1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tính toán quá trình lan truyền sóng trong rừng ngập mặn

68 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 2,04 MB

Nội dung

1.3 Các phương pháp xác định tiêu tán năng lượng sóng [6] Một cơ chế tiêu tán năng lượng sóng hiệu quả nhất là quá trình sóng vỡ, tuy nhiên khi sóng lan truyền trong rừng cây ngập mặn t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Nguyễn Viết Quỳnh

TÍNH TOÁN QUÁ TRÌNH LAN TRUYỀN SÓNG

TRONG RỪNG NGẬP MẶN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2012

Trang 2

ii

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Nguyễn Viết Quỳnh

TÍNH TOÁN QUÁ TRÌNH LAN TRUYỀN SÓNG

TRONG RỪNG NGẬP MẶN

Chuyên ngành: Hải Dương học

Mã số: 60.44.97

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Minh Huấn

HÀ NỘI – 2012

Trang 3

iii

Mục lục Lời cảm ơn

CHƯƠNG 1 – QUÁ TRÌNH TIÊU TÁN NĂNG LƯỢNG SÓNG 3

TRONG RỪNG NGẬP MẶN 3

1.1 Rừng ngập mặn 3

1.2 Lý thuyết sóng tuyến tính và phổ sóng 6

1.2.1 Lý thuyết sóng tuyến tính 6

1.2.2 Năng lượng sóng và phổ năng lượng sóng 8

1.3 Các phương pháp xác định tiêu tán năng lượng sóng 9

1.3.1 Phương pháp sử dụng hệ số ma sát đáy 10

1.3.2 Phương pháp hình khối trụ 12

CHƯƠNG 2 - MÔ HÌNH TÍNH TOÁN VÀ DỰ BÁO SÓNG SWAN 15

2.1 Giới thiệu mô hình SWAN 15

2.2 Bổ sung tiêu tán năng lượng sóng do cây trong mô hình SWAN 22

CHƯƠNG 3 - ÁP DỤNG MÔ HÌNH SWAN TÍNH TOÁN SUY GIẢM SÓNG DO RỪNG NGẬP MẶN TẠI KHU VỰC CỬA TRÀ LÝ – THÁI BÌNH 28

3.1 Đặc điểm địa hình, hải văn của khu vực nghiên cứu 28

3.1.1 Đặc điểm địa hình và lưới tính 28

3.1.2 Chế độ sóng 31

Hình 3.3a Hoa gió tại trạm Hòn Dáu giai đoạn 1960 - 2010 33

3.1.3 Chế độ thuỷ triều trong khu vực nghiên cứu 34

3.1.4 Bão và nước dâng trong bão 35

3.1.5 Đặc điểm rừng ngập mặn 37

3.2 Kiểm nghiệm mô hình 38

3.2.1 Thiết lập đầu vào 38

3.2.2 Kết quả kiểm nghiệm mô hình 40

3.3 Áp dụng mô hình cho vùng nghiên cứu 43

3.3.1 Thiết lập số liệu đầu vào cho mô hình 43

3.3.2 Nhận xét kết quả mô phỏng chế độ sóng 44

Kết luận và đề xuất 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO……… ……… … 65

Trang 4

1

Mở đầu

Rừng ngập mặn (RNM) phát triển chủ yếu tồn tại và sinh trưởng tại khu vực

bờ biển ngập nước Rừng ngập mặn trên thế giới rải rác chủ yếu ở những khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới vì chúng không chịu được sự lạnh giá ( Taal, 1994) Trong quá khứ rừng ngập mặn được xem như là vô dụng và như một kết quả chúng bị biến mất nhanh chóng [3] Chỉ gần đây rừng ngập mặn được nhận là một hệ sinh thái quan trọng, không chỉ vẻ đẹp mà còn vì tầm quan trọng đối với sự ổn định đường bờ biển

và môi trường nuôi dưỡng nhiều sinh vật biển Đặc biệt những khu rừng ngập mặn gần bờ có thể làm giảm độ cao sóng và thậm chí sóng thần Tháng 7 năm 1996, cơn bão số 2 (Frankie) với sức gió 103 ÷ 117 km/giờ đổ bộ vào huyện Thái Thụy (Thái Bình) nhờ có dải RNM bảo vệ nên đê biển và nhiều bờ đầm không bị hư hỏng, trong lúc đó huyện Tiền Hải do phá phần lớn RNM nên các bờ đầm đều bị xói lở hoặc bị phá vỡ Năm 2005, vùng ven biển huyện Thái Thụy tuy không nằm trong tâm bão số

7 (Damrey) nhưng sóng cao ở sông Trà Lý đã làm sạt lở hơn 650m đê nơi không có RNM ở thôn Tân Bồi, xã Thái Đô trong lúc phần lớn tuyến đê có RNM ở xã này không bị sạt lở vì thảm cây dày đặc đã làm giảm đáng kể cường độ sóng Trận sóng thần khủng khiếp tại Ấn Độ Dương tháng 12 năm 2004, Kathiresan and Rajendran (2005) đã cho thấy tầm quan trọng của rừng ngập mặn trong việc làm suy giảm ảnh hưởng của sóng thần.Ví dụ, tại Indonesia tâm sóng thần rất gần với đảo Simeuleu, tuy nhiên số lượng người chết đặc biệt thấp bởi vì sự hiện diện của những khu rừng ngập mặn với mật độ dày đặc, phía đông nam của Ấn Độ, thiệt hại về kinh tế và con người ít tại những vùng có rừng ngập mặn rậm rạp

