1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tại trung tâm giáo dục thường xuyên huyện văn quan, tỉnh lạng sơn

7 391 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 570,71 KB

Nội dung

Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tại trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn Vi Thị Hồng Lan Trường Đại học Giáo Dục. Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 05 Người hướng dẫn : PGS.TS. Phạm Viết Vượng Năm bảo vệ: 2013 100 tr . Abstract. Nghiên cứu cơ sở lý luận về các biện pháp quản lý phát triển Đội ngũ giáo viên (ĐNGV) ở các trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX). Khảo sát thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên Trung học phổ thông (THPT) tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Văn Quan. Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay Keywords.Quản lý giáo dục; Giáo viên; Trường trung học phổ thông Content. 1. Lý do chọn đề tài Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo, không có giáo viên giỏi không có nhà trường vững mạnh. Việc phát triển đội ngũ giáo viên đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết “Khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo và chuẩn hoá đội ngũ giáo viên cũng như đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ”. Một xã hội phát triển dựa vào sức mạnh của tri thức bắt nguồn từ việc khai thác tiềm năng của con người, lấy việc phát huy nguồn lực con người làm nhân tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững. Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Đảng ta khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng nhất thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện tiên quyết để phát triển nguồn lực con người, yêu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”, thông qua việc đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo: đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp dạy học theo hướng “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”, phát huy tính sáng tạo, khả năng vận dụng, thực hành của người học, phát triển nguồn nhân lực, chấn hưng giáo dục Việt Nam, trong đó đội ngũ giáo viên đóng vai trò then chốt quyết định chất lượng đào tạo. Trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn được thành lập theo Quyết định số 167/QĐ-TC ngày 19/8/1997 với mục đích là nơi đào tạo nối tiếp, tạo cơ hội cho người dân được “học tập thường xuyên, học suốt đời”. Trung tâm GDTX là đơn vị được thành lập theo chủ trương xã hội hoá giáo dục có những đặc điểm riêng trong việc xây dựng đội ngũ giáo viên. Trong những năm gần đây Trung tâm GDTX huyện Văn Quan đang phấn đấu xây dựng thành một trung tâm tiên tiến về chất lượng giáo dục cũng như việc đa dạng hóa các loại hình đào tạo để tạo thương hiệu trong khối các trung tâm GDTX của tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên công tác quản lý đội ngũ giáo viên (ĐNGV) của trung tâm còn có những bất cập: khâu đào tạo bồi dưỡng ĐNGV chưa được quan tâm và xác định đúng hướng; công tác bố trí sắp xếp ĐNGV đôi chỗ còn chưa phù hợp, không phát huy được năng lực, sở trường của cán bộ; bên cạnh đó chưa có cơ chế chính sách đãi ngộ thỏa đáng để khuyến khích ĐNGV và thu hút người tài. Nhiều giáo viên còn e ngại hoặc không muốn làm giáo viên tại trung tâm, chỉ sau một thời gian ngắn làm việc tại trưung tâm họ xin chuyển đi các cơ sở giáo dục chính quy. Hiện nay đội ngũ giáo viên của ngành học GDTX tỉnh Lạng Sơn nói chung và của huyện Văn Quan nói riêng còn nhiều bất cập, giáo viên trình độ chuyên môn không đồng đều, chất lượng giảng dạy còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của trung tâm trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy đội ngũ giáo viên ở ngành học GDTX phải được tiếp tục củng cố, xây dựng và phát triển nhằm đáp ứng nhiệm vụ mới. Căn cứ vào tình hình thực tế của đội ngũ giáo viên trung tâm GDTX huyện Văn Quan trong những năm qua cùng với việc nghiên cứu về đề tài này ở trên địa bàn của tỉnh Lạng Sơn chưa nhiều nên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn” . 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng, luận văn sẽ đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về các biện pháp quản lý phát triển ĐNGV ở các trung tâm GDTX 3.2. Khảo sát thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên THPT tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Văn Quan 3.3. Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Đội ngũ giáo viên THPT tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Phát triển đội ngũ giáo viên THPT tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. 5. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất và triển khai đồng bộ các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT phù hợp với đặc điểm của địa phương thì sẽ nâng cao được chất lượng đội ngũ giáo viên và chất lượng giáo dục tại của Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. 6. Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Tại trung tâm GDTX huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn - Thời gian nghiên cứu: Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013 - Nội dung nghiên cứu: Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp các tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận, hình thành giả thuyết khoa học của đề tài. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát sư phạm - Phương pháp điều tra xã hội học. - Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm giáo dục. - Phương pháp khảo nghiệm. 7.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học. 8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Đề tài góp phần làm sáng tỏ và hệ thống hóa các cơ sở lý luận liên quan đến biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên GDTX. - Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT phù hợp với đơn vị và địa phương trong giai đoạn mới. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tại các trung tâm giáo dục thường xuyên Chương 2: Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. Chương 3: Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn mới. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. 2. Đặng Quốc Bảo – Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai – vấn đề và giải pháp. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Bộ GD&ĐT (2000), Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Bộ GD&ĐT (2006). Luật GD. Nxb Lao động, Hà Nội. 5. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2002), Đại cương khoa học quản lý. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1998), Tập bài giảng những vấn đề lý luận quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, trường CBQLGD-ĐT, Hà Nội. 7. Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 8. Nguyễn Đức Chính (2010), Đánh giá giảng viên. Bài giảng dành cho học viên lớp cao học quản lý giáo dục, Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội. 9. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 10. Đặng Xuân Hải (2004), Quản lý sự thay đổi, tài liệu giảng dạy, ĐHQG Hà Nội, Hà Nội. 11. Bùi Minh Hiền (chủ biên) - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục, Hà Nội. 12. Hội khuyến học Việt Nam (2002), Vì sự nghiệp xây dựng xã hội học tập (tập 1- 2), văn phòng Bộ giáo dục và Đào tạo Hà Nội. 13. Hội khuyến học Việt Nam (2002), Các mô hình hoạt động khuyến học góp phần xây dựng xã hội học tập, văn phòng Bộ giáo dục và Đào tạo Hà Nội. 14. Hội khuyến học Việt Nam (2003), Phát triển rộng khắp trung tâm học tập cộng đồng-công cụ thiết yếu để xây dựng xã hội học tập từ cơ sở, Văn phòng Bộ giáo dục và đào tạo Hà Nội. 15. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí (2009), Lý luận đại cương về quản lý, Tài liệu giảng dạy cho học viên cao học QLGD, ĐHQG Hà Nội. 16. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009), Tâm lý học quản lý, Tài liệu giảng dạy giảng dạy cho học viên cao học QLGD, ĐHQG Hà Nội. 17. Trung tâm từ điển (2005) Từ điển tiếng Việt. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 18. Trung tâm GDTX huyện Văn Quan (2009), Báo cáo tổng kết năm học 2009- 2010, Lạng sơn. 19. Trung tâm GDTX huyện Văn Quan (2010), Báo cáo tổng kết năm học 2010- 2011, Lạng sơn. 20. Trung tâm GDTX huyện Văn Quan (2011), Báo cáo tổng kết năm học 2011- 2012, Lạng Sơn. 21. Trung tâm GDTX huyện Văn Quan (2012), Báo cáo tổng kết năm học 2012 – 2013, Lạng Sơn 22. Phạm Viết Vượng (2010), Giáo dục học. Nxb ĐH Sư Phạm Hà Nội 23. Phạm Viết Vượng (2000), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 24. Phạm Viết Vượng (chủ biên) (2003) , Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành GD&ĐT. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. . trạng phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. Chương 3: Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông. cứu Đội ngũ giáo viên THPT tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Phát triển đội ngũ giáo viên THPT tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên. Phát triển đội ngũ giáo viên trung học phổ thông tại trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn Vi Thị Hồng Lan Trường Đại học Giáo Dục. Đại học Quốc gia

Ngày đăng: 13/01/2015, 10:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w