1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu sử dụng một số kĩ thuật dạy học vào dạy các yếu tố hình học và đại lượng hình học ở các lớp 1 2 3

36 912 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 160,97 KB

Nội dung

- Tìm hiểu thực trạng nhận thức và sử dụng mét sè kĩ thuật dạy học, phương pháp dạyhọc của GV trong dạy học Toán ở tiểu học làm cơ sở thực tiễn cho đề tài... Giới hạn của đề tài: Đề tài

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

I Lí do chọn đề tài

Nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi nhanh chóng từ cơ chế kế hoạch hoátập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước Công cuộc đổi mớinày đã đặt ra những yêu cầu cấp bách về nguồn nhân lực đối với ngành giáo dục đó

là cần phải đào tạo ra những người lao động tự chủ, năng động và sáng tạo, cónăng lực giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra, tự lập nghiệp và lo được cuộcsống của mình, qua đó góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh xã hội công bằng,dân chủ, văn minh Nghị quyết TƯ 4 khóa VII đã đề ra nhiệm vụ: “Đổi mớiphương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học, áp dụng những phương phápgiáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giảiquyết vấn đề ” Tiếp tục sau đó, nghị quyết TW 2 khoá VIII còng đã khẳng định:

“Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ mộtchiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học Từng bước áp dụng cácphương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạyhọc, đảm bảo điềukiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh nhất là sinh viên đại học”

Thống nhất quan điểm và thực hiện chủ trương trên, ngành giáo dục và đàotạo đã và đang tiến hành đổi mới tõ mục tiêu, nội dung, chương trình SGK cũngnhư cách đánh giá và đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học.Tuy nhiên, tõ việcthống nhất quan điểm đến việc hiểu thấu đáo côm tõ “đổi mới phương pháp dạyhọc” và triển khai trong thực tiễn dạy học vẫn còn là một khoảng cách và cần cónhiều đầu tư nghiên cứu Chẳng hạn, nói đến đổi mới PPDH thì hầu hết GV nóichung và GVTH nói riêng đều hiểu rằng cần đưa thêm mét sè PPDH mới vào trongnhà trường với nhiều hình thức tổ chức dạy học phong phó, với sự hỗ trợcủacác phương tiện dạy học và thiết bị dạy học hiện đại Điều này không đồngnghĩa với việc phủ nhận các PPDH truyền

Trang 2

thống mà trên cơ sở kế thừa các PPDH truyền thống; khai thác thế mạnh củacác PPDH truyền thống để sử dụng theo định hướng tích cực hoá người học.

Việc kế thừa chỉ có thể thực hiện trên cở sở hiểu biết sâu sắc các PPDHtruyền thống với các KTDHtương ứng để từ đó phân tích, sàng lọc, hạn chế bớtnhững nhược điểm, kế thừa các ưu điểm và sử dụng một cách tinh tế hơn, nhuầnnhuyễn và chuyển tải được những dụng ý sư phạm rõ ràng hơn nhằm gợi ra cáchoạt động tự giác, tích cực của người học Đây là một vấn đề thuộc về KTDH; tức

là PPDH ở cấp độ vi mô Trong giai đoạn hiện nay, việc đổi mới chương trình vàSGK đã cơ bản hoàn thành; việc đổi mới các phương tiện dạy học với các trangthiết bị ngày càng hiện đại đã thực sự mở đườngvà tạo cơ sở ban đầu cho đổi mớiPPDH Việc nghiên cứu đổi mới PPDH xét cho cùng nó không thể chỉ dừng lại ởquan điểm, ở nguyên tắc và quy trình sử dụng mà phải đắn đo suy nghĩ tính toánđến từng thao tác cụ thể của GV ở trên lớp

Trước những đòi hỏi đó, bên cạnh việc tìm hiểu các bước, các qui trình sửdụng mét sè PPDH mới như dạy học giải quyết vấn đề, dạy học đồng đẳng, dạyhọc vi mô, dạy học chương trình hoá…việc nghiên cứu tìm hiểu, sử dụng mét sèPPDH truyền thống với các KTDH tương ứng sao cho phù hợp vớinội dung mônhọc, với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh để góp phần nâng cao chất lượng dạyhọc trở nên hết sức cấp thiết Qua những năm thực hiện triển khai đổi mớiPPDHcó mét sè GV đã áp dụng tốt các PPDH truyền thống với các KTDH tươngứng vào giờ dạy của mình, tổ chức cho học sinh học tập tích cực, hứng thú, kết quảgiờ dạy đạt chất lượng cao

Tuy nhiên, còn nhiều GV tiểu học sử dụng các PPDH truyền thống vớiKTDH chưa thật hiệu quả Mét trong những nguyên nhân của thực trạng này là dosùhiểu biết về PPDH truyền thống với các KTDH tương ứng của GV chưa thật đầy đủ

Vì vậy, khi áp dụng các PPDH và KTDH vào quá trình giảng dạy, hầu hết các giáoviên còn thực hiện theo cảm tính, thói quen bắt chước mà chưa do ý thức và cókĩthuật sử dụng các phương pháp đó Chính vì vậy, việc áp

Trang 3

dụng các phương pháp dạy học trở nên cứng nhắc, máy móc, thiếu sáng tạodẫn đến chất lượng của giờ học không đạt hiệu quả như mong muốn.

Xuất phát từ những lí do nh đã trình bày ở trên, chúng tôi quyết định chọn

đề tài: “Nghiên cứu sử dụng mét sè kĩ thuật dạy học vào dạy các yếu tố hình học

và đại lượng hình học ở các lớp 1, 2, 3 chúng tôi mong rằng qua luận văn này có

thể đề ra các biện pháp sử dụng mét sè kĩ thuật dạy học góp phần nâng cao chấtlượng dạy học môn Toán nói riêng và chất lượng dạy học ở bậc Tiểu học nóichung

II Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng mét sè kĩ thuật dạy học góp phần nâng cao hiệu quả và chấtlượng dạy học các YTHH và đại lượng hình học ở các lớp 1, 2, 3 nói riêng và trongdạy học môn Toán ở Tiểu học nói chung

III Đối tượng, khách thể nghiên cứu

1 Đối tượng nghiên cứu: Mét sè kĩ thuật dạy học và việc sử dụng các KTDH vàodạy các YTHH và đại lượng hình học ở các lớp 1, 2, 3

2 Khách thể nghiên cứu:

- Nghiên cứu việc sử dụng các kĩ thuật dạy học của giáo viên ở mét sè trường tiểu họctrên địa bàn thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng, thành phố Thanh Hoá

IV Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu các văn kiện chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhànước có liên quan đến đổi mới PPDH

- Nghiên cứu làm rõ mét số thuật ngữ về PPDH, KTDH, QTDH…và mối quan hệgiữa các khái niệm này

- Nghiên cứu mét sè PPDH truyền thống và cácKTDH tương ứng nhằm vận dụngvào dạy học Toán ở trường tiểu học theo hướng tích cực hoá người học

- Tìm hiểu thực trạng nhận thức và sử dụng mét sè kĩ thuật dạy học, phương pháp dạyhọc của GV trong dạy học Toán ở tiểu học làm cơ sở thực tiễn cho đề tài

- Tìm hiểu nội dung chương trình và sách giáo khoa môn Toán ở các lớp 1, 2, 3

Trang 4

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực hành sử dụng mét sè kĩ thuật dạy học góp phần nângcao hiệu quả và chất lượng dạy học các YTHH và đại lượng hình học ở các lớp 1, 2, 3.

V Giới hạn của đề tài:

Đề tài chỉ nghiên cứu việc sử dụng 3KTDH tương ứng với 3 PPDH truyềnthống (phương pháp trực quan; phương pháp giảng giải- minh hoạ, PP thực hành-luyện tập) góp phần nâng cao chất lượng dạy học các YTHH và đại lượng hình học

ở các lớp 1, 2, 3

VI Giả thuyết khoa học

Các PPDH với các KTDH tương ứng nếu được khai thác, sử dụng một cách hợp

lí thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học các YTHH và đại lượnghình học ở các lớp 1, 2, 3

VII Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến mét sè kĩthuật dạy học ở tiểu học, nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu khác

- Phương pháp điều tra: Thực hiện điều tra, phỏng vấn, dự giờ để quan sát việc sửdụng mét sè kĩ thuật dạy học của giáo viên tiểu học

- Phương pháp thống kê: thống kê số liệu, phân tích kết quả điều tra thực trạng vàkết quả thực nghiệm

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực hiện thực nghiệm theo hướng đã đềxuất để xem xét tính khả thi và hiệu quả của việc nghiên cứu sử dụng mét sè kĩthuật dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy học các YTHH và đại lượng hìnhhọc ở các lớp 1, 2, 3

VIII.Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1- Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2- Nghiên cứu sử dụng mét sè kĩ thuật dạy học vào dạycác YTHH và đạilượng hình học ở các lớp 1, 2, 3

Chương 3- Thử nghiệm sư phạm

Trang 5

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

I MÉT SÈ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

1 Phương pháp dạy học

1.1 Khái niệm

Thuật ngữ “phương pháp” bắt đầu từ tiếng Hy Lạp “Metodos”, có nghĩa làcon đường, là cách thức để đạt tới mục đích nhất định Vấn đề PPDH được đề cậpsớm và khá nhiều trong triết học.Trong đó, có hai hướng tiếp cận của G Hêghen

và C.Mác

Theo G Hêghen “Phương pháp là hình thức tự vận động bên trong của nộidung” [35, tr.42], nã gắn liền với hoạt động của con người, nhằm hoàn thành đượcnhững nhiệm vụ phù hợp với mục đích đề ra Bởi vậy, phương pháp bao giờ cũng

có tính mục đích và luôn gắn liền với nội dung Mặt khác, theo cách tiếp cận củaCác Mác, phương pháp là yếu tố có tính độc lập tương đối với nội dung sự vật.Người ta có thể tạo ra mét sự vật cụ thể bởi nhiều phương pháp khác nhau CácMác khẳng định: “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sảnxuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu nào[144, tr.35] Còng giống như trong sản xuất, trình độ phát triển của dạy học khôngchỉ phụ thuộc vào nội dung mà còn do phương pháp vận động của nã quy định Vìvậy, ta có thể coi phương pháp có tính độc lập tương đối so với nội dung và có thểtách nã ra khái nội dung của sự vật, khái quát, hình thức hoá để biến nó thànhnhững công cụ dùng cho các trường hợp tương tự

Trang 6

Vận dụng quan điểm trên vào dạy học, ta thấy PPDH có thể hiểu theo ba cấpđộ:

- Cấp độ phương pháp luận(tầng PP chung): PPDH được tiếp cận theo quanđiểm, tư tưởng chiến lược chỉ đạo cho việc tiến hành các hoạt động dạy học Cácquan điểm DH lấy hoạt động của người học làm trung tâm; PPDH tích cực; cácnguyên tắc DH như: nguyên tắc đảm bảo tính giáo dục và dạy học; nguyên tắc pháthuy tính tích cực tự giác của HS, nguyên tắc đảm bảo tính trực quan…đều lànhững luận điểm có tính chất chỉ đạo hoạt động dạy học của GV và HS

- Cấp độ PP đặc thù: với cấp độ này, PPDH được nghiên cứu ở mức độ cụ thểhơn nh: PP thuyết trình, PP vấn đáp, PPDH trực quan Ở cấp độ này, cácPPDHđược phân tích chi tiết trong lý luận dạy học dưới dạng các yêu cầu cơ bản,các điều cần chú ý trong mét sè tình huống dạy học điển hìnhvà được áp dụng vàoviệc triển khai hoạt động DH các bộ môn như các PPDH môn Toán, PPDH mônTiếng Việt…

- Cấp độ kĩ thuật: PP có liên quan trực tiếp đến việc xây dựng các biện pháp,thao tác có tính kĩ thuật trong việc sử dụng các phương pháp, phương tiện và triểnkhai nội dung DH Trong trường hợp này, PPDH được hiểu là sù phối hợphoạtđộng của GV và HS với các thao tác trên nội dung dạy học cụ thểtheo nhữngnguyên tắc nhất định, diễn ra theo mét trình tự không gian và thời gian logic chặtchẽ

Trang 7

Có thể khái quát ba cấp độ của PPDHtheo mô hình

sau:

Điều cần lưu ý ở đây là, các cấp độ của PPDH không có mét ranh giới cứngnhắc, chóng có thể đan xen lẫn nhau Vì thế, khi trình bày các PP cụ thể, các nhà lýluận cũng phải dựa vào những luận điểm khoa học để xác định những việc cần phảilàm, những lưu ý cần phải tránh, trình tự các bước đi cụ thể trong dạy học Dù xemPPDH ở những cấp độ quy tắc, nguyên tắc chung hay cấp độ kĩ thuật hành độngcủa GV và HS, còng cần phải hiểu và chỉ ra rằng đằng sau những hành động đó cómột cơ sở lí luận nhất quán Và đây cũng chính là cơ sở để xây dựng các khái niệmPPDH, KTDH mà đề tài chúng tôi đề cập đến

Lịch sử mấy chục năm gần đây nghiên cứu về vị trí vai trò của phươngpháp dạy học đã chứng tỏ PPDH có vai trò quan trọng to lớn, là mét trong nhữngmắt xích góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng dạy học Trong các sách lí luậndạy học có nhiều quan niệm khác nhau về PPDH, mỗi một quan niệm lại nhấnmạnh một vài khía cạnh nào đó, phản ánh sự phát triển nhận thức của các nhà khoahọc, các nhà sư phạm về bản chất, khái niệm PPDH ở một thời kì xác định

* Quan điểm của các nhà giáo dục nước ngoài [46, tr.210]

Trang 8

- B.P Exipov và M A Danhilov cho rằng: “PPDH là cách thức làm việccủa giáo viên và học sinh, do đó mà học sinh lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, hìnhthành thế giới quan và phát triển nhận thức”

- I.D Dverev (1980) lại định nghĩa: “PPDH là cách thức hoạt động tương

hỗ giữa thầy và trò nhằm đạt được mục đích dạy học Hoạt động này thể hiện trongviệc sử dụng các nguồn nhận thức, các thủ thuật logic, các dạng hoạt động độc lậpcủa học sinh và cách thức điều khiển nhận thức của thầy giáo”

- Nhiều tác giả khác (Theo tài liệu dịch của dự án Việt- Bỉ) khi bàn vềphương pháp dạy học đã cho rằng: “ Phương pháp dạy học là sự tổ chức hệ thốnghoá về kỹ thuật và phương tiện có mục tiêu là tạo thuận lợi cho hành động giáodục ”

- Trong khi đó theo quan điểm điều khiển học “ Phương pháp dạy học là cáchthức tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh và điều khiển hoạt động này ”

* Quan điểm của các nhà giáo dục Việt Nam

cũng như các nhà giáo dục nước ngoài, các nhà giáo dục Việt Nam khinghiên cứu về phương pháp dạy học cũng đưa ra các định nghĩa, các quan điểmkhác nhau:

- Theo PGS TS Trần Kiều: “ Phương pháp dạy học là một hệ thống tácđộng liên tục của giáo viên nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành củahọc sinh để học sinh lĩnh hội vững chắc các thành phần của nội dung giáo dụcnhằm đạt được mục tiêu đã định ”[26]

- Tác giả Nguyễn Kỳ lại cho rằng: Phương pháp dạy học là sự tổ chức và

hệ thống hoá các thể thức do học sinh sử dụng dưới sự định hướng và kích thích

Trang 9

của giáo viên nhằm giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện năng lực giảiquyết vấn đề, từ đó phát triển trí tuệ, hình thành nhân cách.[27]

- Theo TS Nguyễn Văn Cường [6, tr.46], “Các PPDH theo nghĩa rộng lànhững hình thức và cách thức hoạt động của GV và HS trong những điều kiện dạyhọc xác định nhằm đạt mục tiêu dạy học”

- Còn tác giả Lê Nguyên Long cho rằng PPDH là con đường, là cách thức, làhoạt động phối hợp thống nhất giữa giáo viên và học sinh, do giáo viên tổ chức và chỉđạo, nhằm đạt tới mục đích dạy học- giáo dục xác định [30, tr.12]

- Theo G S Nguyễn Bá Kim: “PPDH là cách thức hoạt động và giao lưu củathầy gây nên những hoạt động và giao lưu cần thiết của trò nhằm đạt được mục đíchdạy học” [25, tr 113]

Qua mét sè quan niệm trên, ta có thể thấy được có rất nhiều quan điểm khácnhau về phương pháp dạy học, song dù đứng ở góc độ nào đi chăng nữa các tác giảcũng đã khái quát được bản chất của PPDH, các quan niệm trên đều nhấn mạnhđến hoạt động giao lưu giữa thầy và trò nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra

Qua việc phân tích tổng thể các quan niệm về PPDH, chúng tôi hiểu và quan

niệm về phương pháp dạy học như sau: Phương pháp dạy học là cách thức, là con

đường tổ hợp các hoạt động dạy của giáo viên tạo nên hoạt động học của học sinh nhằm thực hiện mục đích dạy học đề ra.(Đó chính là cung cấp cho học sinh kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo từ đó hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh.)

Như vậy, rõ ràng phương pháp dạy học là cái chủ quan ( là cách thức tổ chứchoạt động của giáo viên và của học sinh) nhưng lại phản ánh cái khách quan là hệthống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo đặc thù của các ngành khoa học cụ thể

Để có thể sử dụng các phương pháp một cách hợp lý và có hiệu quả, chúng

ta cần nắm được các đặc điểm của phương pháp dạy học

1.2 Đặc điểm của phương pháp dạy học

- Phương pháp dạy học phụ thuộc vào nội dung dạy học

Trang 10

Thế giới xung quanh chúng ta đang biến đổi không ngõng Theo tính toáncủa các nhà khoa học cứ 10 năm thì lượng thông tin của nhân loại lại tăng lên gấpđôi Vì vậy, đòi hỏi các nhà giáo dục phải lựa chọn nội dung dạy học trong nhàtrường sao cho cập nhật hoá để theo kịp sự phát triển của thời đại Quan điểm lựachọn nội dung và cách lựa chọn nội dung dạy học chính là thông qua ý tưởngphương pháp dạy học Như vậy, sù thay đổi của nội dung dạy học kéo theo sù biếnđổi của phương pháp dạy học theo xu hướng kế thừa và phát huy ưu điểm của cácphương pháp dạy học truyền thống đồng thời tiếp thu các phương pháp dạy họchiện đại.

- Phương pháp dạy học phụ thuộc vào đặc điểm tâm sinh lý riêng biệt củatừng lứa tuổi

Học sinh ở những độ tuổi khác nhau có những đặc điểm tâm sinh lý khácnhau Căn cứ vào đó, các nhà giáo dục đã xây dựng hệ thống các phương pháp dạyhọc, đồng thời chỉ ra cách sử dụng các phương pháp đó sao cho phù hợp để có thểphát huy tối đa ưu điểm của các phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạyhọc

- Phương pháp dạy học phụ thuộc vào hình thức tổ chức và phương tiệndạy học

Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mà các giáo viên có thể sử dụng các phươngpháp dạy học khác nhau nhằm thực hiện mục đích dạy học đề ra Ngày nay, cùngvới sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các thế hệ máy tính mới đã rađời, những quyển sách điện tử đang dần thay thế cho những loại sách truyền thống,mét số nhà trường ở nước ta còng đã trang bị

các phương tiện dạy học hiện đại Tất nhiên khi sử dụng các phương tiện nàytrong dạy học (chẳng hạn như máy vi tính, máy chiếu, projector…) các giáo viênphải thay đổi phương pháp dạy học của mình cho phù hợp và có hiệu quả

Bên cạnh đó, việc sử dụng các phương pháp dạy học còn phụ thuộc vào các hìnhthức tổ chức dạy học Nhìn chung, các phương pháp dạy học chỉ phát huy tối đa ưu

Trang 11

điểm của mình khi được sử dụng phối hợp với nhau một cách hợp lý và phù hợpvới điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.

- Phương pháp dạy học phụ thuộc vào trình độ sư phạm của từng giáo viên Cácnhà sư phạm đều có thể dễ dàng mô tả phương pháp dạy học vấn đáp song sử dụngphương pháp này sao cho có hiệu quả là tuỳ thuộc vào khả năng của mỗi người Vì vậy,mỗi giáo viên cần phải không ngừng nâng cao trình độ của mình để có thể phối hợp tối

ưu các phương pháp dạy học trong giảng dạy

1.3 Hệ thống các phương pháp dạy học

Có nhiều cách phân loại các phương pháp dạy học Đứng trên những góc độnhìn nhận khác nhau về phương pháp dạy học, các nhà giáo dục lại đưa ra các cáchphân loại phương pháp dạy học khác nhau Việc phân loại triệt để là chưa có thểthực hiện được, tuy nhiên, chúng ta có thể khái quát về hệ thống các phương phápdạy học hiện nay như sau:

*Ở Liên Xô trước đây có rất nhiều quan điểm khác nhau về phân loại hệ

thống phương pháp dạy học Sau đây là mét số hệ thống phân loại phổ biến nhất:[46]

- Phân loại theo nguồn kiến thức và đặc điểm tri giác thông tin: dùng lời,trực quan, thực hành (S I Petrovski, E.Ia.Golan)

- Phân loại theo các nhiệm vụ cơ bản của lí luận dạy học: các phươngpháp truyền thụ kiến thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo, ứng dụng tri thức; hoạt độngsáng tạo; củng cố; kiểm tra (M.A.Danilov B.P.Esipov)

- Phân loại theo đặc điểm hoạt động nhận thức của học sinh: giải thích,minh hoạ, tái hiện, giới thiệu vấn đề, tìm kiếm từng phần (hay ơristic), nghiên cứu(M.N Stakin.I.Ia.Lecne)

- Phân loại theo hoạt động dạy học: thông báo và thu nhận, giải thích vàtái hiện, thiết kế thực hành và tái hiện thực hành; giải thích, kích thích và tìm kiếmtừng phần; kích thích và tìm kiếm (M.I.Macmutov)

- Năm 1983, Iu K Babanxki đã đề xuất một hệ thống phương pháp dạyhọc khác, phổ biến khá rộng rãi ở Liên Xô, bao gồm: các phương pháp tổ chức và

Trang 12

thực hiện hoạt động học tập nhận thức; các phương pháp kích thích và xây dựngđộng cơ học tập; các phương pháp kiểm tra.

*Ở nước ta, mét sè tác giả cũng đưa ra một vài cách phân loại hệ thống

+ Chức năng truyền thụ tri thức dựa vào hình ảnh trực quan là chủ yếu tacó: phương pháp quan sát và phương pháp trình bày trực quan

+ Chức năng truyền thu tri thức thông qua hoạt động thực hành là chủ yếu tacó: phương pháp làm thí nghiệm, phương pháp luyện tập, phương pháp ôn tập

+ Kiểm tra, đánh giá với tư cách là phương pháp dạy học

- Theo GS Nguyễn Bá Kim [25, tr.116] việc phân loại hệ thống cácphương pháp dạy học như hiện nay là chưa hoàn chỉnh và chưa được thống nhất.Với những phương diện khác nhau ta có những cách phân loại PPDH khác nhau.Ông cho rằng việc phân loại PPDH theo mét logic chặt chẽ là một việc làm khôngcần thiết, vấn đề quan trọng là người GV biết xem xét các phương diện khác nhau,thấy được những PPDH về từng phương diện đó, biết lựa chọn, sử dụng nhữngphương pháp cho đúng lúc, đúng chỗ và biết vận

+ Những con đường nhận thức (suy diễn, quy nạp)

+ Những hình thức hoạt động bên ngoài của thầy và trò (GV thuyếttrình; thầy- trò vấn đáp; HS hoạt động độc lập)

Trang 13

+ Những mức độ tìm tòi khám phá (truyền thụ tri thức dưới dạng có sẵn,dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề)

+ Những hình thức tổ chức dạy học: căn cứ vào số lượng HS trong đơn

vị học tập ta có các hình thức: dạy học theo lớp, dạy học theo nhóm, dạy học từngcặp

Mặt khác, tùy theo quá trình dạy học có các đối tượng HS khác nhau haykhông người ta phân biệt dạy học đồng loạt với dạy học phân hoá Dạy học phânhoá lại được phân chia thành dạy học phân hoá nội tại (phân hoá trong) và dạy họcphân hoá về tổ chức (phân hoá ngoài) Trong các hình thức dạy học phân hoángoài, ta có thể kể hoạt động ngoại khoá, lớp chuyên môn, nhóm HS yếu kém + Những phương tiện dạy học (sử dụng phương tiện nghe nhìn, sử dụngphương tiện chương trình hoá, làm việc với SGK, làm việc với bảng treo, sử dụngcông nghệ thông tin và truyền thông như công cụ dạy học)

+ Những tình huống dạy học điển hình: trong môn Toán có thể kể: dạyhọc những khái niệm toán học, dạy học những quy tắc, phương pháp; dạy học giảibài tập toán học

+ Những hình thức tự học: đọc sách; tự học trong môi trường công nghệthông tin và truyền thông; hỏi thầy, hỏi bạn, hỏi chuyên gia

Như vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu nhưng cho đến nay người ta vẫnchưa thoả đáng về vấn đề phân loại PPDH

Việc hệ thống hoá các KTDH như trên chỉ có tính chất tương đối, nhằm để gợi ra ýtưởng kết hợp nhiều kĩ thuật khác nhau trong giờ học Trên cơ sở nhiệm vụ chủ đạocủa mình, GV có thể chủ động xác định và áp dụng những kĩ thuật thích hợp nhất saocho chất lượng dạy học đạt kết quả cao nhất

Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi không có tham vọng nghiên cứu sâutất cảcác KTDH nói trên Tuy nhiên, với điều kiện và thời gian cho phép cũng như mức

độ yêu cầu của một luận văn thạc sĩ chúng tôi chọn mét sè KTDH sau làm mục tiêunghiên cứu và minh hoạ sử dông trong dạy học Toán ở TH:

- Kĩ thuật trình diễn trực quan trong phương pháp trực quan

Trang 14

- Kĩ thuật giảng giải (giải thích) trong phương pháp giảng giải - minh hoạ

- Kĩ thuật tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động thực hành trong phương phápthực hành- luyện tập

3 Phương tiện dạy học

3.1 Khái niệm

Trong quá trình dạy học, việc vận dụng các PPDH cũng như sử dụng cácKTDH không thể tách rời việc sử dụng các PTDH Bàn về khái niệm PTDH, cácnhà nghiên cứu giáo dục cho rằng:

“PTDH là một tập hợp những đối tượng vật chất được GV sử dụng với tưcách là những phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của HS và đối với họcsinh, đó là các nguồn tri thức phong phó, sinh động, là các phương tiện giúp chúnglĩnh hội tri thức và rèn luyện các kĩ năng và kĩ xảo”[34]

“PTDH là toàn bộ những sự vật, hiện tượng trong thế giới tham gia vàoquá trình dạy học, đóng vai trò là công cụ hay điều kiện để giáo viên và học viên

sử dụng làm khâu trung gian tác động vào đối tượng dạy học Phương tiện dạy học

có chức năng khơi dậy, dẫn chuyền và làm tăng sức mạnh tác động của người dạy

và người học đến đối tượng dạy học”[35]

nhau Trong dạy học, PTTQ còng cần được xác định trong mối quan hệ với mụcđích dạy học PTTQ được coi là công cụ của hoạt động nhận thức của HS, nã cóquan hệ mật thiết với việc thực hiện mục đích dạy học Để đạt được mục đích vànhiệm vụ dạy học cần thiết phải sử dụng PTTQ, đặt chóng trong mối quan hệ vớimục đích, nhiệm vụ và nội dung học tập

Nh vậy, ngoài cách phân loại có tính truyền thống, cần phải phân loạicácPTTQ theo chức năng của nã trong mối quan hệ với mục đích và nội dung dạy học.Căn cứ vào mục đích và chức năng của PTTQ trong dạy học, ta có các loại PTTQkhác nhau, sử dụng chóng khác nhau Nhiệm vụ quan trọng của GV là phải xácđịnh được mục đích và chức năng của PTTQ trong các tình huống dạy học cụ thể,

để trên cở sở đó hướng dẫn, tổ chức cho HS sử dụng PTTQ phù hợp

4 Quá trình dạy học

Trang 15

4 1 Khái niệm

Tõ trước tới nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về quá trình dạy học.

chúng ta cần điểm qua mét sè quan niệm chính:

- Theo “ Đề cương giáo trình Giáo dục học” thì: “Quá trình dạy học làtoàn bộ hoạt động của giáo viên và học sinh được giáo viên hướng dẫn, nhằm làmcho học sinh tự giác nẵm vững hệ thống kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, và trong quátrình đó phát triển được năng lực nhận thức, năng lực hành động, hình thành những

cơ sở của thế giới quan và đạo đức cộng sản xã hội chủ nghĩa”.[4]

- Quá trình dạy học là một quá trình tác động qua lại giữa người dạy vàngười học trong mét môi trường kinh tế xã hội nhất định nhằm tạo ra những sựbiến đổi và phát triển về phía người học cũng như người dạy theo hướng các nhiệm

vụ dạy học nhằm đáp ứng những yêu cầu của xã hội

- Có tác giả lại cho rằng quá trình dạy học là một quá trình truyền thụthông tin, thu nhận, xử lí và vận dụng thông tin

- Biện pháp dạy học : là hệ thống các cách thức tác động cụ thể của người

dạy và người học vào đối tượng dạy học, qua đó thực hiện được nhiệm vụ dạy học

- Kinh nghiệm: là những điều hiểu biết có thể áp dụng hữu hiệu cho cuộc

sống, có được nhờ sự tiếp xúc từng trải với thực tế [50, tr 948]

- Kinh nghiệm dạy học: là những tri thức về cách tiến hành hoạt động dạy

và học, được hình thành qua trải nghiệm của chính cá nhân đó

- Thủ thuật: là cách thức, phương pháp khôn khéo để đạt kết quả trong

công việc nào đó [50,tr 1596 ]

- Thủ thuật (thủ pháp) dạy học : là cách thức sử dụng một cách khéo léo

các PPDH và các KTDH để đạt được mục đích dạy học

5 2 Phân tích mối quan hệ giữa các khái niệm

Như trên đã trình bày, mô hình phân biệt khái niệm PPDH theo ba cấp độ,chúng ta thấy rằng PPDH ở tầng vi mô chính là những quan điểm dạy học Quanđiểm dạy học là những định hướng tổng thể cho các hành động phương pháp, lànhững định hướng mang tính chiến lược lâu dài, có tính cương lĩnh Tuy nhiên,

Trang 16

quan điểm dạy học chỉ là mô hình lý thuyết của PPDH chưa đưa ra được các môhình hành động cụ thể của PPDH cũng như các hình thức xã hội của PPDH (cáchình thức tổ chức cộng tác làm việc của GV và HS) PPDH ở tầng trung gian lànhững PPDH cụ thể, đó là những cách thức hành động của GV và HS nhằm thựchiện những mục tiêu dạy học xác định, phù hợp với những nội dung và những điềukiện dạy học cụ thể PPDH cụ thể thể hiện bằng những yêu cầu có tính nguyên tắctrong quy trình dạy học từng loại nội dung cụ thể; quy định cấu tróc, cách thứchành động của GV và HS trong các bước của quá trình dạy học cụ thể đó CònPPDH xét ở tầng vi mô là những KTDH Đó là những động tác, cách thức hànhđộng của GV và HS trong các bước hành động nhá cần đảm bảo nghiêm ngặt vềtrình tự thời gian, không gian (trước, sau)nhằm thực hiện và điều khiển các mụctiêu thành phần của quá trình dạy học.

- HS hoạt động thực hành để tự chiếm lĩnh kiến thức toán học nghĩa là ởtiết học hình thành kiến thức kĩ năng mới, HS được hoạt động (thực hành) thực sựdưới sự tổ chức, hướng dẫn của GV để tự mình lĩnh hội kiến thức

- HS hoạt động thực hành để củng cố, rèn luyện các kĩ năng toán họcnghĩa là HS hoạt động thực hành vận dụng kiến thức toán vừa được hình thành vàocác tình huống, hình thức khác nhau

3 2 Mét sè yêu cầu cơ bản khi sử dụng phương pháp thực hành- luyện tập trong dạy học Toán ở tiểu học.

- GV cần phải chuẩn bị chu đáo nội dung thực hành- luyện tập trên cơ sở

đó chuẩn bị các phương pháp, kĩ thuật dạy học sao cho thích hợp

- Cần tạo điều kiện để HS được thực hành- luyện tập nhiều và đặc biệt làcần tổ chức, hướng dẫn HS chủ động, tích cực, sáng tạo trong thực hành- luyện tập,tránh làm thay hoặc áp đặt cho HS

- Sau mỗi giai đoạn hoạt động độc lập của HS, GV cần tổ chức nhận xét,điều chỉnh sai lầm và bổ sung những kiến thức cần thiết

IV TỔNG QUAN VỀ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH CÁC YTHH VÀ ĐẠI LƯỢNG HÌNH HỌC Ở CÁC LỚP 1, 2, 3

Trang 17

1 Vị trí của các YTHH và đại lượng hình học trong chương trình Toán Tiểu học nói chung và ở các lớp 1, 2, 3 (giai đoạn 1) nói riêng

Mét trong những mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học môn Toán ở Tiểuhọc là cung cấp cho HS những cơ sở ban đầu về toán bao gồm các kiến thức về sốhọc, đại lượng và đo đại lượng, giải toán và các YTHH… Như vậy, các YTHH và đạilượng hình học là mét trong những nội dung chính của môn Toán ở Tiểu học và cùngvới các nội dung khác góp phần rèn luyện trí tuệ cho HS tiểu học Việc dạy học nhữngnội dung này không chỉ cung cấp các biểu tượng ban đầu về các hình, giúp HS làmquen với các khái niệm hình học sơ đẳng cũng như các biểu tượng về mét sè đạilượng thông dụng (độ dài, diện tích, … ) mà còn tập cho các em cách sử dụng cácdông cụ hình học, sử dụng các dông cụ đo đại lượng trên cơ sở đó hình thành cho các

em những kĩ năng thực hành về hình học

năng nhận thức của HS tiến bộ hơn mục tiêu dạy học các đại lượng được nâng caohơn ngoài việc biết dùng đúng thuật ngữ chỉ đại lượng mà còn biết phân biệt cácđại lượng khác nhau, biết vận dụng vào việc học các kiến thức khác và giải toán,bước đầu biết được các tính chất của mỗi đại lượng là đo được, cộng được, so sánhđược

- Kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp quy nạp và phương pháp suy diễntrong dạy học các YTHH và các đại lượng hình học

- Coi trọng phương pháp thực hành - luyện tập trong giảng dạy các YTHH

và các đại lượng hình học SGK chương trình mới được biên soạn theo hướng coitrọng thực hành luyện tập Thời lượng dành cho thực hành luyện tập rất lớn, chính

vì vậy trongdạy học các YTHH và đại lượng hình học ở TH cần đặc biệt coi trọngphương pháp thực hành- luyện tập với kĩ thuật tổ chức, hướng dẫn thực hành tươngứng Phương pháp này không chỉ được sử dụng khi rèn luyện kĩ năng mà còn cóthể sử dụng được khi cả dạy học bài mới

- Coi trọng việc rèn luyện kĩ năng sử dụng các dông cụ hình học và dông

cụ đo đại lượng hình học Các dông cụ vẽ hình học như thước kẻ, compa, êke,thước đo có vai trò không nhá trong quá trình học các YTHH ở tiểu học nói

Trang 18

riêng, trong toán học và kĩ thuật nói chung Ngay tõ bậc TH, chúng ta đã phải rèncho HS khả năng sử dụng chóng Phải làm cho các em nắm vững các thao tác cầnthiết trong khi sử dụng các dông cụ để đo đạc, vẽ hình…được chính xác, đẹp vàsạch.

Bên cạnh đó, ta cần tập cho trẻ thói quen ước lượng độ lớn của các đạilượng hình học Chẳng hạn, ước lượng độ dài bằng mắt, gang tay, bước chân, ướclượng diện tích của hình…Điều này góp phần làm cho kiến thức và kĩ năng hìnhhọc đi vào thực tiễn cuộc sống

- Cần đặc biệt quan tâm đến việc thường xuyên ôn tập, củng cố và hệthống hoá các kiến thức và kĩ năng hình học

- Cần đảm bảo sự cân đối giữa tính khoa học và tính vừa sức trong giảngdạy các YTHH và đại lượng hình học

2 2 1 Minh hoạ việc sử dụng kĩ thuật trình diễn trực quan vào dạy các YTHH

và đại lượng hình học ở các lớp 1, 2, 3

* Dạy học bài mới

Kĩ thuật trình diễn trực quan chủ yếu được vận dụng khi dạy các dạng bàinhư: hình thành biểu tượng các hình hình học, hình thànhbiểu tượng các đại lượng

cơ bản (độ dài, diện tích)và đơn vị đo đại lượng hình họcở các lớp 1, 2, 3, sau đây

xăng Đối tượng trình diễn:

Ngày đăng: 08/01/2015, 11:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w