Sự đối đầu Đông – Tây và những cuộc chiến tranh cục bộ 1 Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp

Một phần của tài liệu giáo án lịch sử lớp 12 (Trang 31 - 32)

1. Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp

- Từ 1946 nhân dân 3 nước Đông Dương đã phải tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp quay lại xâm lược.

- Chiến tranh Đông Dương ngày càng chịu tác động của 2 phe.

+ Từ 1949 Việt Nam có điều kiện liên lạc, nhận được sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc, Đông Âu.

+ 1950, Mĩ can thiệp ngày càng sâu vào cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương.

+ 1954, Hiệp định Giơnevơ được kí kết. Hiệp định đã kết thúc cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương, đồng thời cũng phản ánh rõ nét cuộc đấu tranh gay gắt giữa 2 phe.

2. Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953)

- Năm 1948, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt làm 2 miền (2 nước) :

+ Từ vĩ tuyến 38 trở ra Bắc là nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Liên Xô bảo trợ). + Từ vĩ tuyến 38 trở về phía Nam là nước Đại Hàn Dân quốc (Hàn Quốc) Mĩ bảo trợ.

- 1950 – 1953 Chiến tranh khốc liệt đã diễn ra giữa 2 miền.

+ Miền Nam có Mĩ giúp sức.

® Chiến tranh Triều Tiên trở thành cuộc đụng đầu trực tiếp giữa 2 phe Xô – Mĩ.

3. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 – 1975)

- Từ 1954 – 1975 Mĩ đã thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới ở Việt Nam. Việt Nam trở thành trọng điểm của chiến lược toàn cầu của Mĩ. Mĩ đã đặt vào đây những tham vọng lớn, huy động mọi lực lượng và phương tiện chiến tranh có được (trừ vũ khí hạt nhân).

- Nhân dân Việt Nam được sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc, các nước XHCN khác đã đánh bại các chiến lược của Mĩ, buộ Mĩ kí Hiệp định Pari 1973 rút quân về nước và 1975 giành thắng lợi hoàn toàn.

® Chiến tranh Đông Dương trở thành chiến tranh cục bộ lớn nhất, kéo dài nhất, phản ánh mâu thuẫn 2 phe.

Một phần của tài liệu giáo án lịch sử lớp 12 (Trang 31 - 32)