Số dư trên tài khoản giao dịch: số dư có xuất hiện khi nhà đầu tư bán chứng khoán không rút tiền ra khỏi tài khoản giao dịch với hy vọng tiếp tục tái đầu tư.
Các nhà phân tích kỹ thuật xem số dư có trên tài khoản giao dịch là sức mua tiềm năng.
Khi số dư này giảm xuống là xu thế của giá xuống. Khi số dư này tăng lên là xu thế của giá lên.
Số liệu tổng hợp về tình hình tài khoản giao dịch của nhà đầu tư được công bố trên một số tập chí tài chính.
Số dư nợ trên tài khoản giao dịch: phản ánh thái độ của một số nhà đầu tư có kiến thức chuyên và kỹ năng chuyên sâu trong việc thực hiện các giao dịch kí quỹ (Giao dịch kí quỹ là giao dịch mua hoặc bán chứng khoán trong đó nhà đầu tư không có hoặc chỉ có một phần tiền hoặc chứng khoán, phần còn lại do công ty chứng khoán cho vay).
Khi số dư nợ gia tăng sẽ là dấu hiệu của xu thế giá lên, vì nhà đầu tư vay mượn nhiều để mua chứng khoán, sức mua trên thị trường tăng lên.
Ngược lại khi số dư nợ giảm xuống sẽ là dấu hiệu bán ra vì những nhà đầu tư khôn ngoan này muốn kết thúc một chu kỳ giao dịch. Đồng thời, nó cũng phản ánh
sự giảm sút của luồng vốn sẵn sàng tham gia vào thị trường và sẽ là dấu hiệu của xu thế giá xuống.
Thực tế thì các nhà đầu tư thường theo dõi lượng tiền tại các quỹ đầu tư, hoặc số dư tài khoản của các nhà môi giới.
Các quỹ hổ tương thường nắm giữ một phần giá trị của danh mục đầu tư, dưới dạng tiền mặt. Vì thứ nhất, quỹ luôn cần tiền mặt để đảm bảo khả năng thanh toán cho các chứng khoán do những người chủ quỹ bán lại cho quỹ. Thứ hai là tiền thu được từ hoạt động kinh doanh chứng khoán của quỹ có thể chưa được đầu tư kịp thời. Một quỹ hổ tương có lượng tiền mặt cao, có thể được coi là một chỉ dẫn đầu tư giá tăng cho nhà đầu tư, bởi vì khả năng mua vào tiềm tàng của nó rất cao và ngược lại một tỉ xuất tiền mặt thấp nghĩa là các quỹ này đã mua vào rất nhiều nên khả năng mua vào tiếp là rất nhỏ mà khả năng bán ra rất cao như là chỉ dẩn đầu tư giá hạ cho nhà đầu tư.