1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Thiết kế kỹ thuật khai thác chế biến đá xây dựng mỏ tây nam tazon xã hàm đức huyện hàm thuận bắc tỉnh bình thuận

85 2,9K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 534,15 KB

Nội dung

Để hoàn thiện hồ sơ, Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Giao thông 677 kýhợp đồng với Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Dịch vụ Địa chất thuộc Liênđoàn Bản đồ Địa chất miền Nam lập Thi

Trang 1

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 677



THIẾT KẾ KỸ THUẬT

KHAI THÁC - CHẾ BIẾN ĐÁ XÂY DỰNG MỎ TÂY NAM TÀZÔN,

XÃ HÀM ĐỨC, HUYỆN HÀM THUẬN BẮC, TỈNH BÌNH THUẬN

(GIAI ĐOẠN 2012 ÷ 2016)

CÔNG SUẤT KHAI THÁC: 150.000 M 3 /NĂM (NGUYÊN KHỐI)

Trang 2

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 677



Tác giả: ThS Trần Đức Dậu

ThS Hồ Nguyễn Trí Mẫn ThS Nguyễn Minh Hoàng

KS Nguyễn Thị Quyên Chủ nhiệm: ThS Nguyễn Minh Hoàng

THIẾT KẾ KỸ THUẬT

KHAI THÁC - CHẾ BIẾN ĐÁ XÂY DỰNG MỎ TÂY NAM TÀZÔN,

XÃ HÀM ĐỨC, HUYỆN HÀM THUẬN BẮC, TỈNH BÌNH THUẬN

(GIAI ĐOẠN 2012 ÷ 2016)

CÔNG SUẤT KHAI THÁC: 150.000 M 3 /NĂM (NGUYÊN KHỐI)

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 7

I TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH DỰ ÁN 7

II TỔ CHỨC TƯ VẤN LẬP THIẾT KẾ 7

III CÁC VĂN BẢN, TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG LẬP THIẾT KẾ 8

PHẦN I CÁC YẾU TỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN 10

CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT MỎ 11 I ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI 11

II ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT MỎ 14

III TRỮ LƯỢNG ĐỊA CHẤT 21

CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG MỎ 22

I HIỆN TRẠNG KHAI TRƯỜNG 22

II HIỆN TRẠNG THIẾT BỊ 23

PHẦN II GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 25

CHƯƠNG 3 BIÊN GIỚI VÀ TRỮ LƯỢNG KHAI TRƯỜNG 26

I BIÊN GIỚI KHAI TRƯỜNG 26

II TRỮ LƯỢNG KHAI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN 2012 ÷ 2016 26

CHƯƠNG 4 CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC, CÔNG SUẤT VÀ TUỔI THỌ MỎ 27

I CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC 27

II CÔNG SUẤT KHAI THÁC MỎ 27

III TUỔI THỌ MỎ 27

CHƯƠNG 5 MỞ VỈA VÀ TRÌNH TỰ KHAI THÁC 28

I MỞ MỎ VÀ CẢI TẠO MỎ 28

II TRÌNH TỰ KHAI THÁC 29

III LỊCH KẾ HOẠCH KHAI THÁC MỎ GIAI ĐOẠN 2012 ÷ 2016 29

CHƯƠNG 6 HỆ THỐNG KHAI THÁC 30

I LỰA CHỌN HỆ THỐNG KHAI THÁC 30

II CÁC THÔNG SỐ HỆ THỐNG KHAI THÁC 31

III CÁC KHÂU CÔNG NGHỆ CHÍNH 34

IV ĐỒNG BỘ THIẾT BỊ 48

CHƯƠNG 7 VẬN TẢI TRONG MỎ 49

I LỰA CHỌN THIẾT BỊ 49

II TUYẾN ĐƯỜNG VẬN TẢI 49

III TÍNH TOÁN SỐ LƯỢNG THIẾT BỊ VẬN TẢI 49

IV XE PHỤC VỤ 51

CHƯƠNG 8 THẢI ĐẤT 52

I ĐỐI TƯỢNG ĐỔ THẢI 52

II KHỐI LƯỢNG ĐẤT THẢI 52

II VỊ TRÍ BÃI THẢI 52

III PHƯƠNG PHÁP ĐỔ THẢI 52

IV TÍNH TOÁN BÃI THẢI 53

CHƯƠNG 9 THOÁT NƯỚC MỎ 54

I CÁC NGUỒN NƯỚC CÓ KHẢ NĂNG CHẢY VÀO MỎ 54

II BIỆN PHÁP THÁO KHÔ 54

CHƯƠNG 10 KỸ THUẬT AN TOÀN, VỆ SINH CÔNG NGHIỆP VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY 55

I YÊU CẦU CHUNG 55

II CÁC ĐIỀU KIỆN AN TOÀN CỤ THỂ TRONG CÔNG TÁC MỎ 55

Trang 4

CHƯƠNG 11 CÔNG TÁC CHẾ BIẾN KHOÁNG SẢN 59

I KHÁI NIỆM CHUNG 59

II CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN 60

CHƯƠNG 12 SỬA CHỮA CƠ ĐIỆN VÀ KHO TÀNG 62

I SỬA CHỮA CƠ ĐIỆN 62

II KHO TÀNG 63

CHƯƠNG 13 CUNG CẤP ĐIỆN ĐỘNG LỰC VÀ CHIẾU SÁNG 65

I CÁC TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG 65

II CUNG CẤP ĐIỆN ĐỘNG LỰC 65

III CHIẾU SÁNG 68

CHƯƠNG 14 THÔNG TIN LIÊN LẠC VÀ TỰ ĐỘNG HÓA 69

I THÔNG TIN LIÊN LẠC 69

II TỰ ĐỘNG HÓA 69

CHƯƠNG 15 KIẾN TRÚC VÀ XÂY DỰNG 70

I CƠ SỞ THIẾT KẾ 70

II QUY MÔ XÂY DỰNG VÀ GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC 70

CHƯƠNG 16 CUNG CẤP NƯỚC VÀ THẢI NƯỚC 71

I CUNG CẤP NƯỚC 71

II PHƯƠNG ÁN CẤP NƯỚC VÀ THOÁT NƯỚC 71

CHƯƠNG 17 TỔNG MẶT BẰNG, VẬN TẢI NGOÀI MỎ 72

I TỔNG MẶT BẰNG 72

II VẬN TẢI NGOÀI MỎ 72

CHƯƠNG 18 TỔ CHỨC XÂY DỰNG 73

I LÀM ĐƯỜNG NỘI BỘ MỎ 73

II KHAI THÁC MỎ 73

CHƯƠNG 19 BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ KHÔI PHỤC MÔI SINH 74

I BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 74

II CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 77

III CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 78

CHƯƠNG 20 TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ BỐ TRÍ LAO ĐỘNG 80

I TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT 80

II BIÊN CHẾ LAO ĐỘNG 80

CHƯƠNG 21 PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG VÀ TÁI ĐỊNH CƯ 82

CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ KÈM THEO 84

Trang 5

CÁC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 1 Tọa độ các điểm góc khu vực mỏ Tây Nam Tà Zôn 11

Bảng 2 Bảng tổng hợp các yếu tố khí tượng tại trạm Phan Thiết từ năm 2007-2009 15 Bảng 3 Tổng hợp kết quả tính toán góc dốc bờ moong động 20

Bảng 4 Tổng hợp kết quả tính toán góc dốc bờ moong tĩnh 21

Bảng 5 Thiết bị đang sử dụng tại mỏ Tây Nam Tà Zôn 23

Bảng 6 Cơ cấu đá thành phẩm tại mỏ 27

Bảng 7 Tổng hợp khối lượng mở vỉa 29

Bảng 8 Lịch khai thác mỏ giai đoạn 2012 ÷ 2016 29

Bảng 9 Tổng hợp thông số hệ thống khai thác 34

Bảng 10 Đặc tính kỹ thuật của thuốc nổ sử dụng 34

Bảng 11 Tổng hợp các thông số khoan nổ mìn 40

Bảng 12 Định mức tiêu hao vật liệu nổ cho nổ mìn lỗ khoan lớn 41

Bảng 13 Tiêu hao vật liệu nổ lỗ khoan lớn hàng năm 41

Bảng 14 Tiêu hao vật liệu nổ lỗ khoan con hàng năm 41

Bảng 15 Đặc tính kỹ thuật máy khoan BMK - 5 42

Bảng 16 Bảng tính toán máy khoan 43

Bảng 17 Đặc tính kỹ thuật máy đào 45

Bảng 18 Bảng tính toán máy xúc thủy lực gầu ngược 46

Bảng 19 Tính toán thiết bị phá đá quá cỡ 47

Bảng 20 Bảng tính toán máy xúc bánh lốp 48

Bảng 21 Bảng tính toán thiết bị vận tải 50

Bảng 22 Bảng tổng hợp thiết bị sử dụng trong mỏ 50

Bảng 23 Tổng hợp khối lượng sản phẩm hàng năm 60

Bảng 24 Tổng hợp các thiết bị tại xưởng sửa chữa cơ khí 62

Bảng 25 Nhu cầu sử dụng điện trong năm tại mỏ Tây Nam Tà Zôn 65

Bảng 26 Tính toán công suất tiêu thụ điện trong mỏ 67

Bảng 27 Đánh giá các tác động của dự án đến môi trường 74

Bảng 28 Chương trình quản lý môi trường tại mỏ 77

Bảng 29 Vị trí giám sát chất lượng không khí 78

Bảng 30 Biên chế lao động toàn mỏ 80

Bảng 31 Bảng liệt kê thiết bị chủ yếu của thiết kế giai đoạn 2012 ÷ 2016 83

Bảng 32 Bảng chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu của thiết kế giai đoạn 2012 ÷ 2016 83

Trang 6

11 Sơ đồ hệ thống khai thác – khoan nổ mìn 11-TKKT

13 Sơ đồ dây chuyền công nghệ trên mặt 13-TKKT

Trang 7

MỞ ĐẦU

I TÓM TẮT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH DỰ ÁN

Bình Thuận với chính sách phát triển bền vững, phấn đấu trở thành một tỉnhcông nghiệp - dịch vụ theo hướng hiện đại, năng động, cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộliên thông với cả nước và quốc tế Cùng với sự thu hút các dự án lớn, nhất là tronglĩnh vực xây dựng, các dự án đầu tư trong các khu công nghiệp, khu đô thị mới … sẽdần hình thành, nhu cầu sử dụng vật liệu đá xây dựng tại các công trình trên địa bànhuyện Hàm Thuận Bắc và tỉnh Bình Thuận là rất lớn Do vậy, việc đầu tư đưa mỏ đáxây dựng Tây Nam Tà Zôn vào khai thác là một yêu cầu cấp bách và cần thiết

Mỏ đá xây dựng Tây Nam Tà Zôn được thăm dò năm 1995 theo giấy phép số437/KHKT ngày 25/05/1995 của Bộ công nghiệp nặng, được Hội đồng Xét duyệt Trữlượng khoáng sản Nhà nước phê duyệt tại Văn bản số 320/HĐTL ngày 29/01/1996với trữ lượng đá xây dựng ở cấp C1 + C2 là 10.485 nghìn m3; trong đó cấp C1: 3.234nghìn m3, cấp C2: 7.251 nghìn m3

Ngày 27/12/1996, Bộ Công nghiệp đã ra Quyết định số 3944QĐ/ĐCKS chophép Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Giao thông 677 được phép khai thác đáxây dựng tại mỏ Tây Nam Tà Zôn với công suất 150.000 m3/năm, trữ lượng 10.485nghìn m3, thời hạn 29 năm

Để hoàn thiện hồ sơ, Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Giao thông 677 kýhợp đồng với Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Dịch vụ Địa chất (thuộc Liênđoàn Bản đồ Địa chất miền Nam) lập Thiết kế kỹ thuật khai thác – chế biến đá xâydựng mỏ Tây Nam Tà Zôn, xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận,giai đoạn 2012 ÷ 2016, với công suất khai thác mỏ 150.000 m3/năm (nguyên khối).Nội dung tập Thiết kế kỹ thuật gồm 2 phần:

Phần I: Các yếu tố kỹ thuật cơ bản

Phần II: Giải pháp kỹ thuật công nghệ

II TỔ CHỨC TƯ VẤN LẬP THIẾT KẾ

Trang 8

II.2 Thể nhân

Tham gia thành lập Thiết kế kỹ thuật của Dự án đầu tư khai thác - chế biến đáxây dựng mỏ Tây Nam Tà Zôn gồm các kỹ sư khai thác lộ thiên, địa chất mỏ, kinh tế

mỏ của Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Dịch vụ Địa chất thuộc Liên đoàn Bản

đồ địa chất miền Nam

- Chủ nhiệm dự án: Thạc sĩ Nguyễn Minh Hoàng, chứng chỉ hành nghề sốKS.08-3629 do Bộ Xây dựng cấp ngày 18/09/2007

- Các thành viên tham gia:

+ Thạc sĩ Trần Đức Dậu, Thạc sĩ Hồ Nguyễn Trí Mẫn, Kỹ sư Nguyễn ThịQuyên: Chuyên ngành khai thác Mỏ

+ Các Kỹ sư: Nguyễn Thị Thúy Hợp, Huỳnh Thị Thanh Huy: Chuyên ngành Địachất

+ Các Cử nhân: Bùi Thanh Hoàng, Trần Thị Bích Phượng, Dương Thị MaiThương: Chuyên ngành Môi trường

+ Các Cử nhân: Nguyễn Trung Kiên, Dương Thị Phương, Nguyễn Thị Thắm:Chuyên ngành Kinh tế

+ Và một số thành viên khác

III CÁC VĂN BẢN, TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG LẬP THIẾT KẾ

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 "Về quản lý dự án đầu tư xâydựng công trình" của Chính phủ

- Quy phạm kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên TCVN 5326:2008 do Bộ Khoa học vàCông nghệ ban hành năm 2008

- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên QCVN04:2009/BCT ngày 7 tháng 7 năm 2009 của Bộ Công Thương

- Quy phạm an toàn trong khai thác và chế biến đá lộ thiên TCVN 5178:2004 do

Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành năm 2004

- QCVN 02:2008/BCT ngày 30/12/2008 của Bộ Công thương- Quy chuẩn kỹthuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy VLNCN(Ban hành kèm theo Quyết định Số: 51/2008/QĐ-BCT)

- Thông tư số 03/2007/TT-BCN ngày 18/06/2007 "Hướng dẫn lập, thẩm định vàphê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình mỏ khoáng sản rắn" của Bộ Công nghiệp(nay là Bộ Công Thương)

- Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/03/2009 “Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý

dự án đầu tư xây dựng công trình” của Bộ Xây dựng.

- Quy phạm thiết kế đường ôtô

- Quyết định số 2190/QĐ-UBND ngày 24/09/2010 của UBND tỉnh Bình Thuận

về việc cho Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình giao thông 677 thuê đất để khaithác khoáng sản đá xây dựng tại xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc

Trang 9

xây dựng tại mỏ Tây Nam Tà Zôn với công suất 150.000 m3/năm, trữ lượng 10.485nghìn m3, thời hạn 29 năm.

- Quy định của UBND tỉnh Bình Thuận về khai thác khoáng sản

- Các định mức kinh tế - kỹ thuật của Công ty Cổ phần Xây dựng Công trìnhGiao thông 677 áp dụng tại mỏ Tây Nam Tà Zôn

Trong quá trình lập Thiết kế kỹ thuật khai thác - chế biến đá xây dựng mỏ TâyNam Tà Zôn, các tác giả đã nhận được sự giúp đỡ và góp ý của Sở Công thương tỉnhBình Thuận, Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh BìnhThuận, Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình giao thông 677, Banlãnh đạo Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Dịch vụ Địa chất, Nhân đây, tập thểtác giả xin chân thành cảm ơn sự chỉ đạo và giúp đỡ quý báu trên

Trang 10

PHẦN I CÁC YẾU TỐ KỸ THUẬT CƠ BẢN

Trang 11

CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, XÃ HỘI

Mỏ cách thành phố Phan Thiết khoảng 15 km về phía Đông Bắc theo Quốc lộ 1A

Bảng 1 Tọa độ các điểm góc khu vực mỏ Tây Nam Tà Zôn

Điểm mốc Tọa độ VN2000 Bình Thuận, múi 3 độ

I.2 Điều kiện giao thông vận tải

Điều kiện giao thông khá thuận lợi, nằm cạnh đường giao thông QL1A, cáchthành phố Phan Thiết 15km về phía Đông Bắc Từ mỏ có thể vận chuyển đá đi PhanRang, Phan Thiết và các tỉnh lân cận rất dễ dàng và thuận lợi

I.3 Dân cư, kinh tế, xã hội

I.3.1 Dân cư

Dân cư trong vùng thưa thớt, chủ yếu là dân tộc Kinh sống tập trung dọc theoquốc lộ 1A Người dân ở đây sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, trồng cây ăn trái vàcây công nghiệp

I.3.2 Kinh tế, xã hội

Tại khu vực núi Tà Zôn đang có một số doanh nghiệp đang hoạt động khai tháckhoáng sản đá xây dựng, như: Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng và Khoáng sảnBình Thuận, Công ty Cổ phần Xây dựng Phát triển Hạ tầng Bình Thuận, Công ty Cổphần Đầu tư 577, Công ty Cổ phần Tà Zôn, Công ty TNHH thép Trung Nguyên Cácsản phẩm đá xây dựng tại đây được phân chia ra thành nhiều loại với kích cỡ khácnhau, chất lượng tốt, được thị trường ưa chuộng cho nên đá xây dựng tại đây đượcgiao bán khá nhiều không những cho nhu cầu tại chỗ của địa phương mà còn ở cáctỉnh lân cận khác Với hoạt động khai thác khoáng sản sôi nổi nên đã góp phần tạothêm việc làm cho dân cư địa phương, giúp kinh tế tại đây ngày càng phát triển

Nhìn chung đời sống kinh tế, văn hóa trong vùng còn đang trên đà phát triển

I.3.3 Năng lượng

Trong khu vực mỏ đã có điện lưới quốc gia Hệ thống điện lưới đã được xâydựng khá hoàn chỉnh, rất thuận lợi cho việc khai thác sau này

Trang 12

Nhìn chung đây là vùng kinh tế đang phát triển

I.4 Sơ bộ đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác mỏ đối với cộng đồng

I.4.1 Các tác động về kinh tế xã hội

Dự án đầu tư khai thác - chế biến đá xây dựng mỏ Tây Nam Tà Zôn đang vậnhành, góp phần phát triển dịch vụ, kinh tế khu vực mỏ Tuy nhiên phạm vi tác độngnhỏ, thời gian tác động tương ứng với thời gian khai thác mỏ

Tác động đối với sức khoẻ cộng đồng: Phạm vi hẹp, chủ yếu là tại khu vực xungquanh mỏ Thời gian bị tác động: trong thời gian thời gian dự án hoạt động

Tác động đối với hệ thống giao thông vận tải: Tác động trực tiếp vào tuyếnđường nối từ mỏ ra Quốc lộ 1 và đường Quốc lộ 1 Thời gian bị tác động: thườngxuyên, trong thời gian dự án hoạt động

Tác động đối với hoạt động công nghiệp, nông nghiệp, văn hoá - du lịch, tôngiáo - tín ngưỡng bị tác động không đáng kể Thời gian tác động là khoảng thời gian

- Tạo công ăn việc làm cho người lao động và lợi nhuận cho Công ty

- Phát triển các dịch vụ đi kèm

- Đóng góp cho ngân sách nhà nước thông qua việc thực hiện nghĩa vụ thuế gồmthuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tài nguyên và các khoản phíkhác

I.4.2.2 Tác động tiêu cực

- Làm thay đổi địa hình, cảnh quan

- Ô nhiễm không khí khu vực dự án và xung quanh

- Ảnh hưởng đến sức khoẻ công nhân trực tiếp sản xuất và sinh hoạt của dân cưquanh khu vực mỏ

- Ô nhiễm đất, nước

I.5 Điều kiện hậu cần cho dự án

I.5.1 Cung cấp điện nước

I.5.1.1 Cung cấp điện

Nguồn cung cấp điện cho dự án được xem xét lấy từ các nguồn sau:

a, Điện lưới quốc gia

Trang 13

từ trạm hạ thế đến các hộ tiêu thụ điện công nghiệp trong mỏ Công suất các trạm biến

áp đảm bảo cung cấp điện ổn định cho mỏ hoạt động với công suất 150.000 m3/năm

đá xây dựng nguyên khối

b, Điện tự dùng

Nguồn điện dự phòng được lấy từ máy phát điện diesel cung cấp cho một số hộtiêu thụ điện của mỏ trong thời gian bị cúp điện, không có điện từ mạng lưới điệnquốc gia

I.5.1.2 Cung cấp nước

Nguồn cung cấp nước cho dự án được lấy từ nguồn nước dưới đất và nước mưarơi trực tiếp xuống diện tích khai trường được chứa trong hồ chứa nước dưới đáymoong khai thác

Nước sinh hoạt lấy từ nguồn nước thủy cục

Đánh giá chung: Nguồn cung cấp điện nước cho dự án nhìn chung thuận lợi,

sẵn có được đầu tư hoàn chỉnh

I.5.2 Nhân lực cho dự án

I.5.2.1 Nguồn nhân lực

a, Cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề:

Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình Giao thông 677 hiện đang khai thác một

số mỏ đá trong tỉnh Bình Thuận Nguồn nhân lực có kinh nghiệm và lành nghề, trình

độ cao đã đáp ứng được yêu cầu khai thác mỏ

Nhân lực mới cho mỏ Tây Nam Tà Zôn được điều động từ nội bộ Công ty vàtuyển dụng mới từ trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội và các trường đại học trongkhu vực miền Trung và Tây Nguyên

b, Lao động phổ thông:

Lao động phổ thông được tuyển dụng trực tiếp, thông báo rộng rãi trên cácphương tiện thông tin đại chúng Ưu tiên tuyển dụng người/con em có đất thuộc dự ánsau khi đền bù giải tỏa để đào tạo, người tại địa phương vào làm việc tại mỏ sau khiđược đào tạo

I.5.2.2 Công tác đào tạo

Công nhân lao động trong mỏ được học tập trung các kiến thức về kỹ thuật khaithác mỏ, quy trình quy phạm khai thác mỏ lộ thiên, công tác an toàn lao động, vậnhành các thiết bị đơn giản

Ban An toàn lao động thuộc bộ máy điều hành Công ty Cổ phần Xây dựng Côngtrình Giao thông 677 chịu trách nhiệm mời giáo viên/chuyên viên thuộc các sở chuyênngành của tỉnh Bình Thuận giảng dạy; Tổ chức thi cuối khóa học và cấp giấy chứngnhận cho công nhân mỏ theo định kỳ

I.5.3 Nguồn vật tư kỹ thuật

I.5.3.1 Vật liệu xây dựng

Vật liệu xây dựng cung cấp cho các hạng mục công trình thuộc dự án trong thờigian xây dựng cơ bản mỏ được lấy từ các cửa hàng vật liệu xây dựng trong vùng, giaohàng tại mỏ Đá vật liệu xây dựng trong thời gian đầu xây dựng cơ bản mỏ được lấy

Trang 14

ngay tại mỏ.

I.5.3.2 Cung cấp nguyên, nhiên, vật liệu

Nhiên liệu sử dụng cho các thiết bị trong mỏ được lấy từ cây xăng dầu Tà Zôn ởngã ba đường quốc lộ 1 và đường vào mỏ, cung cấp tại mỏ hàng tuần

Nguyên liệu, phụ tùng thay thế được cung cấp bởi nhà phân phối theo đơn đặthàng của Công ty hoặc từ các xưởng sửa chữa trong vùng

I.5.4 Đường vận chuyển

Khối lượng vận chuyển đá xây dựng của mỏ Tây Nam Tà Zôn hoàn toàn sửdụng hệ thống giao thông đường bộ Tuyến đường lộ nối từ Quốc lộ 1 chạy ngang qua

mỏ tình trạng đường tốt đảm bảo vận chuyển nguyên vật liệu, vật tư thiết bị trong quátrình xây dựng cơ bản mỏ cũng như trong thời hoạt động sản xuất bình thường của

mỏ, thuận lợi cho quá trình vận chuyển tiêu thụ đá thành phẩm

Đường giao thông nội bộ mỏ đã được xây dựng trong thời gian xây dựng cơ bản

mỏ Trong thời gian khai thác mở rộng sẽ tiếp tục làm đường vận chuyển lên đỉnh núi

để khai thác phần trữ lượng này

I.5.5 Thông tin liên lạc

Hệ thống thông tin liên lạc trong khu vực mỏ phát triển Thư tín được chuyểntheo đường bưu điện hàng ngày, có các dịch vụ chuyển phát nhanh Mạng lưới điệnthoại cũng phát triển Các mạng điện thoại cố định/di động đều phủ sóng rộng khắp,

ổn định

Liên lạc qua mạng internet sử dụng đường truyền ADSL tốc độ cao

II ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT MỎ

II.1 Đặc điểm địa hình.

Tà Zôn là dạng núi sót, nổi cao giữa đồng bằng ven biển Núi Tà Zôn có độ caođỉnh 382 mét, đỉnh nhọn, sườn dốc 30-350 Vùng đồng bằng tiếp giáp núi tương đốibằng phẳng, cao dần về phía Tây Nam Diện tích thăm dò có cao độ từ 50-160m Bềmặt địa hình nguyên thủy có thảm thực vật thưa thớt, chủ yếu cây bụi, cây gai, rất ítcây thân gỗ Một bộ phận thuộc phần phía Tây diện tích thăm dò đã được khai tháctạo nên một moong khá lớn, nơi sâu nhất có cao độ đáy moong +23m

Trong vùng núi Tà Zôn không có sông suối lớn chảy qua, chỉ có các khe rãnhnhỏ chỉ có nước sau những cơn mưa lớn và nhanh chóng khô cạn ngay sau đó Nhìnchung vùng này khan hiếm nước

II.2 Khí hậu

Theo tài liệu về khí tượng thủy văn trạm Phan Thiết thì khí hậu ở đây chịu ảnhhưởng của khí hậu nhiệt đới ven biển với hai mùa rõ rệt Mùa mưa từ tháng 5 đếntháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Tổng lượng mưa hàng năm trungbình khoảng 1.686mm, lượng mưa trung bình ngày là 257mm Số ngày mưa trungbình lớn nhất trong năm là 49 ngày

Nhiệt độ trung bình hàng năm 27OC, tháng thấp nhất (tháng 1) trung bình 24,2 –

Trang 15

Chế độ gió: từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm, hướng gió chính phương ĐôngBắc Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau hướng gió chủ yếu phương Tây Nam Cáctháng

Độ ẩm tương đối vào mùa mưa trung bình hàng năm là 75 - 80%, mùa khô chỉđạt 40 – 50%

Bảng 2 Bảng tổng hợp các yếu tố khí tượng tại trạm Phan Thiết

Gió mạnh nhất Độ ẩm

(%) TB

Tốc độ (m/s)

II.3 Lịch sử công tác thăm dò mỏ

Khu vực mỏ và các khu vực lân cận đã được nghiên cứu địa chất từ lâu Theolịch sử nghiên cứu có thể chia ra làm 2 giai đoạn

1 Giai đoạn trước 1975

Việc nghiên cứu địa chất và khoáng sản liên quan đến khu vực nghiên cứu tronggiai đọan trước năm 1975 chủ yếu thể hiện trong các công trình của một số tác giả như

MA Peticon (1905); E Doucet (1914); H Lantenois (1915); Bouret (1924); J.Fromaget (1929, 1934, 1941); C.H Jacop (1932); A Lacroix (1933); E Saurin (1935 -1965); H Fontaine và Hoàng Thị Thân (1971 - 1975)

Nhìn chung các công trình trên chỉ nêu những nét khái lược về đặc điểm địa chấtkhu vực, vấn đề khoáng sản hầu như chưa được quan tâm nghiên cứu

2 Giai đoạn sau 1975

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, công tác điều tra địa chất được nhànước quan tâm đầu tư nghiên cứu Nhiều công trình đo vẽ bản đồ địa chất, tìm kiếmkhoáng sản và các nghiên cứu chuyên đề địa chất khác ở các tỷ lệ khác nhau lần lượtđược công bố Trong giai đoạn này, đáng chú ý là các công trình sau:

- Bản đồ địa chất Nam Việt Nam, tỷ lệ 1:500.000, Nguyễn Xuân Bao, Trần ĐứcLương, Liên Đoàn Bản đồ Địa chất (1979)

- Bản đồ địa chất và khoáng sản tỷ lệ 1:200.000 nhóm tờ Bến Khế - Đồng Nai,Nguyễn Đức Thắng, Đoàn Địa chất 20B

- Bản đồ địa chất và khoáng sản nhóm tờ Phan Thiết, tỷ lệ 1:50.000, HoàngPhương, Liên Đoàn BĐĐC Miền Nam

Trang 16

- Bản đồ địa chất và khoáng sản nhóm tờ Tánh Linh, tỷ lệ 1:50.000, Bùi ThếVinh, Liên Đoàn BĐĐC Miền Nam

- Bản đồ địa chất và khoáng sản nhóm tờ Vĩnh An, tỷ lệ 1:50.000, Nguyễn ĐứcThắng làm chủ biên (1995-2000)

- Đề tài Điều tra địa chất, đánh giá chất lượng, dự báo tài nguyên khoáng sảnvùng thung lũng sông La Ngà thuộc 2 huyện Đức Linh và Tánh Linh do Sở Côngnghiệp Bình Thuận và Liên Đoàn Bản đồ Địa chất Miền Nam phối hợp thực hiện(2000-2002)

- Quyết định số 1652/QĐ-UBND ngày 19/06/2009 của UBND tỉnh Bình Thuận

về việc phê duyệt “ Báo cáo kết quả rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khoángsản làm VLXD thông thường và than bùn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận giai đoạn2006-2010 và định hướng đến 2020” trong đó có vùng nguyên liệu đá xây dựng TâyNam Tà Zôn

Tại chân núi Tà Zôn gần khu mỏ, ngoài Công ty Cổ phần Xây dựng Công trìnhGiao thông 677 còn có Công ty Cổ phần Vật liệu Xây dựng và Khoáng sản BìnhThuận, Công ty Cổ phần Xây dựng Phát triển Hạ tầng Bình Thuận, Công ty Cổ phầnĐầu tư 577, Công ty Cổ phần Tà Zôn, Công ty TNHH thép Trung Nguyên… đangkhai thác đá xây dựng phục vụ cho nhu cầu tại chỗ và các khu vực lân cận

Cho đến thời điểm lập báo cáo các tài liệu nghiên cứu vừa nêu ở trên đã khẳngđịnh trong khu vực mỏ chưa phát hiện ra các loại hình khoáng sản quí hiếm Cáckhoáng sản có mặt trong khu vực chủ yếu là đá xây dựng

II.5 Đặc điểm địa chất mỏ

II.5.2 Magma

Phức hệ Đèo Cả pha 2 (G/Kđc 2)

Đá magma xâm nhập phân bố trên góc phía Bắc – Tây Bắc chiếm khoảng 10%

diện tích khu mỏ Chúng thuộc phức hệ Đèo Cả pha 2 (G/Kđc 2) Thành phần chủ yếu

là granit biotit hạt không đều Đá có màu xám sáng, xám phớt hồng, xen ít đốm đen,cấu tạo khối, rắn chắc, kiến trúc hạt nửa tự hình

II.5.3 Khoáng sản

Trong khu vực nghiên cứu có các đối tương khoáng sản sau đây:

- Đá xây dựng: Bao gồm hai loại đá là phun trào liên quan đến hệ tầng Nha

Trang 17

trầm tích bở rời có mặt trong khu vực nghiên cứu và lớp phủ bên trên đá xây dựng đều

có thể sử dụng tốt cho nhu cầu san lấp

II.5.4 Đặc điểm thân khoáng

Trên diện tích mỏ có mặt hai đối tượng khoáng sản đá xây dựng là đá phun trào

hệ tầng Nha Trang và granit biotit phức hệ Đèo Cả

II.5.4.1 Đá magma phun trào hệ tầng Nha Trang (Knt)

Đá phun trào phân bố rộng rãi, chiếm khoảng 90% diện tích khu mỏ Mặt cắtthân khoáng đá phun trào từ trên xuống như sau:

- Trên cùng là lớp phủ Thành phần là tập hợp dăm, sạn, cát bột sét lẫn đá tảng,chiều dày 0,3 – 2m

- Chuyển dần xuống dưới là đá cứng chắc Thành phần thạch học chính gồmryolit porphyr, andesitodcit, andesit porphyrit, ít hơn là các đá tuf ryodacit, tufandesitodacit Đá có màu xám sáng, xám lục, xám nâu, cấu tạo dòng chảy hoặc khối,kiến trúc nổi ban, nền vi khảm Giữa các đá nói trên rất ít có sự khác biệt nhau vềthành phần khoáng vật, hóa học, tính chất cơ lý, lại không có ranh giới rõ ràng màthường xen kẽ, chuyển tiếp hoặc trộn lẫn vào nhau

II.5.4 2 Đá xâm nhập phức hệ Đèo Cả (G/K đc 2)

Đá magma xâm nhập phân bố trên góc phía Bắc – Tây Bắc chiếm khoảng 10%diện tích khu mỏ Mặt cắt thân khoáng đá magma xâm nhập từ trên xuống như sau:

- Trên cùng là lớp phủ Thành phần chủ yếu gồm dăm sạn lẫn bột cát và cục tảng

đá gốc bị phong hóa dở dang Bề dày 0,3-5m

- Dưới là đá gốc cứng chắc Thành phần chủ yếu là granit biotit hạt không đều

Đá có màu xám sáng, xám phớt hồng, xen ít đốm đen, cấu tạo khối, rắn chắc, kiến trúchạt nửa tự hình Đá có thành phần khoáng vật gồm felspat kali 32-34%, plagioclas 28-31%, thạch anh 30-33%, biotit bị clorit hóa 5-6%, quặng 1%, apatit ít

Theo chiều sâu gặp đá lộ ra trên bề mặt địa hình (cote +80m) đến đáy moongđang khai thác, tuy nhiên vẫn chưa hết đá xâm nhập granit

II.6 Đặc điểm địa chất thủy văn

II.6.1 Nước mặt

Khu mỏ đá Tây Nam Tà Zôn có bề mặt địa hình sườn núi, dốc khoảng 10-20o,cao độ 30 - 150m Toàn bộ diện tích mỏ không có dòng chảy thường xuyên Sau mỗicơn mưa lớn thường xuất hiện vài dòng chảy tạm thời và cũng chỉ tồn tại hai ba ngàysau đó cung cấp cho nước dưới đất hoặc thóat ra sông suối Việc khai thác đá trên địahình dương thì tháo khô bằng tự chảy Phần sâu hơn mực xâm thực địa phương sẽtháo khô bằng phương pháp cưỡng bức

II.6.2 Nước dưới đất

Căn cứ vào dạng tồn tại của nước trong đất đá có trong mỏ và độ giàu nước củađất đá chứa nước, trong phạm vi thăm dò có thể chia ra các tầng chứa nước sau:

II.6.2.1 Tầng chứa nước lỗ hổng trong vỏ phong hóa (q) :

Tầng chứa nước này phân bố bao trùm khu mỏ (trừ các moong khai thác), trong

vỏ phong hóa trên các đá phun trào và xâm nhập granit Thành phần chứa nước gồm

Trang 18

bột cát lẫn sạn sỏi và các mảnh cục đá phong hóa dở dang Bề dày từ 0,2-5m, trungbình 1,3m Nhìn chung tầng này mỏng, mức độ chứa nước nghèo nước lại bóc bỏ nênkhông ảnh hưởng đến khai thác mỏ.

II.6.2.2 Thành tạo địa chất rất nghèo nước trong đá phun trào hệ tầng Nha Trang(K

nt ) :

Tầng này chiếm phần lớn diện tích mỏ Bề dày >100m Thành phần thạch học làcác đá phun trào hệ tầng Nha Trang gồm ryolit porphyr, tuf ryodacit, andesitodacit,andesit porphyr và các đá tuf của chúng Tầng này rất nghèo nước (các lỗ khoan thăm

dò và moong khai thác đều không có nước), không gây ảnh hưởng đến khai thác mỏ.II.6.2.3 Thành tạo địa chất không chứa nước trong đá granit phức hệ Đèo Cả (G/K

đc 2) :

Thành tạo này chỉ lộ ra diện hẹp ở góc Tây Bắc khu thăm dò Chúng thuộc phức

hệ Đèo Cả pha 2 (G/Kđc 2) Thành phần chủ yếu là granit biotit hạt không đều Thànhtạo này không chứa nước nên không ảnh hưởng đến việc khai thác mỏ sau này

Với kết quả nghiên cứu địa chất thủy văn mỏ rút ra một số kết luận như sau:

- Sự ảnh hưởng của nước dưới đất là rất ít

- Chỉ có một nguồn nước duy nhất ảnh hưởng đến mỏ là nước mưa, tuy nhiên dođịa hình dốc và có các khe cạn gần chân núi nên khả năng thoát nước mặt rất nhanhthuận lợi cho quá trình khai thác sau này

Tuy nhiên vấn đề khó khăn là khu mỏ không có nước để phục vụ sinh hoạt, sảnxuất và xử lý môi trường Vì vậy, khi tiến hành khai thác mỏ phải tìm kiếm nguồnnước từ nơi khác dẫn vào mỏ hoặc thiết kế các hồ chứa nước nhân tạo

II.6.3 Tính toán lượng nước chảy vào moong khai thác:

II.6.3.1 Các nguồn nước có khả năng chảy vào mỏ :

Khi khai thác mỏ, các nguồn nước sau có khả năng chảy vào mỏ:

- Nước mưa rơi trực tiếp vào moong khai thác

- Nước mặt chảy tràn vào moong khai thác

- Nước dưới đất chảy vào moong khai thác

II.6.3.2 Phương pháp tính toán :

Lượng nước có khả năng chảy vào mỏ có 3 nguồn chính nói trên Tuy nhiên quakết quả thăm dò cho thấy trong mỏ không có nước dưới đất Đồng thời nếu loại trừlượng nước mặt chảy vào moong khai thác bằng biện pháp đắp đê bao quanh khaitrường thì chỉ còn 1 nguồn nước chảy vào mỏ là nước mưa rơi trực tiếp

Lượng nước mưa rơi trực tiếp xuống mỏ được tính theo công thức:

Q1 = F x ZTrong đó:

- F là diện tích hứng nước, chính là diện tích mỏ (180.000 m2),

- Z: là lượng mưa ngày lớn nhất (108 mm)

Thay số vào ta có lượng mưa rơi trực tiếp xuống moong khai thác là:

Q1 = F x Z = 180.000 m2 x 0,108m = 19.440 m3/ngày

Trang 19

II.7 Đặc điểm địa chất công trình

II.7.1 Cấu trúc địa chất nền và đặc tính ĐCCT của các lớp đất:

II.7.1.1 Lớp 1: Dăm sạn sỏi lẫn bột cát và mảnh vụn đá:

Lớp này phân bố trên bề mặt với bề dày trung bình 1,3m Thành phần gồm dăm,sạn, sỏi, cát bột sét lẫn đá cục tảng, bở rời

Tính chất cơ lý lớp này như sau :

Tỷ trọng 2,66 g/cm3

Độ ẩm tự nhiên 14,18 %

II.7.1.2 Lớp 2: Đá phun trào hệ tầng Nha Trang:

Chúng phân bố trên phần lớn diện tích thăm dò, thành phần chủ yếu là ryolitporphyr, tuf ryodacit, andesitodacit, andesit porphyr và các đá tuf của chúng Các đá

có cấu tạo khối, đôi chỗ có cấu tạo dòng chảy Đây là lớp có điều kiện địa chất côngtrình ổn định, thuận lợi cho quá trình khai thác mỏ sau này

Kết quả thí nghiệm cho thấy các chỉ tiêu cơ lý trung bình như sau:

II.7.1 3 Lớp 3: Xâm nhập granit phức hệ Đèo Cả:

Xâm nhập phức hệ Đèo Cả phân bố trên một diện tích nhỏ ở phía Tây Bắc mỏ.Thành phần chủ yếu là granit biotit Đây là lớp đá có điều kiện địa chất công trình rất

ổn định, thuận lợi cho khai thác mỏ

Kết quả thí nghiệm cho thấy tính chất cơ lý của lớp này như sau:

Trang 20

Độ ẩm tự nhiên: 0,39%.

II.7.2 Tính toán góc dốc bờ moong khai thác:

Mỏ đá xây dựng Tây Nam Tà Zôn sẽ được khai thác bằng phương pháp khaithác lộ thiên đến cote +40m Trong quá trình khai thác phải bóc đất phủ Do đó phảitính toán góc ổn định bờ moong cho tất cả các lớp đất đá có mặt trong mỏ Góc dốc bờmoong khai thác được tính theo công thức sau (chưa tính đến yếu tố động đất):

tg =

tg j

K +

λCC gH

Đặc điểm của bờ moong này là thời gian tồn tại ngắn và luôn thay đổi theo lịchtrình khai thác Để đơn giản cho việc tính toán, tính chiều cao tầng khai thác là 5m đốivới đất phủ và từ 10 hoặc 20m đối với đá cứng

Bảng 3 Tổng hợp kết quả tính toán góc dốc bờ moong động

Trang 21

và các yếu tố khai thác, vận chuyển của mỏ (xe cộ chạy trong các tuyến vận tại mỏ,chấn động khi bắn mìn, đất đá bão hòa nước vào mùa mưa…), nên phải có hệ số antoàn cao hơn Căn cứ vào các điều kiện trên, tùy thuộc vào tính ổn định của đất nền

mà hệ số an toàn và hệ số mềm yếu phải được chọn phù hợp

Bảng 4 Tổng hợp kết quả tính toán góc dốc bờ moong tĩnh

* Nước ngầm ít có khả năng phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của mỏ

* Mỏ có địa hình dốc, khi khai thác cần chú ý sạt lở bờ moong và đá lăn

III TRỮ LƯỢNG ĐỊA CHẤT

Trữ lượng mỏ theo báo cáo kết quả thăm dò bổ sung năm 2010 như sau:

- Tổng trữ lượng đá xây dựng tính đến cote +40m: 8.183.204 m 3

Trong đó:

+ Cấp 121 đá phun trào: 3.163.325 m 3

+ Cấp 122 đá phun trào: 4.745.204 m 3 , đá granit: 274.855 m 3

Tổng 121+122 đá phun trào: 7.908.349 m 3 , đá granit: 274.855 m 3

- Tổng khối lượng đất bóc: 238.375 m 3

+ Hệ số đất bóc toàn mỏ: 0,03

- Tài nguyên đá xây dựng từ cote +40m đến cote +20m: 3.449.176 m 3

Trong đó đá phun trào: 2.985.197 m3; đá granit: 464.520 m3

* Tổng trữ lượng và tài nguyên đá xây dựng (tính đến cote +20m): 8.183.204

m 3 + 3.449.176 m 3 = 11.632.930 m 3

Trang 22

CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG MỎ

I HIỆN TRẠNG KHAI TRƯỜNG

Hiện trạng mỏ Tây Nam Tà Zôn gồm một moong khai thác Chiều dày moongkhai thác dưới chân núi khoảng 500m Chiều rộng khai trường từ Tây sang Đông nơirộng nhất khoảng 170m và phát triển đến cao độ +107m

Mỏ đã hình thành hệ thống đường vận chuyển nối các công trình phụ trợ dướichân núi Tuy nhiên đường lên núi chưa được xây dựng hoàn chỉnh Cao độ lớn nhấtcủa tuyến đường lên núi ở mức +80m

I.1 Mặt bằng chân tuyến

I.1.1 Phần nằm ngoài diện tích mỏ được thăm dò, cấp phép khai thác:

Phần mặt bằng chân tuyến nằm ngoài diện tích được cấp phép khai thác bằngphẳng Cao độ thay đổi từ 26m đến 30m, thấp dần từ Đông sang Tây Phần lớn mặtbằng được sử dụng làm bãi chứa đá thành phẩm của mỏ

Theo hướng từ Nam lên Bắc, từ ngoài đường giao thông vào mỏ, phần lớn diệntích được sử dụng làm bãi chứa đá thành phẩm Một phần nhỏ diện tích được xâydựng trạm bê tông nhựa nóng, văn phòng điều hành mỏ, kho mìn,

Trạm bê tông nhựa nóng hiện không hoạt động

Khu văn phòng điều hành mỏ xây dựng trên diện tích khoảng 1.000 m2 Kết cấunhà tường gạch, cửa gỗ, mái tôn

Kho mìn được xây dựng trên diện tích 2.265 m2, cách biên giới mỏ 235m Kếtcấu kho theo tiêu chuẩn ngành Xung quanh kho được đắp đê đất bảo vệ và tường ràothép gai

Phía Nam khu vực này có một moong khai thác đất rộng 1,7ha, chiều sâu moongkhai thác đất từ 01m đến 02m Hiện tại đã ngừng khai thác

Bãi chứa đá thành phẩm được xây dựng trên nền đất đá tự nhiên của mỏ, đượctrải đá lu lèn chặt

Các trạm nghiền sàng của mỏ được lắp đặt trên phần diện tích mặt bằng chântuyến ngoài mỏ Hiện đang hoạt động ổn định

I.1.2 Phần nằm trong diện tích mỏ được thăm dò, cấp phép khai thác:

Mặt bằng chân tuyến phần nằm trong diện tích mỏ được cấp phép là phần diệntích mỏ dưới đáy moong khai thác Phần từ điểm góc số M1 đến điểm góc số M5 chưađược khai thác, còn giữ nguyên địa hình hiện trạng tự nhiên Phần từ điểm góc số M5đến điểm góc số M6 hầu hết đã bị tác động bởi hoạt động khai thác mỏ

Hiện tại mặt bằng chân tuyến tồn tại 2 mức cao độ khác nhau:

- Phần chân tuyến địa hình thấp: hiện tại đang bị ngập nước, là hồ chứa nướcnhân tạo dự trữ nước cho hoạt động sản xuất mỏ Cao độ thay đổi từ +23m đến +25m

- Phần chân tuyến địa hình cao: Là tầng khai thác phía trên của phần chân tuyếnthấp Phần địa hình này tương ứng với cao độ kết thúc theo giấy phép khai thác mỏ+40m Cao độ nền tầng thay đổi từ +38m đến +45m

Trang 23

I.2 Đường vận chuyển

I.2.1 Đường vận chuyển ngoài mỏ:

Đường vận chuyển ngoài mỏ nối từ quốc lộ 1 vào đến nhà bảo vệ đầu tuyếnđường vận chuyển nội bộ mỏ Đường rộng 6m trải nhựa, xe ô tô tải 15 tấn chạy tốt

I.2.2 Đường nội bộ mỏ:

I.2.2.1 Đường dưới chân tuyến:

Đường dưới chân tuyến chạy trên nền đất đá tự nhiên của mỏ Không có sự phânbiệt giữa nền đường và nền bãi Chủ yếu phân biệt bằng vệt xe chạy hàng ngày ra vàovận chuyển khối lượng mỏ

I.2.2.2 Đường lên núi:

Đường lên núi có dạng hào bán hoàn chỉnh Thông thường được đào trong tầngđất phủ và một phần đá bán phong hóa/đá gốc

Mỏ Tây Nam Tà Zôn đã tạo được đường vận chuyển lên đến cao độ +80m Tuynhiên tình trạng đường rất xấu: chiều rộng đường chỉ đủ cho xe ô tô vận chuyển 1chiều, độ dốc dọc lớn không đảm bảo an toàn cho xe chạy

I.3 Moong khai thác

Mỏ Tây Nam Tà Zôn có một moong khai thác đá diện tích khoảng 3,4ha Tìnhtrạng moong tầng không được tốt, phần lớn đang bị chập tầng Chiều cao tầng lớnnhất cao 56m thuộc khu vực điểm góc số M6 ở trung tâm mỏ: chân tầng ở +43,74m,mép tầng ở +99,55m nguy hiểm và mất an toàn

Về phía Nam moong khai thác hiện tại, điều kiện moong tầng có được cải thiệntốt hơn, được cắt tầng khai thác, tuy nhiên vẫn bị chập tầng, chiều cao tầng vẫn cònlớn Cao độ mặt tầng không đồng đều gây khó khăn cho công tác vận chuyển

II HIỆN TRẠNG THIẾT BỊ

Các thiết bị đang sử dụng tại mỏ Tây Nam Tà Zôn được thống kê trong bảngdưới đây:

Bảng 5 Thiết bị đang sử dụng tại mỏ Tây Nam Tà Zôn

Công suất thực

tế

Đv tính Giá trị

1 Máy xúc thủy lực gầu ngược 1,2

2 Máy xúc thủy lực gầu ngược 0,7

6 Trạm nghiền sàng 150 tấn/giờ trạm 1 m3/ca 400

7 Trạm nghiền sàng 60 tấn/giờ trạm 1 m3/ca 120

8 Trạm nghiền sàng 33 tấn/giờ trạm 2 m3/ca 120

Trang 24

STT Loại thiết bị tính Đv lượng Số

Công suất thực

tế

Đv tính Giá trị

-10 Máy xúc bánh lốp 3,2 m3/gầu chiếc 1 m3/ca 500

11 Máy xúc bánh lốp 2,8 m3/gầu chiếc 1 m3/ca 350

Trang 25

-PHẦN II GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ

Trang 26

CHƯƠNG 3 BIÊN GIỚI VÀ TRỮ LƯỢNG KHAI TRƯỜNG

I BIÊN GIỚI KHAI TRƯỜNG

Biên giới mỏ được xác định theo giấy phép khai thác mỏ tại Quyết định số3944QĐ/ĐCKS, ngày 27/12/1996 của Bộ Công nghiệp cấp cho Công ty Cổ phần Xâydựng Công trình Giao thông 677

Trên cơ sở đó biên giới khai trường được xác định bởi các điểm có toạ độ như

trong Bảng 1 Tọa độ các điểm góc khu vực khai thác.

- Chiều dài trên mặt lớn nhất: 1.222m

- Chiều rộng trên mặt lớn nhất: 269m

- Diện tích trên mặt: 18 ha

- Cao độ kết thúc: +40m

II TRỮ LƯỢNG KHAI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN 2012 ÷ 2016

Trữ lượng khai trường trong giai đoạn 2012 ÷ 2016 được xác định theo côngthức:

Q kt=A × n ,m3

Trong đó:

- A = 150.000 m3/năm - Công suất khai thác trong giai đoạn 2012 ÷ 2016

- n = 5 năm – Thời gian khai thác trong giai đoạn 2012 ÷ 2016

Q kt=150.000 ×5=750.000 m3

Trang 27

CHƯƠNG 4 CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC, CÔNG SUẤT VÀ TUỔI THỌ MỎ

I CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC

- Số ca làm việc trong ngày: 1 ca/ngày

- Số giờ làm việc trong ca: 8 giờ/ca

- Số ngày làm việc trong năm: 270 ngày

- Số giờ làm việc trong ca: 08 h

- Thời gian làm việc: sáng từ 7h00’ – 11h00’, chiều từ 13h00’ - 17h00’

II CÔNG SUẤT KHAI THÁC MỎ

Công suất khai thác tính theo nguyên khối: 150.000 m3/năm

Công suất khai thác tính theo nguyên khai: 210.000 m3/năm (hệ số nở rời 1,4)

Bảng 6 Cơ cấu đá thành phẩm tại mỏ

STT Chủng loại ĐVT Nguyên khai yêu cầu (m 3 ) phẩm (m SL thành 3 ) Tỷ lệ

Trang 28

CHƯƠNG 5 MỞ VỈA VÀ TRÌNH TỰ KHAI THÁC

I MỞ MỎ VÀ CẢI TẠO MỎ

Mở mỏ là công tác đầu tiên nhằm tạo nên hệ thống đường vận tải, đường liênlạc nối từ mặt bằng sân công nghiệp dưới chân núi lên các tầng khai thác và đường từnối từ sân công nghiệp ra đường giao thông khu vực

Mỏ Tây Nam Tà Zôn đang khai thác, khối lượng công tác mở vỉa phần lớn đãhoàn thành Tuy nhiên các thông số hệ thống khai thác không đảm bảo an toàn, cầnđược cải tạo và mở rộng để đảm bảo khai thác đạt công suất 150.000 m3/năm Tuyếnđường vận chuyển lên núi cũng cần thiết phải xây dựng để thực hiện khai thác theo hệthống khai thác lớp xiên, không vận tải trực tiếp trên tầng

Khối lượng cải tạo mỏ thực hiện trong biên giới mỏ được cấp phép Khu vựcnằm ngoài biên giới mỏ giữ nguyên hiện trạng cho đến khi có dự án cải tạo phục hồimôi trường

I.1 Vị trí mở vỉa – cải tạo moong

Chọn vị trí mở vỉa – cải tạo moong tại khu vực gần điểm mốc số 5, nằm về phíaĐông nam của mỏ, nhằm tận dụng các tuyến đường nội bộ mỏ đã có, giảm khối lượngXDCB và nhanh chóng đưa mỏ vào sản xuất đạt sản lượng thiết kế

Chi tiết xem “Bản vẽ số 04-TKKT: Bản đồ mở vỉa”.

I.2 Khối lượng mở vỉa – cải tạo moong

I.2.1 Tuyến đường vận chuyển ngoài mỏ.

Hệ thống đường vận chuyển ngoài mỏ hiện đã hoàn chỉnh và đã được trải nhựa,chiều rộng đường 6 m, nối từ nhà bảo vệ ra đến quốc lộ 1, từ đây vận chuyển sảnphẩm tiêu thụ đi các nơi

Hàng năm Công ty sẽ duy tu bảo dưỡng và sửa chữa tuyến đường này

I.2.2 Tuyến đường vận chuyển trong mỏ.

Tuyến đường vận chuyển nội bộ mỏ hiện đã tương đối hoàn chỉnh, để phục vụcông tác vận chuyển máy móc thiết bị khoan nổ, máy xúc lên các tầng, tiến hành làmđoạn đường nên núi, nối từ đường hiện hữu lên cote +90m, chiều dài là 290m, chiềurộng 5m, độ dốc dọc trung bình là 30%, san gạt trên nền đất đá tự nhiên của mỏ

I.2.3 Cải tạo mặt bằng tiếp nhận đá cote +50m.

Cải tạo mặt bằng ở cote +50m, ở phía Đông Nam của mỏ để tạo mặt bằng tiếpnhận hết khối lượng đá nổ mìn xúc chuyển từ các tầng khai thác phía trên xuống Diệntích mặt bằng cần cai tạo là 3.970m2, khối lượng cải tạo là 25.940 m3

Trang 29

Bảng 7 Tổng hợp khối lượng mở vỉa

1 Nâng cấp đường vận chuyển ngoài mỏ m Đã hoàn thiện

3 Cải tạo mặt bằng tiếp nhận đá cote +50m m3 25.940

+ Hướng khai thác chủ đạo là từ Tây sang Đông, từ Nam lên Bắc

Phân chia thành các giai đoạn khai thác như sau:

III LỊCH KẾ HOẠCH KHAI THÁC MỎ GIAI ĐOẠN 2012 ÷ 2016

Bảng 8 Lịch khai thác mỏ giai đoạn 2012 ÷ 2016

1 Đất phủ

m3 3.900 3.900 3.900 3.900 3.900

2 Đá gốc 150.000 150.000 150.000 150.000 150.000

Trang 30

CHƯƠNG 6 HỆ THỐNG KHAI THÁC

I LỰA CHỌN HỆ THỐNG KHAI THÁC

I.1 Các yêu cầu của hệ thống khai thác

Hệ thống khai thác là một giải pháp kỹ thuật tổng hợp để thực hiện các khâucông nghệ khai thác đảm bảo các thiết bị hoạt động có hiệu quả nhất, nó có liên quanchặt chẽ với đồng bộ thiết bị khai thác sử dụng cho mỏ

Mặt khác hệ thống khai thác được lựa chọn phải phù hợp với điều kiện địa hìnhcủa mỏ, công suất thiết kế của mỏ v.v

I.2 Lựa chọn hệ thống khai thác

Xét điều kiện địa chất, địa hình mỏ, kỹ thuật công nghệ, khả năng thiết bị thicông cũng như công suất khai thác theo thiết kế, hệ thống khai thác có thể được ápdụng cho mỏ Tây Nam Tà Zôn giai đoạn 2012 ÷ 2016 là:

- Khai thác theo lớp xiên, xúc chuyển không vận tải trên tầng

- Khai thác theo lớp bằng, vận tải trực tiếp trên tầng

I.3 Đánh giá hệ thống khai thác

I.3.1 Hệ thống khai thác theo lớp xiên, xúc chuyển, không vận tải trên tầng

* Ưu điểm:

- Sớm đưa mỏ đi vào khai thác do thời gian thi công tuyến hào vận chuyểnchính ngắn, trong quá trình tạo bãi xúc (tạo tuyến khai thác lớp xiên đầu tiên) đã tậnthu được sản phẩm để chế biến;

- Dễ gây ách tắc do phải trung chuyển đá từ tầng trên xuống bãi xúc;

- Tác động đến môi trường do bụi trong quá trình xúc chuyển hoặc gạt chuyển

I.3.2 Hệ thống khai thác theo lớp xiên, vận tải trực tiếp trên tầng

* Ưu điểm:

- Đảm bảo an toàn trong khai thác, cho phép tăng sản lượng khi cần thiết;

- Khả năng dự trữ sẵn sàng cho khai thác, cơ giới hóa các khâu khai thác, có thểkhai thác đồng thời tại nhiều tầng

- Ổn định chất lượng đá nguyên liệu khi khai thác xuống các mặt tầng thấp;

- Hạn chế được tác động có hại (bụi) tới môi trường

* Nhược điểm:

- Vốn đầu tư XDCB lớn do phải xây dựng tuyến hào vận chuyển chính dài

Trang 31

vận chuyển có tải khi xuống dốc.

MÔ TẢ SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ

II CÁC THÔNG SỐ HỆ THỐNG KHAI THÁC

Các thông số của hệ thống khai thác được lựa chọn đảm bảo các yếu tố kỹ thuậtcủa thiết bị khai thác và yếu tố an toàn bảo vệ bờ mỏ theo Quy phạm kỹ thuật khaithác mỏ lộ thiên TCVN 5326-2008, Quy phạm an toàn trong khai thác và chế biến đá

lộ thiên TCVN 5178:2004, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong khai thác

mỏ lộ thiên QCVN 04:2009/BCT

II.1 Chiều cao tầng khai thác: (H t )

Chiều cao tầng khai thác phụ thuộc vào thiết bị xúc bốc và tính chất cơ lý củađất đá

Theo Tiêu chuẩn TCVN5326-2008- Tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn trong khai thác

Làm đường tạm lên núi Bóc tầng phủ, chuẩnbị khai trường

Khoan nổ mìn

Xúc chuyểnPhá đá quá cỡ

Xúc ở chân tuyến

Vận tải

Bãi chứa, nơi tiêu thụNghiền sàng

Trang 32

mỏ lộ thiên, khi sử dụng máy xúc gàu ngược đứng ở dưới, thì chiều cao của tầng khaithác không được vượt quá 1,5 lần chiều cao xúc tối đa của máy xúc, nhằm đảm bảotheo điều kiện an toàn

II.2 Góc nghiêng sườn tầng khai thác ( t )

Do tính chất biến đổi liên tục của gương khai thác, góc nghiêng sườn tầng khaithác trong đá gốc lấy bằng 75

II.3 Chiều rộng dải khấu: (A)

Chiều rộng dải khấu A được xác định dựa trên các thông số kỹ thuật của máyxúc Trong quá trình di chuyển dọc tuyến, máy xúc có thể xúc hết đống đá nổ mìn và

đổ xuống sườn dốc

Chiều rộng dải khấu được tính toán đảm bảo đủ khối lượng đá nguyên khai chomáy xúc làm việc, chiều dài di chuyển máy xúc không quá lớn làm giảm năng suấtmáy, được tính theo công thức:

Amax = Rd + Rrt - Bv, m (1)

Amin = Z + 1/2C + Rq + m, m (2)Trong đó :

- Rd = 0,8Rdmax - Bán kính dỡ tải của máy xúc, m Với máy xúc thủy lực gầungược 1,2 m3/gầu, Rdmax = 10m

- Rxt = 9m - Bán kính xúc của máy xúc trên mức tầng đặt máy xúc

- Z = 3,5m - Chiều rộng đai an toàn,

- C = 3,2m - Chiều rộng băng di chuyển của máy xúc

- m = 0,5m - Khoảng cách giữa đuôi máy xúc và sườn tầng

- Rq = 3,5m - Bán kính quay của thùng máy xúc

- Bv = 3,5 m - Chiều rộng đai bảo vệ

Thay số liệu vào công thức (1), (2) có: Amax = 13,5m, Amin = 9,1m

II.4 Chiều rộng mặt tầng công tác

Chiều rộng mặt tầng công tác áp dụng đối với hệ thống khai thác đã chọn phảiđảm bảo điều kiện an toàn cho các thiết bị như máy khoan, máy xúc, làm việc đạthiệu quả cao nhất đồng thời đảm bảo khả năng rơi hết đống đá nổ mìn xuống chântuyến nhằm giảm bớt khối lượng xúc chuyển trên tầng được xác định theo công thức:

Bmin = Amin + Bv (1)

Bmax= Amax + Bv (2)Trong đó :

Trang 33

- Amin = 9,1m - Chiều rộng dải khấu tối thiểu

- Amax= 13,5m - Chiều rộng dải khấu tối đa

- Bv = 3,5m - Chiều rộng đai bảo vệ

Thay số liệu vào công thức (1), (2) có: Bmax = 17,0m, Bmin = 12,6m

II.5 Chiều rộng đai bảo vệ

Theo quy phạm khai thác mỏ lộ thiên, cứ mỗi tầng kết thúc để một đai bảo vệ cótác dụng giữ lại đất đá từ trên tầng khai thác rơi xuống các tầng phía dưới Chiều rộngđược tính chọn Bv ≥ 1/3H Chiều rộng đai bảo vệ tương ứng với chiều cao tầng kếtthúc 10m là 3,5m

II.6 Khoảng cách an toàn giữa máy xúc hoạt động trên tầng và dưới chân tuyến: (L at )

Khoảng cách an toàn giữa hai máy xúc làm việc trên tầng và máy xúc làm việcdưới chân tuyến được xác định theo công thức:

- βo = 30° là góc lệch của đá lăn so với hướng lăn chính

Thay số liệu vào công thức có: L at ≥ 38,7 m, lấy tròn 39 m.

II.7 Chiều dài luồng xúc (L x ):

Chiều dài luồng xúc được tính theo công thức:

L x=60 ×t ×T

h × A × E × n x × K x × η o , m

Trong đó :

- t = 8 giờ - Số giờ làm việc trong ngày của máy xúc

- T = 2 ngày - Thời gian xúc hết đống đá nổ mìn

- A = 10,7m - Chiều rộng dải khấu

Thay số liệu vào công thức có: Lxmin = 20m

II.8 Chiều dài tuyến công tác (L):

Chiều dài tuyến khai thác được tính theo công thức:

L = Lx + Lkn + Lcb = 3Lx = 60m

Trong đó :

- Lkn, m – Chiều dài tuyến khoan nổ

- Lcb, m – Chiều dài tuyến chuẩn bị

Bảng 9 Tổng hợp thông số hệ thống khai thác

Trang 34

STT Thông số Ký hiệu Đơn vị Giá trị

2 Góc nghiêng sườn tầng khai thác αt độ 75

4 Bề rộng mặt tầng công tác tối thiểu Bmin m 12,6 ÷ 17

6 Khoảng cách an toàn giữa máy xúc trên tầng và dưới chân tuyến Lat m 39

III CÁC KHÂU CÔNG NGHỆ CHÍNH

III.1 Công nghệ khoan nổ mìn

Đá khai thác được làm tơi sơ bộ trước khi xúc bốc bằng phương pháp khoan nổmìn Các chỉ tiêu mạng nổ được tính toán riêng cho từng đợt nổ

III.1.1 Phương pháp nổ mìn

III.1.1.1 Lỗ khoan lớn

Để đảm bảo an toàn trong công tác nổ mìn, phương pháp nổ mìn áp dụng cho

mỏ Tây Nam Tàzôn giai đoạn 2012 ÷ 2016 là: Nổ mìn vi sai phi điện, 3 hàng mìn,mạng nổ hình tam giác đều

III.1.1.2 Lỗ khoan con

Nổ mìn vi sai phi điện qua hàng, mạng nổ hình vuông, số hàng mìn phụ thuộcvào địa hình và vị trí khoan nổ

III.1.2 Thuốc nổ và phương tiện nổ

Thuốc nổ và phương tiện nổ sử dụng cho mỏ đá xây dựng Tây Nam Tàzôn giaiđoạn 2012 ÷ 2016 được lấy theo danh mục quy định của Bộ Công nghiệp

III.1.2.1 Thuốc nổ

Trên cơ sở đó lựa chọn loại thuốc nổ như sau:

- Thuốc nổ nhũ tương có đặc tính chịu nước sử dụng vào mùa mưa trong các lỗkhoan ngập nước

- ANFO, Sofanit, AĐ1 sử dụng vào mùa khô hoặc phối hợp giữa các loại thuốc

nổ trên theo tỉ lệ nhất định

- Các loại thuốc này hiện nay đã được sản xuất trong nước và có những đặc tính

kỹ thuật như sau:

Bảng 10 Đặc tính kỹ thuật của thuốc nổ sử dụng

Trang 35

Thông số

Nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc nổ Nhũ tương, Anfo có mức cân bằng Ôxybằng 0 do đó khi nổ mìn không thải vào môi trường các sản phẩm khí nổ có tính độchại như CO và NO

Loại thuốc nổ AĐ1 trong thành phần có chứa 14% thuốc nổ TNT là loại thuốc

nổ có sức công phá mạnh nhưng giải phóng ra khí thải NO có tính độc hại do vậy nênhạn chế sử dụng

III.1.2.2 Phương tiện nổ

+ Kíp vi sai phi điện: loại TM17ms, 25ms và 42ms, kíp xuống lỗ loại 400ms+ Dây dẫn tín hiệu

+ Mồi nổ VE05, MN04 hoặc MN31

+ 01-2 kíp vi sai điện để khởi nổ

III.1.2.3 Nội dung của phương pháp nổ mìn vi sai phi điện

+ Lượng thuốc nổ trong lỗ khoan được nạp liên tục hoặc phân đoạn theo thiết kế

hộ chiếu nổ mìn cho từng bãi

+ Để khởi nổ lượng thuốc trong lỗ khoan, sử dụng 2 kíp vi sai phi điện xuống lỗ(01 kíp phía dưới đáy lỗ khoan và 01 kíp phía trên, 2 kíp cách nhau đoạn thuốc từ 3-5m) và 2 kíp trải mặt cùng thời gian vi sai (loại 17ms, 25 ms hoặc 42 ms)

+ Nguồn sóng kích nổ phát từ kíp điện trên mặt, truyền qua dây dẫn tín hiệu, kíptrên mặt, xuống khởi nổ kíp xuống lỗ + khối mồi nổ trong lỗ khoan làm nổ lượngthuốc chính

+ Toàn bãi nổ được điều khiển từng lỗ, với thời gian vi sai hoàn toàn khác nhau.Phương pháp nổ mìn vi sai phi điện mang đầy đủ ưu điểm của nổ mìn vi saigiảm đáng kể hậu xung và tác dụng chấn động so với nổ tức thời (phương pháp nổ cũ)

là do:

- Toàn bãi nổ được điều khiển nổ từng lỗ, với thời gian vi sai hoàn toàn khácnhau do đó giảm khối lượng thuốc nổ Đồng thời, giảm khối lượng đá mà trong đóhình thành sóng chấn động, dự trữ năng lượng đàn hồi giảm

- Tăng nhanh sự phá vỡ đất đá trong vùng lượng thuốc 1 do năng lượng củalượng thuốc 2 lan truyền vào nó

- Có sự giao thoa của dao động được lan truyền từ những lượng thuốc khác nhaukhi nổ vi sai Từ đó, hạn chế ảnh hưởng xấu đến môi trường nhằm bảo vệ nhà cửa vàcác công trình xung quanh

- Do kíp nạp trong lỗ được khởi nổ bằng tín hiệu sóng kích nổ, không chịu tác

dụng của dòng điện do vậy rất an toàn trong thi công, đặc biệt trong mùa mưa có dòngđiện do sấm sét, dòng điện dò và dòng điện tản mạn trong môi trường đất đá

Trang 36

Kíp phi điện trên mặt Dây tín hiệu

Ht

Lkt

Kíp nổ phi điện 1

Bua phân đọan

Lượng thuốc nổ 2

Bua trên mặt

Mồi nổ 1

Mồi nổ 2

Kíp nổ phi điện 2

Lượng thuốc nổ 1

c W

a c

III.1.3 Các thơng số khoan nổ mìn lỗ khoan lớn

Các thơng số khoan nổ mìn được tính tốn cho lỗ khoan lớn Đối với khoan nổmìn lỗ khoan nhỏ được tính tốn tương tự

III.1.3.1 Đường kính lỗ khoan

Đường kính lỗ khoan ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ đập vỡ đất đá Khi tăng

Trang 37

kính lỗ khoan căn cứ vào tính chất cơ lý của đá và yêu cầu cỡ hạt sau khi nổ mìn Dựavào công suất khai thác mỏ và đồng bộ thiết bị đã lựa chọn, đường kính mũi khoanhợp lý d = 105mm.

III.1.3.2 Chỉ tiêu thuốc nổ đơn vị

Chỉ tiêu thuốc nổ phụ thuộc vào loại đất đá, loại thuốc nổ, chiều cao tầng, đườngkính lỗ khoan, các thông số mạng nổ, phương pháp nổ và yêu cầu mức độ đập vỡ Cónhiều công thức để tính toán chỉ tiêu thuốc nổ trên lý thuyết, nhưng tất cả những kếtquả tính toán đó đều phải được làm chính xác thông qua thực tế công tác nổ mìn tại

mỏ Căn cứ vào thực tế khai thác thời gian qua, các định mức kinh tế kỹ thuật tại mỏ,chọn chỉ tiêu thuốc nổ đơn vị áp dụng cho mỏ Tây Nam Tà Zôn giai đoạn 2012 ÷

2016 là: q = 0,3 kg/m3

III.1.3.3 Đường kháng chân tầng

Đường kháng chân tầng tính theo công thức của Damidop:

-  = 75o là góc nghiêng sườn tầng công tác

- C = 1 m là khoảng cách an toàn từ lỗ khoan hàng ngoài đến mép trên của tầng.Căn cứ vào trị số W tính theo công thức (1) và (2), chọn W = 3,9 m

III.1.3.4 Khoảng cách giữa các lỗ khoan

Mỏ sử dụng mạng nổ hình tam giác đều

Khoảng cách giữa hai lỗ khoan:

a = mW = 1 x 3,9 = 3,9 m

Khoảng cách giữa hai hàng lỗ khoan:

b= a√3

2 =3,4 m.

III.1.3.5 Lượng thuốc nổ cho một lỗ khoan (Ql)

Lượng thuốc nổ cho một lỗ khoan phụ thuộc vào các thông số mạng lỗ khoan,được tính theo công thức:

Ql = q.a.W.H, kg

Trong đó:

- q = 0,3 kg/m3 là chỉ tiêu thuốc nổ đơn vị,

- a = 3,9 m là khoảng cách giữa các lỗ khoan,

- W = 3,9 m là đường kháng chân tầng,

Trang 38

- H = 10 m là chiều cao tầng khoan nổ.

- k = 1,1 – Hệ số kể đến ảnh hưởng của phương pháp nổ mìn

Ql = 40 kg/lỗ

III.1.3.6 Lượng thuốc nổ cho một m dài lỗ khoan (G)

Lượng thuốc nổ trong 1m dài lỗ khoan được tính theo công thức:

III.1.3.7 Chiều dài lượng thuốc (Lt)

Chiều dài lượng thuốc được tính theo công thức:

L t=Q l

G , m

Trong đó:

- Q = 40 kg là khối lượng thuốc nạp cho một lỗ khoan,

- G = 5,5 kg/m là lượng thuốc nổ cho một mét dài lỗ khoan

Lt = 7,3 m

III.1.3.8 Chiều dài bua (Lb)

Chiều dài bua khi nổ mìn phải đủ lớn để tránh phụt bua khi nổ mìn làm tiêu haonăng lượng nổ, không an toàn Chiều dài bua tối thiểu phải đảm bảo Lb  0,8W.Tính chọn Lb = 3,7 m

III.1.3.9 Chiều dài lỗ khoan (L)

Chiều dài lỗ khoan được tính theo công thức: L = Lt + Lb, m

L = 7,3 + 3,7 = 11 mIII.1.3.10 Chiều sâu khoan thêm (Lkt)

Chiều sâu khoan thêm nhằm tăng năng lượng nổ vùng nền tầng để khắc phục sứccản lớn của nền tầng, đảm bảo chất lượng nền tầng tốt và để đảm bảo chiều dài nạpthuốc và chiều dài bua Chiều sâu khoan thêm thường dao động trong khoảng 0,1 - 0,2lần chiều cao tầng Với hộ chiếu nổ cụ thể của mỏ, chiều sâu khoan thêm được tínhtheo công thức:

Trang 39

P= a × b × H

L =12,2 m

3

/m

Tính ra đá nguyên khai với hệ số nở rời Knr = 1,4 thì Pnr = 17,08 m3/m

III.1.3.12 Quy mô đợt nổ và lịch nổ mìn:

a Quy mô đợt nổ:

Mỏ đá Tây Nam Tà Zôn có công suất 150.000 m3/năm đá nguyên khối Quy môđợt nổ cho mỏ là: Nổ 3 hàng mìn, mỗi hàng 5 lỗ khoan, số lỗ khoan thực hiện trongmột đợt nổ là 15 lỗ, khối lượng thuốc nổ sử dụng 600 kg/đợt

III.1.4 Khoan nổ mìn lỗ khoan con

Lỗ khoan con được sử dụng trong nổ mìn phá đá phong hóa, mô chân tầng, làmđường và nổ mìn khai thác ở những nơi chiều cao tầng nhỏ không đủ để nổ mìn lỗkhoan lớn

Tính toán tương tự như trong nổ mìn lỗ khoan lớn với chiều cao tầng 3m:

III.1.4.1 Đường kính lỗ khoan (d): 36-42 mm

III.1.4.2 Chỉ tiêu thuốc nổ (q): 0,3 kg/m 3

III.1.4.3 Đường kháng chân tầng (W): 1,5 m

III.1.4.4 Khoảng cách giữa các lỗ khoan (a,b): a = b = 1,5 m

III.1.4.5 Lượng thuốc nổ cho một lỗ khoan (Q): 2 kg/lk

III.1.4.6 Lượng thuốc nổ cho một m dài lỗ khoan (G): 1 kg/m

III.1.4.7 Chiều dài lượng thuốc (Lt): 2 m

III.1.4.8 Chiều dài bua (Lb): 1,4 m

III.1.4.9 Chiều dài lỗ khoan (L): 3,4 m

Trang 40

III.1.4.10 Chiều sâu khoan thêm (Lkt): 0,4 m.

III.1.4.11 Suất phá đá (p): 1,99 m3 /m (2,78 m3 /m đá nguyên khai)

Bảng 11 Tổng hợp các thông số khoan nổ mìn

STT Các thông số kỹ thuật hiệu Ký Đơn vị

Giá trị LK

105 LK 36-42

4 Khoảng cách giữa các lỗ khoan a m 3,90 1,50

5 Khoảng cách giữa hai hàng lỗ khoan b m 3,40 1,50

9 Lượng thuốc nổ cho một lỗ khoan Q kg 40,00 2,00

10 Lượng thuốc nổ cho 1m dài lỗ khoan P kg/m 5,50 1,00

12 Suất phá đá (nguyên khối) Snk m3/m 12,20 1,99

Trong quá trình khoan nổ mìn, vì nhiều lý do khi nổ mìn sẽ có một khối lượng

đá quá cỡ không phù hợp với dung tích gầu xúc, khe hở hàm nghiền thô, thiết bị vậntải, do đó phải tiến hành phá đá quá cỡ Khối lượng đá quá cỡ dự tính 7% khốilượng đá nguyên khai nổ mìn ra

Việc phá đá quá cỡ sẽ dùng búa đập trọng lượng 2,8 tấn lắp đặt trên máy xúcthuỷ lực gầu ngược, năng suất thực tế 50 m3/giờ

III.1.6 Tính toán khối lượng khoan nổ

III.1.6.1 Chi phí thuốc nổ

Chi phí thuốc nổ hàng năm phụ thuộc vào sản lượng khai thác hàng năm có

Ngày đăng: 25/12/2014, 09:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w