Những kinh nghiệm mới lạ và táo bạo hiếm có của thầy giáo Vũ Khắc Ngọc gửi đến các bạn học sinh đang ôn thi ĐH CĐ sẽ giúp các bạn chuẩn bị tốt hơn cho kì thi quyết định của cuộc đời mình. Không riêng gì môn Hóa, tài liệu này còn hướng dẫn các bạn học sinh cách chọn trường, nghành nghề sao cho phù hợp với năng lực cùng những kinh nghiệm làm bài tốt hầu như tất cả các môn thi trắc nghiệm
Kinh nghiệm ôn tập và làm bài thi ĐH môn Hóa học Lâm Hữu Minh (Chuyển thể từ bài giảng cùng tên của thầy Vũ Khắc Ngọc trên trang hocmai.vn) Thầy Vũ Khắc Ngọc hiện công tác tại Viện Công nghệ sinh học Việt Nam. Là một thầy giáo có kinh nghiệm phong phú, với phong cách giảng bài thân thiện, thoải mái, không chỉ truyền đạt kiến thức chuyên môn mà còn là những kinh nghiệm về thi cử hay những vấn đề đời sống, thầy hiện được rất nhiều học sinh trên khắp cả nước hâm mộ với một biệt danh rất học trò: Sao băng lạnh giá. Vì vậy, bài giảng và tài liệu, luận văn của thầy xuất hiện hầu như trên tất cả các trang web có nội dung nói về môn Hóa học. Xuất phát từ một học sinh yêu thích môn Hóa học và là một fan hâm mộ cuồng nhiệt của thầy Vũ Khắc Ngọc, đồng thời cũng là muốn giúp đỡ các bạn học sinh có thể dễ dàng tiếp thu hơn bài giảng của thầy, tôi quyết định soạn file word này tóm tắt theo nội dung mà thầy Vũ Khắc Ngọc muốn truyền tải để các bạn tiện theo dõi và học tập những kinh nghiệm của thầy. Đây là một số kinh nghiệm của thầy Vũ Khắc Ngọc muốn gửi đến các bạn học sinh muốn có một phương pháp rõ ràng và hiệu quả để chọn nghành nghề phục vụ cho tương lai của mình sau này, một phương pháp để ôn tập khắc sâu kiến thức và các kinh nghiệm làm bài thi Đại học – Cao đẳng môn Hóa học nói riêng và các môn thi trắc nghiệm nói chung. Điều này đặc biệt quan trọng khi Bộ Giáo dục & Đào tạo đã đổi mới kì thi ĐH – CĐ như hiện nay, nghĩa là gộp kì thi tốt nghiệp và thi ĐH – CĐ lại làm một – kì thi Quốc gia THPT – bắt đầu áp dụng từ năm 2015. Thậm chí dù cấu trúc thi có đổi mới thế nào đi nữa, thì những kinh nghiệm của thầy Ngọc vẫn không bao giờ là lỗi thời, bởi vì chúng ta vẫn luôn phải học và thi. Hi vọng với chút công sức nhỏ mọn này của mình, tôi có thể giúp các bạn phần nào trong việc tiếp thu những kinh nghiệm thi cử được đúc rút trong hàng trăm cuộc thi khác nhau mà thầy Vũ Khắc Ngọc đã trải nghiệm và truyền đạt lại cho thế hệ sau. I. Chuẩn bị trước kì thi 1) Chọn trường, nghành nghề phù hợp _ Bất kì nghành nghề nào, nếu bạn có thể đạt đến đỉnh cao của nó thì thu nhập không là vấn đề, vấn đề chỉ là bạn có chuyên tâm với nghề hay không. _ Vì thế, chọn trường, nghành nghề phải có sự lượng sức, biết mình, biết ta. Chỉ trừ trường hợp gia đình có hoàn cảnh lợi thế về một nghành nào đó (bố, mẹ làm giám đốc, hiệu trưởng; làm trong ngân hàng, trang trại,…) thì lúc ấy cần chú ý đến điều kiện của gia đình. _ Nếu đam mê của có thể chiến thắng các điều kiện khác thì chúng ta có thể lựa chọn theo đam mê của mình. Còn nếu chưa có định hướng thực sự rõ ràng hay đam mê lớn, thì bạn hãy nhìn vấn đề đó rộng ra, không vì nghe nói một ngành nào đó trong tương lai có thể thừa nhân sự mà bỏ qua. Chúng ta chọn ngành nghề cho tương lai chứ không phải cho hiện tại. _ Một số nghành có triển vọng gồm: Luật, Môi trường, Năng lượng, quản lí tài nguyên thiên nhiên,… Những nghành áp lực cạnh tranh không lớn có thể dễ dàng vươn đến đỉnh cao của nó. _ Nếu không làm tốt được bước chọn trường và nghành nghề này (ví dụ chọn nghành quá sức mình), thì những bước tiếp theo dưới đây gần như vô nghĩa, bởi vì mục tiêu phù hợp mới có thể đề ra chiến lược học tập đúng đắn. 2. Xây dựng kế hoạch ôn tập phù hợp - khoa học _ Mỗi mục tiêu có một kế hoạch khác nhau. _ Một kế hoạch ôn tập phù hợp phải đảm bảo các điều kiện sau: a) Cân đối giữa các môn học _ Trước hết cần bỏ xuất sắc một môn để chọn giỏi đều những môn cần thiết. Nâng những điểm yếu chứ không nâng những điểm yêu thích, sau khi đạt mức đỗ ĐH, mới quan tâm đến môn yêu thích. b) Cân đối giữa các nội dung của một môn học _ Tùy vào mức điểm mong muốn để quyết định bỏ hay học phần nào của môn học. _ Đối với môn Hóa, cần ôn đều cả lý thuyết và bài tập: + Lý thuyết Hóa luôn có sự xâu chuỗi, liên kết, xuyên suốt toàn bộ chương trình, vì thế nên học theo phương pháp liên tưởng. Nghĩa là khi ôn đến về chất nào đó thì lập tức đặt câu hỏi: chất này là gì? (định nghĩa) Tại sao lại gọi nó bằng cái tên như thế? (nguồn gốc) Làm thế nào để có được chất đó? (điều chế) Có những chất nào khác có tên gọi gần giống hoặc tính chất tương tự như vậy? (suy rộng) Nó khác gì với những chất đó? (phân biệt, nhận biết) Ứng dụng nó như thế nào? Được lợi lộc gì? Bằng cách đó chúng ta sẽ liên tưởng được sang nhiều phần kiến thức khác nhau của môn học, ôn 1 phần có thể ôn được toàn bộ tổng thể chứa phần đó. + Đối với bài tập, ta luyện theo phương pháp tư duy đa chiều: phân tích bài toán dưới các góc độ và hoàn cảnh khác nhau, giải bài toán bằng nhiều cách. Không chọn bài tập đã được phân dạng phương pháp mà chọn bài tập bất kì trong đề thi, hay dạng bài tập tổng hợp để phân tích, nhận biết dấu hiệu giải toán. 3. Sự lặp lại kiến thức trong đề thi _ Dạng bài tập, lý thuyết có thể lặp lại đến 20% trong đề thi những năm gần nhau, do đó nên luyện bằng đề thi các năm gần đây và bộ đề thi tự luyện của bộ Giáo dục. II. Chuẩn bị ngay trước kì thi _ Đây là khoảng thời gian “nước rút”: sau khi thi tốt nghiệp và trước khi thi ĐH. _ Cần làm sao cho đỉnh cao phong độ của mình rơi đúng vào ngày thi, tinh hoa kiến thức “phát tiết” hết trong giờ thi. _ Vì vậy có một số điều cần chuẩn bị như sau: 1. Khi ôn tập _ Không nên học căng thẳng, trối chết vào lúc này (nếu không sẽ giống như cơn nước lũ hung dữ ập vào với sức mạnh để trôi đi cũng rất nhanh chóng). Học một cách nhẹ nhàng và ăn ngủ, sinh hoạt điều độ. _ Rèn luyện cho nhịp sinh học của cơ thể khớp với giờ thi. _ Đối với môn thi trắc nghiệm: + Chú trọng học lý thuyết, không học ngấu nghiến nhưng cũng tương đối nhiều, nhưng phải là trước kì thi 1 tháng. Học dãn ra với phong cách thong thả: xem bài giảng của thầy như xem phim, đọc sách như đọc tiểu thuyết, thấy chán môn nào thì chuyển ngay sang học môn khác (tránh tình trạng mệt mỏi). + Bài tập cũng không cần phải làm, mà chỉ đọc lại cách giải của những bài tập đã làm. 2. Khi đi nhận phòng thi _ Phải có phong thái tự tin với chính bản thân mình và không khí thi xung quanh. _ Làm quen với những bạn ngồi cùng phòng, nhất là ngồi gần nhằm tạo không khí cởi mở, vui vẻ và đánh giá được năng lực của từng “đối thủ”, phân loại được trình độ của từng thí sinh trong phòng. Việc làm này chuẩn bị cho mục đích “lợi dụng” mà ta sẽ áp dụng đối với “bọn nó” trong khi thi. Bởi vì phải tránh hành vi quay cóp để lại “tang chứng, vật chứng” (như giấy nháp, điện thoại,…) mà bí lắm chỉ được hỏi bài nhỏ bằng miệng đối với bạn nào học giỏi ngồi gần mà đã biết trước. Và tránh để giám thị nhắc nhở lần thứ 3 (vì đây là lần đánh dấu bài). _ Cần hiểu rằng, người ta cũng đánh giá mình như mình đánh giá họ, do đó hãy cố gắng tỏ ra mình giỏi. 3. Kinh nghiệm làm bài thi trắc nghiệm a) Nháp bài _ Không được trống chỗ nào nháp vào chỗ ấy. Xoay ngang giấy nháp (giấy A4) để nháp, quy định phần giấy nháp cố định được nháp cho mỗi bài và đánh dấu ranh giới rõ ràng, để khi cần kiểm tra lại biết được đã làm đến đâu. _ Các số liệu tính được có thể ghi luôn vào đề, tương ứng với vị trí của chất mang số liệu đó để dễ tra cứu (ý kiến của tôi). b) Phân phối thời gian làm bài _ Không được cầu toàn quá mức, tức là làm rất cẩn thận với khoảng 2 1 số câu đầu đến nỗi mất thời gian cho số còn lại. _ Làm đến đâu chắc đến đó, nhưng phải có chừng mực, kiên quyết bỏ qua câu hỏi nếu đã quá thời gian quy định cho câu đó (VD: 1 phút làm 1 câu lý thuyết và 1,5 phút cho 1 câu bài tập) mà chưa làm xong. (Đối với thi tự luận như môn Toán, cần quan tâm viết chữ rõ ràng, ngay ngắn; trình bày vừa đủ (bằng cách xem tham khảo hướng dẫn chấm của Bộ); trình bày có thứ tự, hạn chế tình trạng bài làm đứt đoạn). _ Bằng mọi biện pháp, thủ đoạn để chiến thắng. Lợi dụng tâm lý trao đổi, cung cấp cho “đối thủ” hướng làm của mình (nếu có yêu cầu) để được nhắc bài, sao cho đối phương không biết rằng phần mình nhắc hắn không dùng tới, thường là cho đối phương bài dễ để được bài khó. _ Chia bài thi làm 4 lượt giải quyết: + Lượt 1: làm lý thuyết. Thời gian làm nhanh (có thể làm được 10 - 15 câu chỉ trong 10 phút) đồng thời qua đó có thể tìm được cơ sở cho những câu bài tập ở các lượt sau. + Lượt 2: làm những câu “cho không” (chiếm từ 2 - 3đ). Đó là những câu biết được công thức hay quy trình bấm máy ngay sau khi đọc đề (có thể đã từng làm rồi). + Lượt 3: làm những bài tập “có vẻ” làm được. Đó là những câu đã biết dấu hiệu, phương pháp giải nhưng chưa chắc có thể tính ra kết quả. Xong lượt này, đến 90% đề thi đã được “đụng đến”, 70% hoàn chỉnh. + Lượt 4: làm những gì còn lại - “có vẻ” không thể làm được. Lúc này nên “giở thủ đoạn”. “Thủ đoạn” chính quy bao gồm các phương pháp: khoảng giá trị, xấp xỉ, thử đáp án, so sánh theo xác suất, sử dụng tỉ lệ đáp án 1:1:1:1::: ≈DCBA để cân bằng. “Thủ đoạn” không chính quy chính là phụ thuộc vào bạn bè xung quanh. _ Nên làm hữu cơ trước vì các dạng bài thường tương tự nhau (về các chất, dấu hiệu, phương pháp) nhiều hơn vô cơ. Làm theo nhóm thì các câu sẽ hỗ trợ được cho nhau nhiều hơn. Cách làm này cần được thực hiện riêng đối với mỗi lượt làm bài trên, đặc biệt việc chọn làm hữu cơ hay vô cơ trước phải được cố định giống nhau trong mỗi lượt. c) Kỹ năng luyện đề _ Điều kiện và mục đích: + Chỉ nên bắt đầu luyện đề khi đã học được khoảng 80% kiến thức. + Đảm bảo đề phải chuẩn, sát kì thi; thái độ luyện đề nghiêm túc. + Luyện đề để rà soát lại kiến thức, nghĩa là phải học lại ngay những phần kiến thức bị hổng hay chưa nắm chắc, thông qua cấu trúc đề. + Thông qua luyện đề quy định được khoảng thời gian phù hợp nhất với mình để giải quyết đối với mỗi câu, mỗi phần trong đề thi; biết được trình tự làm từng phần. Tìm cách tăng số câu làm được ở 3 lượt đầu lên và giảm số câu ở lượt 4 đi. + Rèn luyện bản lĩnh, độ “liều” của bản thân, bằng cách tạo không khí như thi thật, dám dùng “thủ đoạn”, làm quen với những phương pháp không chính quy, làm hết 50 câu. + Không luyện trong 90 phút như thi thật (vì có gần 10 phút tô đáp án, và một vài yếu tố cản trở khác), chỉ dùng tối đa 80 phút. _ Nguyên tắc: thi thử như thi thật. Làm quen với cảm giác “shock vì học dốt”, bất kể mức điểm mong muốn thấp đến đâu. Trên đây là những kinh nghiệm của thầy giáo toàn tài Vũ Khắc Ngọc muốn gửi đến các bạn. Hi vọng sau khi đọc bài viết này, chúng ta sẽ chọn được nghành nghề phù hợp nhất với bản thân mình, rút ra được phương pháp học tập đúng đắn và hiệu quả để đạt được điểm cao trong kì thi sắp tới. Chúc các bạn ôn tập và thi tốt! . mình sau này, một phương pháp để ôn tập khắc sâu kiến thức và các kinh nghiệm làm bài thi Đại học – Cao đẳng môn Hóa học nói riêng và các môn thi trắc nghiệm nói chung. Điều này đặc biệt quan. nội dung của một môn học _ Tùy vào mức điểm mong muốn để quyết định bỏ hay học phần nào của môn học. _ Đối với môn Hóa, cần ôn đều cả lý thuyết và bài tập: + Lý thuyết Hóa luôn có sự xâu chuỗi,. Kinh nghiệm ôn tập và làm bài thi ĐH môn Hóa học Lâm Hữu Minh (Chuyển thể từ bài giảng cùng tên của thầy Vũ Khắc Ngọc trên trang hocmai.vn) Thầy Vũ Khắc Ngọc hiện công tác tại Viện Công