giáo án lịch sử lớp 12

85 980 0
giáo án lịch sử lớp 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

 Tóm tắt kiến thức Lịch Sử 12 [Cơ Bản] Phần một LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (1945 – 2000) Bài 1 SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 – 1949) I. Hội nghị Ianta (2/1945) và những thỏa thuận của ba cường quốc 1. Hội nghị Ianta : * Hoàn cảnh triệu tập : - Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, nhiều vấn đề bức thiết đặt ra trước các nước Đồng minh đòi hỏi phải giải quyết, đó là : 1. Việc nhanh chóng đánh bại các nước phát xít. 2. Việc tổ chức lại trật tự thế giới sau chiến tranh. 3. Việc phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận. - Từ ngày 4 – 11/2/1945, một Hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) với sự tham gia dự của những người đứng đầu 3 cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh. * Nội dung : Hội nghị đã đưa ra những quyết định quan trọng : - Xác định mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức – Nhật. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, trong thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại nước Đức phát xít, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á. - Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình an ninh thế giới. - Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á. * Ý nghĩa : Những quyết định của Hội nghị Ianta đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới từng bước được thiết lập sau chiến tranh, thường gọi là “trật tự hai cực Ianta”. II. Sự thành lập Liên hợp quốc * Sự thành lập : - Từ ngày 25/4 đến 26/6/1945, một Hội nghị quốc tế lớn gồm đại biểu 50 nước họp tại San Phranxixcô (Mĩ) đã thông qua Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. * Mục đích : Hiến chương nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới ; đấu tranh để thúc đẩy, phát triển các mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước trên cơ sở tôn trọng quyền bình đẳng và nguyên tắc dân tộc tự quyết. * Nguyên tắc hoạt động : - Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc. - Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước. - Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào. - Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương pháp hòa bình. - Chung sống hòa bình và đảm bảo sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc). * Vai trò của LHQ : - Là một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. - Thúc đẩy việc giải quyết các vụ tranh chấp, xung đột ở nhiều khu vực. - Thúc đẩy các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế. - Giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo … III. Sự hình thành hai hệ thống : Tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa * Việc giải quyết vấn đề nước Đức sau chiến tranh : - Theo thỏa thuận của Hội nghị Pốtxđam (họp tháng 7 – 8/1945), quân đội 4 nước : Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp phân chia khu vực tạm chiếm đóng nước Đức nhằm tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít, làm cho Đức trở thành một nước hòa bình, dân chủ và thống nhất. - Ở Tây Đức : Với âm mưu chia cắt lâu dài nước Đức, Mĩ – Anh – Pháp đã hợp nhất các khu vực chiếm đóng của mình, lập ra nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức (9/1949) theo chế độ TBCN. - Ở Đông Đức : 10/1949, được sự giúp đỡ của Liên Xô, nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức được thành lập theo con đường XHCN. * Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới : - Năm 1945 – 1949, các nước Đông Âu từng bước hoàn thành cuộc cách mạng Dân chủ nhân dân (DCND) và bước vào thời kì xây dựng CNXH. - Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân (DCND) Đông Âu hợp tác ngày càng chặt chẽ về chính trị, kimh tế, quân sự … CNXH đã vượt ra khỏi phạm vi một nước và trở thành hệ thống thế giới. * Mĩ khống chế các nước Tây Âu TBCN : - Sau chiến tranh, MĨ thực hiện “Kế hoạch phục hưng châu Âu” (Mác-san) viện trợ các nước Tây Âu khôi phục kinh tế, làm cho các nước này ngày càng lệ thuộc vào Mĩ. Với các sự kiện trên, ở châu Âu đã hình thành 2 khối nước đối lập nhau, Tây Âu TBCN và Đông Âu XHCN. Bài 2 LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 – 1991). LIÊN BANG NGA (1991 – 2000) I. Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 1. Liên Xô * Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới (1945 – 1950) - Nguyên nhân : Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, mặc dù là nước thắng trận, song Liên Xô lại bị chiến tranh tàn phá năng nề nhất. Do vậy Liên Xô phải thực hiện kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế (1946 – 1950). - Kết quả : Công – nông nghiệp đều được phục hồi, khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng. Năm 1949 Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ. * Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của XHCN (1950 – nửa đầu những năm 70). - Sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế, Liên Xô tiếp tục thực hiện nhiều kế hoạch dài hạn nhằm xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật của CNXH. - Thành tựu đạt được rất to lớn. + Công nghiệp : Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới sau Mĩ, đi đầu thế giới trong nhiều ngành công nghiệp như : công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân. + Nông nghiệp : Trung bình hàng năm tăng 16% dù gặp nhiều khó khăn. + Khoa học kĩ thuật : đạt tiến bộ vượt bậc. Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo. Năm 1961, Liên Xô đã phóng tàu vũ trụ đưa con người bay vòng quanh trái đất, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. + Văn hóa xã hội có nhiều biến đổi, ¾ dân số có trình độ trung học và đại học. Xã hội luôn giữ được ổn định về chính trị. * Ý nghĩa : Những thành tựu đạt được đã củng cố và tăng cường sức mạnh của nhà nước Xô viết, nâng cao uy tín và vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế, làm cho Liên Xô trở thành nước XHCN lớn nhất và là chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới. 2. Các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 * Việc thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân Đông Âu. - Từ 1944 – 1945, chớp thời cơ Hồng quân Liên Xô truy kích phát xít Đức qua lãnh thổ Đông Âu, nhân dân các nước Đông Âu đã nổi dậy giành chính quyền, thiết lập nhà nước dân chủ nhân dân : Ba Lan, Rumani, Hunggari, Tiệp Khắc, Nam Tư, Anbani, Bungari. - Năm 1945 – 1949, các nước Đông Âu lần lượt hoàn thành cách mạng DCND, thiết lập chuyên chính vô sản, thực hiện nhiều cải cách dân chủ và tiến lên xây dựng CNXH. - Ý nghĩa : Sự ra đời các nhà nước DCND Đông Âu đánh dấu CNXH đã vượt ra khỏi phạm vi một nước (Liên Xô) và bước đầu trở thành hệ thống thế giới. * Các nước Đông Âu xây dựng CNXH. - Bối cảnh lịch sử : + Khó khăn rất lớn, hầu hết các nước đều xuất phát từ trình độ phát triển thấp, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động không ngừng chống phá. + Thuận lợi cơ bản : Nhận được sự giúp đỡ của Liên Xô. - Thành tựu : Đạt nhiều thành tựu to lớn về kinh tế và khoa học, kĩ thuật, đưa các nước XHCN Đông Âu trở thành các quốc gia công – nông nghiệp. 3. Quan hệ hợp tác giữa các nước XHCN ở châu Âu * Quan hệ kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật. - 8/1/1949. Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập với sự tham gia của Liên Xô và hầu hết các nước Đông Âu. + Mục tiêu : Tăng cường sự hợp tác về kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật giữa các nước XHCN. + Vai trò : Có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy sự tiến bộ về kinh tế và kĩ thuật của các nước thành viên, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân. + Hạn chế : Chưa coi trọng đầy đủ việc áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến của thế giới. * Quan hệ chính trị, quân sự - 14/5/1955, tổ chức Hiệp ước phòng thủ Vacsava được thành lập. + Mục tiêu : Thiết lập liên minh phòng thủ về quân sự và chính trị giữa các nước XHCN châu Âu. + Vai trò : Gìn giữ hòa bình, an ninh ở châu Âu và thế giới ; tạo nên thế cân bằng về sức mạnh quân sự giữa các nước XHCN và các nước TBCN. * Ý nghĩa : Quan hệ hợp tác toàn diện giữa các nước XHCN đã củng cố và tăng cường sức mạnh của hệ thống XHCN thế giới, ngăn chặn và đẩy lùi được các âm mưu của CNTB. II. Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến năm 1991 1. Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở Liên Xô - Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ thế giới bùng nổ đã đánh mạnh vào nền kinh tế, chính trị của tất cả các nước, song Liên Xô lại chậm sửa đổi để thích ứng với tình hình mới đó. Do đó, đến cuối những năm 70, đất nước Liên Xô lâm vào suy thoái cả về kinh tế và chính trị. - Tháng 3/1985, M. Goócbachốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô đã tiến hành công cuộc cải tổ đất nước. + Nội dung và đường lối cải tổ : Tập trung vào việc “cải cách kinh tế triệt để”, sau lại chuyển trọng tâm sang cải cách hệ thống chính trị và đổi mới tư tưởng. + Kết quả : Do phạm nhiều sai lầm nên tình hình càng trở nên trầm trọng. * Về kinh tế : Chuyển sang kinh tế thị trường quá vội vã, thiếu sự điều tiết của nhà nước nên đã gây ra sự rối loạn, thu nhập quốc dân giảm sút nghiêm trọng. * Về chính trị : Thực hiện chế độ Tổng thống nắm mọi quyền lực và cơ chế đa nguyên chính trị nên đã làm suy yếu vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và nhà nước Xô viết, tình hình chính trị xã hội hỗn loạn. + Hậu quả : Xô viết lâm vào khủng hoảng toàn diện và nghiêm trọng. - Ngày 19/8/1991, một số người lãnh đạo Đảng, Nhà nước Xô viết tiến hành đảo chính, lật đổ Tổng thống Goócbachốp : + Kết quả : Ngày 21/8/1991, cuộc đảo chính thất bại. + Hậu quả : Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, Chính phủ Xô viết bị giải thể, làn sóng chống CNXH lên cao. - Ngày 21/12/1991 : 11 nước cộng hòa tuyên bố thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), nhà nước Liên bang Xô viết tan rã. - Ngày 25/12/1991, Tổng thống Goócbachốp từ chức, lá cờ đỏ búa liềm trên nóc điện Kremli hạ xuống, CNXH Liên Xô sụp đổ sau 74 năm tồn tại. 2. Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu. - Cuối thập niên 70, đầu thập niên 80, nền kinh tế Đông Âu lâm vào tình trạng trì trệ, nhân dân giảm sút lòng tin vào chế độ. - Sự bế tắc trong công cuộc cải tổ ở Liên Xô và hoạt động phá hoại của các thế lực phản động đã làm cho cuộc khủng hoảng CNXH ở Đông Âu ngày càng gay gắt. Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản bị thủ tiêu, các nước phải chấp nhận chế độ đa đảng và tiến hành tổng tuyển cử tự do. - Từ 1989 – 1991 : Các nước Đông Âu lần lượt rời bỏ CNXH. CNXH ở Đông Âu sụp đổ. 3. Nguyên nhân tan rã của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu. - Mô hình CNXH đã xây dựng có nhiều khuyết tật và thiếu sót : đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấplàm cho sản xuất trì trệ, thiếu dân chủ và công bằng xã hội. - Không bắt kịp bước phát triển của khoa học kĩ thuật tiến tiến. - Khi tiến hành cải tổ, đã phạm phải sai lầm trên nhiều mặt, xa dời những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. - Sự chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. III. Liên bang Nga trong thập niên 90 (1991 – 2000) - Sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga là “quốc gia kế tục Liên Xô” Trong thập niên 90 đất nước có nhiều biến đổi. + Kinh tế : Từ 1990 – 1995, kinh tế liên tục suy thoái. Song từ 1996 đã phục hồi và tăng trưởng. + Chính trị : Thể chế tổng thống liên bang. + Đối nội : Phải đối mặt với nhiều thách thức lớn do sự tranh chấp giữa các đảng phái và những vụ xung đột sắc tộc. + Đối ngoại : Thực hiện đường lối thân phương Tây, đồng thời phát triển mối quan hệ với các nước châu Á (Trung Quốc, ASEAN …) - Từ năm 2000, Putin lên làm Tổng thống , nước Nga có nhiều chuyển biến khả quan và triển vọng phát triển. Bài 3 CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á I. Nét chung về khu vực Đông Bắc Á - Đông Bắc Á là khu vực rộng lớn, đông dân nhất thế giới. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Bắc Á (trừ Nhật Bản) đều bị chủ nghĩa thực dân nô dịch. - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình khu vực có nhiều biến chuyển : + Cách mạng Trung Quốc thắng lợi dẫn tới sự ra đời của nước CHND Trung Hoa (10/1949). Cuối thập niên 90, Trung Quốc thu hồi Hồng Kông và Ma Cao. Đài Loan vẫn tồn tại chính quyền riêng. + Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt và hình thành 2 nhà nước riêng biệt : Nhà nước Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc) ở phía Nam (5/1948) và nhà nước CHDCND Triều Tiên ở phía Bắc (9/1948). + Sau chiến tranh, các nước Đông Bắc Á đều bắt tay vào xây dựng và phát triển kinh tế đạt được thành tựu to lớn (Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan “hóa rồng” : Nhật Bản đứng thứ hai thế giới ; Trung Quốc đạt mức tăng trưởng cao nhất thế giới từ cuối thế kỷ XX). II. Trung Quốc 1. Sự thành lập nước CHND Trung Hoa và thành tựu 10 năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 – 1959) * Sự thành lập : + Sau khi chiến tranh chống Nhật kết thúc, đã diễn ra cuộc nội chiến giữa Đảng Quốc dân và Đảng Cộng sản (1946 – 1949). [...]... (1962), Liờn Xụ (1969) - ng h phong tro gii phúng dõn tc ca nhõn dõn cỏch mng , Phi, M Latinh - Quan h hũa du vi M 3 Cụng cuc ci cỏch m ca (t nm 1978) * ng li ci cỏch m ca : - Do ng Tiu Bỡnh khi xng (12/ 1978) v c nõng lờn thnh ng li chung - Ni dung : Ly phỏt trin kinh t lm trung tõm, tin hnh ci cỏch v m ca, chuyn nn kinh t k hoch húa tp trung sang nn kinh t th trng XHCN, nhm hin i húa v xõy dng CNXH... i ngoi : Cú nhiu thay i - Sau tht bi Vit Nam, vn tip tc trin khai chin lc ton cu, tng cng chy ua v trang, i u vi Liờn Xụ - T gia nhng nm 80, xu hng i thoi ngy cng chim u th trong quan h quc t - Thỏng 12/ 1989, M v Liờn Xụ tuyờn b chm dt Chin tranh lnh III Nc M t 1991 2000 * Kinh t : Trong sut thp niờn 90, M cú tri qua nhng t suy thoỏi ngn, nhng kinh t M vn ng hng u th gii * Khoa hc k thut : tip tc... trng chung chõu u (EEC) bao gm 6 nc : Phỏp, Tõyc, B, H Lan, Italia, Lucxmbua - Nm 1973, kt np thờm Anh, Ailen, an Mch - Nm 1981, kt np thờm Hi Lp (10 nc) - Nm 1986, Tõy Ban Nha v B o Nha ga nhp - Ngy 7 /12/ 1991 cỏc nc EEC kớ Hip c Maxtrớch (H Lan), khng nh tin trỡnh hỡnh thnh mt liờn minh chõu u mi vo nm 2000 vi ng tin chung, ngõn hng chung - Ngy 1/1/1993 EEC i thnh liờn minh chõu u (EU), m rng liờn... M kớ Hip c ct gim v khớ chin lc + Thỏng 8/1975, 33 nc chõu u, M, Canada ó kớ Hip c Henxinki Hip c an ninh v hp tỏc chõu u + T u nhng nm 70, hai siờu cng Xụ M ó tin hnh nhng cuc gp g cp cao + Thỏng 12/ 1989, ti cuc gp g cp cao gia Liờn Xụ, M hai bờn ó tuyờn b chm dt Chin tranh lnh - Nguyờn nhõn Chin tranh lnh chm dt : + Chin tranh lnh ó lm suy gim th mnh ca Liờn Xụ M + Tõy u v Nht Bn vn lờn tr thnh .  Tóm tắt kiến thức Lịch Sử 12 [Cơ Bản] Phần một LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (1945 – 2000) Bài 1 SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ MỚI SAU CHIẾN. nhà nước DCND Đông Âu đánh dấu CNXH đã vượt ra khỏi phạm vi một nước (Liên Xô) và bước đầu trở thành hệ thống thế giới. * Các nước Đông Âu xây dựng CNXH. - Bối cảnh lịch sử : + Khó khăn rất lớn,. 15/8/1947 đã chia Ấn Độ thành 2 quốc gia tự trị trên cơ sở tôn giáo : Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo, Pakixtan của người theo Hồi giáo. - Không thỏa mãn với quy chế tự trị, từ 1948 – 1950, Đảng

Ngày đăng: 04/01/2015, 21:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan