Đề cương ôn tập văn học lớp 10 học kì I

3 1.7K 2
Đề cương ôn tập văn học lớp 10 học kì I

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài tập về dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt , các phép tu từ và ý kiến của em về nội dung của những câu nói . Đây là những chủ đề văn học thường hay ra trong các kì kiểm tra của khối lớp 10 có khi cả 11 và 12 nên tài liệu sẽ giúp ích rất nhiều

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VĂN HỌC LỚP 10 HỌC KÌ I Bài 1 : Hãy chỉ ra và phân tích dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong những câu ca dao sau : a) Mình về có nhớ ta chăng Ta về ta nhớ hàm răng mình cười b) Hỡi cô yếm trắng lòa xòa , Lại đây đập đất trồng cà với anh c) Anh về em nắm cổ tay Em dặn câu này anh chớ có quên Đôi ta đã trót lời nguyền Chớ xa xôi mặt mà quên mảng lòng Đáp án : a) - Tính cụ thể : + Nhân vật : cô gái và chàng trai + Từ ngữ diễn đạt : Cặp đại từ nhân xưng “mình-ta” - Tính cảm xúc : + Cách nói nhẹ nhàng , kín đáo thể hiện nỗi nhớ nhung + Giọng điệu thân mật , tình tứ của chàng trai với cô gái b) - Tính cụ thể : + Nhân vật : “Cô” và “anh” + Từ ngữ hô gọi : “Hỡi” , “lại đây” - Tính cảm xúc : + Lời nói cầu khiến của chàng trai với cô gái : “Lại đây” + Giọng điệu tỏ tình , ướm hỏi của chàng trai c) - Tính cụ thể : + Nhân vật : cô gái và chàng trai + Từ ngữ : Khẩu ngữ “chớ”, ”trót” , ”mảng lòng” ; Từ ngữ đối đáp “anh” , “em” - Tính cảm xúc : + Giọng điệu thân mật , ngọt ngào, dịu dàng , nhắc nhở + Sử dụng các câu cầu khiến : “Em dặn … quên” , “Chớ xa … lòng” Bài 2 : Xác định và phân tích phép tu từ trong các câu thơ sau : a) Em tưởng giếng sâu Em nối sợi gàu dài Ai ngờ giếng cạn Em tiếc hoài sợi dây (Ca dao) b) Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay (Việt Bắc - Tố hữu) c) Bàn tay ta làm nên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm (Thành ngữ - Hoàng Trung Thông) c) Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ (Viếng lăng Bác -Viễn Phương) d) Trên đất nước đêm đêm Sáng những ngọn đèn Mang lửa tự nghìn năm trước Lấy từ thưở hoang sơ , Giữ đời này qua đời khác Vùi trong tro trong trấu nhà ta. Ôi ngọn lửa đèn Có nửa cuộc đời ta trong ấy ! Giặc muốn cướp đi Giặc muốn cướp lửa tim ta đấy (Lửa đèn – Phạm Tiến Duật) e) Sống trong cát chết vùi trong cát Những trái tim như ngọc sáng ngời ! (Mẹ Tơm – Tố Hữu) f) Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim (Từ ấy - Tố hữu) g) Sen tàn cúc lại nở hoa Sầu dài, ngày ngắn, đông đà sang xuân (Truyện Kiều – Nguyễn Du) h) Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng (Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm) Đáp án : a) - Biện pháp ẩn dụ : + Giếng nước sâu : Tình cảm chân thật sâu sắc + Gầu dài : Tình cảm của cô gái + Giếng cạn : Tình cảm hời hợt + Sợi dây : Tình cảm của cô gái - Tác dụng : Thể hiện sự luyến tiếc của cô gái khi tình cảm của mình đặt nhầm chỗ b) - Biện pháp hoán dụ : “Áo chàm” chỉ người dân miền núi phía Bắc - Tác dụng : Thể hiện sự luyến tiếc bịn rịn của người ra đi và người ở lại . Ngoài ra còn làm nổi bật nét đặc trưng trong trang phục của người vùng cao c) - Biện pháp hoán dụ : “Bàn tay” chỉ sức lao động của con người - Biện pháp ẩn dụ : “Sỏi đá cũng thành cơm” chỉ sức lao động của con người có thể làm nên tất cả d) - Biện pháp ẩn dụ : “Lửa tim” , “ngọn đèn” - Tác dụng : + “Ngọn đèn” : Thể hiện phẩm chất cao đẹp ngời sáng của con người + “Lửa tim” : Thể hiện tình yêu đất nước mãnh liệt , tinh thấn dân tộc e) - Biện pháp hoán dụ : “ Trái tim” - Tác dụng : Cho thấy được sự bất khất tinh thần mãnh liệt của những con người bình dị f) - Biện pháp ẩn dụ : “Bừng nắng hạ” , “mặt trời chân lí” - Tác dụng : Cho thấy niềm vui , sự hạnh phúc của mọi người khi được cách mạng soi sáng g) - Biện pháp hoán dụ : “Sen” , “cúc” - Tác dụng : Lấy loài hoa để chỉ mùa trong năm theo quy luật tuấn hoàn h) - Biện pháp ẩn dụ : “Mặt trời(2)” chỉ em bé dân tộc Tà-ôi - Tác dụng : Cho thấy em bé như mặt trời là sức sống của người mẹ . Qua đó thể hiện tình yêu thương của người mẹ với em bé Bài 3 : Hãy phát biểu ý kiến của em về nội dung của những câu sau : a) Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe b) Của rề rề không bằng nghề trong tay c) Thói xấu ban đầu là mạng nhện sau trở thành dây cáp Đáp án : a) Khuyên con người ăn nói hợp lý , lịch sự , phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp b) Ý nói dù ta có nhiều của cải , giàu sang nhưng cái quan trọng là nghề nghiệp của bản thân . Nhắc nhở con người phải biết được tầm quan trọng của nghề nghiệp và sự định hướng nghề nghiệp trong tương lai c) Mỗi người ai cũng có thói hư tật xấu nếu để lâu ngày thì hậu quả sẽ khó lường . Vì vậy mỗi người cần phải biết khắc phục tật xấu để hoàn thiện bản thân . trai v i cô g i b) - Tính cụ thể : + Nhân vật : “Cô” và “anh” + Từ ngữ hô g i : “H i , “l i đây” - Tính cảm xúc : + L i n i cầu khiến của chàng trai v i cô g i : “L i đây” + Giọng i u tỏ. ngư i dân miền n i phía Bắc - Tác dụng : Thể hiện sự luyến tiếc bịn rịn của ngư i ra i và ngư i ở l i . Ngo i ra còn làm n i bật nét đặc trưng trong trang phục của ngư i vùng cao c) - Biện. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP VĂN HỌC LỚP 10 HỌC KÌ I B i 1 : Hãy chỉ ra và phân tích dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong những câu ca dao sau : a) Mình về

Ngày đăng: 24/12/2014, 20:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan