MỤC LỤC Trang BÌA PHỤ 1 MỤC LỤC 2 Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ. 3 I. Lí do chọn đề tài. 3 II. Mục đích nghiên cứu. 4 Phần II: NỘI DUNG. 5 I. Thực trạng. 5 II. Tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em có tư tưởng bỏ học. 6 III. Các biện pháp giáo dục cho học sinh góp phần duy trì sĩ số. 6 1. Xác định rõ nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm đối với lớp. 6 2. Nắm chắc tình hình lớp. 7 3. Giáo dục cho các em nhận thức sâu sắc quyền và nghĩa vụ học tập. 8 4. Trao đổi cùng giáo viên bộ môn. 8 5. Xây dựng một đội ngũ cán bộ lớp có năng lực, đáng tin cậy là biện pháp tiên quyết. 8 6. Những việc làm thường xuyên của một giáo viên chủ nhiệm. 9 7. Tiếp cận, liên hệ với gia đình học sinh. 9 8. Một số biện pháp tiếp cận và giải pháp giáo dục học sinh có tư tưởng bỏ học. 9 9. Kết quả đạt được. 13 Phần III: KẾT LUẬN. 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO. 17 Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài. Năm học 2013 – 2014 là năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI về đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Xây dựng và triển khai Chương trình hành động của ngành Giáo dục thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 theo Quyết định số 711QĐTTg ngày 1362012 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời năm học 2013 – 2014 là năm học nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục Pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức và học sinh, sinh viên trong toàn Ngành. Tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện Quyết định số 1928QĐTTg ngày 20112009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục Pháp luật trong nhà trường
Một số biện pháp giáo dục nhằm duy trì sĩ số học sinh lớp 6A3 năm học 2013 - 2014 1 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN CHƯ SÊ TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT TỔ SỬ - ĐỊA …………… …………… Sáng kiến kinh nghiệm: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC NHẰM DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH LỚP 6A3 NĂM HỌC 2013-2014 …………… …………… Người thực hiện: Vũ Thị Thúy Hằng Giáo viên giảng dạy bộ môn Địa – Sử Năm học: 2013 – 2014 Một số biện pháp giáo dục nhằm duy trì sĩ số học sinh lớp 6A3 năm học 2013 - 2014 MỤC LỤC Trang BÌA PHỤ 1 MỤC LỤC 2 Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ. 3 I. Lí do chọn đề tài. 3 II. Mục đích nghiên cứu. 4 Phần II: NỘI DUNG. 5 I. Thực trạng. 5 II. Tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em có tư tưởng bỏ học. 6 III. Các biện pháp giáo dục cho học sinh góp phần duy trì sĩ số. 6 1. Xác định rõ nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm đối với lớp. 6 2. Nắm chắc tình hình lớp. 7 3. Giáo dục cho các em nhận thức sâu sắc quyền và nghĩa vụ học tập. 8 4. Trao đổi cùng giáo viên bộ môn. 8 5. Xây dựng một đội ngũ cán bộ lớp có năng lực, đáng tin cậy là biện pháp tiên quyết. 8 6. Những việc làm thường xuyên của một giáo viên chủ nhiệm. 9 7. Tiếp cận, liên hệ với gia đình học sinh. 9 8. Một số biện pháp tiếp cận và giải pháp giáo dục học sinh có tư tưởng bỏ học. 9 9. Kết quả đạt được. 13 Phần III: KẾT LUẬN. 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO. 17 2 Một số biện pháp giáo dục nhằm duy trì sĩ số học sinh lớp 6A3 năm học 2013 - 2014 Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài. Năm học 2013 – 2014 là năm học tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI về đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Xây dựng và triển khai Chương trình hành động của ngành Giáo dục thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời năm học 2013 – 2014 là năm học nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục Pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức và học sinh, sinh viên trong toàn Ngành. Tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục Pháp luật trong nhà trường. Công văn hướng dẫn số 5466/BGDĐT- GDTrH ngày 07 tháng 8 năm 2013 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục Trung học năm học 2013 – 2014 đã nhấn mạnh “ nắm chắc tình hình, nguyên nhân học sinh bỏ học và có giải pháp khắc phục tình trạng này; vận động nhiều lực lượng tham gia nhằm duy trì sĩ số…”, “… hạn chế tình trạng học sinh bỏ học…”. Trong Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về thực hiện nhiệm vụ năm học 2013 – 2014 của Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai đã nêu rõ “ Chủ động thực hiện các giải pháp phù hợp, đồng thời phối hợp chặt chẽ với UBND các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ban ngành, các đoàn thể xã hội để khắc phục và ngăn ngừa có hiệu quả tình trạng học sinh bỏ học, ” 3 Một số biện pháp giáo dục nhằm duy trì sĩ số học sinh lớp 6A3 năm học 2013 - 2014 Trong những năm học vừa qua, tình hình học sinh bỏ học đang là một thực trạng “Nóng” của các nhà trường cũng như của chính quyền địa phương, làm ảnh hưởng đến việc đào tạo nguồn nhân lực cho tương lai và kế hoạch xây dựng, phát triển kinh tế của huyện nhà. Trong năm học 2012 – 2013, số học sinh trung học cơ sở chưa ra lớp và bỏ học còn nhiều, riêng trường trung học cơ sở Cao Bá Quát duy trì sĩ số đạt 97,94%. Như vậy, đã có một số lượng học sinh không nhỏ bỏ học. Bên cạnh đó, ngay trong tuần đầu tiên của năm học 2013 – 2014. Lớp 6A3 tôi chủ nhiệm, có 04 học sinh nghỉ học từ buổi thứ tư. Là một giáo viên làm công tác chủ nhiệm đã nhiều năm tôi luôn trăn trở về tình hình này. Tôi luôn tự hỏi vì sao các em lại không khao khát tìm hiểu kiến thức? Không thiết tha với trường lớp? Xuất phát từ thực trạng trên tôi mạnh dạn thực hiện sáng kiến “Một số biện pháp giáo dục nhằm duy trì sĩ số học sinh ở lớp 6A3 trong năm học 2013 – 2014” để phần nào hạn chế tình trạng học sinh bỏ học. Đồng thời góp một phần bé nhỏ của mình vào thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục. II. Mục đích nghiên cứu. - Nhằm đúc kết ra những kinh nghiệm về việc duy trì sĩ số học sinh để góp phần nâng cao hiệu quả của công tác chủ nhiệm. - Giúp học sinh có tư tưởng nghỉ học hoặc đã bỏ học có nhận thức đúng đắn về việc học tập để tiếp tục đến trường. 4 Một số biện pháp giáo dục nhằm duy trì sĩ số học sinh lớp 6A3 năm học 2013 - 2014 Phần II: NỘI DUNG I. Thực trạng: Hiện nay ngành giáo dục đang phải giải quyết một mối lo không nhỏ đó là tình trạng học sinh bỏ học gia tăng, kéo theo đó là sự sa sút về hành vi đạo đức ở học sinh phổ thông. Vấn đề này không phải một sớm một chiều có thể giải quyết được. Cụ thể là cả tôi và các đồng nghiệp của tôi đang ngày ngày khổ tâm giáo dục từng đối tượng học sinh cá biệt muốn bỏ học với hy vọng mong sao các em nhận thức được rõ trách nhiệm cũng như quyền lợi to lớn mà các em đang có. Cụ thể năm học 2013 - 2014 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 6A3 với sĩ số học sinh là 39, trong đó học sinh nữ: 16, học sinh người dân tộc thiểu số: 15, học sinh nữ dân tộc thiểu số: 5. Ngay từ đầu năm học, dựa trên kết quả khảo sát đầu năm và kết quả ở Tiểu học, tôi nắm bắt được kết quả học tập, rèn luyện của các em như sau: Học lực Giỏi Khá Trung bình Yếu Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 0 0 7 17.95 17 43.59 15 38.46 Hạnh kiểm Tốt Khá Trung bình Yếu Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) 23 58.97 9 23.08 7 17.95 0 0 Đặc biệt trong lớp có 15 học sinh dân tộc thiểu số ở làng Tốt Biơch là địa bàn có nhiều học sinh bỏ học ở các năm học trước. Ngay từ những ngày đầu của năm học mới đã có 04 em không đến trường. Các em đi học được 3 buổi đầu, sau đó nghỉ ở nhà. Đó là các em Kpuih Ca Mil, Siu Niêp, Siu Tram, Kpuih Vít. Qua các bạn trong làng, tôi được biết có em còn tuyên bố “Không thích đi học, để cho cô giáo đến nhà tao chơi”. Tôi đã rất lo lắng và cố gắng hết sức tìm hiểu cụ thể về hoàn 5 Một số biện pháp giáo dục nhằm duy trì sĩ số học sinh lớp 6A3 năm học 2013 - 2014 cảnh và tính tình của các em để có thể xây dựng một tập thể lớp sớm đi vào ổn định. Không để tình trạng học sinh nghỉ học, bỏ học xảy ra. II. Tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em có tư tưởng bỏ học. Tìm hiểu từ các giáo viên chủ nhiệm trong trường đã từng chủ nhiệm học sinh ở làng Tốt Biơch, đội ngũ cán bộ lớp, bạn bè và gia đình của các em tôi nhận thấy 04 em không đến lớp, có tư tưởng bỏ học về cơ bản đều xuất phát từ những nguyên nhân sau: - Các em chưa ý thức được quyền và nghĩa vụ học tập, chưa xác định được động cơ đúng đắn trong học tập. - Do nhận thức chưa đúng của gia đình dẫn đến việc buông lỏng việc học tập và giáo dục đạo đức của các em. Do cha mẹ li hôn, không quan tâm hoặc thờ ơ với việc học tập của con em mình. - Do các em bị các phần tử xấu lôi kéo. - Do bị các trò chơi vô bổ ngoài xã hội lôi cuốn. - Do kiến thức gốc bị mất nên học không hiểu, từ đó các em chán nản với việc học tập. III. Các biện pháp giáo dục cho học sinh góp phần duy trì sĩ số. Sau khi tìm hiểu và nắm rõ các nguyên nhân trên, tôi đã đến tận nhà các em, vận động cha mẹ chở các em ra lớp. Đồng thời, tiến hành các biện pháp giáo dục để lôi kéo các em trở lại với trường lớp, với việc học tập như sau: 1. Xác định rõ nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm đối với lớp. Giáo dục học sinh trở thành con ngoan, trò giỏi là mục đích phương châm hay có thể nói đó là nhiệm vụ của người giáo viên trong trường phổ thông. Ý thức được vấn đề này, bản thân tôi ngoài nhiệm vụ giảng dạy, còn luôn trau dồi về đạo đức. Luôn xác định mục tiêu giáo 6 Một số biện pháp giáo dục nhằm duy trì sĩ số học sinh lớp 6A3 năm học 2013 - 2014 dục của mình là giúp các em trở thành con người đủ tài đức để sau này giúp ích cho xã hội, cho đất nước. Nhưng để làm tốt vấn đề này quả là không dễ, vì nó đòi hỏi mỗi giáo viên chủ nhiệm chúng ta phải có lòng yêu nghề, mến trẻ thường xuyên quan tâm đến những đối tượng học sinh, nắm bắt được đặc điểm tâm lý, hoàn cảnh gia đình, nguyện vọng của các em. Từ đó, sử dụng những phương pháp, lời nói, hành vi phù hợp với từng em, để các em không bị mặc cảm hay tự ái với các bạn khác. 2. Nắm chắc tình hình lớp. Vào đầu năm học, sau khi đã được nhà trường phân công lớp chủ nhiệm, tôi đã nắm sĩ số, phân loại học lực, hạnh kiểm, lứa tuổi, hoàn cảnh gia đình, biểu hiện tâm lý, cá tính của những đối tượng có biểu hiện chán học rồi ghi vào sổ chủ nhiệm những học sinh cần lưu tâm. Cụ thể có 04 học sinh ở lớp 6A3 có tư tưởng chán học, muốn bỏ học. 04 học sinh này học lực, hạnh kiểm lớp 5 đều xếp loại trung bình, điểm khảo sát đầu năm rất thấp, đều dưới 3,0 Em Kpuih Ca Mil: gia đình giàu có, cha mẹ nuông chiều, buông lỏng quản lí, không quan tâm đến việc học của con. Em nghiện chơi game. Em Siu Niêp: bố mẹ li hôn, lúc ở với bố và dì, lúc ở với mẹ. Chị gái bỏ học, chơi bời lêu lổng. Bản thân em Niêp học rất yếu, tính thụ động. Em Siu Tram: có biểu hiện thường thích chơi với những bạn bè lớn tuổi hơn mình, hay đi chơi khuya, thích khoe khoang và tiêu xài tiền. Em có biểu hiện ăn trộm vặt ở địa bàn sinh sống và quậy phá. Em Kpuih Vít: tính rất trầm, ngồi học không tập trung và có thái độ bất cần khi thầy cô và bạn bè kiểm tra bài vở. 7 Một số biện pháp giáo dục nhằm duy trì sĩ số học sinh lớp 6A3 năm học 2013 - 2014 3. Giáo dục cho các em nhận thức sâu sắc quyền và nghĩa vụ học tập. Giáo dục cho các em hiểu được muốn theo kịp với thời đại hiện nay thì chỉ bằng con đường duy nhất là học tập. Giáo dục cho các em biết được hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện mục tiêu giáo dục là: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài”, để hoàn thành mục tiêu đó Nhà nước mở rất nhiều hình thức học tập. Ngoài hình thức chính quy, còn có các lớp bổ túc văn hóa nhằm thực hiện chương trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Vì vậy nếu các em bỏ học thì phải theo học ở các lớp bổ túc, làm như thế sẽ mất nhiều thời gian, gây ra không ít khó khăn cho bản thân, gia đình và xã hội. 4. Trao đổi cùng giáo viên bộ môn. Giáo viên chủ nhiệm trao đổi cùng giáo viên bộ môn của lớp để theo dõi và động viên việc học tập của các em, cũng như nhận biết thái độ học tập trong lớp … Qua giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm nắm bắt những vi phạm của học sinh để kịp thời chấn chỉnh các em ngay từ đầu. 5. Xây dựng một đội ngũ cán bộ lớp có năng lực, đáng tin cậy là biện pháp tiên quyết. Sau khi nắm đựoc tình hình của lớp, tôi đã định hướng cho các em xây dựng một đội ngũ cán bộ, cán sự lớp có năng lực đáng tin cậy, làm sao đội ngũ này phải đảm bảo thông tin kịp thời đến giáo viên chủ nhiệm mọi hiện tượng xảy ra trong lớp. Ngoài ra, đây cũng phải là những thành viên học tập tốt, tự nhiên và có khả năng tổ chức các hoạt động tập thể. Các em được những học sinh trong lớp tin tưởng và tôn trọng. Đây là cơ sở để tôi hoàn thành kế hoạch của mình. 8 Một số biện pháp giáo dục nhằm duy trì sĩ số học sinh lớp 6A3 năm học 2013 - 2014 6. Những việc làm thường xuyên của một giáo viên chủ nhiệm. Theo dõi thông tin đại chúng, trao đổi kiến thức xã hội qua sách báo. Đồng thời hướng cho các em đến những hoạt động trong sáng, lành mạnh, vui vẻ ở trên lớp. Giáo viên thường xuyên kể cho các em nghe những tấm gương vượt khó trong học tập như tấm gương nhà giáo Nguyễn Ngọc Ký. Điều quan trọng nữa là tạo được không khí nhẹ nhàng trong lớp học, tạo được sự gần gũi quan tâm đến các em. Trao đổi cùng giáo viên bộ môn tìm hiểu ý kiến của đồng nghiệp để có thể đi đến giải pháp tối ưu. 7. Tiếp cận, liên hệ với gia đình. Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, tôi cung cấp số điện thoại của mình và xin số điện thoại liên hệ của phụ huynh học sinh cả lớp. Đồng thời, tôi cố gắng trao đổi thêm với phụ huynh của những học sinh có tư tưởng bỏ học nêu trên, để có thể hướng phụ huynh các em vào với công tác giáo dục đạo đức, nhân cách. Đồng thời qua đó, tạo được mối liên lạc thường xuyên với gia đình học sinh để đảm bảo thông tin hai chiều giữa nhà trường với gia đình ngày càng tốt hơn. Đây là yếu tố then chốt để có thể uốn nắn mọi vi phạm ở học sinh. 8. Một số biện pháp tiếp cận và giải pháp giáo dục học sinh có tư tưởng bỏ học. Không nên thường xuyên chê trách và xoi mói vào mọi hành vi có lỗi ở các em, đồng thời cố gắng tìm một số ưu điểm ở các em để khích lệ. Không tiếc những lời khen ngợi với các em, dù đó chỉ là một việc làm bình thường. 9 Một số biện pháp giáo dục nhằm duy trì sĩ số học sinh lớp 6A3 năm học 2013 - 2014 Đối với những lỗi nghiêm trọng hoặc thường xuyên mắc phải thì có thể xử lý bằng cách gặp riêng học sinh và tuỳ mức độ của hành vi đó mà giải quyết: hứa với cô giáo, cha mẹ, viết kiểm điểm Với những biểu hiện học sinh ham chơi, bỏ học giao tiếp với những đối tượng xấu. Tôi thường xuyên liên lạc với gia đình để có thể nắm bắt được thời gian biểu của các em. Qua đó cùng gia đình tìm kiếm một số biện pháp để hạn chế thời gian như: Giao thêm việc ở nhà cho các em, giúp các em tìm được hứng thú giúp đỡ được cha mẹ bằng cách khen thưởng kịp thời, nếu các em làm tốt công việc ở nhà thì hướng dẫn các em đến một số hoạt động sinh hoạt lành mạnh tuỳ vào khả năng (thể thao, văn nghệ ) biện pháp này tôi áp dụng đối với em Kpuih Ca Mil, Siu Tram thì đã thu được một kết quả khả quan như không đi chơi nhiều như trước, tham gia vào đội văn nghệ của lớp, làm bài tập ở nhà đầy đủ, cuối học kì I học lực trung bình, hiện tại là 2 em có biểu hiện ngoan và khá sôi nổi. Với những học sinh yếu thụ động, tiếp thu bài quá chậm: tôi bàn cùng giáo viên bộ môn tạo điều kiện cho các em bằng cách: cho câu hỏi, bài tập từ dễ đến khó và kịp thời động viên khen thưởng các em, để kịp thời gây được lòng tin ở các em, sắp xếp các em ngồi cạnh những bạn học giỏi, khá để kèm cặp giúp đỡ, tạo điều kiện cho các em ngày càng tiến bộ. Biện pháp này tôi áp dụng với các em như: Siu Niêp, Kpuih Vít, Kpuih Ca Mil và kết quả thật đáng mừng. Xếp loại học lực học kỳ I năm học 2013 - 2014 của em Mil, Vít đều đạt loại trung bình. Đặc biệt như em Mil, em Vít đã nhiều lần xung phong phát biểu xây dựng bài, lực học của em có tiến bộ rõ rệt. Với những học sinh ngỗ nghịch, thường xuyên gây gổ đánh nhau có lúc còn vô lễ với giáo viên. Tôi yêu cầu thỉnh thoảng bố mẹ hoặc 10 [...]... biện pháp giáo dục nhằm duy trì sĩ số học sinh lớp 6A3 năm học 2013 - 2014 1 Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS – Bộ Giáo dục và Đào tạo 2 Lý luận dạy học - Nhà xuất bản Giáo dục 3 Tâm lí lứa tuổi – Nhà xuất bản Giáo dục 4 Chỉ thị 3004/CT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên... Những biện pháp tôi áp dụng trong sáng kiến kinh nghiệm này không hề khó Nó rất đơn giản, chỉ cần có tâm huyết, yêu thương học sinh hết mực, coi học sinh như con, em của mình và đặc biệt là không mất nhiều thời gian Những biện pháp nêu trên đều có thể áp dụng phù 14 Một số biện pháp giáo dục nhằm duy trì sĩ số học sinh lớp 6A3 năm học 2013 - 2014 hợp ở mọi trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai, để nhằm mục... bè Kết quả cụ thể: Giỏi Học lực Khá kiểm Yếu Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) 1 2.56 15 Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số lượng (%) lượng (%) 33 84.62 6 15.38 Tốt Hạnh Trung bình 38.46 Khá 22 56.42 Trung bình 1 2.56 Yếu Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng (%) lượng (%) 0 0 0 0 Phần III: KẾT LUẬN 13 Một số biện pháp giáo dục nhằm duy trì sĩ số học sinh lớp 6A3 năm học 2013 - 2014 Bác Hồ... 15 Một số biện pháp giáo dục nhằm duy trì sĩ số học sinh lớp 6A3 năm học 2013 - 2014 Qua quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, tôi xin đề xuất với Phòng Giáo dục và Đào tạo mở lớp tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm về kĩ năng tổ chức các trò chơi, các hình thức sinh hoạt tập thể Đồng thời, sắp xếp rõ ràng, bố trí hợp lí và chỉ đạo cụ thể về hình thức, thời gian sinh hoạt ngoại khóa trong từng học. .. cho bạn nghỉ học biết Thế là ngay hôm sau, em nghỉ học lại đến trường học tập Tôi tin chắc rằng, không phải vì một vài cái kẹo là có thể kéo học sinh đến lớp Mà chính là cái không khí vui vẻ, sôi động, hòa đồng trong các buổi liên hoan mà nếu ở nhà không dễ gì các em có được đã cuốn hút các em đến với lớp, với trường 12 Một số biện pháp giáo dục nhằm duy trì sĩ số học sinh lớp 6A3 năm học 2013 - 2014... của 04 em trong tháng chỉ là không nghỉ học buổi nào 11 Một số biện pháp giáo dục nhằm duy trì sĩ số học sinh lớp 6A3 năm học 2013 - 2014 Được sự nhất chí của phụ huynh học sinh trong lớp, mỗi tháng tôi còn tổ chức cho các em liên hoan nhẹ 1 đến 2 lần Mỗi lần chỉ hơn 1 kg kẹo bình thường (khoảng 40 – 50 ngàn đồng) Trước hôm liên hoan, tôi dặn học sinh trong lớp xin bố, mẹ cho mang trái cây sẵn có ở.. .Một số biện pháp giáo dục nhằm duy trì sĩ số học sinh lớp 6A3 năm học 2013 - 2014 người nhà đưa đón các em đi học, tránh cho các em có điều kiện tiếp xúc với những đối tượng xấu Tìm cơ hội tiếp xúc riêng với các em để tìm hiểu nguyên nhân gây gỗ đánh nhau, qua đó có biện pháp giải quyết êm đẹp, tránh tình trạng để các em có cảm giác mặc cảm, ấm ức Ngoài ra thỉnh thoảng giáo viên có thể... hiện, nhằm tạo thêm nhiều niềm vui, lôi cuốn học sinh đến trường Trên đây chỉ là một vài biện pháp mà tôi đã làm trong việc giáo dục đối với những học sinh có tư tưởng bỏ học trong công tác chủ nhiệm hàng năm tôi đã đúc kết Rất mong sự quan tâm góp ý từ hội đồng khoa học, các cấp lãnh đạo ngành và các đồng nghiệp Chư Sê, tháng 12 năm 2013 Người viết Vũ Thị Thúy Hằng TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 Một số biện pháp. .. trẻ được học tập, được vui chơi, được phát triển toàn diện Để chính các em, xây dựng cho mình một tương lai tốt đẹp và tươi sáng hơn Từ chính quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, tôi rút ra cho mình một số bài học kinh nghiệm trong công tác giáo dục học sinh có tư tưởng bỏ học như sau: - Giáo viên luôn gần gũi, tiếp xúc với các em ngay từ đầu, nhất là các em học sinh có tư tưởng chán học, hoặc... bộ môn và ban cán sự lớp theo dõi và cùng nhau có biện pháp cụ thể để giúp đỡ các em một cách kịp thời - Giáo viên phải biết sử dụng các biện pháp giáo dục học sinh một cách khéo léo Phải biết nghiêm khắc và nhẹ nhàng, mềm mỏng đúng lúc, đúng đối tượng để tăng thêm hiệu quả trong giáo dục từng đối tượng học sinh - Giáo viên tạo điều kiện cho các em có cơ hội sửa chữa những sai lầm của mình Đó là động . LỚP 6A3 NĂM HỌC 2013- 2014 …………… …………… Người thực hiện: Vũ Thị Thúy Hằng Giáo viên giảng dạy bộ môn Địa – Sử Năm học: 2013 – 2014 Một số biện pháp giáo dục nhằm duy trì sĩ số học sinh lớp 6A3. giáo dục chuyên nghiệp năm học 2013 – 2014. 5. Công văn hướng dẫn số 5466/BGDĐT- GDTrH ngày 07 tháng 8 năm 2013 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục Trung học năm học 2013 – 2014. 6. Chỉ. trường. 12 Một số biện pháp giáo dục nhằm duy trì sĩ số học sinh lớp 6A3 năm học 2013 - 2014 9. Kết quả đạt được. Kết quả học kì I năm học 2013 -2014 ở các em làm tôi thấy thật phấn chấn vì cả lớp chỉ có