dẫn đến chậm tiếp cận,tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật và giống lúa mới và làm hạn chế phát triển sản xuất lúa laithương phẩm ở vùng Bắc Trung bộ, trong khi đó tiềm năng diện tích phát triể
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Khu vực miền Trung lúa lai chiếm tới trên 40% diện tích lúa lai cả nước, nhưng tậptrung chủ yếu vào 2 tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An Năng suất bình quân lúa lai ở các địaphương trên đạt khoảng 6,3– 6,6 tấn/ ha, cao hơn so với năng suất bình quân chung
Phát triển lúa lai ở nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế, sản xuất giống mới đáp ứngđược 20 - 25% nhu cầu, còn lại phải nhập nội từ Trung Quốc Thực trạng về lượng giống lúalai đáp ứng cho sản xuất trong cả nước nói chung và cho vùng Bắc Trung bộ nói riêng đangcòn là vấn đề nan giải Bắc Trung bộ cần có những tổ hợp lúa lai năng suất cao, chất lượngtốt, thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai và trình độ thâm canh của địa phương Hạn chếtrên có nguyên nhân quan trọng là do chưa chủ động về giống, thiếu những tổ hợp lúa lainăng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh được chọn tạo ở trong nước Chất lượnggiống sản xuất trong nước chưa ổn định, trình độ công nghệ chế biến hạt lai thấp, giá thànhhạt lai cao Bên cạnh đó do tập quán canh tác, trình độ dân trí, v.v dẫn đến chậm tiếp cận,tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật và giống lúa mới và làm hạn chế phát triển sản xuất lúa laithương phẩm ở vùng Bắc Trung bộ, trong khi đó tiềm năng diện tích phát triển lúa lai cònrất lớn
Để mở rộng diện tích lúa lai ở Bắc Trung bộ, việc nghiên cứu thực trạng sản xuất,đánh giá hiệu quả của lúa lai, nghiên cứu tuyển chọn giống và các biện pháp kỹ thuật thâmcanh tăng năng suất là vấn đề cấp thiết đặt ra Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cần thiết
về cơ chế chính sách và kỹ thuật canh tác nhằm mở rộng diện tích lúa lai góp phần tăng
cường an ninh lương thực cho vùng Với mục tiêu trên, đề tài “Nghiên cứu thực trạng sản xuất và một số biện pháp kỹ thuật sản xuất lúa lai ở vùng Bắc Trung bộ” là rất cần thiết.
2 Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1 Mục đích
Đánh giá thực trạng, đề xuất định hướng và giải pháp phát triển lúa lai Nghiên cứubiện pháp kỹ thuật tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả của lúa lai ở Bắc Trung bộ, gópphần chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý và đảm bảo an ninh lương thực
2.2 Yêu cầu
- Đánh giá mọi mặt tình hình sản xuất lúa lai ở vùng Bắc Trung bộ, so sánh hiệu quảkinh tế của sản xuất lúa lai, từ đó rút ra những bài học và định hướng phát triển giúp cho sảnxuất nông nghiệp bền vững
- Nghiên cứu khảo nghiệm một số tổ hợp lúa lai triển vọng để chọn ra giống có khảnăng thích nghi điều kiện sinh thái vùng Bắc Trung bộ
- Xác định các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp đối với các giống lúa lai phục vụ
mở rộng diện tích lúa lai ở Bắc Trung bộ
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1 Những đóng góp mới của luận án
- Đánh giá được thực trạng sản xuất, những thuận lợi và khó khăn trong phát triển sảnxuất lúa ưu thế lai ở vùng Bắc Trung bộ
- Tuyển chọn và giới thiệu cho sản xuất được 03 giống lúa lai: Nhị ưu 725, Dưu 725
và Thiên ưu 998 phù hợp với cơ cấu vụ Xuân và Hè Thu tại Bắc Trung bộ; 01 giống lúa laiThiên ưu 128 cho vụ Hè Thu và Mùa ở Bắc Trung bộ
- Xác định các biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất các tổ hợp lúa lai
3.2 Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu giải quyết những vấn đề khoa học phục vụ sản xuất lúa lai trongvùng Bắc Trung bộ đạt hiệu quả hơn, trên cơ sở phát huy lợi thế, khắc phục các mặt còn hạnchế trong sản xuất lúa lai của vùng Bắc Trung bộ
Trang 2- Cung cấp những luận cứ khoa học, giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất lúa lai tạiBắc Trung bộ.
3.3 Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua đánh giá thực trạng và xác định tiềm năng mở rộng sản xuất lúa lai thươngphẩm, đề tài đóng góp cho việc định hướng phát triển lúa lai ở Bắc Trung bộ Các kết quảnghiên cứu về tuyển chọn giống lúa lai mới góp phần làm phong phú bộ giống, kèm theo làcác biện pháp kỹ thuật canh tác góp phần nâng cao năng suất, chất lượng lúa lai thươngphẩm và thúc đẩy phát triển, mở rộng sản xuất lúa lai tại Bắc Trung bộ một cách bền vững
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hiện trạng sản xuất lúa ưu thế lai và lúa thuần tại vùng BắcTrung bộ trong những năm qua Những bộ giống lúa đang được sử dụng phổ biến tại cáctỉnh thuộc Bắc Trung bộ và những giống lúa ưu thế lai triển vọng
4.2 Phạm vi và địa điểm nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng sản xuất lúa lai trong các hộ nông dân Bắc Trung bộ: điều kiệnkinh tế, trình độ dân trí, tập quán canh tác và khả năng tiếp thu và áp dụng các tiến bộ kỹthuật; Tình hình sản xuất, cung ứng hạt giống lúa ưu thế lai; Hoạt động khuyến nông đối vớisản xuất lúa ưu thế lai,
- Nghiên cứu, thử nghiệm khả năng thích ứng, tính ổn định về năng suất, cũng như các
kỹ thuật canh tác một số tổ hợp lúa ưu thế lai tại vùng sinh thái Bắc Trung bộ
- Nghiên cứu tại 6 tỉnh Bắc Trung bộ gồm: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, QuảngBình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế
- Thời gian thực hiện đề tài từ năm 2006 đến năm 2012
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Luận án đã tham khảo và tổng kết 51 tài liệu trong nước và 77 tài liệu nước ngoài vớicác nội dung liên quan bao gồm: (1) Nghiên cứu và phát triển lúa lai trên thế giới; (2)Nghiên cứu và sản xuất lúa lai ở Trung Quốc; (3) Nghiên cứu lúa lai của IRRI và các quốcgia khác; (4) Nghiên cứu và phát triển lúa lai ở Việt Nam
Với các dẫn liệu thu thập được, các kết quả phân tích đã khẳng định lúa lai có vai trò,
vị trí quan trọng trong việc nâng cao năng suất và tăng sản lượng lương thực của các quốcgia trồng lúa Hiện nay trên thế giới đã có hơn 20 nước tiến hành nghiên cứu lúa lai Hàngnăm có khoảng 1,3 triệu ha được gieo cấy lúa lai tại Việt Nam, Ấn Độ, Philippin,Bangladesh, Myanma, Indonexia, Lúa lai đã góp phần tăng thu nhập, tạo thêm việc làmcho nông dân thông qua sản xuất hạt giống và sản xuất lúa lai thương phẩm Lúa lai đã gópphần đảm bảo an ninh lương thực và mang lại lợi ích cho nhiều quốc gia
Hiện nay nghiên cứu lúa ưu thế lai đã hoàn thiện công nghệ về hệ thống lúa lai badòng, lúa lai hai dòng Hai hệ thống này đang được phát triển mạnh mẽ trên thế giới, tuynhiên còn có những hạn chế không thể khắc phục được trong công nghệ sản xuất hạt lai F1
Mô hình lúa lai siêu cao sản nhằm phá vỡ rào cản về năng suất trần của các tổ hợp lai hai, badòng đang được nghiên cứu Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế đặt mục tiêu chọn tạo “kiểu câymới” hay siêu lúa từ những năm 1989 Mô hình lúa lai “một dòng” cố định ưu thế lai thànhcông sẽ là đóng góp to lớn, đảm bảo an ninh lương thực ở các quốc gia trồng lúa và thế giới.Thành tựu về lúa lai đầu tiên phải kể đến Trung Quốc, quốc gia khởi đầu sử dụng lúalai trong sản xuất đại trà từ năm 1976, cho đến nay lúa lai đã phổ biến rộng rãi khắp cảnước Hiện nay hệ thống lúa lai 3 dòng, 2 dòng vẫn đang giữ vai trò chủ lực trong sản xuất ởTrung Quốc Trung Quốc cũng đạt được thành tựu trong việc tạo giống siêu lúa lai Trung
Trang 3Quốc đã hình thành hệ thống nghiên cứu lúa lai đến tận các tỉnh, đào tạo đội ngũ cán bộnghiên cứu và kỹ thuật viên đông đảo, xây dựng hệ thống sản xuất, kiểm tra kiểm nghiệm,khảo nghiệm và chỉ đạo thâm canh lúa lai thương phẩm Tuy nhiên, công tác nghiên cứuphát triển lúa lai của Trung Quốc còn gặp một số hạn chế như: thiếu các tổ hợp lai ngắn
ngày, có năng suất cao; ƯTL của các tổ hợp lai Japonica không cao, độ thuần thấp gây khó
khăn trong sản xuất hạt lai F1 hệ 2 dòng
Từ năm 1979 Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) đã tiến hành nghiên cứu về lúa lai.Mục tiêu nghiên cứu lúa lai ở IRRI là để nâng cao tiềm năng năng suất của lúa dựa trên việccải tiến các giống thuộc dạng hình bán lùn, năng suất cao thông qua việc khai thác ưu thếlai Công nghệ hạt giống lai cho vùng nhiệt đới đã được phát triển tại IRRI phối hợp với cácchương trình quốc gia
Ở Việt Nam Chương trình nghiên cứu lúa lai sớm được Bộ Nông nghiệp và PTNTquan tâm tạo điều kiện Từ năm 1992, nhờ sự giúp đỡ của FAO, Việt Nam đã nhập đượcmột số dòng bố mẹ để tổ chức sản xuất hạt lai F1 trong nước Các tổ hợp lai được sản xuấtF1 thời kỳ đầu đều nhập bố mẹ từ Trung Quốc, gần đây được bổ sung các tổ hợp mới chọntạo công nhận tại Việt Nam Sau hơn 20 năm nghiên cứu, Việt Nam đang phát triển cácgiống lúa lai thuộc hệ 3, 2 dòng, tuy nhiên số lượng các tổ hợp lúa lai 3 dòng, 2 dòng chọntạo trong nước còn quá ít ỏi Sản xuất hạt lai mới chỉ đáp ứng 20-25% nhu cầu của sản xuất.Việc chọn ra những tổ hợp lúa lai có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh và
dễ sản xuất hạt lai là yêu cầu bức thiết nhất để góp phần đạt mục tiêu tự túc 70% nhu cầugiống lúa lai của Việt Nam
Việt Nam từ một nước thiếu lương thực phải nhập khẩu đã trở thành quốc gia xuấtkhẩu gạo đứng hàng thứ 3 trên thế giới từ năm 1989, năm 2012 đạt 7,7 triệu tấn gạo Trongnhững năm gần đây diện tích gieo cấy lúa lai thương phẩm đạt từ 530 – 630 ngàn ha, năngsuất bình quân tăng cao hơn lúa thuần từ 15-20% Về địa bàn phát triển, ngoài 31 tỉnh phíaBắc, lúa lai đến nay đã được mở rộng ra các tỉnh Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam
bộ và Đồng bằng sông Cửu Long Bắc Trung bộ có tỷ lệ diện tích lúa lai cao nhất, vụ ĐôngXuân 2010 cả nước gieo cấy 376.668 ha lúa lai trong đó Bắc Trung bộ luôn dẫn đầu(138.862 ha, chiếm 36,27% so với cả nước)
Thành tựu trên là nhờ phần đóng góp không nhỏ của công tác nghiên cứu và sản xuấtlúa lai trong nước những năm qua Sự tham gia của các giống lúa lai vào cơ cấu giống lúa
đã góp phần làm tăng năng suất và sản lượng lúa ở các tỉnh phía Bắc và đóng góp tích cựcvào công cuộc xóa đói giảm nghèo của nhiều tỉnh nông nghiệp
Mặc dù có những tiến bộ đáng kể trong việc phát triển lúa lai ở Việt Nam trong thờigian qua, nhưng mức độ phát triển lúa lai không đồng đều ở các vùng sinh thái và ngaytrong cùng một vùng sinh thái Năng suất lúa Việt Nam vẫn khác biệt rất lớn so với cácnước phát triển Sự khác biệt lớn về năng suất chủ yếu do 4 nguyên nhân: Sâu bệnh, bónphân mất cân đối, không đủ nước tưới và môi trường bị thoái hóa do sử dụng vật tư nôngnghiệp kém phẩm chất và không đúng hướng dẫn
Vùng Bắc Trung bộ có tỷ lệ diện tích lúa lai cao nhưng phát triển không đồng đều,thiếu cân đối và còn nhiều tiềm năng để mở rộng diện tích lúa lai Nguyên nhân hạn chế liênquan đến điều kiện khí hậu, đất đai, tập quán, điều kiện kinh tế, cơ chế chính sách cho lúalai ở một số tỉnh chưa được quan tâm một cách thấu đáo Bên cạnh đó việc thiếu vắng cácgiống lúa lai ngắn ngày năng suất cao và biện pháp kỹ thuật canh tác chưa phù hợp cũnglàm hạn chế phát triển lúa lai ở Bắc Trung bộ
Trang 4725, Dưu 725, Thiên ưu 128 và Thiên ưu 998.
Các thí nghiệm về mật độ cấy và phương thức cấy cải tiến gồm các giống: TBR1; Dưu725; Nhị ưu 725; HYT 83, Khải phong 1, Thiên ưu 128, Thiên ưu 998
Các thí nghiệm về phân bón sử dụng 7 giống ở vụ Xuân (Khải phong, Nhị ưu 838, Nhị
ưu 725, D ưu 725 và HYT 83, Khang dân 18, TBR1); vụ Hè Thu gồm các giống: KhảiPhong 1, Nhị ưu 725, Dưu 725, Thiên ưu 128, Thiên ưu 998, Khang dân 18 và TBR1
Thí nghiệm thời vụ gồm các giống: Nhị ưu 838, Nhị ưu 725, D ưu 725, Thiên ưu 128
và Thiên ưu 998
2.2 Nội dung nghiên cứu
2.2.1 Đánh giá thực trạng sản xuất lúa và lúa lai tại Bắc Trung bộ
2.2.2 Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa lai năng suất cao phù hợp với khí hậu và đấtđai vùng Bắc Trung bộ
2.2.3 Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp cho lúa lai trên vùng đấtcát pha trồng lúa vùng Bắc Trung bộ, nhằm đạt năng suất và hiệu quả tối đa
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng điều tra:
Các phương pháp điều tra: đánh giá nhanh nông thôn (RRA); đánh giá nông thôn có sựtham gia (PRA); phân tích điểm mạnh - yếu, cơ hội - thách thức (SWOT); và phương phápphỏng vấn những người am hiểu sự việc (KIP)
2.3.2.Thu thập số liệu qua các cơ quan nghiên cứu và phát triển lúa lai ở trung ương vàđịa phương
2.3.3 Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng
- Các thí nghiệm nghiên cứu cơ bản được bố trí theo các kiểu gồm: khối ngẫu nhiênhoàn chỉnh (RCBD), phân ô chính ô phụ (Split Plot Design) và chia băng (Strip Plot) Cácthí nghiệm khảo nghiệm cơ bản theo quy phạm khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng củagiống lúa (10TCN558 - 2002)
- Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển, năng suất và sâu bệnh hại theo tiêuchuẩn ngành 10TCN340-98
- Các chỉ tiêu theo dõi (theo Hệ thống đánh giá tiêu chuẩn cây lúa, Viện Nghiên cứu
lúa Quốc tế –IRRI 1996)
- Phân tích chất lượng gạo theo TCVN1643-1992 và 10TCN425- 2000
- Kết quả được xử lý trên máy tính bằng các chương trình mẫu thống kê IRRISTAT5
và EXCEL
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thực trạng sản xuất lúa và lúa lai tại các tỉnh Bắc Trung bộ
3.1.1 Cơ cấu diện tích, mùa vụ sản xuất lúa và lúa lai tại 6 tỉnh Bắc Trung bộ
Tỉnh Thanh Hóa trung bình hàng năm có gần 256 nghìn ha gieo cấy lúa Năm
2009-2010 năng suất lúa trung bình đạt 56,4 tạ/ha, sản lượng lúa đạt hơn 1,66 triệu tấn, tăng 1,5lần so với năm 2000, diện tích lúa lai từ 20% lên hơn 44% Vụ Xuân 2008 và 2009, Thanh
Trang 5Hóa gieo trồng được 121 nghìn ha, trong đó diện tích lúa lai đạt gần 79 nghìn ha (chiếm65,3%) Lúa lai vụ Hè Thu 2009 có 135 nghìn ha lúa trong đó lúa lai 47,5 nghìn ha (chiếm35,2%) còn có thể mở rộng tương đương vụ Xuân Như vậy lúa lai đã làm tăng năng suất vàsản lượng lúa của tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa là tỉnh duy nhất ở Bắc Trung bộ có diện tíchsản xuất hạt lai F1 lớn, năm 2010 đạt sản lượng 1.349 tấn Tuy nhiên, sản xuất còn gặp một
số khó khăn do giống bố mẹ nhập nội nên không chủ động, giống nhập nội cạnh tranh gaygắt với giống sản xuất trong nước
Nghệ An, trung bình hàng năm có khoảng 184.000 ha gieo cấy lúa, năng suất đạt trungbình 47 tạ/ha, sản lượng 830 nghìn tấn Vụ lúa Xuân diện tích lúa lai gieo cấy được 62,3nghìn ha (chiếm 79% diện tích gieo cấy), năng suất bình quân đạt 57 tạ/ha, sản lượng đạt
359 nghìn tấn Mặc dù diện tích lúa lai trong vụ Xuân tại Nghệ An chiếm chủ yếu, nhưng vềnăng suất nhiều nơi chưa cao vượt trội so với lúa thuần Nghệ An sử dụng chủ yếu là cácgiống lúa lai nhập nội từ Trung Quốc Về cơ cấu giống vụ Hè Thu, lúa lai chưa chiếm ưuthế, diện tích lúa lai đạt 17.000 ha (chiếm 17,3%), năng suất đạt 52 tạ/ha Vụ Hè Thu diệntích lúa lai không tăng có nguyên nhân cơ bản là bộ giống lúa lai không phong phú, chưa cógiống có ưu điểm vượt trội có thể thay thế Nhị ưu 838 và giống lúa thuần Khang dân.Chứng tỏ lúa lai có thể mở rộng vụ Hè Thu là rất lớn
Hà Tĩnh, diện tích lúa cả năm khoảng 101.000 ha (vụ Đông Xuân xung quanh 54.500
ha, vụ Hè Thu là 39.000 ha và vụ Mùa là 7.500 ha), năng suất đạt 47 tạ/ha, sản lượng470.000 tấn Diện tích lúa lai vụ Đông Xuân khoảng 3.200 ha, chiếm khoảng 6% Diện tíchlúa lai Hè Thu là 4.130 ha chiếm 10,61% tổng diện tích lúa Hè Thu, chủ yếu các giống: Nhị
ưu 838, Q.ưu 1, Thụy Hương 308 Định hướng của tỉnh lúa lai tăng 20% diện tích tươngđương 19 nghìn ha
Quảng Bình diện tích gieo trồng lúa cả năm xung quanh 50.000 ha, năng suất bìnhquân 47,8 tạ/ha, sản lượng 240.066 tấn Đối với trà Xuân muộn, cơ cấu lúa lai Nhị ưu 838,KD18, Nếp IJ 352 vào vùng thâm canh Do tập quán gieo sạ nhiều, nông dân thường sửdụng giống lúa thuần để sạ, giống lúa lai giá cao, lại phải đầu tư thâm canh mới cho năngsuất cao, không gieo sạ được cũng là nguyên nhân hạn chế đến việc mở rộng diện tích lúalai Quảng Bình có kế hoạch cho lúa lai là 15 nghìn ha đến năm 2020
Tỉnh Quảng Trị (các năm 2008-2010), diện tích gieo trồng lúa hàng năm khoảng47.000 ha, năng suất 49 tạ/ha, sản lượng lúa cả năm đạt 220.000 tấn Năng suất lúa cả 2 vụthấp hơn bình quân cả nước do chưa đầu tư thâm canh và nông dân chưa mặn mà với lúa lai
Để đảm bảo an ninh lương thực, tỉnh Quảng Trị cần phát triển khoảng 27 nghìn ha lúa laitrong tương lai
Thừa Thiên Huế (2008-2010) cho thấy diện tích lúa hàng năm là 50.799 ha Năng suấtlúa bình quân cả năm đạt 54 tạ/ha Vụ Hè Thu chủ yếu sử dụng giống cực ngắn, trong đóKhang dân chiếm trên 67,8% diện tích gieo cấy… Giống lúa lai Nhị ưu 838 năng suất đạtđược cao hơn các giống lúa đang sử dụng từ 10- 15 tạ/ha nhưng diện tích không đáng kể.Tỉnh cần đưa diện tích lúa lai tương đương lúa chất lượng khoảng 15 nghìn ha
Tóm lại qua nghiên cứu về thực trạng sản xuất cho thấy trong cùng điều kiện thời tiếtkhí hậu, đất đai và kinh tế xã hội, nhưng phát triển lúa lai ở các tỉnh không cân đối về mùa
vụ và không đồng đều về diện tích, 2 tỉnh lúa lai chiếm 60 - 70% diện tích gieo cấy, còn lại
4 tỉnh diện tích lúa lai chưa đáng kể, nguyên nhân là do cơ chế chính sách còn bất cập, chưakhuyến khích người dân trồng lúa lai Địa bàn Bắc Trung bộ rộng, các tỉnh cũng đã có địnhhướng cho lúa lai, do đó tiềm năng mở rộng diện tích lúa lai tại Bắc Trung bộ còn rất lớn.Ngoài diện tích gieo trồng lúa lai hiện tại trên 198 nghìn ha, có thể mở rộng lúa lai ở cảvùng là 136 nghìn ha/vụ (Thanh Hóa khoảng 30 nghìn ha, Nghệ An 30 nghìn ha, Hà Tĩnh
19 nghìn ha, Quảng Bình 15 nghìn ha, Quảng Trị 27 nghìn ha, Thừa Thiên Huế 15 nghìn ha)
Trang 63.1.2 Diễn biến về sử dụng giống và diện tích lúa lai ở Bắc Trung bộ và Nghệ An trong thời gian qua
Nghệ An là tỉnh có diện tích sản xuất lúa lai lớn và ổn định ở khu vực Bắc Trung bộ(trên 70% diện tích gieo cấy hàng năm, cao hơn Thanh Hóa) Theo điều tra năng suất lúa laitoàn tỉnh qua các năm không biến động lớn, nhưng diện tích có biến động giảm xuống dưới
70 nghìn ha vào năm 2008 do vụ Đông Xuân rét hại, lúa chết không có giống dự phòng,diện tích lúa lai tăng cao trên 80 nghìn ha vào năm 2009 (Hình 3.1) Một số giống chủ lựcđược duy trì khá lâu, tuy nhiên tốc độ thay đổi giống diễn ra khá nhanh, thường là mộtgiống sau khi xuất hiện từ 3 đến 4 năm đã bị thay bằng giống khác, do giống đó không cònphù hợp hoặc do quảng cáo quá mức để bán giống mới (Bảng 3.1), đây là một trong nhữngkhó khăn cho sản xuất, cần phải có cơ chế chính sách thích hợp
Hình 3.1 Sản xuất lúa lai ở Nghệ An trong những năm qua
Nghệ An không có tên trong danh sách các tỉnh sản xuất hạt lai F1 mà vẫn đang ở giaiđoạn thăm dò mô hình, do khó khăn về thời tiết, năng suất F1 không ổn định và chưa có tổhợp lai tốt, toàn bộ giống đều phải nhập từ bên ngoài
Bảng 3.1 Diễn biến sử dụng một số giống lúa lai chủ lực tại Nghệ An qua các năm
Ghi chú: DT= Diện tích tính 1000 ha; NS= Năng suất tính bằng tạ/ha.
Nguồn: Số liệu khảo sát – Viện KHKTNN Bắc Trung Bộ, 2006-2010
Trang 73.1.3 Những trở ngại trong việc mở rộng lúa lai tại Bắc Trung bộ
3.1.3.1 Ý kiến của nông dân trồng lúa vùng Bắc Trung bộ
Qua điều tra phỏng vấn, kết quả thu thập các ý kiến của nông dân ở các địa phươngtrong vùng về khó khăn trong sản xuất lúa lai được phản ánh chi tiết ở bảng 3.2
+ Hầu hết ý kiến người dân cho rằng giá giống đắt (có 46/50 ý kiến, chiếm 92%) + Chất lượng giống không ổn định (có 23/50 ý kiến, chiếm 46%)
+ Lúa lai có giá trị thương phẩm kém (có 20/50 ý kiến, chiếm 40%)
+ Lúa lai chưa đạt hiệu quả kinh tế cao (có 12/50 ý kiến, chiếm 24%)
+ Thiếu vốn đầu tư vào sản xuất lúa lai (có 26/50 ý kiến, chiếm 52%)
+ Mua giống khó khăn, thiếu chủ động trong sản xuất (có 13/50 ý kiến, chiếm 26%)+ Kỹ thuật trồng lúa lai phức tạp, khó thực hiện (có 9/50 ý kiến, chiếm 18%)
+ Các giống lúa lai dễ bị nhiễm sâu bệnh (có 8/50 ý kiến, 16%)
Bảng 3.2 Tổng hợp ý kiến của nông dân được hỏi về khó khăn trong sản xuất lúa lai
Tỉnh và số nông
dân được hỏi
Giá giống đắt
Chất lượng giống kém
Giá trị thương phẩm kém
Hiệu quả đầu tư thấp
Thiế
u vốn đầu tư
Khó mua giống
Kỹ thuật khó khăn
Dễ nhiễm sâu bệnh
3.2.2 Ý kiến của các nhà nghiên cứu lúa lai.
Ý kiến của các nhà nghiên cứu xung quanh những khó khăn hạn chế của việc mở rộnglúa lai hiện nay tập trung vào những vấn đề chính sau đây:
+ Chưa có tổ hợp lai tốt (16/17 ý kiến, chiếm 92%)
+ Sản xuất giống trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu (có 17/17 ý kiến, 100%)+ Việc quản lý chất lượng giống còn nhiều bất cập (15/17 ý kiến, 88,2%)
+ Thiếu kinh phí khảo nghiệm và nghiên cứu lúa lai (có 10/17 ý kiến, 58,8%)
+ Lực lượng cán bộ chuyên sâu về lúa lai còn thiếu (12/17 ý kiến, 70,5%)
+ Thiếu nguyên vật liệu tạo giống, thiếu thông tin cập nhật (11/17 ý kiến, 64,7%)
3.2.3 Ý kiến của cán bộ khuyến nông
+ Giống lúa phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ bên ngoài
+ Chất lượng hạt giống không ổn định, chưa có biện pháp quản lý tốt
+ Thiếu các tổ hợp lai có chất lượng gạo tốt, chống chịu được với sâu bệnh
+ Thiếu kinh phí và phương tiện chuyển giao kỹ thuật cho nông dân
3.2.4 Ý kiến của các nhà sản xuất, kinh doanh và cung ứng giống lúa.
+ Quản lý việc nhập giống chưa tốt
+ Sản xuất giống trong nước còn nhiều khó khăn
+ Nông dân chưa tin tưởng vào giống sản xuất trong nước
3.1.3.5 Tổng hợp những ý kiến đề xuất giải pháp phát triển lúa lai ở Bắc Trung bộ
- Đẩy mạnh việc sản xuất giống trong nước để chủ động cung cấp giống tốt cho nôngdân với giá hợp lý
Trang 8- Tăng cường quản lý chất lượng hạt giống, tránh tổn thất cho nông dân và ảnh hưởngxấu đến định hướng mở rộng lúa lai ở các địa phương vùng Bắc Trung bộ.
- Tiếp tục thực hiện việc trợ giá giống cho nông dân ở những nơi lúa lai mới được đưavào, nơi nông dân đã quen thuộc với canh tác lúa lai cho nông dân vay vốn ưu đãi để đầu tưvào việc phát triển lúa lai
- Nhà nước cần đầu tư nhiều kinh phí vào việc nghiên cứu và phát triển lúa lai
-Tăng cường hơn nữa hợp tác quốc tế về nghiên cứu lúa lai
3.1.4 Hiệu quả của sản xuất lúa lai so với lúa thuần
3.1.4.1 Những ưu điểm của lúa lai
Đa số các ý kiến khi cho rằng lúa lai ít bị các loại sâu bệnh Năng suất lúa lai ở một sốđịa phương Bắc Trung bộ chưa vượt trội so với lúa thuần, nguyên nhân do công tác giống,phổ biến kỹ thuật và đầu tư thâm canh còn chưa được quan tâm đúng mức (theo điều tra)
3.1.4.2 Hiệu quả đầu tư sản xuất lúa lai thương phẩm so với lúa thuần
So sánh hiệu quả đầu tư cho sản xuất lúa lai và lúa thuần kết quả ghi ở bảng 3.3 Hiệuquả đầu tư thâm canh lúa lai tăng rõ rệt so với trồng lúa thuần Chi phí đầu vào cho sản xuấtlúa lai cao hơn chi phí cho lúa thuần 13,5%, đổi lại năng suất lúa lai (được tính bình quân cả
2 vụ Đông Xuân 71 tạ/ha và Hè Thu 65 tạ/ha) cao hơn lúa thuần đến 26% dẫn đến tổng thu
từ lúa lai tăng, sau khi trừ chi phí, lãi ròng từ lúa lai cao hơn so với lúa thuần là 3,88 triệuđồng/ ha/vụ tương đương với 20,3%
Bảng 3.3 So sánh hiệu quả đầu tư thâm canh tính cho 1 ha/vụ năm 2009 - 2010
Giống, phân bón, thuốc cỏ và thuốc
BVTV, thuế, thủy lợi phí, (đồng) 10.650.000 8.130.000
(**) Cùng phương thức cấy cho cả loại lúa lai và lúa thuần
3.2 Nghiên cứu tuyển chọn bộ giống lúa lai năng suất cao phù hợp với khí hậu Bắc Trung bộ.
3.2.1 Đặc điểm khí hậu, thời tiết giai đoạn 2006-2010 tại Nghệ An liên quan đến sản xuất lúa
Khí hậu khá khắc nghiệt, vụ Xuân gieo cấy lúa vào tháng 1, bị ảnh hưởng bởi nhiệt độthấp, đến thời kỳ trỗ chín gặp gió lào Vụ Hè Thu, Mùa gieo cấy vào tháng 5, 6 thường gặphạn hán do ít mưa và lượng bốc hơi cao (số ngày liên tục không mưa đến 17 ngày), do đóbắt buộc phải tưới Đến cuối vụ lại dễ gặp ngập lụt do lượng mưa tăng đột biến vào tháng 9,
10 hàng năm, do đó rất cần giống chín sớm, năng suất cao
3.2.2 Khảo sát bộ giống lúa lai triển vọng tại Bắc Trung bộ
Từ vụ Xuân 2006, tiến hành khảo sát tập đoàn các giống lúa lai triển vọng tại ViệnKhoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ Kết quả cho thấy: Năng suất thực thu caogồm có các giống Nhị ưu 725, Dưu 725, HYT83, Thiên ưu 998 Giống đạt năng suất cao
Trang 9nhất là giống Khải phong 1 đạt ( 67,9 tạ/ha) cao hơn cả 2 giống đối chứng Nhị ưu 838 vàTH3-3 lần lượt là 8,1 và 6,3 tạ/ha, tiếp đến là các giống Nhị ưu 725, Dưu 725, Thiên ưu 998
và HYT83 Giống đạt năng suất thấp nhất là HYT103 chỉ đạt (53,9 tạ/ha)
3.2.3 Tuyển chọn giống lúa lai cho vụ Xuân tại Bắc Trung bộ
3.2.3.1 Đặc điểm nông sinh học của các giống lúa
Các giống lúa khảo nghiệm đều thuộc dạng hình thâm canh, trỗ tập trung, cứng cây,chống đổ tốt (điểm 1), độ thoát cổ bông khá Trong vụ Xuân, thời gian sinh trưởng của cácgiống dao động từ 127 – 130 ngày, thuộc nhóm Xuân muộn Giống Dưu 725 và Nhị ưu 725
có TGST ngắn hơn giống đối chứng Nhị ưu 838 là 2 ngày Thời gian sinh trưởng của cácgiống trong vụ Hè Thu từ 109 đến 116 ngày
3.2.3.2 Đánh giá mức độ sâu bệnh hại và chống chịu lạnh
Trong Vụ Xuân các giai đoạn sinh trưởng, sâu bệnh gây hại chủ yếu ở bộ phận thân và
lá lúa Giống Dưu 725 và Nhị ưu 725 có mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính đều ở mức thấpnhất trong các giống lúa lai Các giống Nhị ưu 725, Khải phong và Dưu 725 chịu lạnh tốthơn so với giống đối chứng Trong vụ Hè Thu, hầu hết các giống thí nghiệm bị nhiễm bạc
lá, giống đối chứng Nhị ưu 838 bị nhiễm cao nhất Nhị ưu 725 và Dưu 725 có khả năngchống chịu sâu bệnh tốt hơn các giống khác trong thí nghiệm
3.2.3.3 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống
Bảng 3.4 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa lai qua các vụ
Xuân 2007, Hè Thu 2007 và Xuân 2008 tại Nghệ An.
m2
Số hạt chắc/
bông
KL 1000 hạt (g)
Tỷ lệ lép (%) (tạ/ha) NSLT (tạ/ha) NSTT
Trang 10Theo bảng 3.4: vụ Xuân 2007, năng suất thực thu của các giống thí nghiệm từ 68,6 74,8 tạ/ha, trong đó các giống Nhị ưu 725, Dưu 725 và Khải phong 1 có năng suất cao hơnhẳn giống đối chứng Nhị ưu 838 ở mức đáng tin cậy (α=0,05)
-Vụ Hè Thu 2007: Trừ giống HYT83, còn lại năng suất lý thuyết và năng suất thực thucủa các giống đều cao hơn giống đối chứng Nhị ưu 838
Vụ Xuân 2008: các giống lúa thí nghiệm cho năng suất thực thu từ 67,6 - 75,3 tạ/ha,trong đó các giống Nhị ưu 725, Dưu 725 và Khải phong 1 cao hơn hẳn giống đối chứng Nhị
ưu 838 và HYT83 ở mức sai khác có ý nghĩa α=0,05
Trong điều kiện thâm canh cao, tất cả các giống thí nghiệm có năng suất lý thuyết caotrên 100 tạ/ha Như vậy khoảng cách giữa năng suất lý thuyết và năng suất thực tế còn khá
xa, do đó cần tiếp tục nghiên cứu để khai thác tối đa tiềm năng của lúa ưu thế lai
Tóm lại qua 3 vụ khảo nghiệm cho thấy: Giống lúa Nhị ưu 725 và Dưu 725 có khảnăng sinh trưởng tốt TGST của giống Nhị ưu 725 và Dưu 725 trong vụ xuân 127-128 ngày,trong vụ Hè Thu 106 - 107 ngày, nhiễm bệnh bạc lá và khô vằn thấp hơn Nhị ưu 838, khángrầy tốt hơn giống Nhị ưu 838 và HYT83 Hai giống Nhị ưu 725 và Dưu 725 có năng suất lýthuyết và năng suất thực thu cao hơn giống đối chứng Nhị ưu 838, rất phù hợp cho cơ cấu vụXuân và Xuân muộn tại Bắc Trung bộ
3.2.3.4 Khảo nghiệm sinh thái và khảo nghiệm sản xuất 2 giống Nhị ưu 725 và Dưu 725
Giống Nhị ưu 725 được đưa đi khảo nghiệm sản xuất tại nhiều điểm ở Nghệ An, BắcNinh, Nam Định và Hà Giang, Tại Nghệ An trong các năm 2007, 2008 và 2009, năng suấtđạt 75-85 tạ/ha Thời gian sinh trưởng 135 – 140 ngày vụ Xuân và 110 – 115 vụ Mùa Năngsuất cao ổn định: vụ Xuân 75-85 tạ/ha, vụ Hè Thu 70-75 tạ/ha cao hơn đối chứng Nhị ưu
838 từ 10-15 %, ít nhiễm bạc lá, có thể gieo trồng cả hai vụ Xuân và Hè Thu
Giống Dưu 725 đưa đi khảo nghiệm sinh thái và khảo nghiệm sản xuất tại Phú Thọ,Tuyên Quang, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Kết quả cho thấy:Giống Dưu 725 có thời gian sinh trưởng 125 – 135 ngày vụ Xuân, 110 – 117 ngày vụ HèThu Năng suất bình quân của Dưu 725 tại 9 điểm khảo nghiệm ở nhiều vùng sinh thái phíaBắc đạt 76,8 tạ/ha, tăng 11% so với Nhị ưu 838 (chỉ đạt 69,7 tạ/ha)
3.2.4 Tuyển chọn giống lúa lai cho vụ Hè Thu tại Bắc Trung bộ
Bộ giống khảo nghiệm gồm: Việt lai 20, HYT106, HYT109, TH3-3, Việt lai 24, Thiên
ưu 128 và Thiên ưu 998, đối chứng là giống Nhị ưu 838
3.2.4.1 Đặc điểm hình thái nông học của các giống khảo nghiệm
Các giống lúa lai đều thuộc loại thấp và cứng cây, có khả năng chống đổ tốt, trỗ tậptrung, độ thoát cổ bông cao, bộ lá xanh bền Đặc biệt 2 giống Thiên ưu 128 và Thiên ưu 998được đánh giá kiểu hình gọn, phiến lá dày cứng, xanh bền
Trong điều kiện vụ Xuân 2009 các giống thí nghiệm đều có thời gian sinh trưởng từ121-133 ngày, trong đó Thiên ưu 128 là giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất (121ngày) Trong vụ Hè Thu 2009: Giống Thiên ưu 128 vẫn giữ được bộ lá xanh bền, đây làgiống lúa có thời gian sinh trưởng cực ngắn (96 ngày), ngắn hơn giống đối chứng Nhị ưu
838 (13 ngày), trong sản xuất đang rất cần để sản xuất Hè Thu và trà Xuân muộn để né tránhrủi ro do thời tiết
3.2.4.2 Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống lúa tham gia khảo nghiệm
Các giống HYT106, Thiên ưu 128 và Thiên ưu 998 chống chịu bệnh đạo ôn và bạc látốt (điểm 0-1), các giống còn lại trong thí nghiệm nhiễm nhẹ với các bệnh nói trên Hầu hếtcác giống nhiễm cao với bệnh khô vằn trong vụ xuân 2009, chỉ có 2 giống: Việt lai 20 vàHYT 106 nhiễm nhẹ Hầu hết các giống thí nghiệm có khả năng chống chịu tốt với sâu đụcthân, sâu cuốn lá và rầy nâu trừ 2 giống HYT 106 Thiên ưu 128 nhiễm rầy nâu trung bình
3.2.4.3 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa
Trang 11Bảng 3.5 trình bày số liệu về năng suất và yếu tố cấu thành năng suất của các giốngkhảo nghiệm
Bảng 3.5 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất các giống lúa lai qua các vụ
Xuân 2009, Hè Thu 2009 và 2010
thuần (đ)
Số bông /
m 2
Số hạt chắc / bông
Tỷ lệ lép (%)
P 1000 hạt (g) (tạ/ha) NSLT (tạ/ha) NSTT
Vụ Hè Thu 2009: Các giống có năng suất thực thu cao hơn giống đối chứng Nhị ưu
838 ở mức tin cậy 95% gồm: Thiên ưu 998, Thiên ưu128
Trang 12Vụ Hè Thu 2010: Tiếp tục thảo nghiệm 8 giống lúa lai triển vọng, cho thấy 2 giốngThiên ưu 128 và Thiên ưu 998 luôn đạt năng suất cao ổn định, cao hơn giống đối chứng Nhị
và gió nóng Tây Nam (gió Lào)
3.2.5 Phân tích chất lượng thương phẩm một số giống lúa lai
Tiến hành phân tích chất lượng nông sản của các giống lúa lai triển vọng và một sốgiống lúa lai đang phổ biến ngoài sản xuất tại Phòng thí nghiệm phân tích - Đại học Vinh,kết quả cho thấy chất lượng gạo các giống Nhị ưu 725, Dưu 725, Thiên ưu 128 và Thiên ưu
998 cao hơn hẳn Nhị ưu 838, các giống này có độ bạc bụng thấp, hàm lượng Amyloza trungbình (21 - 23,0% trong khi Nhị ưu 838 là 24%) (Bảng 3.6)
Bảng 3.6 Chỉ tiêu về chất lượng gạo của một số giống lúa
TT Tên giống
Tỷ lệ gạo lật (%)
Tỷ lệ gạo xay xát (%)
Tỷ lệ gạo nguyê
n (%)
Chiều dài hạt gạo (mm)
Tỷ lệ dài /rộng hạt gạo
Amy -loza (%)
Điểm bạc bụng
Độ ẩm hạt (%)
3.3 Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật thâm canh lúa tại Bắc Trung bộ
3.3.1 Nghiên cứu về mật độ cấy
3.3.1.1 Ảnh hưởng của mật độ cấy đến năng suất các giống lúa lai triển vọng
Vụ Xuân 2007 tiến hành thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ khác nhau đếnnăng suất và các yếu tố cấu thành năng suất, kết quả ở bảng 3.7 cho thấy: năng suất thực thucủa các giống cao nhất ở mật độ M2 (45 khóm/m2), tiếp đến là mật độ M3 (55 khóm/m2) Cụthể ở mật độ M2, năng suất thực thu của giống Nhị ưu 725 cao nhất (79,5 tạ/ha) và cao hơnnăng suất của giống này ở các mật độ M1 và M4 một cách chắc chắn Giống Dưu 725 ở mật
độ M2 có năng suất thực thu cao hơn tất cả các mật độ còn lại một cách chắc chắn
Trong điều kiện vụ Hè Thu 2007 thí nghiệm mật độ được lặp lại, số liệu ở bảng 3.10cũng cho kết quả tương tự, mật độ M2 các giống có năng suất cao nhất, giống Nhị ưu 725