1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phát triển đội ngũ giáo viên vật lý cấp trung học phổ thông tỉnh lạng sơn trong giai đoạn hiện nay

9 315 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 375,12 KB

Nội dung

Nghiên cứu thực trạng và đánh giá hiệu quả của các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên Vật lý cấp THPT tỉnh Lạng Sơn hiện nay.. Vận dụng được những lý luận về quản lý, đề xuất một số biệ

Trang 1

Phát triển đội ngũ giáo viên vật lý cấp trung học phổ thông tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn

hiện nay Hoàng Văn Thao

Trường Đại học Giáo dục Đại học Quốc gia Hà Nội

Luận văn ThS Giáo dục học: 60 14 05 Người hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Thành Vinh

Năm bảo vệ: 2014

106 tr

Abstract Nghiên cứu và hệ thống được cơ sở lý luận về quản lý, quản lý phát triển

nói chung và quản lý phát triển đội ngũ giáo viên nói riêng Nghiên cứu các nội dung quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Vật lý cấp THPT Nghiên cứu thực trạng và đánh giá hiệu quả của các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên Vật lý cấp THPT tỉnh Lạng Sơn hiện nay Vận dụng được những lý luận về quản lý, đề xuất một số biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Vật lý cấp THPT tỉnh Lạng Sơn Luận văn đã cho thấy việc vận dụng các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Vật lý cấp THPT trong thực tiễn có tính khả thi

Keywords.Quản lý giáo dục; Giáo viên; Vật lý; Trung học phổ thông

Content

1 Lý do chọn đề tài

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành trung ương khóa VIII đã nêu:

“Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh Giáo viên phải có đủ đức đủ tài” Kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành trung ương khóa IX cũng đã yêu cầu: “Bố trí cán bộ quản lý giáo dục các cấp phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và năng lực cán bộ; xây dựng kế hoạch đào tạo lại đội ngũ Giáo viên

và cán bộ quản lý giáo dục các cấp phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và năng lực cán bộ; xây dựng kế hoạch đào tạo lại đội ngũ Giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đảm bảo

Trang 2

đủ số lượng, cơ cấu cân đối, đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu thời kì đổi mới; hoàn thiện chế

độ chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý” Xuất phát từ các yêu cầu trên, một trong các nhiệm vụ của ngành GDĐT hiện nay là cần phải xác định mục tiêu, nhiệm vụ

và bước đi cụ thể trong công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản

lý giáo dục sao cho phù hợp với xu thế phát triển của đất nước cũng như xu thế toàn cầu hóa

Trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa

XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhận định về hạn chế của giáo dục hiện nay có khẳng định: “Quản lý giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; mô ̣t bô ̣ phâ ̣n chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thâ ̣m chí vi

phạm đạo đức nghề nghiệp ” đồng thời nghị quyết cũng xác định việc Phát triển đội

ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào t ạo là một

trong những nhiệm vụ giải pháp quan trọng để thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo [11] Nhiệm vụ "đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục" đang đặt lên vai đội ngũ nhà giáo Việt Nam những yêu cầu mới với trách nhiệm lớn hơn trong dạy học và giáo dục Mỗi thầy giáo viên theo yêu cầu đổi mới không những là người giỏi về chuyên môn dạy học các môn học mà còn phải là người có năng lực sư phạm, năng lực giáo dục và truyền động lực học tập, tu dưỡng đạo đức nhân cách tới mỗi học sinh Bên cạnh đó, để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, mỗi giáo viên cũng cần có năng lực huy động và hợp tác rộng rãi hơn với đồng nghiệp, với cha mẹ học sinh, cộng đồng và các tổ chức xã hội cùng tham gia hiệu quả vào các hoạt động giáo dục Không những thế, mỗi giáo viên còn có trách nhiệm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và tham gia rộng rãi các hoạt động ngoài nhà trường

Vì vậy, việc xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới được ngành giáo dục và đào tạo xác định là nhiệm vụ quan trọng, là khâu then chốt trong công cuộc đổi mới giáo dục theo yêu cầu đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có năng lực giáo dục, gương mẫu về đạo đức nhà giáo và trách nhiệm nghề nghiệp Toàn ngành giáo dục đang triển khai đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung chương trình,

Trang 3

phương pháp và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện đạo đức nhà giáo trong các khâu đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo nhằm đáp ứng yêu cầu mới của giáo dục ở tất cả các cấp học mà trước mắt là chuẩn bị cho những đổi mới của chương trình

và sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015

Đối với ngành GDĐT tỉnh Lạng Sơn, trong những năm gần đây, công tác quản

lý, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Giáo viên đã đạt được những thành tựu đáng kể, từng bước đổi mới góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả GD ở địa phương Tuy nhiên chất lượng đội ngũ giáo viên Vật lý THPT đang trong tình trạng có nhiều bất cập so với đòi hỏi của thực tiễn Cụ thể là trình độ và năng lực chuyên môn của giáo viên còn nhiều hạn chế; Sự thích ứng với đổi mới của giáo viên chỉ đạt được về hình thức chứ chưa thực chất; Động lực cống hiến rất mờ nhạt, chủ yếu nă ̣ng v ề đối phó và thích nghi Bên cạnh đó công tác điều tra, khảo sát, đánh giá chất lượng đội ngũ được tiến hành hàng năm, nhưng ở nhiều trường vẫn còn mang tính hình thức Công tác giáo dục chính trị tư tưởng đội ngũ thiếu thường xuyên, liên tục hiệu quả chưa cao; các điều kiện đáp ứng yêu cầu về xây dựng, phát triển đội ngũ còn hạn chế; cơ chế tuyển dụng,

sử dụng, bổ nhiệm GV còn bất cập Mảng phát triển giáo viên Vật lý THPT chưa thực

sự được quan tâm, còn thiếu những chiến lược để phát triển giáo viên, khuyến khích giáo viên tự học, tự nghiên cứu, hợp tác với đồng nghiệp để chia sẻ những vấn đề cùng quan tâm trong giảng dạy Vì thế công tác nghiên cứu, tự học, tự bồi dưỡng hầu như bị

bỏ ngỏ Điều này có tác động không nhỏ đến chất lượng học tập của học sinh, vì thế để bắt kịp những yêu cầu của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nghị quyết 29-NQ/TW, vấn đề quản lý phát triển nguồn lực giáo viên cần phải được quan tâm chú trọng hàng đầu

Trước yêu cầu đó đòi hỏi phải có giải pháp giải quyết các vấn đề trên Nhưng qua khảo sát bước đầu cho thấy hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến thực trạng và biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên vật lý cấp THPT trên các mặt: tuyển dụng, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng Vì vậy, tác giả đã lựa chọn vấn đề

nghiên cứu: “Phát triển đội ngũ giáo viên vật lý cấp THPT tỉnh Lạng Sơn trong giai

đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành quản lý giáo

Trang 4

dục

2 Mục đích nghiên cứu

Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn vật lý của các trường THPT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đáp ứng được yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới của tỉnh Lạng Sơn

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT

- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên Vật lý cấp THPT tỉnh Lạng Sơn từ năm 2010 đến 2013

- Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên giảng dạy bộ môn vật lý trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu: Đội ngũ giáo viên giảng dạy môn vật lý các trường THPT

trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

4.2 Đối tượng nghiên cứu: Công tác phát triển đội ngũ giáo viên vật lý trường THPT

trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay

5 Vấn đề nghiên cứu

Thực trạng số lượng và chất lượng Đội ngũ giáo viên vật lý cấp THPT trên địa bàn tỉnh Lạng sơn hiện nay như thế nào?

Biện pháp nào để quản lý phát triển Đội ngũ giáo viên vật lý cấp THPT tỉnh Lạng sơn nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay?

6 Giả thuyết nghiên cứu

Thực hiện rà soát đội ngũ; tăng cường công tác bồi dưỡng trình độ chuyên môn

Trang 5

nghiệp vụ của giáo viên; tăng cường kiểm tra, đánh giá chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên, bổ sung và tuyển chọn giáo viên đáp ứng yêu cầu của đổi mới căn bản

và toàn diện giáo dục đào tạo là những giải pháp chủ yếu để có đội ngũ giáo viên vật lý các trường THPT đủ về số lượng, mạnh về chất lượng đáp ứng được nhiệm vụ phát triển và yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay

7 Phạm vi nghiên cứu

7.1 Về không gian: Các trường THPT trên địa bản tỉnh Lạng Sơn

7.2 Về thời gian: Từ năm học 2010-2011 đến nay

7.3 Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý phát triển

đội ngũ giáo viên vật lý THPT tỉnh Lạng trên các mặt: tuyển dụng, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng

8 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

8.1 Ý nghĩa lý luận

Đề tài góp phần làm sáng tỏ lý luận về quản lý đội ngũ giáo viên cấp THPT trên địa bàn một tỉnh miền núi

8.2 Ý nghĩa thực tiễn

Xác định các biện pháp quản lý phát triển đội đội ngũ giáo viên bộ môn vật lý cấp THPT từ đó nâng cao chất lượng dạy học bộ môn

9 Phương pháp nghiên cứu

9.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích tổng hợp hệ thống hóa các tài liệu khoa học, các văn bản có liên quan đến đề tài để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài

Trang 6

9.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp điều tra (điều tra qua phỏng vấn, bằng phiếu điều tra, bằng trắc nghiệm)

- Phương pháp chuyên gia (hỏi ý kiến chuyên gia, các đồng nghiệp, các nhà quản lý)

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm (kinh nghiệm bản thân, kinh nghiệm người khác, kinh nghiệm đơn vị khác)

- Phương pháp dự báo

9.3 Phương pháp thống kê

Thống kê toán học để xử lý số liệu, cụ thể hóa bằng các sơ đồ, bảng biểu

10 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn được cấu trúc gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viên THPT

Chương 2: Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên Vật lý cấp THPT của tỉnh Lạng Sơn

Chương 3: Biện pháp phát triển đội ngũ Giáo viên Vật lý cấp THPT trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn hiện nay

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Ban Bí thư trung ương Đảng, Chỉ thị số: 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của về xây dựng,

nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

2 Đặng Quốc Bảo (2008), Quản lý Nhà nước về giáo dục và một số vấn đề xã hội của

phát triển giáo dục Tập bài giảng, khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 7

3 Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai

vấn đề và giải pháp Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia

4 Đặng Quốc Bảo (2009), Phát triển con người và chỉ số phát triển con người Một số

kiến giải lý luận và thực tiễn trong bối cảnh kinh tế - xã hội

5 Bộ GDĐT (2009), Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên

trung học phổ thông ban hành theo Thông tư 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009

6 Bộ GDĐT (2009), Thông tư ban hành Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường THCS,

trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học, Hà nội

7 Bộ GDĐT (2011), Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều

cấp học ban hành theo Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011

8 Bộ Nội vụ (2006), Quy chế đánh giá xếp loại giáo viên ban hành theo quyết định số

06/QĐ-BNV ngày 21/3/2006

9 Nguyễn Đức Chính (2009), Đo lường và đánh giá trong giáo dục và dạy học Tập bài

giảng cao học, Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội

10 Vũ Cao Đàm (2009), Phương pháp nghiên cứu khoa học Tập bài giảng cao học

Khoa Sư Phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội

11 Đảng cộng sản Việt Nam ( 2013), Nghị quyết hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành

Trung ương khóa XI NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

12 Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI

Nhà xuất bản Giáo dục

13 Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục NXB Giáo

dục, Hà Nội

14 Đặng xuân Hải, Quản lý sự thay đổi trong giáo dục Tập bài giảng cao học Khoa Sư

Phạm- Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 8

15 Đặng Xuân Hải-TS Nguyễn Sỹ Thư (2012), Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường

trong bối cảnh thay đổi Nxb Giáo dục Việt Nam

16 Vũ Ngọc Hải-Đặng Bá Lãm- Trần Khánh Đức- Đặng Quốc Bảo - Lê Thạc Cán - Phạm Tất Dong (2007), Giáo dục Việt Nam - Đổi mới và phát triển hiện đại hoá NXB

Giáo dục;

17 Harold Koontz- Cyryl O´Donnell - Heinz Weihrich (1992), Những vấn đề cốt yếu

của quản lý NXB Thống kê, Hà Nội

18 Nguyễn Trọng Hậu (2009), Đại cương khoa học quản lý giáo dục Tập bài giảng

Khoa Sư Phạm- Đại học Quốc gia Hà Nội

19 Bùi Minh Hiền (chủ biên) - Vũ Ngọc Hải - Đặng Quốc Bảo (2011), Quản lý giáo

dục Nxb Đại học Sư phạm

20 Trần Bá Hoành (2006), Vấn đề giáo viên - Những nghiên cứu lý luận và thực tiễn

NXB Đại học S­ư phạm, Hà Nội

21 Lê Ngọc Hùng (2006), Xã hội học giáo dục NXB lý luận chính trị, Hà Nội

22 Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

NXBGiáo dục, Hà Nội

23 Đặng Bá Lãm (Chủ biên ) (2005), Quản lý nhà nước về giáo dục - Lý luận và thực

tiễn, NXBĐHQGHN

24 Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí (2004), Cơ sở khoa học quản lý Tập bài

giảng cao học, Khoa Sư Phạm- Đại học Quốc gia Hà Nội

25 Nguyễn Thị Mỹ Lộc Môn Đại cương lý luận quản lý Tập bài giảng, (2009 – 2010) Tập bài giảng, 2009 Khoa Sư Phạm- Đại học Quốc gia Hà Nội

26 Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2008, 2009), Tâm lý học quản lý Tập bài giảng Khoa Sư

Phạm- Đại học Quốc gia Hà Nội

Trang 9

27 Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2007), Quản lý nhân sự trong giáo dục, tài liệu dành cho học

viên cao học QLGD, khoa Sư phạm , ĐH QG Hà Nội

28 Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trần Thị Bạch Mai (2008), Quản lý nhân sự trong giáo dục

Tài liệu cho học viên Cao học quản lý giáo dục, ĐHQGHN

29 Nguyễn Ngọc Quang (1999), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục

Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo Trung Ương 1Hà Nội

30 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Giáo dục Nhà xuất bản Chính trị

quốc gia Hà Nội -2006

31 Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn, Các Báo cáo thống kê, báo cáo tổng kết năm học

của từ năm học 2010-2011 đến năm học 2012-2013

32 Thomas J Robbins - Wayned Morryn (1999), Quản lý và kỹ thuật quản lý Nhà

xuất bản giao thông vận tải, Hà Nội

33 Tỉnh ủy Lạng Sơn (2011), Chỉ thị số 04-CT/TU ngày 11 tháng 3 năm 2011 về nâng

cao chất lượng giáo dục phổ thông giai đoạn 2011-2015

34 Trung tâm từ điển ngôn ngữ - Viện ngôn ngữ (2005), Từ điển tiếng Việt Trung tâm

Từ điển ngôn ngữ, Hà nội - Việt Nam

35 Nguyễn Quang Uẩn ( 2007), Quản lý tổ chức và nhân sự Tài liệu dành cho học viên

Cao học quản lý giáo dục, ĐH sư phạm HN

36 UBND tỉnh Lạng Sơn (2008), Quyết định sô 28/2008/QĐ – UBND Quy định về

quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng và chế độ hỗ trợ, khuyến khích với cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, chính sách thu hút người có trình độ chuyên môn cao về công tác tại tỉnh Lạng Sơn

37 UBND tỉnh Lạng Sơn (2011), Quyết định số 76/QĐ – UBND phê duyệt quy hoạch

phát triển giáo dục tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 – 2020

Ngày đăng: 13/01/2015, 10:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w