Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
694,5 KB
Nội dung
A. PHẦN MỞ ĐẦU Hà Nội là trung tâm lớn về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Sự phát triển của Thủ đô trong thời kỳ đổi mới, giao lưu hội nhập quốc tế, đặt ra với Hà Nội là vấn đề giao thông và an toàn giao thông (ATGT). Những bất cập của giao thông Thủ đô cũng như tình trạng mất an toàn giao thông đã ảnh hưởng lớn cho xã hội và hệ luỵ không nhỏ cho lớp học sinh, sinh viên - một lực lượng đáng kể tham gia giao thông hàng ngày trên đường phố. Hiện tượng học sinh phổ thông vi phạm pháp luật đảm bảo trật tự ATGT là nỗi trăn trở đối với những người làm công tác giáo dục. Làm thế nào để học sinh Thủ đô có lại được phong cách người Tràng An thanh lịch? Làm thế nào các em biết sống có kỷ cương, văn minh trong thời hiện đại? Đây là những vấn đề cần phải giải quyết cấp bách đối với ngành Giáo dục và Đào tạo nói chung và ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô nói riêng. Trong thực tế, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã luôn luôn quan tâm đến nội dung giáo dục đạo đức, pháp luật, truyền thống lịch sử Thủ đô và phong cách người Hà Nội cho học sinh các cấp. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến công tác chỉ đạo giáo dục ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ cho học sinh phổ thông. Tuy nhiên, những năm gần đây, tình trạng học sinh vi phạm Luật giao thông đường bộ vẫn thường xuyên xảy ra; Theo con số thống kê của Công an Thành phố, số vụ vi phạm Luật giao thông đường bộ của HSSV chiếm 1/5 số vụ vi phạm hàng tháng trên địa Thành phố. Đây là con số báo động về tình trạng mất an toàn giao thông. Trong đó, chỉ tính riêng tháng 9 – Tháng An toàn giao thông, học sinh các trường phổ thông của Hà Nội năm 2008 có tới 408 vụ, năm 2009 còn 215 vụ, năm 2011 là 25 vụ vi phạm an toàn giao thông. Các lỗi vi phạm chủ yếu là đi sai làn đường, chưa đủ điều kiện đi xe máy, phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ và không đội mũ bảo hiểm… Qua sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện ATGT của các nhà trường hàng tháng cũng như thực tế kiểm tra, rà soát các đơn vị trọng điểm về giáo dục ATGT, 1 phần lớn học sinh đã có ý thức tự giác chấp hành và tuyên truyền thuyết phục các bạn thực hiện những quy định khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là còn một bộ phận nhỏ học sinh chưa có ý thức tự giác chấp hành, còn có hành vi vi phạm các quy định của Luật giao thông đường bộ, chưa thực hiện tốt Văn hoá giao thông trên đường phố, tụ tập dưới lòng đường gây ách tắc giao thông, đi thành hàng hai, hàng ba, lạng lách, đánh võng… Xác định rõ vai trò của việc giáo dục học sinh thực hiện nghiêm túc Luật giao thông đường bộ có tác dụng tích cực trong công tác giáo dục toàn diện học sinh, chúng tôi đã tích cực tìm ra các giải pháp xử lý hiệu quả nhất khi học sinh vi phạm pháp luật đảm bảo trật tự ATGT; Từ đó nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành Luật của học sinh khi tham gia giao thông. Giúp các em biết coi việc chấp hành mọi quy định trong các điều luật giao thông là trách nhiệm, nghĩa vụ của mình, góp phần giải tỏa ùn tắc giao thông và làm giảm thiểu tai nạn giao thông trên các tuyến đường của Thành phố. Với mục tiêu: tạo sự chuyển biến trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố. Thực hiện tốt cuộc vận động "Học sinh sinh viên Thủ đô gương mẫu thực hiện và vận động gia đình chấp hành nghiêm túc Luật Giao thông". Từ những trăn trở của người làm công tác giáo dục đối với đạo đức học sinh, từ trách nhiệm của người làm công tác quản lý đối với khó khăn cần tháo gỡ của Ngành, tôi mạnh dạn đưa ra những phương án cụ thể để giải quyết vấn đề qua đề tài: Xử lý tình huống học sinh phổ thông Thủ đô vi phạm Luật giao thông đường bộ. Rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý chân thành của các thầy cô và anh chị em đồng nghiệp để công tác giáo dục pháp luật, đạo đức, nếp sống cho học sinh sinh viên của chúng tôi đạt hiệu quả tốt đẹp. 2 B. PHẦN NỘI DUNG I. DIỄN BIẾN CỦA TÌNH HUỐNG. Mặc dù ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có nhiều biện pháp quyết liệt để chấn chỉnh việc học sinh vi phạm Luật giao thông đường bộ nhưng đến nay tình trạng học sinh phổ thông đi xe máy khi chưa đủ điều kiện, kẹp ba, bốn, không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, không tuân thủ tín hiệu giao thông… vẫn xảy ra. Tại một số tuyến phố trọng điểm, nơi hay xảy ra ùn tắc giao thông vì có cổng trường gần đường giao thông như các trường THPT Quang Trung (quận Đống Đa), Trần Phú (Hoàn Kiếm), Phan Đình Phùng (Ba Đình)…, hiện tượng học sinh vi phạm như trên vẫn gây nhức nhối. Sau đây là một số hình ảnh chúng tôi đã phối hợp với Cảnh sát giao thông Công an Thành phố Hà Nội ghi lại để chứng minh: Hành vi bất chấp pháp luật của một số học sinh tại một số trường vẫn diễn ra hàng ngày, hàng giờ: Học sinh trường THPT Nguyễn Tất Thành (quận Cầu Giấy, Hà Nội) 3 Trước cổng trường THPT Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Học sinh trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Cầu Giấy 4 Một thống kê cho thấy, trong các đợt kiểm tra, xử lý hành chính các trường hợp sai phạm ở Hà Nội gần đây, có khoảng 20% đối tượng vi phạm giao thông là học sinh phổ thông. Các lỗi vi phạm của học sinh, sinh viên cũng hết sức đa dạng: điều khiển xe mô tô phóng nhanh, vượt ẩu, chở quá số người quy định, đi vào đường cấm, đường ngược chiều, đi dàn hàng ngang trên phố gây cản trở giao thông; không có đăng ký, biển số, giấy phép lái xe, vượt đèn đỏ. Một số học sinh còn tự ý thay đổi màu sắc, nhãn mác, lắp hệ thống đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn trang trí mô tô sai quy định, lắp còi sai âm lượng, tụ tập thành nhóm đi tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, đi xe mô tô, xe đạp một bánh, quẹt chân chống xuống nền đường nhựa, đùa nghịch gây rối trật tự trên phố Đã có không ít tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra và chuyện vi phạm giao thông của học sinh, sinh viên không còn là chuyện về ý thức, đạo đức của riêng các em. Trách nhiệm của ai? Thầy Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức, cho rằng: “Phần lớn những học sinh vi phạm Luật Giao thông là những em chưa ngoan. Những em này thường viện lý do nhà cách xa trường để đi xe máy. Các em thường gửi xe ở ngoài trường nên nhà trường không quản lý được. Nhà trường cũng tìm đến các điểm trông giữ xe xung quanh trường để trao đổi về tình trạng này nhưng họ đã “phản ứng gay gắt”. Để giải quyết tình trạng trên, Sở Giáo dục và Đào tạo và Công an Thành phố Hà Nội đã ký Kế hoạch Liên ngành 153/KHLN/CATP-SGD&ĐT ngày 28/8/2010 về tuyên truyền giáo dục pháp luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong các trường học và các cơ sở giáo dục; Quy chế phối hợp số 167/QCPH/SGD&ĐT-CA TP, ngày 15/9/2010 về việc thực hiện công tác đảm bảo an ninh, trật tự an toàn trường học. Từ đó, hai ngành triển khai thực hiện nghiêm túc công tác đảm bảo trật tự ATGT, an ninh, an toàn trường học. Trên cơ sở, các văn bản đã được ký kết, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp chặt chẽ với Công an Thành phố đưa ra nhiều biện pháp cụ thể như : Bí mật quay camera ghi hình học sinh đi xe máy vi phạm quy định đảm bảo trật tự ATGT; gửi 5 danh sách học sinh vi phạm đã được ghi lại về trường yêu cầu xử lý. Từ đó chỉ đạo nhà trường có học sinh vi phạm thực hiện biện pháp xử lý đúng người, đúng tội. Một trong những giải pháp trọng tâm của Chính phủ được đề cập trong Nghị quyết 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 về tăng cường thực hiện các giải pháp đảm bảo trật tự ATGT vừa ban hành là: Đẩy mạnh công tác giáo dục an toàn giao thông trong trường học. Theo đó, Chính phủ chỉ đạo: - Bộ Giáo dục và Đào tạo: Tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kiến thức an toàn giao thông trong trường học; triển khai chương trình giảng dạy về an toàn giao thông vào các trường sư phạm để đào tạo đội ngũ giáo viên có kiến thức và phương pháp giáo dục hiệu quả về an toàn giao thông. Có phương án đưa giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông vào chương trình chính khóa trong các cấp học; tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các tiêu chí văn hóa giao thông trong từng cấp học từ năm học 2012. - Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các trường học phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh thường xuyên nhắc nhở, giáo dục con em mình tự giác chấp hành quy tắc giao thông, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe môtô, xe gắn máy, không điều khiển xe môtô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe; hiệu trưởng các trường phải kiên quyết xử lý kỷ luật đối với học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe điều khiển xe môtô, xe gắn máy. - Bộ Công an huy động các lực lượng cảnh sát trật tự, cảnh sát cơ động, công an xã tăng cường phối hợp kiểm tra phát hiện và xử phạt nghiêm đối với người điều khiển, người ngồi trên xe môtô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở trẻ em không đội mũ bảo hiểm; HSSV chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe điều khiển xe môtô, xe gắn máy. 6 II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG. 1. Cơ sở lý luận và pháp lý. Trong đời sống xã hội, pháp luật giữ một vai trò đặc biệt quan trọng, pháp luật là phương tiện không thể thiếu để bảo đảm cho sự tồn tại, phát triển của xã hội. Việc giáo dục ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội, thế giới tự nhiên hay ý thức chấp hành pháp luật là điều vô cùng quan trọng, mang tính chất sống còn đến sự tồn tại và phát triển của xã hội. Giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông chính là một phần của việc giáo dục ý thức trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội của mỗi người. Việc hình thành ý thức chấp hành pháp luật nói chung và ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông nói riêng đối với mỗi người đều bắt đầu từ những nhận thức ban đầu do quan sát, tiếp xúc, cùng với sự giáo dục dần dần hình thành. Mục tiêu của giáo dục ATGT cho Học sinh sinh viên (HSSV) của ngành Giáo dục và Đào tạo nhằm đạt được hai yêu cầu cơ bản là có được các hiểu biết cơ bản để phòng, tránh tai nạn và có ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông. Với Cần ngăn chặn học sinh phổ thông vi phạm Luật Giao thông đường bộ ! 7 mục tiêu đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Chỉ thị 52/2007/CT-BGDĐT ngày 31 tháng 7 năm 2007 về tăng cường công tác giáo dục ATGT trong các cơ sở giáo dục. Nội dung Chỉ thị quy định: Mỗi học sinh, sinh viên cam kết gương mẫu thực hiện và vận động gia đình chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông như: không đi mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi quy định, khi chưa có giấy phép lái xe; không đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, chở quá số người quy định khi điều khiển các phương tiện giao thông; đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng phương tiện mô tô, xe gắn máy. Tại Công văn số 5734/BGDĐT–CTHSSV ngày 19/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc đẩy mạnh công tác giáo dục ATGT trong trường học, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật cho HSSV trong năm học 2011 – 2012 cũng đã đề cập đến nội dung yêu cầu các cơ sở giáo dục nhắc nhở học sinh, sinh viên chấp hành nghiêm túc các quy định của Luật giao thông, đặc biệt là các quy định: - Không vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông; - Không chở quá số người quy định; không đi xe: lạng lách, đánh võng, đi dàn hàng ngang dưới lòng đường, vượt đèn đỏ,…; không tụ tập dưới lòng đường gây cản trở giao thông; không đua xe hoặc cổ vũ đua xe trái pháp luật; - Không điều khiển mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi và chưa có giấy phép lái xe; - Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; - Đi bộ qua đường đúng nơi quy định; an toàn khi qua ngang đường sắt; an toàn đò ngang. Nói như vậy để thấy những quy định của ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai nội dung chỉ đạo của Quốc Hội, của Chính phủ là rất cụ thể với những yêu 8 cầu sát thực tiễn. Điều đó đặt ra đối với các cơ sở giáo dục phải triển khai chi tiết đến học sinh sinh viên thậm chí đến cả cha mẹ học sinh. 2. Mục tiêu phân tích. Phân tích vấn đề học sinh phổ thông vi phạm pháp luật đảm bảo trật tự ATGT còn tái diễn, bất chấp những quy định nghiêm ngặt của pháp luật nói chung của ngành Giáo dục và Đào tạo nói riêng nhằm mục tiêu: - Trong các nhà trường: các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể trong trường và cán bộ, giáo viên, HSSV có chuyển biến thực sự trong nhận thức về tầm quan trọng của công tác giáo dục ATGT. - Trong cha mẹ học sinh: thấy rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc giáo dục, quản lý con em sử dụng phương tiện khi tham gia giao thông. - Trong học sinh: có ý thức chấp hành các quy định về ATGT. Không đi xe máy khi chưa đủ điều kiện; sử dụng phương tiện giao thông công cộng để đến trường; tích cực trong việc tham gia tình nguyện giữ gìn trật tự ATGT khu vực cổng trường và trên địa bàn nơi trường đóng. - Các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương: xác định rõ vai trò của mình trong việc phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện hiệu quả công tác giáo dục ý thức thực hiện pháp luật cho học sinh; góp phần giảm ùn tắc giao thông cổng trường; tác động mạnh mẽ đến ý thức chấp hành quy tắc giao thông cho cộng đồng. 3. Nội dung phân tích. Để giải quyết vấn đề an toàn giao thông quốc gia, nhiều nước trên thế giới rất coi trọng công tác giáo dục về ATGT cho học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Trong khi đó ở Việt Nam, nhiều học sinh chưa đến tuổi cấp phép lái xe đã được bố mẹ tậu xe phân khối lớn để đi học. Không ít học sinh sinh viên là đối tượng tham gia đua xe tốc độ gây tai nạn chết người. 9 Ngày nay, việc cha mẹ mua sắm cho con chiếc xe máy đi học không còn là gánh nặng kinh tế đối với nhiều gia đình, kể cả ở nông thôn. Điều đáng trách là nhiều phụ huynh đã chiều theo ý thích của con, cho con sử dụng xe máy khi chưa đủ tuổi được pháp luật cho phép. Bắt gặp thường nhật trên đường phố là hình ảnh những học sinh vai khoác túi đựng sách vở, tóc nhuộm vàng hoe, trên người vẫn mặc những bộ đồng phục ngang nhiên điều khiển xe máy đến trường. Tình trạng khi tan trường, HS “túm năm, tụm ba”, dừng đỗ xe dưới lòng đường; đi xe đạp xe máy dàn hàng ngang thậm chí một xe kẹp ba, kẹp bốn, lạng lách, đánh võng, xảy ra thường xuyên. Một số em còn tự ý lắp hệ thống đèn chiếu sáng, đèn soi biển số, đèn trang trí sai quy định, lắp còi sai âm lượng, tụ tập thành nhóm đi tốc độ cao, đùa nghịch trên phố. Học sinh sử dụng xe gắn máy khi chưa đủ tuổi là vấn đề rất đáng lưu tâm, bởi thực tế không ít vụ tai nạn giao thông xảy ra, trong đó người gây tai nạn và nạn nhân thuộc nhóm đối tượng này. Trước tình trạng này, năm học 2010 – 2011, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã xây dựng mô hình điểm triển khai các biện pháp đảm bảo trật tự ATGT tại 05 trường THPT Việt Đức, Trần Phú, Phan Đình Phùng, Kim Liên, Quang Trung (Đống Đa); năm học 2011 – 2012 tiếp tục thực hiện mô hình điểm mở rộng giai đoạn 2 trên tất cả các trường THPT, Trung cấp Chuyên nghiệp và Cao đẳng; Trung tâm GDTX trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình. Công tác thực hiện được triển khai quyết liệt. Trong đó, chú trọng vấn đề học sinh chưa đủ điều kiện không được đi xe máy tham gia giao thông. Tuy nhiên, để đối phó với việc các điểm giữ xe trong trường không cho phép học sinh mang xe máy vào trong khu vực trường gửi, các điểm giữ xe tư nhân xung quanh nhà trường trở thành nơi giúp học sinh giải quyết phiền toái. Họ sẵn sàng phục vụ các “thượng đế”; giá cao học sinh vẫn phải chấp nhận; dù biết đây là việc làm trục lợi bất chính. Chủ trương không cho phép học sinh đi xe máy tới trường vừa góp phần ổn định trật tự xã hội, vừa an toàn cho con em mình nên phần lớn phụ huynh đồng tình. Nhưng bên cạnh đó, một bộ phận cha mẹ học sinh vẫn cho phép con em mình đi xe máy và gửi xe bên ngoài trước khi vào lớp. 10 [...]... nhân văn của pháp luật Đối với học sinh, vi c xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm ATGT nói chung và hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ nói riêng cũng có ý nghĩa 12 giáo dục sâu sắc Do vậy, xử lý tình huống học sinh các nhà trường phổ thông vi phạm ATGT nhằm đạt được những mục tiêu: - Giảm thiểu tình trạng học sinh đi xe máy tham gia giao thông khi chưa đủ điều kiện; tạo hành lang thông thoáng cho... luật về trật tự an toàn giao thông đối với học sinh trong nhà trường - Thúc đẩy sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, các đoàn thể xã hội và cha mẹ học sinh Với mục tiêu ấy, vi c học sinh phổ thông còn vi phạm Luật giao thông đường bộ còn yêu cầu những nhà quản lý giáo dục như chúng ta phải tìm ra những phương án giải quyết hiệu quả, hợp lý nhất 2 Các phương án xử lý tình huống. .. có tình huống phải xử lý học sinh vi phạm Luật giao thông đường bộ Bởi hàng ngày, hàng giờ các em phải tham gia giao thông đến trường, đi học thêm, đi chơi… Các em cũng có những nhu cầu thể hiện mình Chỉ có điều ở mỗi em bản lĩnh kiềm chế tác động xã hội đến đâu, tác dụng răn dạy của nhà trường với em đến mức nào mà thôi Chính vì vậy, phải xác định vấn đề học sinh vi phạm Luật giao thông đường bộ là... Gặp gỡ, tìm hiểu học sinh Ngoài giờ học Giáo vi n có uy tín với học sinh để nắm bắt tinh thần, thái và học sinh 16 độ học sinh 6 BCĐ (cấp quản lý) ; Ban giám xử lý vi phạm Đưa hình hiệu, đại điện Đoàn thanh niên, thức xử lý theo quy định đối đại diện Cha mẹ HS, Đại diện với từng đối tượng 7 Thành lập Hội đồng xét xử, Theo thời điểm GV chủ nhiệm, giáo vi n dạy bộ Công bố kết quả xử lý tại Theo thời điểm... loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông - Ban hành kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan quản lý cấp trên chỉ đạo các nhà trường quy định như sau: * Đối với học sinh vi pham: - Vi phạm lần 1: Hạ 01 bậc hạnh kiểm 01 học kỳ; Khiển trách - kiểm điểm và mời gia đình đến cam kết; - Đã biết lỗi nhưng vẫn vi phạm. .. các cấp quản lý giáo dục: cần coi trọng công tác giáo dục ý thức công dân, ý thức chấp hành pháp luật đối với học sinh, sinh vi n Bộ Giáo dục và Đào tạo cần điều chỉnh nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho phù hợp với nhiệm vụ và yêu cầu giáo dục trước mắt Có thể xem xét vi c đưa vào giảng dạy các tình huống giao thông đã được phát trên chương trình “Tôi yêu Vi t Nam” của... tuổi học không có giấy phép lái xe; tổ chức tập huấn Luật Giao thông đường bộ cho các cán bộ đoàn cấp cơ sở; tổ chức tọa đàm, hội thảo, hội thi về văn hóa giao thông; đoàn vi n, thanh niên thực hiện nghiêm túc Luật giao thông đường bộ Đối với nhà trường cần đa dạng hoá các giờ sinh hoạt ngoại khoá của học sinh nhằm thu hút sự tham gia tích cực của các em; trong đó có các hoạt động về tuyên truyền, phổ. .. tổ chức học luật và sát hạch cấp giấy phép lái xe tại trường đối với những học sinh đủ tuổi Cần coi ý thức chấp hành pháp luật về giao thông như một trong những tiêu chí cơ bản để đánh giá ý thức rèn luyện đạo đức của học sinh; có quy định cụ thể mức xử lý khi học sinh vi phạm ATGT Cần đưa kết quả giáo dục ý thức pháp luật thành một tiêu chí quan trọng trong vi c đánh giá kết quả dạy và 18 học của... nói riêng và cho cộng đồng nói chung C KẾT LUẬN 19 Xử lý nghiêm minh – theo quy định của Điều lệ và Quy chế đối với hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ của học sinh phổ thông thực chất là công đoạn cuối cùng trong quá trình dạy học không thành công của người thầy Đây là một thực tế mà người giáo vi n tâm huyết luôn trăn trở, người cán bộ quản lý giáo dục luôn đau đáu một nỗi niềm Nói như vậy để... khu vực đô thị, nhiều trường học nằm trong các khu dân cư, đường ngõ nhỏ hẹp, không có sân hoặc khu vực dành cho phụ huynh đưa đón học 11 sinh, khó tổ chức được giao thông để tránh ùn tắc Đối với các khu vực ngoài đô thị, nhiều trường học nằm cạnh các tuyến quốc lộ, các điểm nút giao thông nên rất khó khăn trong vi c bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nhất là vào giờ học sinh đến trường và tan học Ví . pháp luật. Đối với học sinh, vi c xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm ATGT nói chung và hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ nói riêng cũng có ý nghĩa 12 giáo dục sâu sắc. Do vậy, xử lý tình. phương án xử lý tình huống. Trên thực tế, trong mỗi nhà trường đều có thể có tình huống phải xử lý học sinh vi phạm Luật giao thông đường bộ. Bởi hàng ngày, hàng giờ các em phải tham gia giao thông. ra những phương án cụ thể để giải quyết vấn đề qua đề tài: Xử lý tình huống học sinh phổ thông Thủ đô vi phạm Luật giao thông đường bộ. Rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý chân thành của các