Do tầm quan trọng to lớn của chúng, rừng ngập mặn và hệ sinh thái rừng ngập mặn đã được chú trọng nghiên cứu trong thời gian gần đây nhưng sự hiểu biết về chúng còn rất hạn chế Thiếu trầm trọng những nghiên cứu động lực và nghiên cứu

về sự tương tác giữa trầm tích học và thủy động học Đặc biệt, những nghiên cứu về quá trình lan truyền sóng trong rừng ngập mặn là không nhiều Trong bối cảnh như

vậy, đã lựa chọn “Tính toán quá trình lan truyền sóng trong rừng ngập mặn” là tên

của đề tài nghiên cứu Bố cục luận văn gồm 3 chương và phần kết luận:

Chương 1: Quá trình tiêu tán năng lượng sóng trong rừng ngập mặn

Trang 5

2

Chương 2: Mô hình tính toán và dự báo sóng SWAN

Chương 3: Áp dụng mô hình SWAN tính toán suy giảm năng lượng sóng do rừng ngập mặn tại khu vực cửa Trà Lý – Thái Bình

Kết luận và kiến nghị

Trang 6

3

CHƯƠNG 1 – QUÁ TRÌNH TIÊU TÁN NĂNG LƯỢNG SÓNG

TRONG RỪNG NGẬP MẶN 1.1 Rừng ngập mặn [4,6]

Rừng ngập mặn (RNM) là rừng có những loại cây đặc biệt, thường mọc ở ranh giới giữa những phần đất tiếp giáp bờ biển và biển, ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới RNM thường phát triển trong những vùng triều, giữa mực nước biển trung bình và mực nước triều lớn Phía ngoài biển của rừng ngập mặn thường là vùng đất bùn, với

độ dốc khoảng 1:1000 Phía sau RNM có thể là những đê biển, đầm muối và khu vực dân cư sinh sống Phía trong RNM cây sẽ mọc song song với đường bờ biển với nhiều loài khác nhau

Hình 1.1 Cấu trúc rừng ngập mặn

Trên thế giới RNM được giới hạn từ vĩ độ 300N và 300S Phía bắc giới hạn bởi Nhật Bản (31022’N và Bermuda (32020’N)) Phía nam giới hạn bởi New Zealand (38003’S) và Australia (38045’) và bờ phía tây của Nam phi (32059’) (theo Spalding 1997) RNM thường mở rộng về phía bờ biển ấm phía đông của Châu Mĩ và Châu Phi hơn là về phía bờ biển lạnh phía tây Sự khác biệt này xảy ra do sự phân bố của các dòng chảy nóng, lạnh trên các đại dương

Nguồn gốc rừng ngập mặn ven biển Việt Nam, theo nhiều tác giả, trung tâm hình thành cây ngập mặn là Indonesia và Malaysia (Cương, 1964, Chapman, 1975) từ

đó phát tán ra các nơi khác Theo Phan Nguyên Hồng thì vận chuyển nguồn giống vào Việt Nam chủ yếu là do các dòng chảy đại dương và dòng chảy ven bờ Gió mùa Tây Nam vào mùa hè đưa dòng chảy mang giống từ phía Nam lên, nhưng khi đến vĩ

Trang 7

- Khu vực 1: Ven biển Đông bắc, từ mũi Ngọc đến mũi Đồ Sơn Đặc điểm các quần xã RNM là hệ thực vật gồm những loài ưa mặn và chịu muối giỏi, không có loài

ưa lợ Thành phần loài nghèo hơn ở Miền Nam (24 loài) Hầu hết các loài cây ngập mặn ở đây như đước vòi, vẹt dù, trang, sú lại ít gặp ở Nam Bộ

- Khu vực 2: Ven biển đồng bằng Bắc bộ, từ mũi Đồ Sơn đến mũi Lạch Trường Quần xã cây ngâ ̣p mă ̣n gồm những loài ưa nước lợ , trong đó loài ưu thế nhất

là bần chua , trang Dưới tán của bần là sú và ô rô , tạo thành tầng cây bụi ; ở mô ̣t số nơi sú và ô rô phát triển thành từng đám

- Khu vực 3: Ven biển Trung bộ, từ mũi Lạch Trường đến mũi Vũng Tàu Do địa hình trống trải sóng lớn, bờ dốc, nên nói chung không có RNM dọc bờ biển, trừ các bờ biển hẹp phía tây các bán đảo nhỏ ở Nam Trung Bộ Phía trong các cửa sông, cây ngập mặn mọc tự nhiên, phân bố không đều do ảnh hưởng của địa hình và tác động của cát bay

- Khu vực 4: Ven biển Nam bộ, từ mũi Vũng Tàu đến mũi Nải – Hà Tiên Điều kiện sinh thái ở đây thuận lợi cho RNM sinh trưởng và phát triển mạnh, thành phần cây ưa mặn chiếm ưu thế, chủ yếu là đước, vẹt, sú, dà Dọc triền sông phía trong, quần thể mấm lưỡi đòng phát triển cùng với loài dây leo và cốc kèn Sâu vào nội địa thì dừa nước mọc tự nhiên hay được trồng thành bãi

Trang 8

5

Hình 1.2 Phân bố rừng ngập mặn và đầm phá vùng biển Việt nam

(nguồn:Phân viện Hải Dương học tại Hà Nội )

Trang 9

- Chuyển động của sóng là hai chiều

- Sóng chuyển động trong dạng nhất định bất biến theo thời gian

- Chất lỏng không nén được

- Nhớt, rối và sức căng bề mặt được bỏ qua

- Chiều cao sóng (H) nhỏ so với chiều dài sóng (L) và độ sâu (d)

Phương trình điều chỉnh vận tốc thế vị  (Young, (1999)),

,, theo hai hướng (x,z)

2 0

2 2

t z

Trang 10

7

Hình 1.3 Lý thuyết sóng tuyến tính

Ở đây ɳ (m) là dao động mực nước, g (m/s2

) là gia tốc trọng trường,  thế vận

tốc, u (m/s) là vận tốc theo hướng x, w (m/s) là vận tốc theo hướng z

Phân loại sóng theo độ sâu

Sóng có thể được phân loại dựa theo mối quan hệ giữa chiều dài sóng với độ sâu hay tích số của số sóng k và độ sâu nước d (kd)

Hầu hết tham số sóng sẽ thay đổi khi sóng lan truyền từ vùng nước sâu vào vùng nước nông Chiều dài sóng, vận tốc nhóm sóng và chuyển động quỹ đạo của hạt nước sẽ thay đổi

Hình 1.4 Phân loại sóng theo độ sâu

Trang 11

1.2.2 Năng lượng sóng và phổ năng lượng sóng

Năng lượng sóng bao gồm động năng và thế năng (Battjes, (1998)) Năng lượng sóng tổng cộng bằng tổng động năng và thế năng (mật độ năng lượng) trên một đơn vị chiều rộng được tính bằng:

c g (1.3)

C là tốc độ của từng sóng riêng rẽ và n là yếu tố vô hướng phụ thuộc vào tỷ số giữa

độ sâu và chiều dài sóng Tốc độ C được tính bằng:

2 sinh

2 1 2

Trang 12

tanh 0

Hình 1.5 Phân bố mật độ năng lượng phổ

Trục ngang thể hiện tần số, trục thẳng đứng thể hiện mật độ năng lượng

1.3 Các phương pháp xác định tiêu tán năng lượng sóng [6]

Một cơ chế tiêu tán năng lượng sóng hiệu quả nhất là quá trình sóng vỡ, tuy nhiên khi sóng lan truyền trong rừng cây ngập mặn trong phần lớn trường hợp không

bị tiêu tán năng lượng do hiện tượng này, quá trình tiêu tán năng lượng quan trọng là

do các chướng ngại mà cây tạo ra, các cây sẽ áp đặt lực ma sát và lực quán tính lên chuyển động của nước tạo ra sự mất mát năng lượng và làm cho sóng hạ thấp độ cao

Trang 13

10

và suy giảm vận tốc quỹ đạo Hầu hết các mô tả vật lý dựa trên cán cân năng lượng vì

từ đại lượng này dễ dàng tính toán được độ cao sóng, và độ cao sóng được sử dụng

để tính toán hệ số truyền qua là hệ số xác định bằng thương của độ cao sóng tới với

độ cao của sóng truyền qua

1.3.1 Phương pháp sử dụng hệ số ma sát đáy

Sóng lan truyền ở vùng nước nông gần bờ chịu tác động ma sát do đáy sinh ra

Độ lớn của lực ma sát này phụ thuộc vào một loạt các tham số như vận tốc quỹ đạo sóng theo phương ngang, độ nhám của đáy và độ sâu nước Trong nhiều tài liệu về hiện tượng suy giảm sóng trong rừng cây ngập mặn hiện tượng ma sát đáy rất ít được chú ý mặc dù các biểu thức của lực ma sát thường được sử dụng để mô tả các thành phần tiêu tán do rừng cây ngập mặn

Theo Mazda và nnk (1997), tiêu tán năng lượng do ma sát đáy có giá trị nhỏ hơn một bậc so với lực kéo gây ra bởi các cây Đây cũng chính là một trong những kết luận rút ra từ các kết quả đo đạc hiện tượng suy giảm sóng tại vùng ven bờ đồng bằng Bắc Bộ tại khu vực có và không có rừng cây ngập mặn Sự lý giải lý thuyết là

do vận tốc quỹ đạo hạt nước ở gần đáy suy giảm mạnh khi có cây tồn tại

Phương pháp thường được sử dụng để mô tả hiện tượng tiêu tán năng lượng sóng do cây là sử dụng tham số ma sát đáy Các biểu thức ma sát đáy như của Van Rijn (1989), Collins (1968) hay Chezy thường được sử dụng Tham số này phụ thuộc vào các đặc điểm của cây Các số liệu đo đạc chính xác rất cần thiết cho phương pháp này để hiệu chính và kiểm chứng tham số ma sát cho các dạng cây khác nhau

Công thức của Van Rijn

Theo Van Rijn (1989), tiêu tán năng lượng do ma sát đáy được thể hiện bằng đại lượng Df là công trung bình theo thời gian của lực ma sát

Trang 14

11

(1.12)

và (1.13)

với fw là hệ số ma sát, là giá trị cực đại của vận tốc quỹ đạo theo phương ngang, ρ

mật độ của nước và ω tần số góc của sóng do đó

(1.14) Công thức này cho thấy rằng sự tiêu tán năng lượng do ma sát đáy liên quan

tới hệ số ma sát fw và đại lượng bậc ba của vận tốc quỹ đạo sóng theo phương ngang

tại đáy

Công thức của Collins

Ma sát đáy theo Collins (1972) dựa trên công thức thông thường đối với sóng

có chu kỳ với các tham số phụ để phù hợp với trường sóng ngẫu nhiên Cường độ

tiêu tán năng lượng được xác định bằng công thức ma sát đáy thông thường:

C bot = c f g U orb (1.15)

trong đó cf là hệ số ma sát Collins cf = 0.015

Trong các nghiên cứu hiện thời (Vries và Roelvink (2004)), công thức của

Van Rijn (1989) cho thấy rằng hệ số ma sát Collins về nguyên tắc có thể sử dụng để

mô tả hiện tượng tiêu tán năng lượng sóng do cây

Kết quả là:

(1.16)

trong đó Sds, b là năng lượng sóng bị tiêu tán, ζ là tần số góc, θ hướng lan truyền của

các thành phần sóng

Biểu thức này khá giống với công thức của Van Rijn (1989) và được sử dụng

trong mô hình SWAN với hệ số ma sát do cây tương đương cv

cv = (1.17)

Trang 15

12

trong đó: là hệ số ma sát do cây, D là đường kính cây, n là mật độ của cây và dz

là độ cao của cây

1.3.2 Phương pháp hình khối trụ

Một phương pháp khác dựa trên công thức lý thuyết đối với tiêu tán năng lượng sóng do thực vật với các biểu thức riêng biệt trong đó xác định phần năng lượng bị tiêu tán do các quá trình quan trọng nhất Theo một số tác giả như Dalrymple và nnk (1984), Kobayashi và nnk (1993) các thực vật thân cứng hoặc cỏ sinh ra các lực tác động lên chất lỏng được thể hiện thông qua dạng biểu thức của Morison (1950), trong đó bỏ qua chuyển động của thực vật Phần năng lượng mất đi được tính toán bằng công sinh ra của thực vật trong chuyển động sóng Trong lý thuyết này, lực kéo được coi là tham số quan trọng nhất Ma sát mặt và građien áp suất sinh ra lực kéo Tuy nhiên lực kéo do ma sát nhỏ hơn rất nhiều lực cản sinh ra do chênh lệch áp suất, do đó chúng ta chỉ xét tới lực kéo do áp suất gây ra

Khi bỏ qua chuyển động của thực vật trong nước, chúng ta cần xem xét các lực quán tính Trong cơ học, quán tính là khả năng chống lại sự biến đổi của vận tốc, cây ngập mặn là tương đối cứng so với các loại cỏ do đó chuyển động tương đối của cây so với chuyển động của nước là khá nhỏ, đối với các loại sậy, cỏ biển hay tán lá của các loài cây ngập mặn, hiện tượng này cũng xảy ra nhưng đóng góp của các lực quán tính trong tiêu tán năng lượng sóng là khá nhỏ nên có thể bỏ qua

Công thức của Morrison

Morrison và nnk (1950) đã xác định được lực tác động lên một cọc mảnh đơn

lẻ trong sóng bề mặt:

  C D U U

dt

dU D C t

2

14

 (1.18)

trong đó Cm là hệ số quán tính, D là đường kính của cọc, Cd hệ số tiêu tán và U là giá trị cực đại của vận tốc quỹ đạo theo phương ngang

Công thức của Dalrymple

Dalrymple và nnk (1984) xác định một hệ số tiêu tán năng lượng dựa trên biểu thức của Morrison đối với các thực vật chìm trong nước ở đầm lầy Mendez và

Trang 16

13

Losado (2004) sử dụng phương pháp của Dalrymple và nnk (1984) trong mô hình vật

lý của họ để mô phỏng hiện tượng lan truyền sóng vỡ ngẫu nhiên và không vỡ trên các vùng có thực vật Lý thuyết này sử dụng sóng tuyến tính và coi sóng tới vuông góc với đường bờ và đáy biển có các đường đẳng sâu song song Các thí nghiệm cho thấy mối quan hệ phụ thuộc các lực trên một đơn vị thể tích theo phương ngang với

hệ số kéo tổng cộng trung bình theo độ sâu, với vận tốc theo phương ngang trong vùng có thực vật do chuyển động sóng, diện tích của vùng và mật độ theo phương ngang

Theo các giả thiết trên, bảo toàn năng lượng sẽ là:

 

v g

trong đó E là năng lượng sóng trên một đơn vị diện tích, cg là vận tốc nhóm sóng và

εv là năng lượng tiêu tán trung bình theo thời gian trên một đơn vị diện tích theo phương ngang trên độ cao của thực vật

Giả thiết rằng có thể áp dụng lý thuyết sóng tuyến tính đối với sóng lan truyền trên đáy không thấm để tính toán giá trị của u không chỉ đối với toàn bộ vùng nước

mà còn ở vùng giữa các thực vật Dalrymple và nnk (1984) biểu diễn năng lượng tiêu tán là kết quả từ biểu thức của εv và Fx trên vùng có thực vật như sau:

Trang 17

14

3 3

cosh3

sinh3sinh

23

2

H kh

k

h k h

k kg

N b

C d v v v

Phương pháp tăng cường tham số nhám đáy dựa trên các kết quả của Collins (1968) được Vries và Roelvink (WL Delft Hydraulíc, 2004) nghiên cứu và áp dụng

bổ sung vào mô hình SWAN, các kết quả này được hiệu chỉnh cho cỏ biển - Spartina Anglica Phương pháp này có vẻ phù hợp khi hiệu chỉnh nhưng không tồn tại nguyên tắc vật lý để tham số hóa các dạng thực vật, các dạng thực vật phức tạp không dễ dàng đưa vào mô hình do thực vật chỉ được tham số hóa bằng một tham số

Mendez và Losada (2004) đã mở rộng công thức của Dalrymple (1984), kết quả này có thể áp dụng cho vùng đáy nghiêng và sóng vỡ Các thí nghiệm vật lý trong máng chứng minh các kết quả rất triển vọng của phương pháp này, Mendez và Losada cho thấy rằng dạng mô hình này có thể dễ dàng áp dụng trong các mô hình tính toán lan truyền sóng chuẩn để tích hợp quá trình tiêu tán năng lượng sóng do thực vật và còn có thể dự tính dòng chảy sóng cũng như vận chuyển trầm tích trong vùng có thực vật Kết luận là công thức của Dalrymple (1984) là phương pháp xấp xỉ quá trình tiêu tán năng lượng sóng do thực vật tốt nhất và thích hợp nhất để tích hợp vào mô hình SWAN

Trang 18

15

CHƯƠNG 2 - MÔ HÌNH TÍNH TOÁN VÀ DỰ BÁO SÓNG SWAN

2.1 Giới thiệu mô hình SWAN

SWAN là mô hình tính toán sóng thế hệ ba, tính toán phổ sóng hai chiều bằng cách giải phương trình cân bằng tác động sóng (trong trường hợp không có dòng chảy có thể dùng phương trình cân bằng năng lượng sóng) có tính tới sự lan truyền sóng từ vùng nước sâu vào vùng nước nông ven bờ, đồng thời trao đổi năng lượng với gió thông qua hàm nguồn cùng với sự tiêu tán năng lượng sóng SWAN (được viết tắt từ Simulating Waves Nearshore) cho phép tính toán các đặc trưng sóng vùng gần bờ, trong các hồ và vùng cửa sông từ các điều kiện của gió, điều kiện đáy và dòng chảy

Các tính năng của mô hình

* Theo quá trình truyền sóng SWAN có khả năng tính:

- Truyền sóng tuyến tính

- Khúc xạ sóng do thay đổi độ sâu đáy và do dòng chảy

- Bị vật chắn và phản xạ do dòng chảy ngược hướng

* Theo quá trình tạo sóng SWAN có khả năng tính:

- Sóng phát sinh do gió

- Tiêu tán năng lượng do hiện tượng sóng bạc đầu

- Tiêu tán năng lượng sóng do quá trình sóng vỡ gây ra do ảnh hưởng của độ sâu

- Tiêu tán năng lượng sóng do ma sát đáy

- Tương tác giữa các sóng (tương tác bậc ba và tương tác bậc bốn)

- Tính toán sóng do các vật cản

2.1.1 Cơ sở lý thuyết của mô hình SWAN

Trang 19

16

Trong mô hình SWAN các sóng được mô tả bằng phổ mật độ tác động sóng hai chiều Phương trình cân bằng phổ mật độ tác động được sử dụng trong điều kiện phi tuyến cao Trong mô hình SWAN phổ mật độ tác động N(,) được chú ý hơn bởi vì, khi có mặt dòng chảy mật độ phổ tác động được bảo toàn trong khi phổ mật

độ phổ năng lượng thì không Các biến độc lập là tần số  và hướng sóng  Mật độ phổ tác động được tính bằng mật độ phổ năng lượng chia cho tần số

C N

C y N C x

và dòng chảy đối với hiệu ứng khúc xạ Vế phải của phương trình biểu thị các nguồn năng lượng sóng được cung cấp và tiêu tán trong quá trình truyền sóng với S là hàm nguồn

Trong hệ toạ độ địa lý phương trình có thể viết dưới dạng:

C N

C N

* Năng lượng gió truyền cho sóng:

Quá trình năng lượng truyền từ gió cho sóng trong mô hình SWAN được mô

tả thông qua hai cơ chế: cơ chế cộng hưởng (Phillips, 1957) và cơ chế phản hồi (Miles, 1957) Giá trị nguồn năng lượng của gió tương ứng với hai cơ chế trên được biểu thị bằng tổng của quá trình tăng tuyến tính và quá trình tăng theo hàm mũ Giá trị hàm nguồn có dạng:

Trang 20

17

S in(,) ABE(,) (2.3) Với A là hệ số tăng tuyến tính, B là hệ số tăng theo hàm mũ Hệ số A và B phụ thuộc vào tần số và bước sóng đồng thời phụ thuộc vào vận tốc và hướng của gió

+ Hệ số tăng tuyến tính A:

Biểu thức của Cavaleri và Malanotile-Rizzli (1981) được sử dụng để loại bỏ

sự tăng trưởng của sóng tại các tần số thấp hơn tần số Pierson-Moskovitz

,0max2

10.5,

w

a C

U

Với Cph là vận tốc pha, a và w là mật độ không khí và nước

- Mất mát năng lượng trong khi truyền sóng (Sds):

Mất mát năng lượng khi truyền sóng gây ra do ba quá trình: sự bạc đầu của sóng, ma sát đáy và sóng vỡ do ảnh hưởng của độ sâu địa hình

- Ma sát đáy

Mô hình ma sát đáy sử dụng trong SWAN bằng mô hình thực nghiệm của Jonswap, mô hình sức cản của Collins (1972) và mô hình nhớt rối của Madsen (1980)

Công thức sử dụng trong các mô hình này là

)(sinh)

C

S ds b  bottom (2.6)

Trang 21

18

Ở đây Cbottom là hệ số ma sát đáy, hệ số này phụ thuộc vào vận tốc quỹ đạo chuyển

động sóng

- Sóng vỡ do ảnh hưởng của độ sâu địa hình

Sự tiêu tán năng lượng trong trường sóng ngẫu nhiên là do quá trình sóng vỡ

dưới tác động của độ sâu địa hình Trong mô hình SWAN sử dụng mô hình sóng vỡ

dựa trên hiện tượng Bore của Battjes và Janssen (1987) Tỉ lệ trung bình mất mát

năng lượng trên một đơn vị bề rộng của vùng tính phụ thuộc vào hệ số phần năng

lượng mất mát do sóng vỡ Dtot

2 _

2 4

1

m b

Với bj =1, Qb là phân số sóng vỡ, Hm là chiều cao sóng cực đại Hm = .d ở đây  là

hệ số sóng vỡ, d là độ sâu nước tổng cộng, Dtot là tỉ lệ tiêu tán năng lượng trung bình

tot

tot br

ds  (2.8)

* Tương tác phi tuyến giữa các sóng

Tương tác sóng bậc bốn chiếm ưu thế trong sự tiến triển của phổ sóng tại vùng

nước sâu Quá trình này truyền năng lượng sóng từ đỉnh phổ tới các tần số thấp hơn

và tới các tần số cao hơn

Trong vùng nước nông tương tác giữa các sóng bậc ba truyền năng lượng từ

tần số thấp sang tần số cao hơn

Trang 22

Trong mô hình 1D, nước dâng do sóng tính bằng cách tích phân phương trình

cân bằng mô men, đó là sự cân bằng giữa tác động sóng (gradient ứng suất phát xạ)

và gradient áp suất thuỷ tĩnh

(2.11)

Với d là độ sâu nước tổng cộng,  mực nước dâng so với mực nước trung bình

2.1.2 Mô hình số của SWAN

Trong mô hình SWAN, lời giải của phương trình cân bằng tác động sóng được

triển khai bằng một số sơ đồ khác nhau trong cả năm chiều (thời gian, không gian địa

lý, không gian phổ) Trước tiên quá trình truyền sóng được mô tả mà không có các

nguồn tạo sóng, tiêu tán và tương tác giữa các sóng Sau đó là dạng mô tả đầy đủ với

các giá trị nguồn

Thời gian được biểu thị bằng bước thời gian xác định t đồng thời trong cả

tích phân của phương trình truyền và hàm nguồn Không gian địa lý được mô tả dưới

dạng lưới hình chữ nhật với các cạnh x và y tương ứng các hướng x và y Phổ

trong mô hình được mô tả bằng bước xác định của hướng  và bước tần số /

- Sơ đồ quá trình truyền sóng

Các sơ đồ được sử dụng trong SWAN dựa trên cơ sở có tính năng mạnh, sát

thực tế và mang tính kinh tế Do vậy, sơ đồ được sử dụng là dạng hàm ẩn trong cả

không gian địa lý và không gian phổ, thêm vào đó là phép xấp xỉ trung tâm trong

không gian phổ

Trang 23

20

SWAN bao gồm ba sơ đồ :

* Sơ đồ BSBT (backward space - backward time):

Sơ đồ này tính cho cả trường hợp sóng ổn định và sóng không ổn định

* Sơ đồ S&L

Sơ đồ dạng này được sử dụng trong điều kiện sóng ổn định Thời gian có thể

bỏ đi như một biến, các bước lặp vẫn được tiến hành như trước

* Sơ đồ cấp độ gió bậc ba

Sơ đồ này được áp dụng cho điều kiện sóng không ổn định Hai thành phần

đạo hàm theo hướng x và y

Việc số hoá quá trình khuyếch tán sóng trong sơ đồ S & L được thực hiện

được trong trường hợp sóng truyền trên khoảng cách lớn Hiệu ứng này phụ thuộc

vào phổ sóng Giá trị của hiệu ứng phụ thuộc vào dạng phổ và thời gian sóng truyền

n n

E E E

S E

S (2.12)

Với S E

2.1.3 Điều kiện biên và điều kiện ban đầu

Trong SWAN, điều kiện biên trong không gian địa lý và không gian phổ là

biên hấp thụ đầy đủ với năng lượng sóng đi ra khỏi miền tính hoặc vào bờ Trên các

biên hở, năng lượng của sóng tới được cho bởi người sử dụng Đối với vùng ven bờ

điều kiện biên được cho dọc biên nước sâu và không cho dọc theo biên bên Điều này

có nghĩa là có những lỗi tại biên trong khi truyền vào vùng tính Vùng ảnh hưởng là

vùng tam giác với đỉnh tại góc giữa biên nước sâu và biên bên, phân tán tới bờ trong

góc từ 30º tới 45º trên hướng truyền của sóng nước sâu Để khắc phục vấn đề này thì

biên bên nên lấy ở xa vùng cần tính để tránh những lỗi trong vùng tính

Trang 24

21

Các tham số tính toán liên quan tới sóng được sử dụng trong đầu vào và đầu ra của mô hình (sử dụng các ký hiệu trong chương trình tính) gồm có: Hsign-độ cao sóng hữu hiệu, Hswell–độ cao sóng hữu hiệu sóng lừng, TM01–chu kỳ sóng trung bình tuyệt đối, TM01 – chu kỳ sóng trung bình, Dir–hướng sóng trung bình, Pdir–hướng đỉnh phổ và một số tham số khác

Các biên của lưới tính là biên cứng (đất) hoặc biên lỏng (nước) Trong trường hợp biên cứng được cho là: không tạo sóng và hấp thụ toàn bộ năng lượng của sóng truyền tới Trong trường hợp biên lỏng các điều kiện sóng được cho trên biên Trong trường hợp không có các số liệu trên biên lỏng có thể chọn giả thiết không có sóng đi vào vùng tính qua biên đó và sóng có thể đi ra phía ngoài một cách tự do Các điều kiện ban đầu được cho như sau:

- Tính toán với trạng thái ban đầu lặng sóng (trên toàn miền coi như không có sóng)

- Cho dạng mặc định (điều kiện sóng tại các vị trí được tính từ tốc độ gió địa phương)

- Có thể đưa ra một giá trị sóng ban đầu (giá trị này được lấy cho tất cả các điểm)

- Trường sóng ban đầu được lấy từ lần chạy SWAN trước đó (sử dụng HOTFILE)

Trang 25

22

Hình 2.1: Sơ đồ khối mô hình SWAN

2.2 Bổ sung tiêu tán năng lƣợng sóng do cây trong mô hình SWAN [6]

Bổ sung sự tiêu tán năng lượng bởi cây thực vật nghĩa là phải đưa thêm một hạng mới vào phương trình Với sự bổ sung này mô hình diễn tả quá trình tiêu tán năng lượng sóng bởi cây thực vật, trong đó thực vật có thể được thay đổi theo chiều ngang, và chiều thẳng đứng

i veg Sds br Sds b Sds w Sds Snl

Snl Sin

Trang 26

23

Trong đó S là hàm nguồn, Sin là năng lượng gió truyền cho sóng, Snl3 là tương tác sóng bậc ba, Snl4 là tương tác sóng bậc bốn ; Sds,w là mất mát năng lượng do sóng bạc đầu ; Sds,b là mất mát năng lượng do ma sát đáy ; Sds,br mất mát năng lượng do ảnh hưởng của độ sâu địa hình ; Sds,veg,i là mất mát năng lượng do cây ngập mặn được đưa vào mô hình

Tiêu tán năng lượng do rừng ngập mặn được tính theo phương pháp của Dalrymple (1984) Theo phương pháp này phân bố năng lượng tiêu tán trên một đơn

vị diện tích được tính theo công thức:

3

3 3

cosh3

sinh3sinh

23

2

H kh

k

h k h

k kg

N b

C d v v v

- Nv: là số cây trên một đơn vị diện tích

- αh: là chiều cao cây

~

cosh3

sinh3sinh

22

1

rms v

v d

kh k

h k h

k kg

N b

tot

tot veg

ds  (2.16)

Trang 27

24

Với

~ 3

~

~ 3 3

~

~

~

cosh3

sinh3sinh2

2

1

rms v

v

h k k

h k k

k g N b C g

sinh3sinh

2

3

~ 3

h k h

k k

N b C g veg

ds Sds veg i S

1 , , , (2.19)

Trong đó I là số lớp cây ngập mặn, i là lớp được xem là có sự tiêu tán năng lượng

Công thức trên được mở rộng tính theo phổ tần, hướng và theo các lớp độ sâu như sau:

3

sinhsinh

3sinh

sinh

2

~ 3

1

~

~ 1

~ 3

~ 3

3

~

~

, ,

~ 2 ,

,

E h

k k

h k h

k h

k h

k

E

k N b C g S

i i

i i

tot i

v i v D i

Trong đó : - h: là tổng độ sâu nước

- i: là tỉ lệ của lớp nước i so với h

Như vậy năng lượng tiêu tán do rừng ngập mặn được tính theo phân bố theo mặt rộng và trên mỗi đơn vị diện tích có hiệu ứng như phân bố mật độ của thực vật trên một trường và có tính đến ảnh hưởng theo chiều thẳng đứng của các tham số đặc trưng

Trang 28

25

2.2.1 Sự biến thiên của cây theo phương ngang

Tiếp theo công thức đồng nhất, cây có thể dễ dàng được thay đổi theo phương ngang theo các cách thức sau:

Hình 2.2 Minh họa cho rừng biến đổi theo phương ngang

Đối với khu vực tính toán không có cây ngập mặn Cd= 0, Nv= 0, bv= 0, αh= 0 Đối với các khu vực khác có cây ngập mặn thì tham số cây cũng được xác định cho

từng vùng riêng rẽ

2.2.2 Biến đổi cây theo phương thẳng đứng

Để bổ sung sự biến đổi đặc điểm của cây theo phương thẳng đứng cần phải đơn giản hóa phân bố thẳng đứng của vận tốc quỹ đạo theo phương ngang

Hình 2.3 Sự phân bố thẳng đứng của tốc độ quỹ đạo thẳng đứng cho

a.Vùng nước nông và b.Vùng nước chuyển tiếp

Trang 29

26

Theo Baptist (2005), dạng cấu trúc dòng chảy sau đây được tìm thấy trong rừng ngập mặn khi có dòng chảy

Hình 2.4 Profile vận tốc khi mật độ cây đồng nhất, k là độ cao cây (Baptist 2005)

SWAN là mô hình trung bình độ sâu, bởi vậy sự phân bố vận tốc quỹ đạo ngang theo phương thẳng đứng được xem như profile đồng dạng

Hình 2.5 Profile tốc độ quỹ đạo ngang

Khi cây được chia thành nhiều lớp thì sự tiêu tán tổng cộng sẽ bằng tổng các tiêu tán thành phần Có thể bổ sung cây thay đổi theo phương thẳng đứng, bằng cách đưa tham số cây khác nhau cho mỗi lớp

Trang 30

27

Hình 2.6 Sơ đồ phân bố lớp cây ngập mặn [6]

Tuy nhiên, áp dụng tham số cây không đồng nhất theo phương thẳng đứng thì profile vận tốc quỹ đạo ngang thực sự không còn đồng nhất nữa Ví dụ: mặt cắt của dòng chảy trong trong một lớp với 1000 thân cây với đường kính mỗi thân là 5 mm

sẽ khác với mặt cắt chỉ với 3 thân cây với đường kính 100 mm tạo ra các giá trị tiêu tán năng lượng khác nhau Trong SWAN, tiêu tán năng lượng tổng cộng là giá trị trung bình theo độ sâu, bởi vậy sự đóng góp khác nhau của mỗi lớp có thể được thêm vào để tạo ra lượng tiêu tán năng lượng tổng cộng

Trang 31

28

CHƯƠNG 3 - ÁP DỤNG MÔ HÌNH SWAN TÍNH TOÁN SUY GIẢM SÓNG

DO RỪNG NGẬP MẶN TẠI KHU VỰC CỬA TRÀ LÝ – THÁI BÌNH

3.1 Đặc điểm địa hình, hải văn của khu vực nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm địa hình và lưới tính

Hình 3.1 Vị trí khu vực nghiên cứu vùng ven bờ cửa Trà Lý

Vùng nghiên cứu được chỉ ra trong hình trên, dọc theo bờ biển bao gồm bãi bùn (độ dốc 1:2000) hướng ra khơi và được tạo bởi lượng phù sa được mang ra từ sông Thái Bình Một phần của bờ biển được bảo vệ bởi vành đai rừng ngập mặn đã trưởng thành

Để thực hiện việc tính toán quá trình lan truyền sóng trong khu vực nghiên cứu cần sử dụng hai loại số liệu gồm số liệu độ sâu và số liệu các đặc trưng sóng tiêu biểu Các số liệu độ sâu và đặc trưng sóng được lấy từ đề tài “Nghiên cứu và phát

Trang 32

29

triển ứng dụng công nghệ dự báo ngắn hạn các yếu tố thủy văn Biển Đông” do TS.Nguyễn Minh Huấn chủ trì [2]

Hình 3.1b Trường số liệu điểm sâu

Lưới tính ở khu vực nghiên cứu là các lưới rất chi tiết với biên phía ngoài miền tính của mô hình cho toàn bộ vùng cửa sông, phía trong là miền tính chi tiết của khu vực cần quan tâm, các kết quả của mô hình cho lưới tính thô sẽ được dùng làm điều kiện biên cho lưới tính tinh

Lưới tính thô: là lưới vuông, có tọa độ địa lý trong khoảng 1060

32’ đến

106050’E và 20020’ đến 20037’N Miền tính chi tiết cho toàn bộ vùng tính kích thước 32,56 km theo chiều dọc bờ và khoảng 30,8 km theo chiều vuông góc từ bờ ra phía ngoài khơi Toàn bộ vùng tính của miền này được chia làm 297 x 281 điểm tính, với kích thước của các ô lưới 110 m 110 m

Trang 33

30

Hình 3.2a Lưới tính thô (110 m 110 m)

Lưới tính tinh: là miền tính chi tiết, phía trong lưới tính thô, cho vùng ven bờ

được xem là nơi có RNM với lưới tính chi tiết với kích thước 5,72 km theo chiều dọc

bờ và khoảng 5,368 km theo chiều vuông góc từ bờ ra phía ngoài khơi Tọa độ trong khoảng 106035’ đến 106037’E và 20029’ đến 20032’N Toàn bộ vùng tính của miền này được chia làm 245 x 261 điểm tính, với kích thước của các ô lưới 22 m 22 m

Hình 3.2b Lưới tính tinh (22m 22 m)

Trang 34

31

3.1.2 Chế độ sóng

Sóng đổ bộ vào bờ biển khu vực nghiên cứu chủ yếu là sóng được hình thành

từ ngoài khơi vịnh Bắc Bộ và lan truyền vào các tham số sóng bị thay đổi qua quá trình khúc xạ và cạn sóng do độ sâu biến động và gây ảnh hưởng khác nhau ở mỗi đoạn bờ, tại các đoạn bờ lồi có mức độ tập trung cao các tia sóng gây xói lở, các đoạn

bờ lõm lại được tích tụ

Trong thời kỳ gió B và ĐB thịnh hành, ở vùng biển nghiên cứu sóng gió kém phát triển do bị địa hình che chắn, tuy vậy vào thời gian triều cường, sóng gió vẫn có điều kiện phát triển và khúc xạ lan truyền sóng vào bờ, uy hiếp các đoạn bờ biển Độ cao sóng trung bình đạt 0,5 - 0,6 m (bảng 3.3)

Trong mùa chuyển tiếp, chế độ sóng gió ở khu vực nghiên cứu có hướng thịnh hành là Đ với tần suất lặp lại từ 30% tháng V đến 56,3% tháng III (bảng 3.2) Độ cao sóng trung bình đạt 0,6 - 0,7 m (bảng 3.3)

Bảng 3.1 Tần suất chiều cao sóng nhiều năm (1960 - 1994) trạm Hòn Dáu trong mùa đông (tháng 10 – tháng 3) (%)

Ngày đăng: 08/01/2015, 12:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. La Thị Cang, Võ lương Hồng Phước, 2002, Sự ảnh hưởng của mật độ thân cây ngập mặn lên sự suy giảm sóng, Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học“Biển Đông - 2002” , Trường đại học khoa học tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh – Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biển Đông - 2002
2. Nguyễn Minh Huấn, 2010, Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ dự báo hạn ngắn trường các yếu tố thủy văn biển khu vực Biển Đông. Đề tài thuộc Chương trình " Khoa học và công nghệ biển phục vụ phát triển bền vững kính tế xã hội &#34 Khác
5. Vũ Duy Vĩnh, Trần Anh Tú, Trần Đức Thạnh, Vũ Đoàn Thái, 2010, Vai trò làm giảm tác động của dòng chảy, sóng do rừng ngập mặn ở khu vực ven bờ Bàng La – Đại Hợp (Hải Phòng), Hội nghị khoa học và Công nghệ biển toàn quốc lần thứ V 6. B.Burger, Thesis, September 2005, Wave attenuation in Mangrove Forest, M.Sc Khác
7. Madza, Y., E. Wolenski, B. King, A.Sase, D. Ohtsuka & M. Magi, 1997, Drag force due to vegetation in Mangroves and Salt Marshes 1 (3) 193 – 199 Khác
8. Madza, YM. Magi, M. Kogo & P.N Hong, 1997, Mangroves as a coastal protection from waves in the Tong King Delta, Vietnam. Mangroves and Salt Marshes 1 127 – 135 Khác
9. Delft University of Technology, 1993 – 2011, Swan scientific and technical documentation. Swan cycle III version 40.85 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w