một số yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ ở khu vực nông thôn

49 540 1
một số yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ ở khu vực nông thôn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Mở Đầu Mọi người ai cũng cần đến những nhu cầu thiết yếu như cơm ăn, áo mặc, nhà ở và công việc ổn định vv. Nhưng nhu cầu của con người là vô hạn, ngày càng tăng theo sự phát triển của xã hội, chính sự tăng lên này đã thúc đẩy xã hội phát triển theo chiều hướng tiến bộ để đáp ứng nhu cầu của con người. Thu nhập của một nước hay là thu nhập quốc dân là tổng thu nhập của tất cả mọi người sống ở nước đó. Để xem xét nền kinh tế của một đất nước tăng trưởng hay suy thoái người ta đưa ra nhiều chỉ tiêu khác nhau: Tỷ lệ lạm phát, tình trạng thất nghiệp, tốc độ tăng trưởng vv. Trong đó chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng là chỉ tiêu khá quan trọng tức là biết được thu nhập bình quân đầu người (GNP) là bao nhiêu. Như chúng ta thấy thu nhập bình quân đầu người trong một hộ phản ánh tình trạng một đất nước, thu nhập bình quân đó nói lên mức sống của người dân ở một địa phương, một vùng hay một đất nước. Khi thu nhập thực tế của người dân tăng lên thi khả năng được tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ được tăng lên do vây mức sống được cải thiện Việt Nam với gần 80% dân số sống ở nông thôn và trên 70% lực lượng lao động xã hội làm việc ở nông thôn do đó phát triển một cách toàn diện ở nông thôn để cải thiện và nâng cao mức sống có một ý nghĩa hết sức to lớn vì vậy sản xuất Nông nghiệp của nước ta có vai trò quan trọng trong việc ổn định đời sống kinh tế chính trị xã hội Mức sống của người dân nước ta như thế nào qua thu nhập trung bình của họ đặc biệt là thu nhập trung bình hộ ở nông thôn . Trong chuyên đề thực tập này em xin được xem xét tới vấn đề: MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP HỘ Ở KHU VỰC NÔNG THÔN. Với mục đích là tìm hiểu xem sự tác động của một số yếu tố đến thu nhập như thế nào và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nay ra sao và sự khác nhau về thu nhập trung bình của hộ qua một số yếu tố như giới tính của chủ hộ, bằng cấp cao nhất của chủ hộ, vùng cư trú của hộ vv. Có rất nhiều yếu tố tác động đến thu nhập của hộ ở khu vực nông thôn, vì khả năng kiến thức còn hạn chế nên trong chuyên đề thực tập này em xin xem xét về tác động của một số nhân tố đến thu nhập hộ ở nông thôn như qui mô hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, số giờ làm việc trung bình một ngày, độ tuổi của chủ hộ, chi phí sản suất kinh doanh: chi phí hoạt động dịch vụ nông nghiệp, chi phí đào tạo nâng cao tay nghề. Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là các hộ dân cư thuộc khu vực nông thôn của Việt Nam Trong chuyên đề này sử dụng các phương pháp để tiếp cận vấn đề: - Sử dụng phương pháp mô tả thống kê, toán kinh tế, mô hình hóa bằng mô hình kinh tế lượng. - Sử dụng các công cụ hỗ trợ tính toán như: SPSS, Eviews. Nội dung chính trong chuyên đề thực tập này bao gồm: Chương I. Một số khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ Phần này cho chúng ta một số khái niệm có liên quan, sơ lược về tình hình thu nhập của nước ta trong những năm qua và về mặt lý thuyết thì các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ như thế nào. Chương II. Thực trạng về thu nhập của hộ ở nông thôn Nội dung của chương này gồm 2 phần: Phần một là khái quát về cuộc điều tra mức sống hộ dân cư Việt Nam năm 2002. Phần hai là tác động của một số nhân tố đến thu nhập hộ ở khu vực nông thôn qua bộ số liệu VHLSS 2002. Qua đó có thể lựa chọn được yếu tố có ảnh hưởng đến thu nhập mà có ý nghĩa làm biến số trong mô hình phân tích dùng trong chương III. Chương III. Lượng hoá - mô hình hồi qui Nội dung chính của chương này là hồi qui biến thu nhập bình quân của hộ theo một số yếu tố được đã được xác định ở chương II. Và những nhận xét có được từ mô hình hồi qui đó Phần kết luận Để hoàn thành được chuyên đề thực tập tốt nghiệp này em xin chân thành cám ơn thầy Ngô Văn Thứ, giảng viên khoa Toán Kinh Tế đã hướng dẫn em trong quá trình thực hiện và hoàn thành chuyên đề thực tập này. CHƯƠNG I MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP HỘ I. Một số khái niệm * Hộ dân cư: Hộ dân cư bao gồm một hay một nhóm người ở chung và ăn chung, góp chung thu nhập của cải, cùng sử dụng chung các dịch vụ và hàng hoá chủ yếu như nhà cửa, lương thực, thực phẩm vv. * Thu nhập hộ: là tổng số các khoản tiền thu được từ các hoạt động lao động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của hộ. Thu nhập trung bình (TNTB) của hộ là tổng thu nhập của hộ tính chia bình quân trên tổng số người của hộ trong một năm. Được tính bằng công thức: Trong đó Tong_thu_nhap được cấu thành từ 2 khoản thu: Thu nhập chính và thu nhập khác. Thu nhập chính: là các khoản thu nhập của hộ trong lao động sản xuất, hoạt động nghề nghiệp. Thường khoản thu này là thành phần chính cấu thành nên tổng thu nhập, nó chiếm tỷ trọng lớn. Thu nhập khác cũng rất quan trọng đây là khoản thu mà hộ không phải nhận được từ hoạt động nghề nghiệp, đây là khoản thu do biếu xén, trợ cấp hay giá trị tiền hoặc hiện vật nhận được từ người thân gửi cho hoặc cho thuê mướn đất nông lâm nghiệp thuỷ sản, đất ở, nhà ở, thiết bị máy móc vv. Đối với khu vực nông thôn các nguồn thu chính từ lao động làm công, thu từ tiền hưu trí, thu nhập từ sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản, thu từ ngành nghề sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, chế biến. * Chủ hộ: là người đại diện cho hộ, được các thành viên trong hộ thừa nhận. * Qui mô hộ: là số người trong hộ * Tình trạng hôn nhân: được xác định theo lời khai của từng người. - Chưa vợ, chưa chồng: là những người chưa bao giờ lấy vợ hay lấy chồng. - Có vợ có chồng: Là những người đã được luật pháp hoặc phong tục tập quán của địa phương thừa nhận. - Goá: là những người vợ hoặc chồng của họ bị chết và hiện tại người đó chưa tái kết hôn. - Ly hôn là những người trước đây đã có vợ, chông nhưng vì lý do nào đó đã được pháp luật cho ly hôn và hiện tại họ chưa tái kết hôn. - Ly thân: Là những người về danh nghĩa thì họ đang có vợ chồng, nhưng vì lý do nào đó hiện tại họ không sống với nhau như vợ chồng. * Tình hình đi học Khi người được điều tra có theo học ở một cơ sở giáo dục phổ thông hoặc chuyên nghiệp (từ bậc cao đẳng trở lên) được nhà nước công nhận như các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và các trường chuyên nghiệp từ bậc cao đẳng trở lên thuộc hệ thống công lập, bán công, dân lập, hoặc các trường lớp tương đương như các hình thức đào tạo chuyên tu, tại chức để nhận được sự truyền đạt kiến thức văn hoá phổ thông hoặc kỹ thuật nghiệp vụ một cách có hệ thống trong một khoảng thời gian xác định. * Trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất đạt được - Không có trình độ chuyên môn kỹ thuật và không có bằng, chứng chỉ về chuyên môn kỹ thuật: Những người chỉ làm được những công việc giản đơn (lao động phổ thông) - Công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ có bằng: Những người có bằng, chứng chỉ tốt nghiệp ở các trương lớp dạy nghề hoặc các trường lớp chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ dưới trình độ trung học chuyên nghiệp, không phân biệt bậc thợ được đào tạo cao hay thấp, thời gian đào tạo dài hay ngắn. - Trung học chuyên nghiệp, cao đảng, Đại học là những người đã tốt nghiệp và được cấp bằng, chứng chỉ tốt nghiệp. * Tình trạng việc làm: - Đang làm việc: Những người có thời gian làm việc để tạo ra thu nhập chiếm nhiều thời gian nhất trong các công việc mà người đó tham gia trong 12 tháng trước thời điểm điều tra. - Nội trợ: Người có thời gian làm các công việc nội trợ như nấu ăn, giặt giũ , trong gia đình chiếm nhiều thời gian nhất trong các loại công việc mà người đó tham gia trong 12 tháng trước thời điểm điều tra. - Đi học: Những người có thời gian đi học tại các trường phổ thông hoặc các trường chuyên nghiệp, dạy nghề chiếm nhiều thời gian nhất trong các công việc mà người đó tham gia trong 12 tháng trước thời điểm điều tra. - Không làm việc: Những người có khả năng lao động nhưng không làm bất cứ một công việc gì chiếm nhiều thời gian nhất trong 12 tháng trước thời điểm điều tra. * Công việc chính: là công việc chiếm nhiều thời gian nhất trong tổng số thời gian làm các công việc để có thu nhập của một người trong 12 tháng trước thời điểm điều tra. II. Một vài nét về thu nhập của nước ta và tác động của một số nhân tố tới thu nhập hộ ở nông thôn. 1. Vài nét về thu nhập của nước ta Nước ta trong những năm qua trong suốt một thời gian dài từ những năm 75 đến năm 1985, nền kinh tế trong tình trạng bế tắc lâu dài không tìm ra lối thoát, kinh tế kém phát triển, thu nhập bình quân đầu người thấp, tỷ lệ lạm phát cao. Đến cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 đất nước chuyển nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên. Thu nhập bình quân (GNP) năm 89 - 91 khoảng 250 USD và Việt Nam là một trong 8 nước nghèo nhất thế giới. Nhờ vào các chính sách kinh tế hiệu quả đến năm 96 GNP của nước ta là 320 USD. Theo thống kê của Chính phủ Việt Nam cũng như báo cáo và tài liệu của các tổ chức quốc tế như WB, IMF, ADB, UNDP vv, thì hiện nay thu nhập bình quân là khoảng 430 USD trên mỗi đầu người Việt Nam. Sự cách biệt giàu nghèo giữa các thành phần xã hội, các miền và các tỉnh rất cao Chi tiêu, sức mua và mức sống cao hơn nhiều thu nhập, lợi tức, tiền công, tiền lương của người dân Nếp sống ở thành thị có khuynh hướng mang tính chất hưởng thụ một cách không lành mạnh Khoảng cách giữa nông thôn và thành thị có khuynh hướng gia tăng Hiện nay cách biệt giàu nghèo ở Việt Nam là một thực tại và là một vấn đề. Dân cư miền Đông Nam Bộ có mức sống cao nhất nước. Tiếp theo là miền Đồng bằng Sông Hồng. Ngược lại miền núi và Trung du phía Bắc là vùng nghèo nhất cả nước. Theo kết qủa của hai cuộc điều tra mức sống dân cư Việt Nam VLSS 1993 và 1998 thì tỷ lệ nghèo tại miền núi và Trung du cao hơn gấp 4 lần tỷ lệ vùng Đông Nam Bộ năm 1993 và gấp 15 năm 1998. Nếu so sánh vùng Tây nguyên với miền Đông Nam Bộ thì tình trạng tương tự. Năm 1993 tỷ lệ nghèo tại miền Tây nguyên Trung Phần cao hơn gấp 3 tỷ lệ vùng Đông Nam Bộ và năm 1998 gấp 15 lần. Tính theo tỷ lệ nghèo chung thì tăng từ gấp 2 lên gấp 6 lần. Về cách biệt giàu nghèo giữa nông thôn với thành thị nói chung và dựa trên VLSS 1993 và 1998, thì năm 1993 tỷ lệ nghèo ở nông thôn cao hơn gấp 4 tỷ lệ ở thành thị về nghèo lương thực, gần gấp 3 lần về nghèo chung. Trong năm 1998 về nghèo lương thực tỷ lệ ở nông thôn gấp 9 lần tỷ lệ ở thành thị, về nghèo chung gấp 5. Trong những năm gần đây mức sống ở thành thị tăng nhanh gấp 2 lần mức sống ở nông thôn khiến cách biệt giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn gia tăng. Theo những số liệu của năm 2002 thì tỷ lệ nghèo chung ở nông thôn hơn gấp 6 tỷ lệ ở thành thị. Nếu đo lường cách biệt giàu nghèo bằng thu nhập hoặc bằng chi tiêu thì nói chung tầng lớp giàu có ở thành thị có mức sống cao gấp từ 5 đến 7 lần mức sống của thành phần xã hội nghèo ở nông thôn. Số dân cư vượt lên trên hay tụt xuống dưới ngưỡng đói nghèo thay đổi theo giá thị trường của các nông sản lúc lên lúc xuống. Mức sống của các hộ nông dân phụ thuộc tới 90% vào thu nhập từ nông sản bán trên thị trường. Tình trạng nghèo ở Việt Nam có đặc điểm là là sự khác biệt và chênh lệch giàu nghèo tính bằng chi tiêu hoặc sức mua lớn hơn tính bằng thu nhập, tiền công hoặc tiền lương. Nói chung cho toàn thể dân cư chi tiêu/sức mua cao hơn gấp 2 thu nhập/lợi tức. Thống kê về sự bất bình đẳng ở Việt Nam cho thấy tình trạng trong khoảng thời gian từ năm 1993 đến 1998 giữa nông thôn và thành thị, giữa các tầng lớp xã hội có tăng lên nhưng không đủ mạnh. Nền kinh tế Việt Nam gia tăng với tốc độ tương đối nhanh, sự gia tăng này chỉ dựa một phần vào sự phát triển của hệ thống sản xuất hàng hoá và dịch vụ cụ thể và vào sự gia tăng số lượng việc làm mà hệ thống này tạo ra trong các ngành nghề khác nhau để tác động lên mức sống của toàn dân. Số tiền mà hàng năm Việt kiều gửi về nước và số tiền mà lao động của Việt Nam ở nước ngoài gửi về nước là rất lớn. Hai nguồn tài chính này giúp nâng cao mức sống và sức chi tiêu của dân cư Việt Nam. Song tiềm năng sản xuất hàng hoá dịch vụ, thực lực kinh tế quốc gia không thay đổi, xã hội ta có giàu lên nhưng không hoàn toàn do sự gia tăng sức mạnh và khả năng sản xuất và cạnh tranh của nền kinh tế. Thu nhập và mức sống mà chúng ta đạt được hiện nay thiếu nền tảng sức mạnh sản xuất. Thị trường tiêu thụ nước ta chỉ dựa một phần vào sự tăng trưởng kinh tế và năng lực sản xuất và xuất khẩu. Có thể đối với chúng ta chấp nhận với tốc độ gia tăng của thu nhập bình quân đầu người. Nhưng đối với các nhà đầu tư nước ngoài và cả giới kinh doanh Việt Nam thì tình trạng vừa nêu không tạo ra sự lạc quan cần thiết để khuyến khích đầu tư và kinh doanh lâu dài. Việt Nam chủ trương phát triển kinh tế theo hướng gia tăng xuất khẩu, mức sống và sự tiêu thụ của dân cư trông có vẻ thuận lợi nhưng cản trở nỗ lực phát triển bền vững nhằm vào gia tăng xuất khẩu. Trong năm 2001-2002, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng tính chung cả nước theo giá hiện hành đạt 356 nghìn đồng, tăng 20.6% so với năm 1999 và mỗi năm tăng bình quân 10% trong thời kỳ 1999-2002. Nếu tính theo giá so sánh, năm 1999 làm gốc, thu nhập thực tế năm 2001-2002 đạt 348 nghìn đồng tăng 18% so với năm 1999. Trong tổng thu nhập tỷ lệ thu từ tiền lương, tiền công chiếm 32.7%; thu từ nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 28,4%; thu từ công nghiệp, xây dựng chiếm gần 6%; thu từ dịch vụ chiếm 16.7%; các khoản thu khác chiếm 16.2%. Thu nhập bình quân 1 người 1 tháng ở khu vực thành thị đạt 622 nghìn đồng, tăng 18,4%; khu vực nông thôn đạt 275 nghìn đồng, tăng 22.3% so với năm1999 và tăng nhanh hơn thành thị. Do thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng, đời sống các tầng lớp dân cư, đặc biệt tầng lớp nghèo tiếp tục được cải thiện nên số hộ nghèo tiếp tục giảm. Nước ta theo thống kê có trên 80% dân số sống ở nông thôn và trên 70% lực lượng lao động xã hội làm việc ở nông thôn. Do đó phát triển nông thôn để cải thiện và nâng cao mức sống, phát triển kinh tế ở nông thôn có một ý nghĩa hết sức to lớn và đây cũng là vấn đề quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước ta. Đa phần những người sống ở nông thôn là sản xuất nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp với nền sản xuất nhỏ, phân tán năng suất lao động còn thấp. Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn thấp hơn nhiều so với thành phố, còn nhiều hộ đói nghèo, đặc biệt là các vùng núi và biên giới còn gặp nhiều khó khăn. [...]... trồng thu sản, hải sản và trồng những cây nông, lâm nghiệp và phát triển du lịch , nhiều hộ trở nên giàu có và phân cách giàu nghèo trong nội bộ khu vực nông thôn cũng ngày càng rõ rệt Dưới đây ta xét một vài yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông thôn 2 Các yếu tố tác động đến thu nhập hộ 2.1 Lao động Trong nguồn thu nhập của hộ, thu nhập từ lao động là yếu tố quan trọng nhất để duy trì mức sống,... ở khu vực nông thôn là 1764520.1 VNĐ Thu nhập trung bình của hộ ở khu vực nông thôn phụ thu c vào rất nhiều yếu tố như tuổi của chủ hộ, giới tính của chủ hộ, bằng cấp cao nhất của chủ hộ, qui mô hộ, số người có việc làm của hộ, vùng cư trú của hộ dân cư, tổng chi cho giáo dục và đào tạo và số giờ làm việc trung bình 1 ngày của hộ 2 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập trung bình Qua bộ số liệu VHLSS_2002... mô hình hồi qui ở Chương III Như vậy ta có thể bỏ một số yếu tố mà mức độ ảnh hưởng đến thu nhập trung bình của hộ không đáng kể như: Tuổi của chủ hộ, số người có việc làm trong hộ Ta có thể ước lượng biến thu nhập trung bình của hộ trong 1 tháng theo các yếu tố: Giới tính của chủ hộ, bằng cấp cao nhất của chủ hộ, qui mô hộ, vùng cư trú của hộ dân cư, số giờ làm việc trung bình của hộ trong 7 ngày... đình Vì vậy các quyết định của chủ hộ là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới thu nhập của hộ Sự sáng suốt của các quyết định này lại phụ thu c nhiều vào đặc điểm của chủ hộ Ở khu vực nông thôn nữ giới chiếm gần 50% tổng số lao động nông nghiệp, tuy vậy nữ chỉ chiếm 25% thành viên các khoá khuyến nông về chăn nuôi, và 10% các khoá khuyến nông về trồng trọt Phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận với công nghệ, tín... giả thiết Ho cho rằng hệ số tương quan bằng không bị bác bỏ, chấp nhận giả thiết H1: Giữa hai biến có sự phụ thu c lẫn nhau Như vậy qua phần mô tả về mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đén thu nhập hộ của dân cư ta có một vàI nhận xét sau: Qua phần mô tả phân tích phương sai và phân tích tương quan ta thấy được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới thu nhập hộ ở khu vực nông thôn từ đó có thể sử dụng... nên yếu tố vùng cũng là nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập trung bình của hô CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ THU NHẬP HỘ Ở KHU VỰC NÔNG THÔN QUA BỘ SỐ LIỆU VHLSS2002 I Giới thiệu về bộ số liệu VHLSS 2002 1 Mục đích của cuộc điều tra Trong những năm thực hiện chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, Tổng cục Tổng thống kê (TCTK) đã triển khai nhiều cuộc điều tra hộ để thu thập thông tin phản ánh về mức sống... tệp số liệu: + Chi phí trồng trọt + Chi phí chăn nuôi + Chi phí hoạt động dịch vụ nông nghiệp +Chi phí lâm nghiệp + Chi phí thu sản + Chi phí SXKD ngành nghề phi nông lâm nghiệp, thu sản, chế biến Từ bộ số liệu VHLSS_2002 chỉ xét riêng ở khu vực nông thôn sử dụng thống kê mô tả ta có được bảng : Bảng 1: Thu nhập trung bình của 1 hộ trong 1 tháng Như vậy thu nhập trung bình 1 hộ 1 tháng ở khu vực nông. .. pháp lý, số lượng các luật gia còn hạn chế phân bố chủ yếu ở khu vực thành thị 2.4 Quy mô hộ Quy mô hộ là yếu tố quan trọng tác động tới thu nhập bình quân của các thành viên trong hộ. Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển từ mức khởi điểm thấp dựa chủ yếu vào nông nghiệp nên nó bị chi phối bởi sản xuất mang tính sử dụng nhiều lao động Khi hộ có quy mô lớn hơn sẽ thu được thu nhập bình quân trên một lao... và thu nhập trung bình 1 hộ 1 tháng có mối liên hệ với nhau 2.3 Bàng cấp cao nhất của chủ hộ Ta mô tả thu nhập trung bình của hộ mà chủ hộ được phân loại theo bằng cấp cao nhất Bảng 6 Từ bảng 6 cho ta thấy chủ hộ có bằng cấp càng cao thi thu nhập trung bình hộ càng lớn Từ số liệu này nếu chủ hộ có bằng thạc sỹ thì thu nhập bình quân 1 tháng của hộ là 3178083.3 VNĐ, nếu chủ hộ tốt nghiệp ĐH thì thu nhập. .. thông tin về tình hình được hưởng lợi của những hộ nghèo thông qua chương trình xóa đói giảm nghèo cũng như các chính sách đối với người nghèo Người trả lời là chủ hộ hoặc những thành viên biết nhiều thông tin nhất của hộ II Thực trạng về thu nhập hộ ở khu vực nông thôn 1 Mô tả dữ liệu Từ bộ số liệu VHLSS_2002 ta tính được thu nhập của hộ dân cư bằng tổng các khoản thu của hộ trừ đi chi phí sản xuất . của họ đặc biệt là thu nhập trung bình hộ ở nông thôn . Trong chuyên đề thực tập này em xin được xem xét tới vấn đề: MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP HỘ Ở KHU VỰC NÔNG THÔN. Với mục đích là. mức sống hộ dân cư Việt Nam năm 2002. Phần hai là tác động của một số nhân tố đến thu nhập hộ ở khu vực nông thôn qua bộ số liệu VHLSS 2002. Qua đó có thể lựa chọn được yếu tố có ảnh hưởng đến. động của một số yếu tố đến thu nhập như thế nào và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nay ra sao và sự khác nhau về thu nhập trung bình của hộ qua một số yếu tố như giới tính của chủ hộ, bằng

Ngày đăng: 10/01/2015, 09:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan