Nghiên cứu ở đây thể hiện ở việc tìm hiểu công nghệ kỹ thuật mới đang và sẽ được ứng dụng rộng rãi bởi ưu điểm vượt trội trong thời đại máy tính như hiện nay, Ứng dụng thể hiện ở việc xâ
Trang 1PHẦN A GIỚI THIỆU
Trang 2KHOA ĐIỆN TỬ -VIỄN THÔNG
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
HỆ THỐNG TỔNG ĐÀI VoIP
GVHD: ThS HÀ VĂN KHA LY SVTH: VÕ TẤN NGỌC
MSSV: 07EV031
Tp.HCM, 07/2011
Trang 3Lời đầu tiên, em xin gửi đến Thầy, Thạc Sĩ Hà Văn Kha Ly lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất Nhờ có sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của Thầy trong suốt thời gian qua, em đã có thể thực hiện và hoàn thành Luận Văn Tốt Nghiệp Những lời nhận xét, góp ý và hướng dẫn tận tình của Thầy đã giúp em có cái nhìn thực tế và đúng đắn hơn trong suốt quá trình thực hiện Đề tài, giúp em nhìn ra được những ưu khuyết điểm của Đề tài và từng bước hoàn thiện hơn và khắc phục những lỗi mà em đã gặp phải.
Đồng thời,em xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô của Trường Đại Học VĂN HIẾN nói chung và của khoa Điện Tử_Viễn Thông nói riêng đã dạy dỗ em suốt quãng thời gian ngồi trên ghế giảng đường Đại học Những lời giảng của Thầy
Cô trên bục giảng đã trang bị cho em những kiến thức căn bản nhất để giúp em tiến
xa hơn trong tương lai về lĩnh vực điện tử - viễn thông, và những lời nói bên lề của thầy cô cho em cái nhìn hoàn thiện hơn về xã hội mà em sẽ phải đối mặt khi rời khỏi ghế nhà trường
Bên cạnh đó, con cũng chân thành cảm ơn sự động viên và sự hỗ trợ của gia đình và cha mẹ trong suốt thời gian học tập Đặc biệt, con xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến cha mẹ, người đã sinh ra và nuôi dưỡng con nên người Sự quan tâm, lo lắng và hy sinh lớn lao của cha mẹ luôn là động lực cho con cố gắng phấn đấu trên con đường học tập của mình Một lần nữa, con xin gửi đến cha mẹ sự biết
Trang 4Đây là đề tài mà em đã quyết tâm thực hiện nó vừa đáp ứng được nguyện vọng tìm tòi học hỏi thêm của em để định hướng công việc tương lai của em cũng như việc phát triển nó thành đề tài có thể đáp ứng được yêu cầu của một luận văn tốt nghiệp.
Đề tài này vừa mang tính chất nghiên cứu, vừa ứng dụng thực tế Nghiên cứu
ở đây thể hiện ở việc tìm hiểu công nghệ kỹ thuật mới đang và sẽ được ứng dụng rộng rãi bởi ưu điểm vượt trội trong thời đại máy tính như hiện nay, Ứng dụng thể hiện ở việc xây dựng một tổng đài điện thoại IP cùng với các dịch vụ ứng dụng của
nó có khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp một cách linh hoạt, cũng như có thể thay thế được cho một tổng đài tương tự bình thường
Luận văn bao gồm 6 chương:
Chương 1: Giới thiệu về mạng PSTN Chương 2: Giới thiệu về mạng VoIP Chương 3: Tổng quan về TCP/IP Chương 4: Tổng quan về giao thức SIPChương 5: Tổng quan hệ thống
Chương 6: Quá trình thực hiện và kết quả (mô phổng bằng phần mềm 3CX)Trong quá trình thực hiện, dù em đã rất nỗ lực tuy nhiên cũng không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ dạy, góp ý từ Quý Thầy Cô và bạn bè để đề tài ngày càng thực tế và hoàn thiện hơn Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn
Sinh viên thực hiện
VÕ TẤN NGỌC
Trang 5
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Tp.HCM, ngày…… tháng…… năm 2011
Giảng viên hướng dẫn
Hà Văn Kha Ly
Trang 6………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
……….………
Tp.HCM, ngày…… tháng…… năm 2011 Giảng viên phản biện
Trang 7Phần A: Giới thiệu Trang
Trang bìa i
Lời cảm ơn ii
Tóm tắt Luận văn iii
Nhận xét của giảng viên hướng dẩn iv
Nhận xét của giảng viên phản biện v
Mục lục vi
Danh sách hình vẽ xii
Danh sách bảng biểu xiii
Phần B : Nội dung Lời mở đầu PHẦN B xiii
NỘI DUNG xiii
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU MẠNG PSTN 1
1.1 Đôi nét về hệ thống điện thoại PSTN: 1
1.2 Các thành phần cơ bản của mạng PSTN: 2
1.3 Trung kế (trunk) 2
1.3.1 Thuê bao: 2
1.3.2 Mạch vòng thuê bao: 2
4
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ VoIP 5
2.1 Giới thiệu chung: 5
2.2 Ưu nhược điểm của VoIP: 6
Trang 82.5 Các giao thức báo hiệu sử dụng trong VoIP: 9
2.5.5 Các Codec mã hóa trong VoIP: 26
2.6 Các ứng dụng của VoIP 28
CHƯƠNG III: TỔNG QUAN VỀ TCP/IP 31
3.1 Giới thiệu về TCP/IP 31
3.2 Các thuộc tính của TCP/IP 32
3.3 Nguyên tắc hoạt động của TCP/IP 34
3.3.1 Hoạt động Tầng ứng dụng 35
3.4 Khuôn dạng các gói tin của giao thức TCP/IP 39
3.4.1 Gói tin UDP-User Datagram Protocol 39
3.5 Địa chỉ IP 43
CHƯƠNG IV: TỔNG QUAN VỀ GIAO THỨC SIP 46
CHƯƠNG V: TỔNG QUAN HỆ THỐNG 67
5.1 Nhu cầu thực tế 67
5.2 Mô hình tổng quát 67
CHƯƠNG VI: GIỚI THIỆU VỀ 3CX PHONE .71
SYSTEM .71
6.1 Giới thiệu 71
6.2 Cài đặt 3CX 73
6.3 Cấu hình Server 3CX: 85
6.4 Cấu hình SIP cho Nokia E63: 85
6.5 Thực hiện cuộc gọi : 87
Trang 9Hình 1.1 Hệ thống mạng PSTN……… 1
Hình 1.2 Báo hiệu kênh riêng……… 4
Hình 2.1 Các thành phần mạng VoIP 8
Hình 2.2 Quá trình thực hiện cuộc gọi giữa hai máy IP Phone 9
Hình 2.3 Tầng hoạt động của các giao thức 10
Hình 2.4 Giao thức báo hiệu H.323 10
Hình 2.5 Giao thức báo hiệu SIP 13
Hình 2.6 Các thành phần trong mạng SIP 14
Hình 2.7 Cuộc gọi SIP điển hình 23
Hình 2.8 Kết nối mạng PSTN và mạng VoIP 28
Hình 3.1 Mạng máy tính đơn giản 31
Hình 3.2 Hoạt động Tầng ứng dụng 34
Hình 3.3 Hoạt động Tầng chuyển tải 37
Hình 3.4 Hoạt động Tầng Internet 38
Hình 3.5 So sánh mô hình TCP/IP với OSI 39
Hình 3.6 Chi tiết các Tầng hoạt động giao thức TCP/IP 40
Hình 3.7 Cấu trúc gói tin UDP 40
Hình 3.8 Gói tin TCP trong một Ethernet frame 41
Hình 3.9 Gói tin IP trong một Ethernet frame 42
Hình 3.10 Phân lớp địa chĩ IP 44
Hình 4.1 Thuê bao đăng ký vị trí hiện tại tới sip server 47
Trang 10Hình 4.4 Các thành phần SIP 49
Hình 4.5 Các thiết bị User Agents 50
Hình 4.6 Hoạt động của Redirect server 51
Hình 4.7 Hoạt động của Proxy Server 53
Hình 4.8 Group Addresses 54
Hình 4.9 Khuông dạng SIP Resquest 55
Hình 4.10 Resquest line chứa đường dẩn đến host kế tiếp 56
Hình 4.11 SIP không đảm bảo các đáp ứng tạm thời được nhận 57
Hình 4.12 Header Contact Group Proxy Server xác định được vị trí thuê bao ……….60
Hình 4.13 Minh hoạ cách làm việt của Router và Record-Router 62
Hình 4.14 Các header To không thay đổi trong suốt phiên 63
Hình 5.1 Mô hình kết nối minh hoạ 68
Hình 6.1 Sơ đồ kết nối thiết bị 72
Trang 11Bảng 2.1 So sánh chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói 6
Bảng 2.2 Lớp thông tin 16
Bảng 2.3 Lớp thành công 16
Bảng 2.4 Lớp chuyển hướng 16
Bảng 2.5 Lớp lỗi client 17
Bảng 2.6 Lớp lỗi Server 18
Bảng 2.7 Lớp lỗi toàn cục 19
Bảng 2.8 Ý nghĩa các trường trong bảng tin SIP 21
Bảng 2.9 So sánh giao thức H.323 và SIP 24
Bảng 2.10 Các codec điển hình 27
Trang 12Mạng điện thoại truyền thống PSTN đã tồn tại trên 100 năm nay, trở nên quen thuộc, hiệu quả và thực hiện tốt những gì nó được xây dựng, mang đến cho người sử dụng trên toàn cầu nhiều tiện ích với một cơ sở hạ tầng vững chắc và rộng khắp Tuy nhiên, mạng PSTN cũng bộc lộ nhiều hạn chế như số lượng các dịch vụ,
sử dụng tài nguyên đường truyền không tối ưu, giá thành cao….Hơn nữa, ngày nay,
dữ liệu đã bắt kịp và qua mặt thoại, trở thành lưu lượng truyền thông số một trên nhiều mạng được xây dựng cho thoại Dữ liệu có những đặc tính khác với thoại như nhu cầu sử dụng băng thông lớn hơn và không cố định Với sự cạnh tranh ngày càng tăng, mạng PSTN không thể tạo và sử dụng các đặc điểm đủ nhanh Mạng PSTN được xây dựng trên một cơ sở hạ tầng, trong đó chỉ các nhà cung cấp thiết bị mới có thể phát triển các ứng dụng cho thiết bị đó Điều đó có nghĩa là Data/Voice/Video không thể cùng tập trung trên mạng PSTN với cấu trúc hiện thời
Trên cơ sở đó, mạng VoIP ra đời và ngày càng đáp ứng tốt hơn các yêu cầu đặt ra như chất lượng dịch vụ, giá thành, số lượng các dịch vụ thoại lẫn phi thoại…Hiện nay, xu hướng gọi điện thoại IP đang là lựa chọn thay thế cho cách gọi truyền thống thông qua mạng điện thoại thông thường PBX Công nghệ VoIP ra đời đã giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí liên lạc giữa các phòng ban cũng như giữa các chi nhánh của công ty (giảm từ 80-90% chi phí) Chính vì vậy, một sự kết hợp giữa mạng điện thoại truyền thống (PSTN) với mạng máy tính (VoIP) đã đem lại một thế giới viễn thông đa dạng và hùng mạnh không ngờ Tuy nhiên để chuyển hết toàn bộ mạng điện thoại PSTN vào mạng máy tính (VoIP) thì ngày đó cũng còn khá xa, bởi lẽ VoIP cũng đặt ra những thách thức cho các nhà thiết kế hệ thống để có thể cung cấp một chất lượng thoại có thể chấp nhận được hay thậm chí tương đương với điện thoại truyền thống Chẳng hạn như vấn đề độ trễ hay tiếng vọng, những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến cảm giác âm thanh…
Đề tài Luận văn của em lấy tên là “HỆ THỐNG TỔNG ĐÀI VoIP”, sẽ
trình bày các ý tưởng cho việc thực hiện một hệ thống tích hợp này, và đồng thời bước đầu triển khai một hệ thống tích hợp đơn giản với các dịch vụ phổ biến thông dụng của một tổng đài Analog thông thường
Trang 13PHẦN B NỘI DUNG
Trang 15CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU MẠNG PSTN
1.1 Đôi nét về hệ thống điện thoại PSTN:
Mạng PSTN (Public Switch Telephone Network) là mạng cung cấp dịch vụ thoại truyền thống Mạng PSTN được xây dựng trên cơ sở kỹ thuật chuyển mạch kênh, cung cấp hoàn toàn một kênh 64 kbit/s cho bất kì một cuộc gọi nào giữa hai thuê bao Các dịch vụ thoại trên mạng PSTN là các dịch vụ theo hướng có kết nối, kết nối giữa hai đầu cuối phải được thiết lập trước khi cuộc hội thoại có thể bắt đầu Quá trình thiết lập cuộc gọi được thực hiện thông qua hệ thống báo hiệu được tích hợp với các thành phần truyền thoại
Nhờ có lịch sử phát triển lâu đời và không ngừng được đổi mới mà ngày nay mạng PSTN có khả năng cung cấp các dịch vụ thoại có chất lượng cao Mặc dù còn tồn tại một số khuyết điểm, nhưng có thể nói đến thời điểm hiện nay chưa có hệ thống nào có khả năng cung cấp dịch vụ thoại chất lượng cao hơn mạng PSTN
Hình 1.1: Hệ thống mạng PSTN
Trang 16
1.2 Các thành phần cơ bản của mạng PSTN:
Để cung cấp các dịch vụ thoại đến người sử dụng, mạng PSTN được cấu trúc
từ 3 thành phần cơ bản sau:
- Thuê bao (subscriber)
- Mạch vòng thuê bao (local loop)
- Tổng đài (exchange)
1.3 Trung kế (trunk)
1.3.1 Thuê bao:
Khối thuê bao bao gồm các thiết bị được gắn vào mạng để cung cấp các dịch
vụ của mạng đến người sử dụng Khối thuê bao là thành phần giao tiếp trực tiếp với người sử dụng, thực hiện chức năng chuyển đổi các dạng tín hiệu phù hợp cho việc truyền tải các tín hiệu từ mạng đến người sử dụng và từ người sử dụng đến mạng
Có nhiều loại thiết bị thuê bao như điện thoại, máy fax, PC,… Điện thoại là thiết bị thuê bao được sử dụng nhiều nhất trên mạng PSTN
1.3.2 Mạch vòng thuê bao:
Là thành phần liên kết giữa thuê bao và mạng, cung cấp phương tiện truyền tải tín hiệu thoại cũng như các thông tin báo hiệu giữa mạng và thuê bao Các thông tin báo hiệu giữa thuê bao và mạng bao gồm:
• Thông báo trạng thái nhấc, gác máy,…
• Các loại âm báo hiệu: dial tone, busy tone, ringback tone,…
Các mạch vòng thuê bao trong mạng PSTN là đường truyền tương tự, hầu hết là cáp xoắn đôi, có độ dài tối đa vài chục km
1.3.3 Hệ thống chuyển mạch (tổng đài):
Hệ thống chuyển mạch hay tổng đài là thành phần trung tâm của hệ thống PSTN có nhiệm vụ thiết lập kết nối cho các cuộc gọi, chuyển lưu lượng từ một đường liên kết này đến một đường liên kết khác
Trang 17• Thuê bao chủ gọi và thuê bao bị gọi kết nối đến cùng một tổng đài.
• Thuê bao chủ gọi và thuê bao bị gọi kết nối đến các tổng đài khác nhau
Trong trường hợp đầu, quá trình thiết lập cuộc gọi chỉ xảy ra trong phạm vi một tổng đài Trường hợp thứ hai phức tạp hơn, vì cần phải thực thi các quá trình định tuyến cuộc gọi để có thể thông báo yêu cầu kết nối cuộc gọi đến đầu cuối thuê bao Quá trình này liên quan đến việc thực thi các chức năng của hai hay nhiều tổng đài bao gồm các tổng đài kết nối trực tiếp đến thuê bao và các tổng đài trung gian
Tuỳ theo chức năng của các tổng đài trong mạng PSTN mà chúng có thể được gọi tên khác nhau Các tổng đài kết nối trực tiếp đến thuê bao gọi là các tổng đài nội hạt (end office) Các tổng đài nội hạt có thể kết nối trực tiếp với nhau hoặc kết nối qua các tổng đài trung gian (transit),…
1.3.4 Trung kế:
Để thiết lập đường thông tin trên toàn mạng PSTN các tổng đài phải được kết nối với nhau Đường kết nối giữa các tổng đài gọi là trung kế Các trung kế có nhiệm vụ mang thông tin hội thoại từ tổng đài này sang tổng đài khác trong trường hợp thiết lập cuộc gọi cho các thuê bao thuộc các tổng đài khác nhau
1.3.5 Báo hiệu trung kế liên đài
Báo hiệu trung kế gồm hai loại: báo hiệu kênh và báo hiệu kênh chung
Báo hiệu kênh riêng(CAS)
Báo hiệu kênh riêng là báo hiệu mà trong đó thông tin báo hiệu nàm trong kênh thoại hoặc trong kênh có liên hệ chặc chẻ với kênh thoại
Hình 1.2: Báo hiệu kênh riêng
Trang 18Có hai phương pháp truyền báo hiệu kênh là: trong băng(in_band),và ngoài
băng(out-of-band)
- Với phương pháp truyền thoại in-band: việc truyền báo hiệu điều khiển và tín hiệu thoại hoàn toàn dùng chung một băng tần,cách truyền này có nhiều lợi điểm,báo hiệu điều khiển có cùng đặc tính điện từ với tín hiệu thoại,do đó nó có thể đến mọi nơi mà tín hiệu đến được.Do đó sẻ không
có một giới hạn nào về việc sử dụng mạng kể cả những chổ có biến đổi tương tự - số và số tương tự
- Với phương pháp truyền out-of-band:lợi dụng việc tín hiệu thoại không chiếm hết bề rộng băng tần 4khz dành cho nó,người ta tách ra một đoại tần nhỏ trong phạm vi 4khz để báo hiệu điều khiển.cái lợi chính là báo hiệu điều khiển nó có thể được truyền đi mặc dù có sự hiện hữu của tín hiệu thoại hay không nhờ đó có thể liên tục giám sát và điều khiển.tuy vậy sơ đồ out-bank cần một số thiết bị điện tử nhiều hơn
Trang 19
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ VoIP
2.1 Giới thiệu chung:
Sự xuất hiện đầu tiên của Internet vào khoảng năm 1974 đã thực sự mang lại cho người sử dụng nhiều tiện ích thiết thực Nó cung cấp một khối lượng lớn thông tin và dịch vụ như: thư điện tử, máy truy tìm dữ liệu, các dịch vụ thương mại và chuyển ngân…Bên cạnh đó, Internet cũng mở ra hình thức liên lạc mới cho người
sử dụng, đó là VoIP ( Voice Over Internet Protocol) VoIP được phát triển đầu tiên vào năm 1995 bởi một công ty tên là Vocatel VoIP là một công nghệ cho phép truyền thoại sử dụng giao thức mạng IP, trên cơ sở hạ tầng sẵn có của mạng internet VoIP là một trong những công nghệ viễn thông đang được quan tâm nhất hiện nay không chỉ đối với nhà khai thác, các nhà sản xuất mà còn cả với người sử dụng dịch vụ
Ở điện thoại thông thường, tín hiệu thoại được lấy mẫu với tần số 8 KHz sau
đó lượng tử hóa 8 bit/s và được truyền với tốc độ 64 kbit/s đến mạng chuyển mạch rồi truyền tới đích Ở phía thu, tín hiệu này sẽ được giải mã thành tín hiệu ban đầu
Công nghệ VoIP cũng không hoàn toàn khác với điện thoại thông thường Đầu tiên, tín hiệu thoại cũng được số hóa, nhưng sau đó thay vì truyền trên mạng PSTN qua các trường chuyển mạch, tín hiệu thoại được nén xuống tốc độ thấp rồi đóng gói, truyền qua mạng IP Tại bên thu, các luồng thoại sẽ được giải nén thành các luồng PCM 64 rồi truyền tới thuê bao bị gọi
VoIP có thể vừa thực hiện mọi loại cuộc gọi như trên mạng điện thoại kênh truyền thống (PSTN) đồng thời truyền dữ liệu trên cơ sở mạng truyền dữ liệu Do các ưu điểm về giá thành dịch vụ và sự tích hợp nhiều loại hình dịch vụ nên VoIP hiện nay được triển khai một các rộng rãi
Dịch vụ điện thoại VoIP là dịch vụ ứng dụng giao thức IP, nguyên tắc của VoIP bao gồm việc số hoá tín hiệu tiếng nói, thực hiện việc nén tín hiệu số, chia nhỏ các gói nếu cần và truyền gói tin này qua mạng, tới nơi nhận các gói tin này
Trang 20được ráp lại theo đúng thứ tự của bản tin, giải mã tín hiệu tương tự phục hồi lại tiếng nói ban đầu.
Các cuộc gọi trong VoIP dựa trên cơ sở sử dụng kết hợp cả chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói Trong mỗi loại chuyển mạch đều có ưu, nhược điểm riêng của nó
Bảng 2.1 So sánh chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói
Chuyển mạch kênh Chuyển mạch gói
Một kênh truyền dẫn dành riêng được
thiết lập giữa hai thiết bị đầu cuối
thông qua một hay nhiều nút chuyển
mạch trung gian.
Dòng thông tin truyền trên kênh này
là dòng bit truyền liên tục theo thời
gian Băng thông của kênh dành
riêng được đảm bảo và cố định trong
quá trình liên lạc (64Kbps đối với
mạng điện thoại PSTN).
Độ trễ thông tin là rất nhỏ chỉ cỡ thời
gian truyền thông tin trên kênh
Không có kênh dành riêng nào được thiết lập, băng thông của kênh logic giữa hai thiết bị đầu cuối thường không cố định
Thông tin được chia thành các gói, mỗi gói được thêm các thông tin điều khiển cần thiết cho quá trình truyền như là địa chỉ nơi gửi, địa chỉ nơi nhận Các gói thông tin đến nút mạng được xử lý và lưu trữ trong một thời gian nhất định rồi mới được truyền đến nút tiếp theo sao cho việc sử dụng kênh có hiệu quả cao nhất.
Độ trễ thông tin lớn hơn mạng chuyển mạch kênh rất nhiều
2.2 Ưu nhược điểm của VoIP:
Ưu điểm :
Giá thành rẻ: Đây là ưu điểm nổi bật nhất của VoIP Công nghệ VoIP cho phép gọi điện thoại đường dài hoặc điện thoại ra nước ngoài với giá rẻ nhất hiện nay
Trang 21số liệu và mạng báo hiệu Các tín hiệu thoại, dữ liệu, báo hiệu có thể cùng đi trên một mạng IP Việc này sẽ giảm đáng kể chi phí đầu tư.
Khả năng mở rộng: Hệ thống VoIP có thể được mở rộng thêm nhiều loại dịch vụ, nhiều tính năng mới
Nhược điểm :
Chất lượng dịch vụ: Vốn dĩ các mạng truyền số liệu không được thiết
kế để truyền thoại thời gian thực cho nên việc trễ truyền hay việc mất mát các gói tin hoàn toàn có thể xảy ra và sẽ làm giảm chất lượng dịch vụ
Bảo mật : Do mạng Internet là một mạng hỗn hợp và rộng khắp bao gồm rất nhiều máy tính cùng sử dụng cho nên việc bảo mật các thông tin cá nhân là rất khó
2.3 Các kiểu kết nối sử dụng VoIP:
Computer to Computer: là một dịch vụ được sử dụng rộng rãi trên thế
giới, với một kênh truyền Internet có sẵn Chỉ cần người gọi và người nghe sử dụng chung 1 VoIP service, headphone và microphone thì cuộc đàm thoại là không giới hạn
Computer to Phone: Đây là một dịch vụ thu phí Bạn phải trả tiền để có
1 tài khoản và một phần mềm Với dịch vụ này, một máy tính có thể kết nối với một máy điện thoại thông thường ở bất cứ đâu (tùy thuộc phạm vi cho phép trong danh sách các quốc gia mà nhà cung cấp cho phép) Người gọi sẽ bị tính phí trên lưu lượng cuộc gọi
Ưu điểm: Đối với các cuộc gọi quốc tế, chi phí sẽ giảm nhiều so với cuộc gọi giữa hai máy điện thoại thông thường, dễ sử dụng
Nhược điểm: Chất lượng cuộc gọi phụ thuộc vào kết nối Internet và nhà cung cấp dịch vụ
Phone to Phone: Đây là một dịch vụ có tính phí Bạn không cần kết nối
Internet, chỉ cần 1 VoIP adapter kết nối với máy điện thoại thông thường Lúc này máy điện thoại trở thành IP phone
Trang 22 VoIP server: là máy chủ trung tâm có chức năng định tuyến và bảo mật
cho các cuộc gọi VoIP.Trong mạng H.323 chúng được gọi là gatekeeper.Trong mạng SIP chúng được gọi là SIP server
Thiết bị đầu cuối (End user equipments):
Softphone và máy tính cá nhân
Điện thoại truyền thống với IP adapter Adapter là thiết bị có ít nhất 1 cổng RJ11 (để kết nối với máy điện thoại) và cổng RJ45 (để kết nối với đường truyền Internet hoặc PSTN) IP adapter này có nhiệm vụ giúp cho điện thoại thông thường có thể kết nối được với VoIP server
IP phone: là các điện thoại dùng riêng cho mạng VoIP Các IP phone không cần IP adapter bởi vì chúng đã được tích hợp sẵn bên trong để
có thể kết nối trực tiếp với VoIP server
Trang 23Hình sau mô tả quá trình thực hiện cuộc gọi giữa hai máy IP phone:
Hình 2.2: Quá trình thực hiện cuộc gọi giữa hai máy IP Phone
2.5 Các giao thức báo hiệu sử dụng trong VoIP:
Nguyên lý của VoIP là việc đóng gói dòng tín hiệu audio để có thể truyền đi trên mạng sử dụng giao thức Internet Việc này không những phải đảm bảo tín hiệu
ở nơi thu giống dạng tín hiệu nơi phát, mà còn phải đảm bảo thời gian trễ không quá
150 mili giây Nếu một vài gói truyền bị mất hay trễ thì chất lượng truyền tin sẽ giảm, nghĩa là 2 người sẽ gặp khó khăn trong quá trình giao tiếp thoại Giao thức truyền thoại Internet không được thiết kế cho việc truyền tín hiệu thời gian thực như thế Trong các cuộc thoại cổ điển, những cơ chế trong việc giải quyết những gói bị mất như chờ các gói này đến hay yêu cầu truyền lại, hoặc là xem xét thông tin nhận được có thể hiểu được không nếu thiếu những gói tin này, thì không được quan tâm Những cuộc hội thoại sẽ không được thực hiện tốt do mất đi một vài từ ngữ hay ký
tự, hoặc xảy ra thời gian trễ trong quá trình truyền và nhận
Vấn đề của việc truyền tiếng nói trên cơ sở đóng gói bắt nguồn từ việc cách thức chúng ta nói không tương hợp với cách mạng IP truyền dữ liệu Việc nói và nghe bị ảnh hưởng bởi trễ của dòng tín hiệu, trong khi giao thức Internet được thiết
kế để cắt nhỏ mọi thông tin, gói gọn những bit thông tin vào trong hàng ngàn package, và chuyển những package này theo những đường có thể để đến đích
Trang 24Một kết nối VoIP bao gồm việc truyền một chuỗi tín hiệu giữa 2 đầu cuối
Có nhiều giao thức giúp thực hiện chức năng này:
Hình 2.3: Tầng hoạt động của các giao thức 2.5.1 Giao thức H.323
Khi đề cập đến mạng IP, tiêu chuẩn quốc tế thường được đề cập đến là H.323 H.323 là chuẩn dành riêng cho các thành phần mạng, các giao thức và các thủ tục cung cấp các dịch cụ thông tin Multimedia như: audio thời gian thực, video
và thông tin dữ liệu qua các mạng chuyển mạch gói, bao gồm các mạng dựa trên giao thức IP:
Hình 2.4: Giao thức báo hiệu H.323
Được tổ chức ITU thiết lập với mục đích là phục vụ các cuộc hội thoại đa điểm H.323 nhanh chóng trở thành nền tảng IP cho các thiết bị hội nghị truyền hình Dù có nhiều tranh cãi xung quanh việc sử dụng H.323 hay là SIP và trên thực
Trang 25tế mạng VoIP, H.323 có vai trò thống trị thì trên hệ thống Asterisk, SIP vẫn là sự lựa chọn số 1.
Hai phiên bản của H.323 được hỗ trợ trong Asterisk được hỗ trợ bởi 2
module chan_h323.so và chan_oh323.so (được hỗ trợ cho các bổ sung mở).
H.323 được phát triển bởi ITU từ tháng 5-1996, để hỗ trợ truyền thoại, video,
dữ liệu ,fax… trong mạng IP trong khi vẫn duy trì kết nối với mạng PSTN truyền thống Từ thời điểm đó, H.323 đã có một vài phiên bản với các tính năng bổ sung cho phép nó hoạt động trong một mạng thuần VoIP và các mạng phân bố khác
H.323 được xem như một giao thức có nhiều ưu việt hơn SIP nhưng với các
kỹ thuật khác, đôi lúc sự phức tạp của nó lại là một vấn đề so với sự đơn giản của giao thức SIP
Về khía cạnh bảo mật: H.323 là một giao thức có tính bảo mật tương
đối cao và không cần nhiều bổ sung cho đặc tính bảo mật của mình Vì H.323 sử dụng RTP cho kết nối media, nó không hỗ trợ việc mật mã Việc sử dụng VPN hay các phương pháp tunnel khác giữa đầu cuối là cách thức thông dụng nhất để đảm bảo tính bảo mật Tất nhiên là nó cũng gây ra một vài vấn đề Khi VoIP được sử dụng cho các lĩnh vực đòi hỏi tính bảo mật cao như ngân hàng, đòi hỏi giao thức VoIP phải hỗ trợ một phương pháp mật mã mạnh
H.323 và NAT: H.323 cũng gặp những vấn đề tương tự như SIP khi triển
khai với NAT Phương pháp đơn giản nhất là cho forward những port nhất định qua thiết bị tích hợp NAT đối với các client nội bộ Để tiếp nhận cuộc gọi, TCP port 1720 phải luôn được forward Thêm vào đó, port UDP cho các dữ liệu RTP và RTCP cũng phải được forward Những client cũ như MS Netmeeting cũng yêu cầu forward port TCP cho việc tunnel của giao thức H245 Nếu có một số lượng các client đằng sau thiết
bị có tích hợp NAT, chúng ta phải sử dụng gatekeeper chạy proxy mode Gatekeeper sẽ cần một Interface liên lạc với một mạng IP subnet và mạng Internet H.323 client trên mạng riêng sẽ đăng ký đến gatekeeper, sau đó gatekeeper sẽ gọi cuộc gọi thay mặt cho client Các client bên ngoài
Trang 26muốn gọi bên trong cũng phải thực hiện thủ tục đăng ký đến proxy server.Vào thời điểm hiện tại, Asterisk không thể đóng vai trò gatekeeper, chúng ta phải sử dụng các ứng dụng độc lập như Open H.323 Gatekeeper.
2.5.2 Giao thức khởi tạo phiên SIP :
SIP (Session Initiation Protcol ) là giao thức báo hiệu điều khiển lớp ứng dụng
được dùng để thiết lập, duy trì, kết thúc các phiên truyền thông đa phương tiện (multimedia) SIP được IETF đưa ra trong RFC 2543 Nó là một giao thức dựa trên
ý tưởng và cấu trúc của HTTP (HyperText Transfer Protocol) giao thức trao đổi thông tin của World Wide Web và là một phần trong kiến trúc multimedia của IETF
Sự ra đời của SIP đã giúp phát triển mạnh VoIP Đây là một giao thức thông dụng của VoIP Tất cả các user và doanh nghiệp đều có xu hướng hỗ trợ SIP SIP còn được trông chờ hỗ trợ cả những chức năng không có trong VoIP như video, âm nhạc và các dịch vụ multimedia thời gian thực khác SIP được hỗ trợ bởi module trong Asterisk là chan_sip.so
Giao thức SIP hoạt động trên Lớp Ứng Dụng, sử dụng port 5060 để liên lạc
Nó có thể truyền dữ liệu thông qua lớp vận chuyển UDP hoặc TCP Hiện tại, Asterisk chưa hỗ trợ giao thức SIP thông qua TCP, nhưng rất có thể trong tương lai, Asterisk sẽ hỗ trợ việc này SIP được dung để “ khởi tạo, thay đổi, và kết thúc phiên thông tin chẳng hạn như những cuộc gọi Internet.”
Hình 2.5: Giao thức báo hiệu SIP
Trang 27SIP sử dụng các bản tin mời (INVITE) để thiết lập các phiên và để mang các thông tin mô tả phiên truyền dẫn SIP hỗ trợ các phiên đơn bá (unicast) và quảng bá (multicast) tương ứng các cuộc gọi điểm tới điểm và cuộc gọi đa điểm Có thể sử dụng năm chức năng của SIP để thiết lập và kết thúc truyền dẫn là định vị thuê bao,
khả năng thuê bao, độ sẵn sàng của thuê bao, thiết lập cuộc gọi và xử lý cuộc gọi.
Về khía cạnh bảo mật, SIP sử dụng hệ thống challenge/response để xác nhận user Khởi đầu là câu lệnh INVITE được gởi đến proxy để đến các thiết bị đầu cuối mong muốn Proxy lúc này sẽ gởi đến một gói tin là 407 Proxy Authorization Request, chứa các ký tự được cài đặt một cách ngẫu nhiên thường được gọi là
“nonce” “Nonce” này được sử dụng cùng với password để tạo ra mã MD5 được gởi ngược trở lại cho lệnh INVITE Giả sử mã MD5 phù hợp với mã mà proxy tạo ra, client được xác thực
DoS (Denial of Service) được xem như phương thức tấn công thông dụng nhất trên mạng VoIP Một phiên tấn công DoS sẽ diễn ra khi có một số lượng lớn các lời mời INVITE không hợp lệnh đến proxy server để làm quá tải hệ thống SIP
có một vài phương thức để giảm thiểu tác động của DoS nhưng không thể hoàn toàn phòng ngừa nó
Một lược đồ hỗ trợ tính bảo mật được cài đặt thêm bởi SIP là mật mã phương thức truyền tải (TLS- Transport Layer Security) Nó được sử dụng để thiết lập kết nối giữa người gọi và domain Yêu cầu được gởi một các bí mật đến đầu cuối, dựa trên các chính sách bảo mật của mạng Lưu ý rằng phương thức mật mã không nằm trong khả năng của SIP và phải được kết hợp một cách độc lập
SIP và NAT: Một trong những vấn đề lớn nhất khi triển khai SIP là
truyền tải thông qua lớp NAT Bởi vì SIP mật mã thông tin địa chỉ trong cấu trúc khung của nó NAT ở lớp mạng sẽ không nhận đúng địa chỉ này
và do đó dòng dữ liệu sẽ không được truyền tải đúng như mong muốn Như vậy, các firewall được tích hợp chức năng NAT sẽ loại bỏ các kết nối SIP này
Trang 28 Các thành phần trong mạng SIP:
Hình 2.6: Các thành phần trong mạng SIP
SIP Client: là thiết bị hỗ trợ giao thức SIP như SIP phone, chương
trình chat,… Đây chính là giao diện và dịch vụ của mạng SIP cho người dùng
SIP Server: là thiết bị trong mạng xử lý các bản tin SIP với các chức
năng cụ thể như sau:
• Proxy Server: là thực thể trong mạng SIP làm nhiệm vụ chuyển
tiếp các SIP request tới thực thể khác trong mạng Như vậy, chức năng chính của nó trong mạng là định tuyến cho các bản tin đến đích Proxy server cũng cung cấp các chức năng xác thực trước khi cho khai thác dịch vụ Một proxy có thể lưu (stateful) hoặc không lưu trạng thái (stateless) của bản tin trước đó Thông thường, proxy có lưu trạng thái, chúng duy trì trạng thái trong suốt transaction (khoảng 32 giây)
• Redirect Server: trả về bản tin lớp 300 để thông báo thiết bị là
chuyển hướng bản tin tới địa chỉ khác – tự liên lạc thông qua địa chỉ trả về
• Registrar server: là server nhận bản tin SIP REGISTER yêu cầu
và cập nhật thông tin từ bản tin request vào “location database” nằm trong Location Server
Trang 29• Location Server: lưu thông tin trạng thái hiện tại của người dùng
trong mạng SIP
Bản tin SIP:
Các loại bản tin SIP
Bản tin yêu cầu (Request): được gửi từ client tới server RFC 3261
định nghĩa 6 kiểu bản tin request cho phép UA và proxy có thể xác định người dùng, khởi tạo, sửa đổi, hủy một phiên
uhđặc tính của phiên trước đó.Trong bản tin này có sử dụng SDP để
định nghĩa về các thông số media của phiên Một response thành công
có giá trị 200 được trả lại các thông số mà người được gọi chấp nhận trong phiên media
Bản tin ACK: xác nhận rằng client đã nhận được response cuối cùng
của bản tin INVITE ACK chỉ được sử dụng kèm với bản tin INVITE ACK được gửi từ đầu cuối đến đầu cuối cho response 200 OK ACK cũng có thể chứa phần thân bản tin với mô tả phiên cuối cùng nếu bản tin INVITE không chứa
Bản tin OPTIONS: UA sử dụng request này để truy vấn tới server về
khả năng của nó
Bản tin BYE: UA sử dụng bản tin này để yêu cầu hủy một phiên đã
được thiết lập trước đó
Bản tin CANCEL: cho phép client và server hủy một request, ví dụ
như INVITE Nó không ảnh hưởng tới request đã hoàn thành trước đó
mà server đã gửi response
Bản tin REGISTER: Một client sử sụng REGISTER để yêu cầu
đăng kí vị trí của nó tới AOR (address of record) của người dùng với SIP server
Bản tin đáp ứng (Response): server gửi bản tin SIP đáp ứng (SIP
response) tới client để báo về trạng thái của SIP request mà client gửi trước đó Các SIP response được đánh số từ 100 đến 699, được chia
Trang 32488 Không thể chấp nhận tại đây
Bảng 2.6 Lớp Lỗi Server
Trang 33INVITE sip:bob@proxy.company.com SIP/2.0
Via:SIP/2.0/UDP ph1.company.com:5060;branch=z9hG4bK83749.1From:Alice
<sip:alice@company.com>;tag=1234567To: Bob <sip:bob@proxy.company.com>
Call-ID: 12345601@ph1.company.com
CSeq: 1 INVITEContact: <sip:alice@ph1.company.com>
Content-Type: application/sdpContent-Length:
v=0o=alice 2890844526 28908445456 IN IP4 172.18.193.102
s=Session SDPc=IN IP4 172.18.193.102t=0 0
m=audio 49170 RTP/AVP 0a=rtpmap:0 PCMU/8000
Bản tin Response:
SIP/2.0 200 OK
Via:SIP/2.0/UDP ph1.company.com:5060;branch=z9hG4bK83749.1
Trang 34SIP/2.0 200 OK
From:Alice
<sip:alice@company.com>;tag=1234567To:Bob
<sip:bob@proxy.company.com>;tag=9345678Call-ID: 12345601@ph1.company.com
CSeq: 1 INVITEContent-Length:
v=0o=bob 3800844316 3760844696 IN IP4 172.18.193.109
s=Session SDPc=IN IP4 172.18.193.109t=0 0
m=audio 48140 RTP/AVP 0a=rtpmap:0 PCMU/8000
Ý nghĩa các trường trong bản tin:
Bảng 2.8: Ý nghĩa các trường trong bản tin SIP
Tiêu đề SIP Mô tả
From Thường là AOR(Address of Record) của người gửi Nó bao
gồm SIP hoặc SIPS URI và với tùy chọn tên được hiển thị
To Mô tả người nhận của bản tin SIP, AOR của người nhận
Trang 35Với chức năng forward hay redirect thì không phải là địa chỉ người nhận Trường này giống trường From.
Call-ID
Định nghĩa series của bản tin SIP Call-ID phải được xác định trong mọi bản tin SIP được gửi bởi tất cả các UA trong một dialog
Cseq
Chứa một giá trị nguyên và tên phương thức Trường này dùng để xác định, sắp xếp, đánh dấu chuỗi SIP request trong một dialog Cseq có thể khác nhau giữa bản tin được truyền lại và truyền mới
Via Xác định đường đi được chỉ ra request và các response sẽ
được gửi
Contact Chứa SIP hoặc SIPS URI của UA muốn nhận được SIP
request mới
Allow Liệt kê tập các phương thức SIP được hỗ trợ bởi UA
Supported Liệt kê tập các phần mở rộng của SIP hỗ trợ bởi UA
Require Trường này rất giống như trường Supported nhưng là của
các UA ở xa cần thiết cho một transaction được xử lý
Content-Type Kiểu của phần thân của bản tin SIP (nếu có phần thân)
Content-Length
Kích thước của phần thân bản tin SIP Trường này là bắt buộc khi bản tin SIP được truyền trên TCP
Mô tả hoạt động SIP
Để hiểu rõ hoạt động của SIP, xét một mô hình cuộc gọi SIP điển hình như sau:
Trang 36Hình 2.7: Cuộc gọi SIP điển hình
Hình trên miêu tả một cuộc gọi SIP điển hình diễn ra qua 16 bước:
• Bước 1: User ở UA1 muốn kết nối tới User ở UA2, khi đó UA1 sẽ tạo một bản tin INVITE và gửi đến Proxy có địa chỉ được xác định trước
• Bước 2: Proxy tiếp nhận được yêu cầu của Softphone nhờ Listen trên port 20050/UDP và lập tức trả lời bằng một đáp ứng 100(TRYING) nhằm yêu cầu Client chờ kết nối
• Bước 3: Proxy xem xét yêu cầu INVITE, xác định host mà ở đó User được gọi đang login vào và chuyển tiếp yêu cầu INVITE đến đó
• Bước 4: UA2 sẽ trả lời Proxy bằng một đáp ứng 100( TRYING)
• Bước5: UA2 gửi đáp ứng 180( RINGING) về cho Proxy để báo rằng đang đổ chuông
• Bước 6: Proxy chuyển tiếp 180( RINGING) về UA1
• Bước7: UA1 nhận được 180 lập tức phát âm hiệu RingBack Tone dạng Color Ring dựa vào cấu hình nhạc chuông được thiết lập sẵn
• Bước 8: User được gọi ở UA2 nhấc máy UA2 thông báo cho Proxy tín hiệu nhấc máy bằng 200 (OK)
Trang 37• Bước 9: Proxy chuyển tiếp 200(OK) cho UA1
• Bước 10: UA1 gửi yêu cầu ACK cho Proxy nhằm Confirm rằng nó
đã nhận được 200(OK)
• Bước 11: Proxy chuyển tiếp ACK cho UA
• Bước12: UA1 tạo RTP stream với UA2 và bắt đầu truyền Voice
• Bước 13, 14: Giả sử User ở UA1 gác máy trước, UA1 tạo yêu cầu BYE và gửi đến UA2 thông qua Proxy
• Bước 15, 16: UA2 nhận được yêu cầu BYE của UA1, nó trả lời bằng đáp ứng 200 (OK), đồng thời kết thúc cuộc gọi
So sánh giữa giao thức H.323 và giao thức SIP:
Bảng 2.9 So sánh giao thức H.323 và SIP
Khởi điểm Kế thừa cấu trúc HTTP Kế thừa Q.931, Q.SIG
Server
Proxy ServerRedirect ServerLocation ServerRegistrar Servers
Trang 38cuộc gọi.
Suốt thời gian cuộc gọi
thời gian cuộc gọi và phải giữ trạng thái kết nối TCP Điều này hạn chế khả năng
mở rộng và giảm độ tin cậy
Báo hiệu
Chất lượng dịch vụ
Sử dụng các giao thức khác như RSVP, OPS, OSP để đảm bảo chất lượng dịch vụ
Gatekeeper điều khiển băng thông H.323 khuyến nghị dùng RSVP để lưu dữ tài nguyên mạng
Bảo mật
Đăng ký tại Registrar server, có xác nhận đầu cuối và mã hoá
Chỉ đăng ký khi trong mạng có Gatekeeper, xác nhận và mã hoá theo chuẩn H.235
Định vị đầu cuối
và định tuyến cuộc
gọi
Dùng SIP URL để đánh địa chỉ Định tuyến nhờ
sử dụng Redirect và Location server
Định vị đầu cuối sử dụng E.164 hoặc tên ảo H.323
và phương pháp ánh xạ địa chỉ nếu trong mạng có Gatekeeper Chức năng định tuyến do Gatekeeper đảm nhiệm
Tính năng thoại Hỗ trợ các tính năng của
cuộc gọi cơ bản
Được thiết kế nhằm hỗ trợ rất nhiều tính năng hội nghị, kể cả thoại, hình ảnh
và dữ liệu, quản lý tập trung nên có thể gây tắc nghẽn ở Gatekeeper
Khả năng
Trang 392.5.3 Giao thức IAX ( Inter-Asterisk eXchange):
IAX là một giao thức mở, có nghĩa là mọi người đều có thể download và phát triển nó Phiên bản hiện tại của nó là IAX2, nhưng tất cả các hỗ trợ cho IAX1 không còn tồn tại nữa Vì vậy khi nói đến IAX có nghĩa là IAX2 Trong Asterisk,
IAX được hỗ trợ bởi module chan_iax2.
IAX được phát triển bởi Digium với mục đích giao tiếp giữa các server Asterisk với nhau, vì thế nó được gọi là Inter-Asterisk eXchange IAX là giao thức truyền tải (giống như SIP), sử dụng port UDP 4569 cho cả kênh tín hiệu lẫn dòng
dữ liệu RTP
IAX có khả năng kết hợp nhiều phiên kết nối thành một dòng dữ liệu duy nhất Việc kết hợp này làm tăng khả năng sử dụng băng thông Thêm vào đó việc sử dụng một header chung duy nhất làm giảm thời gian overhead cho mỗi kênh riêng
lẻ Giao thức này thích hợp khi có nhiều kênh kết nối giữa hai đầu cuối
Vì IAX được tối ưu hóa cho thoại, nên trên thực tế nó không ưu việt lắm khi truyền tín hiệu video Tuy nhiên, vì nó là một giao thức mở, nên việc mở rộng dành cho các loại dữ liệu khác ngoài thoại là điều hoàn toàn có thể
Về khía cạnh bảo mật, IAX có khả năng xác nhận user bằng 3 cách như sau:
Plain text
Mã hóa MD5
Mã hóa trao đổi khóa RSA
IAX2 được thiết kế để tương thích với các thiết bị sử dụng giao thức NAT Việc sử dụng duy nhất một port UDP cho cả tín hiệu báo hiệu và truyền dẫn dẫn đến tăng cườg tính năng bảo mật của firewall Điều này làm cho IAX là một trong các giao thức bảo mật tốt nhất cho mạng
2.5.4 Giao thức MGCP
MGCP- Media Gateway Control Protocol được thiết kế để đơn giản hóa thiết
bị đầu cuối Việc thực hiện xử lý đều được tiến hành tại media gateway và call agent Không giống như SIP, MGCP sử dụng cấu trúc tập trung Cuộc gọi MGCP không thể được tiến hành trực tiếp mà phải đi qua controller
Trang 40Asterisk hỗ trợ MGCP qua module chan_mgcp.so và đầu cuối được đinh nghĩa thông qua file cấu hình mgcp.conf Bởi vì Asterisk cung cấp các cuộc gọi cơ
bản nên nó không thể giả lập MGCP phone Nếu có một MGCP phone, chúng ta có thể sử dụng chúng với Asterisk Tuy nhiên không thể xem MGCP phone như một sản phẩm của hệ thống Asterisk vì nó đã có những chuẩn riêng
2.5.5 Các Codec mã hóa trong VoIP:
Các codec có thể hiểu như là các thuật toán được dùng để mã hóa, hoặc nén các tin hiệu âm thanh dạng tương tự thành dạng số
Có nhiều thuật toán codec để thực hiện chuyển đổi tín hiệu analog sang tín hiệu số dạng nhị phân (0,1) như G711, GSM, G729…Ứng với mỗi thuật toán
có những ưu điểm riêng, đặc biệt là việc tối ưu sử dụng băng thông trên đường truyền Mục tiêu cuối cùng là các thuật toán đưa ra phải đảm bảo chất lượng cuộc gọi nhất và tiết kiệm băng thông nhất
2.5.6 Kết nối giữa mạng VoIP và mạng PSTN:
Với sự hình thành và phát triển trên phạm vi thế giới, mạng PSTN đã trở thành mạng viễn thông rộng lớn nhất Mạng VoIP không thể tự bản thân nó tồn tại một cách đơn lẻ trên môi tường Internet mà tách khỏi hệ thống viễn thông toàn cầu Chính việc giải quyết được bài toán kết nối mạng PSTN và mạng VoIP đã đem lại thành công rực rỡ cho mạng VoIP như ngày nay
Dưới đây là một số mô hình cơ bản thể hiện sự kết nối này: