1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan hệ liên bang nga cộng hòa nhân dân trung hoa 1992 2008

345 397 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 345
Dung lượng 2,91 MB

Nội dung

Luận văn

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Từ sau Chiến tranh lạnh đến nay, trục vận động chính của quan hệ quốc tế là xoay quanh việc hình thành của một trật tự thế giới mới, trong đó các nước lớn có vai trò là "diễn viên chính" trên sân khấu chính trị thế giới. Trong số các nước lớn, Mỹ muốn đơn cực hoá thế giới, còn các nước lớn hoặc các nhóm nước khác như Nga, Trung Quốc, Tây Âu…lại muốn đưa thế giới phát triển theo hướng đa cực. Chính những mâu thuẫn về mục tiêu chiến lược này đã dẫn đến sự cạnh tranh quyết liệt giữa các cường quốc, nhưng cũng đồng thời đặt ra yêu cầu cho các nước là phải đẩy mạnh hợp tác, tạo môi trường thuận lợi cho quan hệ Nga - Trung phát triển. Với vị trí là cường quốc mạnh nhất sau sự tan rã của Liên Xô, một mặt Mỹ tăng cường khuyếch trương cả sức mạnh cứng và sức mạnh mềm để chi phối thế giới trên mọi lĩnh vực, một mặt Mỹ tranh thủ tăng cường hợp tác với các nước đồng minh để có thêm sức mạnh, mặt khác, Mỹ ra sức kiềm chế, ngăn chặn sự phát triển của các nước lớn khác, trong đó Mỹ chú trọng hơn cả đến NgaTrung Quốc, vì Trung Quốc là một "đối thủ tiềm tàng" còn Nga vẫn là một ẩn số vì trong lòng quốc gia này vẫn chứa đựng những sức mạnh buộc Mỹ phải hết sức thận trọng. Nhân tố Mỹ đã tạo nên một động lực quan trọng, đẩy NgaTrung Quốc xích lại gần nhau, thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Trong Chiến tranh lạnh, Liên Xô/ NgaTrung Quốc đã từng là đồng minh chiến lược, đã từng mâu thuẫn, xung đột, nhưng khi Chiến tranh lạnh qua đi, dư âm của sự đối đầu hai cực không còn nữa, tư duy mới trong quan hệ quốc tế và xu thế toàn cầu hoá ngày càng phát triển sâu rộng, nhu cầu hoà bình, hợp tác để phát triển được đặt lên trên hết cũng là lúc quan hệ giữa NgaTrung Quốc được thúc đẩy bằng những yếu tố ràng buộc tự nhiên của năng lượng, vũ khí… Với đầy đủ cơ sở khách quan và chủ quan thuận lợi, NgaTrung Quốc đã gặp nhau ở tư duy chiến lược cũng như mục đích hành động. Những nhân tố thuận lợi này đã thúc đẩy quan hệ Nga - Trung từ 1992 đến 2008 không ngừng phát triển cả về bề rộng và chiều sâu: từ quan hệ "Đối tác xây dựng" đến quan hệ "Đối tác chiến lược". 1 Quan hệ Nga - Trung từ sau Chiến tranh lạnh đến nay là một mối quan hệ đặc biệt. Tính chất đặc biệt của nó không chỉ ở hình thức hợp tác giữa hai cường quốc láng giềng có sự khác biệt về ý thức hệ , mà nó được quyết định bởi vai trò và tác động của mối quan hệ này với quá trình vận động và hình thành của trật tự thế giới mới. Vì vậy, mối quan hệ đối tác chiến lược Nga - Trung đã được xác lập và phát triển như thế nào, liệu nó có khẳng định được vai trò của mình - là những diễn viên chính - trên sân khấu chính trị thế giới hay không đang trở thành tâm điểm chú ý của các nhà nghiên cứu trên thế giới. Đối với Việt Nam, những biến động của quan hệ Xô - Trung trong lịch sử đã từng có những ảnh hưởng sâu sắc đến cách mạng Việt Nam. Ngày nay, cả NgaTrung Quốc đều là những đối tác quan trọng của nước ta, vì vậy việc nghiên cứu về quan hệ Nga - Trung trong giai đoạn hiện nay đang được đặt ra như một nhu cầu cấp thiết đối với các nhà nghiên cứu Việt Nam bởi nó có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Từ những ý nghĩa nêu trên, chúng tôi đã quyết định chọn “Quan hệ Liên bang Nga - Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (1992 - 2008)" làm đề tài nghiên cứu luận án của mình với hy vọng góp phần giải đáp những vấn đề đang đặt ra cho các nhà nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Quan hệ Nga - Trung đã từng trải qua một chặng đường dài với đầy những thăng trầm thiên biến. Trong Chiến tranh lạnh, Liên Xô đã là đối trọng của Mỹ, luôn giữ được thế cân bằng của thế giới lưỡng cực. Chiến tranh lạnh qua đi, Liên Xô/ Nga tuy có trải qua những biến cố lịch sử nhưng nước Nga mới cũng đã nhanh chóng phát triển vươn lên và dẫu chưa lấy lại được vị trí cân bằng với Mỹ, song nước Nga vẫn chứa đựng trong lòng nó những sức mạnh tiềm ẩn của một cường quốc. Về phía, Trung Quốc - một quốc gia có diện tích bằng 1/4 châu Á và dân số chiếm 1/4 thế giới - từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX, đã phát triển mạnh mẽ với những bước tiến ngoạn mục của một "người khổng lồ thức dậy". Vị thế mới của NgaTrung Quốc vốn đã làm cho Mỹ quan ngại, nay tiềm năng hợp tác của NgaTrung Quốc vì một thế giới đa cực càng thực sự trở thành thách thức với khát vọng đơn cực hoá thế giới của Mỹ. 2 Chính vì vậy, sự phát triển của mối quan hệ đối tác chiến lược Nga - Trung trong những năm qua đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo các nhà nghiên cứu, các cơ quan nghiên cứu chiến lược của thế giới. Việc nghiên cứu của các học giả nước ngoài Ở Nga: các nhà nghiên cứu Nga luôn coi vấn đề quan hệ với các nước lớn nói chung và với Trung Quốc nói riêng là một nội dung nghiên cứu mang tính thời sự. Các nhà nghiên cứu của Trung tâm phân tích thông tin thuộc trường Đại học Quốc gia Matxcơva (Moscow state University) đã khẳng định rằng mối quan hệ giữa NgaTrung Quốc từ năm 1992 đến nay đã phát triển qua 3 nấc thang "từ bình thường hoá quan hệ hai nước đến xây dựng mối quan hệ hợp tác tin cậy đến quan hệ đối tác chiến lược"[308,95]. Họ khẳng định rằng quan hệ Nga - Trung là một mối quan hệ song phương kiểu mới. Các nhà lãnh đạo cấp cao của Nga từ B.Yeltsin, V.Putin đến Medvedev đều khẳng định quan hệ Nga - Trungquan hệ đối tác chiến lược và tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của nó. Trong bài trả lời phỏng vấn phóng viên tờ Nhân dân Nhật báo - Jiang Yaping - ngày 27/2/2009, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nga Igov Ivanov đã khẳng định "Trong những năm gần đây, quan hệ giữa NgaTrung Quốc đã đạt đến một mức độ chất lượng mới của quan hệ đối tác chiến lược"[164,3]. Chủ tịch Uỷ ban về ngoại giao của Hội đồng Liên bang Nga Mikhail V. Margelov cũng đã công bố bài nghiên cứu của mình với tiêu đề "Quan hệ Nga - Trung: tầm cao mới của sự phát triển?" (Российско-китайские отношения: на высшей точке развития?) trong đó nêu rõ những cơ sở, những động lực thúc đẩy quan hệ Nga - Trung phát triển, những bước phát triển của quan hệ hai nước và khẳng định "đến nay, quan hệ Nga - Trung đã đạt đến điểm cao nhất của sự phát triển trong 40 năm qua. Có đánh giá quan hệ Nga - Trung trong tổng thể của các mối quan hệ như: quan hệ tam giác chiến lược Nga - Trung - Mỹ ; quan hệ Nga - Trung - Nhật Bản - Ấn Độ …mới thấy rõ được sự phát triển rất đặc biệt của quan hệ Nga - Trung" [255, 45]. Trung tâm nghiên cứu về quan hệ Nga - Trung Quốc thuộc Viện Viễn Đông Nga ( Институт Дальнего Востока - Russia-China Center (RCC) đã có nhiều công 3 trình nghiên cứu về quan hệ Nga - Trung trên các lĩnh vực kinh tế, quân sự, năng lượng… Những quan điểm đánh giá tổng thể về quan hệ Nga - Trung của tổ chức này được thể hiện rõ nhất trong báo cáo "Quan hệ giữa NgaTrung Quốc: Xu hướng, động lực, triển vọng" của VV. Myasnikov (В.В.Мясников, Взаимоотношения России с Китаем: тенденции, динамика, перспективы). Theo tài liệu này thì "Quan hệ Nga - Trung đang là quan hệ của hai cường quốc thế giới tuyệt vời, do chịu ảnh hưởng trực tiếp và liên tục của xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá nên đã tạo sức bật thế kỷ cho quan hệ đối tác chiến lược Nga - Trung. Quan hệ này có thể làm thay đổi mô hình thế giới"[284,4]. Viện sĩ M.L. Titarenko (Титаренко М.Л) - một chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc của Nga đã có nhiều công trình nghiên cứu về Trung Quốc và quan hệ Nga - Trung, nổi bật nhất trong những năm gần đây là công trình nghiên cứu mang tên " Trung Quốc - Nga 2050: Chiến lược cùng phát triển " (Китай-Россия 2050: стратегия соразвития) được xuất bản năm 2006. Với độ dày hơn 600 trang, tác phẩm này là một công trình nghiên cứu toàn diện về Trung Quốc mang tính thông sử, có một cái nhìn tổng thể về sức mạnh của Trung Quốc, trên cơ sở đó tác giả phân tích chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong bối cảnh toàn cầu hoá. Tuy nội dung chính của công trình này không phải là sự phát triển của quan hệ Nga - Trung, nhưng tác giả đã có những phần phân tích về mối quan hệ này trên lĩnh vực kinh tế và hợp tác khoa học kỹ thuật. Đặc biệt, trên nền tảng đánh giá sâu sắc về những chính sách, sự phát triển và tiềm năng phát triển của Trung Quốc, tác giả đã đưa ra những dự báo về chiến lược phát triển của Trung Quốc trong tương lai và xu thế phát triển của quan hệ giữa Trung Quốc với Nga cho tới năm 2050. Đặc biệt, năm 2009 vừa qua, nhân kỷ niệm 60 năm quan hệ Nga – Trung, Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga đã có nhiều chương trình hội thảo và nhiều công trình nghiên cứu về Nga, Trung Quốc cũng như mối quan hệ của hai nước. Hội thảo với nội dung “60 năm nước CHND Trung Hoa: Những thành quả và xu hướng” ngày 30/6/2009 tại Viện Viễn Đông Nga đã có sự tham gia của nhiều nhà khoa học đầu ngành của Nga như Viện sĩ M.L. Titarenko, GS.PTS. I.A. Đubinhin 4 (Đại học Quan hệ quốc tế Matxcơva), PTS.A.N. Kaznhep, TS. V.I. Porchiakop Các nhà khoa học đã có nhiều đánh giá rất cụ thể về những chuyển biến tư tưởng, vị thế của Trung Quốc và Liên bang Nga cũng như những bước thiên biến trong quan hệ Nga - Trung. TS. Vlađimia Iakôplêvich Porchiakop - Phó viện trưởng Viện Viễn Đông, Tổng biên tập tạp chí "Những vấn đề Viễn Đông" (Проблемы Дальнего Востока) đã có nhiều công trình nghiên cứu về quan hệ giữa NgaTrung Quốc qua các giai đoạn như “Một số khía cạnh hoàn thiện quan hệ đối tác chiến lược Nga - Trung” (О некоторых аспектах совершенствования российско-китайского стратегического партнерства); “Quan hệ Nga - Trung năm 2008” (Российско- китайские отношения в 2008 году) với những đánh giá rất mới mẻ, mang tính thời sự về mối quan hệ này như "Nga và Trung Quốc khách quan là những đồng minh ."[288,7], "Nga và Trung Quốc không chỉ có sự cần thiết khách quan mà còn có những cơ sở quan trọng để tiếp tục phát triển hoàn thiện quan hệ đối tác chiến lược"[288,18]. Cũng trong bối cảnh kỷ niệm 60 năm quan hệ hai nước, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Liên bang Nga Bôrôđápkin Alêcxây Nhikôlaiêvich (Боробавкин B.A.) trong bài "Nga và Trung Quốc: con đường láng giềng thân thiện và hợp tác" (Россия и Китай: по пути добрососедства и сотрудничестве) đã khẳng định "Quan hệ Nga - Trung đang phát triển ở mức độ cao nhất trong suốt chiều dài lịch sử của nó"[219,19]. Nhìn chung, các học giả nghiên cứu Nga đều đã từng nghiên cứu toàn diện và có một cái nhìn lạc quan về sự phát triển của quan hệ Nga - Trung. Tuy nhiên, có một vấn đề mà các nhà nghiên cứu người Nga luôn đề cao trong các công trình nghiên cứu là có hay không "mối đe doạ từ Trung Quốc"? Ở Trung Quốc: Quan hệ Nga - Trung qua lăng kính của các nhà nghiên cứu Trung Quốc luôn mang một sức sống mới và đầy triển vọng. Hầu hết các công trình nghiên cứu của Trung Quốc về mối quan hệ Trung - Nga đều đi vào từng lĩnh vực hợp tác của hai nước, qua đó làm rõ xu thế hợp tác chiến lược của hai nước. Các công trình nghiên cứu của Trung Quốc như "Chương mới trong quan hệ đối tác chiến lược Nga - Trung" (开开中俄开略开作开系新篇) của Giáo sư, Tiến sỹ sử 5 học Wu EnYuan (吴恩吴); "Quan hệ Nga - Trung năm 2008" (2008 年 年 年 年 年 年) của Phó giáo sư, tiến sỹ Zhang Hongxia (张张张) đều có chung cách đánh giá về quan hệ Nga - Trung: Trước hết, các tác giả này đều đánh giá rất cao vai trò của Nga với Trung Quốc. Theo họ thì "Nga không chỉ là quốc gia lớn nhất thế giới mà còn là hàng xóm lớn của Trung Quốc… Từ thế kỷ XX, Nga đã có những tác động quan trọng đến sự phát triển của Trung Quốc"[356,15]. Qua phân tích quá trình hợp tác năng lượng, kinh tế, văn hoá, giải quyết vấn đề biên giới…các học giả Trung Quốc khẳng định NgaTrung Quốc sau khi ký Hiệp ước láng giềng thân thiện năm 2001, quan hệ của họ đã thực chất là quan hệ đối tác chiến lược, thậm chí "đang đạt đến bước phát triển tốt nhất trong lịch sử"[337,5]. Cũng trên cơ sở đó, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã khẳng định quan hệ này sẽ ngày càng phát triển, có tác động lớn đến thế giới, nỗ lực thúc đẩy sự hình thành của một trật tự thế giới mới. Nhà nghiên cứu đồng thời là nhà ngoại giao Trung Quốc Lưu Guchang - Đại sứ Trung Quốc tại Nga - đã có nhiều bài viết trên các trang Web của Bộ ngoại giao NgaTrung Quốc trong đó Lưu Guchang khẳng định trong những năm gần đây, quan hệ đối tác chiến lược NgaTrung Quốc đã phát triển cả bề rộng và chiều sâu. Theo ông thì quan hệ Nga - Trung có những đóng góp rất lớn cho lợi ích của nhân loại và cho hoà bình thế giới. "Quan hệ Trung - Nga trong thế kỷ mới" của Li Jingjie (新世 开的 中俄开系, 西伯利开 开究); "Bản sắc quốc gia và sự hợp tác xây dựng quan hệ đối tác chiến lược Trung - Nga" (吴 家身吴开开开中俄开略开作开伴开系的建立) của Fly và "Triển vọng quan hệ Nga - Trung Quốc tại ngã tư của thế kỷ" của Gu Guanfu lại cùng có chung những quan điểm trong đánh giá về tương lai của quan hệ Nga - Trung. Theo các nhà nghiên cứu này thì trong suốt chặng đường vừa qua, quan hệ Nga - Trung đã không biến đổi trong bất kỳ hoàn cảnh nào, cả hai nước đều thiện chí làm sâu sắc thêm quan hệ giữa họ, nên mọi vấn đề tồn tại trong lịch sử đều đã được loại bỏ, đảm bảo khả năng phát triển ổn định và lâu dài của quan hệ Nga - Trung. Vì có một nền tảng vững chắc như vậy, nên tiềm năng và triển vọng của mối quan hệ giữa NgaTrung Quốc là rất lớn. 6 Nghiên cứu về quan hệ Trung - Nga trên một bình diện rộng hơn, Wang Guang-Zhen - Trường Đại học Sơn Đông - đã có công trình nghiên cứu "Yếu tố Mỹ trong quan hệ đối tác chiến lược Trung - Nga". Trong công trình này, quan hệ Nga - Trung được phân tích và đánh giá trong một tam giác chiến lược Nga - Trung - Mỹ với những tác động nhiều chiều, phức tạp từ các phía, trong đó yếu tố Mỹ là một cơ sở quan trọng thúc đẩy sự hình thành và phát triển của quan hệ đối tác chiến lược Trung - Nga, đồng thời là một biến số đối với tương lai của quan hệ hai nước này. Ở các nước khác: Mỹ là nước quan tâm đến nghiên cứu về quan hệ Nga - Trung hơn cả bởi mối quan hệ này đang là thách thức đối với Mỹ. Các nhà nghiên cứu Mỹ đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ Nga - Trung ở hai nội dung là thực trạng và xu hướng của mối quan hệ này. Viện nghiên cứu chiến lược Mỹ (Strategic Studies Institure U.S) đã có rất nhiều những công trình nghiên cứu về quan hệ Nga - Trung trong và sau Chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, quan niệm của cơ quan này nghiêng về việc khẳng định quan hệ giữa NgaTrung Quốc thực chất chỉ là sự ganh đua để tranh giành quyền lực ở châu Á - Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, họ cũng nhấn mạnh hơn về sức mạnh của Trung Quốc và mục đích tạo ra một không gian địa - chính trị mới trong khu vực của nước này. Trong công trình nghiên cứu mang tên "Quan hệ an ninh Trung Quốc - Nga: chiến lược song song không có đối tác hay niềm đam mê?" (China-Russia security relations : strategic parallelism without partnership or passion?), Tiến sĩ Richard Weitz của Viện nghiên cứu chiến lược Mỹ đã đi sâu vào phân tích quan hệ Nga - Trung trên lĩnh vực hợp tác an ninh, qua đó tác giả khẳng định quan hệ Nga - Trung chưa phải là đối tác chiến lược mà mới chỉ là một mối quan hệ thông thường, mang tính nhất thời trên cơ sở cùng hướng về châu Á - Thái Bình Dương [187, 27]. Cũng nghiên cứu về quan hệ Nga - Trung, nhà nghiên cứu về Nga Bobo Lo đã thể hiện trong công trình nghiên cứu "Liên minh vụ lợi Moscow, Bắc Kinh và xu thế địa - chính trị mới" (Axis of convenience : Matxcơva, Beijing, and the new geopolitics) quan điểm "Sự hợp tác Nga - Trung cho phép Matxcơva lấy Bắc Kinh làm điểm tựa để củng cố vị thế của mình ở châu Á - Thái Bình Dương, phục vụ cho các lợi ích và 7 nhiệm vụ của Nga". Theo tác giả này, quan hệ giữa NgaTrung Quốc không phải là sự ngẫu nhiên, mà do yếu tố truyền thống vì chính Liên Xô là nước đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc sau ngày 1.10.1949. Ngày nay, sự tác động tương hỗ giữa hai nước tạo ra những câu hỏi về an ninh quốc tế, đang là vấn đề cấp bách và là phương hướng chính trị trong quan hệ Nga - Trung. Tác giả này cũng khẳng định "Quan hệ giữa NgaTrung Quốc sẽ có triển vọng chiến lược nếu phản ứng kịp thời trước những thay đổi toàn cầu, hội nhập vào những xu thế quốc tế mới trong lĩnh vực an ninh"[122]. Hội đồng chính sách đối ngoại của Mỹ cũng là một cơ quan đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của quan hệ Nga - Trung trong những năm qua. Các quan niệm của tổ chức này trong đánh giá về quan hệ Nga - Trung thiên về xu hướng thực dụng. E Wayne Merry đã nghiên cứu về quan hệ Nga - Trung qua công trình "Nga và Trung Quốc ở châu Á: sự thay đổi lớn về vai trò quyền lực" (Russia and China in Asia : changing great power roles), trong đó nhấn mạnh những mục đích chiến lược của hai quốc gia này ở châu Á - Thái Bình Dương. Theo Wayne Merry thì NgaTrung Quốc thực chất đang là đối thủ của nhau bởi họ cùng có chung một mục đích là làm thay đổi vị trí quyền lực ở châu Á - Thái Bình Dương. Trong khi Trung Quốc đã khẳng định được một vị thế nhất định ở khu vực này thì Nga vẫn còn đang gắng sức để thực hiện tăng cường ảnh hưởng của mình ở khu vực này, nên thực chất trong lòng mối quan hệ này sự cạnh tranh bao trùm hợp tác khiến cho mối quan hệ này không thể trở thành đối tác chiến lược[132]. Trong tác phẩm nghiên cứu mang tên "Mối quan hệ quân sự giữa Trung Quốc và Nga 1995 - 2002: Vai trò của Nga trong việc phát triển tiềm năng chiến lược của Trung Quốc" (The military relationship between China and Russia 1995-2002 : Russia's role in the development of China's strategic potential), John J. Dziak cũng phân tích về quan hệ Nga - Trung trong lĩnh vực năng lượng nhưng tác giả này có phần công bằng với Nga hơn khi đánh giá về sức mạnh quân sự của Nga. Trên cơ sở những thành tựu hợp tác hai nước, John J. Dziak đã khẳng định Nga có vai trò quan trọng trong việc phát triển tiềm năng chiến lược của Trung Quốc. Quan hệ quân sự 8 Nga - Trung đã trở thành cơ sở thúc đẩy cho sự phát triển mạnh mẽ, sâu sắc của quan hệ Nga - Trung trong những năm qua, nhưng nội dung hợp tác này lại mang lại cho Trung Quốc nhiều lợi ích hơn so với Nga cả ở hiện tại cũng như trong tương lai. Tuy nhiên, theo John J. Dziak, cũng chính vì điều này mà Trung Quốc còn đang chiều chuộng Nga, nhưng nếu một ngày, khi Trung Quốc đã vượt lên sức mạnh hiện có về quân sự của Nga (mà điều đó là có thể) thì quan hệ Nga - Trung Quốc sẽ khác. Từ đó, tác giả này đã khẳng định về tương lai của quan hệ Nga - Trung là trong một giới hạn ngắn về thời gian thì có thể phát triển, nhưng có rất nhiều lý do để tin rằng sự hợp tác giữa NgaTrung Quốc thiếu độ bền [147]. Các công trình nghiên cứu khác của Mỹ về quan hệ Nga - Trung cũng hầu hết đánh giá về tính hai mặt của mối quan hệ này. Tác giả Sherman W.Garnett với công trình nghiên cứu "Quan hệ hữu nghị hay cạnh tranh? Quan hệ Nga - Trung trong một châu Á đang thay đổi" (Rapprochement or rivalry?: Russia-China relations in a changing Asia) đã phân tích về quan hệ Nga - Trung trên cơ sở giải quyết các giả thuyết về mối quan hệ này. Quan hệ Nga - Trung thực chất là láng giềng, hữu nghị hay chỉ là sự cạnh tranh có tính chất ganh đua mang tính chiến lược đầy mục đích của cả hai phía. Trên cơ sở đó, Sherman W Garnett cũng đã khẳng định quan hệ Nga - Trung sẽ làm thay đổi châu Á cả về cơ cấu quyền lực cũng như về môi trường chính trị và an ninh [270]. Phó Giáo sư Alexander Lukin thuộc Trung tâm nghiên cứu chính sách Đông Bắc Á tại Mỹ (Washington, D.C. : Brookings Institution Center for Northeast Asian Policy Studies) đã nghiên cứu về quan hệ Nga - Trung trên một bình diện rất mới mẻ: "Ấn tượng Nga của Trung Quốc và quan hệ Nga - Trung Quốc" (Russia's image of China and Russian-Chinese relations). Trong công trình nghiên cứu này, với 4 phần: phương pháp tiếp cận của Nga hiện nay theo hướng quan hệ với Trung Quốc; ấn tượng về Nga của Trung Quốc và triển vọng của quan hệ Nga - Trung trong thế kỷ XXI; những động lực phía sau quan hệ hữu nghị Nga - Trung Quốc và tác động từ Hoa Kỳ tới quan hệ Nga - Trung, tác giả đã làm rõ phương pháp tiếp cận của Nga đối với Trung Quốc khác biệt với các nhóm quan hệ khác, tuy nhiên thái độ hướng về 9 Trung Quốc của Nga lại phụ thuộc vào mối quan hệ của Nga với phương Tây, đặc biệt là với Hoa Kỳ. Hình ảnh Trung Quốc trong Nga là một người hàng xóm đầy tham vọng (trong vấn đề biên giới, vị thế địa - chính trị…), từ đó vẽ nên một hình ảnh Trung Quốc bành trướng đầy uy hiếp với Nga (hiện tại là vùng Viễn Đông). Chính những hình ảnh này đã cản trở quan hệ Nga - Trung, nên nếu có kỳ vọng về việc Nga phát triển quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc thì cũng chỉ có thể trong tương lai gần. Trong tương lai, chính sách của Mỹ với NgaTrung Quốc sẽ ảnh hưởng quyết định đến chiều hướng của mối quan hệ này. Giáo sư ngành Khoa học chính trị Jeanne L.Wilson - trường Đại học Wheaton và giáo sư, nhà nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương Steven I. Levine của trường Đại học Montana lại có chung một quan điểm khi đánh giá về quan hệ Nga - Trung trong các bài báo cáo tại hội thảo của Chương Trình Á - Âu (viện Kennan) với chủ đề "Nga - Trung hợp tác chiến lược: một mối đe doạ với người Mỹ" (Sino-Russian Strategic Partnership: A Threat to American Interests?). Theo các tác giả này thì sau chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ đã phải đối mặt với những thách thức của một tiềm năng quan hệ Trung - Nga. Các nhà nghiên cứu này khẳng định quan hệ giữa NgaTrung Quốc là quan hệ đối tác chiến lược được xây dựng hai tầng: tầng một là quan hệ Nga - Trung nhằm tạo sức ép đối với phương Tây, còn tầng hai là quan hệ giữa Nga - Trung Quốc với Mỹ và các nước phương Tây. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu này khẳng định mối quan hệ của NgaTrung Quốc là một mối quan hệ không cân bằng. Chính sự chênh lệch về quyền lực và của cải giữa NgaTrung quốc đã khiến Nga phải "nuốt niềm tự hào" để sẵn sàng nhún nhường với Trung Quốc "ít nhất là tạm thời", để đạt được quan hệ đối tác chiến lược.Từ đó, theo Jeanne L. Wilson và Steven I. Levine thì "xung đột giữa NgaTrung Quốc có thể xảy ra trong nửa thế kỷ tiếp theo"[174]. Quan niệm trên cũng được nhắc đến ở nội dung của công trình nghiên cứu "Quan hệ đối tác chiến lược Nga - Trung trong giai đoạn hậu Xô Viết" (Strategic Partners: Russian-Chinese Relations in the Post-Soviet Era). Tác giả Jeanne L. Wilson đã phân tích cụ thể và toàn diện hơn về mối quan hệ Nga - Trung cả về thời gian và lĩnh vực hợp tác, qua đó ông đã chỉ ra rằng cả NgaTrung Quốc đều hội tụ 10

Ngày đăng: 04/12/2013, 10:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. A Gơ-rô-mi-cô, (1968), Báo cáo của Bộ trưởng Bộ ngoại giao Liên Xô: Tình hình quốc tế và chính sách đối ngoại của Liên Xô, NXB Thông tấn xã báo chí 3. Bộ Ngoại giao, Học thuyết quân sự của Liên bang Nga thông qua ngày 21/4/2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo của Bộ trưởng Bộ ngoại giao Liên Xô: Tình hình quốc tế và chính sách đối ngoại của Liên Xô", NXB Thông tấn xã báo chí3. Bộ Ngoại giao
Tác giả: A Gơ-rô-mi-cô
Nhà XB: NXB Thông tấn xã báo chí3. Bộ Ngoại giao
Năm: 1968
4. Bộ Ngoại giao (2005), Chiến lược đối ngoại Trung Quốc đầu thế kỷ XXI, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược đối ngoại Trung Quốc đầu thế kỷ XXI
Tác giả: Bộ Ngoại giao
Năm: 2005
5. BCH TW Đảng Cộng sản Trung Quốc (1964), Bẩy bức thư trao đổi giữa BCH TW Đảng Cộng sản Trung Quốc với BCH TW Đảng Cộng sản Liên Xô, NXB ngoại văn, Bắc Kinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bẩy bức thư trao đổi giữa BCH TW Đảng Cộng sản Trung Quốc với BCH TW Đảng Cộng sản Liên Xô
Tác giả: BCH TW Đảng Cộng sản Trung Quốc
Nhà XB: NXB ngoại văn
Năm: 1964
6. BCH TW Đảng Cộng sản Trung Quốc, (1969), Tuyên bố của Chính phủ nước CHND Trung Hoa ngày 24/5/1969, NXB ngoại văn - Bắc Kinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyên bố của Chính phủ nước CHND Trung Hoa ngày 24/5/1969
Tác giả: BCH TW Đảng Cộng sản Trung Quốc
Nhà XB: NXB ngoại văn - Bắc Kinh
Năm: 1969
7. BCH TW Đảng Cộng sản Liên Xô, (1963), Thư ngỏ của BCH TW Đảng Cộng sản Liên Xô gửi BCH TW Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 19/7/1963, NXB Sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thư ngỏ của BCH TW Đảng Cộng sản Liên Xô gửi BCH TW Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 19/7/1963
Tác giả: BCH TW Đảng Cộng sản Liên Xô
Nhà XB: NXB Sự thật
Năm: 1963
8. BCH TW Đảng Cộng sản Liên Xô, (1964), Thư trao đổi ý kiến về các vấn đề quốc tế giữa Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Cộng sản Trung Quốc, NXB Sự thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thư trao đổi ý kiến về các vấn đề quốc tế giữa Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Cộng sản Trung Quốc
Tác giả: BCH TW Đảng Cộng sản Liên Xô
Nhà XB: NXB Sự thật
Năm: 1964
9. Phạm Bá (2008), Hồ sơ mật đối ngoại: Những bí mật về ngoại giao Trung Quốc , NXB Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ sơ mật đối ngoại: Những bí mật về ngoại giao Trung Quốc
Tác giả: Phạm Bá
Nhà XB: NXB Công an nhân dân
Năm: 2008
10. Phi Bằng (2001), Những sự kiện trong quan hệ Mỹ - Trung Quốc, NXB Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những sự kiện trong quan hệ Mỹ - Trung Quốc
Tác giả: Phi Bằng
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2001
11. Ngô Xuân Bình (2008), Bàn về sức mạnh của Trung Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 1, tr 5-10 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á
Tác giả: Ngô Xuân Bình
Năm: 2008
12. Khâu Bình, Hiểu Xung (cb) (2005), Thế hệ lãnh đạo thứ 5 Đảng cộng sản Trung Quốc, NXB Viện chiến lược và khoa học công an Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế hệ lãnh đạo thứ 5 Đảng cộng sản Trung Quốc
Tác giả: Khâu Bình, Hiểu Xung (cb)
Nhà XB: NXB Viện chiến lược và khoa học công an
Năm: 2005
13. Đỗ Minh Cao, (2008), 2007 - Năm Trung Quốc ở nước Nga: Đỉnh cao mới trong quan hệ Trung - Nga, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 2, tr 47-53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc
Tác giả: Đỗ Minh Cao
Năm: 2008
14. Hồ Châu (1997), Quan hệ Trung - Nga trong thời kỳ mới, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 3, tr 26-31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc
Tác giả: Hồ Châu
Năm: 1997
15. Dương Vật Châu (cb), (2004), An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hoá, NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hoá
Tác giả: Dương Vật Châu (cb)
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2004
16. Nguyễn Huy Cố (cb) (2006), Khi Trung Quốc làm thay đổi thế giới, NXB Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khi Trung Quốc làm thay đổi thế giới
Tác giả: Nguyễn Huy Cố (cb)
Nhà XB: NXB Thế giới
Năm: 2006
17. Hồ An Cương cb (2003), Trung Quốc những chiến lược lớn, NXB Thông Tấn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trung Quốc những chiến lược lớn
Tác giả: Hồ An Cương cb
Nhà XB: NXB Thông Tấn
Năm: 2003
18. Lê Văn Cương (2010), Cục diện an ninh Đông Á đến năm 2020, Tạp chí Cộng sản, số 811, tháng 5, Tr101-106 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cục diện an ninh Đông Á đến năm 2020
Tác giả: Lê Văn Cương
Năm: 2010
19. Lê Văn Cương (2010), Các trung tâm sức mạnh và khuynh hướng phát triển quan hệ Trung - Mỹ, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 81, Tr185-194 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Nghiên cứu quốc tế
Tác giả: Lê Văn Cương
Năm: 2010
20. David Capie, Paul Evans (2003), Thuật ngữ An ninh Châu Á - Thái Bình Dương, Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thuật ngữ An ninh Châu Á - Thái Bình Dương
Tác giả: David Capie, Paul Evans
Năm: 2003
21. G.A Giuganop, (1995), Nước Nga và thế giới hiện đại, NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nước Nga và thế giới hiện đại
Tác giả: G.A Giuganop
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1995
22. Hoàng Thuỵ Giang, Nguyễn Mạnh Hùng (2002), Một số vấn đề về liên kết, tập hợp lực lượng trên thế giới hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Một số vấn đề về liên kết, tập hợp lực lượng trên thế giới hiện nay
Tác giả: Hoàng Thuỵ Giang, Nguyễn Mạnh Hùng
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w