1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH tài CHÍNH CÔNG TY cổ PHẦN MAY SÔNG HỒNG

21 1,3K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 85,61 KB

Nội dung

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔPHẦN MAY SÔNG HỒNG Công ty cổ phần May sông Hồng là một doanh nghiệp sản xuất với số vốn điều lệ khá lớn 54 tỷ đồng.. Qua báo cáo tài chính công

Trang 1

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ

PHẦN MAY SÔNG HỒNG

Công ty cổ phần May sông Hồng là một doanh nghiệp sản xuất với số

vốn điều lệ khá lớn( 54 tỷ đồng) Lĩnh vực chủ yếu của công ty là sản xuất

các sản phẩm may mặc, chăn đệm, tiêu thụ cả trong và ngoài nước Bên

cạnh đó công ty còn kinh doanh các sản phẩm công nghiệp, rượu bia, hóa

mỹ phẩm, Đến nay Sông Hồng đã trở thành nhà sản xuất đầy uy tín của

các hãng thời trang nổi tiếng

Qua báo cáo tài chính công ty giai đoạn 2011-2013 cho thấy doanh nghiệp

này có quy mô lớn với tổng tài sản- nguồn vốn đều trên 600 tỷ đồng mỗi

năm và tăng dần qua các năm Trong 3 năm gần đây, tài sản ngắn hạn

chiếm tỷ trọng cao hơn tài sản dài hạn trong tổng tài sản, đây là điều cần

lưu ý với 1 doanh nghiệp sản xuất Với nguồn vốn, công ty cũng sử dụng

nợ vay nhiều hơn vốn góp Bằng uy tín và quá trình hoạt động đã nhiều

năm thì kết quả kinh doanh của công ty cũng rất lạc quan, doanh thu hàng

năm trên 1500 tỷ đồng, ba năm liền kinh doanh có lãi, lợi nhuận thu được

trên 90 tỷ đồng mỗi năm, đạt hơn 130 tỷ đồng năm 2013

Để hiểu rõ hơn về hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là tình hình

tài chính của công ty cổ phần May sông Hồng trong giai đoạn 2011-2013

sau đây em sẽ đi phân tích từng khía cạnh tài chính thông qua quy mô, các

chỉ tiêu kinh tế của công ty

II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH QUA BẢNG CÂN ĐỐI

KẾ TOÁN

1. Đánh giá biến động tài sản của công ty

Bảng 2.1 Tình hình biến động tài sản của công ty CP May sông Hồng

2011-2013

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chệnh lệch 2012/2011

Chệnh lệch 2013/2012

Số tiền

Tỷ lệ (%) Số tiền

Tỷ lệ (%)

Trang 2

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong giai đoạn 2011-2013 tổng tài

sản có sự biến động lớn, năm 2012 tổng tài sản tăng 235.764 triệu đồng so với

năm 2011, tương ứng tăng 30,53% Năm 2013 tăng mạnh hơn, với 550.458 triệu

đồng so với năm 2012, tương ứng tăng tới 54,61% Có sự gia tăng này là do cả

TSNH và TSDH đều tăng liên tục trong 3 năm, cụ thể:

* Năm 2012 so với năm 2011:

- TSNH tăng 128.495 triệu đồng, tương ứng 20,65% trong đó chủ yếu có sự

tăng thêm 80.875 triệu đồng( 56%) của các khoản tiền mặt, năm 2012 phát sinh

thêm khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu khách hàng cũng tăng

thêm 23,25% Tuy nhiên hàng tồn kho giảm nhẹ 7.964 triệu đồng, tương ứng

giảm 3,16%; các loại TSNH khác cũng có sự gia tăng đáng kể

-TSDH tăng thêm 107.269 triệu đồng, tương ứng 71,56%, có thể thấy tài

sản dài hạn tăng lên chủ yếu là do sự gia tăng của TSCĐ, công ty đã đầu tư thêm

nhiều máy móc, công nghệ làm TSCĐ tăng thêm 107.214 triệu đồng( tăng

71,75%)

Có thể thấy tổng tài sản năm 2012 tăng so với năm 2011 chủ yếu là do sự tăng

thêm của TSNH

*Năm 2013 so với 2012:

-TSNH tăng tới 409.766 triệu đồng (tăng 54,57%) Năm 2013 công ty tiếp

tục đầu tư mạnh vào các khoản tài chính ngắn hạn làm khoản mục này tăng bất

thường tới 1405% so 2012, tiếp đó là giá trị tăng thêm khá lớn của các khoản

phải thu là 196.968 triệu đồng, hàng tồn kho trong giai đoạn này đã tăng 89.374

Trang 3

triệu đồng (36,57%).HTK tăng có thể do công ty mua sắm thêm trang thiết bị,dụng cụ sản xuất,…TSNH khác cũng tăng mạnh 167% Mặc dù tiền mặt chỉtăng 28,81% nhưng đã làm TSNH tăng thêm 64.891 triệu đồng.

-TSCĐ tiếp tục tăng nhưng tăng ít hơn giai đoạn 2011-2012, TSCĐ tăngthêm 140.801 triệu đồng( 54,86%) nhưng một số TSDH khác lại giảm 109 triệuđồng làm TSDH chỉ tăng 140.692 triệu đồng

Tóm lại giai đoạn 2011-2013 tổng tài sản hàng năm tăng lên chủ yếu đều là

do sự gia tăng của TSNH với tiền mặt, đầu tư ngắn hạn, hàng tồn kho, các khoảnphải thu đều tăng, công ty cũng đầu tư thêm nhiều máy móc, phương tiện chothấy doanh nghiệp đang sở hữu khối tài sản ngày càng lớn

2. Phân tích cơ cấu tài sản của công ty giai đoạn 2011-2013

Bảng 2.2 Cơ cấu tài sản của công ty May Sông Hồng giai đoạn 2011-2013

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Trang 4

- Năm 2012: tỷ trọng TSNH giảm so năm 2011, TSNH chiếm 74,49% tổng tàisản, TSDH chiếm 25,51%,có sự thay đổi tỷ lệ này do năm 2012 tốc độ tăngTSDH mạnh hơn tốc độ tăng TSNH Trong cơ cấu tổng tài sản năm 2012 thìcác khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất 26,33%, thứ hai là TSCĐ chiếm25,46% tổng TS, HTK chiếm tỷ trọng 24,25% nhỏ hơn so năm 2011 Năm nay

đã có sự xuất hiện của khoản đầu tư tài chính, chiếm 0,26% tổng TS, các khoảnTSNH và DH khác chiếm tỷ trọng nhỏ

- Năm 2013 các khoản phải thu vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất-29,67% tổng

TS, TSCĐ duy trì ở mức 25,5%, các tài sản khác có sự chuyển dịch trong cơ cấunhưng không lớn

Tóm lại trong cơ cấu tài sản thì TSNH chiếm ưu thế hơn rất nhiều soTSDH, tỷ trọng TSNH gấp 3-4 lần TSDH, khi xem xét 1 doanh nghiệp sảnxuất thì TSDH thường chiếm tỷ trọng lớn hơn Tuy nhiên với 1 công ty sảnxuất hàng may mặc như Sông Hồng thì khối lượng nguyên vật liệu, hàng hóa làrất lớn TSDH là nhà xưởng, văn phòng, máy móc, phương tiện vận tải, quyền

sử dụng đất, qua bảng cân đối ta thấy giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ đã hơnmột nửa nguyên giá bởi công ty đã hoạt động nhiều năm, điều này làm choTSDH nhỏ hơn rất nhiều so TSNH Tuy nhiên hằng năm công ty vẫn luôntrang bị thêm máy móc, phương tiện vận tải, đầu tư xây dựng văn phòng nhàxưởng để mở rộng sản xuất kinh doanh

Trang 5

3. Phân tích sự biến động nguồn vốn của công ty

Bảng 2.3.Biến động nguồn vốn của công ty May sông Hồng (2011-2013)

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chệnh lệch 2012/2011

Chệnh lệch 2013/2012

Số tiền

Tỷ lệ (%)

26,6 3

30,5 9

198.89 5

168,7 5

30,5 3

550.38

2 54,61

Nhận xét: Nguồn vốn giai doạn 2011-2013 có sự gia tăng đáng kể, năm 2012tổng nguồn vốn tăng thêm 235.764 triệu đồng (tăng 30,53%) so năm 2011, đếnnăm 2013 nguồn vốn tăng nhiều hơn: 54,61% với 550.382 triệu đồng so 2012.Trong đó:

- Năm 2012 so với năm 2011: nợ phải trả tăng thêm 146.533 triệu đồng, tươngứng tăng 26,63%, doanh nghiệp vay nhiều các khoản nợ ngắn hạn làm khoảnmục này tăng 30,59% với 135.628 triệu đồng, nợ dài hạn chỉ tăng 10,2 % Vốnchủ sở hữu có tốc độ tăng lớn nhất với 40,23% đã làm tổng nguồn vốn tăngthêm 89.231 triệu đồng

- Năm 2013 so với năm 2012: có sự thay đổi lớn trong nợ phải trả, nợ dài hạntăng mạnh mẽ 168,75%, một phần là do DN vay thêm, một phần là do năm 2013phát sinh thêm các khoản dự phòng trợ cấp mất việc làm mà năm 2012 khôngcó

Nợ ngắn hạn tăng 47,64% với 275.827 triệu đồng cùng sự gia tăng của nợ dàihạn đã làm nợ phải trả tăng thêm 474.722 triệu đồng( tăng 68,12%)

Trang 6

Trong giai đoạn 2011-2013, nợ ngắn hạn tăng chủ yếu là do sự tăng lên củakhoản vay, phải trả người bán, phải trả công nhân viên Vốn chủ sở hữu tăng dolợi nhuận ba năm liền đều tăng, trích lập các quỹ thuộc vốn chủ tăng thêm.

Trang 7

4. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của công ty

Bảng 2.4.Cơ cấu nguồn vốn của công ty May sông Hồng (2011-2013)

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền

Tỷ trọng (%)

+ Năm 2012 tỷ trọng nợ phải trả giảm xuống còn 69,14% trong khi nợ ngắn hạnvẫn duy trì 57,44%, nguyên nhân là do nợ dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn năm

2011 Đồng thời tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng lên và chiếm 30,86% tổng nguồnvốn

+ Năm 2013 tỷ trọng nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao 54,86%, nợ dài hạnchiếm tỷ trọng cao hơn năm 2012, chiếm 20,33%, tỷ trọng vốn CSH cũng giảm,chiếm 24,82%

Qua bảng số liệu ta thấy nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổngnguồn vốn, trong 3 năm cơ cấu các nguồn có sự biến động nhưng không lớn.Công ty sử dụng nhiều nợ sẽ có nhiều thuận lợi trong kinh doanh, không bị chia

sẻ quyền kiểm soát khi là một công ty cổ phần, tuy nhiên DN phải đối mặt vớirủi ro lớn hơn, chịu chi phí tài chính cao và không an toàn về mặt tài chính

Trang 8

III. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA

CÔNG TY MAY SÔNG HỒNG

1. Đánh giá kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2011-2013

Bảng 3.5.Kết quả kinh doanh của công ty May sông Hồng giai đoạn 2011-2013

ĐVT: triệu đồng

2011

Năm 2012

Năm 2013

Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Nhận xét: Từ bảng phân tích ta thấy lợi nhuận sau thuế giai đoan

2011-2013 tăng dần: năm 2012 tăng 8.405 triệu đồng( tăng 9,1%), năm 2011-2013 tăng

29.763 triệu đồng( tăng 29,52%) cho thấy kết quả kinh doanh năm nay tốt hơn

năm trước , điều này thể hiện sự cố gắng của công ty trong quá trình tìm kiếm

lợi nhuận đồng thời cũng thể hiện sự phát triển của công ty trong quá trình sản

xuất kinh doanh

-Năm 2012 so với năm 2911: Doanh thu thuần bán hàng và CCDV tăng

87.127 triệu đồng, tương ứng tăng 5,23%, GVHB tăng 46.266 triệu đồng( 3,2%)

tuy nhiên tốc độ tăng giá doanh thu lớn hơn tốc độ tăng giá vốn nên lợi nhuận

gộp tăng 40.861 triệu đồng Chi phí bán hàng tăng 6.000 triệu đồng, chi phí

QLDN tăng 5.457 triệu đồng làm lợi nhuận gộp giảm 11.457 triệu đồng, bên

cạnh đó lợi nhuận hoạt động tài chính lại âm và giảm liên tục trong 3 năm, bởi

Trang 9

doanh thu HĐTC không đủ để bù đắp chi phí tài chính, do vốn vay chiếm tỷ

trọng chủ yếu trong cơ cấu vốn nên chi phí lãi vay khá lớn, lợi nhuận khác cũng

giảm nên lợi nhuận trước thuế chỉ tăng 9.909 triệu đồng, tương ứng tăng 9,2%

- Năm 2013 so với năm 2012: Doanh thu thuần tăng nhiều hơn so với giai

đoạn 2011-2012, tăng 210.392 triệu đồng( tăng 12,01%), GVHB tăng 155.564

triệu đồng( tăng 10,43%), giá vốn tăng không kịp với tốc độ tăng doanh thu nên

lợi nhuận gộp tăng tới 21%, tương ứng 54.828 triệu đồng, các loại chi phí tăng

làm lợi nhuận trước thuế chỉ tăng 34.726 triệu đồng

Như vậy có thể thấy rằng công ty luôn đẩy mạnh tiêu thụ để tăng doanh thu

thuần, điều này không những làm tăng lợi nhuận mà còn tạo điều kiện tăng

nhanh tốc độ luân chuyển vốn Khi doanh thu tăng thì giá vốn hàng bán tăng là

lẽ đương nhiên Các khoản thu nhập khác và chi phí khác thường không ổn định

nên dù có biến động nhiều cũng không phản ánh chính xác tình hình kinh doanh

của doanh nghiệp

2. Phân tích doanh thu- chi phí

Bảng 3.6.Tình hình kết quả kinh doanh của công ty May sông Hồng 2011-2013

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 2012/2011

Chênh lệch 2013/2012

Tuyệt đối

Tg đối (%)

Tuyệt đối

Tg đối (%)

(lần) 0,868 0,851 0,839 -0,017 -1,93 -0,012 -1,41CPBH/DTT

CPQLDN/DTT

Trang 10

Nhận xét:

- Doanh thu thuần về BH&CCDV khá lớn trên 1.600 tỷ đồng mỗi năm và đều tăng qua các năm Năm 2012 DTT tăng thêm 87.127 triệu đồng, tương ứng tăng 5,23% , năm 2013 DTT tăng tới 12, 01%, sự gia tăng này

có thể là do DN tăng sản lượng tiêu thụ, thúc đẩy bán hàng nên doanh thu đều tăng qua các năm

- Giá vốn hàng bán cũng tăng theo sự gia tăng của doanh thu, đây cũng là điều hợp lý Doanh thu tăng kéo theo giá vốn tăng là tốt nếu công ty tăng sản lượng chứ không phải tăng giá bán Khi đó công ty đã nâng cao chất lượng sản phẩm, quản lý tốt quy trình sản xuất và kinh doanh có hiệu quả

- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN tăng nếu không có khoản bất thường hay lãng phí thì đó là hợp lý

- Tỷ lệ GVHB/DTT khá lớn, là một doanh nghiệp sản xuất nên GVHB la chi phí thường chiếm tỷ trọng cao trong việc cấu thành nên doanh thu bán hàng Tỷ lệ này giảm qua các năm cho thấy DN đã quản lý chi phí giá vốntốt hơn

- Tỷ lệ CPBH/DTT nhỏ, năm 2012 tăng nhẹ 0,002 lần so năm 2011 và giữ

Trang 11

IV. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH QUA CÁC HỆ SỐ TÀI

CHÍNH ĐẶC TRƯNG

1. Phân tích nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Bảng 4.7 Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán

ĐVT: triệu đồng

2011

Năm 2012

Năm 2013

Chênh lệch 2012/2011

Chênh lệch 2013/2012 Tuyệt

đối

Tương đối (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Nhận xét: Các hệ số khả năng thanh toán của công ty đều được duy trì tốt

qua các năm và tăng nhẹ trong giai đoạn 2011-2013 do tốc độ tăng của Tài sản

ngắn hạn nhanh hơn tốc độ gia tăng của nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạn

vẫn đảm bảo lớn hơn 1 tuy nhiên hệ số thanh toán nhanh lại ở mức 0,83-0,97

Hệ số này thấp hơn là do hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn trong TSNH Công ty

cần có biện pháp dự phòng để cải thiện khả năng thanh toán Tuy nhiên chỉ tiêu

khả năng thanh toán nhanh năm 2013 đạt 0,97 là một kết quả đáng khích lệ

trong việc cải thiện khả năng thanh toán của công ty Hệ số thanh toán lãi vay

cũng ở mức khá cao, tuy nhiên con số này chưa thực sự phản ánh đúng khả

năng thanh toán lãi vay của công ty

Trang 12

2. Phân tích nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài sản và cơ cấu vốn

Bảng 4.8 Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu 2011Năm 2012Năm 2013Năm

Chênh lệch2012/2011

Chênh lệch2013/2012Tuyệt

đối

Tươngđối(%)

Tuyệtđối

Tươngđối(%)

- Như đã phân tích ở trên thì TSNH luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài

sản, chính điều này làm cho hệ số cơ cấu TSNH ở mức cao Hệ số này

giảm qua các năm vì tốc độ tăng của TSNH không kịp với tốc độ tăng của

tổng tài sản, tuy nhiên năm 2013 hệ số này giảm nhẹ chỉ 0,04%

- TSDH chỉ chiếm từ 19-25% tổng tài sản, hệ số cơ cấu TSDH tăng dần qua

3 năm cho thấy TSDH có tốc độ tăng nhanh chóng

- Hệ số tự tài trợ không cao 24,82%( năm 2013) cho thấy doanh nghiệp sử

dụng chủ yếu nợ vay, vốn góp của chủ sở hữu không nhiều nên DN phải

đối mặt với nhiều rủi ro vì phụ thuộc bên ngoài Tuy nhiên với số vốn bỏ

ra ít nhưng lại được quản lý khối tài sản lớn

- Năm 2011-2012 hệ số tự tài trợ lớn hơn 1 cho thấy 1 đồng TSDH được tài

trợ bởi hơn 1 đồng vốn chủ sở hữu, điều này là khá an toàn, tuy nhiên hệ

số này lại giảm dần bởi tốc độ tăng của vốn CSH không kịp với tốc độ

tăng của TSDH, khi TSDH tăng nhanh có thể sẽ phải tài trợ bằng các

khoản nợ dài hạn

Trang 13

3. Phân tích nhóm chỉ tiêu về hiệu suất hoạt động

Chỉ tiêu về khả năng hoạt động

Bảng 4.9 Chỉ tiêu về vòng quay hàng tồn kho và vòng quay khoản phải thu

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 2012/2011

Chênh lệch 2013/2012

Tuyệt đối

Tg đối

(%)

Tuyệt đối

Tg đối (%)

Doanh thu thuần 1.665.038 1.752.165 1.962.557 87.127 5,23 210.39 2 12,01

- Năng lực hoạt động của công ty đã có những thay đổi đáng kể theo hướng tích

cực trong năm 2012 khi vòng quay HTK tăng từ 6,6 vòng lên 7,17 vòng, tốc độ

Trang 14

luân chuyển HTK cũng nhanh hơn Số vòng quay khoản phải thu giảm là tín

hiệu không tốt khi đó kỳ thu tiền bình quân dài hơn, doanh nghiệp sẽ gặp khó

khăn hơn trong việc thu hồi vốn và xoay vòng vốn

- Năm 2013 khả năng hoạt động của công ty không khả quan Vòng quay HTK

giảm xuống còn 5,88 vòng, HTK luân chuyển hơn 2 tháng/1 vòng, tuy nhiên với

các sản phẩm của công ty thì vấn đề này chưa đáng lo ngại Kỳ thu tiền bình

quân tăng lên tới 55,54% so với năm 2012, ở mức 86 ngày mới thu được tiền,

điều này không tốt khi chính sách tín dụng đã lỏng lẻo hơn, khi đó có thể thúc

đẩy bán hàng nhưng sẽ khó khăn trong khả năng thanh toán vì chậm thu hồi vốn

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Bảng 4.10 Tốc độ luân chuyển VLĐ của công ty May sông Hồng (2011-2013)

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu 2011Năm 2012Năm 2013Năm

Chênh lệch2012/2011

Chênh lệch2013/2012Tuyệt

đối

Tươngđối(%)

Tuyệtđối

Tươn

g đối(%)Doanh thu thuần 1.665.038 1.752.165 1.962.557 87.127 5,23 210.392 12,01VLĐ bình quân 386.075 890.032 1.283.105 503.957 130,53 393.073 44,16

Luân

chuyểN

vlđ

Sốvòng

quay

(vòng)

4,31 1,97 1,53 -2,34 -54,35 -0,44 22,31

-Sốngày

quay 1

vòng

(ngày)

83,47 182,87 235,37 99,39 119,07 52,5 28,71

Nhận xét:Các chỉ tiêu về khả năng luân chuyển vốn lưu động năm 2013 so

với năm 2011 đều giảm, từ 4,31 vòng xuống còn 1,53 vòng, ngoài vấn đề liên

quan đến quản lý hàng tồn kho đã đề cập ở trên, công ty nên lưu ý vấn đề thu hồi

công nợ Việc luân chuyển của vốn chậm kết hợp thời gian thu hồi công nợ phải

thu dài gây ra tình trạng khả năng sinh lời của vốn giảm Vì thế công ty cần lưu

tâm hơn đến công tác thu nợ khách hàng, quyết liệt và sát sao hơn trong công tác

đàm phán và kiểm soát thời gian thanh toán để không bị chiếm dụng nguồn vốn

trong thời gian dài

Ngày đăng: 10/01/2015, 16:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w