phân tích kỹ thuật chứng khoán

40 473 0
phân tích kỹ thuật chứng khoán

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU Trong đầu tư chứng khoán, phân tích kỹ thuật là một phương pháp được các nhà đầu tư coi trọng và sử dụng để giúp nhà đầu tư xác định thời điểm mua – bán và đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý trong ngắn hạn. Môn: Phân tích và đầu tư chứng khoán Chính vì vậy, kể từ khi ra đời đến nay, việc nắm bắt các kỹ thuật sử dụng trong phương pháp phân tích kỹ thuật luôn được các nhà đầu tư chuyên nghiệp đặc biệt quan tâm. Phân tích nhằm chỉ ra tình trạng “sức khỏe” hiện tại của thị trường hay của mỗi chứng khoán để dự báo biến động của giá bằng cách dựa trên những hình mẫu kỹ thuật đã xuất hiện trong quá khứ và áp dụng lại khi có mô hình tương tự xuất hiện. Điều này dựa trên giả thuyết là những kiến thức đã có về giá và hình mẫu đồ thị trong quá khứ sẽ được sử dụng “tham khảo” để xác định xu hướng của giá trong tương lai đối với mỗi thị trường cụ thể. Các công cụ cơ bản được sử dụng trong quá trình Phân tích kỹ thuật là các loại biểu đồ, đường xu thế, kênh xu thế, giải giao dịch - mức hỗ trợ và kháng cự, các mô hình PHẦN II: NỘI DUNG Định nghĩa phân tích kỹ thuật Phân tích kỹ thuật (technical analysis) là phương pháp phân tích dựa vào các mẫu hình đồ thị và các chỉ số kỹ thuật trong quá khứ để xác định xu hướng giá, Lớp: TCNH-3B 2 Môn: Phân tích và đầu tư chứng khoán những điểm giá đảo chiều, và những “mốc giá tâm lý” quan trọng của thị trường, từ đó đưa ra những chiến lược giao dịch phù hợp. Phân tích kỹ thuật sử dụng các mô hình toán học (đồ thị, biến đổi miền, xác suất thống kê, …) dựa trên dữ liệu thu thập về thị trường trong quá khứ và hiện tại để chỉ ra trạng thái của thị trường tại thời điểm xác định, thông thường là nhận định xu hướng thị trường đang lên, xuống hay “dập dềnh” hoặc nhận định tương quan lực lượng giữa sự tăng và sự giảm giá. Phân tích kỹ thuật không để ý đến các chỉ số tài chính, tình hình phát triển hay các thông tin về thị trường về doanh nghiệp mà chỉ chú trọng vào tập các dữ liệu về giá cả, khối lượng, … của cổ phiếu thu thập được tại các phiên giao dịch trong quá khứ. Chính vì chỉ dựa vào tập dữ liệu đã tồn tại trên thị trường – tức là các thông tin trong quá khứ - phân tích kỹ thuật không phải là công cụ để dự đoán tương lai giá cả của cổ phiếu. Những kết luận thu được từ các biện pháp phân tích kỹ thuật chỉ thị trạng thái của thị trường đã xảy ra trong quá khứ; thời điểm rút ra kết luận về trạng thái của thị trường luôn luôn đi sau so với sự kiện đã xảy ra. Khoảng thời gian chênh lệch đó gọi là độ trễ.[3, trang 256] Vai trò của phân tích kỹ thuật Phân tích kỹ thuật đóng vai trò là công cụ trợ giúp nhà đầu tư với ba chức năng chính: báo động, xác thực và dự đoán. Với vai trò là công cụ báo động, phân tích kỹ thuật cảnh báo sự xuyên phá các ngưỡng an toàn và thiết lập nên các ngưỡng an toàn mới hay nói cách khác là thiết lập mức giá mới thực sự thay vì dao động quanh một mức giá cũ. Đối với nhà đầu tư việc nhận biết các dấu hiệu về sự thay đổi mức giá càng sớm càng tốt giúp cho họ sớm có hành động mua vào hoặc bán ra kịp thời. Với vai trò là công cụ xác nhận, mỗi phương pháp phân tích kỹ thuật được sử dụng kết hợp với các phương pháp kỹ thuật khác hoặc các phương pháp phi kỹ thuật để xác nhận về xu thế của giá. Việc kết hợp và bổ trợ lẫn nhau giữa các phương pháp kỹ thuật khác nhau giúp nhà đầu tư có được kết luận chính xác và tối ưu hơn. Với vai trò là công cụ dự đoán, nhà đầu tư sử dụng các kết luận của phân tích kỹ thuật để dự đoán giá cả của tương lai với kỳ vọng về khả năng đoán tốt hơn. Tuy nhiên như trên đã nói, bản chất của phân tích kỹ thuật không phải là dự báo tương lai mà là chỉ thị trạng thái thị trường trong quá khứ với một độ trễ; do đó nếu sử Lớp: TCNH-3B 3 Môn: Phân tích và đầu tư chứng khoán dụng như một công cụ dự đoán nhà đầu tư cần phải tính đến một xác suất an toàn và chấp nhận rủi ro khi dự đoán là không phù hợp. Không ai có thể nói trước tương lai chỉ bằng thông tin trong quá khứ. Tuy nhiên nhờ có phân tích kỹ thuật, khả năng đoán sai do đoán mò hoặc theo đám đông được hạn chế rất nhiều. 6.1 Lý thuyết thị trường hiệu quả 6.1.1 Khái niệm Thị trường hiệu quả là thị trường trong đó giá cả của chứng khoán đã phản ánh tức thời tất cả các thông tin hiện có trên thị trường. Một thị trường hiệu quả là nơi mà giá chứng khoán điều chỉnh nhanh chóng mỗi khi xuất hiện thông tin mới và do đó, mức giá hiện tại của một chứng khoán bất kỳ là kết quả phản ánh mọi thông tin liên quan đến nó. Cơ sở cho giả thuyết về thị trường hiệu quả + Giả thuyết tiền đề cũng rất quan trọng của một thị trường hiệu quả rằng nó đòi hỏi một số lượng lớn các đối thủ cạnh tranh tham gia thị trường với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, họ tiến hành phân tích và định giá các loại chứng khoán một cách hoàn toàn độc lập với nhau. + Giả thuyết thứ hai là những thông tin mới về chứng khoán được công bố trên thị trường một cách ngẫu nhiên và tự động, và việc quyết định về thời điểm công bố thông tin cũng độc lập lẫn nhau. + Giả thuyết thứ ba, đặc biệt quan trọng, là các nhà đầu tư luôn tìm mọi cách điều chỉnh giá chứng khoán thật nhanh nhằm phản ánh chính xác ảnh hưởng của thông tin. Mặc dù sự điều chỉnh của giá có thể là không hoàn hảo, tuy nhiên nó không hề ưu tiên cho một mặt nào. Có khi sự điều chỉnh là quá mức, cũng có khi là dưới mức cần thiết, nhưng ta không thể dự đoán được điều gì sẽ xảy ra ở mỗi thời điểm xác định. Giá chứng khoán được điều chỉnh một cách nhanh chóng là bởi số lượng lớn các nhà đầu tư với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận cạnh tranh với nhau. 6.1.2 Phân loại 6.1.2.1 Hình thái yếu (Weak form) Trong hình thái yếu giả định rằng giá chứng khoán hiện tại là sự phản ánh đầy đủ mọi thông tin của thị trường chứng khoán, bao gồm các chuyển dịch liên tục của giá, tỷ suất thu nhập, khối lượng giao dịch và các thông tin chung khác như: mua Lớp: TCNH-3B 4 Môn: Phân tích và đầu tư chứng khoán bán lô lẻ, giao dịch lô lớn và các thương vụ của các chuyên gia ngoại hối hay của các nhóm độc quyền khác. Vì nó giả định rằng mức giá thị trường hiện tại này đã phản ánh tất cả các thu nhập trong quá khứ và mọi thông tin trên thị trường nên giả thuyết này có nghĩa là tỷ suất thu nhập trong quá khứ cũng như các thông tin khác không có mối liên hệ với tỷ suất thu nhập trong tương lai (các tỷ suất thu nhập độc lập với nhau). 6.1.2.2 Hình thái trung bình (Semi strong form) Hình thái trung bình cho rằng giá chứng khoán sẽ điều chỉnh nhanh chóng trước bất kỳ thông tin công khai nào, tức là, mức giá hiện tại phản ánh đầy đủ mọi thông tin công khai. Hình thái trung bình bao trùm lên hình thái yếu vì tất cả các thông tin trên thị trường đều phải được xem xét công khai dựa trên giả thuyết kém hiệu quả như là giá cổ phiếu, tỷ suất thu nhập, và khối lượng giao dịch 6.1.2.3 Hình thái mạnh (Strong form) Hình thái mạnh nói rằng giá chứng khoán là sự phản ánh tất cả các thông tin từ công khai đến nội bộ. Nghĩa là sẽ không có một nhóm đầu tư nào độc quyền tiếp cận được các thông tin liên quan đến việc định giá. Do đó, sẽ không ai thu được lợi nhuận vượt mức. Hình thái mạnh là sự tổng hợp của cả hình thái yếu và hình thái trung bình. Hơn thế, hình thái mạnh đưa ra giả định về thị trường hiệu quả, trong đó giá chứng khoán lên xuống mạnh theo các thông báo công khai, để nêu lên giả thiết về thị trường hoàn hảo khi tất cả các thông tin đều miễn phí và sẵn có đối với mọi người ở cùng một thời điểm. 6.2 Chỉ số giá chứng khoán 6.2.1 Khái niệm Chỉ số chứng khoán (CSCK) là số bình quân giá của các loại chứng khoán (cổ phiếu - CP) giao dịch trên thị trường tại một thời điểm. 6.2.2 Phân loại 6.2.2.1 Chỉ số giá bình quân giản đơn Lớp: TCNH-3B 5 Môn: Phân tích và đầu tư chứng khoán 1 0 0 p I I p = × ∑ ∑ Trong đó: I là chỉ số giá bình quân 1 p là giá chứng khoán I thời kỳ nghiên cứu 0 p là giá của chứng khoán I thời kỳ gốc 6.2.2.2 Chỉ số tổng hợp ( Có 2 phương pháp tính) + Phương pháp Laspeyres Dựa trên lượng cổ phiếu ở kỳ cơ sở ( kỳ gốc) 0 1 0 0 0 L Q P I I Q P × = × × ∑ ∑ Trong đó: L I là chỉ số giá bình quân Laspeyres 0 Q là khối lượng chứng khoán (quyền số) thời kỳ gốc + Phương pháp Paascher Dựa trên lượng chứng khoán ở kỳ hiện hành 1 1 0 1 0 P Q P I I Q P × = × × ∑ ∑ Trong đó: p I là chỉ số paascher Q là khối lượng (quyền số) thời kỳ hiện hành (báo cáo) Lớp: TCNH-3B 6 Môn: Phân tích và đầu tư chứng khoán 6.2.2.3 Chỉ số chứng khoán Việt Nam Chỉ số chứng khoán của Việt Nam hiện nay là chỉ số giá bình quân của tất cả các loại CP vì CP được cấp phép mua bán tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán 1 1 0 0 0 Q P VNIndex I Q P × = × × ∑ ∑ Trong đó: 1 p là giá hiện hành chứng khoán 1 Q là khối lượng CK hiện hành 0 P là giá CK thời kỳ gốc 0 Q là khối lượng CK kỳ gốc Ví dụ: Bảng 1: Kết quả giao dịch đầu tiên của sở giao dich chứng khoán Hà Nội Công ty Mã CP Giá TH (đ) SLCP (CP) Giá Trị CTCP nhựa và môi trường xanh An Phát AAA 20.000 5.700 114.000.000 Ngân hàng thương mại CP Á Châu ACB 20.500 6.500 133.250.000 Tổng 247.250.000 (Nguồn: http://www.hastc.org.vn) 247.250.000 100 100 247.250.000 VNIndex = × = Bảng 2: Kết quả giao dịch ngày 3/5/2011 của sở giao dich chứng khoán Hà Nội. Công ty Mã CP Giá TH (đ) SLCP (CP) Giá trị CTCP nhựa và môi trường xanh An Phát AAA 21.100 5.700 120.270.000 Ngân hàng thương mại CP Á Châu ACB 21.900 6.500 142.350.000 Lớp: TCNH-3B 7 Môn: Phân tích và đầu tư chứng khoán Tổng 262.620.000 (Nguồn: http://www.hastc.org.vn) 262.620.000 100 106,216 247.250.000 VNIdex = × = Bảng 3: Kết quả giao dịch ngày 5/5/2011 của sở giao dich chứng khoán Hà Nội Công ty Mã CP Giá TH (đ) SLCP (CP) Giá trị CTCP nhựa và môi trường xanh An Phát AAA 21.500 5.700 122.550.000 Ngân hàng thương mại CP Á Châu ACB 22.100 6.500 143.650.000 CTCP cà phê An Giang AGC 9.800 1.100 10.780.000 CTCP văn hóa Tân Bình ALT 14.000 200 2.800.000 Tổng 279.780.000 (Nguồn: http://www.hastc.org.vn) 279.780.000 247.250.000 259.863.279,5 266.200.000 d = × = 279.780.000 100 107,664 259.863.279,5 VNIdex = × = 6.3 Lý thuyết DOW 6.3.1 Khái niệm Lý thuyết Dow là cơ sở đầu tiên cho mọi nghiên cứu kĩ thuật trên thị trường. Mặc dù nó thường bị coi là trễ so với thị trường và bị những người chống đối dựa vào đó để chỉ trích nhưng nó vẫn được đông đảo những người có quan tâm đến và Lớp: TCNH-3B 8 Môn: Phân tích và đầu tư chứng khoán tôn trọng. Rất nhiều người, dù ít hay nhiều có sử dụng lý thuyết này cho việc đề ra cho riêng mình một quan điểm đầu tư đều không nhận ra một điều là bản chất của Lý thuyết Dow là hoàn toàn mang “tính kỹ thuật”. Cơ sở để xây dựng cũng như đối tượng nghiên cứu của lý thuyết chính là những biến động của bản thân thị trường (thể hiện trong chỉ số trung bình của thị trường) và không hề dựa trên cùng cơ sở của Phân tích cơ bản là các thống kê hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 6.3.2 Phân loại 6.3.2.1 Xu thế cấp một (Primary Trend) Xu thế cấp 1 là những chuyển động lớn của giá, bao hàm cả thị trường, thường kéo dài hơn 1 năm và có thể là trong vài năm. Nếu như mỗi đợt tăng giá liên tiếp đều đạt đến mức cao hơn mức trước đó và mỗi điều chỉnh cấp 2 đều dừng lại ở mức đáy cao hơn mức đáy của lần điều chỉnh trước thì xu thế cấp 1 lúc này là tăng giá - thị trường lúc này là thị trường con bò tót. Còn ngược lại nếu mỗi biến động giảm đều làm cho giá xuống những mức thấp hơn còn mỗi điều chỉnh đều không đủ mạnh để làm cho giá tăng lên đến mức đỉnh của những đợt tăng giá trước đó thì xu thế cấp 1 của thị trường lúc này là giảm giá, thị trường được gọi là thị trường con gấu. 6.3.2.2 Xu thế cấp hai (Secondary Reaction) Xu thế cấp 2 là những điều chỉnh có tác động làm gián đoạn quá trình vận động của giá theo xu thế cấp 1. Chúng là những đợt suy giảm tạm thời (trung gian) hay còn gọi là những điều chỉnh xuất hiện ở các thị trường con bò tót; hoặc những đợt tăng giá hay còn gọi là hồi phục xuất hiện ở các thị trường con gấu. Thường thì những biến động trung gian này kéo dài từ 3 tuần đến nhiều tháng. Chúng sẽ kéo ngược lại khoản 1/3 đến 2/3 mức tăng (hay giảm tùy loại thị trường) của giá theo xu thế cấp 1. 6.3.2.3 Xu thế cấp ba (Daily Fluctuation) Đây là những dao động trong thời gian ngắn (dài tối đa 3 tuần, thường chỉ dưới 6 ngày) mà theo như thuyết Dow đã nói đến, bản thân chúng không thực sự có ý nghĩa nhưng chúng góp phần tạo nên các xu thế trung gian. Lớp: TCNH-3B 9 Môn: Phân tích và đầu tư chứng khoán Thông thường thì một biến động trung gian dù là một xu thế cấp 2 hay là một phần của xu thế cấp 1 xen giữa hai xu thế cấp 2 liên tiếp, đều được tạo thành từ một dãy gồm 3 hoặc nhiều hơn những dao động nhỏ khác nhau. Xu thế cấp ba là dạng duy nhất trong 3 loại xu thế có thể bị “lôi kéo” (bị tác động). Để tác động vào xu thế cấp 1 và 2 thì cần những giao dịch với khối lượng rất lớn và điều này hầu như là không thể. 6.4 Một số dạng thức đồ thị 6.4.1 Các loại biểu đồ Hiện nay trên thị trường chứng khoán các nhà phân tích dùng rất nhiều các loại biểu đồ khác nhau để phân tích, trong đó có 3 loại biểu đồ được dùng một cách phổ biến nhất đó là: biểu đồ dạng đường (Line chart), biểu đồ dạng then chắn (Bar chart), biểu đồ dạng ống (Candllestick chart). - Biểu đồ dạng đường (Line chart) Dạng biểu đồ này từ trước tới nay thường được sử dụng trên thị trường được sử dụng trên thị trường chứng khoán, và cũng là loại biểu đồ được dùng một cách phổ biến nhất trong các ngành khoa học khác để mô phỏng các hiện tượng kinh tế và xã hội … và nó cũng là loại biểu đồ được dùng trong thời gian lâu dài nhất. nhưng hiện nay trên thị trường chứng khoán do khoa học kỹ thuật phát triển, diễn biến của thị trường chứng khoán ngày càng phức tạp cho nên loại biểu đồ này ngày càng ít được sử dụng, nhất là trên các thị trường chứng khoán hiện đại. Hiện nay nó chủ yếu được sử dụng trên các thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động trong thời gian ngắn, khớp lệnh theo phương pháp khớp lệnh định kỳ theo từng phiên. Lớp: TCNH-3B 10 [...]... TCNH-3B 11 Môn: Phân tích và đầu tư chứng khoán Trên các thị trường chứng khoán hiện đại trên thế giới hiện nay các nhà phân tích thường dùng loại biểu đồ này trong phân tích là chủ yếu lý do chính vì tính ưu việt của nó đó là sự phản ánh rõ nét sự biến động của giá chứng khoán Hình 2: Biểu đồ dạng then chắn (Bar chart) Loại biểu đồ này thường được áp dụng để phân tích trên các thị trường chứng khoán hiện... của chứng khoán Hình 6 :Dạng thức giao dịch 6.4.4 Cận dưới (Support level) Cận dưới là mức giá mà tại đó xu thế giảm giá của chứng khoán dừng lại vì cầu lớn hơn cung Các nhà kĩ thuật xác định cận dưới là mức thấp nhất mà giá chứng khoán đã đạt tới tại một thời điểm nào đó của quá khứ Khi giá chứng khoán giảm Lớp: TCNH-3B 15 Môn: Phân tích và đầu tư chứng khoán dần xuống cận dưới, nhà phân tích kĩ thuật. ..Môn: Phân tích và đầu tư chứng khoán Hình 1:Biểu đồ dạng đường (Line chart) Ưu điểm của loại biểu đồ này là dễ sử dụng Hiện nay loại biểu đồ này ít được sử dụng để phân tích trên các thị trường chứng khoán hiện đại thường diễn biến khá phức tạp, mức độ dao động trong thời gian ngắn với độ lệch khá cao, nếu dùng loại biểu đồ này để phân tích thì thường mang lại hiệu quả thấp trong phân tích - Biểu... Nhà giao dịch bị lỗ vì phải mua lại chứng khoán với giá cao hơn để hoàn trả lại khối lượng chứng khoán đã vay để bán (tức nhà đầu tư đã vay và bán chứng khoán ở mức giá thấp trong khi phải mua lại để hoàn trả ở mức giá cao) Lớp: TCNH-3B 33 Môn: Phân tích và đầu tư chứng khoán Trong thực tế, việc bán khống không phải chỉ được thực hiện bởi chính người đi vay chứng khoán để bán khống (covered shorts),... Môn: Phân tích và đầu tư chứng khoán chứng khoán hoặc cho phép bán khống nhưng chỉ trong phạm vi các chứng khoán có tính thanh khoản cao và với một tỷ lệ bán khống hạn chế (ví dụ không quá 10%) so với khối lượng chứng khoán đang lưu hành, và không cho phép thực hiện bán khống trong thời gian đang tiến hành thủ tục thâu tóm doanh nghiệp - Không có quy định cụ thể về bán khống (ví dụ thị trường chứng khoán. .. người phân tích kĩ thuật cho rằng người đầu tư sẽ liên tục bán ra Họ cho rằng khi giá chứng khoán vượt ra cận trên là dấu hiệu rất tích cực vì nó báo hiệu giá chứng khoán sẽ tiếp tục đạt tới một cao điểm mới Cận trên của một cổ phiếu đang trong xu thế tăng giá, đó chính là mức giá mà tại đó phần lớn người đầu tư đều cho là thời điểm thích hợp để bán ra để thu lợi Qua nhiều diễn biến giao dịch, các nhà phân. .. một thị trường giảm giá) Vì vậy mô hình này rất thường gặp và rất dễ nhận ra nên khi nhận định về thị trường chúng ta nên xem xét một cách cẩn thận Lớp: TCNH-3B 30 Môn: Phân tích và đầu tư chứng khoán 6.5 Các chỉ tiêu phân tích kỹ thuật 6.5.1 Quy mô thị trường Qui mô thị trường được dùng để đo lường sức mạnh của một thị trường đang thăng tiến hay suy giảm, và được đo lường bằng chỉ số TRIN TRIN(Traders’... giảm giá và một chỉ số TRIN đang giảm nghĩa là thị trường đang có xu hướng tăng giá Công thức: Ví dụ: Loại chứng khoán 2000 2100 2100 Loại chứng khoán giảm giá 1000 700 700 Số CP đã tăng 40000 35000 48000 Số CP đã giảm 20000 25000 12000 tăng giá Lớp: TCNH-3B 31 Môn: Phân tích và đầu tư chứng khoán TRIN 2000/1000 2100/700 = 1,00 40000/20000 2100/700 = 2,14 35000/25000 = 0,75 48000/12000 Nhận xét: TRIN... lý số chứng khoán đang nắm giữ Nếu tổng khối lượng bán khống tăng lên, theo dự đoán của người bán khống giá thị trường sẽ giảm đi Nhà giao dịch đã mua lại được khối lượng chứng khoán đã vay để bán với giá thấp hơn giá đã bán và kiếm được lợi nhuận sau khi hoàn trả khối lượng chứng khoán đã bán trước đó Mặt khác khi giao dịch bán khống được tất toán(nhà đầu tư mua lại để trả cho công ty chứng khoán) ... TCNH-3B 14 Môn: Phân tích và đầu tư chứng khoán Là tại đó giá chứng khoán vượt qua mức cận trên tức là cao điểm trước đó, hoặc xuống dưới thấp hơn mức cận dưới là điểm đáy trước đó Điểm đột phá được coi là dấu hiệu xu thế tiếp diễn Hình 5: Điểm đột phá 6.4.3 Dạng thức giao dịch Dạng thức giao dịch được hình thành bằng cách vẽ một đường nối các cao điểm và một đường nối các đáy của giá chứng khoán trong . trình Phân tích kỹ thuật là các loại biểu đồ, đường xu thế, kênh xu thế, giải giao dịch - mức hỗ trợ và kháng cự, các mô hình PHẦN II: NỘI DUNG Định nghĩa phân tích kỹ thuật Phân tích kỹ thuật. của phân tích kỹ thuật Phân tích kỹ thuật đóng vai trò là công cụ trợ giúp nhà đầu tư với ba chức năng chính: báo động, xác thực và dự đoán. Với vai trò là công cụ báo động, phân tích kỹ thuật. các thông tin trong quá khứ - phân tích kỹ thuật không phải là công cụ để dự đoán tương lai giá cả của cổ phiếu. Những kết luận thu được từ các biện pháp phân tích kỹ thuật chỉ thị trạng thái của

Ngày đăng: 22/12/2014, 09:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan