kinh tế hàn quốc 1970-1980.

14 1K 7
kinh tế hàn quốc 1970-1980.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận: lịch sử kinh tế Hàn Quốc 1970-1980. Trang 1 Lời nói đầu K inh tế Hàn Quốc là nền kinh tế phát triển, đứng thứ 3 ở châu Á và thứ 10 trên thế giới tính theo GDP năm 2006. Kể từ sau chiến tranh Triều Tiên, kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng từ một nước nghèo nhất trở thành một trong những nước giàu nhất. Cùng với singapore, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn quốc là một trong những con rồng nổi bật của Châu Á. Chỉ trong vòng 40 năm (1960-2000), chính phủ và nhân dân Hàn Quốc đã chung tay góp sức làm nên một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong lịch sử thế giới. Con đường phát triển của đất nước này, ngày nay đã và đang là một điểm sáng để các nước khác học tập theo, trong đó có Việt Nam. Do vậy, thiết nghĩ nghiên cứu lịch sử cũng như đường hướng chính sách cụ thể của “bậc tiềm bối” đi trước là việc làm cần thiết nhất là trong bối cảnh đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ như hiện nay. Giai đoạn 1970-1980 có vai trò quan trọng làm nên “Huyền thoại sông Hàn”, nền kinh tế tập trung phát triển các ngành công nghiệp hóa chất, công nghiệp nặng. Sự chuyển đổi này được đánh giá là một nhấn tố cơ bản làm thay đổi bộ mặt nền kinh tế này. Đối chiếu với kinh tế Việt Nam, một nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu hàng tiêu dùng, thục phẩm và đầu tư trực tiếp nước ngoài, có thể nói chúng ta đang ở vào giai đoạn mà Hàn Quốc trước những năm 70 đã trải qua. Từ những yếu tố nên trên, chủ đề của tiểu luận này đã được lựa chọn là “ Lịch sử kinh tế Hàn Quốc 1970-1980”. Tiểu luận: lịch sử kinh tế Hàn Quốc 1970-1980. Trang 2  Một số vấn đề nghiên cứu:  Tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc 1970-1980  Chính sách phát triển kinh tế của chính phủ Hàn Quốc  Các nhân tố cơ bản làm nên sự phát triển vượt bậc của Hàn Quốc.  Kinh nghiệm cho Việt Nam. Tiểu luận: lịch sử kinh tế Hàn Quốc 1970-1980. Trang 3 I. Vài nét về đất nước Hàn Quốc. Đ ại Hàn Dân Quốc hay Hàn Quốc là một quốc gia thuộc Đông Á, nằm ở nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên . Phía Bắc giáp với Bắc Triều Tiên . Phía Đông Hàn Quốc giáp với biển Nhật Bản , phía Tây là Hoàng Hải . Thủ đô của Hàn Quốc là Seoul ( 서울 ), một trung tâm đô thị lớn thứ hai trên thế giới và là thành phố toàn cầu quan trọng. Hàn Quốc có khí hậu ôn đới và địa hình chủ yếu là đồi núi. Lãnh thổ Hàn Quốc trải rộng 100,032 km vuông. Với dân số 48 triệu người, Hàn Quốc là quốc gia có mật độ dân số cao thứ ba trên thế giới (sau Bangladesh và Đài Loan ). Đất nước nghèo khoáng sản, chủ yếu là than mỡ và quặng. 70% diện tích đất tự nhiên là rừng núi. Tiềm năng về nông nghiệp không có gì đặc biệt. Với vị trí địa lí giáp biển Thái Bình Dương, lợi thế duy nhất của Hàn Quốc là thuận lợi giao thông quốc tế và phát triển du lịch. Đầu những năm 60, Ngân hàng Thế giới WB đưa ra đánh giá không mấy khả quan, nhìn nhận Hàn Quốc như một lãnh thổ ít tiềm năng nhất để phát triển kinh tế trên thế giới. Vậy, yếu tố nào đã làm nên thành công toàn diện của đất nước Đại Hàn Dân Quốc ngày nay? II. Kinh tế Hàn Quốc 1970-1980 Tiểu luận: lịch sử kinh tế Hàn Quốc 1970-1980. Trang 4 Trong thập kỉ 70, chính phủ Hàn Quốc tập trung thực hiện 2 kế hoạch năm năm, kế hoạch năm năm lần thứ 3 (1972-1976) và kế hoạch năm năm lần thứ 4 (1977-1981). Kế hoach 5 năm lần thứ 3 đặt mục tiêu thúc đẩy sự phát triển kinh tế một cách cân đối, khuyến khích phát triển các khu vực, nâng cao thu nhập cho nhân dân ở địa bàn nông thôn, tăng kim ngạch xuất khẩu lên gần 2 lần, xây dựng các xí nghiệp công nghiệp nặng. Kết quả đạt được hết sức khả quan, tốc độ tăng trưởng GDP đạt con số kỉ lục 14% năm 1973, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 3 lần đạt 10,5 tỉ $. Nối tiếp thành công vượt bậc đó, kế hoạch 5 năm lần thứ 4 đặt tham vọng tăng mức tự cung tự cấp của nền kinh tế bằng con đường cải cách cơ cấu. Nhà nước dự định chú trọng xây dựng nền tảng nghiên cứu khoa học và soạn thảo thiết kế, trên cơ sở đó tiến hành hiện đại hóa công nghệ và đặt nền móng để sản xuất kĩ thuật máy tính điện tử. Các ngành luyện kim, chế tạo máy, điện tử, đóng tàu, chế tạo dầu khí và công nghiệp hóa chất được ưu tiên hàng đầu. Thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân bình quân đầu người tăng liên tục. Tiểu luận: lịch sử kinh tế Hàn Quốc 1970-1980. Trang 5 (nguồn: Ngân hàng Hàn Quốc, BOK) Biểu đồ 1: Thu nhập quốc dân Hàn Quốc 1960-1980 Tiểu luận: lịch sử kinh tế Hàn Quốc 1970-1980. Trang 6 (nguồn: International Financial Statistics 1995, 2000, 2002) Biểu đồ 2: GNP/ đầu người Hàn Quốc qua các thời kì. Nhìn chung, kinh tế Hàn Quốc thời kì này có 2 đặc điểm nổi bật: một là, đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của công nghiệp nặng, công nghiệp hóa chất; hai là, sự phát triển mạnh mẽ của các tập đoàn công nghiệp tài chính (chaebol). 1. Đẩy mạnh xuất khẩu. Tỉ trọng xuất khẩu trong tổng sản phẩm quốc dân hoặc tổng chi tiêu quốc dân tăng liên tục. Năm 1962 1975 1987 Tỉ trọng 2.4% 25.1% 40.1% Bảng1: Tỉ trọng xuất khẩu trong tổng sản phẩm quốc dân 1962-1987. (nguồn: korean statistics 1990 ). Tiểu luận: lịch sử kinh tế Hàn Quốc 1970-1980. Trang 7 Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế không chỉ dừng lại ở tỉ lệ ngày càng tăng của tỉ trọng đó, mà xuất khẩu còn tạo ra chu trình liên hoàn với quá trình nhập khẩu và đầu tư. Hình1: Chu trình tuần hoàn giữa nhập khẩu và đầu tư Từ đầu thập kỉ 70, đặc biệt là từ 1975, công nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất được đầu tư mạnh hướng tới phục vụ xuất khẩu. Trong vòng 2 năm, 2806 tỷ Won được đổ dồn vào các dự án phát triển các ngành này, chiếm đến 79.1% tổng đầu tư vào công ngiệp. Đặc biệt trong giai đoạn này phải kể đến việc một số công ty Hàn Quốc như KIA, Huyndai, Daiwoo bắt đầu liên kết với các hãng ô tô lớn nước ngoài như GM, Ford, Honda… thực hiện các hợp đồng lắp ráp ô tô trong nước xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Biểu đồ2: Lắp ráp ô tô Hàn Quốc 1970-1980. Mở rộng xuất khẩu Tăng khả năng nhập khẩu công nghệ Mở rộng quy mô đầu tư Phát triển lực lượng sán xuất và nâng cao năng suất lao động. Tiểu luận: lịch sử kinh tế Hàn Quốc 1970-1980. Trang 8 (nguồn: kinh tế các nước Nics, NXB Thống kê,2000) Bảng3: Xuất khẩu ô tô Hàn Quốc 1970-1980 1970 1975 1980 Huyndai - - 16.2 Kia - 0.01 4.7 Daiwoo - - 25.2 (nguồn: Kinh tế các nước Nics, NXB Thống kê, 2000) Tuy nhiên, hàng dệt may vẫn là ngành có kim ngạch xuất khẩu đứng đầu trong thập kỉ này. Xác định chiến lược lâu dài là công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu thay thế nhập khẩu, chính phủ Hàn Quốc đã từng bước hoàn thiện môi trường kinh tế vĩ mô và thúc đẩy các biện pháp chính sách thúc đẩy xuất khẩu: a. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghiệp. Trong giai đoạn 1970-1980, Hàn Quốc lựa chọn các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp hóa chất, công nghệ cao là ngành cung cấp sản phẩm xuất khẩu chủ yếu thay cho xuất khẩu hàng tiêu dùng như Tiểu luận: lịch sử kinh tế Hàn Quốc 1970-1980. Trang 9 trước đó. Sự chuyển đổi này diễn ra từng bước phù hợp với tình hình tích lũy vốn và mức độ sử dụng nhân lực. b. Tạo ra mối liên hệ chặt chẽ giữa chính phủ và các xí nghiệp sản xuất cũng như với các doanh nghiệp xuất khẩu. Ở Hàn Quốc, xuất khẩu được nhìn nhận như một vấn đề mang tính quốc gia. Nhà nước lập hẳn một Hội đồng đấy nhanh xuất khẩu nhằm tạo điều kiện cho những mong muốn xuất khẩu được đáp ứng, phổ biến những thông tin về thị trường, tăng cường các mối quan hệ và kết hợp lợi ích giữa Nhà nước và tư nhân, giữa giới kinh doanh và cộng đồng cũng như tổ chức các hội thảo tiếp nhận phàn nàn về trở ngại đối với xuất khẩu. c. Các biện pháp hỗ trợ về tài chính và thuế. Chính phủ tiến hành thay đổi tỷ giá đồng Won, vốn được định giá cao hơn giá trị thực. Khuyến khích cho vay ngắn hạn với lãi suất thấp, chênh lệch giữa lãi suất thông thường và lãi suất xuất khẩu là khoảng 2 lần. Bên cạnh đó, chính phủ còn giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu. Trợ cấp trực tiếp và các mưc khuyến khích xuất khẩu cũng tăng rất cao, các hình thức này bao gồm từ việc miễn thuế, giảm giá đối với việc sử dụng các phương tiện công cộng tới đơn giản hóa thủ tục thuế quan và cấp giấy phép nhanh, giảm hạn chế cho vay tín dụng, giảm nhẹ thuế thu nhập của các doanh nghiệp mới đồng thời đảm bảo cho vay tín dụng nước ngoài và cấp tín dụng cho marketting ở thị trường ngoài nước. Hoạt động tạo vốn trong nước được liên tục mở rộng và phân phối theo mục tiêu kế hoach. Các hoạt động này hướng vào thị trường trong nước, vừa tìm tới hoạt động ngoài nước. Tiểu luận: lịch sử kinh tế Hàn Quốc 1970-1980. Trang 10 - Đẩy mạnh tiết kiệm, huy động các nguồn vốn ngắn hạn, tăng ngân sách và giảm chi tiêu. - Đa dạng hóa hệ thống tài chính, thành lập các tổ chức tài chính, tổ chức phi ngân hàng, công ty bảo hiểm, tổ chức ủy thác, công ty tài chính ngắn hạn và thị trường chứng khoán. Kết quả là tổng giá trị tăng 82 lần tử 209 triệu $ năm 1965 lên 17.079 triệu $ năm 1980; GNP tăng 24 lần; tỉ lệ các nguồn mới vào gủi ở các ngân hàng giảm 58% xuống 48.5% (1987); tỉ trọng các nguồn gửi vào các tổ chức phi ngân hàng tăng từ 14% lên 30% cũng trong thời gian nói trên. - Cùng với việc tăng thuế là sự hoạt động hiệu quả của các cơ quan thuế. Các cơ quan này không chỉ đảm bảo việc thu thuế mà còn xử phạt nghiêm minh những đối tượng có hành vi chốn thuế. Do vậy, thuế đã trở thành một hệ thống tài trợ quan trọng cho những chương trình đầ tư đầy tham vọng của chính phủ. Trong nhứng năm 1970, thuế thu nhập cá nhân của các tổ chức phi công chiếm tới 3.5% GDP. - Với sự bảo trợ về quân sự của Mỹ, Hàn Quốc có khả năng cắt giảm một chi phí lớn dành cho quốc phòng. Bên cạnh đó, Hàn Quốc còn nhận được một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chủ yếu từ Nhật và Mỹ. Năm 1978 1979 1980 FDI (tỉ đô la) 222 95 35 Bảng 3: Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Hàn Quốc 1978-1980 (nguồn: International statistic yearbook 1990) [...]... ra lạm phát kinh niên ở nước này Mức lạm phát ở Hàn Quốc thời kì này cao hơn hẳn những nơi khác trên thế giới, 12,3% giai đoạn 1966 - 1972; 17,8% (1973 - 1981) (tiểu kết) III Bí quyết thành công của Hàn Quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam Sẽ thật thiếu sót nếu đề cập đến lịch sử của một nền kinh tế mà không nêu ra bí quyết thành công của nền kinh tế ấy và những kinh nghiệm rút ra cho những quốc gia đi... rút ra cho những quốc gia đi sau Đặc biệt đối với trường hợp Việt Nam, chúng ta có mối quan hệ chiến lược với Hàn Quốc, đồng thời cũng lựa chọn phát triển kinh tế theo hướng “rồng bay” như nước bạn, do đó càng nên nghiên cứu sâu về chiến lược kinh tế mà Hàn Quốc đã thực hiện  Thành công của Hàn Quốc có thể được giải thích do những yếu tố như sau: ... được hình thành chủ yếu theo chiều dọc, liên hiệp các công ty hoạt động ở tất cả các ngành công nghiệp khác nhau ở Hàn Quốc Chính phủ khuyến khích và ủng hộ về mọi mặt sự phát triển của các nhóm tài chính – công nghiệp quốc dân bằng cách thống nhất, phát triển, mở rộng Tính đến tháng 5-1974, có 50 chaebol được chính phủ thành lập, nhiều trong số đó đã trở nên Tiểu luận: lịch sử kinh tế Hàn Quốc 1970-1980.. . cạnh tranh quốc tế trong một số ngành công nghiệp nhất định Trong chiến lược phát triển công nghiệp hóa cao, hướng vào xuất khẩu, các Chaebol chính là các hình thức tổ chức sử dụng công nghệ hiện đại nước ngoài để phát triển kinh tế Một số Chaebol đã vươn lên nhanh chóng Năm 1981, chaebol Huyndai đạt doanh thu 10 tỷ đô la, gấp 3 lần 10 công ty lớn nhất của Tiểu luận: lịch sử kinh tế Hàn Quốc 1970-1980.. .Tiểu luận: lịch sử kinh tế Hàn Quốc 1970-1980 Trang 11 Thị trường vốn được mở rộng đáng kể, lượng vốn tích lũy tăng từ 25% năm 1962 lên 60.9% năm 1971 Tỉ lệ vốn đầu tư trong thu nhập quốc dân tăng từ 15% lên 25%, đầu tư nước ngoài trong tổng đầu tư giảm từ 50% vào đầu những năm 1960 xuống 20% vào đầu những năm 1970 Nhiều quỹ đầu tư được thành lập trên toàn quốc nhằm đáp ứng nhu cầu lớn về... ưu đãi đặc biệt của chính phủ Với nguồn vốn hạn hẹp ở trong nước, chính phủ đã dựa vào nguồn vốn nước ngoài và cấp vốn cho một số doanh nghiệp để đạt được những mục tiêu tăng trưởng kinh tế Sự phát triển kinh tế ở Hàn Quốc thực chất là dựa vào "chủ nghĩa tư bản mệnh lệnh" Theo phương thức này, hệ thống doanh nghiệp tự do được chính phủ khuyến khích và chịu sự can thiệp gián tiếp Điều đó có nghĩa là... tại các ngân hàng để chuyển tiếp vào các dự án công nghiệp mà nhà nước đang ưu tiên Không dừng lại ở đó, Chính phủ còn chủ trương thành lập thêm nhiều quỹ riêng đặc thù như Quỹ máy móc trong nước, quỹ dùng Nhà máy chế tạo trong nước, Quỹ xuất khẩu máy, Quỹ thay thế máy móc, Ngân hàng xuất khẩu (tiểu kết)\ 2 Sự bùng nổ các chaebol Chaebol (Jaebol) là một hình thức kinh doanh tập đoàn của Hàn Quốc, Về cơ... không giành được quyền vay nợ từ các ngân hàng trong nước Hơn nữa, chính phủ còn ưu đãi giá cả, chính sách thu nhập, chính sách thuế cho các Chaebol Dưới sự giúp đỡ mở rộng của chính phủ, hầu hết các ngân hàng thương mại đều được lệnh cung cấp nhiều vốn hơn nữa cho các Chaebol Các Chaebol chính là bộ xương sống của nền kinh tế đất nước, tiếp thu công nghệ từ các quốc gia tiên tiến (chủ yếu là Mỹ và Nhật... dạng hóa các sản phẩm công nghiệp của một công ty, mức độ dịch chuyển từ 0 đến 1, càng càng gần 1, mức độ đa dạng của các công ty càng cao Tiểu luận: lịch sử kinh tế Hàn Quốc 1970-1980 Trang 13 Bảng 4 cho thấy mức độ đa dạng hóa của 10 Chaebol hàng đầu vào năm 1982 Ba trong số chúng có mặt ở trên 50 ngành công nghiệp khác nhau, tất cả các Chaebol (trừ Sunkyung) có mặt ở trên 20 ngành Trung bình một... Chaebol hàng đầu (năm 1982) Số lượng các ngành công STT Chaebol Chỉ số đa dạng nghiệp mà hóa H Chaebol đang 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Samsung Huyndai Lucky goldstar Daewoo Sunkyung SSangyoung Korea Exploisive Hyosung Lykche Lotte hoạt động 57 33 57 56 21 25 23 33 28 26 Tổng số: 35 0.940 0.847 0.688 0.866 0.464 0.667 0.667 0.771 0.777 0.860 Trung bình: 0.772 (nguồn: Báo cáo của ủy ban buôn bán Hàn Quốc) . triển kinh tế trên thế giới. Vậy, yếu tố nào đã làm nên thành công toàn diện của đất nước Đại Hàn Dân Quốc ngày nay? II. Kinh tế Hàn Quốc 1970-1980 Tiểu luận: lịch sử kinh tế Hàn Quốc 1970-1980. . nghiên cứu:  Tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc 1970-1980  Chính sách phát triển kinh tế của chính phủ Hàn Quốc  Các nhân tố cơ bản làm nên sự phát triển vượt bậc của Hàn Quốc.  Kinh nghiệm cho Việt. Kinh nghiệm cho Việt Nam. Tiểu luận: lịch sử kinh tế Hàn Quốc 1970-1980. Trang 3 I. Vài nét về đất nước Hàn Quốc. Đ ại Hàn Dân Quốc hay Hàn Quốc là một quốc gia thuộc Đông Á, nằm ở nửa phía nam

Ngày đăng: 21/12/2014, 20:51

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan