1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo khoa học Lưu trữ điện tử Quốc tế cộng sản online ngùôn sử liệu vô giá trong nghiên cứu lịch sử cách mạng Việt Nam

11 241 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 497,11 KB

Nội dung

Trang 1

LƯU TRỮ ĐIỆN TỬ “QUỐC TẾ CỘNG SẲN 0NLINE NGUỮN SU LIEU VO GIA TRONG NGHIÊN GỨU LỊCH SỬ

CÁCH MẠNG VIỆT NAM

TS Nguyễn Lệ Nhung’

Trải qua gần một phần tư thế kỷ hoạt động (1919 - 1943), Quốc

tế Cộng sản do V.I Lê-nin sáng lập và lãnh đạo đã không ngừng đấu

tranh vì quyền lợi của giai cấp vô sản và nhân dân lao động tất cả các

nước, vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và chủ nghĩa xã hội, thực sự là một tổ chức cách mạng rộng lớn nhất, là một Đảng Cộng sản thế

giới Quốc tế Cộng sản đã chỉ đạo và giúp đỡ việc thành lập đảng cộng sản theo kiểu mới ở nhiều nước, xác định đường lối chiến lược và sách

lược cho phong trào cộng sản, phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc Những bài học kinh nghiệm và đường lối cách

mạng của Quốc tế Cộng sản có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các

đảng cộng sản và phong trào công nhân trong cuộc đấu tranh vì mục

tiêu xã hội chủ nghĩa, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ

xã hội

Đối với cách mạng Việt Nam, Quốc tế Cộng sản có ảnh hưởng

và đóng góp rất to lớn Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con

đường cứu nước đúng đăn cho cách mạng Việt Nam thông qua đường lỗi và chương trình hành động của Quốc tế Cộng sản Quốc tế Cộng sản đã tạo điều kiện thuận lợi cho những người cộng sản Việt Nam nghiên cứu, khảo sát thực tế, học tập kinh nghiệm của các đảng cộng sản và phong trào cách mạng ở các nước; đồng thời đã tích cực giúp đỡ, chuẩn bị các điều kiện thuận lợi cho việc thành lập Đảng Cộng sản

Việt Nam, đào tạo cho cách mạng Việt Nam một đội ngũ cán bộ năm

! Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước

Trang 2

vững những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, có đạo đức và tinh thần cách mạng cao, là những hạt giống quý báu của cách mạng Việt Nam Nhờ đó, Đảng ta đã từng bước trưởng thành vững chắc về lý luận cách mạng, đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành

được nhiều thắng lợi to lớn

1 Lưu trữ Quốc tế Cộng sản và trang tin Quốc tế Cộng sản — online?

Lưu trữ Quốc tế Cộng sản là di sản văn hóa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc làm sáng tỏ lịch sử châu Âu và lịch sử thể giới thế kỷ XX

Lưu trữ Quốc tế Cộng sản đang bảo quản 68 phông, gồm 491

mục lục tài liệu của 230.000 đơn vị bảo quản bằng 90 ngôn ngữ

Hiện nay, tài liệu của Quốc tế Cộng sản được bảo quản tại Viện

Lưu trữ Nhà nước Chính trị Xã hội Nga Bộ sưu tập tài liệu quý hiếm của Quốc tế Cộng sản được bảo quản dưới chế độ “Tuyệt

mật” và chỉ đến sau năm 1991 mới được mở cửa rộng rãi cho độc

giả, khi mà các lưu trữ đảng đã quốc hữu hóa và được mở cửa rộng rãi cho mọi nhu cầu nghiên cứu

Theo sáng kiến của Hội đồng lưu trữ thế giới, một số cơ quan

lưu trữ: Tổng cục Lưu trữ Nga, Viện Lưu trữ Nhà nước Chính trị Xã hội Nga, Lưu trữ Quốc gia Đức, Thuy Điển, Thuy Sỹ, Pháp, Bộ Văn hóa Ý và Tây Ban Nha, Thư viện Báo chí Mỹ, Lưu trữ Xã hội mở - (trực thuộc Trung tâm tổng hợp châu Âu) đã cùng nhau hợp lực xây

dựng trang tin “Quốc tế Cộng sản online”

Theo kế hoạch đề ra, từ năm 1998 — 2003, dưới sự chỉ đạo của

Tổng thư ký Hội đồng Châu Âu đã xây dựng phần tiền máy gồm 240

ngàn bản ghi và hơn 1 triệu bản ảnh tài liệu lưu trữ Từ tháng 7/2003, cơ sở đữ liệu tài liệu và sưu tập được đưa ra phục vụ đông đảo cộng đồng tại phòng đọc chuyên dụng của Viện Lưu trữ Nhà nước Chính trị Xã hội Nga

Ngày 26/8/2004, tại Hội nghị lưu trữ quốc tế họp tại Viên (Áo)

đã chính thức khai trương Lưu trữ điện tử Quốc tế Cộng sản - dự án -

Trang 3

Quốc tế điện tử online trên Internet ở 2 dia chi: http://www.komintern-

online.ru/, http://www.komintern-online.com/

“Quốc tế Cộng san online” — một kho thông tin được bảo quản đến ngày nay gồm I triệu bản sao tài liệu từ Lưu trữ Quốc tế Cộng sản — cơ sở đữ liệu, hệ thống quản ly và hệ thống tra tìm CSDL này

Tài liệu lưu trữ ở dạng đọc bằng máy, về hình thức được thể hiện đây đủ như bản chính: chữ ký, dấu, bút tích ghi bên lẻ, v.v Điều này làm tăng thêm tính chân thực cho tài liệu lưu trữ đọc bằng máy, không chỉ cung cấp thong tin ma còn cho phép độc giả đọc những bút tích xử lý giữa các dòng chữ trên văn bản

Cùng với sự giúp đỡ của dự án “lưu trữ điện tử”, người nghiên cứu có khả năng tìm kiếm những tài liệu cần thiết có liên quan ‘bang cach su dụng từ khoá, tiêu đề tài liệu, ngày tháng tài liệu và v.v

Công nghệ lưu trữ chuyên dụng được sử dụng khi xây dựng ngân hàng thông tin tài liệu lưu trữ, cho phép hy vọng bảo quản tài liệu điện tử và đảm bảo tính toàn vẹn của nguồn thông tin

Dự án “Quốc tế Cộng sản — online” có ý nghĩa thông báo tới các

cộng tác viên của các cơ quan nghiên cứu khoa học; các trường đại

học tong hợp có các khoa lịch sử và chính trị xã hội, các viện lưu trữ

và thư viện, các tổ chức chính trỊ - xã hội nguồn sử liệu tài liệu Quốc tế Cộng sản vô cùng quan trọng này Hiện nay có trên 120 trường đại học đăng ký đã có giấy phép được tiếp cận phông tài liệu “Quốc tế Cộng sản online” Bắt đầu từ 6 tháng cuối năm 2006, Lưu trữ Quốc tế Cộng sản đã mở cửa rộng rãi cho tất cả độc giả trong và ngoài nước 2 Tài liệu Quốc tế Cộng sản — nguôn sử liệu vô gia trong nghiên

cứu lịch sử cách mạng Việt Nam

Đối với Việt Nam, tài liệu Quốc tế Cộng sản (QTCS) là nguồn

sử liệu có nội dung phong phú và đa dạng về loại hình, có khả năng- làm sáng tỏ nhiều vấn đề của lịch sử Đảng, đã và đang cung cấp cho các nhà nghiên cứu lịch sử những thông tin có giá trị lịch sử quan trọng và chi tiết về quá trình thành lập Đảng, về nguyên tắc tổ chức của Đảng, về cơ cấu tô chức các cơ quan, tổ chức đảng Đây là những vấn đề mà từ lâu giới nghiên cứu ở Việt Nam cũng như trên thế giới hết sức quan tâm

Trang 4

Thí dụ: Những tài liệu khai thác từ Lưu trữ Quốc tế Cộng sản đã là cơ sở để làm sáng tỏ nhiều vấn đề về lịch sử Đảng thời kỳ đầu thành lập Đó là một số tác phâm của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, tài liệu văn kiện của các tô chức cách mạng của Đảng, tài liệu văn kiện của Quốc tế Cộng sản có liên quan đến các tổ chức cộng sản ở Đông Dương

Những tác phẩm của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thời kỳ này gồm có bài Phát biểu tại phiên họp thứ 22 Đại hội lan thie V ' Quốc té Cộng sản ngày 01/7/1924; thư Gui Doan Chi tich QTCS vé van dé Dong Duong ngay 19/12/1925; cuốn Đường Kách mệnh năm 1927

Hoặc tài liệu của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (Hội VNCMTN) có khả năng cung cấp cho giới sử học nhiều thông tin phản ánh từ hoàn cảnh ra đời đến những hoạt động cách mạng của Hội Qua nội dung những tài liệu văn kiện của Hội như: Án nghị quyết của hội nghị trù bị toàn quốc đại biểu đại hội (23/1/1929), Tuyên ngơn của Đại hội tồn quốc lần thứ nhất Hội VNCMTN, Chính cương tối đê hạn độ của Hội VNCMTN, Điệu lệ của Hội VNCMTN, Nghị quyết của Đại hội đại biêu toàn quốc lần thứ nhất Hội VNCMTN và một số tài liệu liên quan đến Hội đăng trên báo Thanh niên như Cách mạng, Nhân đức của Pháp, Người Án Nam ở Xiêm, v.v chúng ta thấy được sự kết hợp ngày càng chặt chẽ chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước sục sôi của nhân dân ta đã thúc đây sự ra đời của các tô chức Đảng Cộng sản ở Việt Nam

Một số tài liệu của Quốc tế Cộng sản có liên quan đến các tô chức cộng, sản ở Đông Dương như: Ban Thuộc địa, Những nhận xét về Nghị quyết thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương; Biên bản thảo luận tại phiên họp của Hội đồng Ban Bí thư phương Đông ngày

18/10/1929 về việc thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương và các tài

liệu khác có liên quan

Tài liệu Hội nghị thành lập Đảng phản ánh sự ra đời và hoạt động của Đảng trong cao trào cách mạng đầu tiên của lịch sử Việt Nam hiện đại Đó là các văn kiện: Chánh cương van tat cla Dang,

Sách lược văn tắt của Đảng, Điều lệ van tắt của ĐCSVN, án nghị

quyết của Trung ương toàn thể Đại hội về tình hình hiện tại ở Đông

Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng tháng 10/1930, Chỉ thị của

Trang 5

Trung ương Thường vụ về thành lập “Hội Phản để Đồng Minh”, và

một số tài liệu có liên quan như: Thư của Quốc tế Cộng sản gửi những

người cộng sản Đông Dương, Thư của Ban Phương Đông gửi Đảng Cộng sản Đông Dương, Biên bản Hội nghị với các đại biểu Đông Dương ngày 9/9/1930,

Nhóm tài liệu khác của QTC§ góp phần xác định chính cương, đường lỗi, nhiệm vụ của Đảng thời kỳ đầu thành lập, cung cấp những thông tin về vai trò lịch sử của các đồng chí Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ta' Trong đó có những tài liệu rất quý, như: Báo cáo của

Nguyễn Ái Quốc về việc tổ chức Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam; các văn kiện Đại hội I Đảng

Cộng sản Đông Dương (Báo cáo chính trị, Điều lệ Đảng, kết quả bầu

cử và phân công trong Ban Chấp hành Trung ương khóa I, nghị quyết và danh sách đoàn dai biéu Đảng Cộng sản Đông Dương đi dự Đại hội

VII Quốc tế Cộng sản); Biên bản của Quốc tế Cộng sản kết nạp Đảng Cộng sản Đông Dương là chỉ bộ của Quốc tế Cộng sản; các bản ghi các bài phát biểu của Nguyễn Ái Quốc, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai tại Đại hội Quốc tế Cộng sản, Đại hội Thanh niên quốc tế, Đại hội Nông dân quốc tế”

Bên cạnh đó, còn có một số văn kiện mà Trung ương Đảng ta gửi Quốc tế Cộng sản hoặc gửi các đảng cộng sản và công nhân trên thế giới; một số văn kiện ghi tuyên bố chung của Đảng ta và các đảng

bạn; một số quy định của Quốc tế Cộng sản trực tiếp liên quan đến Đảng ta, thí dụ như Văn bản Hội nghị toàn thể lần thứ XI, Ban chấp

hành Quốc tế Cộng sản, sau đó đã được thông qua chính thức tại Đại

hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản thừa nhận Đảng Cộng sản Đông

Dương trong đó ghi rõ: “Đảng Cộng sản Đông Dương trước đây là một chỉ bộ của Đảng Cộng sản Pháp từ nay được công nhận là một chỉ bộ độc lập thuộc Quốc tế Cộng sản”

' Day là nhóm tài liệu gốc của Đảng Cộng sản Đông Dương do các đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập viết bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức, tiếng Trung Quốc gửi Quốc tế Cộng sản và một số văn kiện của Quốc tế

Cộng sản gửi Đảng Cộng sản Đông Dương

” _ Hiện nay, một số tài liệu văn kiện của các tổ chức tiền thân của Đảng đã được công

bồ trong Văn kiện Đảng toàn tập tập l; tài liệu hội nghị thành lập Đảng công bố trong

Trang 6

Ngoài ra, một số tài liệu văn kiện khác rất có giá trị được sưu tầm -

từ phông Quốc tế Cộng sản như: Luận cương về thanh niên thuộc địa

của Nguyễn Ái Quốc; Báo cáo của Nguyễn Ái Quốc tháng 4/1926 về

đám tang nhà chí sỹ yêu nước Phan Châu Trinh cùng một số tư liệu về

số người dự đám tang Phan Châu Trinh (lên đến 140.000 người); Bệnh Âu trĩ tả khuynh trong phong trào cộng sản; Đề cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa; Điều kiện kết nạp vào Quốc tế Cộng sản; Vấn đề thành lập và củng cố các đảng cộng sản kiêu mới

3 Thay lời kết luận

Những tài liệu văn kiện này là nguồn sử liệu đáng tin cậy cho việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử Đảng nói riêng Ngoài khả năng cung cấp thông tin sử liệu cho nghiên cứu lịch sử dân tộc và lịch sử Đảng, tính chất sử liệu của nguồn tài liệu lưu trữ trong lưu trữ Quốc tế Cộng sản còn là ở chỗ tự chúng, khi được tập hợp theo những chủ đề nhất định cũng cho phép nhìn nhận các vẫn đề

lịch sử qua những giai đoạn, những vấn đề cụ thể, tự chúng đã là lịch

sử hiểu theo một góc độ nhất định Mặt khác, giá trị tài liệu lưu trữ

Quốc tế Cộng sản còn thê hiện ở chỗ chúng là những chứng cứ lịch sử

mang tính khách quan, có độ tin cậy cao, phản ánh chân thực các sự

kiện, hiện tượng lịch sử, được bảo quản một cách có hệ thống với tư cách là các tài liệu gốc và nhất là đã xây dựng cơ sở dữ liệu, có hệ thống quản lý và hệ thống tra tìm cơ sở dữ liệu này (Xem thém phy

lục kèm theo: “Danh mục tài liệu phông Quốc tế Cộng sản ”)

PHỤ LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU PHÔNG QUỐC TE CONG SAN '

1 Tài liệu của cơ quan cao nhất của Quốc tế Cộng sản (Đại hội Quốc tế Cộng sản, hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Quốc tế Cộng

sản, Ủy ban Kiêm tra Quôc tế Cộng sản)

-_ Bản ghi tốc ký các kỳ họp của Đại hội và hội nghị toàn thê

' Nguồn: Thành phần Phông lưu trữ Quốc tế Cộng sản (phụ lục 1) trong Thông fin

khoa học số 10, năm 1998 của Trung tâm Nghiên cứu và bảo quản tài liệu lưu trữ

đương đại Nga Người dịch: Nguyễn Lệ Nhung

Trang 7

- Biên bản Đại hội và các hội nghị toàn thé

- Ban ghi téc ký các kỳ họp của Ủy ban Kiểm tra

-_ Biên bản họp của các ủy ban kiểm tra

- Để án và các bản thảo cuối cùng các nghị quyết và quyết

định, các bản góp ý, sửa chữa và bố sung vào nghị quyết và quyết định

- Lý lịch trích ngang các đại biểu

-_ Tài liệu của Ủy ban Thâm tra tư cách đại biểu

- Công văn trao đôi, thư công tác

2 Tài liệu của Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản và các cơ quan

lãnh đạo của Ban Chấp hành, các cơ quan và tiêu ban, bộ phận của của

Ban Chấp hành

2.1 Tài liệu của các cơ quan lãnh đạo của Ban Chấp hành (Đoàn

Chủ tịch, Đoàn Thư ký, Vụ Thư ký Ban Chấp hành, Thường trực

Đoàn Thư ký, Ban Thường vụ Quốc tế Cộng sản

Bản ghi tốc ký các cuộc họp, hội ý Biên bản các cuộc họp Đề án và các bản thảo cuối cùng các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy chế Báo cáo, kết luận, trích báo cáo, kế hoạch công tác, các bản nhận xét và giây chứng nhận - Công văn trao đôi với Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản + Với lãnh đạo các Đảng;

+ Với các ban, các bộ phận cảu Ban Chấp hành; + Với các tô chức quốc tế;

+ Với các tổ chức thuộc chính quyền Xô viết;

+ Với các cá nhân khác;

- Lời kêu gọi, khẩu hiệu, lời tuyên bố, thông báo

Trang 8

2.2 Tài liệu của các cơ cầu tô chức của Ban Chấp hành (các bộ phận, các ban, các tiểu ban, ban thư ký Ban Chấp hành, các ban ngắn ngày và các ủy ban của Ban Chấp hành, các đại diện Đảng Cộng sản trực thuộc Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản, Ban Thường vụ Vụ Hải

ngoại của Quốc tế Cộng sản)

2.2.1 Tài liệu các ban của Ban Chấp hành và các ban khác (Ban

Tổ chức, Ban Tuyên truyền và Cô động, Ban Thông tin, Ban Công tác nông thôn, Ban Xuất bản - báo chí, Ban Phương Đông, Ủy ban về người da đen, Liên hiệp các đảng cộng sản vùng Bancăng, Liên hiệp phụ nữ quốc tế, Toa soan tap chi Quốc tế Cộng sản, Bộ phận tô chức

của Vụ quan hệ quốc tế

2.2.1.1.Tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của các ban, ủy ban, bộ phận trên bao gồm:

- Bản ghi tốc ký;

- Biên bản;

- Để án và các bản thảo cuối cùng các nghị quyết, chỉ thị, quyết

định, quy chế, chỉ thị, hướng dẫn, điều lệ;

- Báo cáo, bài phát biểu, kế hoạch công tác, các bản nhận xét và giấy chứng nhận;

- Công văn, thư từ trao đổi công tác với Ban Chấp hành, với các đồng chí trưởng ban, vụ trưởng, với Đảng Cộng sản bônsêvich Nga, với các tổ chức quốc tế, với các tô chức Đảng và các cá nhân khác

2.2.1.2 Tài liệu được gửi đến các ban, từ các nước:

- Biên bản;

- Nghị quyết;

- Chương trình, báo cáo, bài phát biểu, thu, ban tin

2.2.2 Tài liệu các Ban thư ký của Ban Chấp hành Quốc tế Cộng

sản: vùng Trung Âu, Xcăngđinavia, Rômanh, Ba Lan, Pribantich,

Bancăng, Anh - Mỹ, Mỹ - Latinh,

2.2.2.1 Tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của các ban trên:

Trang 9

- Ban ghi téc ky, bién ban, ké hoach công tác, đề cương các nghị quyết, chỉ thị, quyết định và các tài liệu hội nghị lãnh đạo Ban Chấp hành;

- Công văn trao đổi, xin ý kiến Ban Chấp hành;

- Công văn trao đổi với các ban, tiểu ban, các bộ phận

2.2.2.2 Tài liệu được gửi đến bao gồm: Biên bản, nghị quyết,

báo cáo, chương trình, bài phát biéu, thư, công văn, ban tin

2.2.3 Tài liệu của các đồng chí thư ký các ban của Ban Chấp hành: Pik B., Erkôli, Gotbanđa K., Markhi A Flôrina B Kyxinheva O., Ibarruri D., Piatnhixki O., Manuinxki D., Dimitroop Gh

2.2.3.1 Tai liệu hình thành trong quá trình hoạt động của các đồng chí thư ký

-_ Bản ghi tốc ký, biên bản các cuộc họp, hội nghị

- Cong văn trao đối, xin ý kiến Ban Chấp hành, xin ý kiến các đồng chí lãnh đạo các ban, thư công tác

2.2.3.2 Tài liệu được gửi đến các đồng chí thư ký: Biên bản, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, báo cáo, công văn, giấy chứng nhận, bản tin

2.2.4 Tài liệu của các ủy ban của Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản (Ủy ban Ngân sách, Ủy ban Bí mật, Ủy ban người Áo, Ủy ban Nông nghiệp, Ủy ban châu Mỹ, Ủy ban người Anh, Ủy ban người Bungari, Ủy ban người Hung, Ủy ban người Hà Lan, Ủy ban người Ấn Độ, Ủy ban người Ý, Ủy ban người Trung Quốc, Ủy ban người Triều Tiên, Ủy ban người Đức, Ủy ban người Na Uy, Ủy ban người Ba Lan, Ủy ban người Rumani, Ủy ban người Xcăngđinavia, Ủy ban người Ucren, Ủy ban người Pháp, Ủy ban người Nam Tư, Ủy ban người Thụy Sỹ, Ủy ban người Tiệp Khắc, Ủy ban người Nhật, Ủy ban về cải tổ bộ máy Ban Chấp hành)

Trang 10

-_ Bài phát biểu của các thành viên ủy ban;

- Công văn, thư trao đôi với các thành viên Ban Chấp hành và

các đại diện của các đảng cộng sản

2.2.4.2 Tài liệu gửi đến các ủy ban: bản ghi tốc ký, biên bản, nghị quyết, chỉ thị, quyết định, báo cáo, bài phát biểu, bản tin, bài báo

22.5 Tài liệu của các cơ quan của các Đảng Cộng sản trực thuộc Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản (Đảng Cộng sản Nga, Đảng Cộng sản Ba Lan, Đảng Cộng sản Bungari, Đảng Cộng sản Đức, Đảng Cộng sản Hy Lạp, Đảng Cộng sản Síp, Đảng Cộng sản Thô Nhĩ Kỳ: bản ghi tốc ký, biên bản, báo cáo, thông báo, bài phát biểu, công văn | trao đổi với Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản, với các ban, các tiêu ban, các bộ phận, với lãnh đạo các đảng cộng sản bônsêvich Nga, với

các tổ chức quốc tế, và các cá nhân khác

22.6 Tài liệu của các ủy ban hải ngoại của Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản (Amxterđam, Hunggarl, lây Âu, Vùng Caribê, Nam Mỹ) bao gồm: biên bản, chỉ thị, nghị quyết, quyết định, thông báo, kế hoạch công tác, công văn, thư từ trao đổi với Ban Chấp hành

Quốc tế Cộng sản, với các ban, các ủy ban và các đảng cộng sản

2.2.7 Tài liệu của các đảng cộng sản - các ban (tiêu ban) của Quốc tế Cộng sản (Braxin, Malai, Tan Tay Lan, Nam Phi, Philippin, Evado, An Độ, Nam Tư, Tiệp Khắc, Áo, Palextin, Anbani, Xiri, Ai Cap, Pueté

Ricô, Ailen, Iran, Thụy Sỹ, Hunggari, Úc, Canađa, Anh, Côlômbia, Cuba, Chili, Vênêxuêla, Mêhicô, Haiti, Goataména, K6ndurat, Côtxtarica,

Nicaragoa, Panama, Paragoay, Péru, Cavador, Tay Ban Nha, Bolivia, Ba Lan, Tây Ucren, Nhật, Phôrmoodda, Tây Beloruxia, Luychxămbua, Urugoay, Achentina, Triều Tiên, Hunggari, Mông Cé, Tuva, Ha Lan, Thuy Dién, Dan Mach, Ha Lan, Aixlen, Na Uy, Portugan, Rumani, Thổ

Nhĩ Kỳ, Thụy Sỹ, Y, Trung Quốc, Mỹ, Phần Lan, Pháp

2.2.7.1 Tài liệu của các đảng cộng sản, các ban của Quôc tê

Cộng sản

- Bản ghi tốc ký các kỳ họp lãnh đạo các đảng

- Biên bản các kỳ họp, hội nghị các đảng

Trang 11

- Để án và các ban thảo cuối cùng các quyết định, nghị quyết, chỉ thị, quy chế

- Công văn trao đôi của lãnh đạo các Đảng:

+ Với Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản;

+ Với lãnh đạo các đảng cộng sản trực thuộc Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản;

+ Với ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản bơnsêvich tồn Nga; + Với các tô chức quốc tế;

+ Với các tô chức cơ sở của Đảng;

+ Với các cá nhân khác;

- Lời kêu gọi, khẩu hiệu; - Chỉ thị, truyền đơn, báo; - Tài liệu nhân sự

2.2.7.2 Tài liệu các Đại hội Quốc tế Cộng sản và các hội nghị toàn thể Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản đang bảo quản trong sưu tập tài liệu của các đảng: quyết định, chỉ thị, nghị quyết, công văn

2.2.7.3 Tài liệu của Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản, của các cơ quan lãnh đạo, các ban, ủy ban và các cơ cấu tổ chức của Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản đang bảo quản sưu tập tài liệu của các đảng: đề án và các bản thảo cuối cùng các văn bản như quyết định, chỉ thị, nghị quyết; công văn trao đổi với các đại diện của Ban Chấp hành

Quốc tế Cộng sản ở trong nước

Ngày đăng: 09/07/2015, 23:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN