1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sự đổi mới của thơ Nguyễn Đình Thi trong giai đoạn 1945 1975 (tiểu luận)

18 1,6K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 115,5 KB

Nội dung

Trong điều kiện hiện tại của bản thân, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc tìm hiểu, nghiên cứu để thực hiện bài viết một cách tốt nhất nhưng do nhiều nguyên nhân, chủ quan cũng như kh

Trang 1

Tiểu luận này là một phần kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu chuyên đề “Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975” dưới sự dẫn dắt và truyền đạt nhiệt tình, nghiêm túc và khoa học của thầy phụ trách Chuyên đề, Phó giáo sư - Tiến sỹ Trần Hữu Tá

Trong điều kiện hiện tại của bản thân, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc tìm hiểu, nghiên cứu để thực hiện bài viết một cách tốt nhất nhưng do nhiều nguyên nhân, chủ quan cũng như khách quan, bài viết chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, bất cập, cần có sự chỉ giáo quý báu của thầy; sự phê bình, đóng góp ý kiến với thiện ý xây dựng của đồng môn, đồng nghiệp và người đọc Khi ấy, người viết sẽ

cố gắng thể hiện tốt hơn và hy vọng bài viết sẽ hoàn chỉnh hơn

Nhưng trước hết, người viết xin trân trọng và chân thành tri ân những điều dạy bảo và chỉ dẫn của Phó giáo sư – Tiến sỹ Trần Hữu

Tá, một người thầy mẫu mực trong nhân cách; tận tâm trong giảng dạy và nghiêm túc, khách quan trong khoa học! Nhân đây, người viết cũng xin vô cùng cảm ơn các đồng môn, đồng nghiệp đã giúp đỡ, góp

ý để bài viết được hoàn thành!

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2014

Người thực hiện

Nguyễn Thanh Tùng

Trang 2

MỤC LỤC I/PHẦN MỞ ĐẦU……… Trang 2

1 Lý do chọn đề tài……… Trang 2

2 Phương pháp nghiên cứu………Trang 4

3 Kết cấu bài viết………Trang 5 II/ PHẦN NỘI DUNG……… Trang 5

1 Vài nét về Nguyễn Đình Thi……… Trang 5

2 Sự đổi mới của thơ Nguyễn Đình Thi về mặt nội dung:

……… Trang 6

3 Đổi mới về mặt nghệ thuật của thơ Nguyễn Đình Thi

……… ……….Trang 11 III/ PHẦN KẾT LUẬN……… Trang 16

Trang 3

I/ PHẦN MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ của những kẻ mất nước đã đứng lên trở thành người làm chủ, tự quyết định vận mệnh của mình Tuy nhiên công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước vẫn còn là một hành trình dài, đầy hy sinh gian khổ Cùng với tiến trình lịch sử của dân tộc, văn học cũng khép lại một chặng đường, chặng đường hiện đại hóa, và mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng xã hội chủ nghĩa Nền văn học cách mạng ra đời Đó là một nền văn học cần thống nhất được thiên hướng sáng tạo của cá nhân với yêu cầu của nhân dân và thời đại Chính vì vậy, văn học giai đoạn này(ở đây chỉ nói riêng đối với bộ phận văn học cách mạng) mang những đặc điểm riêng, khác với văn học giai đoạn trước Đó là nền văn học phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng, thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng, trở thành một bộ phận của sự nghiệp cách mạng, không có sự phân hóa thành nhiều khuynh hướng, trường phái như trước năm 1945 Trong nền văn học giai đoạn này, các tác giả có thể có tiếng nói riêng nhưng ở họ đều chung một con đường, một tư tưởng, một nhiệm vụ: Nhà văn chiến sỹ Họ bám sát thực tiễn cách mạng, bám sát vận động xã hội, phản ánh kịp thời những vấn đề quan trọng, lớn lao của đất nước

Trang 4

Trong suốt chặng đường 30 năm phát triển, bỏ qua những hạn chế mà bất kỳ nền văn học nào ít nhiều cũng đều mắc phải, văn học cách mạng đã đạt được những thành tựu lớn, thể hiện ở tất cả các thể loại, đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của văn học dân tộc Một trong những lĩnh vực văn học đạt được nhiều thành tựu lớn, thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ là thơ ca với

sự đóng góp tài năng, tâm huyết của nhiều nghệ sỹ thuộc nhiều thế hệ như Tố Hữu, Chế Lan Viên, Quang Dũng, Hoàng Cầm, Hữu Loan, Trần Dần, Nguyễn

Mỹ, Lê Anh Xuân, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật…Sự đổi mới của thơ ca trong giai đoạn này thể hiện cả về mặt nội dung lẫn hình thức Một trong những tên tuổi góp phần tích cực cho sự tìm tòi và đổi mới của thơ ca giai đoạn này Nguyễn Đình Thi

Nguyễn Đình Thi thuộc kiểu nghệ sĩ đa tài, ông vừa là nhạc sĩ với những ca khúc bất hủ, vừa là nhà văn với những sáng tác trải ra trên các lĩnh vực: thơ, văn xuôi, kịch, tiểu luận phê bình Song thơ là cái mà ông thiết tha nhất, dụng công nhiều nhất trong việc tìm tòi đổi mới, như chính ông từng

phát biểu : “Thơ là cái thiết tha nhất của tôi, và cái tìm tòi rất khổ của tôi”.

Thơ của nguyễn Đình Thi thời kì đầu kháng chiến đã đem lại cho thơ ca Cách mạng một âm hưởng mới với những cách tân đầy táo bạo

Nguyễn Đình Thi luôn trăn trở và dành nhiều tâm huyết nhất cho sự tìm tòi một hướng sáng tạo nhằm đổi mới diện mạo thơ ca Nhờ tài năng và bản lĩnh sáng tạo, Nguyễn Đình Thi đã tạo ra một phong cách thơ riêng, độc đáo

và hiện đại Thơ ông dạt dào cảm hứng yêu thương sâu lắng về đất nước “vất

vả, gian nan, tươi thắm vô ngần” Đất nước đau thương và quật khởi, con

người vất vả và anh hùng là chủ đề quán xuyến trong thơ Nguyễn Đình Thi Với tình cảm gắn bó tha thiết với đất Việt yêu thương, với niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc, Nguyễn Đình Thi đã cho ra đời những bài

thơ bất hủ như “Đất nước”, “Nhớ”, “Bài thơ Hắc Hải”, “Lá đỏ”… Những

Trang 5

câu thơ tha thiết lắng đọng giàu chất triết lý chiêm nghiệm về sự kỳ diệu của

sự sống, của tình yêu, của sức mạnh tiềm ẩn trong con người Việt Nam hiền lành, đôn hậu Thơ Nguyễn Đình Thi hàm súc và giản dị, đằng sau từng lời thơ đều như có dư ba, đều có khả năng gợi không khí, gợi hình ảnh và tâm trạng Câu thơ của ông phóng khoáng tự do, không câu nệ vần, thậm chí không vần nhưng vẫn giàu nhạc điệu Mỗi bài thơ đều có chất nhạc riêng không lẫn được Chính những nỗ lực đổi mới thơ ca, chính những tìm tòi thể nghiệm táo bạo của Nguyễn Đình Thi đã khiến thơ ông trở thành đề tài gây tranh luận ngay từ năm 1949 Trong suốt một thời gian dài sau đó, ông vẫn cô đơn, âm thầm một mình bước lặng lẽ trên con đường thơ mà ông đã lựa chọn Không ít những lời gièm pha, không ít những lời kỳ thị của đồng nghiệp nhưng ông vẫn tin tưởng, vẫn kiên trì một lối đi riêng bởi đó là "niềm tha thiết nhất" của ông Và thời gian chính là sự khẳng định rõ ràng nhất cho chân lý của cuộc sống Thực tế phát triển của thơ ca tiếng Việt Nam đã chứng minh những cách tân của ông về thơ ca là hoàn toàn đúng đắn và hợp quy luật Thế

hệ các nhà thơ trẻ Việt Nam hiện nay đã và đang kế thừa và phát huy những thành tựu cũng như những hướng tìm tòi của ông

Qua nghiên cứu học tập chuyên đề “Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975”, dưới sự dạy bảo tận tình của Phó giáo sư – Tiến sỹ Trần Hữu Tá,

người viết xin mạo muội nêu lên những ý kiến thiển cận của mình về sự đổi

mới của thơ Nguyễn Đình Thi trong giai đoạn 1945 - 1975 như là một bài tự

kiểm tra kiến thức sau khi tiếp nhận chuyên đề

2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thực hiện bài viết này, người viết chủ yếu vận dụng các phương pháp, thao tác chủ yếu sau đây:

Trang 6

- Phân tích

- tổng hợp

3/ KẾT CẤU BÀI VIẾT

Bài viết gồm ba phần chính:

- Phần mở đầu trình bày lý do mà người viết chọn đề tài thể hiện; phương pháp thực hiện và kết cấu bài viết;

- Phần thứ hai là nội dung chính mà người nghiên cứu Chuyên đề cần trao đổi, gồm các vấn đề:

1 Vài nét về nhà thơ Nguyễn Đình Thi

2 Sự đổi mới của thơ Nguyễn Đình Thi về mặt nội dung

3 Sự đổi mới của thơ Nguyễn Đình Thi về mặt nghệ thuật

- Phần kết luận

II PHẦN NỘI DUNG: SỰ ĐỔI MỚI CỦA THƠ NGUYỄN ĐÌNH THI TRONG GIAI ĐOẠN 1945 - 1975

1/ VÀI NÉT VỀ NHÀ THƠ NGUYỄN ĐÌNH THI

Nguyễn Đình Thi quê ở Hà Nội nhưng sinh ở Luang Prabang (Lào) Đến năm tuổi, Nguyễn Đình Thi theo bố mẹ trở về nước và đi học ở Hà Nội rồi Hải Phòng Từ nhỏ, Nguyễn Đình Thi đã nổi tiếng thông minh, học rất giỏi tất cả các môn, đặc biệt là môn Triết Đang đi học mà ông đã viết sách

triết học như “Triết học nhập môn” (1942), “Triết học Căng” (1942), “Triết

học Nit-xơ” (1942), “Triết học Anh-xtanh” (1942), “Siêu hình học” (1942) và

cùng một số người bạn học bí mật nghiên cứu chủ nghĩa Mác Sau khi tốt nghiệp Tú tài, ông học Luật ở Đại học Đông Dương và trở thành một trong

Trang 7

những cán bộ chủ chốt của Hội Văn hoá Cứu quốc Là trí thức yêu nước, Nguyễn Đình Thi đã sớm trở thành người chiến sĩ cách mạng trung kiên Ông

đã từng là đại diện của Việt Minh trong Đảng Dân chủ Hai lần bị kẻ thù bắt

bớ, tra tấn, mua chuộc nhưng ông vẫn một lòng thuỷ chung với Cách mạng Tháng 7.1945, Nguyễn Đình Thi được đi dự Quốc dân Đại hội tại Tân Trào

và được cử vào Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam Từ đó cho đến cuối đời, Nguyễn Đình Thi liên tục đảm nhận những cương vị quan trọng trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật: Tổng thư ký Hội Văn nghệ, Tổng thư ký Hội Nhà văn, Chủ tịch Uỷ ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam

Nguyễn Đình Thi là người hoạt động chính trị, đã từng là sĩ quan quân đội, nhưng nhắc đến ông là mọi người nghĩ đến một nghệ sĩ đa tài Ông sáng tác nhạc, làm thơ, viết tiểu thuyết, kịch, tiểu luận phê bình Ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp đáng trân trọng

2/ SỰ ĐỔI MỚI CỦA THƠ NGUYỄN ĐÌNH THI VỀ MẶT NỘI DUNG

2.1/ Đổi mới về đề tài

Thế giới Thơ Mới bị giới hạn trong cái “tôi”, ít gắn bó với những vấn

đề cơ bản của đời sống cần lao Đến thơ Cách mạng, mà Nguyễn Đình Thi là một trong những cây bút đi đầu, thế giới thơ mở ra thực tại rộng lớn hơn Nhà thơ hướng tới đời sống thực tại phong phú, sống động Thơ Nguyễn Đình Thi ghi lại một cách tươi mới, tự nhiên hiện thực sinh động của sự sống đang lên

Thực tế Cách mạng đã “thổi lửa” vào tâm hồn nhà thơ, giúp ông tìm được cho mình “ngọn nguồn phong phú nhất”, “muôn màu muôn vẻ”, để “tiếp sức

sống tươi trẻ cho nghệ thuật, tạo ra giá trị tinh thần cho loài người”.

Trang 8

2.2/ Cảm hứng mới :

Nguyễn Đình Thi quan niệm: “Thơ phải có tư tưởng , phải có ý thức”,

thơ phải nói lên được những tư tưởng mới của thời đại Tư tưởng trong thơ, theo Nguyễn Đình Thi, là tư tưởng gắn liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống

Mà đời sống ở đây không được hiểu là những hoạt động mưu sinh của sự sinh

tồn mà là sự sống của tâm hồn, là “trạng thái tâm lý đang rung chuyển mạnh

mẽ khác thường” Ông khẳng định: “Thơ là tiếng nó iđầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đua, chạm với cuộc sống Toé lên ở nơi giao nhau giữa tâm hồn với ngoại vật, trước hết là những cảm xúc” và “và đem cảm xúc mà

đi thẳng vào sự suy nghĩ” Trong bối cảnh những năm đầu kháng chiến chống

Pháp, cảm hứng chủ đạo của thơ Nguyễn Đình Thi là cảm hứng về đất nước trong chiến tranh

Tình yêu quê hương đất nước là một đề tài lớn trong thơ ca Cách Mạng nói chung, thơ kháng chiến chống Pháp nói riêng Nhưng với mỗi nhà văn đất nước hiện lên với một gương mặt riêng Với cảm hứng hiện thực kết hợp lãng mạn bay bổng, đất nước trong cảm nhận của Nguyễn Đình Thi hiện lên như

một thể thống nhất với sự chuyển hóa của hai đối cực: “vất vả đau thương” nhưng “tươi thắm vô ngần”.

Bằng những hình ảnh thơ đầy sức ám gợi, Nguyễn Đình Thi đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng không thể quên về một đất nước đau thương trước sự giày xéo của quân thù:

“Bức tường đầy vết đạn

Ôm bóng tối đổ nghiêng

Hà Nội nát người trong gai sắt

Máu chảy hồng tươi bất khuất”

(Hà Nôi đêm nay)

Trang 9

“Cây cháy rũ vàng

Mặt em trắng toát"

(Em bé gái)

“Ôi quê hương ta đau xót

Đói gầy mắt nhìn thiêu đốt”

(Lúa)

Nhưng tâm điểm trong cảm hứng về đất nước của Nguyễn Đình Thi không phải ở nỗi vất vả, đau thương Nhà thơ dường như dồn hết tâm sức của mình để khắc họa một đất nước tươi thắm vô ngần, dù cho bom đạn kẻ thù giày xéo Đây là điều kì diệu của dân tộc Việt Nam, là điều kì diệu trong những sáng tác của Nguyễn Đình Thi Viết về đất nước đau thương nhưng những câu thơ của ông không hề bi thương, người đọc luôn nhận thấy một cảm hứng vượt thoát, vượt thoát lên trên nỗi đau để khẳng định sức mạnh, sức

sống quật cường bất khuất của dân tộc mình: “Hà Nội nát người trong gai

sắt”, “máu chảy” nhưng là “hồng tươi bất khuất”, bức tường đầy vết đạn của

kẻ thù nhưng vẫn “cố vươn mình thẳng lên”, một dân tộc “chìm trong máu

chảy” nhưng vẫn đủ sức mạnh để “vùng đứng lên, đạp quân thù xuống đất đen” Nguồn sống diệu kì ấy được tạo nên bởi những con người biết sống,

chiến đấu và hi sinh cho lẽ phải Đó là những con người :

“Vì Tổ quốc anh hi sinh lặng lẽ

Trên môi lưu luyến nụ cười”

(Người tử sĩ)

Là đồng chí:

"Chiều qua đồn trúng đạn

Giữa vườn lê anh nhắm mắt thản nhiên

An Châu mấy anh không về nữa

Nụ cuời còn tươi nguyên”

Trang 10

(Bài thơ viết cạnh đồn Tây) Đọng lại trong tâm trí người đọc là nụ cười, nụ cười của những người

đã ngã xuống, của những người đang sống, nụ cười mang “niềm hi vọng xóa

thương đau”, nụ cười của ngày trở về, ngày chiến thắng:

"Bóng cờ bát ngát ngày vui, nước non reo cười, trên môi người cười Tiếng cười

Ngày về”

(Người Hà Nội)

Cảm hứng chính trong những tác phẩm thời kì đầu kháng chiến của Nguyễn Đình Thi là cảm hứng về đất nước trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc nhưng không phải ông không có những trầm tư về vị thế của con người cá nhân trong cuộc trường chinh ấy Cảm hứng về hạnh phúc cá nhân trong cuộc đổi thay lớn của dân tộc tạo nên cho thơ Nguyễn Đình Thi giai đoạn này nét riêng độc đáo mà nhiều nhà thơ sau này như Thanh Thảo, Hữu Thỉnh… đã nối tiếp cảm hứng ấy

Thơ Mới là tiếng thơ của cái tôi cá nhân có phần tích cực, có ý nghĩa nhân bản, nhưng không ít trường hợp là cái tôi cô đơn, buồn chán tìm kiếm sự thoát li, hưởng lạc Cuộc Cách mạng tháng tám thắng lợi mở ra một thời đại mới, thời đại của cái ta, thơ văn ít nói đến cái tôi cá nhân, ít nói đến nỗi buồn,

tình yêu Nhà phê bình Hoài Thanh cũng đã có nói: “Đời sống cá nhân

không có nghĩa gì trong đời sống bao la của toàn thể” Nhưng Nguyễn Đình

Thi vẫn viết về tình yêu lứa đôi, và không thể phủ nhận rằng ông cũng có những bài thơ tình đích thực Cảm hứng về hạnh phúc, cá nhân trong thơ ông

có những nét riêng đột phá Tình yêu trong thơ ông là những mối tình nảy nở trong cuộc vạn lí trường chinh đầy bão tố của dân tộc Những người chiến sĩ nguyện hi sinh cho hạnh phúc của nhân dân của cộng đồng nhưng cũng có

Trang 11

hạnh phúc của riêng mình Họ tự nguyện gác tình riêng để chiến đấu bởi họ biết xa nhau chỉ là tạm thời, xa nhau để mong có ngày gặp lại:

"Đôi người yêu xa cách lại xa nhau

Yêu nhau nên họ xa nhau"

(Chuyện hai người yêu xa cách)

"Anh muốn em sung sướng suốt đời

Xa nhau hẹn ngày gặp lại”

(Chia tay)

Khi kẻ thù còn giày xéo đất nước này thì mỗi cá nhân không thể có tình yêu trọn vẹn Vì thế tình yêu luôn đồng hành cùng lí tưởng Các nhà thơ Cách mạng thường né tránh chuyện tình yêu, nhớ nhung vì sợ nỗi nhớ bi lụy

sẽ làm nhụt ý chí, còn Nguyễn Đình Thi dám nói lên những cảm xúc rất thật của lòng mình Dưới ánh đèn không ngủ, bóng dáng người yêu lại hiện lên nguyên vẹn với “cái miệng hay cười”, “đôi mắt em hay nghĩ ngợi”, tưởng như

“Thấy em bước vội / Tới tìm anh qua đêm lạnh xa xôi” Nhưng cái miệng hay cười của em là cái miệng “nói chuyện những ngày mai sẽ tới”, tiếng thì thầm của em là tiếng “Thì thầm em nói em yêu quá / Các anh vất vả vì giống nòi”(Bài thơ viết cạnh đồn Tây) Tình yêu của em như ngọn lửa như ánh sao chiếu rọi tim anh, chiếu rọi những chặng đường chiến đấu đầy gian lao phía trước:

"Anh mang em như ngọn đèn chiếu rọi

Như trái tim anh đập không ngừng

Đời anh có em như ngày có nắng

Yêu em anh yêu cả mọi người”

(Chia tay)

Lần đầu tiên trong thơ kháng chiến, cảm hứng về tình yêu hòa quyện với cảm hứng về Tổ quốc Nguyễn Đình Thi đã dung hòa được cá nhân và tập

Ngày đăng: 13/01/2015, 07:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w