Nội dung nghiên cứu (Liệt kê và mô tả những nội dung cần nghiên cứu, nêu bật được những nội dung mới và phù hợp để giải quyết vấn đề đặt ra, kể cả những dự kiến hoạt động phối hợp để chuyển giao kết quả nghiên cứu).
Trang 1Chuyên đề
QUY TRÌNH LẬP DỰ TOÁN CÁC CUỘC ĐIỀU TRA THỐNG KÊ CÓ SỬ
DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
MỤC LỤC
Tổng cục Thống kê là cơ quan giúp Chính phủ ban hành các chỉ tiêu thống
kê quốc gia, chế độ báo cáo thống kê cơ sở, chế độ báo cáo thống kê tổng hợp, chương trình điều tra thống kê dài hạn hàng năm và các cuộc Tổng điều tra thống
kê theo quy định của pháp luật , để thực hiện được tốt chức năng nhiệm vụ của mình một trong những vấn đề quan trong để đáp ứng được yêu cầu là phải tổ chức các cuộc điều tra, để các cuộc điều tra đạt được kết quả tốt thì phải có kinh phí để trang trải, để phục vụ cho các nhiệm vụ phát sinh Do đó một khâu vô cùng quan trọng, đóng vai trò quyết định cho các cuộc điều tra đó là kinh phí để phục vụ cho các cuộc điều tra, để có đủ kinh phí phục vụ cho các cuộc điều tra thì phải xây dựng được dự toán sát với thực tế, công việc phát sinh và các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành
1 Căn cứ để xây dựng dự toán
Căn cứ vào hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia và chế độ báo cáo thống kê tổng hợp của Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị các cuộc điều tra thống kê do Tổng cục Thống kê dự kiến tiến hành trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chương trình điều tra thống kê quốc gia dài hạn và hàng năm
Chương trình điều tra thống kê quốc gia bao gồm danh mục các cuộc điều tra, thời hạn điều tra, phân công thực hiện và các điều kiện bảo đảm thực hiện việc điều tra Chính phủ quy định việc tiến hành các cuộc điều tra ngoài chương trình điều tra thống kê quốc gia
Tổng cục Trưởng Tổng cục Thống kê trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định các cuộc điều tra thống kê và duyệt danh mục các cuộc điều tra hàng năm của Tổng cục Thống kê
Tổng cục Trưởng Tổng cục Thống kê là người quyết định điều tra thống
kê, quyết định phương án điều tra thống kê Mỗi cuộc điều tra có một phương án
Trang 2điều tra riêng và được Vụ thống kê phương pháp chế độ và Công nghệ thông tin thẩm định
Mỗi cuộc điều tra thống kê đều có một phương án điều tra riêng, phương
án điều tra thống kê là một loại văn bản được xây dựng trong bước chuẩn bị điều tra, quy định rõ về những vấn đề cần giải quyết hoặc cần tìm hiểu thống nhất trước, trong và sau khi tiến hành điều tra Nội dung của phương án điều tra bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Mục đích, yêu cầu điều tra: Thu thập thông tin về tình hình kinh tế, xã hội để phục vụ Đảng và nhà nước và nhu cầu của người dùng tin;
- Phạm vi: Tuỳ theo mức độ của từng cuộc điều tra mà phạm vi điều tra lớn hay nhỏ, rộng hay hẹp
Đối tượng và đơn vị điều tra: Mỗi cuộc điều tra có đối tượng và đơn vị điều tra riêng như điều tra thuộc lĩnh vực dân số lao động và xã hội môi trường thì đối tượng điều tra là các hộ dân cư; điều tra thuộc lĩnh vực Công nghiệp Xây dựng, Thương mại và giá cả đối tượng điều tra là đơn vị sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ
- Nội dung điều tra: Trong các cuộc điều tra nội dung của cuộc điều tra là
vô cùng quan trọng nó quyết định đến thắng lợi của cuộc điều tra, nội dung của cuộc điều tra phải đáp ứng được mục đích của của điều là phục vụ đối tượng dùng tin nào? nội dung phải đánh giá được sát thực vấn đề cần nghiên cứu, nội dung phải ngắn gọn dễ hiểu, dễ khai thác, đầy đủ, bao quát, có tính hoạch định cao và đáp ứng được nhu cầu dùng tin của các đối tượng quan tâm
- Thời điểm thời kỳ thu thập số liệu: Tuỳ thuộc vào mỗi cuộc điều tra mà thời điểm điều tra nào là phù hợp, thời điểm điều tra phải đảm bảo được tính đại diện phục vụ cho mục đích nghiên cứu và phân tích
- Phương pháp điều tra, lược đồ điều tra, lược đồ chọn mẫu (nếu là điều tra chọn mẫu)
- Phiếu điều tra và giải thích cách ghi chép
- Kế hoạch, thời gian tiến hành cuộc điều tra
- Phương pháp tổ chức chỉ đạo, phương pháp tổng hợp, phân tích và công
bố kết quả cuộc điều tra,
2 Quy trình xây dựng dự toán các cuộc điều tra:
Trang 3Đối với ngành Thống kê các cuộc điều tra có nhiều hình thức như điều tra thường xuyên hàng tháng, điều tra thường xuyên hàng quý, điều tra thường xuyên hàng năm; các cuộc điều tra theo chu kỳ như điều tra mức sống hộ gia đình; các cuộc Tổng điều tra như Tổng điều tra Nông thôn nông nghiệp và thuỷ sản, Tổng điều tra các cơ sở kinh tế hành chính sự nghiệp, Tổng điều tra dân số
và nhà ở; ngoài ra có có các cuộc điều tra theo cam kết của các tổ chức nước ngoài
Về nguồn kinh phí cũng có nhiều nguồn khác nguồn kinh phí ngân sách nhà nước để phục vụ cho các cuộc điều tra theo chức năng, nhiệm vụ được nhà nước giao dự toán hàng năm; các cuộc Tổng điều tra theo chu kỳ 5 năm như Tổng điều tra Nông thôn nông nghiệp và thuỷ sản, Tổng điều tra các cơ sở kinh
tế hành chính sự nghiệp, chu kỳ 10 năm một lần như Tổng điều tra dân số và nhà
ở Trong phạm vi chuyên đề nghiên cứu này, chúng tôi chỉ xin đề cập tới quy trình dự toán các cuộc điều tra do nguồn vốn ngân sách nhà nước đảm bảo
2.1- Quy trình xây dựng dự toán các cuộc điều tra thống kê thường xuyên và theo chu kỳ:
Căn cứ vào kế hoạch hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ được giao, vào khoảng tháng 6 hàng năm các Bộ, ngành, cơ quan ngang Bộ xây dựng dự toán của đơn vị mình để trình Bộ Tài chính thẩm định Theo đó, Vụ Kế hoạch tài chính có nhiệm vụ là đơn vị hàng năm căn cứ vào chương trình công tác của Tổng cục và nhu cầu của các đơn vị, lập dự toán kế hoạch tài chính toàn ngành hướng dẫn các đơn vị lập dự toán kinh phí các cuộc điều tra của năm sau, Vụ Kế hoạch tài chính sẽ căn cứ vào các văn bản hướng dẫn, hướng dẫn các Vụ nghiệp
vụ chuyên ngành lập dự toán kinh phí các cuộc điều tra
Để xây dựng dự toán chính xác các Vụ nghiệp vụ chuyên ngành phải bao quát được chương trình, kế hoạch và nhiệm vụ phải thực hiện ở năm tiếp theo để xác định được năm đó có bao nhiêu cuộc điều tra, điều tra thuộc các lĩnh vực nào, phạm vi cỡ mẫu ra sao
Các cuộc điều tra đã được Tổng cục ra Quyết định ban hành phương án điều tra thì căn cứ vào nội dung công việc đã được đề cập trong phương án để cụ thể xây dựng dự toán, còn các cuộc điều tra mới các đơn vị phải xác định được tên cuộc điều tra, đối tượng điều tra, phạm vi điều tra, cỡ mẫu, điều tra hàng tháng hay quý hoặc năm, điều tra viên thì phải sử dụng cán bộ hưởng lương từ ngân sách nhà nước hay đối tượng thuê ngoài nghĩa là phải xác định được tổng quan và cụ thể các cuộc điều tra thì mới xây dựng dự toán chính xác được
Trang 4Từ khi bắt đầu xây dựng dự toán phải xác định được các công việc của cuộc điều tra: như khâu chuẩn bị tài liệu thì phải chuẩn bị những tài liệu nào, phải xác định được nếu là cuộc điều tra đã có phương án ban hành thì căn cứ vào
kế hoạch kinh phí năm trước, căn cứ nhiệm vụ của năm phải lập dự toán xem có phải thêm chỉ tiêu hay bớt chỉ tiêu, xem xét các chế độ tài chính có thay đổi thì điều chỉnh cho phù hợp với chế độ tài chính hiện hành Đối với các cuộc điều tra mới phải xác định trước tiên là chuẩn bị tài liệu thì phải cần những gì như:
Xây dựng phương án điều tra
Thiết kế phiếu điều tra
Biên soạn tài liệu điều tra, viết giải thích, hướng dẫn cách ghi biểu
Xây dựng quy trình của cuộc điều tra
Xây dựng sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ điều tra
Trưng cầu ý kiến chuyên gia (nếu cần phải có)
Hội thảo lấy ý kiến chuyên gia và những người có liên quan đến cuộc điều tra để có phương án điều tra tốt nhất
Tiếp theo khâu chuẩn bị tài liệu điều tra là chọn mẫu điều tra đối với các cuộc điều tra mới và lập danh sách đơn vị điều tra đối với những cuộc điều tra đã
có phương án điều tra Tuỳ theo tính chất, mức độ của từng cuộc điều tra mà khối lượng các công việc này nhiều hay ít
Sau đó sẽ tổ chức tập huấn điều tra đối với các cuộc điều tra có tính chất phức tạp, nội dung thay đổi so với năm trước hoặc kỳ trước, theo mức độ phức tạp của từng cuộc điều tra để quy định việc tập huấn mấy cấp cho phù hợp Ví dự các cuộc điều tra có quy mô cỡ mẫu lớn và rộng thì thường tập huấn ở 3 cấp đó
là Trung ương tập huấn cho giảng viên cấp tỉnh, cấp tỉnh tập huấn cho giảng viên cấp huyện và giám sát viên, cấp huyện tập huấn cho điều tra viên Các cuộc điều tra nhỏ thì thương tổ chức tập huấn theo hai cấp là cấp Trung ương tập huấn cho cấp tỉnh, cấp tỉnh tập huấn cho cấp huyện, điều tra viên và giám sát viên
Khi tính toán tổ chức hội nghị phải dự kiến được được các cuộc hội nghị
sẽ tổ chức ở địa điểm nào, thời gian bao lâu, số lượng đại biểu bao nhiêu, thành phần như thế nào, rồi các chi phí liên quan đến từng cuộc hội nghị, từng người
dự hội nghị
Các chi phí liên quan đến các cuộc hội nghị tổ chức ở mỗi cấp thì có chí phí khác nhau, những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước tham gia tập
Trang 5huấn thì được hưởng theo chế độ công tác phí hiện hành, còn những người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước (thường là điều tra viên) khi tham dự các lớp tập huấn thì được hưởng tiền ăn, tiền ngủ, tiền đi lại theo chế độ quy đinh Cơ quan tổ chức hội nghị thì chi trả tiền thuê hội trưởng (nếu có), tiền nước uống cho đại biểu tham dự hội nghị, tiền văn phòng phẩm và cho phí khác như khẩu hiệu được quy định tại Thông tư số 23/TT-BTC ngày 21 tháng 3 năm
2007 quy định chế độ công tác phí, chế độ tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự ngiệp công lập
Đối với giảng viên những người hướng dẫn tập huấn nghiệp vụ thì căn cứ vào số ngày tập huấn để lập dự toán theo mục 1a phần III của Thông tư số 51/2008/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước như sau:
Chi thù lao giảng viên (một buổi giảng được tính gồm 4 tiết):
- Giảng viên, báo cáo viên là Uỷ viên TW Đảng, Bộ trưởng, Thứ trưởng,
Bí thư, Phó Bí thư tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp tỉnh và tương đương, mức tối đa không quá: 500.000 đồng/buổi;
- Giảng viên, báo cáo viên cấp Cục, Vụ, Viện, giáo sư, phó giáo sư, chuyên viên cao cấp, Tỉnh uỷ viên, trưởng các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh và tương đương, mức tối đa không quá: 400.000 đồng/buổi;
- Giảng viên, báo cáo viên là tiến sỹ khoa học, tiến sỹ; chuyên viên chính; phó các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh và tương đương, mức tối đa không quá: 300.000 đồng/buổi;
- Giảng viên, báo cáo viên là chuyên viên; giảng viên, báo cáo viên cấp quận, huyện, thị xã, mức tối đa không quá: 200.000 đồng/buổi;
- Giảng viên, báo cáo viên cấp xã, mức tối đa không quá: 120.000
đồng/buổi;
Về tài liệu phục vụ điều tra như sổ tay, như phiếu điều tra cũng tuỳ từng nghiệp vụ mà in tập trung ở Tổng cục rồi chuyển về phân phối ở các tỉnh hay các tỉnh sử dụng file của Tổng cục rồi tự pho to hoặc đi in ấn ở bên ngoài thường thường các nghiệp vụ của xã hội, môi trường; dân số và lao động thì các cuộc điều tra hàng năm hoặc điều tra theo chu kỳ mới in phiếu và tài liệu tập trung còn lại thường các tỉnh lo bố trí in ấn phiếu Việc in phiếu tập trung hay do các tỉnh cũng có những ưu nhược điểm khác nhau:
Việc in tập trung đảm bảo phiếu có chất lượng đồng đều, do in ấn số lượng lớn nên chi phí rẻ hơn, các tỉnh đỡ tốn thời gian phải lo thủ tục in ấn
Trang 6Nhưng cũng có hạn chế là do nắm bắt không sát được khối lượng phiếu thực tế của các tỉnh nên có thể dẫn đến tình trạng nơi thừa phiếu nơi lại thiếu
Khi tiến hành cuộc điều tra cũng cần phải tính đến những vật dụng thiết yếu để phục vụ cho điều tra như phải trang bị cho điều tra viên văn phòng phẩm gồm bút, quyển vở nháp, túi dựng phiếu điều tra để điều tra viên làm việc trong quá trình thu thập số liệu
Khâu quan trọng nhất của quá trình điều tra là thu thập số liệu tại địa bàn điều tra để cuộc điều tra có chất lượng tốt thì khâu lựa chọn điều tra viên thuộc đối tượng nào là vô cùng quan trọng, phải xác định được với cuộc điều tra của đơn vị mình thì nên dùng đối tượng nào làm điều tra viên để từ đó xác định kinh phí vì nếu là điều tra viên hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì không được hưởng công điều tra viên mà hưởng theo chế độ công tác phí hiện hành, còn nếu
là điều tra viên thuê ngoài thì hưởng theo chế độ chi cho công điều tra thuê ngoài, còn nếu như các đơn vị mà mình không tiếp cận được trực tiếp đối tượng đển hỏi thì gửi phiếu điều tra đến và họ sẽ tự điền phiếu thì sẽ trả công theo hình thức cho đối tượng cung cấp thông tin
Khi tiếp cận các đối tượng để điều tra đối với những vùng đồng bào dân tộc không biết tiếng phổ thông và điều tra viên không hiểu được tiếng dẫn tộc cần phải có người phiên dịch kiêm dẫn đường, đối tượng này chủ yếu là người sở tại và là những người có uy tín trong thôn bản
Ở những vùng đi lại khó khăn, những vùng điều tra viên khó tiếp cận với đối tượng điều tra thì cần phải người dẫn đường, người dẫn đường thường là người thông thạo về đường đi lại
Quà cho đối tượng cung cấp thông tin cũng là một vấn đề được đưa ra thảo luận trong nhiều cuộc họp Luật Thống kê đã ra đời và mọi tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm cung cấp thông tin cho các cơ quan thống kê do đó cung cấp thông tin là trách nhiệm và nghĩa vụ của các đối tượng được điều tra Tuy nhiên, hiện nay có cuộc điều tra mức sống hộ gia đình chu kỳ 2 năm một lần vẫn có quà cho đối tượng cung cấp thông tin do cuộc điều tra này đối tượng cung cấp thông tin phải trả lời rất nhiều câu hỏi nên mất nhiều thời gian, bên cạnh đó các câu hỏi phỏng vấn lại mang tính chất nhạy cảm như về thu nhập chi tiêu của gia đình, nhiều câu hỏi mang tính chất hồi tưởng
Để hạn chế những sai sót trong quá trình điều tra cần phải có giám sát điều tra, giám sát điều tra thường là những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước
Trang 7vì những người này đa số là những người làm thống kê hoặc những người am hiểu về thống kê Tuỳ theo từng cuộc điều tra và tuỳ theo từng cấp giám sát mà người giám sát có trách nhiệm đến đâu của điều tra theo kế hoạch của cuộc điều tra
Sau khâu điều tra thu thập số liệu đó là khâu kiểm tra, soát xét, đánh mã đây là công việc để chuẩn bị cho khâu đưa phiếu điều tra vào nhập tin có các công đoạn này để giảm thiểu sự sai sót trong quá trình điều tra và để việc nhập tin được chuẩn hoá
Đầu ra của các cuộc điều tra và cũng mà mục đích của cơ quan thống kế
đó là kết quả của cuộc điều tra để từ đó đánh giá được tình hình kinh tế xã hội thuộc lĩnh vực điều tra và rộng hơn nữa là đánh giá được tình hình kinh tế xã hội của cả nước, để có được kết quả này vấn đề xử lý số liệu là một vấn đề rất qua trọng trong công tác thống kê, để đạt được chất lượng con số cao, xử lý được dưới nhiều hình thức, con số nói được nhiều góc cạnh của vấn đề thì cần phải kỹ thuật chuyên môn cao như cần có các chương trình ứng dụng để có các chương trình ứng dụng cần phải xây dựng phần mềm hoặc đi mua phần mềm từ các cơ quan chuyên về phần mềm để ứng dụng vào chương trình xử lý Có chương trình ứng dụng rồi thì cần phải có rất nhiều công đoạn theo đó để có được kết quả đầu
ra như mong muốn, tuỳ vào tính chất, mức độ của cuộc điều tra và yêu cầu về kỹ thuật và công nghệ ở mức nào Tuy nhiên hiện nay việc xây dựng định mức cho các nội dung công việc này là rất khó, trên thực tế người trong ngành Thống kê
là hiểu nghiệp vụ và chuyên sâu về nghiệp vụ hơn cả, tuy nhiên lại là cán bộ trong ngành và hưởng lương từ ngân sách nhà nước Hiện nay, Bộ tài chính đã ban hành Thông tư số 137/2007/TT-BTC ngày 28 tháng 11 năm 2008 về hướng dẫn tạo lập thông tin điện tử nhưng áp dụng vào thực tế thì rất khó
Sau đó còn phải tính các chi phí hành chính để phục vụ cuộc điều tra như chi phí về điện, nước, văn phòng phẩm, xăng dầu
Để kết quả điều tra biến thành những con số biết nói phản ánh được tình hình kinh tế, xã hội trong từng lĩnh vực cụ thể cũng như tầm vĩ mô thì cần phải phân tích đánh giá kết quả điều tra, thực hiện các công việc này đòi hỏi những người phải am hiểu chuyên sâu về lĩnh vực thống kê
Khâu công việc viết báo cáo, công bố kết quả, và phát hành ấn phẩm cũng rất quan trọng đây là khâu công việc đưa số liệu thống kê đến tay người dùng tin
và cũng chính là các sản phẩm của thống kê
Trang 8Nói chung, để dự toán được một cuộc điều tra sát với thực tế thì người xây dựng dự toán phải là người am hiểu về công việc và các chế độ tài chính hiện hành
Tuỳ theo công việc nào mà áp dụng định mức các công việc khác nhau không phải công việc nào cũng có định mức chế độ của các cơ quan có thẩm quyền ban hành, hiện tại Tổng cục mới ban hành được định mức các cuộc điều tra theo phụ lục đính kèm tại Công văn số 242 ngày 28 tháng 3 năm 2008 về hướng dẫn thực hiện dự toán ngân sách năm 2008; Văn bản này đã quy định từng cuộc điều tra, từng phiếu điều tra định mức bao nhiêu phiếu/ngày công đã được quy định rất cụ thể
Còn khi cán bộ hưởng lương từ ngân sách nhà nước đi kiểm tra, giám sát, đôn đốc chỉ đạo công tác điều tra ở cơ sở hoặc đi hội nghị tập huấn thì thanh toán theo chế độ công tác phí hiện hành
Các khoản chi xây dựng phương án điều tra; chi lập mẫu phiếu điều tra; chi hội thảo nghiệp vụ, lấy ý kiến chuyên gia các ngành có liên quan, nghiệm thu
về phương án điều tra, nội dung, phiếu điều tra, báo cáo kết quả điều tra; in ấn tài liệu hướng dẫn các cuộc điều tra; chi công điều tra; chi cho đối tượng cung cấp thông tin; chi xử lý kết quả điều tra; chi thuê chuyên gia phân tích, đánh giá kết quả điều tra; chi viết báo cáo kết quả điều tra; công bố kết quả điều tra… đã được quy định tại Thông tư số 120/2007/TT-BTC ngày 15 tháng 10 năm 2007 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra từ nguồn vốn sự nghiệp của ngân sách nhà nước cụ thể như sau:
1 Chi xây dựng phương án điều tra:
Tuỳ theo quy mô, tính chất, khối lượng các chỉ tiêu của cuộc điều tra, đơn
vị được chi cho xây dựng phương án điều tra (từ tổng quát đến chi tiết) được chủ
dự án chấp thuận theo khung mức chi sau:
- Đề cương tổng quát: từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng/đề cương;
- Đề cương chi tiết: từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng/đề cương
2 Chi lập mẫu phiếu điều tra được chủ dự án chấp thuận:
- Đến 30 chỉ tiêu: 500.000 đồng/phiếu
- Trên 30 chỉ tiêu: 1.000.000 đồng/phiếu
3 Hội thảo nghiệp vụ, lấy ý kiến chuyên gia các ngành liên quan (nếu có), nghiệm thu về phương án điều tra, nội dung phiếu điều tra, báo cáo kết quả điều tra: mức chi cho từng thành viên quy định như sau:
Trang 9- Người chủ trì: 200.000 đồng/buổi
- Thư ký hội thảo: 150.000 đồng/buổi
- Đại biểu được mời tham dự: 70.000 đồng/buổi
- Nhận xét, đánh giá của phản biện (nếu có): 400.000 đồng/bài viết
- Nhận xét, đánh giá của uỷ viên hội đồng (nếu có): 250.000 đồng/bài viết
4 In ấn tài liệu hướng dẫn, phiếu điều tra, biểu mẫu phục vụ điều tra, kết quả điều tra, xuất bản ấn phẩm điều tra (nếu có): việc in ấn tài liệu điều tra thực hiện theo hợp đồng với cơ quan in và thực hiện cơ chế đấu thầu đối với những khoản chi đủ điều kiện theo quy định về pháp luật đấu thầu Số lượng tài liệu in
đủ để phục vụ cho các đối tượng tham gia cuộc điều tra và đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý
5 Chi công tác phí và tập huấn nghiệp vụ điều tra:
- Chi công tác phí cho cán bộ hưởng lương ngân sách nhà nước tham gia điều tra, phúc tra, kiểm tra
- Các cuộc điều tra (nếu cần thiết) được tổ chức tập huấn phương pháp kỹ năng điều tra cho các điều tra viên
Nội dung và mức chi công tác phí và tập huấn nghiệp vụ điều tra thực hiện theo Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập
6 Chi phí vận chuyển tài liệu điều tra (nếu có), thuê xe cho cán bộ, điều tra viên đi thực địa để điều tra: Mức chi theo giá cước vận chuyển hoặc hợp đồng vận chuyển thực tế
7 Chi công điều tra:
- Thuê điều tra viên, người phiên dịch tiếng dân tộc kiêm dẫn đường (đối với trường hợp phải thuê ngoài): Mức tiền công 1 người/ngày tối đa không quá 200% mức lương tối thiểu chung, tính theo lương ngày do Nhà nước quy định cho khu vực quản lý hành chính tại thời điểm tiến hành điều tra
Ví dụ: Mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định là 450.000 đồng Mức tiền công tối đa 1 người/ngày là: 450.000 đồng : 22 ngày x 200%
- Thuê người dẫn đường (không phải phiên dịch): khoản chi này chỉ áp dụng cho các địa bàn điều tra thuộc vùng núi cao, vùng sâu cần có người địa phương dẫn đường cho điều tra viên Mức tiền công 1 người/ngày tối đa không quá 130% mức lương tối thiểu chung tính theo lương ngày do Nhà nước quy định cho khu vực quản lý hành chính tại thời điểm tiến hành điều tra; (Ví dụ: 450.000 đồng : 22 ngày x 130%)
Trang 108 Chi cho đối tượng cung cấp thông tin, tự điền phiếu điều tra, tuỳ theo các chỉ tiêu trong phiếu điều tra, chủ dự án điều tra quyết định chi trả cho từng cuộc điều tra cụ thể như sau:
- Chi cho cá nhân: đến 30 chỉ tiêu là 20.000 đồng/phiếu; trên 30 chỉ tiêu là 30.000 đồng/phiếu
- Chi cho tổ chức: đến 30 chỉ tiêu là 50.000 đồng/phiếu; trên 30 chỉ tiêu là 70.000 đồng/phiếu
9 Chi xử lý kết quả điều tra gồm: xây dựng phần mềm tin học để xử lý, nhập số liệu, tổng hợp số liệu kết quả điều tra Nội dung và mức chi được thực hiện theo quy định hiện hành về hướng dẫn mức chi tạo lập tin điện tử thuộc công nghệ thông tin và các quy định hiện hành về công nghệ thông tin, xây dựng
và quản lý hệ cơ sở dữ liệu Trường hợp phải thuê cơ quan bên ngoài tổng hợp số liệu thì phải ký hợp đồng và đảm bảo thủ tục hợp đồng theo quy định của Nhà nước
10 Chi thuê chuyên gia phân tích, đánh giá kết quả điều tra tối đa là 400.000 đồng/báo cáo (số lượng chuyên gia do cấp có thẩm quyền quyết định, nhưng tối đa không quá 3 chuyên gia cho một dự án điều tra)
11 Chi viết báo cáo kết quả điều tra (bao gồm tổng hợp số liệu, phân tích
số liệu điều tra): tuỳ theo tính chất, quy mô của cuộc điều tra, chủ dự án điều tra quyết định chi trả trong khung mức chi từ 5.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng/báo cáo (gồm báo cáo chính và báo cáo tóm tắt) Trường hợp thực hiện báo cáo phân tích theo chuyên đề, mức chi từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng/chuyên
đề nhưng tổng chi cho các báo cáo chuyên đề và tổng hợp không quá 12.000.000 đồng/cuộc điều tra
12 Chi công bố kết quả điều tra: các cuộc điều tra quy mô lớn được chi cho công bố kết quả điều tra trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo cáo các cơ quan chức năng hoặc tổ chức hội nghị để công bố Nội dung và mức chi thực hiện theo Thông tư số 23/2007/TT-BTC ngày 21/3/2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập
13 Các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến công tác điều tra như:
- Văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, tuyên truyền: mức chi căn cứ vào hoá đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp
- Dịch tài liệu, biên soạn tài liệu nước ngoài phục vụ điều tra; làm ngoài giờ, chi khác: mức chi theo các quy định hiện hành của Nhà nước
Những công việc chưa được quy định định mức thì căn cứ vào tình hình thực tế của thị trường để dự toán với mức trung bình của thị trường Bên cạnh đó