1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lịch sử gia phả việt nam mới

17 668 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 41,04 KB

Nội dung

Gia phả là một ngành khoa học, nghiên cứu có từ rất lâu đời trên thế giới, nhưng đối với Việt Nam môn Gia phả học thì đến thời điểm hiện nay mới được nhiều người biết đến. Gia phả giúp chúng ta chúng ta biết đầy đủ những thông tin về gia đình, cá nhân bên trong những gia đình ấy. Gia phả học nghiên cứu một cách khách quan và toàn diện những tiền nhân và hậu duệ của các cá nhân, những mối quan hệ thân tộc của họ. Gia phả học là môn học cổ xưa nhất thế giới. Nghiên cứu gia phả giúp cung cấp thông tin phục vụ cho nhiều ngành khoa học khác như tâm lí học, văn hóa học, nhân học, di truyền học đặc biệt là cung cấp những thông tin hữu ích cho ngành nghiên cứu lịch sử đặc biệt là trong việc cung cấp chứng minh những thông tin đáng tin tin cậy, khi nghiên cứu về các nhân vật lịch sử của xã hội. Gia phả xuất hiện ở các nước châu Âu và trải qua nhiều thời kì phát triển khác nhau: thời kì huyền phả, thời kì phôi thai, thời kì xuất hiện. Trải qua thời gian dài ngành gia phả phát triển trên thế giới. Châu với sự phát triển của ngành gia phả, thì ở châu Á một số nước ngành gia phả phát triển trên lâu đời điển hình như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản. Còn ở Việt Nam ngành gia phả học cũng có nhiều biến động thăng trầm cùng với lịch sử Việt Nam. Trong thời kì Bắc thuộc gia phả đã xuất hiện nhưng đó chỉ là những ghi chép đơn giản như ghi chép tên cúng cơm, ngày giỗ, nơi an tán của ông cha. Ở Việt Nam lúc đầu gia phả chỉ xuất hiện phổ biến trong hoàng tộc có các loại như ngọc điệp, ngoc phả…..trong thời kì phong kiến độc lập có các bộ gia phả như Hoàng triều ngọc điệp, Hoàng tông ngọc điệp, Hoàng triều ngọc phả. Trải qua các thời kì phát triển của gia phả học từ thời bắc thuộc đến thời kì phong kiến độc lập đến thời kì hiện nay gia phả Việt Nam đã đạt đươc nhiều thành tựu nhất định cùng với đó gia phả học cũng đã từng bước phát triển cùng với các ngành khoa học khác. Và ngày nay nhiều bộ gia phả của các dòng họ ra đời nhằm cung cấp thông tin cá nhân , cùng với thông tin của dòng họ để phục vụ nghiên cứu. Việc nghiên cứu gia phả có những ý nghĩa nhất định bên cạnh việc cung cấp thông tin cho ngành khoa học khác, các tác phẩm của ngành gia phả giúp chúng ta gìn giữ những truyền thống dân tộc từ trong cấu trúc nhỏ của xã hội đó chính là gia đình, lưu lại những giá trị quí báu để giáo dục thế hệ trẻ giữ gìn những truyền thống dân tộc.

Trang 1

A MỞ ĐẦU

Gia phả là một ngành khoa học, nghiên cứu có từ rất lâu đời trên thế giới, nhưng đối với Việt Nam môn Gia phả học thì đến thời điểm hiện nay mới được nhiều người biết đến Gia phả giúp chúng ta chúng ta biết đầy đủ những thông tin

về gia đình, cá nhân bên trong những gia đình ấy Gia phả học nghiên cứu một cách khách quan và toàn diện những tiền nhân và hậu duệ của các cá nhân, những mối quan hệ thân tộc của họ Gia phả học là môn học cổ xưa nhất thế giới Nghiên cứu gia phả giúp cung cấp thông tin phục vụ cho nhiều ngành khoa học khác như tâm lí học, văn hóa học, nhân học, di truyền học đặc biệt là cung cấp những thông tin hữu ích cho ngành nghiên cứu lịch sử đặc biệt là trong việc cung cấp chứng minh những thông tin đáng tin tin cậy, khi nghiên cứu về các nhân vật lịch sử của xã hội Gia phả xuất hiện ở các nước châu Âu và trải qua nhiều thời kì phát triển khác nhau: thời kì huyền phả, thời kì phôi thai, thời kì xuất hiện Trải qua thời gian dài ngành gia phả phát triển trên thế giới Châu với sự phát triển của ngành gia phả, thì

ở châu Á một số nước ngành gia phả phát triển trên lâu đời điển hình như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản Còn ở Việt Nam ngành gia phả học cũng có nhiều biến động thăng trầm cùng với lịch sử Việt Nam Trong thời kì Bắc thuộc gia phả

đã xuất hiện nhưng đó chỉ là những ghi chép đơn giản như ghi chép tên cúng cơm, ngày giỗ, nơi an tán của ông cha Ở Việt Nam lúc đầu gia phả chỉ xuất hiện phổ biến trong hoàng tộc có các loại như ngọc điệp, ngoc phả… trong thời kì phong kiến độc lập có các bộ gia phả như Hoàng triều ngọc điệp, Hoàng tông ngọc điệp, Hoàng triều ngọc phả Trải qua các thời kì phát triển của gia phả học từ thời bắc thuộc đến thời kì phong kiến độc lập đến thời kì hiện nay gia phả Việt Nam đã đạt đươc nhiều thành tựu nhất định cùng với đó gia phả học cũng đã từng bước phát triển cùng với các ngành khoa học khác Và ngày nay nhiều bộ gia phả của các dòng họ ra đời nhằm cung cấp thông tin cá nhân , cùng với thông tin của dòng họ

Trang 2

để phục vụ nghiên cứu Việc nghiên cứu gia phả có những ý nghĩa nhất định bên cạnh việc cung cấp thông tin cho ngành khoa học khác, các tác phẩm của ngành gia phả giúp chúng ta gìn giữ những truyền thống dân tộc từ trong cấu trúc nhỏ của xã hội đó chính là gia đình, lưu lại những giá trị quí báu để giáo dục thế hệ trẻ giữ gìn những truyền thống dân tộc

Trang 3

B Nội dung

I Tình hình gia phả thế giới

1 Nguồn gốc gia phả

Gia phả xuất hiện trên thế giới từ xa xưa Không ai biết một các chính xác về thời gian hình thành của gia phả, chỉ biết rằng gia phả được hình thành dựa trên ý niệm tự nhiên là biết ơn tiên tổ của con người cả ở phương Đông và phương Tây Dựa theo trạng thái văn minh cao thấp khác nhau của mỗi một vùng lãnh thổ, một quốc gia mà có cách làm gia phả khác nhau Cũng do điều kiện tự nhiên, kinh tế và

xã hội có sự khác biệt nên gia phả ở phương Tây và phương Đông cũng có thời gian ra đời và cách thức biểu hiện khác nhau Do vậy, người ta thường chia ngành gia phả thế giới ra làm hai khuynh hướng phương Đông và phương Tây

2 Lịch sử ngành gia phả châu Âu

Lịch sử gia phả châu Âu có thể chia làm ba thời kỳ: thời kỳ huyền phả, thời

kỳ phôi thai và thời kỳ xuất hiện

2.1 Thời kỳ huyền phả

Thời kỳ này ý thức hệ gia phả thường gắn với những điều huyền bí mang tính chất thần thoại có chút hoang đường

Trong những câu chuyện về đấng sáng tạo của những người phương Tây, cũng như cách tôn sùng đấng sáng tạo của một bộ phận không nhỏ người thời đó

đã nói lên tâm lý biết ơn tổ tiên và biết nghĩ về nòi giống của họ Ở Hy Lạp, có một kho tàng văn học thần thoại phong phú và đa dạng về khai thiên lập địa, về các thần thuộc, về các anh hùng dũng sĩ Hay trong kinh Cựu Ước, những người Do Thái xưa đã tôn một vị duy nhất làm Thượng đế, là đấng tối cao tạo ra thế giới Ở

La Mã, người trưởng tộc bắt con cháu dòng họ phải thờ cúng tổ tiên Có thể nói, ý thức hệ gia phả đã bắt đầu từ thần thoại như vậy, nhưng xét về mặt thực tế không thể coi đó là gia phả được, đo đó người ta gọi thời kỳ này là thời kỳ huyền phả

2.2 Thời kỳ phôi thai

Thời kỳ huyền phả tuy không thể đóng góp cho ngành gia phả về mặt vật chất, tức là những bộ gia phả thực sự, nhưng lại cung cấp cho thời kỳ sau này tiền

Trang 4

đề tư tưởng để người ta viết nên những bộ gia phả sơ khai Thế kỷ V, ở châu Âu bắt đầu phôi thai hình thành một loại văn mới lạ qua lối viết truyện ký hay tiểu sử của các văn gia thời cổ như Xénophon, Hérodote, Thucydide Thực chất của việc viết tiểu sử hay truyện ký là một cách khắc học lại gia đình và gia tộc của họ Do đó, có thể cho rằng ngành gia phả ở châu Âu đã bắt nguồn từ lối viết truyện ký, tiểu sử của các văn gia này

2.3 Thời kỳ xuất hiện gia phả và sự phát triển ngành gia phả học

Sau hai giai đoạn trên, phải trải qua 6 thế kỷ nữa ngành gia phả mới bắt đầu xuất hiện Sự hình thành gia phả châu Âu khác với ở châu Á, gia phả chủ yếu được hình thành dựa trên như cầu tìm hiểu nguồn gốc loài người, do ham muốn khoa học và quan trọng do mục đích chính trị của họ

Những bộ gia phả đầu tiên của châu Âu được Dã Lan Nguyễn Đức Dụ xác định là xuất hiện sau cuộc khảo cứu của nhà học giả Are Le Savant 1067-1148 Một nhà tu người Pháp tên là Etienne De Chypre đã cho xuất bản cuốn “Lịch sử tổng quát các vương quốc Jérusalem, Chypre, Arménie từ năm 1572 đến năm 1579” khảo về nguồn gốc các vua chúa, thân vương và các nhà đại quý tộc Gia phả học châu Âu có thể xem chính thức ra đời với cuốn gia phả của 67 nhà quý phái Pháp và ngoại quốc của sử gia Estienne de Lusignan, năm 1587

Từ thế kỷ XVII, xuất hiện các phương pháp phê bình sử học, và đặc biệt những sử gia đó đồng thời cũng là những phả gia nổi tiếng, nhất là Anselme, Claude Francois Méneestrier và Jean De Laboureur đã xuất bản cuốn khái luận về nguồn gốc và cách sử dụng các thời trong một dòng họ năm 1683, chỉ dẫn cho người đọc sự quan trọng của toàn thể tổ tiên cụ kỵ nội ngoại Trong thời kỳ đó Claude Francois Méneestrier và Jean De Laboureur được cho là ông tổ của ngành gia phả canh tân của châu Âu

Tới thế kỷ XVIII, gia phả học châu Âu có sự phát triển khác biệt giữa một số nước ở Pháp, do ngành gia phả học dựa trên đạo luật La Mã nên chỉ chú trọng đến giai cấp có quyền lực lúc bấy giờ là những quan lại, quý tộc Tới nửa sau thế kỷ

Trang 5

XVIII, với sự suy thoái của giai cấp thống trị, các phả gia Pháp không chịu hoạt động vì họ cho rằng việc viết gia phả đồng thời là một hình thức xua nịnh, khoe khoan của những kẻ trên, cốt để duy trì một trật tự xã hội đã lỗi thời Thậm chí hồi cuối thế kỷ XVIII, có một số người tạo dựng những gia phả tưởng tượng với những

tổ tiên lẫy lừng để gạt dân chúng lấy tiền khiến cho ngành gia phả ở Pháp suy thoái trầm trọng Trong khi đó, ở Đức và nhiều nước châu Âu khác, ngành gia phả lại có

xu hướng phát triển mạnh

Phải chờ tới mãi năm 1865, khi một giáo sĩ người Áo là Grégor Mendel khám phá ra được định luật của sự di truyền thì từ đó ngành gia phả học châu Âu mới thực sự tiến bộ Nhiều nước châu Âu như Pháp, Anh, Đức, Áo, Bỉ, Tây Ban Nha , môn gia phả học được coi như một môn khoa học thuần túy, một khoa học khảo cứu về lịch sử của các dòng họ cũng như “Tính thị khảo” bên Trung Quốc

“Người dân phương Tây quan niện rằng tất cả các dòng họ, gồm đủ thành phần sang hèn tiện phú, là nền tảng của xã hội mà trong đó điều quan hệ là mọi người phải được đối xử đồng đều, vì Họ nào cũng có người sang hèn”.1 Năm 1909, Edouard Heydebreuch xuất bản cuốn Nguồn gốc lịch sử dòng họ Phả gia Séphane Kekule Von Stradonitz đã để lại cho châu Âu một cuốn sách cùng với 32 dòng họ của các vị lãnh tụ, những vua chúa của châu Âu

Nhìn chung, ngành gia phả học châu Âu, từ đầu thế kỷ XVIII bắt đầu phát triển, qua tới thế kỷ XIX là thời cực thịnh Vào thời cực thịnh, nhiều cuốn gia phả giá trị với những tài liệu phả học rất phong phú của nhiều nhà bác học, giáo sư danh tiếng ở khắp các nước như Ý, Na Uy, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Pháp, Đức, Anh,

Mỹ, Canada Nói tóm lại, hầu hết trên thế giới, ngành gia phả đã lan truyền từ châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, miền Bắc Âu, Trung Đông cho tới các nước Do Thái Trong đó, châu Âu là phát triển hơn cả vì quy tụ được nhiều nhà nhà bác học thông thái và uyên bác Có nghĩa là, trên bình diện quốc tế, ngành gia phả học chưa phát

1 Dã Lan Nguyễn Đức Dụ (1992), Gia phả khảo luận và thực hành, Nxb Văn Hóa, Hà Nội.

Trang 6

triển đồng đều Do đó năm 1929, một hội nghị Gia phả quốc tế đầu tiên đã họp ở Barcelone với nhiều nhà chuyên môn Hội nghị Gia phả thứ hai họp ở Naples năm

1953 Hội nghị gia phả thứ ba họp ở Mairid năm 1955 là hội nghị rất lớn, gồm 408 hội viên thuộc 76 đoàn thể của 31 quốc gia tham dự Từ sau hội nghị, bộ môn gia phả học chính thức được đưa vào học và giảng dạy tại các trường đại học

Như vậy, trải qua thời gian dài, môn gia phả học châu Âu dựa vào những truyền thống cổ xưa phát triển ngày càng mạnh mẽ và trở thành một ngành khoa học quan trọng

3 Lịch sử ngành gia phả châu Á

Gia phả ở châu Á xuất hiện sớm hơn các nước châu Âu, sớm nhất là ở Trung Quốc với bộ gia phả mang tên Thế bản được soạn xong năm 722 BC Còn ở châu

Âu mãi đến năm 753 tại Hy Lạp chữ viết mới hình thành nên việc ghi chép gia phả chắc chắn diễn ra muộn hơn phương Đông Ngay từ thời Xuân Thu, Trung Quốc đã

là một nền văn minh lớn của thế giới, người ta đã biết đặt ra tông pháp, điền chế, binh chế, pháp chế, học thuật Trong khi nền văn minh Ai cập phát triển rực rỡ khắp thế giới thì châu Âu mới ở giai đoạn tiền sử phát minh ra văn tự Một số nước châu Á có lịch sử gia phả lâu đời và mang nhiều giá trị lịch sử cũng như giá trị văn hóa là Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Ấn Độ mà trước hết là Trung Quốc Trung Quốc là nơi xuất hiện gia phả sớm nhất trong các nước châu Á, gia phả đã hình thành từ thời nhà Chu (1382 – 1112 BC), và chính hệ cùng bàng hệ là những thành phần chính của nó Chu công là người đầu tiên lập ra tông pháp mà theo Sử gia Phan Khang thì chế độ tông pháp thời nhà đó được tổ chức như sau:

Thứ nhất: ngành trưởng

Thứ hai: Các Đại tông, gồm tất cả những người con thức tức là em của ngành trưởng

Ngoại trừ hai ngành trên, còn hết thảy các con thứ của các đại tông, kể từ người con trai thứ hai trở đi đều gọi là thiếu tông Các tông nhơn có bổn phận phải giúp đỡ lẫn nhau và ngàng trưởng cũng có bổn phận phải thu dụng các tông nhơn

Trang 7

Tới thời nhà Tống, một đại chính chị gia uyên bác đặc ra thể thức ngũ đại thì phần lớn các dòng họ đều theo thể thức ấy mà soạn gia phả cho họ mình Thể thức này gọi là Âu thị văn thể

Bắt đầu đời vua Thế Tôn (1552 – 1556) đời nhà Minh, do lệnh của nhà vua nên rất nhiều từ đường đã được xây dựng Nhiều từ đường không chỉ là nơi tổ chức cúng giỗ tổ tiên cho một gia đình, dòng họ mà cho cả một làng, một huyện Tuy gia phả Trung Quốc có từ thời nhà Chu nhưng phải đến đời nhà Ngụy (220 - 265) thì phạm vi gia phả mới được mở rộng Trải qua nhiều thế kỷ, mỗi gia đình gia tộc ở Trung Quốc đều có một cuốn gia phả Trung Quốc là một nước đứng hàng đầu chiếm số lượng gia phả nhiều nhất thế giới

Nhật Bản cũng như các quốc gia khác, vào thời thượng cổ chưa có chữ viết, nên lịch sử quốc gia, gia phả, tộc thư và truyện kể thường được truyền miệng Mặt khác vào thời thượng cổ, dân tộc Nhật Bản chưa ý thức được rõ rệt việc chép tên tuổi, dòng họ, tức là chép gia phả Sau này do tiếp xúc với các nước liên lục địa, chữ viết ra đời, lúc đó các truyện kể, truyền thuyết mới được ghi chép bằng chữ Các bản tộc phả, tộc thư khi đó phần lớn là chép về các vua chúa Nhật Bản, trong

phạm vi hoàng gia như các tập Đế ký, Hoàng đế thực lục, Quốc gia ký lục, trong đó

có cuấn Kojiki là bộ phả lớn từ thời hoàng sơ đến triều vua Suiko (539 – 628) Trải

qua thời gian dài, việc chép phả được phổ biến, hầu hết các gia đình Nhật Bản đều

có phả riêng chép sự phát triển lịch sử và thành tích của tổ tiên, các gia đình thường dựng bia tưởng niệm ông tổ sáng lập dòng họ và rước vào thờ trong một đền thờ đạo Bên cạnh Trung Quốc, Nhật Bản còn nhiều quốc gia khác ở châu Á có một nền gia phả lâu đời và đặc sắc như Hàn Quốc, Triều Tiên và trong đó có cả Việt Nam

II Gia phả Việt Nam qua các thời kỳ

Quan niệm về việc lập phả của Việt Nam

Quan niệm lập phả của người Việt Nam dựa trên nếp sống, sinh hoạt gia đình của con người từ thời xa xưa Nếu ở phương Tây, con người luôn dựa vào khoa

Trang 8

học, lấy khoa học kỹ thuật làm nền tảng, thì ở Việt Nam thời lại dựa trên nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm gốc Do đó, nếp sinh hoạt của ta khác hẳn với người phương Tây Người Việt Nam ta luôn hiếu tĩnh, quanh năm sống với đồng ruộng, tâm hồn luôn luôn hòa hợp với thiên nhiên còn người phương Tây thì ngược lại Người phương Tây làm gia phả chủ yếu để biết gốc tích loài người do đâu mà có,

đó cũng là một tất yếu cho tính tò mò, ham muốn nghiên cứu khoa học của họ, thực chất là để nhắm vào mục đích chính trị Trong khi tư tưởng làm gia phả Việt Nam lại bao hàm một tư tưởng rất sâu sắc bắt nguồn từ trong gia đình, gia tộc Nói về gia đình tổ tiên, người Việt Nam từ xưa tới nay vẫn coi gia đình là cái gốc của người ta và bất luận thế nào, đối với cá nhân hay tập thể, gia đình vẫn có mối liên hệ mật thiết, đồng thời là nơi trung gian giữa người chết (tổ tiên) và người sống (con cháu) Người xưa nặng về quan niệm sống trọn nghĩa “báo bản tông tổ” thì gia đình phải có trách nhiệm hun đúc nuôi dưỡng con cháu để duy trì cái gốc ấy, đồng thời gia đình cũng phải tích cực bảo vệ những tính tốt đẹp cũng với những phong tục tập quán tốt để hướng con cháu theo

Theo người xưa, gia phả ngoài việc nhắc nhở con cháu nhớ phần mộ, giỗ chạp ông bà tổ tiên còn phản ánh cả tư tưởng, đạo đức của tiền nhân cùng nền nếp sinh hoạt của toàn tộc, hay nói cách khác thì gia phả phản ánh nếp sinh hoạt của một người trong một gia đình gia tộc, cho nên gia phả phải được xây dựng trên căn bản ấy, mà trong đó cổ nhân chú trọng nhất đến “Phần người chết và nhiệm vụ của người són”" Do đó, gia phả cũng phải quy định những ước thúc để chỉ rõ nhiệm

vụ của người sống (tức con cháu) phải bảo tồn dòng dõi để luôn có người giữ gìn hương khói cho người chết (là tổ tiên)

1 Gia phả Việt Nam thời kỳ trước độc lập

Sau hàng chục ngàn năm lao động gian khổ kể từ khi xuất hiện, quốc gia đầu tiên ở nước ta mang tên Văn Lang được thành lập Họ Hồng Bàng được biết là họ đầu tiên làm vua ở nước ta Tới đời vua Hùng Vương, trong nước ta đã có một thể chế khá rõ ràng: trong mỗi nóc nhà có gia tộc, gia trưởng, ngoài làng mạc có chế

Trang 9

độ Lạc hầu, Lạc tưởng cai quản các thái ấp Dân Lạc Việt khi đó sống định cư từ miền cao nguyên cho tới miền trung châu trên lưu vực sông Nhị Hà và sông Mã Người Việt luôn coi trọng việc thờ cúng tổ tiên, cho đó là một việc làm linh thiêng

vô cùng quan trọng trong đời sống Những câu truyện cổ tích như Sơn Tinh, Thủy Tinh hay sự tích bánh trưng bánh dày cho ta thấy, rõ ràng trong thời Văn Lang, nước Việt Nam ta tuy chưa có gia phả (vì lúc đó chưa có văn tự) nhưng người Việt Nam đã có một ý niệm nhất quán về gia phả, tổ tông, tộc hệ, dòng dõi Có thể những ý niệm đó đã nảy mầm và bắt rễ từ trong dân gian, sau dần lớn lên thành ý thức phả hệ Vì thế có thể coi giai đoạn Hùng Vương là chặng đầu của ngành Gia phả Việt Nam, nhưng lại là một giai đoạn vô cùng quan trọng để mở đường cho công cuộc làm gia phả của nước ta sau này

Đến năm 179 BC, nước ta rơi vào tay nhà Tây Hán, trải qua hơn 1000 năm bị

đô hộ, văn hóa Trung Quốc truyền bá sang nước ta dễ dàng hơn thời kỳ trước và sâu đậm hơn thời kỳ trước Có thời gian, nhà Hán bắt dân ta phải làm theo mọi phong tục, lễ nghi, tôn giáo, nghệ thuật, văn tự, học thuật, mà trong đó điều đáng chú ý là chế độ tông pháp nhà Chu, vì chính chế độ này đã có tác dụng bồi dưỡng cho cái gốc gia phả Việt Nam lớn mạnh thêm Như vậy, dân ta đồng thời học tập được nền văn hóa Trung Quốc mà vấn đề gia phả (dưới hình thức thờ cúng tổ tiên) được vun đắp ngày càng sâu sắc Bên cạnh việc truyền bá văn hóa Trung Quốc vào nước ta, người Hán cũng mang theo chữ viết tới nước ta Những người Việt thông thạo chữ Hán thời đó được qua Trung Quốc thi cử làm quan Một số người đã làm quan cho nhà Hán như Lý Tiến, Lý Cầm, Trương Trọng Theo Dã Lan Nguyễn Đức

Dụ, có thể những người này đã được tiếp xúc với nền gia phả Trung Quốc, đặc biệt

có thể đã được biết đến các cuốn gia phả đầu tiên của Trung Quốc là Thế gia, Thế bản, Thể biểu Đó ông cho rằng rất có thể gia phả Việt Nam đã có từ thời này, tức

là không những ngành gia phả xuất hiện trước thời Lý, Trần mà còn xuất hiện trước châu Âu nhiều thế kỷ

Trang 10

2 Gia phả Việt Nam thời kỳ độc lập

Năm 938, Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán, giành lại độc lập tự chủ cho dân tộc Tuy nhiên phải đến thời nhà Lý nước ta mới có bộ gia phả đầu tiên mang tên Hoàng triều ngọc điệp Nguyên nhân có thể là, trong các thời Ngô, Đinh – Tiền Lê, nước ta tuy có độc lập nhưng khó khăn về mọi mặt, kinh tế thì nghèo khó lại đứng trước nguy cơ trở lại xâm lược của phương Bắc Có nghĩa thời

kỳ này nước ta vẫn trong giai đoạn bảo vệ tổ quốc, chưa có điều kiện quan tâm tới vấn đề văn hóa và đặc biệt là việc lập phả Tới thời nhà Lý, đất nước được ổn định, kinh tế có bước phát triển hơn trước, quân sự đất nước cũng vững mạnh hơn có thể chống lại sự xâm lược của phương Bắc Do đó các vị vua đã quan tâm tới việc lập phả, năm Thuận Thiên thứ 17 (1026), vua Lý Thái Tổ lệnh cho biên soạn Hoàng triều ngọc điệp, năm 1267, vua Trần Thánh Tông cho biên soạn Hoàng tông ngọc điệp Đời Cảnh Hưng (1740 – 1786), vua Lê Hiền Tông sai bọn gia thần là Trịnh Viêm và Nguyễn Hải biê soạn Hoàng Lê ngọc phả Nhà vua làm bài tựa rằng: “ Ta nghĩ xưa kia Thánh Tổ tích đức làm điều nghĩa nối nhau nhiều đời nên mới dọn dẹp giặc giã để có nước nhà Các triều vua sau nhờ có công nghiệp sẵn, sửa sang mọi việc, khôi phục đất xưa để có ngày nay là nhờ công đức ấy Ta nối nghiệp ông cha, nghĩ đến việc nghĩa của các triều trước, không ngày nào quên, đã từng biên chép thành sách, để hàng ngày xem đọc.”2

Dưới triều vua Gia Long (1802 – 1820), nhiều cuốn phả họ Nguyễn Phúc được dâng lên như: Hoàng triều đại tông dồ, Hoàng gia phả hệ, Hoàng triều ngọc phả Thời vua Minh Mạng (1820 – 1840), việc biên soạn gia phả có quy củ hơn Nhà vua giao cho Quốc sử quán soạn bộ Luật thánh thực lục và ngọc phả Năm

1836, nhà vua còn lập bộ phận “Tôn thân phủ” chuyên lo việc gi chép Hoàng triều tôn phả và quản lý những người trong họ Hoàng triều tôn phả cứ 5 năm bổ sung một lần Phòng nào có con cháu sinh thêm hoặc có người tạ thế, có thêm dâu, rể

2 Phan Huy Chú (1992), Lịch triều hiến chương loạn chí, Nxb Đại học khoa học xã hội, Hà Nội.

Ngày đăng: 08/01/2015, 09:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trung tâm nghiên cứu và thực hành gia phả (2013), Gia phả học đại cương, Nxb. Tổng hợp, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia phả học đại cương
Tác giả: Trung tâm nghiên cứu và thực hành gia phả
Nhà XB: Nxb. Tổng hợp
Năm: 2013
2. Dã Lan Nguyễn Đức Dụ (1972), Gia phả khảo luận và thực hành, Nxb. Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia phả khảo luận và thực hành
Tác giả: Dã Lan Nguyễn Đức Dụ
Nhà XB: Nxb. Văn hóa
Năm: 1972
3. Ninh Quang Thăng, “Gia phả học và việc nghiên cứu gia phả ở Việt Nam”, xem tại: http://honinh.vn/bvct/donghoninh-dong-ho-ninh-la-xuyen-cham-khac-go/184/gia-pha-hoc-va-viec-nghien-cuu-gia-pha-o-viet-nam.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gia phả học và việc nghiên cứu gia phả ở Việt Nam
4. Văn Minh, “viết gia phả thế nào?”, xem tại: http://honinh.vn/bvct/donghoninh-dong-ho-ninh-la-xuyen-cham-khac-go/184/gia-pha-hoc-va-viec-nghien-cuu-gia-pha-o-viet-nam.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: viết gia phả thế nào
5. TS. Nguyễn Văn Hoa, “Bước đầu giải mã gia phả khắc đá ở Việt Nam”, xem tại: http://giaphatphcm.com/giapha/chitietkienthuc.php?id=7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu giải mã gia phả khắc đá ở Việt Nam

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w