1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TỔNG QUAN VỀ CẢI CÁCH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH.doc

30 655 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 204,5 KB

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ CẢI CÁCH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH

Trang 1

Phần I

Tổng quan về cải cách

hệ thống tài chính

I Lý thuyết chung về hệ thống tài chính

1 Hệ thống tài chính và vai trò của hệ thống tài chính

Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế trong phân phối, gắn liềnvới quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ Trong thực tế, cácquan hệ tài chính diễn ra rất phức tạp và đa dạng, chúng đan xen nhautrong một tập hợp hàng loạt các hoạt động khác nhau của nền kinh tế Tuynhiên, đó không phải là một hoạt động hỗn loạn mà ngợc lại, chúng tuânthủ những nguyên tắc, những quy luật nhất định, trong đó những quan hệtài chính có tính chất đặc thù giống nhau nhóm lại thành một bộ phậnriêng Giữa các bộ phận này luôn có mối liên hệ, tác động ràng buộc lẫnnhau và tạo thành hệ thống tài chính

Do vậy, hệ thống tài chính là tổng thể của các bộ phận khác nhautrong một cơ cấu tài chính, mà ở đó các quan hệ tài chính hoạt động trêncác lĩnh vực khác nhau nhng có mối liên hệ tác động lẫn nhau theo nhữngquy luật nhất định

Các bộ phận trong hệ thống tài chính hoạt động trên các lĩnh vực:tạo ra nguồn lực tài chính, thu hút các nguồn tài chính và chu chuyển cácnguồn tài chính (dẫn vốn) Với các lĩnh vực hoạt động này, toàn bộ hệthống tài chính thực hiện vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tếquốc dân là đảm bảo nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế xã hội

2 Cấu trúc của hệ thống tài chính.

Trang 2

Cấu trúc của hệ thống tài chính bao gồm các tụ điểm vốn và các bộphận dẫn vốn bao gồm: Tài chính doanh nghiệp, Ngân sách Nhà nớc, thịtrờng tài chính và các tổ chức tài chính trung gian, tài chính dân c và các

tổ chức xã hội, tài chính đối ngoại

Các tụ điểm vốn là bộ phận mà ở đó các nguồn tài chính đợc tạo

ra, đồng thời cũng là nơi thu hút trở lại nguồn vốn, tuy nhiên ở các mức

độ và phạm vi khác nhau Trong hoạt động kinh tế, các tụ điểm vốn này

có mối liên hệ thờng xuyên với nhau thông qua những mối quan hệ nhất

định

2.1 Tài chính doanh nghiệp.

Chính tại đây nguồn tài chính xuất hiện và đồng thời đây cũng lànơi thu hút trở lại phần quan trọng các nguồn tài chính trong nền kinh tế.trong hệ thống tài chính, tài chính doanh nghiệp đợc coi nh những tế bào

có khả năng tái tạo ra các nguồn tài chính Do vậy nó có khả năng tác

động rất lớn đến đời sống xã hội, đến sự phát triển hay suy thoái của nềnsản xuất Tài chính doanh nghiệp có quan hệ mật thiết với tất cả các bộphận của hệ thống tài chính trong quá trình hình thành và sử dụng vốn chocác nội dung khác nhau, quá trình kinh doanh chứng khoán trên thị trờngchứng khoán mỗi quan hệ đều có những nét khác biệt và có những tác

động khác nhau đến tài chính doanh nghiệp Chính sự đa dạng này phản

ánh mối quan hệ giữa tài chính doanh nghiệp với các bộ phận khác trong

hệ thống tài chính

Trong nền kinh tế thị trờng, đặc trng cơ bản của bộ phận tài chínhdoanh nghiệp thể hiện ở chỗ: nó bao gồm những quan hệ tài chính vậnhành theo cơ chế kinh doanh hớng tới lợi nhuận cao Chính nhờ cơ chếnày mà nguồn tài chính đợc tăng cờng và mở rộng không ngừng, đáp ứngtốt nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh

2.2.Ngân sách Nhà nớc.

Ngân sách Nhà nớc ngắn liền với các chức năng, nhiệm vụ của nhànớc, đồng thời là phơng tiện vật chất cần thiết để hệ thống chính quyềnnhà nớc thực hiện đợc nhiệm vụ của mình Trong điều kiện của nền Kinh

tế thị trờng Ngân sách Nhà nớc còn có vai trò to lớn trong điều tiết vĩ môcủa nền kinh tế – xã hội Đó là vai trò định hớng phát triển sản xuất, điềutiết thị trờng, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội Để thực hiện đ-

ợc các vai trò đó, ngân sách nhà nớc phải có các nguồn vốn đợc tập trung

từ các tụ điểm vốn thông qua các chính sách thu thích hợp Ngân sáchNhà nớc thực hiện các khoản chi cho tiêu dùng thờng xuyên và chi đầu tkinh tế Việc cấp phát vốn Ngân sách Nhà nớc cho các mục đích khácnhau sẽ làm tăng nguồn vốn ở các tụ điểm nhận vốn Nh vậy hoạt độngthu – chi của Ngân sách Nhà nớc đã làm nảy sinh các mối quan hệ kinh

tế giữa nhà nớc với các tổ chức kinh tế, xã hội, các tầng lớp dân c, nhà nớcvới các nhà nớc khác Các mối quan hệ kinh tế giữa một tụ điểm vốn quantrọng: Ngân sách Nhà nớc với các bộ phận khác của hệ thống tài chính

2.3 Tài chính dân c và các tổ chức xã hội

Đây là một tụ điểm vốn quan trọng trong hệ thống tài chính Hoạt

động tài chính của các nớc có nền kinh tế phát triển và hoạt động tài chính

ở nớc ta những năm gần đây đã chỉ ra rằng: nếu có những biện pháp thíchhợp, chúng ta có thể huy động đợc một khối lợng vốn đáng kể từ các hộgia đình để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, đồng thời còn gópphần to lớn vào việc thực hiện các chính sách về định hớng tích lũy và tiêudùng của nhà nớc

2.4 Tài chính đối ngoại

Trong nền kinh tế thị trờng, khi các quan hệ kinh tế đã quốc tế hoáthì hệ thống tài chính cũng là một hệ thống mở với những quan hệ tài

Trang 3

chính đối ngoại hết sức phong phú Trên thực tế, những quan hệ nàykhông tập trung vào một tụ điểm nhất định mà chúng phân tán, đan xenvào các quan hệ tài chính khác Tuy nhiên, do tính chất đặc thù và vị trí

đặc biệt quan trọng của quan hệ tài chính đối ngoại cho nên ngời ta thừanhận nó hình thành một bộ phận tài chính có tính chất độc lập tơng đối.Với những kênh vận động của tài chính nh viện trợ, thanh toán xuất nhậpkhẩu nếu chỉ đứng trên góc độ của từng tụ điểm vốn ở trong nớc để xemxét thì hoạt động tài chính đối ngoại đợc xem nh là một trong số các biệnpháp để huy động nguồn thu cho Ngân sách Nhà nớc (qua viện trợ, vay nợ

từ nớc ngoài), huy động vốn của các doanh nghiệp (qua liên doanh, gópvốn cổ phần) đối với hoạt động tài chính đối ngoại phải đứng trên góc

độ tổng hợp, toàn cục để xem xét, nghiên cứu Khi đó các mối quan hệ cụthể, cục bộ sẽ hoà nhập vào một tụ điểm duy nhất và quan hệ tài chính sẽxảy ra giữa hai tụ điểm lớn, đó là quan hệ giữa tài chính quốc gia và tàichính quốc tế và hoạt động tài chính quốc tế cũng có những nét đặc thùriêng và chịu sự tác động của những quy luật biến động tài chính quốc tế

2.5 Thị trờng tài chính và các tổ chức tài chính trung gian

Hoạt động của thị trờng tài chính thực hiện chức năng dẫn vốn từnhững ngời có vốn sang những ngời cần vốn thông qua hoạt động tàichính trực tiếp Hoạt động dẫn vốn trực tiếp đợc thực hiện bằng cáchnhững ngời cần vốn bán ra thị trờng các công cụ nợ, các cổ phiếu hoặcthực hiện các món vay thế chấp Những ngời có vốn sẽ sử dụng tiền vốncủa mình để mua vào các công cụ nợ hoặc các cổ phiếu đó Nh vậy, vốn

đã đợc chuyển từ ngời có vốn sang ngời cần vốn một cách trực tiếp Vớichức năng này, thị trờng tài chính có chức năng thu hút mọi nguồn vốncần thiết cho đầu t phát triển kinh tế, làm nâng cao hiệu quả chung củatoàn nền kinh tế và cải thiện mức sống của ngời tiêu dùng ngay cả khi khảnăng thực tế về tài chính của họ cha cho phép

Trong hệ thống tài chính, các trung gian tài chính thực hiện việcdẫn vốn thông qua hoạt động tài chính gián tiếp Trớc hết các trung giantài chính huy động vốn từ những ngời có vốn (ngời tiết kiệm) bằng nhiềuhình thức để tạo thành vốn kinh doanh của mình Sau đó, sử dụng vốnkinh doanh này để cho ngời cần vốn vay lại hoặc thực hiện các hình thức

đầu t khác Bằng cách này, các trung gian tài chính đã tập trung đợc cácnguồn vốn nhỏ, từ các hộ gia đình các tổ chức kinh tế thành một lợng vốnlớn, đáp ứng nhu cầu của ngời cần vốn từ những khối lợng vay nhỏ đếnnhững khối lợng vay lớn, từ những cá nhân cha từng ai biết đến tới nhữngcông ty lớn có tiếng trên thị trờng Chính vì vậy, các trung gian tài chính

đã đáp ứng đợc những nhu cầu mà thị trờng tài chính không giải quyết

đ-ợc, hoặc giải quyết không có hiệu quả Tuỳ theo lĩnh vực và phạm vi hoạt

động, các trung gian tài chính đợc chia thành các ngân hàng thơng mại vàcác tổ chức tài chính trung gian phi ngân hàng nh công ty bảo hiểm, quỹtrợ cấp, công ty tài chính

II Tính tất yếu khách quan của việc thực hiện cải cách hệ thống tài chính

Một hệ thống tài chính năng động đóng vai trò hết sức quan trọng

đối với tích luỹ và phân chia nguồn vốn Do vậy, nó cũng đặc biệt có ýnghĩa đối với năng suất lao động cũng nh tăng trởng kinh tế quốc dân

Tại các nớc đang phát triển thì hệ thống tài chính đang bộc lộnhững đặc điểm sau đây:

- Nó đợc tăng còng bởi các ngân hàng kinh doanh

- Nó bị đánh thuế cao nhằm chi phí cho những thâm hụt Ngânsách

Trang 4

- Hệ thống Ngân hàng không đáp úng đợc yêu cầu phục vụ và

điều chỉnh cao

- Có sự chế định giới hạn lãi suất và mức cho vay

- Xuất hiện lạm phát và mức thâm hụt tiền quá cao

- Có sự phụ thuộc lẫn nhau cao độ giữa phát triển tài chính vàtăng trởng kinh tế

Chính vì lẽ đó, nó đã tạo ra áp lực buộc các nớc phải cải cách hệthống tài chính

1 áp lực từ bên ngoài

1.1 áp lực từ các tổ chức tài chính quốc tế

Hầu hết các quốc gia theo đuổi chính sách kiềm chế tài chính làcác quốc gia đang phát triển ở các nớc này, nhu cầu nhận vốn từ các tổchức tài chính quốc tế để phát triển kinh tế trong nớc là rất lớn Một khi

đã nhận viện trợ từ các tổ chức tài chính đa phơng thì chắc chắn đi kèmvới nó là các điều kiện về kinh tế và đôi khi có cả điều kiện về chính trị,xã hội Các tổ chức này thờng đòi hỏi các nớc nhận viện phải đảm bảo cómột nền kinh tế đợc tự do phát triển, một hệ thống tài chính đợc tự do hoá,nghĩa là lãi suất, tỷ giá… đ ợc điều chỉnh bởi thị trờng chứ không phải đbằng các quyết định của chính phủ

Ví nh IMF, khi cho Việt Nam vay thì yêu cầu Việt Nam phải đápứng các điều kiện: t nhân hoá các doanh nghiệp nhà nớc, tự do hoá lãisuất, tự do hoá thơng mại… đ Và các nớc đang cần vốn, muốn nhận đợccác khoản viện trợ này thì tất nhiên phải thực hiện theo các yêu cầu củacác tổ chức này Điều này có nghĩa là Chính phủ các nớc này buộc phảitiến hành cải cách hệ thống tài chính, phải từ bỏ sự can thiệp quá sâu củamình vào hệ thống tài chính Thực tế cho thấy, ở một số các quốc gia

Đông á, hầu hết các cuộc cải cách đều thực hiện dới sức ép của IMF vàHoa Kỳ Đầu thập kỷ 90, chính phủ Hoa Kỳ đã gây sức ép buộc HànQuốc tự do hoá tài chính một cách triệt để nếu muốn gia nhập OECD

1.2 áp lực trong quá trình hội nhập

Bên cạnh những áp lực của các tổ chức tài chính đa phơng thì áplực về hội nhập quốc tế cũng là một nhân tố quan trọng đòi hỏi các quốcgia phải cải cách hệ thống tài chính

Đối với hệ thống các ngân hàng thơng mại, hội nhập tài chính quốc

tế sẽ khiến cho các ngân hàng này chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ từphía các ngân hàng nớc ngoài trong mọi lĩnh vực hoạt động từ nghiệp vụkinh doanh, giành giật khách hàng, mở rộng quy mô hoạt động cho tớiviệc thu hút nguồn lao động có kỹ thuật cao Điều này xảy ra là vì mộtmặt, sức cạnh tranh của hệ thống ngân hàng ở các nớc đang phát triển th-ờng không cao (trình độ quản lý và kinh doanh kém, cơ cấu tài sản khônghợp lý, bị hạn chế về thể chế, cơ sở công nghệ lạc hậu… đ) Mặt khác, cácngân hàng nớc ngoài đều là những ngân hàng có u thế về quy mô (thựclực vốn hùng hậu, chất lợng tài sản tốt, cơ chế quản lý kinh doanh linhhoạt, thiết bị tiên tiến… đ), về kinh nghiệm quản lý và kinh doanh (thíchnghi nhanh với sự biến đổi của môi truờng quốc tế, dịch vụ tài chính đadạng… đ), về kỹ năng và thiết bị hiện đại… đ Do đó, đòi hỏi phải cải cách hệthống ngân hàng để nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàngtrong nớc

Tình hình thực tế tại Việt Nam cũng tơng tự nh vậy Hiện nay cácngân hàng nớc ngoài hoạt động tại Việt Nam bị hạn chế rất nhiều loại

dịch vụ so với các ngân hàng Việt Nam Tuy nhiên, trong một vài năm tới,

với việc thực hiện các quy định cam kết với các tổ chức quốc tế trong tiếntrình hội nhập quốc tế nh AFTA, APEC… đ, đặc biệt là hiệp định thơngmại Việt-Mỹ, hệ thống ngân hàng Việt Nam cần phải ngày càng phát

Trang 5

triển, nâng cao tính cạnh tranh Với việc cam kết thực hiện Hiệp định

th-ơng mại Việt Mỹ, từng bớc nới lỏng các hạn chế hoạt động đối với cácngân hàng Mỹ bằng cách chỉnh sửa luật lệ trong nớc sẽ là những mốcquan trọng tiến tới tự do hoá ngân hàng ở Việt Nam Hiện nay, các ngânhàng Việt Nam chỉ có khoảng 200 loại hình dịch vụ trong khi đó, mộtngân hàng phát triển ở Mỹ cung cấp đến khoảng 6000 loại dịch vụ Mặtkhác, tiềm lực tài chính của các ngân hàng Việt Nam quá nhỏ bé so vớicác ngân hàng Mỹ

Do đó, một khi thực hiện các cam kết trong quá trình hội nhập bắtbuộc Việt Nam phải nới lỏng các luật lệ hạn chế hoạt động của các ngânhàng nớc ngoài thì chắc chắn các ngân hàng thơng mại Việt Nam sẽ chịusức ép từ cạnh tranh mạnh mẽ hơn Nếu vẫn bình chân nh vại thì đến mộtlúc nào đó, các ngân hàng Việt Nam sẽ không còn đủ sức chống đỡ vớilàn sóng cạnh tranh của các ngân hàng nớc ngoài Vì vậy, chúng ta cầncân nhắc việc thực hiện cải cách hệ thống tài chính nói chung, cải cách hệthống ngân hàng nói riêng vào một thời điểm thích hợp và theo từng bớc

ra đây những lý do mang tính lịch sử Chẳng hạn nh trong quá trình chạy

đua vào chiếc ghế tổng thống, cơng lĩnh tranh cử của các ứng cử viênquan tâm đến việc thực hiện cải cách hệ thống tài chính, khi trúng cử,những nhân vật này sẽ tiến hành các kế hoạch của mình

2.2 Do bản thân yêu cầu nội tại trong hệ thống ngân hàng

Các ngân hàng muốn mở rộng qui mô hoạt động, mở rộng thị phầnthì cần phải có một số vốn lớn nhất định Vấn đề về vốn có thể đợc giảiquyết bằng việc sáp nhập các ngân hàng với nhau, hoặc tiến hành cổ phầnhoá, t nhân hoá các ngân hàng quốc doanh Ngoài ra, để tăng hiệu quảhoạt động của các ngân hàng thì nhất thiết phải chú ý đến sự minh bạchtrong các luồng thông tin và cơ chế quản lý Đặc biệt có đủ sức cạnh tranhtrong điều kiện nền kinh tế mở và hội nhập quốc tế, các ngân hàng cầntiếp tục gấp rút thực hiện việc lành mạnh hoá trong tổ chức và trong hoạt

động kinh doanh Do đó cần phải cải tổ bộ máy ngân hàng

III Xu hớng cải cách hệ thống tài chính

Trong những giai đoạn nhất định, tuỳ thuộc vào những đặc điểmriêng và căn cứ vào những mục tiêu riêng mà mỗi quốc gia có thể theo

đuổi chính sách kiềm chế tài chính hoặc tự do hóa tài chính Tuy nhiên,

xu hớng chung là các quốc gia đều chuyển từ kiềm chế tài chính sang tự

do hóa tài chính

1 Sự lựa chọn kiềm chế tài chính

Kiềm chế tài chính là sự lựa chọn của một số quốc gia trong nhữnggiai đoạn nhất định Nó có một số đặc điểm nh sau:

Thứ nhất, về lãi suất: Các quốc gia lựa chọn kiềm chế tài chính ờng áp dụng chính sách lãi suất cố định hoặc lãi suất trần

th-Thứ hai, về chính sách tỷ giá: Chính sách tỷ giá khi các quốc giatheo đuổi kiềm chế tài chính thờng là chính sách tỷ giá cố định hoặcchính sách tỷ giá không linh hoạt

Thứ ba, về mức dự trữ bắt buộc: Mức dự trữ bắt buộc mà các quốcgia theo đuổi kiềm chế tài chính thờng ở mức cao Sự lựa chọn này xuấtphát từ quan điểm cho rằng mức dự trữ cao sẽ hạn chế đợc rủi ro dẫn đến

sự đổ vỡ của hệ thống tài chính

Trang 6

Thứ t, về mức độ can thiệp của Chính phủ: Sự can thiệp của Chínhphủ vào quá trình phân bổ tài chính là rất sâu Các ngân hàng thơng mạiphải tham gia các dự án của Chính phủ mà biết chắc rằng các dự án này làkhông hiệu quả nhng vì mục tiêu xã hội mà vẫn phải thực hiện

2 Sự lựa chọn tự do hoá tài chính

Tự do hoá tài chính thể hiện ở 4 đặc điểm chính nh sau:

Một là, tự do hoá lãi suất, theo đó những hạn chế (nh những qui

định về trần và sàn lãi suất) đối với lãi suất tiền gửi cũng nh lãi suất chovay của các ngân hàng đợc xoá bỏ và các loại lãi suất này đợc xác địnhmột cách tự do trên thị trờng

Hai là, tự do hoá tỷ giá, nghĩa là không quy định tỷ giá chính thức

đối với các giao dịch của tài khoản vãng lai cũng nh giao dịch của tàikhoản vốn

Ba là, trong trờng hợp tự do hoá tài chính toàn bộ thì dự trữ bắtbuộc thờng đợc quy định thấp hơn 10%, còn nếu tự do hoá một phần thì

dự trữ bắt buộc thờng từ 10-50 %

Bốn là, tự do hoá hoạt động phân bổ tín dụng, theo đó tín dụng đợcphân bổ theo lãi suất thị trờng chứ không phải bởi các quyết định hànhchính của chính phủ

Nh vậy, kiềm chế tài chính cũng mang lại một số kết quả nhất định

đặc biệt là đối với các mục tiêu về xã hội Tuy nhiên, để có một nền kinh

tế kinh tế phát triển bền vững thì không thể thiếu đợc một hệ thống tàichính vững mạnh Do đó, tuỳ thuộc điều kiện của mỗi nớc mà tiến hànhcải cách hệ thống tài chính vào những thời điểm thích hợp nhất

IV Các biện pháp cải cách hệ thống tài chính

1 Cải cách các chính sách tài chính

Các chính sách tài chính đợc cải cách theo xu hớng hớng vào thị ờng, giảm bớt sự can thiệp một cách trực tiếp của Nhà nớc vào hệ thốngtài chính, thay vào đó sự can thiệp của Nhà nớc chỉ mang tính chất định h-ớng, gián tiếp

tr-2 Cải cách hệ thống ngân hàng

Hệ thống ngân hàng đợc cải cách theo hớng phân rõ chức năng chovay thơng mại và cho vay chính sách Tiến hành tăng nguồn vốn thôngqua biện pháp t nhân hoá, cổ phần hoá, sát nhập Đồng thời các ngânhàng phải cái tiến công nghệ, tăng số lợng các loại hình dịch vụ theo hớnghiện đại và phù hợp với tiêu chuẩn thông lệ quốc tế

3 Phơng pháp tiến hành cải cách

3.1 Cải cách đồng bộ hệ thống tài chính

Cải cách đồng bộ hệ thống tài chính là sự chuyển hớng từ kiềm chếtài chính sang tự do hoá tài chính mà theo đó các biện pháp đợc tiến hànhmột cách đồng bộ, tức thời Các chính sách tài chính chuyển từ cố định lãisuất sang tự do hoá lãi suất, từ tỷ giá cố định sang tự do hoá tỷ giá Hệthống các ngân hàng đợc cổ phần hoá hàng loạt Phơng pháp này thờnggây ra phản ứng sốc đối với hệ thống tài chính và nền kinh tế Phản ứngnày có thể có tác dụng tốt đối với nền kinh tế có sự chuẩn bị kỹ càng Tuynhiên hầu hết các quốc gia khi chuyển đổi từ kiềm chế tài chính sang tự

do hoá tài chính đều có hệ thống tài chính rất yếu kém Chính vì vậy biệnpháp này nhiều khi lại gây ra tác động xấu dẫn đến sự sụp đổ của hệthống tài chính của các quốc gia áp dụng biện pháp này

3.2 Cải cách từng bớc hệ thống tài chính

Biện pháp cải cách từng bớc hệ thống tài chính thờng đợc các quốcgia lựa chọn vì nó không gây ra các phản ứng sốc quá mạnh đối với các hệthống tài chính và nền kinh tế của các quốc gia Tuy nhiên, để biện pháp

Trang 7

này tiến hành có hiệu quả thì tiến độ thực hiện cải cách hệ thống tài chínhphải đợc đẩy nhanh tránh để lâu dài sẽ không hiệu quả vì sức ỳ của nềnkinh tế quá lớn.

Tóm lại, mỗi phơng pháp cải cách hệ thống tài chính đều có những

u điểm và hạn chế riêng Tuỳ vào hoàn cảnh và điều kiện của mỗi nớc màviệc áp dụng phơng pháp nào cho phù hợp là hết sức quan trọng

Phần II

thực trạng cải cách

Hệ thống tài chính ở một số nớc và Việt Nam

Trang 8

I Xu hớng tài chính - tiền tệ quốc tế đầu thế kỷ XXI

Tự do hoá tài chính đang là xu hớng nỗi bật trên thị trờng tài chínhquốc tế thế kỷ XXI Sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuậttác động sâu sắc tới thị trờng tài chính quốc tế Nó làm cho không gian vàthời gian ngắn dần, khoảng cách địa lý sẽ ngày càng mất dần ý nghĩa.Khối lợng và tốc độ chu chuyển của các dòng vốn ngày càng cao Chínhvì vậy, thị trờng tài chính của các quốc gia sẽ ngày càng thâm nhập lẫnnhau và phụ thuộc nhau nhiều hơn Sự phát triển tài chính tiền tệ quốc tếvừa mang lại cơ hội vừa mang lại thách thức cho các quốc gia

Quá trình tự do hoá tài chính sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ hơn baogồm các nội dung sau:

- Xoá bỏ kiểm soát tín dụng

- Tự do hoá lãi suất

- Tự do hoá việc tham gia và rút khỏi các hoạt động ngân hàng vàcác dịch vụ tài chính, kể cả đối với các nhà đầu t nớc ngoài

- Bảo đảm quyền tự chủ của các ngân hàng, các quỹ tài chính, quantrọng nhất là chấm dứt sự can thiệp vào công việc hàng ngày củacác đối tợng này

- Phát triển các ngân hàng t nhân, các trung gian tài chính, đặc biệt

là các quỹ tài chính dới nhiều hình thức khác nhau

- Tự do hoá các luồng vốn quốc tế

II Cải cách hệ thống tài chính ở một số nớc trên thế giới

1 Cải cách hệ thống tài chính của ASEAN:

Cũng nh các nớc khác trên thế giới, hầu hết các nớc ở khu vựcASEAN, chiến lợc công nghiệp hoá hớng về xuất khẩu và thu hút đầu t n-

ớc ngoài đang là một chiến lợc quan trọng Các quốc gia áp dụng chiến

l-ợc này không những thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu mà còn vơn lên nganghàng với các nớc phát triển trên thế giới Để thực hiện tốt đợc chiến lợcnày, các quốc gia ASEAN đã và đang tăng cờng ổn định chính trị, hoànthiện hệ thống luật pháp, cải thiện môi trờng đầu t đặc biệt là cải cách

hệ thống tài chính

Hai biện pháp đợc các nớc này áp dụng là xoá bỏ những quy định

về lãi suất và cải cách hệ thống ngân hàng

Các nớc ASEAN thực hiện trong lĩnh vực này là xóa bỏ những quy

định về lãi suất và nâng cao tính cạnh tranh của thị trờng tài chính Đểthực hiện đợc việc xoá bỏ quy định về lãi suất, các nớc này buộc phải giatăng cạnh tranh trên thị trờng tài chính chủ yếu bằng cách gia tăng thànhlập các công ty tài chính, t nhân hoá các tổ chức tài chính của chính phủ

1.1 Công cuộc cải cách hệ thống tài chính ở Thái Lan

Thái Lan đã tăng cờng cạnh tranh thông qua thành lập các công tytài chính và thực hiện cải cách nh sau:

 Xoá bỏ mức trần lãi suất, nới lỏng việc quản lý tài sản củacác tổ chức tài chính & tạo điều kiện thuận lợi cho sự tự do di chuyển cácdòng vốn

 Cải thiện các tiêu chuẩn của các tổ chức tài chính theo tiêuchuẩn của ngân hàng thanh toán quốc tế

 Tiếp tục các biện pháp tăng cờng cạnh tranh đã đợc tiến hànhtrớc đó, đồng thời đề ra mục tiêu giám sát chặt chẽ các tổ chức và hệthống tài chính

1.2 Công cuộc cải cách hệ thống tài chính ở Indonesia,

Tại Indonesia, việc gia tăng cạnh tranh đợc tiến hành thông qua tnhân hoá các ngân hàng nhà nớc Vào giữa thập kỷ 80, các ngân hàng tnhân ở nớc này đợc phát triển rất nhanh với 39 ngân hàng t nhân và 1.400

Trang 9

chi nhánh đợc thành lập mới Chúng đợc phép kiểm soát các khoản tiềnvay, tiền gửi Tiếp đó, Luật ngân hàng năm 1992 đã cho phép t bản nớcngoài tham gia sở hữu ngân hàng bằng cách tham gia mua cổ phần, mởrộng liên doanh giữa nhà nớc, t nhân trong và ngoài nớc.

Indonesia cũng có bớc đi tơng tự nh Thái Lan:

 Tiến hành tự do hoá lãi suất, tăng tính cạnh tranh của thị trờng tàichính bằng cách t nhân hoá các ngân hàng quốc doanh

 Xoá bỏ kiểm soát vốn

 Vào tháng 1/1995, ban hành hệ thống kế toán đặc biệt đối với cácngân hàng

Indonesia cũng xoá bỏ kiểm soát vốn sớm, song tác động khônglớn nh Thái Lan, vì nớc này đã áp dụng một số biện pháp ngăn chặn cácdòng vốn ngắn hạn, nh đa ra giới hạn trần đối với các khoản vay nớcngoài của các ngân hàng, của các doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nớc vàcủa các doanh nghiệp t nhân chịu sự quản lý của các ngân hàng nhà nớc,

đánh thuế thu nhập đối với thu nhập từ việc bán cổ phiếu và các công cụ

nợ khác trên thị trờng chứng khoán của các công ty đợc niêm yết

1.3 Công cuộc cải cách hệ thống tài chính ở Malaysia

ở Malaysia đã có một trình tự cải cách khác so với Thái Lan vàIndonesia Malaysia vẫn duy trì việc kiểm soát các dòng vốn nớc ngoài ởmức độ nhất định Chính phủ Malaysia quy định chỉ có những ngời khôngthờng trú ở nớc này mới đợc phép mở tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ ởcác ngân hàng thơng mại trong nớc Malaysia vẫn hạn chế sự tham giacủa các ngân hàng nớc ngoài trên thị trờng nội địa Hơn thế, việc thànhlập chi nhánh thuộc các ngân hàng này phải tuân thủ theo một quy địnhriêng Những công cụ nh tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ tiền mặt tối thiểu đợc

sử dụng rất thờng xuyên ở nớc này trong việc điều tiết cung tiền, hỗ trợviệc cân bằng ngân sách và thực hiện chức năng giám sát

Trang 10

2 Cải cách hệ thống tài chính của Trung Quốc

Quá trình cải cách hệ thống tài chính ở Trung Quốc đợc tăng cờng

từ giữa thập kỷ 80, nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của một nền kinh tế cótốc độ tăng trởng cao, thích ứng với những đòi hỏi của quá trình phi tậptrung hoá đang tăng lên trong nền kinh tế và quá trình mở cửa để thu hútnguồn vốn từ bên ngoài

Để tăng cờng cạnh tranh trong khu vực tài chính, nhiều tổ chức tàichính phi ngân hàng và ngân hàng đã đợc thành lập và tham gia vào cáchoạt động thu hút tiền gửi và cho vay, nh Công ty uỷ thác và đầu t, Hợptác xã tín dụng, Công ty thuê mua, các ngân hàng không thuộc sở hữu nhànớc Vì vậy, vai trò của các tổ chức tài chính phi ngân hàng trong việc huy

động và cung cấp vốn ngày càng gia tăng

ở Trung Quốc, Chính phủ vẫn duy trì việc kiểm soát vốn Tuy chophép các công ty uỷ thác đầu t đợc vay vốn nớc ngoài nhng không đợcphép vay dài hạn và chỉ đợc vay trong hạn ngạch dới hình thức vay trựctiếp hoặc thông qua kênh tín dụng Các công ty này có thể huy động vốnthông qua thị trờng tiền tệ liên ngân hàng, phát hành trái phiếu cổ phiếu

Những quy định điều tiết trên đây của Chính phủ Trung Quốc đã

đặt các công ty uỷ thác và đầu t trớc những vấn đề mới Các công ty nàybuộc phải tiến hành các hoạt động có độ rủi ro cao hơn nh phát hành cổphiếu, huy động vốn với lãi suất thay đổi trên thị trờng liên ngân hàng,thực hiện các khoản đầu t dài hạn Nh vậy có thể nói, giống nh các công

ty tài chính Thái Lan, các công ty uỷ thác và đầu t Trung Quốc đã vayngắn hạn để đầu t dài hạn và cũng phải gánh chịu những khoản nợ xấu.Song, các công ty Trung Quốc cha bị khủng hoảng nh ở Thái Lan vìChính phủ nớc này vẫn duy trì việc kiểm soát vốn khá chặt chẽ

3 Cải cách hệ thống tài chính của Liên bang Nga.

Công cuộc cải cách kinh tế thị trờng ở Liên bang Nga đã thu đợccác kết quả đáng kể, đặc biệt từ năm 2000 đến nay Khu vực ngân hàngcũng tăng trởng tơng đối mạnh mẽ trong giai đoạn 2001 – 2003 Nhng

đến cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm 2004, hệ thống ngân hàng Nga gặpnhiều khó khăn đã bộc lộ những yếu kém:

- Tốc độ phát triển của hệ thống ngân hàng cha theo kịp tốc độ pháttriển của nền kinh tế

- Mức rủi ro tín dụng cao

- Cha có đủ cơ sở pháp lý nhằm tạo ra một môi trờng cạnh tranhlành mạnh trên thị trờng dịch vụ ngân hàng

- Sự thiếu minh bạch về sở hữu của hệ thống ngân hàng đã gây khókhăn cho các nhà đầu t

- Thiếu tin tởng giữa các ngân hàng trong hệ thống

- Ngân hàng Trung ơng cha có chính sách hợp lý với quá trình pháttriển của hệ thống ngân hàng

Trớc tình hình đó, Chính phủ Nga đã đề ra một chiến lợc phát triển

đồng bộ hệ thống ngân hàng với nhiệm vụ trọng tâm là củng cố hệ thốnggiám sát ngân hàng, đảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân hàng với utiên số một là ngăn chặn các cuộc khủng hoảng Cụ thể:

 Cần tiếp tục phát triển hệ thống ngân hàng 2 cấp, đề cao vai trò củaNgân hàng Trung ơng cải cách mạng lới ngân hàng thơng mại theo hớngtăng cờng tích tụ tập trung t bản, hình thành những ngân hàng hạt nhân cótiềm lực tài chính mạnh, công nghệ hiện đại, giảm bớt số lợng ngân hàng

 Tạo điều kiện thu hút t bản nớc ngoài đầu t vào khu vực ngân hàng.Khuyến khích các ngân hàng Nga mở rộng ra thị trờng quốc tế

 Cải cách sâu rộng Ngân hàng Trung ơng nhằm nâng cao vai trògiám sát hệ thống ngân hàng của nó

Trang 11

 Nâng cao vai trò của nhà nớc trong phát triển ngân hàng theo hớngkinh tế thị trờng Tăng cờng kiểm soát của nhà nớc với hoạt động củangân hàng thơng mại trớc hết là củng cố những nguyên tắc thị trờng tronghoạt động của các tổ chức tín dụng.

- Tăng cờng gắn bó giữa các ngân hàng với khu vực sản xuất

- Gắn tổ chức hoạt động và cơ cấu mạng ngân hàng với khía cạnhkhu vực, giảm sự mất cân bằng của các ngân hàng theo khu vực

- Tăng cờng bảo vệ lợi ích của các nhà đầu t, nhà tài trợ và các cổ

đông ngân hàng Cụ thể đã đa ra hệ thống bảo hiểm tiền gửi vàhoạt động

 Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động của hệ thống ngân hàngtheo hớng bình đẳng và minh bạch

 Lành mạnh hoá hệ thống tài chính, tái cấu trúc các tổ chức tín dụnggặp khó khăn

 Nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của các ngânhàng theo hớng mở rộng lĩnh vực kinh doanh

 Nh vậy, cùng với việc hoàn thiện cơ chế thị trờng, hoàn thiện cáccông cụ tài chính -tiền tệ ngân hàng ở Liên bang Nga là những nhiệm vụquan trọng đảm bảo thực hiện mục tiêu chiến lợc của Nga trong nhữngnăm đầu của thế kỷ 21

4 Cải cách hệ thống tài chính của Hàn Quốc

Đối với Hàn Quốc, cải cách hệ thống tài chính tập trung chủ yếuvào tài chính ngân hàng với lý do sau:

Các ngân hàng của Hàn Quốc đã phải chịu đựng những tác độngnặng nề nhất kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính Châu á nổ ra vào giữanăm 1997 Sự mất giá của đồng nội tệ cùng với mức lãi suất cao trongnhững năm 1997- 1998 đã làm nhiều công ty không thể trả nổi các món

nợ ngân hàng Điều này đã đẩy hệ thống ngân hàng Hàn Quốc rơi vào tìnhtrạng “hiểm nghèo” và nhiều ngân hàng đã buộc phải tuyên bố mất khảnăng thanh toán Các biện pháp mà Chính phủ Hàn Quốc tiến hành cảicách hệ thống ngân hàng nh sau:

Thứ nhất, chỉ những tổ chức có thể hoạt động hiệu quả mới đợc tiếp

tục hoạt động và khi cơ cấu lại thì thiệt hại phải đợc phân bổ một cáchminh bạch và hạn chế tối đa cho những ngời đóng thuế

Thứ hai, việc cơ cấu lại phải củng cố các nguyên tắc tài chính bằng

việc chia sẻ thiệt hại trớc hết cho các cổ đông, sau đó mới đến các chủ nợ,

và có thể cả một số ngời gửi nhiều tiền

Thứ ba, phải có biện pháp duy trì nguyên tắc tín dụng đối với ngời

vay vốn của ngân hàng và có những biện pháp khuyến khích tăng vốn từnguồn t nhân mới

Thứ t, tốc độ cơ cấu lại phải nhanh để có thể khôi phục đợc tín

dụng, đồng thời duy trì đợc lòng tin của quần chúng đối với hệ thốngngân hàng

Bên cạnh các biện pháp trên, Chính phủ Hàn Quốc còn dự kiến tnhân hoá các quĩ đầu t và sáp nhập các ngân hàng, đồng thời nới lỏngnhững hạn chế đối với các ngân hàng thơng mại gặp khó khăn Theo cáchnày, kể từ tháng 3 năm 2000 các ngân hàng Hàn Quốc đang gặp khó khăn

do giảm sút tiền gửi sẽ đợc phép mở rộng hoạt động sang lĩnh vực môigiới Uỷ bán giám sát tài chính Hàn Quốc cũng tuyên bố nới lỏng nhữnghạn chế đối với việc chuyển đổi, sáp nhập các ngân hàng thơng mại thànhcác công ty môi giới nhằm cho phép các ngân hàng này cung cấp các dịch

vụ tài chính hợp nhất Đồng thời các ngân hàng thơng mại Hàn Quốc cóthể nhằm tiền gửi tiết kiệm trong thời hạn 5, 6 năm thay vì 3 năm nh hiệnnay

Trang 12

5 Kinh nghiệm đối với Việt Nam:

Trong hai thập kỷ qua, các nớc đang phát triển Châu á đã rất quantâm đến việc cải cách lĩnh vực tài chính theo hớng tự do hoá và đã đạt đợcnhững thành công nhất định Qua nghiên cứu quá trình cải cách khu vựctài chính của một số nớc ta có thể rút ra vài nhận xét sau:

Thứ nhất, những nớc tơng đối thành công hơn thờng là những nớc

có tốc độ cải cách từ từ và đáp ứng nguyên tắc cơ bản của trình tự cải cáchkinh tế tối u mà Mc.Kinnon đã đa ra là không thể xoá bỏ kiểm soát vốn tr-

ớc khi tự do hoá thơng mại và tài chính Đó là trờng hợp của Trung Quốc

Thứ hai, sự kém thành công hơn trong cải cách tài chính ở một số

nớc có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau tạo nên, nhng tốc độ cải cáchquá nhanh (đặc biệt trong việc phi điều tiết hệ thống ngân hàng), cải cáchkhông đồng bộ (ví dụ cải cách quá nhanh trong lĩnh vực tổ chức và quản

lý, nhng lại quá chậm trong lĩnh vực luật pháp, hoặc cha đáp ứng nhữngtiêu chuẩn quốc tế trong quá trình cải cách nh tiêu chuẩn kế toán)

Thứ ba, trong điều kiện của các nớc đang phát triển - trình độ quản

lý yếu kém, thiếu kinh nghiệm trong phát triển kinh tế thị trờng, cải cáchvới tốc độ từ từ là phù hợp hơn Trong quá trình cải cách cần phải đảmbảo một số nguyên tắc sau:

- Không nên tự do hoá hệ thống ngân hàng trong nớc hoặc mở cửahoàn toàn đối với các dòng vốn vào trong điều kiện một bộ phận của hệthống không có khả năng trả nợ hoặc trở nên không trả đợc nợ khi tự dohoá

- Nên tự do hoá các dòng vốn vào dài hạn, đặc biệt là đầu t trực tiếpnớc ngoài, trớc các dòng vốn vào ngắn hạn

- Cần loại bỏ từng bớc những méo mó nh nguyên tắc kế toán, kiểmtoán và công bố thông tin cân xứng, đảm bảo ngầm của chính phủ đểkhuyến khích các dòng vốn vào quá nhiều (chính sách tỷ giá, tiền tệ… đ)

Qua phân tích trên ta thấy rằng đối với Việt Nam trong thời gian tới có thể cải cách theo các hớng sau:

Thứ nhất, Chính phủ và ngân hàng trung ơng phải thể hiện vai trò

lãnh đạo rõ ràng và nhất quán trong việc cải cách hệ thống ngân hàng

Thứ hai, tái điều chỉnh khu vực tài chính- ngân hàng gắn liền với

việc cải cách hệ thống doanh nghiệp để tạo ra một trật tự kinh tế thị trờnglành mạnh cho mọi đối tợng thị trờng hoạt động

Thứ ba, chơng trình cải cách chủ yếu là dùng công quĩ và có thể

phát hành trái phiếu nội địa để tái cấp vốn cho hệ thống ngân hàng, mua

nợ khó đòi để lành mạnh hoá tài chính của các ngân hàng thơng mạinhằm khôi phục khả năng tín dung của nó

Thứ t, cải cách hệ thống tài chính cần phải đợc tiến hành từ từ để

tránh những cú sốc ngoại sinh Bên cạnh đó, cải cách hệ thống tài chínhmột cách đồng bộ là hết sức quan trọng

6 Quá trình cải cách hệ thống tài chính ở Việt Nam

6.1 Cải cách chính sách tài chính

6.1.1 Chính sách lãi suất

Từ khi có Pháp Lệnh Ngân hàng đến nay, Ngân hàng Nhà nớc(NHNH) đã không ngừng đổi mới cơ chế điều hành lãi suất nhằm từng b-

ớc tiến tới tự do hoá lãi suất

Bắt đầu từ năm 1989, Việt Nam đã thực hiện chính sách lãi suấtthực dơng tạo cơ hội cho các ngân hàng thu hút đợc nhiều hơn các nguồnvốn trong dân c Tiếp theo đó, chính sách lãi suất đã đợc điều chỉnh chophù hợp với tình hình kinh tế tài chính trong nớc và quốc tế Lãi suất đã đ-

ợc thay đổi từ chỗ khống chế lãi suất cho vay theo ngành sang cơ chế lãi

Trang 13

suất trần tín dụng và bỏ dần các mức chênh lệch khống chế nhằm nângcao tính tự chủ cho các ngân hàng

Năm 1992, NHNN đã thực hiện một bớc đổi mới đáng kể về điềuhành chính sách lãi suất bằng việc chuyển từ cơ chế lãi suất âm sang cơchế lãi suất dơng Có thể nói đây là bớc khởi đầu, tạo cơ sở cho việc theo

đuổi mục tiêu tự do hoá lãi suất và tạo đòn bẩy quan trọng để các ngânhàng thơng mại (NHTM) chuyển hoạt động kinh doanh từ thua lỗ sang cólãi Trên cơ sở lãi suất thực dơng, NHNN đã từng bớc nới lỏng sự quản lýtrực tiếp lãi suất của mình và trao dần quyền tự chủ về quy định lãi suấtcho các NHTM

Bớc sang năm 1996, NHNN đã tiến hành cải cách đáng kể tiếp theo

về điều hành lãi suất thông qua việc tự do hoá lãi suất tiền gửi và thựchiện quy định trần lãi suất cho vay Việc chỉ khống chế lãi suất cho vaytối đa, không quy định lãi suất tiền gửi đợc thực hiện nhằm từng bớc tiếntới tự do hoá lãi suất mà vẫn đảm bảo sự kiểm soát mặt bằng lãi suất củaNHNN, phù hợp với sự phát triển của các công cụ hiện có Với quy chếnày, các NHTM đợc phép tự do quy định mức lãi suất huy động, tự chủhơn trong kinh doanh Song việc quy định trần lãi suất cho vay có một sốhạn chế nhất định do lãi suất nhiều khi không phản ánh đúng cung cầuvốn trên thị trờng, không gắn liền với mức độ rủi ro của món vay, gây nên

sự méo mó trong phân bổ nguồn vốn tín dụng

Từ tháng 8/2000, NHNN đã thực hiện bớc đổi mới cơ bản về điềuhành lãi suất, thay thế cơ chế điều hành trần lãi suất cho vay bằng cơ chế

điều hành lãi suất cơ bản đối với cho vay bằng đồng tiền Việt Nam, và cơchế lãi suất thị trờng có quản lý đối với cho vay bằng ngoại tệ NHNNcông bố lãi suất cơ bản trên cơ sở tham khảo lãi suất cho vay thơng mại

đối với khách hàng tốt nhất của nhóm các tổ chức tính dụng đợc lựa chọntheo quyết định của thống đốc ngân hàng trong từng thời kỳ Trên cơ sởlãi suất cơ bản do NHNN công bố, tổ chức tín dụng (TCTD) ấn định lãisuất cho vay đối với khách hàng theo nguyên tắc không vợt quá mức lãisuất cơ bản và biên độ do NHNN quy định trong từng thời kỳ Ngoài ra,NHNN đã có cơ chế chính thức liên hệ lãi suất đồng USD trong nớc và lãisuất đồng USD quốc tế thông qua lãi suất đồng USD trên thị trờng tiền tệSingapore

6.1.2 Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng cũng có những thay đổi căn bản đáng kể theohớng tiến dần tới mục tiêu tự do hoá tín dụng thể hiện ở việc xoá bỏ cáchạn mức tín dụng Trớc hết cần phải kể đến việc Chính phủ và NHNN đãban hành các cơ chế tín dụng khá đồng bộ, tạo khuôn khổ hành lang pháp

lý ngày càng có tính hệ thống phù hợp với cơ chế thị trờng, hạn chế tớimức thấp nhất bao cấp qua tín dụng và cơ chế “xin-cho”, từng bớc tách tíndụng theo chính sách ra khỏi hoạt động tín dụng của các NHTM Các cơchế tín dụng mới ngày càng đợc hoàn thiện theo hớng chỉ đa ra các quy

định mang tính nguyên tắc Theo đó các TCTD chủ động tìm kiếm các dự

án khá thi có hiệu quả và có khả năng trả nợ để quyết định cho vay và tựchịu trách nhiệm về việc cho vay Phạm vi điều chỉnh của cơ chế tín dụngcũng ngày càng mở rộng phù hợp với quy định của luật pháp

Theo quyết định số 284/2000/QĐ-NHNN1 ngày 25/8/2000 củathống đốc NHNN, quy chế cho vay mới đợc chỉnh sửa trên nguyên tắcthông thoáng về thủ tục nhng vẫn đảm bảo an toàn hiệu quả của hoạt đôngtín dụng, nâng cao năng lực kinh doanh của các TCTD Bên cạnh các hìnhthức cho vay thông thờng theo quy chế cho vay, Chính phủ và NHNN đãban hành một số văn bản quy định về một số hình thức cấp tín dụng khác

Trang 14

nh cho thuê tài chính, bảo lãnh, chiết khấu thơng phiếu và giấy tờ có giátrị ngắn hạn… đ.

Đặc biệt, để tạo môi trờng pháp lý cho hoạt động tín dụng có hiệuquả, tháo gỡ các vớng mắc, nâng cao quyền tự chủ và trách nhiệm của cácTCTD trong việc quyết định cho vay, tạo lập sự bình đẳng giữa mọi kháchàng và mọi TCTD trong đảm bảo tín dụng, Chính phủ đã ban hành Nghị

định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của cácTCTD Theo đó, vấn đề bảo đảm tiền vay đợc quy định theo hớng bở sungthêm hình thức tín chấp… đ Thủ tục cấp tín dụng và đảm bảo tiền vay đợc

đổi mới theo hớng đơn giản hoá Việc đảm bảo tiền vay đối với các khoảntín dụng u đãi theo chính sách của Nhà nớc đợc tách ra khỏi tín dụng th-

ơng mại Ngoài ra, các TCTD đợc tự quyết định việc áp dụng các biệnpháp bảo đảm hay không bảo đảm trong cấp tín dụng đối với từng kháchhàng, không có sự chỉ định bắt buộc hay miễn trừ áp dụng biện pháp bảo

đảm đối với từng loại TCTD và khách hàng của họ từ phía Chính phủ

Cho đến nay, cơ chế bảo đảm tiền vay cũng đã đợc ban hành khá hệthống và đồng bộ Bên cạnh Nghị định 178 nêu trên, Chính phủ, NHNN

và các Bộ ngành khác đã ban hành một số các văn bản liên quan dến đảmbảo tiền vay nh Nghị định 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 “Về giaodịch bảo đảm”, Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 “Về đăng

ký giao dịch đảm bảo”, Nghị định 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 “Vềthủ tục chuyển đổi, chuyển nhợng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền

sử dụng đất, góp vốn bằng giá trị sử dụng đất” và các Thông t hớng dẫncác Nghị định nêu trên

6.1.3 Chính sách tỷ giá

a Về quản lý ngoại hối

Trong những năm qua, chính sách quản lý ngoại hối đã từng bớc

đổi mới theo hớng tăng cờng khả năng quản lý, kiểm soát ngoại hối củaNhà nớc, thu hẹp dần phạm vi hoạt động của ngoại tệ Một loạt các chínhsách, quy định về quản lý ngoại hối và các hoạt động liên quan đến ngoạihối đã đợc ban hành và ngày càng hoàn thiện và hỗ trợ thực hiện mục tiêuchính sách tiền tệ, tạo tiền đề thực hiện mục tiêu trên đất Việt Nam chỉ luhành đồng Việt Nam, hớng tới mục tiêu đồng Việt Nam trở thành đồngtiền có khả năng chuyển đổi và tự do hoá các giao dịch ngoại hối

Nghị định 63/1998?NĐ-CP ngày 17/8/1998 của Thủ tớng Chínhphủ về quản lý ngoài hối đã xây dựng khung pháp lý khá toàn diện và hệthống quản lý ngoại hối, phù hợp với yêu cầu chuyển đối sang kinh tế thịtrờng và tăng cờng hội nhập quốc tế Nghị định 63 đã đa ra một số điểmkhá cơ bản về quản lý ngoại hối tạo tiền đề cần thiết để tiến tới tụ do hoácác giao dịch ngoại hối nh: Đa ra khái niệm mới về ngoại hối, xác định rõkhái niệm ngời c trú và ngời không c trú, phân chia các giao dịch liênquan đến ngoại hối thành giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và giao dịchliên quan đến ngoại hối của TCTD, chỉ thừa nhận vàng tiêu chuẩn quốc tếlàm ngoại hối

b Về điều hành tỷ giá

Năm 1989 là mốc quan trọng trong việc thay đổi cơ chế, chính sách

điều hành tỷ giá hối đoái ở nớc ta Tháng 3/1989, Việt Nam bãi bỏ hệthống bao cấp của nhà nớc qua tỷ giá đối với các hoạt động ngoại thơng,xoá bỏ chế độ tỷ giá kết toán nội bộ; đồng thời áp dụng cơ chế tỷ giá mới.Sau khi áp dụng cơ chế quản lý chặt đối với lu thông ngoại tệ nói chung,

tỷ giá hối đoái nói riêng, trên thực tế tỷ giá hối đoái đã đợc thả nổi và dovậy tỷ giá tăng lên nhanh chóng dẫn tới lạm phát cao đồng nghĩa vớiVNĐ giảm giá Trớc tình hình đó, NHNN đã áp dụng một loạt các chính

Trang 15

sách bổ trợ nh ban hành tín phiếu kho bạc, thay đổi mức dự trữ ngoại tệbắt buộc để ép tỷ giá giảm xuống nên tỷ giá thị trờng đã giảm xuống và

ổn định trở lại vào năm 1992 Trong những năm qua, Việt Nam đã có rấtnhiều nỗ lực trong việc duy trì tỷ giá hối đoái ổn định Trong những năm

90, tỷ giá đã từng đợc duy trì khá ổn định, tuy nhiên vẫn là cứng nhắc

Theo kinh nghiệm của các nớc trên thế giới, một trong những điềukiện tiền đề cần thiết cho tự do hoá tài chính là việc điều hành tỷ giá theonguyên tắc thị trờng Thời gian vừa qua, NHNN đã không ngừng đổi mớiphơng pháp điều hành tỷ giá để từng bớc tiến tới mục tiêu trên

Từ năm 1994, với sự ra đời của thị trờng liên ngân hàng, NHNN đãthực hiện bớc đổi mới đáng kể đầu tiên về điều hành tỷ giá theo cơ chếmới thay cho chế độ đa tỷ giá trớc đây Do đó, tỷ giá mua bán trên thị tr-ờng chỉ đợc phép dao động trong biên độ cho phép Từ 1994-1996, chế độ

tỷ giá ở Việt Nam thiên về mục tiêu đảm bảo tính ổn định của tỷ giá danhnghĩa giữa đồng Việt Nam và đồng USD Năm 1997, việc điều hành tỷ giángày càng trở nên linh hoạt, mục tiêu quản lý tỷ giá đã chuyển hớng từnhấn mạnh tính ổn định sang điều hành linh hoạt trên cơ sở đảm bảo sự

ổn định giá trị đồng Việt Nam

Sang năm 1999, NHNN thực hiện một bớc đổi mới cơ bản về điềuhành tỷ giá từ quản lý có tính chất hành chính theo hớng thị trờng có sựquản lý của nhà nớc Kể từ ngày 26/2/1999, NHNN công bố tỷ giá giaodịch bình quân trên thị trờng ngoại tệ liên ngân hàng Tỷ giá này đợc ápdụng làm cơ sở để các TCTD đợc phép kinh doanh ngoại tệ, xác định tỷgiá mua bán ngoại tệ, áp dụng để tính thuế xuất nhập khẩu Trên cơ sở tỷgiá giao dịch bình quân trên thị trờng ngoại tệ liên ngân hàng của ngàygiao dịch gần nhất trớc đó do NHNN công bố, các TCTD đợc quy định tỷgiá giao dịch giữa VND và USD không vợt quá 0,1% so với tỷ giá này.Việc thay đổi cơ chế quản lý điều hành tỷ giá đã tạo quyền chủ động chocác NHTM trong việc tự quy định tỷ giá giữa đồng Việt Nam với cácngoại tệ khác

6.1.4 Kết quả đạt đ ợc

Với t cách là công cụ quản lý vĩ mô, là nguồn máu của cơ thể sống,

là nguồn lực, bằng chính sách và cơ chế vận hành phù hợp, các chính sáchtài chính đã góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới, duy trì tốc độ tăng tr-ởng kinh tế Qua 10 năm đổi mới và mở cửa, hệ thống tài chính Việt Nam

đã đợc xây dựng và phát triển, làm tốt vai trò của mình với nền kinh tếquốc dân và đã đợc một số kết quả nh sau:

Thứ nhất là, chính sách lãi suất đã đem lại một bớc đệm quan trọng

tiến tới tự do hoá lãi suất, góp phần luân chuyển vốn hợp lý Lãi suất cơbản hiện nay đợc coi là phù hợp với mức độ phát triển của thị trờng tiền tệ

và khả năng kiểm soát của NHNN Việc xác định lãi suất cơ bản dựa trênlãi suất cho vay tốt nhất của các ngân hàng thơng mại cộng với biên độ đủrộng cho thấy yếu tố thị trờng chứa đựng trong cơ chế lãi suất nà nhiềuhơn cơ chế trần lãi suất cho vay trớc đây Nh vậy, giá cả của đồng vốntrên thị trờng đã gắn nhiều hơn với cung cầu vốn trên thị trờng, đến mức

độ rủi ro cua món vay Điều này góp phần thúc đẩy sự luân chuyển vốnhợp lý Việc quy định lãi suất tái cấp vốn cụ thể phù hợp với thông lệquốc tế, cung cấp tín hiệu về mục tiêu nới lỏng hay thắt chặt chính sáchtiền tệ Nh vậy, trong thời gian qua, cùng với việc chuyển sang cơ chế

điều hành lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu(hình thức tái cấp vốn)

Bên cạnh đó, lãi suất tái cấp vốn do NHNN công bố cũng khôngngừng đợc hoàn thiện nhằm nâng cao tính hiệu quả của công cụ tái cấpvốn trong điều hành chính sách tiền tệ Từ tháng 5-1997, NHNN đã thực

Ngày đăng: 17/09/2012, 16:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Dự báo mức độ thiếu vốn và nhu cầu bổ sung vốn của các NHTMNN, giai đoạn 2005 - 2010 - TỔNG QUAN VỀ CẢI CÁCH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH.doc
Bảng 1 Dự báo mức độ thiếu vốn và nhu cầu bổ sung vốn của các NHTMNN, giai đoạn 2005 - 2010 (Trang 23)
Bảng 1: Dự báo mức độ thiếu vốn và nhu cầu bổ sung vốn của các NHTMNN, - TỔNG QUAN VỀ CẢI CÁCH HỆ THỐNG TÀI CHÍNH.doc
Bảng 1 Dự báo mức độ thiếu vốn và nhu cầu bổ sung vốn của các NHTMNN, (Trang 23)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w