1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo trình bệnh học thủy sản

65 358 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 253,5 KB

Nội dung

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU MÔN GIẢI PHẪU BỆNH HỌC 1. Đònh nghóa và lòch sử phát triển của môn giải phẫu bệnh học. 1.1. Đònh nghóa: Giải phẫu bệnh học là khoa học các tổn thương, hay nói một cách cụ thể hơn, mổ xẻ phân tích các bệnh tật về mặt nghóa đen và nghóa bóng, nghóa là về mặt hình thái cũng như cơ chế. Do đó, ở nhiều nước, người ta không gọi là giải phẫu bệnh học mà gọi ngắn gọn là bệnh học gồm cả mô bệnh lẫn tế bào bệnh. Tổn thương là những biến đổi gây nên do bệnh tật, biến đổi không chỉ về hình thái mô tả được qua các giác quan, mà cả về hóa học, men học, hiển vi điện tử học, v.v… biểu hiện bằng rối roạn chức năng. Hình thái là những đặc điểm phát hiện và mô tả được qua sự quan sát của các giác quan, căn bản là con mắt, nhưng cũng có thể là các giác quan khác. Khi nhìn bằng con mắt thường thì gọi là đại thể. Nhìn với kính hiển vi thì gọi là vi thể. Với kính hiển vi điện tử thì gọi là siêu vi thể; và có thể đến mức độ phân tử gọi là bệnh học phân tử. Cơ chế gồm hai yếu tố bệnh căn nêu lên những nguyên nhân gây bệnh như viêm, u, rối loạn chuyển hóa, nội tiết, miễn dòch, di truyền, bẩm sinh ra tổn thương. 1.2. Lòch sử phát triển của môn giải phẫu bệnh học : Giải phẫu bệnh học, như mọi chuyên khoa, không thể tách rời khỏi y học nước nhà cũng như y học thế giới, và đã qua nhiều giai đoạn trước và tiến triển không ngừng Trước năm 1850 là giai đoạn y học kinh nghiệm. Khoảng những năm 50 của thế kỷ XIX, Pasteur và các bác học đương thời đã phát hiện ra tụ cầu khuẩn và nhiều vi khuẩn gây bệnh, chấm dứt một giai đoạn mò mẫm và nêu lên những nguyên nhân cụ thể gây bệnh mà người ta cần điều trò để tiêu diệt: đó là y học và điều trò học bệnh căn, mà cho đến ngày nay vẫn giữ một giá trò gần tuyệt đối Từ năm 1850 đến 1900 là y học bệnh căn, đã đem lại nhiều kết quả tốt hơn không những trong điều trò mà còn trong phòng bệnh. Tuy Jenner đã có sáng kiến đầu tiên chủng đậu cho người vào thế kỷ XVIII nhưng ý thức và biện pháp rộng rãi khoa học bắt đầu vào thời kỳ này với vaccin phòng dại của Pasteur, không chỉ để phòng các bệnh nhiễm khuẩn đặc hiệu, mà còn đề phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuật bằng phương pháp diệt khuẩn và vô khuẩn nên đã cho phép ngành phẫu thuật phát triển một cách an toàn. Đó cũng là những thành công của các nhà vi sinh vật học thời nay. Từ 1900 đến 1950: bệnh căn không phải bao giờ cũng tìm thấy, và dù có tìm thấy người ta có hướng chỉ nghó đến nguyên nhân gây bệnh mà quên người bệnh, “chỉ có bệnh, không có bệnh nhân”. Đó mới chỉ là một mặt của bệnh học. Nguyên nhân tìm thấy ở môi trường. Cần phải thăm dò nội tại người bệnh. Người ta dùng một khăn vải để nghe tim nghe phổi. Laennec đã sáng chế ra ống nghe. Cái búa tìm phản xạ cũng được phát minh. Một số phản ứng sinh học đã cho phép hiểu biết hơn về con ngừơi bệnh, lẫn con người khỏe mạnh. Đó là giai đoạn y học kinh điển, y học nghệ thuật. Từ năm 1950 đến năm 1975: yêu cầu phải sâu hơn nữa về con người. Năm 1950 đánh