thế giới thứ hai, cao su trở nên thiết yếu như dầu. Cao su thiếu ở tất cả các nước tham chiến. Ông kết luận rằng, chiến tranh thế giới thứ hai đã làm hỏng chuỗi hàng hóa cao su. Chiến tranh cũng xác định việc tăng cao su nhân tạo và chỉ ra khả năng ứng dụng công nghệ của nó. Jonas Krazer [42] trình bày phát hiện của ông về vật thay thế ở chuỗi hàng hóa ngà voi. Ông giới thiệu ngà voi như là “nhựa của thời đại” được sử dụng để làm những quả bóng bida, chìa khóa và phím đàn piano. Trong nghiên cứu của mình, tôi sẽ đi vào tìm hiểu các nguyên liệu thay thế trong sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ cho nhu cầu du lịch. Nghiên cứu về chợ cũng rất thiếu sót nếu không đề cấp đến mạng lưới xã hội (Social network) của những đối tượng liên quan. Khái niệm này được các nhà nhân học trong Trường phái Chức năng khởi xướng vào đầu thế kỷ 20. MLXH bao gồm nhiều mối quan hệ đôi. Mỗi người trong mạng lưới có liên hệ với ít nhất hai người khác, nhưng không ai có liên hệ với tất cả những thành viên khác. Những thành viên của một MLXH thì không có chung tài sản hay cùng hành động vì một mục đích chung. Vì thế MLXH có khuynh hướng không có ranh giới rõ ràng. Mỗi mối quan hệ có thể được xây dựng trên một vai trò khác nhau. Nếu một số thành viên của mạng lưới kích hoạt những mối quan hệ giữa họ với nhau để thực hiện một công việc nào đó, có thể nói họ tạo thành một tập hợp hành động. [18, tr.73] Theo từ điển Wikipedia, Mạng lưới xã hội là một cấu trúc xã hội hình thành bởi những cá nhân (hay những tổ chức), các cá nhân được gắn kết bởi sự phụ thuộc lẫn nhau thông qua những nút thắt như tình bạn, quan hệ họ hàng, sở thích chung, trao đổi tài chính, những mối quan hệ về niềm tin, kiến thức và uy tín. Đơn giản hơn, MLXH là đồ thị những mối quan hệ xác định, ví dụ như tình bạn. Các nút thắt gắn kết cá nhân với xã hội chính là những mối liên hệ xã hội của cá nhân đó. MLXH có thể dùng để kiểm tra vốn xã hội- giá trị mà cá nhân có được từ MLXH. Những khái niệm này thường được biểu thị trong biểu đồ mạng lưới xã hội, trong đó các nút thắt chính là các điểm và các mối quan hệ là những đường kẻ. 4 Trong luận văn, tôi sẽ tìm hiểu mạng lưới xã hội của những đối tượng tham gia chợ: mối quan hệ giữa nhà nước (đại diện là ban quản lý chợ) với những người bán hàng, mối quan hệ 4 http://vi.wikipedia.org giữa người bán buôn và người bán lẻ, mối quan hệ giữa người bán và người mua. Tôi sẽ tìm hiểu xem các mối quan hệ này được hình thành trên cơ sở nào? Có gì khác nhau giữa chúng? Mạng lưới xã hội có mối quan hệ tương hỗ tạo ra vốn xã hội, tồn tại trong từng mối quan hệ giữa các cá nhân, nhóm hay các tổ chức xã hội. Trong mạng lưới xã hội, vốn con người là đầu mối trung tâm còn vốn xã hội nằm ở các đường liên hệ và liên kết với các đầu mối. Do đó, nghiên cứu của chúng tôi sử dụng khái niệm vốn xã hội như một cách tiếp cận tổng thể để khám phá MLXH hình thành ở chợ Tòn Khăm. Vốn xã hội (Social Captial) là thuật ngữ được sử dụng từ đầu thế kỷ XX, nhưng nó chỉ được dùng một cách rộng rãi sau công trình của Coleman, Buordieu và Putnam vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990. Vốn xã hội được quan niệm là một loại vốn, bên cạnh các loại vốn khác như vốn kinh tế, vốn văn hóa, vốn con người. Bourdieu đưa ra định nghĩa về vốn xã hội “Vốn xã hội là tổng hợp các nguồn lực, hữu hình hay vô hình hoặc sự tích lũy của một cá nhân hay một nhóm bởi một mạng lưới bền vững của các mối quan hệ qua lại có mức độ thể chế hóa nhiều hay ít đã được thừa nhận. Thừa nhận rằng vốn có thể có những hình thức khác nhau là tuyệt đối cần thiết để giải thích cấu trúc và những động lực về sự khác biệt giữa các xã hội.” [24] Cùng với Boundieu, nhà xã hội học người Mỹ Jane Coleman đã đưa ra một khái niệm rất rộng về vốn xã hội: “Vốn xã hội được định nghĩa bằng chức năng của nó. Nó không phải là một thực thể riêng lẻ mà là những thực thể đa dạng, với hai thành tố chung: bao gồm một số khía cạnh của cấu trúc xã hội khiến cho các hành động của các tác nhân trong cấu trúc đó. Cũng giống như các hình thức khác nhau của vốn, vốn xã hội được hình thành, tạo nên khả năng đạt được những mục tiêu cụ thể mà nếu không có vốn xã hội thì sẽ không thể đạt được.” [24] Khi bàn về vốn xã hội không thể không đề cập đến cách giải thích về vốn xã hội theo quan điểm chức năng của Coleman. Ông định nghĩa vốn xã hội là “các nguồn lực cấu trúc xã hội mà cá nhân có thể sử dụng như là nguồn “vốn tài sản”. Cho đến nay vẫn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về vốn xã hội: đó là nguồn lực, các khía cạnh của cấu trúc xã hội, chuẩn mực không chính thức, MLXH, sự trao đổi qua lại, sự tin cậy… Tôi sẽ vận dụng lý thuyết Vốn xã hội để nghiên cứu vai trò của hình thức phi tiền tệ trong việc phát triển kinh doanh của những người tham gia kinh doanh tại Chợ đêm. Những người tham gia hoạt động chợ đã dùng các loại hình thức vốn xã hội (như quà tặng, giúp đỡ tình cảm, đồng hương, quan hệ gia đình, tổ chức hội…) để duy trì quan hệ với đối tác của mình. Tôi cũng muốn tìm hiểu mức độ của từng hình thức vốn xã hội được sử dụng ở những mối quan hệ khác nhau. Ngoài ra, để khám phá MLXH, lý thuyết tương tác là rất cần thiết để hiểu hành vi con người trong mối quan hệ tương quan giữa việc kinh doanh và tổ chức xã hội. Nhìn chung có ba kiểu phân phối hàng hóa: Thị trường, tái phân phối (redistribution) và hỗ tương (reciprocity) (K.Polanyi, 1945, 1957) [18, tr.185, d.21]. Trong một nền kinh tế thị trường, hàng hóa có thể [...]... trường hợp ở đồng bằng Bolouvane Nam Lào), culturalscience.msu.ac.th/2012/journal/Suvanee.pdf 56 UNESCO, Cục bảo tồn bảo tàng Lào (2000), Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Luang Prabang 57 UNESCO (2001), Sơ đồ bảo tồn, giữ gìn các giá trị văn hóa thế giới Luang Prabang (PSMV) 58 UNESCO (2004), Ethnic textiles at the Handicraft Market of Luang Prabang (Vải tộc người ở chợ hàng thủ công Luang Prabang) ,... tiến du lịch 20082015 của tỉnh Luang Prabang 79 Viện Nghiên cứu Văn hóa, Bộ Văn hóa - Thông tin Lào (2005), Di sản xứ sở triệu voi, Nxb Viêng Chăn Tài liệu tiếng Pháp 80 Francis Engelmann (1996), Capitales de légend Luang Prabang (Truyền thuyết về kinh đô Luang Prabang) , Paris Tài liệu tiếng Thái Lan 81 Vo Lạ Lăn Bun Nha Sụ Lặt (2004), Thưởng thức kiến trúc chùa tháp ở Luang Prabang, Nxb Mường cổ điển,... Heritage House – Luang Prabang 59 UNESCO (Bangkok, 2004), Impact: The effects of Tourism on Culture and the Environment in Asia and the Pacific- Tourism and Heritage Site Management in the World Heritage Town of Luang Prabang, Lao PDR (Tác đông: Những ảnh hưởng của du lịch văn hóa và môi trường ở châu Á và Thái Bình Dương – Du lịch và Quản lý di sản ở thành phố di sản Thế giới Luang Prabang, Lào), www2.unescobkk.org/... (2003), Taste of Laos (Hương vị Lào) (Hongkong : SLG books) 37 Dorothy Culloty (2009), Food from Northern Laos The Boat Landing Cooking (Thực phẩm từ vùng Bắc Lào- nấu ăn của người đi thuyền), Bangkok 38 Francis Engelman (2004), The markets of Luang Prabang past and present (Chợ ở Luang Prabang quá khứ và hiện tại), Asia Urbs Lao Project 002, The Hritage House, Luang Prabang (PDR Lao) 39 Jan-Frederik... và Du lịch Lào (1995), Hồ sơ về Luang Prabang đệ trình UNESCO công nhận Luang Prabang là di sản Văn hóa thế giới 66 Bua ban Volakhum (1998), Lịch sử di sản văn hóa cố đô Luang Prabang, Nxb Viêng Chăn, Lào 67 Bun Hênh Bua Si Seng Pa Sớt (1990), Nghệ thuật kiến trúc Lào, Nxb Viêng Chăn 68 Chămphon Vôngsả (2007), Những giá trị nghệ thuật của chùa Xiểng Thoong ở cố đô Luang Prabang, Luận văn Thạc sĩ Văn... Vông Cốt Lặt Ta Na (1994), Truyền thuyết chùa Luang Prabang, Nxb Giáo dục (Lào) 70 Đảng bộ tỉnh Luang Prabang, Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng bộ tỉnh Luang Prabang lần thứ 5 71 Hùm Phăn Vắt Ta Na Vông (1995), Lễ hội đua thuyền và lễ hội thả lửa trôi sông, Nxb Pit Sa Vông, Viêng Chăn 72 Hùm Phăn Vắt Ta Na Vông (2000), Di sản văn hóa qúy giá của Luang Prabang, Nxb Viêng Chăn 73 Ki Đeng Phon Ka Som... người H‟mông ở Việt Nam, trong Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam: Những cách tiếp cận Nhân học, quyển 1, Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh 12 Lâm Thị Mai Lan, Phạm Thị Mộng Hoa (2000), Du lịch với dân tộc thiểu số ở Sapa, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội 13 Lâm Thị Mai Lan, Phạm Thị Mộng Hoa (2002), Những tác động kinh tế xã hội của du lịch với các dân tộc thiểu số ở Sapa, Tc Dân tộc học,... livelihoods in Lao Cai province, Northern Vietnam (Chiến lược kinh tế đối với sinh kế người Hmông ở tỉnh Lào Cai, Việt Nam), Journal of Vietnamese Studies 3(3): 154-186 54 Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch tỉnh Luang Prabang (2013), 2012 statistic Report on Tourism in Luang Prabang (Báo cáo thông kê về du lịch tỉnh Luang Prabang 2012) 55 Surannee Janthadara & Sounet Phothisane, Taksina Kailals (Thailand) (2011),... Luang Prabang với việc phát triển du lịch, Luận văn thạc sỹ văn hóa học, Trường Đại học Văn hóa 75 Som Sa Nuk Mi Xay (2000), Introduction of Luang Prabang (Giới thiệu về Luang Prabang) , Nxb Giáo dục, Viêng Chăn 76 Su Nệt Phô Thị Sản (2000), Lịch sử Lào, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn 77 Thong Sa Vạt Pa Sợt (2010), Vương quốc Lào trước thời Pháp thuộc, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn 78 Văn phòng Du lịch Luang Prabang. .. Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội 8 Nguyễn Mạnh Hùng (2011), Thực trạng mô hình chợ truyền thống ở nước ta – giải pháp phát triển - Bài hội thảo 9 Nguyễn Mạnh Hùng (2011), Xây dựng và phát triển chợ ở Việt Nam – Bài hội thảo 10 Lương Văn Hy (2010), Quà và vốn xã hội ở hai cộng đồng nông thôn Việt Nam, trong Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam: Những cách tiếp cận Nhân học, quyển . Chợ đêm ở Luang Prabang (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) Phạm Thị Mùi Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn Thạc sĩ. Dân tộc học: 60. các chợ đêm, Chợ đêm ở Luang Prabang nói riêng và ở khu vực miền núi Đông Nam Á nói chung. Những chuỗi hàng hóa tương đương là nhân tố quan trọng trong hoạt động của chợ cũng như chợ đêm. Nhân. thú vị nhất ở Đông Nam Á được The Gobackpaking bầu chọn, gồm: chợ Chatuchack ở Thái Lan, chợ Long Biên của Việt Nam, Chợ đêm Luang Prabang (Lào), Chợ Tomohon ở Sulawesi (Indonesia), chợ đồ tươi

Ngày đăng: 13/01/2015, 12:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w