Đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu sâu sắc về kinh tế, thương mại, văn hóa, xã hội…của Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc, tuy nhiên chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu tổ chức hoạt động củ
Trang 1LÊ THANH HUYỀN
THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN
HÀ NỘI - 2014
Trang 2LÊ THANH HUYỀN
THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC
Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thư viện
Mã số: 62 32 02 03
LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS TS Trần Thị Minh Nguyệt
HÀ NỘI - 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tác giả Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận án này là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN 1
MỤC LỤC 2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU 4
MỞ ĐẦU 6
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯ VIỆN VÀ BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC 16
1.1 Những vấn đề chung về thư viện 16
1.1.1 Định nghĩa thư viện 16
1.1.2 Cấu trúc thư viện 20
1.1.3 Vai trò của thư viện 21
1.1.4 Tổ chức và hoạt động thư viện 22
1.1.5 Tiêu chí đánh giá thư viện 29
1.2 Thư viện Việt Nam trong bối cảnh lịch sử Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc 36
1.2.1 Bối cảnh lịch sử Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc 36
1.2.2 Khái quát sự hình thành và phát triển của thư viện Việt Nam thời Pháp thuộc 45
1.3 Tiểu kết 47
Chương 2 THỰC TRẠNG THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI KỲ PHÁP THUỘC 49
2.1 Thư viện Việt Nam giai đoạn 1858 - 1917 49
2.1.1 Tổ chức thư viện 49
2.1.2 Hoạt động thư viện 53
2.2 Thư viện Việt Nam giai đoạn 1917 - 1945 59
2.2.1 Tổ chức thư viện 60
2.2.2 Hoạt động thư viện 75
2.3 Đánh giá thực trạng thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc 116
2.3.1 Tổ chức thư viện 116
2.3.2 Hoạt động thư viện 117
2.4 Tiểu kết 120
Chương 3 ẢNH HƯỞNG CỦA THƯ VIỆN VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC 122
TRONG SỰ NGHIỆP THƯ VIỆN VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM 122
3.1 Ảnh hưởng của thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc tới sự nghiệp
thư viện Việt Nam 122
3.1.1 Chuyển đổi mô hình thư viện phong kiến sang mô hình thư viện hiện đại 122
3.1.2 Đặt nền móng lý luận và thực tiễn cho thư viện Việt Nam hiện đại 133
3.2 Ảnh hưởng của thư viện Việt Nam thời Pháp thuộc tới văn hóa
Việt Nam 137
3.2.1 Môi trường thuận lợi cho giao lưu, tiếp biến văn hóa Đông - Tây 137
3.2.2 Bảo tồn di sản văn hóa thành văn của dân tộc 143
3.2.3 Công cụ phục vụ mục tiêu khai thác thuộc địa và nô dịch 144
3.3 Tiểu kết 146
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153
Trang 5DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
AGGI : Amiraux Gouvernement Général de l’Indochine
(Thống đốc toàn quyền Đông Dương)
EFEO : École Française d’Extrême-Orient (Trường Viễn
Đông bác cổ)
GGI : Gouvernement Général de l’Indochine (Toàn quyền
Đông Dương)
Impr : Imprimerie (Nhà in)
IDEO : Imprimerie d’Extrême-Orient (Nhà in Viễn Đông) Nxb : Nhà xuất bản
RST : Résidence Supérieure au Tonkin (Thống sứ Bắc Kỳ) RST – NF : Résidence Supérieure au Tonkin - Nouveau fonds
(Thống sứ Bắc Kỳ - Phông mới)
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 2-1: Ngân sách Đông Dương dành cho lưu trữ và thư viện (1929-1945) 66
Bảng 2-2: Ngân sách Đông Dương dành cho 3 lĩnh vực: Phúc lợi xã hội, kinh tế
và khai thác công nghiệp (1929-1945) 66
Bảng 2-3: Bảng qui định cấp bậc và lương của các vị trí việc làm của viên chức người Âu trong Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương 71
Bảng 2-4: Bảng qui định cấp bậc và lương của các vị trí việc làm của viên chức bản xứ trong Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương 71
Bảng 2-5: Thống kê so sánh tỉ lệ các lĩnh vực trong vốn tài liệu 77
Bảng 2-6: Số lượng sách lưu chiểu trên toàn Đông Dương từ 1928 đến 1935 từ 1928 đến 1935 79
Bảng 2-7: In ấn phẩm định kỳ của Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Đương 80
Bảng 2-8: Số lượng ấn phẩm định kỳ bằng các ngôn ngữ nộp lưu chiểu năm
1943-1944 80
Bảng 2-9: Vốn tài liệu bổ sung của Thư viện Trung ương Đông Dương 81
Bảng 2-10: Số lượng sách mua, biếu tặng của Thư viện Trung Kỳ và Nam Kỳ 82
Bảng 2-11: Kinh phí mua sách và đóng sách của Thư viện Trung ương
Đông Dương 1918-1937 83
Bảng 2-12: Vốn tài liệu của Thư viện Trung ương Đông Dương và Thư viện Sài Gòn 85
Bảng 2-13: Lượt người đọc tại Hà Nội, Sài Gòn, Phnompenh 104
Bảng 2-14: Lượt bạn đọc tại Phòng đọc và Phòng mượn tại Thư viện 107
Bảng 2-15: Sử dụng vốn tài liệu của Thư viện Trung ương Đông Dương 108
Bảng 2-16: Số lượt người đọc ở phòng đọc thiếu nhi của thư viện Sài Gòn 110
Bảng 2-17: Sử dụng vốn tài liệu của thư viện lưu động Nam Kỳ 112
Bảng 2-18: Hiệu suất hoạt động của thư viện lưu động Nam Kỳ 113
Trang 7DANH MỤC BIỂU
Hình 2-1: Ngân sách Đông Dương dành cho cho 3 lĩnh vực: Phúc lợi xã hội, kinh tế và khai thác công nghiệp (1929-1945) 67 Hình 2-2: So sánh tỉ lệ các lĩnh vực trong vốn tài liệu của Thư viện Trung ương Đông Dương 76 Hình 2-3: Kinh phí mua sách và đóng sách của Thư viện Trung ương Đông Dương 84 Hình 2-4: Biểu đồ so sánh lượt người đọc tại Hà Nội, Sài Gòn, Phnompenh 105 Hình 2-5: Số lượt bạn đọc tại Phòng đọc và Phòng mượn 106 Hình 2-6: Sử dụng vốn tài liệu của Thư viện Trung ương Đông Dương 109
Trang 80 MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thư viện ra đời do nhu cầu của xã hội và phát triển dưới những điều kiện lịch
sử nhất định Do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, thư viện xuất hiện ở Việt Nam từ thời Lý (thế kỷ 11) và thăng trầm cùng những biến động của lịch sử dân tộc Dù trong hoàn cảnh nào, con người Việt Nam vẫn luôn thể hiện niềm tự tôn dân tộc, tiếp thu có sáng tạo tinh hoa văn hoá của các dân tộc khác Sự phát triển của thư viện Việt Nam là một minh chứng cho khát vọng vươn đến những tầm cao tri thức nhân loại của người Việt Nam
Thời kỳ Pháp thuộc là một giai đoạn lịch sử phức tạp của Việt Nam Pháp là một đế quốc phát triển có nhiều thuộc địa, có nền công nghiệp hiện đại và phát triển
ở phương Tây Với nền đế chế thứ hai (một hình thái chuyên chế của giai cấp tư sản Pháp), đế quốc Pháp bên trong ra sức đàn áp và bóc lột nhân dân, bên ngoài ráo riết đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa Việt Nam, với vị trí địa lý thuận lợi, đất đai màu mỡ, nhân công rẻ mạt, là mục tiêu của thực dân Pháp trong việc mở rộng thuộc địa làm giàu cho chính quốc Thực hiện chính sách chia để trị, thực dân Pháp đã phân Việt Nam thành ba kỳ với các chế độ cai trị khác nhau dẫn đến sự khác biệt về xã hội, kinh
tế và văn hóa giữa các vùng miền Sự đô hộ của thực dân Pháp đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế, xã hội và văn hóa Việt Nam
Bối cảnh lịch sử phức tạp thời kỳ Pháp thuộc đã tác động mạnh đến sự phát triển của thư viện Việt Nam Thư viện là cơ quan văn hóa nhằm mục đích phục vụ bộ máy cai trị, gây ảnh hưởng văn hóa Pháp trên toàn lãnh thổ Đông Dương
Đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu sâu sắc về kinh tế, thương mại, văn hóa, xã hội…của Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc, tuy nhiên chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu tổ chức hoạt động của thư viện Việt Nam thời kỳ này, trên cơ sở xem xét các phương diện lịch sử và văn hóa
Với mong muốn đóng góp vào việc nghiên cứu tổ chức và hoạt động của thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc; đánh giá những đóng góp về lý luận và thực tiễn
Trang 9của thư viện Việt Nam thời kỳ này đối với sự phát triển của sự nghiệp thư viện và tiến trình văn hóa Việt Nam; rút ra những bài học về tổ chức và hoạt động của thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc cho sự nghiệp thư viện ngày nay, tôi lựa chọn đề
tài “Thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc” làm đề tài luận án tiến sĩ
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích
Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc, đánh giá vai trò của thư viện Việt Nam thời kỳ này trong lịch sử sự nghiệp thư Việt Nam nói riêng và tiến trình phát triển văn hoá dân tộc nói chung
- Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Xác định những nhân tố lịch sử, kinh tế, xã hội văn hóa, giáo dục tác động lên sự hình thành và phát triển của các thư viện thời kỳ Pháp thuộc
+ Nghiên cứu tổ chức và hoạt động của mạng lưới thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc;
+ Phân tích, đánh giá thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc trong lịch sử sự nghiệp thư viện Việt Nam;
+ Đánh giá vai trò của thư viện thời kỳ Pháp thuộc trong tiến trình phát triển văn hoá Việt Nam
3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Luận án chọn đối tượng nghiên cứu là tổ chức và hoạt động của mạng lưới thư viện Việt Nam do chính quyền thuộc địa Pháp thành lập và vận hành trong thời kỳ từ năm 1858 đến 1945
4 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết một cách toàn diện vấn đề nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác văn hóa và thư viện trong quá trình nghiên cứu
Trang 10Bên cạnh phương pháp chung, luận án sử dụng các phương pháp cụ thể như: lịch sử, lôgic, thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh và hệ thống hóa
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về mặt lý luận: với mong muốn góp phần lấp đầy khoảng trống về nghiên cứu lịch sử ngành thư viện thời kỳ này, luận án hệ thống hóa và hoàn thiện cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động thư viện; góp phần làm sáng tỏ ảnh hưởng của những nhân tố lịch sử, văn hóa, xã hội tới sự vận động, phát triển của thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc
- Về mặt thực tiễn: luận án làm sáng tỏ tổ chức và hoạt động của các thư viện trong thời kỳ Pháp thuộc; làm tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu, học tập về lĩnh vực thư viện nói riêng và những người nghiên cứu về văn hóa, giáo dục Việt Nam nói chung
6 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Để giải quyết các mục tiêu của luận án, tác giả sử dụng các nguồn tài liệu:
Các tài liệu, công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa, kinh tế Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc; các tài liệu liên quan đến tổ chức và hoạt động của mạng lưới thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc
Khảo sát các thư viện, trung tâm lưu trữ được xây dựng trong giai đọan này về tổ chức, cơ cấu vốn tài liệu, sản phẩm và dịch vụ thông tin, công tác phục vụ bạn đọc…thông qua các tài liệu lưu giữ tại các thư viện và trung tâm lưu trữ trong và ngoài nước
Tài liệu sử dụng trong luận án chủ yếu được thu thập được từ những cuộc khảo sát thực địa tại:
- Việt Nam:
Trung tâm lưu trữ quốc gia I (thuộc Cục lưu trữ Nhà nước);
Thư viện Quốc gia Việt Nam;
Trang 11 Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội;
Trường Viễn Đông bác cổ
- Cộng hòa Pháp:
Trung tâm lưu trữ hải ngoại tại Aix en Provence;
Trường Viễn Đông bác cổ và Thư viện Quốc gia ở Paris;
Phòng thương mại và công nghiệp Lyon;
Phòng thương mại và công nghiệp Marseille
6.1 Tài liệu liên quan đến bối cảnh lịch sử thời kỳ Pháp thuộc
Nghiên cứu bối cảnh lịch sử Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc, có khá nhiều công
trình, trong đó có 4 công trình nghiên cứu tiêu biểu như Đại cương lịch sử Việt Nam tập II của Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Đình Lễ [15], Tiến trình lịch
sử Việt Nam của Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên) [20], Việt Nam dưới thời Pháp đô
hộ của Nguyễn Thế Anh [1], Chính quyền thuộc địa ở Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945 của Dương Kinh Quốc [22]
Nhìn chung các nhà sử học đều có quan điểm thống nhất trong nhận định về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và giáo dục của nước ta thời kỳ này Các tác giả đều nhất trí cho rằng những nguyên nhân bùng nổ cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp năm 1858 là triều đại phong kiến nhà Nguyễn đang đi vào giai đoạn khủng hoảng và suy vong trầm trọng; cùng với sự du nhập thiên chúa giáo, thương mại, tư tưởng và văn hóa phương Tây
Thực dân Pháp đã chia Việt Nam thành ba kỳ nhằm thực hiện chính sách "chia
để trị" Chúng đã thiết lập ở mỗi kỳ một chế độ chính trị và thể chế khác nhau nhưng
quyền lực hoàn toàn nằm trong tay người Pháp Sự khác biệt về chính trị giữa các kỳ dẫn đến sự phức tạp trong xã hội nước ta Đây chính là chiến lược trong chính sách cai trị của thực dân Pháp mà mục đích cuối cùng là xâm lược toàn bộ xứ Đông Dương
Các nhà sử học đều thống nhất nhận định: nền kinh tế nước ta thời kỳ Pháp thuộc là nền kinh tế với mục đích phục vụ kinh tế của chính quốc Bởi vậy, kinh tế
Trang 12Việt Nam thời kỳ này què quặt, mất cân đối và phụ thuộc chịu ảnh hưởng kinh tế, chính trị của Pháp Các cuộc khai thác thuộc địa mà Pháp tiến hành ở những giai đoạn
và lĩnh vực khác nhau đều phục vụ việc khôi phục và phát triển nền kinh tế của chính quốc Việt Nam trở thành thuộc địa cung ứng cho chính quốc nguyên liệu và những sản vật nhiệt đới
Theo Nguyễn Thế Anh [1], Nguyễn Khánh Toàn, Nguyễn Công Bình, Văn Tạo [29], xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc vô cùng phức tạp Chính sách kinh tế và thể chế chính trị mà thực dân Pháp áp dụng ở Việt Nam dẫn đến những biến đổi xã hội sâu sắc Địa vị xã hội của người Việt Nam bị hạn chế Địa vị hành chính không công bằng giữa người Việt và người Pháp Mọi quyền tự do nhân dân ta đều bị phế bỏ
Sự phân hóa giai cấp diễn ra rõ nét Giai cấp địa chủ ngày càng giàu có, câu kết chặt chẽ với thực dân Giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hóa Giai cấp công nhân ra đời và phát triển mạnh mẽ Những giai cấp mới ra đời từ một nền kinh
tế mang yếu tố tư bản như tầng lớp tiểu tư sản tăng nhanh ở các đô thị
Các tác giả Nguyễn Thế Anh [1], Tạ Thị Thúy, Ngô Văn Hòa, Vũ Huy Phúc
[25], Trần Viết Nghĩa [16], Phan Ngọc [18], Đỗ Quang Hưng, Nguyễn Thành, Dương
Trung Quốc [8], Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Đình Lễ [15] đều thống nhất xu hướng Âu hóa ở Việt Nam đã bắt đầu từ những năm giữa thế kỷ 17 Một loạt các ảnh hưởng của văn hóa và tôn giáo của phương Tây đã tác động mạnh
mẽ lên văn hóa Việt Nam nói chung và hoạt động của thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp
thuộc nói riêng như sự du nhập của Thiên chúa giáo, sự ra đời của chữ Quốc ngữ;
chính sách văn hóa của thực dân Pháp, sự du nhập của văn hóa Pháp, sự ra đời của
báo chí, sự đổi mới của giáo dục và sự hình thành tầng lớp trí thức Tây học
Mặc dù bị áp đặt những chính sách văn hóa đồng hóa và ru ngủ nhằm mục đích cai trị về văn hóa, nhưng với tư tưởng tiến bộ và truyền thống văn hóa lâu đời, nhân dân ta đã tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn minh phương Tây Sự du nhập báo chí, ấn phẩm nước ngoài, đặc biệt là tiểu thuyết, truyện ngắn cổ điển (một hình thức văn học mới), làm thay đổi tư duy, lối sống và đời sống văn hóa của người
Trang 13Việt Nam Đây cũng là cơ sở làm giàu cho vốn tài liệu của các thư viện được thành lập trong thời kỳ này
Giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc có nhiều đổi thay lớn góp phần làm biến đổi xã hội, văn hóa trong đó có thư viện Nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục
của Việt Nam thời kỳ này, trong đó tiêu biểu là: Giáo dục Pháp Việt ở Bắc Kỳ của Trần Thị Phương Hoa [8], Lịch sử Việt Nam, tập III 1919-1930 của Tạ Thị Thúy, Ngô Văn Hòa, Vũ Huy Phúc [28], Giáo dục Việt Nam thời Cận đại của Phan Trọng Báu [4], Trí thức Việt Nam đối diện với văn minh phương Tây của Trần Viết Nghĩa [19]
Các tác giả đều thống nhất nhận định: giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc chịu cả ảnh hưởng tiêu cực và tích cực từ những cải cách giáo dục của thực dân Pháp
Chính sách giáo dục thuộc địa, áp đặt một nền giáo dục phương Tây đã tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực Chương trình giáo dục mang tính chất nhồi sọ, nô dịch và ngu dân nhằm phục vụ mục đích cai trị Cải cách giáo dục chủ yếu tập trung vào bậc tiểu học với mục đích xóa nạn mù chữ, biết đọc, biết viết Không phát triển rộng rãi giáo dục ở bậc cao
Tuy nhiên những cải cách giáo dục thời kỳ này cũng tạo những hiệu ứng tích cực Dù không được ưu tiên phát triển, nhưng những chương trình giáo dục bậc cao
đã chuyển từ phương pháp dạy và học thụ động sang phương pháp chủ động Cách học này đã làm thay đổi tư duy và lối sống của học sinh, sinh viên Việt Nam
Nhìn chung, có thể thấy bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực, giáo dục Việt Nam thời kỳ này cũng có những ảnh hưởng tích cực, chuyển biến căn bản về phương pháp giáo dục trên cơ sở tiếp thu nền giáo dục hiện đại phương Tây; tạo ra một lớp trí thức mới tiến bộ; thúc đẩy quá trình tiếp biến và giao lưu văn hóa Đông - Tây
6.2 Tài liệu về thư viện thời kỳ Pháp thuộc
Ở thời kỳ giao lưu hai nền văn hóa Đông - Tây, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam có những biến động lớn, thư viện Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng và
có những thay đổi căn bản Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của mạng lưới
Trang 14thư viện thời kỳ này có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả người Việt và người Pháp
Một số công trình nghiên cứu bằng tiếng Việt như "Lịch sử sự nghiệp thư viện
Việt Nam trong tiến trình văn hóa dân tộc" của Dương Bích Hồng; luận án tiến sĩ của
Bùi Loan Thùy "Sự nghiệp thư viện và thư viện học Việt Nam lịch sử, hiện trạng và
triển vọng"; "Thư viện Quốc gia Việt Nam – 85 năm xây dựng và trưởng thành" do
Nguyễn Hữu Viêm, Lê Văn Viết chủ biên, và một số bài báo nghiên cứu về thư viện
thời Pháp thuộc như "Lịch sử thư viện và thư tịch Việt Nam" của Nguyễn Hùng Cường [5], "Tìm hiểu lịch sử thư viện Việt Nam thời thuộc Pháp của Nguyễn Ngọc Mô" [16], "Vài con số về các thư viện ở Đông Dương" của Phạm Mạnh Phan [23]
Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu của các tác giả người Pháp như:
Những lưu trữ và thư viện ở Đông Dương (Les archives et les bibliothèque de
l’Indochine) của Paul Boudet đăng trong Tạp chí Đông Dương (Revue Indochinoise)
năm 1919 [45], Đông Dương trong quá khứ (L'Indochine dans le passé) do Hội người
bạn của Hà Nội cổ kết hợp với Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương xuất bản [48],
Các thư viện Đông Dương thuộc Pháp (Les bibliothèques de l’Indochine française) của Rageau đăng trong Lịch sử các thư viện Pháp (Histoire des bibliothèques
françaises) [52] Các công trình này chủ yếu giới thiệu tình hình hoạt động của thư
viện Việt Nam trước năm 1917; kế hoạch thành lập Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương, mạng lưới thư viện ở Đông Dương; mô tả một số hoạt động cụ thể của Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương như tổ chức triển lãm tư liệu về lịch sử, văn hóa Đông Dương và châu Á
Ngoài ra, một số công trình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án
như "Thư viện Khoa học xã hội" của Hồ Sĩ Quí và Vương Toàn [24]; "Tìm hiểu lịch
sử ngành thư viện - lưu trữ hồ sơ Việt Nam của Nguyễn Ngọc Mô [16] Những công
trình này giới thiệu lịch sử hình thành ngành thư viện và lưu trữ Việt Nam, những yếu tố ảnh hưởng đến sự ra đời của thư viện và lưu trữ thời Pháp thuộc; Thư viện Trường Viễn Đông bác cổ (nay là Thư viện Viện Khoa học xã hội); những thay đổi trong hoạt động của thư viện Việt Nam
Trang 15Luận án tiến sĩ của Đào Thị Diến "Lưu trữ thuộc địa ở Việt Nam (1858-1954)
" [46]; "Lịch sử Lưu trữ Việt Nam" của các tác giả Nguyễn Văn Thâm, Vương Đình
Quyền, Đào Thị Diến, Nghiêm Kỳ Hồng [26]; các bài báo của Vũ Thị Minh Hương
"Paul Boudet người sáng lập và những đóng góp cho lưu trữ Đông Dương" trên Tạp
chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam [12], "Paul Boudet người sáng lập cơ quan lưu trữ và
thư viện Đông Dương" trên Tạp chí Xưa và Nay [13] Các công trình này tập trung
giới thiệu sự ra đời của lưu trữ và thư viện ở Đông Dương; trình bày tổng quát về hệ thống tổ chức lưu trữ của triều đình nhà Nguyễn, về quá trình hình thành và phương pháp sắp xếp tài liệu lưu trữ cũng như các biện pháp bảo quản tài liệu, hệ thống kho tàng của triều đình; quá trình hình thành và phát triển của hoạt động lưu trữ Việt Nam thời kỳ thuộc địa; những nỗ lực của người Pháp trong việc áp dụng mô hình tổ chức
và phương pháp sắp xếp tài liệu của Pháp vào cơ quan lưu trữ của triều đình; khẳng định hệ thống lưu trữ Việt Nam tồn tại song song với hệ thống lưu trữ của chính quyền thuộc địa; giới thiệu lịch sử lưu trữ của chính quyền thuộc địa từ năm 1917 đến năm 1945
Trong các công trình nêu trên, các tác giả đều đánh giá thư viện Việt Nam Thời kỳ Pháp thuộc có những bước phát triển mới về tổ chức và hoạt động so với thư viện Việt Nam thời kỳ phong kiến Tuy nhiên, có thể do thiếu nguồn sử liệu, những đánh giá của các tác giả về hoạt động thư viện thời kỳ này chưa đầy đủ, mô tả các khâu xử lý nghiệp vụ cũng như hoạt động thư mục còn rất khái quát, công tác đào tạo
và chính sách sử dụng nguồn nhân lực thư viện người Việt Nam cũng dừng lại ở mức
độ giới thiệu sơ lược
Thư viện và lưu trữ do một cơ quan quản lý là Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương Chính vì vậy, khối tài liệu hình thành trong quá trình hoạt động của Nha Lưu trữ và Thư viện Đông Dương là nguồn thông tin quan trọng phục vụ cho nghiên cứu
về thư viện thời kỳ Pháp thuộc Các tài liệu hiện đang được bảo quản ở các Trung tâm Lưu trữ quốc gia tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) và Aix-en-Provence (Pháp) Đây là những tài liệu có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu
về tổ chức và hoạt động của thư viện Việt Nam thời kỳ này
Trang 16Bên cạnh đó, việc nghiên cứu những tài liệu về thư viện của Pháp thời kỳ này giúp phân tích, đánh giá hoạt động của thư viện Pháp đương thời, mức độ ảnh hưởng của thư viện Pháp tới sự nghiệp thư viện Việt Nam thời Pháp thuộc Liên quan đến vấn đề này có 3 công trình bằng tiếng Pháp của các nhà thư viện học Pháp xuất bản
những năm giữa thế kỷ 19: “Sự hình thành và phát triển của thư viện công cộng
Pháp” của Lelièvre (Chánh Thanh tra thư viện Pháp) [51], Tổng tập các văn bản luật (sắc lệnh, dụ, nghị định, thông tư,…) về các thư viện công cộng (huyện, đại học, trường học và đại chúng xuất bản năm 1883 của Robert [53]
Qua nghiên cứu trên có thể thấy Pháp là một trong những nước có hệ thống thư viện hình thành và phát triển sớm ở châu Âu Các thư viện của Pháp thời cận đại chủ yếu được hình thành từ các bộ sưu tập của tư nhân, các tu viện, các học giả, các nhà quí tộc và vua chúa Mạng lưới thư viện của Pháp hoạt động thống nhất theo nguyên tắc chung về hoạt động tổ chức cũng như qui định về nghiệp vụ trên tinh thần phục vụ rộng rãi công chúng tự học và nghiên cứu, đặc biệt là các nhà khoa học, tầng lớp trí thức Thời kỳ này, Pháp đã quan tâm đến phục vụ nhân dân ở vùng sâu vùng
xa hẻo lánh bằng hình thức thư viện lưu động
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về bối cảnh lịch sử, sự ra đời và phát triển của thư viện Việt Nam thời Pháp thuộc đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, luận giải
rõ ràng, thuyết phục và tương đối thống nhất, làm cơ sở cho việc nhận định đánh giá hoạt động thư viện thời kỳ này
Tuy nhiên, có thể do thiếu tư liệu nên các công trình nghiên cứu về thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc chưa phân tích, đánh giá được những điểm mạnh, yếu của hoạt động của thư viện thời kỳ này Đặc biệt, chưa có công trình nghiên cứu nào làm rõ ảnh hưởng của thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc tới tiến trình phát triển thư viện trong lịch sử nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung, cũng như những bài học rút ra từ tổ chức và hoạt động của thư viện thời kỳ này đối với sự phát triển sự nghiệp thư viện Việt Nam ngày nay
Trang 177 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1 Những vấn đề chung về thư viện và bối cảnh lịch sử Việt Nam thời
kỳ Pháp thuộc
Chương 2 Thực trạng thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc
Chương 3 Ảnh hưởng của thư viện thời Pháp thuộc trong sự nghiệp thư viện
và văn hóa Việt Nam
Trang 181 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯ VIỆN VÀ
BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA THƯ VIỆN VIỆT NAM
THỜI KỲ PHÁP THUỘC 1.1 Những vấn đề chung về thư viện
1.1.1 Định nghĩa thư viện
Thư viện là một hiện tượng xã hội xuất hiện và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần quan trọng của con người trong xã hội: nhu cầu đọc
Cho đến nay, có nhiều cách định nghĩa khác nhau về thư viện Một số định nghĩa thiên về mô tả thuộc tính bản chất của thư viện: Thư viện là một tổng thể bao gồm bộ sưu tập tài liệu đáp ứng nhu cầu đọc của xã hội với những điều kiện về tổ
chức và nhân sự Từ điển giải nghĩa thư viện học và tin học ALA định nghĩa thư viện là
“Một sưu tập những tài liệu đã được tổ chức để đáp ứng nhu cầu một nhóm người mà thư viện có bổn phận phục vụ, để cho họ có thể sử dụng cơ sở của thư viện, truy dụng thư tịch, cũng như trau dồi kiến thức của họ Thư viện có một ban nhân viên được huấn luyện chuyên môn để cung ứng dịch vụ, chương trình liên quan đến sự truy tìm thông tin của độc giả” [2, tr.118]
Một số định nghĩa khác tập trung vào thuộc tính thu thập tàng trữ tài liệu để phục vụ nhu cầu của bạn đọc: thư viện là “cơ quan (hoặc một bộ phận của cơ quan) thực hiện chức năng thu thập, xử lý, bảo quản tài liệu và phục vụ bạn đọc, đồng thời tiến hành tuyên truyềngiới thiệu các tài liệu đó”[30]
Tổ chức Giáo dục khoa học văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã định nghĩa
“Thư viện, không phụ thuộc vào tên gọi của nó, là bất cứ bộ sưu tập có tổ chức nào của sách, ấn phẩm định kỳ, hoặc các tài liệu khác, kể cả đồ họa, nghe nhìn và nhân viên phục vụ có trách nhiệm tổ chức cho bạn đọc sử dụng các tài liệu đó nhằm mục đích thông tin, nghiên cứu khoa học, giáo dục và giải trí”
Trang 19Điều 1, chương 1 của Pháp lệnh Thư viện (2000) nhấn mạnh “Thư viện có chức năng, nhiệm vụ giữ gìn di sản thư tịch của dân tộc; thu thập, tàng trữ, tổ chức việc khai thác và sử dụng chung vốn tài liệu trong xã hội nhằm truyền bá tri thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, công tác và giải trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa, phục
vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [34, tr.7]
Như vậy có thể thấy, dù được diễn đạt theo những cách khác nhau, về thực chất thư viện được coi là nơi tàng trữ và sử dụng tài liệu đáp ứng nhu cầu đọc của cộng đồng
Có thể phân chia thư viện thành các loại hình khác nhau dựa trên dấu hiệu tính chất của thư viện: bạn đọc và vốn tài liệu, những yếu tố bản chất của hoạt động thư viện Hiện nay ở Việt Nam, thư viện được phân chia thành hai loại hình: thư viện công cộng và thư viện chuyên ngành (Pháp lệnh Thư viện)
Thư viện công cộng, theo từ điển ALA, là “Một thư viện cung cấp các dịch vụ
tổng quát quát mà không đòi hỏi một sở phí nào của độc giả, của quận hạt hay vùng
mà thư viện phục vụ Thư viện được ngân sách công hay tư tài trợ, và sưu tập căn bản của thư viện cũng như dịch vụ thư viện được cung ứng cho tất cả dân sống trong vùng
mà độc giả không phải trả lệ phí, tuy nhiên nếu độc giả thuộc dân cư của một vùng khác sẽ phải nộp một lệ phí nào đó Các sản phẩm và dịch vụ thư viện cung ứng ngoài quản hạt của thư viện có thể hoặc không có thể được thư viện cung cấp miễn phí” [2, tr.167]
Thư viện thư viện phổ thông (thư viện đại chúng) là “Một sưu tập thư viện có
những tài liệu hấp dẫn và được công chúng ưa thích” [2]
Thư viên trung ương là “Một thư viện đơn độc hay thư viện đóng vai trò trung
tâm hành chính cho một hệ thống thư viện” [2]
Thư viện chuyên ngành là thư viện có bộ sưu tập sâu rộng về một bộ môn (thư
viện kỹ thuật), hay nhiều sưu tập sâu rộng về nhiều bộ môn (thư viện đại học, thư viện tư nhân lớn) [2, tr.177]
Trang 20Thư viện đại học là “ Một thư viện, được thành lập như một bộ phận của trường
cao đẳng, một viện đại học, hay một học viện hậu-trung-học khác, được tổ chức và điều hành để thỏa mãn các nhu cầu về thông tin của sinh viên, giáo chức và nhân viên của trường” [2, tr.1]
Trong mỗi vùng, mỗi quốc gia có nhiều thư viện phục vụ cho các nhóm đối tượng bạn đọc khác nhau Các thư viện trong một vùng, một lãnh thổ quốc gia thường được tổ chức lại, liên kết với nhau tạo thành một mạng lưới, theo một cách thức nhất định, tùy thuộc điều kiện xã hội, chính trị nhằm phục vụ cộng đồng Tổ chức và hoạt động của các thư viện trong một vùng, một lãnh thổ quốc gia trong một giai đoạn nhất
định được gọi là sự nghiệp thư viện của vùng, quốc gia đó
Mạng lưới thư viện là sự liên kết các cơ quan thư viện – thông tin độc lập với
nhau thành một mạng lưới ở những mức độ khác nhau (tập trung hóa toàn bộ, tập trung hóa từng phần) Mô hình tổ chức mạng lưới thư viện – thông tin được dựa trên
các nguyên tắc : nguyên tắc lãnh thổ và nguyên tắc ngành dọc [2]
Từ những nguyên tắc này dẫn tới việc hình thành hệ thống thư viện – thông
tin khác nhau ở trung tâm như mạng lưới thư viện công cộng Nhà nước, mạng lưới
thư viện trường phổ thông [2]
Theo ALA từ điển, hệ thống thư viện và mạng lưới thư viện (library system)
được hiểu như nhau là “Một nhóm thư viện độc lập hay tự trị, kết hợp với nhau bằng những thỏa thuận chính thức hay không chính thức để đạt được mục đích đặc biệt, chẳng hạn như hệ thống kết hợp theo lối hợp tác xã, hay hệ thống kết hợp theo lối liên hợp” Từ điển này cũng định nghĩa hệ thống và mạng lưới thư viện theo một cách khác: “Một nhóm thư viện được quản trị chung, chẳng hạn như hệ thống thư viện hợp nhất hay một thư viện trung ương và những chi nhánh của nó” [2]
Trên cơ sở những định nghĩa trên, chúng tôi tiếp thu, kế thừa và nghiên cứu
theo quan niệm sau: mạng lưới thư viện là sự liên kết các thư viện theo nguyên tắc và mức độ nhất định Những hệ thống thư viện được tạo thành trên nguyên tắc hình thành
Trang 21của mạng lưới thư viện Hệ thống thư viện bao gồm các thư viện có hình thức tổ chức
và hoạt động tương đồng, cùng phục vụ một hay nhiều đối tượng giống nhau
Cấu trúc mạng lưới thư viện
Từ những định nghĩa về mạng lưới và hệ thống thư viện, có thể hiểu cấu trúc mạng lưới thư viện được hình thành trên cơ sở các mức độ và nguyên tắc tổ chức mạng lưới thư viện Mô hình tổ chức mạng lưới thư viện theo nguyên tắc lãnh thổ liên kết các thư viện trên cùng địa bàn: thành phố, tỉnh, vùng; mô hình
tổ chức mạng lưới thư viện theo nguyên tắc ngành dọc liên kết các thư viện trong cùng bộ, ngành
Bên cạnh những định nghĩa có tính khái quát, hoạt động thư viện được cụ thể bằng các định nghĩa về qui trình kỹ thuật thư viện, chu trình thư viện, quá trình thư
viện, thao tác kỹ thuật nghiệp vụ thư viện Đây là những lý luận cơ bản về tổ chức
lao động trong thư viện
Qui trình kỹ thuật thư viện – thông tin là toàn bộ công việc thuộc kỹ thuật
nghiệp vụ trong thư viện – thông tin, chiếm đại đa số thời gian, công sức của cán
bộ thư viện Quy trình này gồm ba chu trình chính của cơ quan thư viện – thông tin: chu trình đường đi của sách, chu trình thực hiện yêu cầu bạn đọc, chu trình tra cứu
[2, tr.43]
Chu trình thư viện là một chu trình bao gồm nhiều quá trình có mối liên hệ
chặt chẽ với nhau, có cùng chung mục đích, một nhiệm vụ, được tiến hành lặp đi lặp lại nhiều lần với mỗi đối tượng mới Ví dụ: chu trình đường đi chủa sách, chu trình
thực hiện yêu cầu của bạn đọc, chu trình tra cứu.[2, tr.43]
Quá trình thư viện là một phần của chu trình thư viện, mỗi quá trình thực
hiện một công đoạn nhất định nào đó của chu trình Ví dụ: phòng Phân loại thực hiện nhiệm vụ phân loại tài liệu, một quá trình nằm trong chu trình đường đi của sách [2, tr.44]
Trang 22Thao tác kỹ thuật nghiệp vụ thư viện là một phần của quá trình thư viện, thực
hiện công việc cụ thể nào đó trong quá trình Ví dụ: quá trình phân loại được thực hiện bằng các thao tác: đọc lời nói đầu, lời giới thiệu, mục lục, khung phân loại… [2, tr.44]
1.1.2 Cấu trúc thư viện
Theo quan điểm hệ thống, có thể coi thư viện là một chỉnh thể cấu thành bởi bốn yếu tố cơ bản có quan hệ mật thiết với nhau: vốn tài liệu, người dùng tin, nhân lực thư viện và cơ sở vật chất
Vốn tài liệu là bộ sưu tập tài liệu được tổ chức theo một quy tắc nhất định, đảm
bảo khả năng truy cập thông tin nhanh chóng, hiệu quả Vốn tài liệu là bộ phận quan trọng của thư viện, là tài sản và tiềm lực thông tin của mỗi thư viện Đồng thời vốn tài liệu của thư viện cũng là tài sản quý của mỗi quốc gia Sự phong phú đa dạng và
có giá trị thông tin cao của vốn tài liệu quyết định chất lượng công tác phục vụ người đọc
Người dùng tin là người có nhu cầu sử dụng tài liệu thư viện Người dùng tin
sử dụng tài liệu trong thư viện để khai thác thông tin nhằm thoả mãn nhu cầu đọc Mục đích cuối cùng của hoạt động thư viện là thoả mãn tối đa nhu cầu đọc người dùng tin Vì vậy, người dùng tin và nhu cầu đọc là yếu tố quan trọng, có tính chất định hướng cho hoạt động thư viện
Cơ sở vật chất thư viện bao gồm trụ sở, các trang thiết bị phục vụ cho việc xử
lý, lưu trữ và phục vụ tài liệu cho người đọc Cơ sở vật chất có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và bảo quản vốn tài liệu thư viện cả về vật chất (hình thức) và thông tin (giá trị nội dung tài liệu)
Nhân lực thư viện là người trực tiếp tham gia các công đoạn trong hoạt động
thư viện từ lựa chọn, xây dựng vốn tài liệu đến xử lý kỹ thuật, tổ chức bộ máy tra cứu, phục vụ bạn đọc Nhân lực thư viện đóng vai trò chủ thể hoạt động thư viện
“là linh hồn của sự nghiệp thư viện” (Crupxcaia) Năng lực tri thức và kỹ năng nghề nghiệp của nhân lực thư viện quyết định chất lượng xử lý kỹ thuật nghiệp vụ thư viện, đảm bảo tài liệu được lưu trữ một cách khoa học, khả năng truy cập thông tin nhanh chóng
Trang 23Bốn yếu tố trên có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một chỉnh thể thống nhất để thư viện có thể vận hành hiệu quả
1.1.3 Vai trò của thư viện
Trong xã hội, thư viện thường có bốn vai trò cơ bản: văn hóa, giáo dục, thông tin và giải trí
Cơ quan văn hoá giáo dục
Thư viện ra đời và tồn tại nhằm thoả mãn nhu cầu bảo tồn và phổ biến các giá trị văn hoá của nhân loại được thể hiện dưới dạng tài liệu Tài liệu được coi là một dạng di sản văn hóa Khi các thư viện thu thập, bảo quản tài liệu cũng có nghĩa thư viện đã bảo quản di sản văn hóa của quốc gia và nhân loại
Vai trò của thư viện thể hiện ở việc luân chuyển tài liệu và thông tin tới bạn đọc Vì vậy có thể coi thư viện là một thiết chế văn hóa, nơi lưu giữ và phổ biến các giá trị văn hóa của xã hội, nơi tập trung tài sản tinh thần của mỗi quốc gia
Kênh thông tin quan trọng của xã hội
Thư viện là kênh thông tin đầy đủ, có giá trị vượt thời gian và không gian đến với các thế hệ người dùng tin Thư viện là nơi lưu giữ và phổ biến thông tin ít bị nhiễu nhất trong số các kênh thông tin được sử dụng trong xã hội Trong xã hội hiện đại, thông tin khoa học ngày càng gia tăng, chất lượng hoạt động của thư viện góp phần thúc đẩy khoa học và công nghệ phát triển, tăng năng xuất lao động
Cơ quan giáo dục ngoài nhà trường
Bên cạnh cơ sở đào tạo truyền thống là nhà trường, thư viện trở thành nơi mọi người có thể tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ thông qua sử dụng tài liệu Đây
là nơi người học được nuôi dưỡng đạo đức, thẩm mỹ và tâm hồn
Nơi đáp ứng nhu cầu giải trí, đời sống tinh thần của nhân dân
Bên cạnh những tài liệu phục vụ việc học tập, nghiên cứu khoa học và cung cấp thông tin, thư viện còn có những tài liệu phục vụ nhu cầu giải trí và đời sống tinh thần như các tác phẩm văn học nghệ thuật ở các dạng khác nhau
Trang 24Thư viện, khi thực hiện đầy đủ các chức năng của mình, đóng vai trò to lớn trong sự phát triển xã hội Tuy không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, nhưng thư viện có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xã hội phát triển không ngừng
1.1.4 Tổ chức và hoạt động thư viện
Tổ chức và hoạt động của thư viện là hai mặt thống nhất của sự nghiệp thư viện Bởi vậy, để tìm hiểu, đánh giá sự nghiệp thư viện, cần phải xem xét cả khía cạnh tổ chức và hoạt động thư viện trong mối quan hệ tương tác với nhau như một thiết chế xã hội hoàn chỉnh
1.1.4.1 Tổ chức thư viện
- Tổ chức
Tổ chức là một vấn đề phức tạp, vì vậy mỗi khoa học khi tiếp cận về tổ chức
có cách hiểu khác nhau Tiếp cận tổ chức dưới góc độ xã hội, Từ điển Bách khoa Việt Nam (2005) định nghĩa “Tổ chức là hình thức tập hợp, liên kết các thành viên trong
xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng, lợi ích của các thành viên, cùng nhau hành động vì mục tiêu chung…” [32, tr.455]
Tiếp cận tổ chức ở mức độ khái quát hơn, Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn
ngữ xuất bản năm 2010 coi tổ chức là "làm cho thành một chỉnh thể, có một cấu tạo,
một cấu trúc và những chức năng chung nhất định" [33, tr.1288]
Như vậy, có thể hiểu một cách khái quát, tổ chức là liên kết các bộ phận thành một chỉnh thể, có cấu trúc và chức năng chung nhất định Để liên kết các bộ phận thành một chỉnh thể, tổ chức phải xác định được mục tiêu, cơ cấu và được duy trì, bảo đảm bằng các điều kiện nhân sự, cơ sở vật chất
Mục tiêu của tổ chức là kết quả mà nhà quản trị muốn đạt được cho tổ chức
trong tương lai Mục tiêu là yếu tố quyết định nền tảng của tổ chức, quyết định việc tuyển chọn, sử dụng nhân lực một cách chính xác, hiệu quả Mục tiêu xác định sự tồn tại của mọi tổ chức [6]
Trang 25Cơ cấu tổ chức là một chỉnh thể gồm các bộ phận có chức năng, quyền hạn,
trách nhiệm khác nhau, có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, được bố trí thành từng cấp, thực hiện các chức năng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã định Mỗi cơ cấu tổ chức quản lý có hai mối quan hệ cơ bản theo hệ ngang và hệ dọc Theo quan hệ ngang, cơ cấu tổ chức quản lý chia thành các chức năng quản lý khác nhau Theo quan hệ dọc,
cơ cấu tổ chức quản lý được chia thành các cấp quản lý: cấp Trung ương, cấp địa phương, cấp cơ sở Cấp quản lý chỉ rõ mối quan hệ phục tùng trong quan hệ thứ bậc của hệ thống quản lý Cơ cấu tổ chức quản lý càng được hoàn thiện thì càng có tác động tích cực tới quá trình hoạt động của tổ chức Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức quản
lý còn chịu tác động của cơ chế quản lý kinh tế, thể chế chính sách, những yếu tố mang tính truyền thống, bản sắc văn hóa [6]
- Tổ chức thư viện
Theo quan điểm trên có thể coi tổ chức thư viện là liên kết các bộ phận của thư viện hoặc các thư viện thành một chỉnh thể, có cấu trúc và chức năng nhất định Khi xem xét tổ chức thư viện, cần phải làm rõ mục tiêu, cơ cấu tổ chức và các yếu tố đảm bảo cho tổ chức được duy trì như nhân lực và cơ sở vật chất
Như vậy, có thể xem xét tổ chức thư viện ở hai cấp độ:
Ở cấp độ vĩ mô, tổ chức thư viện là tổ chức mạng lưới thư viện trong một vùng, lãnh thổ quốc gia nhằm tận dụng mọi tiềm năng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin của mọi đối tượng bạn đọc trong không gian địa lí nhất định
Ở cấp độ vi mô tổ chức thư viện là tổ chức một cơ quan thư viện Mỗi cơ quan thư viện được tổ chức thành những bộ phận chuyên môn, liên kết và tương tác với nhau theo một cơ chế nhất định
Mục tiêu của thư viện thay đổi tùy theo điều kiện kinh tế - văn hóa của từng thời kỳ lịch sử cũng như tính chất của chế độ chính trị - xã hội Mục tiêu của thư viện quyết định cơ cấu của tổ chức thư viện Cơ sở vật chất và nhân lực thư viện là yếu tố then chốt để thực hiện được mục tiêu của tổ chức thư viện Các yếu tố trên phải được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau
Trang 261.1.4.2 Hoạt động thư viện
- Hoạt động
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, hoạt động là “Một phương pháp đặc thù của con người quan hệ với thế giới xung quanh nhằm cải tạo thế giới theo hướng phục
vụ cuộc sống của mình” [31, tr.341]
Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ xuất bản năm 2010, hoạt động
là "tiến hành những việc làm có quan hệ với nhau chặt chẽ nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội" [33, tr.586]
Như vậy, có thể hiểu hoạt động là tổng hợp các hành động con người, tác động vào một đối tượng nhất định nhằm đạt một mục đích nhất định và có ý nghĩa xã hội nhất định
- Hoạt động thư viện
Từ quan điểm trên về hoạt động, có thể coi hoạt động thư viện là tổng hợp các hành động từ lựa chọn tài liệu cho đến khi tài liệu đến tay người sử dụng, bao gồm quá trình xây dựng và phát triển vốn tài liệu, xử lý, lưu trữ, bảo quản và phổ biến tài liệu cho người đọc nhằm đáp ứng nhu cầu đọc của xã hội Hoạt động thư viện phải đảm bảo hai mặt của mối quan hệ hữu cơ là tàng trữ tài liệu và tạo mọi điều kiện cho bạn đọc sử dụng tài liệu, nhằm đáp ứng nhu cầu đọc
Như vậy, hoạt động thư viện bao gồm các công đoạn xây dựng và phát triển vốn tài liệu, nguồn lực thông tin; xử lý tài liệu (biên mục tài liệu, phân loại, định chủ
đề và từ khóa tài liệu); tổ chức các sản phẩm thông tin thư viện và phục vụ bạn đọc, dịch vụ thư viện Các yếu tố trên luôn tương tác, quan hệ mật thiết với nhau
1.1.4.3 Mối quan hệ giữa tổ chức và hoạt động thư viện
Tổ chức và hoạt động thư viện có mối quan hệ mật thiết và tác động tương hỗ nhau, là hai mặt không tách rời của sự nghiệp thư viện ở một quốc gia, dân tộc
Tổ chức thư viện là điều kiện tạo nên chỉnh thể của thư viện, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của thư viện Tổ chức bao gồm nhiều yếu tố, bộ phận được
Trang 27liên kết với nhau theo một cách thức nhất định Cách thức liên kết, phối hợp giữa các
bộ phận của thư viện, mạng lưới thư viện tạo ra một cơ cấu với một cơ chế hoạt động nhất định, phát huy hay kìm hãm tiềm năng của tổ chức Chính vì vậy cách thức tổ chức ảnh hưởng tới kết quả hoạt động Tổ chức khoa học, hợp lý là điều kiện để hoạt động đạt hiệu quả cao
Hiệu quả hoạt động của thư viện phản ánh mức độ phù hợp của tổ chức thư viện, là cơ sơ cho sự điều chỉnh tổ chức thư viện Hoạt động thư viện phát triển, mở rộng hoặc thu hẹp, tác động trở lại đối với tổ chức, buộc tổ chức phải biến đổi cho thích hợp
Tổ chức là hình thức, hoạt động là nội dung tạo thành chỉnh thể thư viện thực hiện những chức năng nhất định trong xã hội Tổ chức và hoạt động của thư viện có mối quan
hệ biện chứng không thể tách rời nhau Chính vì vậy, nghiên cứu sự nghiệp thư viện nhất thiết phải nghiên cứu cả hai phương diện tổ chức và hoạt động của thư viện
1.1.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức và hoạt động thư viện
+ Kinh tế
Kinh tế tác động đến mọi hoạt động xã hội trong đó có thư viện Kinh tế phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật, gia tăng
Trang 28đội ngũ các nhà khoa học, các chuyên gia trong các lĩnh vực dẫn tới sự gia tăng nhu cầu thông tin Nhu cầu thông tin tăng kích thích sự phát triển của thư viện Hơn nữa, nền kinh tế phát triển còn tạo điều kiện trong việc đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng thư viện
+ Văn hóa
Thư viện là một thiết chế văn hóa, thể hiện tinh thần của một dân tộc ở mọi thời đại Mọi biến đổi dù tích cực hay tiêu cực của văn hóa đều ảnh hưởng đến sự nghiệp thư viện Thư viện, với tư cách là nơi lưu trữ các giá trị văn hóa thể hiện trên các dạng tài liệu, biến đổi và phát triển theo sự phát triển của tri thức và sự gia tăng các giá trị văn hóa Như vậy, sự nghiệp thư viện không thể tách rời văn hóa của mỗi quốc gia
+ Khoa học công nghệ
Sự phát triển của công nghệ thông tin đã tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực
đời sống xã hội Sự “bùng nổ thông tin” vào những thập ký cuối của thế kỷ XX đã đặt
ra những nhiệm vụ và yêu cầu mới cho thư viện Khoa học công nghệ trở thành một nhân tố tác động mạnh mẽ tạo ra những bước tiến lớn cho thư viện toàn cầu Sự ra đời
và phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông tạo điều kiện cho việc tin học hóa sâu rộng trong hoạt động của thư viện Sự trao đổi thông tin giữa các thư viện có thể diễn ra trên phạm vi toàn cầu Thư viện không chỉ là nơi tàng trữ, bảo quản sách báo phục vụ nhu cầu đọc đơn thuần mà trở thành một cơ quan thông tin cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu đọc và nghiên cứu Vai trò của nhân lực thư viện đã thay đổi: từ việc cung cấp tài liệu theo yêu cầu trở thành người cung cấp thông tin Thư viện đã trở thành một phần quan trọng của cơ sở hạ tầng thông tin của một quốc gia
Khoa học, công nghệ cũng tác động mạnh mẽ đến việc quản lý thư viện Việc
áp dụng tự động hóa và các tiêu chuẩn làm thư viện thay đổi mô hình quản lý, biến đổi về chất và lượng giúp người đọc/người dùng tin có thể tiếp cận với tài liệu nhanh, hiệu quả (khắc phục hạn chế về thời gian và không gian)
Trang 29Nghiên cứu khoa học là một trong những yếu tố tác động đến việc nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động thư viện Các hội thảo chuyên gia tận dụng được tư duy của nhiều nhà thư viện học, những người cộng tác nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của sự nghiệp thư viện
+ Xu thế chung của thời đại
Xu thế toàn cầu hóa đã đặt ra những yêu cầu mới cho thư viện Trong một xã hội phát triển, khoa học kỹ thuật đạt tới trình độ cao dẫn tới nhu cầu thông tin của người đọc/người dùng tin ngày càng gia tăng Từ sự gia tăng nhu cầu thông tin của
xã hội, việc tin học hóa thư viện và chia sẻ tài nguyên thông tin là một tất yếu Sự hiện đại hóa thư viện từ sự hỗ trợ của khoa học công nghệ đã giúp người dùng tin có thể có thể tiếp cận thông tin mọi lúc mọi nơi Từ những đòi hỏi không ngừng của xã hội, các loại hình thư viện hiện đại ra đời và phát triển như thư viện đa phương tiện, thư viện điện tử, thư viện số, thư viện ảo
Trên thực tế, thư viện trên toàn thế giới đang ngày càng phát triển phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, văn hóa, giáo dục của mỗi quốc gia Những quốc gia thịnh vượng, phồn vinh là những quốc gia có sự nghiệp thư viện phát triển Sự nghiệp thư viện luôn gắn liền và phát triển cùng với xu thế chung của thời đại
+ Môi trường sinh thái
Bên cạnh những yếu tố cơ bản tác động trực tiếp đến sự nghiệp thư viện, yếu
tố môi trường sinh thái có tác động trực tiếp đến hoạt động của một cơ quan thư viện
cụ thể Đây cũng là một trong những yếu tố của tổ chức lao động khoa học trong thư viện Các thư viện có môi trường cây xanh, không gian rộng, thoáng mát tạo điều kiện làm việc cho cán bộ thư viện cũng như người đọc có cảm giác dễ chịu và làm việc hiệu quả Môi trường cũng có ảnh hưởng đến vấn đề bảo quản tài liệu trong thư viện Đối với các nước nhiệt đới, việc trồng cây xanh trong khuôn viên của thư viện còn có tác dụng làm giảm nhiệt độ từ bên ngoài tác động đến kho tài liệu, hạn chế sự giảm độ bền của tài liệu
Trang 30- Yếu tố chủ quan
Bên cạnh các yếu tố khách quan, các yếu tố chủ quan như con người, quản lý
và cơ sở vật chất cũng có ảnh hưởng lớn tới chất lượng hoạt động của thư viện trong mỗi thời kỳ lịch sử
+ Con người
Con người là chủ thể quản lý thư viện Vì vậy, trình độ chuyên môn của nhân lực trong thư viện quyết định chất lượng, hiệu quả tổ chức và hoạt động của thư viện Nhân lực trong thư viện là cầu nối giữa người đọc/người dùng tin và tài liệu, giúp họ thỏa mãn nhu cầu đồng thời làm nảy sinh nhu cầu của người đọc/người dùng tin
Con người là chủ thể của nhu cầu đọc, là nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của thư viện Nhu cầu đọc của người đọc xuất hiện do yêu cầu, đòi hỏi, đồng thời bị chi phối bởi các mối quan hệ xã hội Nhu cầu đọc vì vậy rất phong phú, đa dạng và luôn luôn biến đổi, phát triển
Đào tạo nhân lực cũng là một trong những yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện Việc đào tạo chính qui nhân lực thư viện ở các bậc, các hệ và bỗi dưỡng nâng cao trình độ cần được các cơ sở đào tạo quan tâm nhằm tạo
ra một đội ngũ mạnh về chuyên môn, có khả năng hội nhập quốc tế trong lĩnh vực thư viện
Bên cạnh đó, nhận thức của người lãnh đạo và nhân lực tác nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sự nghiệp thư viện Người lãnh đạo không chỉ có
tư duy khoa học trong chuyên môn mà còn phải có tư duy hội nhập, đào tạo nguồn nhân lực thư viện, quan tâm xây dựng cơ sở vật chất thư viện hiện đại Nhân lực tác nghiệp chuyên môn cũng cần nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp, được đào tạo nâng cao chuyên môn thường xuyên đáp ứng với sự phát triển không ngừng của xã hội và những đòi hỏi của nghề nghiệp
+ Quản lý
Có thể coi quản lý thư viện là quá trình điều khiển và dẫn hướng tất cả các bộ phận của thư viện, thông qua việc thành lập và thay đổi các nguồn tài nguyên (cơ sở vật chất, nhân lực, nguồn lực thông tin) Quản lý thư viện có thể thông qua hệ thống
Trang 31văn bản, qui định có tính chỉ đạo; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát trong tổ chức điều hành hoạt động vĩ mô, vi mô của thư viện
Để hệ thống, mạng lưới và từng thư viện hoạt động hiệu quả, bền vững việc quản lý thư viện ở tầm vĩ mô và vi mô phải đảm bảo tính thống nhất, khoa học
Khoa học, công nghệ là một trong những yếu tố có tác độc mạnh mẽ đến việc quản lý thư viện Việc áp dụng tự động hóa và các tiêu chuẩn làm thư viện thay đổi
mô hình quản lý kiểu cũ sang kiểu mới, biến đổi về chất và lượng giúp người đọc/người dùng tin có thể tiếp cận với tài liệu nhanh, hiệu quả (khắc phục hạn chế về thời gian và không gian)
Cơ chế chính sách của nhà nước là một yếu tố quan trọng định hướng phát triển sự nghiệp thư viện Trên thế giới nhà nước luôn quản lý sự nghiệp thư viện thông qua việc đưa ra các cơ chế chính sách, cung cấp ngân sách và tạo môi trường hoạt động cho thư viện
+ Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quyết định chất lượng hoạt động của thư viện Cơ sở vật chất chịu ảnh hưởng từ chính sách và điều kiện kinh tế xã hội Việc hiện đại hóa trang thiết bị thư viện tạo điều kiện cho việc bảo quản, gìn giữ lâu dài tài liệu
Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông, vốn tài liệu thư viện phát triển mạnh mẽ do khả năng chia sẻ thông tin giữa các thư viện ngày càng cao, trang thiết bị hiện đại sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người đọc/người dùng tin
1.1.5 Tiêu chí đánh giá thư viện
Để đánh giá thư viện trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định một cách khách quan, cần phải căn cứ vào các tiêu chí cụ thể, phù hợp, khoa học
1.1.5.1 Tiêu chí đánh giá về tổ chức thư viện
Trên cơ sở khái niệm đã nêu về tổ chức thư viện, có thể đánh giá tổ chức mạng lưới thư viện trong mỗi thời kỳ lịch sử thông qua các tiêu chí: tính hợp lý trong cơ
Trang 32cấu mạng lưới thư viện, từng thư viện; cơ chế vận hành hiệu quả mạng lưới thư viện, từng thư viện; sự tương thích của nguồn nhân lực và cơ sở vật chất Đây là những tiêu chí quan trọng đảm bảo đánh giá hiệu quả tổ chức mạng lưới thư viện và từng thư viện
- Cơ cấu thư viện hợp lý:
Sự phân bố hợp lý các thư viện trên địa bàn dân cư về mặt không gian;
Các loại hình thư viện thích hợp với từng nhóm dân cư trong
một vùng;
Cơ cấu các bộ phận trong từng thư viện phù hợp với chức năng nhiệm
vụ và điều kiện của thư viện đó
- Cơ chế vận hành hiệu quả:
Có cấu trúc thứ bậc phù hợp;
Có hệ thống văn bản pháp lý hỗ trợ đầy đủ;
Đảm bảo mối quan hệ giữa các thư viện/bộ phận trong thư viện
- Sự tương thích của nguồn lực con người và vật chất:
Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của mạng lưới;
Điều kiện vật chất đáp ứng yêu cầu công việc;
Tỷ lệ đầu tư cho thư viện hợp lý so với các hoạt động văn hóa, giáo dục
1.1.5.2 Tiêu chí đánh giá về hoạt động thư viện
Hiệu quả hoạt động thư viện được xem xét ở mức độ đáp ứng yêu cầu của xã hội, nhiệm vụ của thư viện Có nhiều ý kiến khác nhau về tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của thư viện căn cứ vào các yếu tố tương tác với môi trường xã hội hiện đại
"Bộ chỉ số đánh giá hoạt động và tác động" của IFLA gồm 7 nhóm chỉ số với 24 tiêu chí:
- Chỉ số về thông tin sẵn sàng phục vụ gồm 6 tiêu chí:
Khả năng tiếp cận nguồn tin;
Tổng vốn thông tin/tài liệu;
Trang 33 Nội dung tri thức của vốn tài liệu;
Thông tin/tài liệu bên trong địa phương, kiến thức bản địa;
Thông tin/tài liệu từ bên ngoài
Nhu cầu của người dùng tin;
Nhu cầu của cộng đồng
- Chỉ số về quản lý của địa phương đối với thông tin gồm 2 tiêu chí:
Quản lý theo địa phương;
Tài chính
- Chỉ số về tác động kinh tế xã hội gồm 3 tiêu chí:
Kỹ năng mới đối với sản xuất;
Tạo thu nhập, nâng cao mức sống;
Sức khỏe và dinh dưỡng
- Chỉ số về cơ sơ kiến thức gồm 4 tiêu chí:
Tham gia chính quyền;
Tham gia các chương trình mở rộng
Trang 34Bộ chỉ số đánh giá hoạt động của IFLA tương đối chi tiết và thích hợp để đánh giá hiệu quả hoạt động của thư viện trong điều kiện xã hội hiện đại Tuy nhiên, tổ chức này cũng khuyến cáo mỗi cơ quan thông tin lựa chọn các chỉ số tương ứng, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia
Bộ "Chuẩn đánh giá kết quả hoạt động và tác động" của Việt Nam
Trên cơ sở "Bộ chỉ số đánh giá hoạt động và tác động" của IFLA, Hội Thư viện Việt Nam và các đồng nghiệp quốc tế đã lựa chọn 12 trong 24 chỉ số để ban hành
bộ “Chuẩn đánh giá kết quả hoạt động và tác động” Mỗi chỉ số đưa ra đều có mục
đích đánh giá, tiêu chí đánh giá, dữ liệu cần thiết và công cụ thu thập dữ liệu, phương pháp tính
- Chỉ số 1: Khả năng tiếp cận với thư viện
+ Mục đích: chỉ ra mức độ dễ dàng trong việc sử dụng thư viện liên quan tới khoảng cách, số giờ mở cửa và số chỗ ngồi của thư viện
+ Tiêu chí đánh giá: Tỉ lệ dân cư trong phạm vi 5 km xung quanh thư viện so với tổng số dân thuộc địa bàn phục vụ của thư viện: nghĩa là dân số của một tỉnh/thành
cụ thể, và dân số của thư viện quận/huyện, phường/xã; Tỉ lệ giờ mở của của thư viện
so với thời gian nhàn rỗi của dân chúng: thời gian nhàn rỗi là thời gian mọi người có thể sử dụng thư viện; Số lượng chỗ ngồi trong thư viện trên số lượt sử dụng thư viện mỗi giờ
- Chỉ số 2: Vốn tài liệu
+ Mục đích: chỉ ra tổng số các loại hình tài liệu và tính thời sự của tài liệu + Tiêu chí đánh giá: số bản các loại tính theo đầu người dân trên địa bàn; Số lượng tài liệu các loại tài liệu mới bổ sung vào kho thư viện mỗi năm
- Chỉ số 3: Lượt sử dụng thư viện
+ Mục đích: chỉ ra số lượt sử dụng dịch vụ thư viện trong mối tương quan với tổng số dân và chỉ ra nhóm dân cư nào trong cộng đồng sử dụng dịch vụ thư viện nhiều nhất
Trang 35+ Tiêu chí đánh giá: lượt sử dụng thư viện được tính theo đầu người trong tổng
số dân trên địa bàn, tỉ lệ sử dụng thuộc các nhóm đối tượng trong tổng số dân trên địa bàn và lượt sử dụng thư viện còn phải tính theo đầu người của các thành phần khác nhau trong tổng số dân trên địa bàn
- Chỉ số 4: Tham khảo tài liệu tại thư viện
+ Mục đích: chỉ ra việc sử dụng tài liệu các loại của dân cư trên địa bàn nói chung và của các nhóm đối tượng khác nhau trong số dân cư này, nhu cầu theo từng lĩnh vực nội dung và loại hình tài liệu, mức độ phù hợp của tài liệu với nhu cầu của người sử dụng
+ Tiêu chí đánh giá: Lượt tham khảo tài liệu các loại trong thư viện tính theo đầu người của dân cư trên địa bàn; Lượt tham khảo các tài liệu các loại trong thư viện tính theo đầu người của các nhóm đối tượng khác nhau trong số dân cư trên địa bàn;
Tỉ lệ phần trăm của tài liệu các loại được tham khảo theo từng lĩnh vực nội dung; Tỉ
lệ phần trăm của tài liệu các loại được tham khảo theo từng loại hình tài liệu
- Chỉ số 5: Lưu hành tài liệu
+ Mục đích: chỉ ra việc sử dụng tài liệu các loại bên ngoài thư viện của dân cư nói chung và của các nhóm đối tượng khác nhau trong số dân cư trên địa bàn, yêu cầu theo từng lĩnh vực nội dung và theo từng loại hình tài liệu và mức độ phù hợp của tài liệu với nhu cầu của người sử dụng
+ Tiêu chí đánh giá: Tỉ lệ phần trăm dân cư trên địa bàn mượn tài liệu; Tỉ lệ phần trăm dân cư theo nhóm đối tượng khác nhau mượn tài liệu; Tỉ lệ tài liệu được mượn theo từng lĩnh vực nội dung và theo từng loại hình tài liệu; So sánh giữa tài liệu
và việc mượn các tài liệu đó trong từng lĩnh vực nội dung và theo từng loại hình tài liệu
- Chỉ số 6: Công nghệ
+ Mục đích: chỉ ra việc sử dụng máy tính của dân cư trên địa bàn nói chung
và chỉ ra được lượt sử dụng máy tính của bạn đọc khi thư viện có kết nối internet phục vụ công cộng tính theo đầu người trong tổng số dân trên địa bàn
Trang 36+ Tiêu chí đánh giá: Lượt sử dụng máy tính trong thư viện tính theo đầu người của dân cư trên địa bàn; Số lượt sử dụng máy tính có kết nối internet phục vụ công cộng tính theo đầu người trong tổng số dân trên địa bàn; So sánh giữa dịch vụ internet phục vụ công cộng và việc truy cập internet theo từng lĩnh vực nội dung
- Chỉ số 7: Các hoạt động do thư viện tổ chức
+ Mục đích: chỉ ra tỉ lệ phần trăm dân số tham gia vào các hoạt động do thư viện tổ chức như thi kể chuyện, nói chuyện, giới thiệu sách, thi vẽ tranh, học nhóm, thảo luận, đố vui có thưởng, triển lãm, các khoá tập huấn…; các hoạt động do thư viện tổ chức được nhiều người ủng hộ nhất
+ Tiêu chí đánh giá: Số người tham dự các hoạt động của thư viện trên đầu người trong tổng số dân cư trên địa bàn; Số người tham dự các hoạt động của thư viện trên đầu người của từng nhóm người sử dụng khác nhau trong tổng số dân cư trên địa bàn; Tỉ lệ người tham dự vào các hoạt động cụ thể; Tóm tắt về các giá trị và lợi ích do người tham dự chương trình báo cáo lại
- Chỉ số 8: Đáp ứng nhu cầu của người sử dụng thư viện
Chỉ ra khả năng của thư viện trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin của người
sử dụng thư viện và chỉ số này chỉ đánh giá mức độ hài lòng của những người sử dụng thư viện, không đánh giá mức độ hài lòng của cộng đồng nói chung
- Chỉ số 9: Đáp ứng nhu cầu sử dụng của cộng đồng
Tìm hiểu nhận thức của cộng đồng dân cư về thư viện, tiêu chí để đánh giá là những quan điểm, ý kiến của các thành viên cộng đồng về các dịch vụ và hoạt động của thư viện
- Chỉ số 10: Các kỹ năng mới
Chỉ ra sự tác động của dịch vụ và hoạt động thư viện đối với sự tiếp nhận các
kỹ năng mới hoặc các kỹ năng được hoàn thiện của cộng đồng địa phương Đây là chỉ số chính cho mọi đánh giá
- Chỉ số 11: Nâng cao dân trí
Chỉ ra những đóng góp của các dịch vụ và hoạt động thư viện vào việc bổ sung, duy trì và sử dụng tri thức Các tiêu chí đánh giá về số lượng và loại hình của
Trang 37các hoạt động phổ cập kiến thức do thư viện tổ chức hàng năm và số lượng người tham dự, số lượng tài liệu phổ cập kiến thức do thư viện tạo ra hàng năm
- Chỉ số 12: Tri thức bản địa và thông tin địa phương
Chỉ ra khả năng phục vụ của vốn tài liệu địa chí có trong thư viện và các đóng góp của các dịch vụ và hoạt động thư viện vào việc duy trì/hồi sinh tri thức bản địa trong cộng đồng địa phương Tri thức bản địa là kiến thức truyền thống, thông tin địa chí liên quan đến những gì đang xảy ra và có thể nói đến các sự kiện của địa phương hoặc là bộ sưu tập các dữ liệu thống kê về dân số, các nhân vật tiêu biểu…[120]
So với Bộ chỉ số đánh giá hoạt động và tác động do IFLA khuyến cáo, Bộ chỉ
số do các tác giả Việt Nam xây dựng đơn giản hơn, phù hợp hơn với điều kiện thực
tế ở Việt Nam
Chỉ số sử dụng để đánh giá hoạt động thư viện Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc
Hai bộ chỉ số với những tiêu chí đã trình bày ở trên được áp dụng phổ biến để đánh giá hoạt động của thư viện trên thế giới và Việt Nam hiện nay Tuy nhiên, những chỉ số này không hoàn toàn phù hợp với việc đánh giá hoạt động thư viện trong quá khứ, nhất là thời kỳ Pháp thuộc do khoa học công nghệ chưa phát triển, trình độ dân trí và chuyên môn của độc giả chưa cao và chưa đồng đều, điều kiện kinh tế, chính trị có những nét rất đặc thù
Thời kỳ Pháp thuộc, một thời kỳ lịch sử phức tạp, số lượng tư liệu thực tiễn để lại không nhiều trong các thư viện Để đánh giá một cách khách quan hiệu quả hoạt động của thư viện thời kỳ này, chúng tôi lựa chọn một số tiêu chí trên cơ sở các tiêu chí của IFLA và của Hội Thư viện Việt Nam Các tiêu chí này được tập hợp thành 3 nhóm chính: Mức độ đáp ứng nhu cầu tin của người đọc/người dùng tin; Khả năng lôi cuốn hấp dẫn cư dân trong cộng đồng; Tác động tới đời sống tinh thần của cư dân trong xã hội
- Mức độ đáp ứng nhu cầu tin của người đọc/người dùng tin:
Số lượng vốn tài liệu: tổng số tài liệu/tổng số thẻ đăng ký;
Trang 38 Chất lượng vốn tài liệu: tỷ lệ các môn loại tri thức trong vốn tài liệu so với nhu cầu tin;
Tỷ lệ lượt đến của bạn đọc/tổng số thẻ đăng ký/năm;
Tổng số lượt luân chuyển sách/tổng số thẻ đăng ký/năm
- Khả năng lôi cuốn hấp dẫn cư dân trong cộng đồng:
Sự đa dạng và phù hợp của các hình thức phục vụ đối với bạn đọc;
Tỷ lệ bạn đọc đăng ký thẻ thư viện/tổng số cư dân trong vùng;
Tỷ số tổng số sách luân chuyển/tổng số cư dân trong vùng
- Tác động tới đời sống tinh thần của cư dân trong xã hội:
Thành phần bạn đọc của thư viện;
Sự thay đổi nhận thức của cộng đồng dân cư được thụ hưởng các dịch
vụ thư viện, thông qua các hoạt động giáo dục, khoa học;
Sự thay đổi trong đời sống tinh thần của cư dân
Do việc đánh giá nhóm tiêu chí "tác động tới đời sống tinh thần của cư dân trong xã hội" rất trừu tượng nên sẽ được khảo sát và trình bày trong chương 3 của luận án
1.2 Thư viện Việt Nam trong bối cảnh lịch sử Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc
Thời kỳ Pháp thuộc là một giai đoạn lịch sử nhiều biến động Chính sách thuộc địa của thực dân Pháp đã tạo nên sự phức tạp của xã hội Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa và giáo dục Thư viện là một thiết chế văn hóa nên cũng chịu những ảnh hưởng từ biến động lịch sử này
1.2.1 Bối cảnh lịch sử Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc
1.2.1.1 Đặc điểm chính trị
Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam vào thời điểm chế độ phong kiến đang khủng hoảng trầm trọng Mọi chính sách của triều đình đều nhằm mục đích phục vụ
Trang 39lợi ích của tập đoàn phong kiến nhà Nguyễn Đời sống của nhân dân ta vô cùng cực khổ Nhà Nguyễn đã cầu cứu và dựa vào thế lực ngoại bang, đi ngược lại quyền lợi dân tộc nên đã không phát huy được sức mạnh dân tộc, gìn giữ đất nước [15], [20]
Sau khi thực dân Pháp chiếm toàn bộ lãnh thổ, Việt Nam chuyển từ chế độ quân chủ tập quyền, đứng đầu là triều đình phong kiến nhà Nguyễn, sang chế độ thuộc địa nửa phong kiến Để làm suy yếu sức mạnh đoàn kết của dân tộc, thực dân Pháp
đã sử dụng chính sách "chia để trị" với những chế độ chính trị và thể chế khác nhau
ở mỗi kỳ (miền) củaViệt Nam Sự khác biệt về chính trị này là chiến lược trong chính sách cai trị của thực dân Pháp nhằm mục đích cuối cùng là xâm lược toàn bộ xứ Đông Dương Dưới chế độ chính trị này, quyền lực hoàn toàn nằm trong tay người Pháp, các thuộc địa không thể phát triển một cách độc lập mà luôn phải phụ thuộc vào mẫu quốc về mọi mặt [1], [22]
1.2.1.2 Đặc điểm kinh tế
Khi thực dân Pháp xâm lược, kinh tế Việt Nam đang ở thời kỳ khủng hoảng trầm trọng do chính sách địa tô nặng nề của nhà Nguyễn [15] Ruộng đất tập trung trong tay địa chủ, quan lại Chính sách thuộc địa của thực dân Pháp áp đặt lên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa Việt Nam Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ hàng hóa cho nền công nghiệp chính quốc và là nguồn cung cấp nguyên liệu, sản vật nhiệt đới cho chính quốc Tính chất thuộc địa của nền kinh tế cũng được bộc lộ trong chế độ độc quyền đầu tư của chính quyền thuộc địa Thực dân Pháp chỉ ưu tiên đầu tư ở những lĩnh vực mang lại lợi nhuận trực tiếp, phục vụ cho nền kinh tế chính quốc
Để tận dụng và khai thác nền nông nghiệp thuộc địa ở Việt Nam phục vụ cho một chính quốc công nghiệp, chính quyền chính quốc và chính quyền thuộc địa đã đặt ra hàng loạt chính sách cụ thể như: chính sách thuế trực thu và gián thu; chính sách chiếm đoạt ruộng đất, lập đồn điền; phát canh thu tô; chính sách “địa chủ hóa tầng lớp quan lại” và “quan liêu hóa giai cấp địa chủ”; chính sách lao dịch, chính sách nhân công;…[22]
Trang 40Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm thay đổi cơ cấu kinh
tế xã hội truyền thống Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn chỉ là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp yếu ớt, mất cân đối Tính chất mất cân đối còn thể hiện
rõ rệt giữa các vùng miền đất nước Miền Bắc, miền Nam kinh tế còn ít nhiều phát triển Riêng miền Trung, trong suốt thời cận đại hầu như vẫn trong tình trạng xưa cũ, nghèo nàn lạc hậu [14]
1.2.1.3 Đặc điểm xã hội
Chính sách kinh tế và thể chế chính trị mà thực dân Pháp áp dụng ở Việt Nam dẫn đến những biến đổi xã hội sâu sắc: sự phân hóa giai cấp diễn ra rõ nét; sự ra đời của những giai cấp mới từ một nền kinh tế mang yếu tố tư bản; sự mất công bằng về địa vị hành chính của người Việt Nam trong xã hội thuộc địa Giai cấp địa chủ ngày càng giàu thêm và câu kết chặt chẽ với chủ nghĩa đế quốc Giai cấp tư sản Việt Nam
ra đời, là lớp người làm đại lý hàng hóa, cung cấp nhân công và nguyên liệu cho tư bản Pháp Giai cấp tiểu tư sản thành thị phát triển Giai cấp nông dân lao động bị bần cùng hóa do bị cướp đoạt ruộng đất, là nạn nhân của chính sách thuế khóa nặng nề Giai cấp công nhân phát triển khá nhanh cả về số lượng và chất lượng do chính sách tăng cường đầu tư, đẩy mạnh khai thác thuộc địa của thực dân Pháp [29]
Chính sách thuộc địa của thực dân Pháp làm cho xã hội Việt Nam mang trở nên phức tạp Quan hệ tư bản chủ nghĩa mang nặng tính thực dân song song tồn tại với quan hệ phong kiến tạo ra sự phân hóa ngày càng sâu sắc trong xã hội, tác động vào nền kinh tế Việt Nam [29]
Sự biến đổi cơ cấu xã hội và chính sách thuộc địa cũng dẫn đến sự bất công bằng về địa vị hành chính của người Việt Nam trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến Người Việt Nam dù có học vấn cao, đáp ứng tiêu chuẩn của chính quyền thuộc địa đặt ra, cũng không được làm việc ở những vị trí xứng đáng “Cho tới năm 1927, người Việt chỉ có thể lựa chọn hai tình trạng: hoặc nhận những chức vụ hạ cấp trong các cơ quan hành chính Pháp như tham biện, phán sự, thông ngôn, ký lục, lính cảnh sát, thuộc viện thương chính hoặc gia nhập ngạch quan lại truyền thống Số các thuộc