dấu một bước nhảy vọt của khoa học, coi như bắt đầu một giai đoạn cách mạng khoa học kỹ thuật thứ hai, tiếp theo cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật thứ nhất của thế kỷ XIX. Phát minh ra DNA, siêu ly tâm, tự chụp phóng xạ, hiển vi điện tử, chụp nhấp nháy, chụp siêu âm, chụp nhiệt, chụp từng lớp (scanner), âm hưởng từ trường nhân (résonnace magnétiqe nucléaire), miễn dòch, lai tế bào, ghép gen, điều khiển vi khuẩn điều khiển thuốc, mang tới tận tế bào bia phân tử thuốc mới, vaccin mới, phương pháp đo lường mới, đến tận nanogam, nanomet, v.v… cho phép thăm dò và “mổ xẻ” cho người ngay khi còn sống. Người ta đã gần như cướp cả quyền tạo hóa, khi điều khiển chất DNA chế ra những sinh vật mới. Đó là y học khoa học. Từ năm 1975, nền y học khoa học hóa cao độ trong một phần tư thế kỷ không phải là vạn năng và một đôi khi trở thành máy móc, theo cả nghóa đen lẫn nghóa bóng. Vì quá tin tưởng vào máy móc, nhiềukhi người ta làm cho người bệnh phụ thuộc quá nhiều vào thăm dò, tốn kém nhiều nhưng kết quả không phải bao giờ cũng như ý muốn. Còn có những nhóm bệnh mà người ta chưa rõ căn nguyên cũng như chưa biết điều trò một cách triệt để như bệnh ung thư, bệnh xơ vữa động mạch. Nhưng y học vẫn tiếp theo hai con đường: - Theo hướng y học phân tử, tìm hiểu, phân tích bệnh tật tới mức phân tử. - Theo hướng bệnh học môi trường và dòch tễ học, tìm hiểu bệnh sử tự nhiên của bệnh tật để tìm cách bảo vệ và phòng ngừa hơn điều trò. Theo hướng phát triển như của y học nói chung, giải phẫu bệnh học cũng có những giai đọan tương tự: - Giải phẫu bệnh học kinh nghiệm (trước năm 1850), chỉ mô tả mà không hiểu ý nghóa của các tổn thương. - Giải phẫu bệnh học căn bản, bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân và cơ chế của các tổn thương (1850-1900). - Giải phẫu bệnh học kinh điển, thăm dò thô sơ (1900-1950) bằng những phương tiện kinh điển (cắt nhuộm thông thường, hiển vi quang học…). - Giải phẫu bệnh học hiện đại, thăm dò sâu sắc bằng những phương pháp hiện đại, bắt đầu sau chiến tranh thế giới thứ hai, và kết thúc vào năm 1975 (1950-1975). - Giải phẫu bệnh hiện tại, ngoài việc kế thừa những kiến thức của giai đoạn trước, cũng phải tìm hiểu cơ chế của các hình ảnh bệnh lý, qua các cấu trúc phân tử và trong hoàn cảnh tác động của môi trường xung quanh. 2. Mục tiêu và chức năng của môn giải phẫu bệnh học. 2.1. Mục tiêu của giải phẫu bệnh học Như bất cứ một môn học lâm sàng hay cận lâm sàng nào, giải phẫu bệnh học cũng có yêu cầu về mặt ứng dụng thực tế là: - Chẩn đoán: giải phẫu bệnh học chẩn đoán bệnh bằng những phương pháp của mình là đại thể, vi thể, tế bào học và khi cân bằng những phương pháp mô hóa tế bào, thực nghiệm… - Không tham gia trực tiếp mà gián tiếp vào công tác điều trò, nhiều khi với vai trò quyết đònh, bằng việc chẩn đoán chính xác mỗi khi có thể làm sinh thiết hoặc tế bào, trước khi điều trò. Một yêu cầu phổ biến của giải phẫu bệnh học là tham gia kiểm tra những kết quả điều trò hoặc bằng sinh thiết hoặc bằng tử thiết tùy hoàn cảnh. - Giải phẫu bệnh học trong một số trường hợp có khả năng đóng góp vào việc phòng bệnh, khi phát hiện ra những bệnh mà người làm công tác bệnh thủy sản hay người nuôi chưa nghó đến. - Giải phẫu bệnh học cũng như các chuyên khoa lâm sàng tham gia giảng dạy bằng những chẩn đoán cụ thể trên bàn khám nghiệm tử thi hoặc những tiêu bản đại thể hay vi thể. - Đóng góp phần tích cực vào nghiên cứu khoa học của mọi chuyên khoa bằng cách minh họa đề tài với những phương phép nghe nhìn khá quen thuộc trong giải phẫu bệnh học. 2.2. Chức năng của giải phẫu bệnh học 3. Đặc điểm của giải phẫu bệnh học. Như giải phẫu thường, giải phẫu bệnh học coi như cơ sở của mọi chuyên khoa y học, giải phẫu bệnh học cũng coi như cơ sở của mọi chuyên khoa lâm sàng. Nói chung, có vật nuôi thủy sản bệnh, phải có giải phẫu bệnh học. Vì có tổn thương giải phẫu bệnh học mới có triệu chứng lâm sàng. Do đó giải phẫu bệnh học có những đặc điểm sau đây: - Tính cụ thể: cơ sở “vật chất” của bệnh tật là những tổn thương được mô tả rõ ràng, đầy đủ do giải phẫu bệnh. - Tính chính xác: khó sai lầm, từ vò trí phát hiện do mắt không, đến những chi tiết trông thấy qua kính hiển vi. - Tính khách quan: thường ít bò các suy nghó chủ quan làm sai lạc. - Tính tổng hợp: đầy đủ khi khám nghiệm tử thi một cách toàn diện, hoặc khi phân tích những thông tin đại thể, vi thể, và các thông tin khác của lâm sàng, cận lâm sàng, để đi đến những chẩn đoán dứt khoát. 4. Nội dung và phương pháp của môn giải phẫu bệnh học. 4.1. Nội dung của môn giải phẫu bệnh học: Kinh điển, người ta chia giải phẫu bệnh học thành hai phần: a. Giải phẫu bệnh học chung hay đại cương, học những tổn thương chung cho mọi bệnh tật, mọi cơ quan, và bao gồm những tương ứng với nhóm bệnh căn: - Viêm - U hay bướu - Chuyển hóa, dinh dưỡng, nội tiết, miễn dòch. - Bệnh di truyền, bẩm sinh. b. Giải phẫu bệnh học bộ phận hay cơ quan, học những tổn thương riêng của từng cơ quan hay bộ máy, như bộ máy hô hấp, bộ máy thần kinh v.v… mà những bệnh cũng chỉ nằm trong bốn nhóm bệnh căn bản của giải phẫu bệnh đại cương. 4.2. Phương pháp của môn giải phẫu bệnh học: Để đảm bảo nội dung và thực hiện được chức năng kể trên, giải phẫu bệnh học có những biện pháp sau đây: a. Công tác đại thể, căn bản là mổ kiểm tra và mô tả những tổn thương phát hiện bằng con mắt không. Nhưng không phải chỉ có thế, giải phẫu bệnh học cũng có nhiệm vụ phát hiện và mô tả, chẩn đoán những bệnh phẩm đại thể do các phòng bệnh đòa phương hay các nhà làm khoa học gửi đến. Trong công tác giải phẫu bệnh học, người ta có hướng ít làm công tác đại thể hơn sinh thiết và tế bào học. Nhưng không phải là một ưu điểm. Có những thiếu sót bất ngờ mà không một phương pháp thăm dò nào, khi vật nuôi còn sống cho phép phát hiện được, mà chỉ mổ kiểm tra vật nuôi mới quan sát được và khai thác được đầy đủ những chi tiết hoàn chỉnh có lợi và cần thiết cho việc rút kinh nghiệm chẩn đoán, điều trò, cũng như nghiên cứu khoa học. b. Sinh thiết hay công tác vi thể, có thể tiến hành độc lập hay tiếp tục công tác đại thể. Chuẩn bò các tiêu bản để quan sát qua kính hiển vi bao giờ cũng là một quá trình phức tạp và khó khăn đòi hỏi thời gian, sự khéo léo, phẩm nhuộm và hóa chất phần nhiều phải nhập ngoại nên hạn chế khả năng và xét nghiệm tốn kém, nhất là khi thực hiện những phương pháp đặc biệt về tế bào học, hóa mô, hóa tế bào… Những kỹ thuật hiện đại chủ yếu là ở khâu này, và cho phép đi sâu vào đời sống của tế bào từ hình thái đến sinh lý, đến mức phân tử. c. Công tác tế bào học, gần đây được sát nhập vào công tác giải phẫu bệnh học, gọi là môn giải phẫu và tế bào bệnh học, vì khi mô có bệnh thì tế bào cũng có bệnh, và ngược lại. Hai phương pháp giải phẫu bệnh học và tế bào bệnh học bổ sung cho nhau, kiểm tra lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau để cùng đạt được những kết quả nhanh chóng và chính xác hơn. Đơn giản và dễ thực hiện, đỡ tốn kém khi chỉ làm tế bào học để chẩn đoán bệnh. Có thể nói chúng ta có khả năng chẩn đoán được mọi bệnh ở ngoài da khi đã phát hiện được bằng mắt thường và cả những bệnh của nhiều cơ quan nằm trong sâu bằng phương pháp chọc hút kim nhỏ. d. Hóa mô, hóa tế bào, men học, miễn dòch học… cho phép đi sâu và tìm hiểu đời sống tế bào, và làm được những chẩn đoán phân biệt mà chỉ hình thái thông thường không cho phép. Hiện đại hóa giải phẫu bệnh học căn bản là ở khâu này. e. Công tác minh họa (bảo tàng, tranh ảnh, dương bản…) không những cần thiết cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học trước mắt và về lâu dài mà còn là những tư liệu q giá góp phần xây dựng truyền thống ngành giải phẫu bệnh học nói riêng, cũng như ngành bệnh học thủy sản nói chung, vì có những bệnh hiện nay còn phổ biến nhưng mai kia không gặp nữa ở nước ta cũng như trên thế giới. f. Giải phẫu bệnh học thực nghiệm, nhiều khi cần thiết để xác minh một vi khuẩn gây bệnh, góp phần vào chẩn đoán hoặc phòng bệnh; hoặc để chứng minh tác dụng tốt hay xấu của một vò thuốc cũng như liều lượng, hoặc để nghiên cứu khoa học về mặt lâm sàng cũng như cơ bản. CHƯƠNG II: CÁC QUÁ TRÌNH BỆNH LÝ CƠ BẢN Khái niệm về bệnh lý: Khi động vật bò bệnh, một hay một số tổ chức cơ quan hoạt động không bình thường, chúng có thể bò rối loạn, ngừng trệ hoặc bò phá huỷ. Quá trình từ hoạt động bình thường đến hoạt động không bình thường của các tổ chức cơ quan trong cơ thể sinh vật bò bệnh gọi là quá trình bệnh lý. Quá trình bệnh lý ở các bộ phận quan trọng gọi là quá trình bệnh lý cơ bản. A. Tổn thương cơ bản của tế bào và mô. 1. Mở đầu: Tổn thương cơ bản của tế bào là những hình thức phản ứng khác nhau của tế bào đối với những tác nhân xâm phạm làm biến đổi sự cân bằng sinh học bình thường của tế bào khiến ảnh hưởng đến sự sống của tế bào. Tế bào là đơn vò sống của cơ thể: Trong cơ thể của mọi sinh vật, tế bào có đầy đủ 3 đặc điểm của sự sống là có khả năng: - Thích nghi với môi trường bên ngoài. - Thay cũ đổi mới. - Sinh sản giống mình để duy trì giống. Chuyển hoá là điều kiện tất yếu của sự sống: Đơn vò sống đó được cấu tạo bởi các chất hoá học, chủ yếu là những chất hữu cơ chúng khác những vật chất không có sự sống ở chỗ các thành phần hoá học luôn luôn vận động một cách hài hoàtheo một quá trình thay cũ đổi mới mà ta gọi là quá trình chuyển hoá. Sự chuyển hoá đó được diễn biến qua hai quá trình đối lập nhưng có quan hệ mật thiết với nhau. Đó là: Quá trình đồng hoá tức là quá trình hấp thụ và tổng hợp những chất tiếp nhận từ bên ngoài vào, biến thành những chất của tế bào đảm bảo sự tồn tại và phát triển. Quá trình dò hoá là quá trình phân giải từ hợp chất thành đơn chất hay là quá trình oxy hoá để cung cấp năng lượng cho vật chất vận động, đồng thời là quá trình đào thải những chất thừa, chất cặn bã ra khỏi tế bào. Khả năng thích nghi với môi trường: Chuyển hoá là điều kiện tất yếu của sự sống, đồng thời có liên quan rất mật thiết với môi trường bên ngoài. Khi môi trường bên ngoài thay đổi thì sự chuyển hoá phải thích nghi được thì mới tồn tại. Sự thích nghi đó sẽ dựa vào chức năng điều hoà của tuần hoàn thể dòch. Tuần hoàn sẽ cung cấp dinh dưỡng và O 2 cho tế bào và mô, đồng thời vận chuyển CO 2 và chất cặn bã ra khỏi tế bào và mô. Sự thích nghi đó sẽ còn dựa vào chức năng điều hoà của thần kinh và nội tiết. Khi thiếu oxy cá sẽ tăng cường hoạt động đóng mở nắp mang hoặc nổi đầu lên mặt nước để lấy oxy. Chuyển hoá và thích nghi với môi trường đã tạo nên sự cân bằng sinh học của tế bào và mô. Khi sự cân bằng sinh học bò rối loạn do những tác nhân xâm phạm gây nên sẽ dẫn tới những tổn thương của tế bào và mô. 2. Tác nhân xâm phạm: Tác nhân xâm phạm có thể là nội sinh hoặc ngoại sinh. Tác nhân nội sinh: - Rối loạn chuyển hoá bẩm sinh. Thiếu men gluco-6-phosphatase trong bệnh Von Gierke gây nên tích tụ glucose quá mức trong tế bào gan, thận… - Rối loạn nội tiết. Cường tuyến vỏ thượng thận trong hội chứng Cushing gây nên cao huyết áp, mất vôi ở xương,… - Dò dạng bẩm sinh. Teo ống mật gây ứ mật trong tế bào gan. Tác nhân ngoại sinh: - Chất hoá học: acid, kiềm,… - Chất vật lý: phóng xạ, nhiệt - Sinh vật: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng… 3. Mức độ tổn thương hay mức độ phản ứng của tế bào: Tổn thương của tế bào tuỳ thuộc vào tính chất, cường độ và thời gian tác động của từng loại tác nhân. Các tổn thương tế bào có thể chia làm 3 mức độ khác nhau: - Tổn thương khả hồi: Tế bào có khả năng tái hợp lại cân bằng sinh học bình thường khi tác nhân xâm phạm yếu, tác động ở giai đoạn mẫn cảm. Các bào quan chủ yếu cho sự sống của tế bào không bò xâm phạm. - Tổn thương có nguy cơ gây chết tế bào: Sự cân bằng sinh học bò rối loạn trầm trọng, có khả năng phục hồi chậm hoặc không phục hồi dẫn tới sự hoại tử tế bào hoặc có thể tạo nên một sự cân bằng sinh học mới. Nở to, teo đét hoặc thay hình của tế bào là biểu thò trạng thái cân bằng sinh học mới của tế bào. - Tổn thương bất khả hồi: Là những tổn thương không có khả năng phục hồi hoặc tạo nên một trạng thái cân bằng sinh học mới, tổn thương tất yếu dẫn tới sự hoại tử tế bào. 4. Những biểu hiện tổn thương tế bào: 4.1. Nở to: Gọi là tế bào nở to khi thể tích của tế bào lớn hơn bình thường nhưng vẫn lành mạnh. Cần phân biệt nở to với phù thủng. Tế bào phù thủng cũng tăng thể tích nhưng không lành mạnh. Tế bào phù thủng: Trong dòch tương và hạch tế bào có nhiều không bào, loại không bào này không chứa mỡ, đường đơn và niêm dòch hoặc chỉ có rất ít Protein lắng đọng, nhưng sự xuất hiện của không bào đã làm tế bào tích nước. Sự biến đổi nước và sự phù nề có quan hệ mật thiết với nhau, nó làm cho tế bào tổn thương nhanh. Khi cơ thể bò sốc, tế bào thiếu oxy, năng lượng tế bào sản sinh ra không đủ đã dẫn đến hiện tượng di chuyển ngược chiều của 2 ion, Kali đi ra ngoài tế bào và Natri đi vào trong tế bào, làm cho lượng ion Natri trong tế bào tăng lên nhiều dẫn đến tế bào trương nước. Tế bào, tổ chức cơ quan sưng tấy thường do bệnh truyền nhiễm cấp tính, do hiện tượng trúng độc hoặc do thiếu oxy toàn thân, làm cho tế bào tổ chức sưng tấy. Lúc này tế bào tiến hành thuỷ phân, đồng thời có một số biến đổi như hàm lượng ion K + trong tế bào giảm, hàm lượng Na + và hợp chất Clorua tăng, sự thay đổi giữa các thành phần ion là do tế bào bò tổn thương không đủ năng lượng để hoạt động. Ở tế bào nở to, các bào quan cũng nở to một cách cân đối. Tuy nhiên bào tương thường có chiều hướng nở to nhiều hơn nhân. Nhân sẽ giàu nhiễm sắc thể hơn. Các tiểu vật và các ribosom có thể nở to hơn và tăng số lượng. Tế bào nở to vì tăng chuyển hoá, tăng trao đổi chất với môi trường bên ngoài, trong đó quá trình đồng hoá tăng nhiều hơn tạo nên trạng thái cân bằng sinh học mới. Có thể gặp tế bào nở to trong nhiều trường hợp sinh lý hoặc bệnh lý và thường do tác nhân cơ giới hoặc nội tiết gây nên. - Trạng thái sinh lý: Ở các lực só, do năng vận động, tập luyện, các cơ bắp nở to vì các tế bào nở to mà không tăng số lượng. - Trạng thái bệnh lý: Khi lỗ van tim bò hẹp, cơ tim làm việc quá sức, co bóp nhiều, tế bào cơ tim sẽ nở to. Cắt bỏ một phần gan, phần còn lại phải hoạt động bù, tế bào cũng nở to. 4.2. Teo đét: Gọi là tế bào teo đét khi thể tích tế bào giảm sút và các bào quan cũng nhỏ lại. Teo đét là hiện tượng phức tạp hơn nở to. Tế bào nở to thường là tế bào lành mạnh. Ngược lại tế bào teo đét không mấy khi lành mạnh hẳn. Ngoài việc giảm kích thước của tế bào, các bào quan và các thành phần cấu tạo của tế bào nhiều khi còn bò giảm sút cả về số lượng và chất lượng, nhất là những thành phần biệt hoá như tơ cơ, tơ thần kinh,… Như vậy, teo đét không những giảm về thể tích mà còn giảm về chất. Về nguyên lý, teo đét là tổn thương không phục hồi và gắn liền với thoái hoá của tế bào. Nguyên nhân và cơ chế: Teo đét tế bào trước hết là kết quả của sự giảm sút trao đổi chất đặc biệt là sự đồng hoá. Thường gặp ở: - Sinh vật già nua. - Sinh vật bò đói ăn kéo dài về chất và lượng. - Liệt dây thần kinh vận động. - Chèn ép. - Thiếu oxy. 4.3. Thay hình: Thay hình là sự biến đổi về hình thái và chức năng từ một tế bào này sang một tế bào khác, có hình thái và chức năng không giống tế bào cũ. Hiện tượng này xuất hiện ở tế bào biểu mô nhiều hơn ở tế bào liên kết. Cơ chế của thay hình tế bào chưa rõ ràng: có người cho rằng đây không phải là sự thay hình mà do những tế bào không biệt hoá ở vùng sinh sản biệt hoá thành những dòng tế bào khác với những tế bào cũ. 4.4. Không biệt hoá và không trưởng thành: Người ta biết rằng theo quy luật, tế bào “mẹ” ở vùng sinh sản sẽ phân chia thành hai tế bào “con”, một tế bào sẽ thay tế bào mẹ, còn một tế bào sẽ được biệt hoá dần thành tế bào bình thường của mô. Trong quá trình biệt hoá, tế bào từ trạng thái non sẽ dần trở thành tế bào trưởng thành. Thượng bì của da bao gồm nhiều lớp tế bào khác nhau. Từ tế bào đáy là những tế bào không biệt hoá hoặc kém biệt hoá tiến tới tế bào sinh sản rồi trở thành tế bào malphighi. Sau đó bò sừng hoá rồi bong ra, phản ánh quá trình biệt hoá tế bào của thượng bì, trong đó tế bào đáy là tế bào non mà tế bào malphighi là tế bào trưởng thành. Như vậy quá trình biệt hoá đã được tiến hành trước khi tế bào trưởng thành. Các tế bào chưa biệt hoá thường tròn, có tỷ lệ N/NSC lớn, nhân kiềm tính có hạt nhân lớn; bào tương ít và kiềm tính,các bào quan cũng ít hơn các tế bào đã biệt hoá: - Tế bào biệt hoá cao. - Tế bào biệt hoá vừa. - Tế bào không biệt hoá hoặc kém biệt hoá. 4.5. Thoái hoá: Tế bào bò thoái hoá khi có các tổn thương làm cho các thành phần của tế bào bò giảm sút về số lượng hoặc chất lượng hoặc cả lượng và chất khiến không đảm bảo chức năng bình thường. Nếu thoái hoá nhẹ, tế bào có khả năng hồi phục hoàn toàn cả về hình thái và chức năng. Nhưng nếu thoái hoá nặng, tế bào có khả năng tiến tới hoại tử. Sự thoái hoá tế bào có quan hệ chặt chẽ với rối loạn chuyển hoá protid vì nó là thành phần cơ bản của sự sống, thành phần cấu tạo nên các bào quan các màng tế bào, các men nội bào. Thoái hoá tế bào được biểu hiện dưới nhiều hình thái tổn thương khác nhau. Hiển vi quang học cho thấy những hình ảnh: tế bào sưng đục, thoái hoá hạt, thoái hoá hốc, thoái hoá nước, thoái hoá toan tính, thoái hoá mỡ, thoái hoá đường,… Nhưng cho đến nay, ý nghóa và cơ chế của những tổn thương thoái hoá còn chưa rõ ràng. Hiển vi điện tử cho thấy một tổn thương thoái hoá kể trên có thể có những tổn thương siêu cấu trúc khác nhau tuỳ từng trường hợp. Hình ảnh hốc hoá của tế bào có thể là [...]... dò sản malphighi niêm mạc mũi xuất hiện từ từ trong bệnh thiếu sinh tố A Dò sản có thể coi là hiện tượng thích nghi của mô trước những yếu tố kích thích Vì vậy, có người cho rằng dò sản là phản ứng có lợi cho cơ thể Dò sản malphighi niêm mạc ống mật khi có sỏi sẽ có sức chòu đựng bền vững hơn niêm mạc trụ Thực tế lý lẽ đó không có cơ sở khoa học Dò sản đã làm đảo lộn chức năng sinh lý ở nơi đó Dò sản. .. teo 5.3 Dò sản: Về nguyên nhân: Gọi là dò sản khi có sự biến đổi về hình thái và chức năng từ một mô này sang một mô khác Dò sản xảy ra do phản ứng của mô trước những kích thích sinh lý hay bệnh lý Kích thích sinh lý: Ví dụ: Sự biến đổi từ nang trứng chín thành nang tuyến vàng Sự biến đổi từ lớp tế bào đệm của nội mạc tử cung thành lớp tế bào rụng khi đã thụ tinh Kích thích bệnh lý: Dò sản malphighi... người ta đã biết dò sản là yếu tố thuận lợi cho ung thư hoá Về hình thái: Người ta hay gặp dò sản ở biểu mô hơn cả và thường là dò sản dạng thượng bì như ở phế quản, ống và túi mật, đường tiết niệu, nội mạc tử cung, cổ tử cung, ống dẫn của tuyến vú, tuyến nước bọt, tuyến t ngoại… Dò sản mô liên kết ít gặp hơn như dò sản xương của mô sụn sườn, sụn phế quản, của vách động mạch Nói chung dò sản sinh ra mô... trí và mức độ chèn ép Chảy máu bao mạch ở các chi gây cản trở dòng máu lưu thông 3.6.3 Các bệnh gây chảy máu: Nhiều bệnh toàn thân gây chảy máu tự phát hoặc sau một va chạm nhỏ: -Bệnh do dò dạng tiểu cầu -Bệnh do tổn thương thành mạch, đăc biệt là hệ vi mạch gây chảy máu thoát quản -Các bệnh rối loạn đông máu như bệnh ưa chảy máu (hemophilie), giảm prothrombin máu, giảm fibrinogen máu do suy gan, hội... lạc chỗ bẩm sinh (hétérotopic) như mô t lạc trong thành dạ dày 5.4 Loạn sản: Loạn sản là sự sinh sản ra một mô bất thường, quái dò do sự rối loạn quá trình phát triển của bào thai hoặc của tế bào mô đang trưởng thành, đang tái tạo hoặc đang biệt hoá Sự biến đổi này bao gồm cả hình thái, cấu trúc mô và tế bào Theo nghóa rộng, loạn sản bao hàm cả nội dung loạn dữơng (đến sau một rối loạn dinh dưỡng) Ngày... thể đồng hoá, mà cơ thể sẽ sử dụng để tồn tại, hoạt động và phát triển Sau đồng hoá là dò hoá Căn bản đó là những quá trình hoá học, thường kèm theo những thay đổi hình thái mà người ta có thể phát hiện được, nhất là trong hoàn cảnh bệnh lý (Người ta một đôi khi cũng nói tổn thương hoá học) Nếu chỉ nói đến thức ăn, chúng ta có ba bốn nhóm thức ăn chính: Protein, Glucid, lipid, chất khoáng … 1.2.Chuyển... có thể Tăng: u hắc tố, bệnh Addison, có lẽ cả bệnh vàng đất Giảm: bạch tạng, bệnh bạch bì (leucodermie) 2 Rối loạn tuần hoàn Bình thường tuần hoàn bảo đảm nuôi dưỡng tế bào và mô của toàn cơ thể Cơ thể sinh vật muốn duy trì sự sống cần có bộ máy tuần hoàn khoẻ mạnh Hệ thống tuần hoàn có chức năng không phải chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể và thải các chất cặn bã của quá trình trao đổi chất ra... dưỡng cho cơ thể và thải các chất cặn bã của quá trình trao đổi chất ra ngoài, mà khi cơ thể bò bệnh, hệ thống này còn tham gia vào chức năng tự vệ, tập trung bạch cầu và kháng thể để tiêu diệt tác nhân gây bệnh và trung hoà độc tố do sinh vật gây bệnh tiết ra Khi có rối loạn, thường là rối loạn về huyết động học liên quan đến chức năng cung cấp máu và trao đổi chất cho tế bào và mô sẽ dẫ đến những biến... những trường hợp đặc biệt, bệnh hoại tử cục bộ xảy ra do sự rối loạn của hệ thống thần kinh, gây co thắt mạch máu, dẫn đến hiện tượng thiếu máu cục bộ và gây hoại tử Ngoài ra, hiện tượng hoại tử cục bộ xảy ra cũng có thể không liên quan tới bệnh lý của hệ thống tuần hoàn Một bộ phận cơ thể bò hoại tử do độc tố của tác nhân gây bệnh tiết ra, các độc tố này tham gia vào quá trình phân giải tế bào và mô... thường do cơ học: Lực đẩy của dòng máu, tăng áp lực tónh mạch đột ngột do cơn ho mạch,… Phân ly: tơ huyết của cục huyết khối có thể bò phân ly bởi plasmin và giải phóng ra nhiều sản phẩm thoái hoá Quá trình phân ly có thể rất sớm ở cục huyết khối mới hình thành trong 4 đến 5 ngày, trước khi có hiện tượng mô hoá Nếu dùng các chất hoạt hoá plasminogen như urokinase hoặc streptokinase quá trình phân ly . vào công tác giải phẫu bệnh học, gọi là môn giải phẫu và tế bào bệnh học, vì khi mô có bệnh thì tế bào cũng có bệnh, và ngược lại. Hai phương pháp giải phẫu bệnh học và tế bào bệnh học bổ sung cho nhau,. của môn giải phẫu bệnh học. 4.1. Nội dung của môn giải phẫu bệnh học: Kinh điển, người ta chia giải phẫu bệnh học thành hai phần: a. Giải phẫu bệnh học chung hay đại cương, học những tổn thương. bệnh học. Như giải phẫu thường, giải phẫu bệnh học coi như cơ sở của mọi chuyên khoa y học, giải phẫu bệnh học cũng coi như cơ sở của mọi chuyên khoa lâm sàng. Nói chung, có vật nuôi thủy sản bệnh, phải

Ngày đăng: 10/01/2015, 22:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w