Tên đề tài:
Quan điểm lịch sử cụ thể trong phép biện chứng duy vật của triết học Mac — Lenin và việc vận dụng quan điêm lịch sử cụ thê trong việc hoạch định chính sách phát triên kinh tê Việt Nam qua các thoi ky
Trang 2Lời mở đầu
Phương pháp luận biện chứng duy vật là hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc xuất phat chỉ đạo chủ thẻ trong việc xác định phương pháp cũng như trong việc xác định phạm vi, khả năng áp dụng phương pháp hợp lý, có hiệu quả tối đa Một số nguyên tắc phương pháp luận cơ bản được rút ra từ nội dung của phép biện chứng
duy vật giữ vai trò định hướng cho hoạt động nhận thức khoa học và thực tiễn cách
mạnh Và nguyên tắc quan điểm lịch sử cụ thể là một trong những nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, quan trọng trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn
Sự ra đời và phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần hơn 20 năm qua đã góp phần thay đổi bộ mặt đất nước, nâng cao đời sống nhân dân Khi chúng ta vừa chuyên từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường, từ một nền
kinh tế yếu kém lạc hậu với hệ thống sản xuất, hệ thống quản lý kinh tế với những cán
bộ mang nặng tư tưởng ở lại sang nền KTTT năng động, do đó khó có thé tránh khỏi những vấp váp sai lầm Chính vì thế chúng ta phải nghiên cứu tìm ra hướng đi đúng
đắn cho nền kinh tế, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước, phù hợp với khu vực
thế giới và thời đại Điều đó cũng có nghĩa là phải phân tích các yếu tố kinh tế trong
tổng thé các mối quan hệ, trong sự vận động, phát triển không ngừng Do vậy việc vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể của triết học Mác - Lênin vào qúa trình đối mới, phát
triển kinh tế ở Việt Nam là rất cần thiết
Quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể vào quá trình đối mới kinh tế ở Việt Nam sẽ giúp cho nền kinh tế nước ta có được hướng đi đúng đắn Nhóm 8 chúng em xin chọn đề tài “Quan điểm lịch sử cụ thể trong phép biện chứng duy vật của triết học Mac — Lenin và việc vận dụng quan điểm lịch sử cụ thể
trong việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế Việt Nam qua các thời
kỳ.” cho bài tiểu luận triết học của nhóm Do những hạn chế về kiến thức và
thời gian bài tiểu luận này sẽ không tránh khỏi nhiều thiếu xót, chúng em rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo hướng dẫn môn học và các bạn quan tâm
đến đẻ tài của nhóm
Trang 3Phần I: Lý luận về quan điểm lịch sứ - cụ thỂ trong triết học Mac — Lenin
1.1 Cơ sở khách quan của quan điểm lịch sử cụ thể
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển là cơ sở
hình thành quan điểm lịch sử cụ thê Mọi sự vật hiện tượng của thế giới đều tồn
tại, vận động và phát triển trong những điều kiện không gian và thời gian cụ
thể xác định Điều kiện không gian và thời gian có ảnh hưởng trực tiếp tới tính
chất, đặc điểm của sự vật Cùng một sự vật nhưng nếu tồn tại trong những điều kiện không gian và thời gian cụ thể khác nhau thì tính chất, đặc điểm của nó sẽ
khác nhau, thậm trí có thể làm thay đổi hòan toàn bản chất của sự vật, bởi vậy
không chỉ nghiên cứu chúng trong suốt quá trình, mà còn nghiên cứu chúng trong các không gian, thời gian, điều kiện, hoàn cảnh lịch sử-cụ thể khác nhau đó
Theo triết học Mác-Lênin, lịch sử phản ánh tính biến đổi về mặt lịch sử
của thế giới khách quan trong quá trình lịch sử-cụ thể của sự phát sinh, phát triển, chuyền hóa của sự vật, hiện tượng: biểu hiện tính lịch sử- cụ thể của sự phát sinh và các giai đoạn phát triển của sự vật, hiện tượng Mỗi sự vật, hiện tượng đều có quá trình phát sinh, phát triển và diệt vong của mình và quá trình
đó thê hiện trong tính cụ thể, bao gồm mọi sự thay đổi và sự phát triển điễn ra
trong những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau trong không gian và thời gian khác
nhau Bởi vậy, nguyên tắc lịch sử- cụ thể đòi hỏi, để nhận thức đầy đủ về sự
vật, hiện tượng, chúng ta phải xem xét sự vật, hiện tượng trong quá trình phát sinh, phát triển, chuyển hóa trong các hình thức biểu hiện, với những bước quanh co, với những ngẫu nhiên gây tác động lên quá trình tồn tại của sự vật, hiện tượng trong không gian và thời gian cụ thể; gắn với điều kiện, hoàn cảnh
cụ thể mà trong đó sự vật, hiện tượng tồn tại
1.2 Yêu cầu của quan điểm lịch sử cụ thể Quan điểm lịch sử có 6 yêu cầu:
Thứ nhất: Nguyên tắc lịch sử-cụ thể yêu cầu phải nghiên cứu sự vật, hiện
tượng trong sự vận động và phát triển trong từng giai đoạn cụ thể của nó; biết phân tích mỗi tình hình cụ thể trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực
tiễn là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố của nội dung nguyên tắc lịch sử-
cụ thể Nguyên tắc lịch sử-cụ thể được V.I.Lê nin nêu rõ và cô động: “xem xét mỗi vấn đề theo quan điểm sau đây: một hiện tượng nhất định đã xuất hiện
Trang 4trong lịch sử như thế nào, hiện tượng đó đã trải qua những giai đoạn phát triển chủ yếu nào, và đứng trên quan điểm của sự phát triển đó để xét xem hiện nay nó đã trở thành như thế nào” Bản chất của nguyên tắc này nằm ở chỗ, trong
quá trình nhận thức sự vật, hiện tượng, trong sự vận động, trong sự chuyển hóa
qua lại của nó, phải tái tạo lại được sự phát triển của sự vật, hiện tượng Ấy, sự
vận động của chính nó, đời sống của chính nó Nhiệm vụ của nguyên tắc lịch sử-cụ thể là tái tạo sự vật, hiện tượng xuyên qua lăng kính của những ngẫu
nhiên lịch sử, những bước quanh co, những gián đoạn theo trình tự không gian và thời gian Nét quan trọng nhất của nguyên tắc lịch sử-cụ thể là mô tả sự kiện
cụ thể theo trình tự nghiêm ngắt của sự hình thành sự vật, hiện tượng Giá trị
của nguyên tắc này là ở chỗ, nhờ đó mà có thể phản ánh được sự vận động lịch
sử phong phú và đa dạng của các hình thức biểu hiện cụ thể của sự vật, hiện
tượng để qua đó, nhận thức được bản chất của nó
Thứ hai: Nguyên tắc lịch sử-cụ thể yêu cầu phải nhận thức được vận
động có tính phổ biến, là phương thức tồn tại của vật chất, nghĩa là phải nhận
thức được sự vận động làm cho sự vật, hiện tượng xuất hiện, phát triển theo
những quy luật nhất định và hình thức của vận động quyết định bản chất của nó; phải chỉ rõ được những giai đoạn cụ thể mà nó đã trải qua trong quá trình phát triển của mình; phải biết phân tích mỗi tình hình cụ thể trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn thì mới có thể hiểu, giải thích được những
thuộc tính, những mối liên hệ tất yếu, những đặc trưng chất và lượng vốn có của sự vật, hiện tượng
Thứ ba: Nguyên tắc lịch sử-cụ thể không chỉ yêu cầu nhận thức những
thay đổi diễn ra trong sự vật, hiện tượng, nhận thức những trạng thái chất
lượng thay thế nhau, mà còn yêu cầu chỉ ra được các quy luật khách quan quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, quy định sự tồn tại hiện
thời và khả năng chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng mới thông qua sự phủ
định; chỉ ra được rằng, thông qua phủ định của phủ định, sự vật, hiện tượng
mới là sự kế tục sự vật, hiện tượng cũ; là sự bảo tồn sự vật, hiện tượng cũ trong dạng đã được lọc bỏ, cải tạo cho phù hợp với sự vật, hiện tượng mới Như vậy,
chỉ khi đã tìm được mối liên hệ khách quan, tất yếu giữa các trạng thái chất
lượng, tạo nên lịch sử hình thành và phát triển của sự vật, hiện tượng đang
nghiên cứu; tạo nên các quy luật quy định sự tồn tại và chuyển hóa của nó, quy định giai đoạn phát triển này sang giai đoạn phát triển khác cho tới trạng thái
Trang 5nó, thì mới có thé giải thích các đặc trưng chất lượng và số lượng đặc thù của nó, nhận thức được bản chất của nó
Thứ tư: Nguyên tắc lịch sử-cụ thể còn đòi hỏi phải xem xét các sự vật, hiện tượng trong các mối liên hệ cụ thể của chúng Việc xem xét các mặt, các mối liên hệ cụ thể của sự vật, hiện tượng trong quá trình hình thành, phát triển
cũng như diệt vong của chúng cho phép nhận thức đúng đắn bản chất các sự
vật, hiện tượng và từ đó mới có định hướng đúng cho hoạt động thực tiễn của
con người Đối với việc nghiên cứu quá trình nhận thức, nguyên tắc lịch sử-cụ
thể cũng đòi hỏi phải tính đến sự phụ thuộc của quá trình đó vào trình độ phát
triển của xã hội, trình độ phát triển của sản xuất và các thành tựu khoa học trước đó
Thứ năm: Sự kiên tuy có vai trò quan trọng đối với nguyên tắc lịch sử-cụ thể nói riêng và đối với các nguyên tắc khác nói chung, nhưng nguyên tắc lịch sử-cụ thể không kết hợp các sự kiện riêng lẻ, mô tả các sự kiện, mà tái hiện sự
kiện, chỉ ra mối liên hệ nhân quả giữa các sự kiện với nhau, khám phá quy luật
và phân tích ý nghĩa và vai trò của chúng đề tạo nên bức tranh khoa học về các quá trình lịch sử
Thứ sáu: Nhận thức sự vật, hiện tượng theo nguyên tắc lịch sử-cụ thể là
cần thấy các mối liên hệ, sự biến đổi của chúng theo thời gian, cũng như trong những không gian tồn tại khác nhau của mỗi mặt, mỗi thuộc tính, đặc trưng của sự vật, hiện tượng; tránh khuynh hướng giáo điều, chung chung, trừu tượng, không cụ thể Mặt khác, cũng cần đề phòng khuynh hướng tuyệt đối hóa tính cụ thể, không thấy sự vật, hiện tượng trong cả quá trình vận động, biến đổi Trong
hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải vừa thấy tính cụ thể, vừa thấy cả quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng là điều tất yếu
1.3 Vận dụng quan điểm lịch sử vào việc hoạch định chính sách phát
triển kinh tế Việt Nam
Khái quát từ góc độ lịch sử, C.Mác và Ph Angghen cho rằng, cách mạng
xã hội chủ nghĩa chỉ có thể thắng lợi cùng một lúc ở tất cả hoặc ở các nước tư
bản chủ nghĩa tiên tiến Khi chủ nghĩa tư bản đã biến đổi, phát triển đến giai
đoạn đề quốc chủ nghĩa, quan điểm đó của C.Mác và Ph Angghen được V.I.Lê nin phát triển bằng quan điểm cách mạng xã hội chủ nghĩa chỉ có thể thắng lợi
trước tiên ở một hoặc vài nước, ở khâu yếu nhất của chủ nghĩa tư bản Vận
dụng nguyên tắc lịch sử-cụ thể, từ năm 1930, Đảng ta đã lựa chọn con đường chủ nghĩa xã hội Ngày nay, để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, Đảng đề
Trang 6ra đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường, đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản
xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực đồng
thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để
phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững: thực hiện tăng trưởng kinh tế đi liền
với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường an ninh, quốc phòng: bảo vệ và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh
Ngày nay, tình hình thế giới vẫn diễn biến quanh co, phức tạp đặt ra nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn hết sức mới mẻ cần được giải quyết Nắm vững phép biện chứng duy vật, vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận của phép biện chứng duy vật giúp nhận thức được tính biện chứng của thế giới, tính tất yếu của công cuộc đổi mới và nhu cầu cấp bách phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay Thực tiễn cho thấy con đường đi lên chủ nghĩa xã hội không
tuân theo những công thức sẵn, bất biến, mà chúng được vận dụng linh hoạt,
mềm dẻo, luôn đổi mới để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mỗi nước và tình hình quốc tế trong từng giai đoạn Con đường của cách mạng Việt Nam được xác định là Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư
tưởng Hồ Chí Minh là con đường duy nhất đúng, thể hiện sự nhận thức và vận
Trang 7Phần II: Vận dụng quan điểm lịch sứ cụ thể hoạch định chính sách phát triên kinh tê Việt Nam qua các thời kỳ
2.1 Hoàn cảnh kinh tế - xã hội và chính sách phát triển kinh tế Việt
Nam trước năm 1986
2.1.1 Hoàn cảnh kinh tế chủ yếu của Việt Nam trước năm 1986 này
chú yếu được khái quát như sau:
Trong giai đoạn 1945 — 1954: đất nước mới được xây dựng, đứng trước
cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp Đảng và nhà nước tiến hành cuộc khách chiến trường kỳ Nền kinh tế Việt Nam lúc này một mặt tự sản xuất
để phục vụ đời sống, một mặt vừa sản xuất để phục vụ cho công việc chiến tranh Nền kinh tế lúc này bao gồm cả kinh tế quốc phòng và kinh tế tự túc Tất cả mọi nguồn lực lúc này chủ yếu đề phục vụ cho chiến tranh chống giặc ngoại xâm Kinh tế chủ yếu vẫn phải dựa vào sự giúp đỡ viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em như Liên Xô và Đông Âu, Trung Quốc Nền kinh tế đặc trưng thời chiến
Trong giai đoạn 1954 — 1975: Hoà bình lập lại ở miền Bắc, chiến tranh
nhân dân vẫn tiếp tục ở miền Nam Đảng và nhà nước nước đã đề ra nhiệm vụ
chiến lược đồng thời cho cả hai miền, đó là: miền Bắc tiền hành cách mạng xã
hội chủ nghĩa, xây dựng miền Bắc thành căn cứ địa vững mạnh về cách mạng,
làm hậu phương cho cuộc chiến tranh thống nhất đất nước ở miền Nam Miền Nam tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà
Nên kinh tế ở miền Bắc đã có được những tiền đề cơ từ giai đoạn trước
khi áp dụng cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất Các hình thức tổ chức sản xuất và dịch vụ quốc doanh được
phát triển Cùng với quốc doanh, hợp tác xã được tổ chức rộng rãi ở nông thôn và thành thị Với hai hình thức sở hữu toàn dân và tập thể, sở hữu tư nhân bị thu hẹp lại, không còn cơ sở cho tư nhân phát triển Cùng với quốc doanh, hợp
tác xã được tô chức rộng rãi vì ta đã học tập được mô hình tổ chức kinh tế của Liên Xô cũ Với sự nỗ lực cao độ của nhân dân ta, cùng với sự giúp đỡ tận tình
Trang 8Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, phân tán và manh mún, bằng công cụ kế hoạch hóa, ta đã tập trung được vào trong tay một lực lượng vật
chất quan trọng về cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng thành thị và nông
thôn, đất đai, máy móc, tiền vốn để ổn định và phát triển kinh tế
Vào những năm sau của thập niên 60, ở Miền Bắc đã có những chuyền biến về kinh tế, xã hội Trong thời kỳ đầu, nền kinh tế tập trung bao cấp đã tỏ
ra phù hợp với nền kinh tế tự cung, tự cấp, phù hợp với điều kiện hai nhiệm vụ
sản xuất và chiến đấu trong chiến tranh lúc đó
Năm 1975, sau ngày giải phóng miền Nam, một bức tranh mới về hiện
trạng kinh tế Việt Nam đã thay đổi Đó là sự duy trì một nền kinh tế tồn tại cả
ba loại hình:
+Kinh tế cổ truyền (tự cung tự cấp)
+Kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp (ở miền Bắc) +Kinh tế thị trường (đặc trưng ở miền Nam)
Mặc dù đây là một tồn tại khách quan sau năm 1975 nhưng chúng ta vẫn tiếp tục quán triệt chủ trương chính sách xây dựng nền kinh tế tập trung theo cơ
chế kế hoạch hoá trên phạm vi cả nước
Trong giai đoạn 1975 — 1985 : Hoàn cảnh kinh tế - xã hội gặp phải nhiều
khó khăn Khó khăn lớn nhất là nền kinh tế sản xuất nhỏ, năng suất lao động
thấp, hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại Trong quan hệ quốc tế, chủ nghĩa đế quốc tìm cách bao vây cấm vận, các thế lực thù địch tìm cách phá hoại, bao vây, cắm vận gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế ảnh hưởng lớn đến mọi mặt đời sống của nhân dân Trên thế giới, phòng trào cộng sản trải qua nhiều
diễn biến phức tạp : chủ nghĩa xã hội gặp nhiều khó khăn, lâm vào khủng hoảng, thoái trào
Tất cả những nguyên nhân trên cộng với thiên tai, mất mùa liên tiếp vào những năm 1979 - 1980 đã đưa nước ta vào tình trạng khủng hoảng, công nghiệp chỉ tăng 0,6%, nông nghiệp tăng 1,9% trong khi lạm phát ở mức siêu
cấp năm 1986 : 74%
Trang 9Nhưng do điều kiện lịch sử đã thay đổi rõ nét, cơ chế chính sách kinh tế
kế hoạch hoá tập trung dần tỏ ra không hiệu quả, kìm hãm sự phát triển của lực lưỡng sản xuất, kìm hãm động lực phát triển của nền kinh tế., những thành tựu
đạt được còn thấp SO Với yêu cầu, kế hoạch công sức bỏ ra, nền kinh tế mắt cân
đối nghiêm trọng, tỷ lệ lạm phát quá cao, đất nước lâm vào khủng hoảng kinh
tế - xã hội nghiêm trọng
2.1.2 Chính sách phát triển kinh tế Việt Nam thời kỳ này
Chính sách mà Đảng và Nhà nước áp dụng thời kỳ này là chính sách của
mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung, mà nội dung cơ bản được thể hiện trên
những nét cơ bản sau :
- Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ
thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới Tất cả phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn, định giá sản phẩm, tổ chức bộ máy, nhân sự, tiền lương đều do các cấp có thẩm quyền quyết định Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch, cấp phát vốn, vật tư cho doanh nghiệp, doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho nhà nước Hoạt đông sản xuất bị lỗ thì nhà nước bù, lãi thì nhà nước thu
- Cơ quan nhà nước can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm gì về vật chất và pháp lý đối
với quyết định của mình
- Quan hệ hàng hoá - tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ hiện vật là chủ yếu Nhà nước quản lý thông qua cấp phát — giao nộp
- Bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian vừa kém năng động vừa sinh ra đội ngũ quản lý kém năng lực, phong cách cửa quyên quan liêu, nhưng lại được hưởng quyền lợi cao hơn người lao động
- Chế độ bao cấp
Mặc dù trong giai đoạn cuối thời kỳ này mô hình kinh tế kế hoạch hoá
tập trung tỏ rõ những hạn chế trong hoàn cảnh lịch sử đương thời, song những thành công, kết quả to lớn mà chính sách này đem lại là không thể phủ nhận Từ nhận thức khách quan về tình hình lịch sử thời kỳ này mà Đảng và Nhà
nước đã áp dụng mô hình trên, có thể tóm lại trong một số nội dung sau:
- Tình hình chính trị - xã hội nước ta lúc bấy giờ là một nước nông
nghiệp lạc hậu vừa mới thoát khỏi sự áp bức bóc lột thực dân phong kiến, lại
Trang 10phải đối đầu với sự xâm lược của một nước đề quốc hùng mạnh nhất thế gidi -
đế quốc Mỹ;
- Con đường xây dựng một xã hội chủ nghĩa dân chủ mà Đảng và Nhà nước đã lựa chọn Đứng trước tình hình thế giới lúc bấy giờ - phân chia thành hai phe, phe các nước xã hội chủ nghia chủ yếu là Liên Xô và các nước Đông Âu và phe tư bản chủ nghĩa đứng đầu là Hoa Kỳ và các nước Tây Âu Thời kỳ này, mô hình kế hoạch hoá tập trung được Liên Xô tư vấn giúp sức xây dựng ở nước ta tỏ rõ tính ưu việt — trong nền kinh tế thời chiến Bản thân Liên Xô - nước đứng thứ hai sau Hoa Kỳ về kinh tế cũng áp dụng mô hình kinh tế này
- Con đường giải phóng dân tộc, không cam chịu mất nước, không cam
chịu làm nô lệ Để chiến thắng để quốc, chiến thắng phương thức tư bản chủ
nghĩa bản thân các nước xã hội chủ nghĩa - dưới sự soi sáng của chủ nghĩa Mác, cần thiết phải chứng minh tính vượt trội của phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa - mà lý luận kinh tế lúc này là mô hình kế hoạch hố tập trung, cơng
hữu về chế độ sản xuất
2.2 Hoàn cảnh kinh tế - xã hội và chính sách phát triển kinh tế Việt
Nam từ năm 1986 đến nay
2.2.1 Khái quát hoàn cánh kinh tế - xã hội Việt Nam năm 1956 a Hoàn cảnh trong nước
Đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu xuất phát điểm về kinh tế của nước ta khi bắt đầu đổi mới Bức tranh chung của kinh tế Việt Nam năm trước đổi mới là tăng trưởng thấp 3,7%/năm, làm không đủ ăn và dựa vào nguồn viện trợ bên ngoài rất lớn Thu nhập quốc dân trong nước, sản xuất chỉ đáp ứng được 80- 90% thu nhập quốc dân sử dụng Đến năm 1985 ty trong thu tt bên ngoài chiếm 10,2% thu nhập quốc dân sử dụng, nợ nước ngoài lên tới 8,5 tỷ rúp và 1,9 tỷ USD Cũng vào các năm đó nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng khoảng trầm trọng, siêu lạm phát ở mức 774,7% vào năm 1986 kéo theo giá cả leo thang và vô phương kiểm soát
Sự tàn phá của chiến tranh và nền kinh tế bao cấp yếu kém kéo dài đã để
lại nhiều hậu quả nặng nề: cơ sở vật chất thấp kém với nền KH - CN, kỹ thuật
lạc hậu, hầu hết các hệ thống máy móc trong các xí nghiệp đều do Liên Xô cũ giúp đỡ từ trong chiến tranh nên năng suất thấp, chất lượng kém
Điều kiện địa lý cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế Về địa hình, nước ta trải dài trên nhiều vĩ tuyến, bề ngang hẹp, địa
Trang 11hình phức tạp mang đậm nét của sự phân dị sâu sắc về điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội Các đặc điểm này chỉ phối sự phân công lao động xã hội theo lãnh
thổ và phát triển các vùng kinh tế Nằm ở Tây Thái Bình Dương và Đông Nam
á, khu vực phát triển cao, ổn định, nơi cửa ngõ của giao lưu quốc tế, Việt Nam
có nhiều khả năng để phát triển nhiều loại hình kinh tế khác nhau dựa trên
những lợi thế về vận tải biển, dịch vụ viễn thông, du lịch Tài nguyên khoáng
sản phân bố không đều trên các vùng, ngay ở mỗi vùng cũng phân tán và thiếu đồng bộ không gắn với nhau gây khó khăn cho việc khai thác sử dụng chúng và
ảnh hưởng đến việc bố trí kinh tế của các vùng Về dân số, nước ta có dân số
đông, nguồn lao động đồi dào nhưng phân bố cũng không đồng đều
Về chế độ chính trị: Quan hệ giữa kinh tế và chính trị là một trong những
vấn đề cơ bản của công cuộc đổi mới ở Việt Nam Theo các nhà kinh điển của
chủ nghĩa Mác - Lênin thì kinh tế quyết định chính trị “chính trị là sự biểu hiện
tập trung của kinh tế, chính trị không phải là mục đích mà chỉ là phương tiện
để thực hiện mục đích kinh tế” Lênin đã chỉ rõ: “để thoả mãn những lợi ích
kinh tế thì quyền lực chính trị chỉ được sử dụng làm phương tiện đơn thuần” Khang định đó của Lênin không có nghĩa là phủ nhận vai trò quyết định của
kinh tế đối với chính trị mà muốn nhấn mạnh tác động của chính trị đối với
kinh tế Vấn đề kinh tế không thẻ tách rời vấn đề chính trị mà nó được xem xét
giải quyết theo một lập trường chính trị nhất định Như vậy chúng ta có thể khẳng định rằng kinh tế và chính trị thống nhất biện chứng với nhau trên nền tảng quyết định của kinh tế
Sau khi miền Bắc giải phóng và từ sau năm 1975 thống nhất đất nước, cả
nước ta đã kiên quyết đi theo con đường XHCN - đây là lựa chọn tất yếu và đúng đắn Tuy nhiên, vì không qua giai đoạn TBCN, chúng ta đã gặp nhiều khó
khăn và bỡ ngỡ trong công cuộc xây dựng một hệ thống chính trị vững mạnh
Thêm vào đó, khi ta đang trong tình trạng ban đầu của công cuộc đổi mới, một giai đoạn quan trọng mà chính trị là yếu tố định hướng dẫn đường thì CNXH ở Liên Xô cũ và các nước Đông Âu sụp đồ hàng loạt đã gây nhiều hoang mang cho Đảng và nhân dân ta Điều này cũng chứng tỏ rằng đang có rất nhiều thế lực phản động không ngừng tìm cách phá hoại, lật đổ chế độ CNXH ở nước ta
b Những điều kiện thế giới và khu vực
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, mặc dù thế giới còn nhiều diễn biến
phức tạp nhưng hoà bình và hợp tác là xu thế chủ đạo, là đòi hỏi bức xúc của
các dân tộc và các quốc gia Các cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đạt được những bước tiến vượt bậc đặc biệt trong lĩnh vực tin học, viễn thông, sinh
Trang 12học, vật liệu mới và năng lượng mới đang đây mạnh quá trình quốc tế hoá cao độ các lực lượng sản xuất dẫn đến sự phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc Như vậy có nghĩa là ngày nay, không một nền kinh tế nào có thể đứng
tách ra khỏi cộng đồng quốc tế Tình hình đó đòi hỏi một sự hợp tác ngày càng
rộng tạo nên thế tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước dù lớn hay nhỏ, phát triển hay đang phát triển Trong lịch sử phát triển của xã hội có lẽ chưa bao giờ có một sự hợp tác để phát triển rộng rãi đan xen lồng ghép và nhiều tầng lớp như hiện nay với sự hình thành nhiều tổ chức kinh tế như ASEAN (Hiệp hội các
nước Đông Nam Á), WTO (tổ chức thương mại thế giới) AFTA, EU,
Đối với các khu vực, Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, Châu Á
Thái Bình Dương, một khu vực được coi là có nền kinh tế năng động và có tốc
độ tăng trưởng cao nhất thế giới trong những năm gần đây Hầu hết các nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Inđônêsia đều đã tiến hành nền KTTT được mấy thập kỷ và một số nước đã trở thành các nước công nghiệp mới (NIC)
Nhu vay thé giới và khu vực đã phát triển vượt ta khá xa về mọi mặt đặc
biệt là về kinh tế Vì thế đã đặt ra cho Việt Nam nhiều thách thức trong qúa
trình phấn đấu xây dựng và cải tiến nền KTTT định hướng XHCN
2.2.2 Chính sách phát triển kinh tế Việt Nam từ năm 1986 đến nay Trong thời kỳ này, Đảng và nhà nước với tỉnh thần nhìn thăng vào sự thật
đánh giá đúng sự thật nói rõ sự thật, tại Đại hội VI của Đảng (tháng12-1986),
Đảng đã nghiêm khắc kiểm điểm, phân tích những mặt làm được, phân tích những sai lầm khuyết điểm chủ quan duy ý chí trong lãnh đạo kinh tế Đại hội đề ra đường lối đổi mới toàn diện, mở ra quan điểm bước ngoặt trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội nói chung và phát triển kinh tế nói riêng
Trong đó nổi bật trong đường lối phát triển kinh tế là xây dựng chính
sách phát triển kinh tế dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, có chứa các đặc trưng nồi bật như sau:
- Nhà nước chấp nhận sự tồn tại bình đăng và hợp pháp của nhiều thành phần kinh tế (Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần IX quy
định có 6 thành phần kinh tế: kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể
tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài), nhiều hình thức sở hữu (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu
tư nhân, sở hữu hỗn hợp) Tuy nhiên, kinh tế Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo
Trang 13- Cơ chế kinh tế là kinh tế thị trường xã hội, một trường phái kinh tế
học mà đại biểu tiêu biểu của nó là Paul Samuelson- Nobel kinh tế năm 1970-
với lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp Luận điểm của nó là nền kinh tế thị trường nhưng có sự quản lý của Nhà nước, nền kinh tế được vận hành bởi hai bàn tay: thị trường và Nhà nước Điều này có ưu điểm là nó phát huy tính tối
ưu trong phân bổ nguồn lực xã hội đề tối đa hóa lợi nhuận thông qua cạnh tranh , mặt khác, sự quản lý của Nhà nước giúp tránh được những thất bại của thị
trường như lạm phát, phân hóa giàu nghèo, khủng hoảng kinh tế
- Định hướng xã hội chủ nghĩa: Theo quan điểm trước Đổi Mới, Nhà nước Việt Nam cho rằng kinh tế thị trường là nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản
và hoạt động không tốt Sau Đổi Mới, quan điểm của Nhà nước Việt Nam là
kinh tế thị trường là thành tựu chung của lồi người, khơng mâu thuẫn với chủ nghĩa xã hội Định hướng xã hội chủ nghĩa được hiểu là vẫn giữ vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế, vì theo quan điểm của chủ nghĩa Marx
về chủ nghĩa xã hội thì mọi tư liệu sản xuất đều thuộc sở hữu toàn dân và Nhà
nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước đại diện cho nhân dân
- Nền kinh tế chuyên từ khép kín, đóng cửa, sang mở cửa, hội nhập với
thế giới
Thành tựu kinh tế-xã hội nổi bật đạt được khi áp dụng chính sách phát triển kinh tế từ năm 1986 đến nay:
- Giải quyết được cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng năm 1986, dần đưa đất nước phát triển nâng cao mọi mặt đời sống
- Tốc độ tăng trưởng, tổng sản pham quéc nội (GDP) thời kỳ 1992-1997 tăng bình quân 8,75%/năm Thời kỳ 2000-2007: 7,55%/năm Năm 2008 do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng GDP vẫn đạt 6,23%, Năm 2009 là 5,3%
- GDP/người/năm: 1995 là 289 USD, năm 2005 là 639 USD, nam 2007:
835 USD và năm 2008 đạt 1.024 USD, năm 2009 đạt 1.040 USD
- Cơ cấu thành phần kinh tế: Khu vực kinh tế nhà nước chiếm 38,4% GDP vào năm 2005 Kinh tế dân doanh chiếm 45.7% GDP Hợp tác và hợp tác xã chiếm 6,8% GDP Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 15,9% GDP
-_ Tỷ trọng trong GDP của nông nghiệp là 20,7%, công nghiệp là 42.3 %, dịch vụ là 39,1 %
- Thành tựu đổi mới trong nước kết hợp với thực hiện chính sách mở
Trang 14triển mới cho nền kinh tế Việt Nam và mang lại cho Việt Nam một vị thế quốc
tế mới Từ một quốc gia bị phong toả, cắm vận; từ một nền kinh tế kém phát
triển và “đóng cửa”, sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã vươn mạnh ra thế
giới Đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với gần 170 nước và vùng lãnh thổ; mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với 221 quốc gia và vùng lãnh
thổ Ngoài ra, Việt Nam còn là thành viên chính thức của nhiều tổ chức kinh tế
quốc tế và khu vực, và điều đáng nói nhất là năm 2007 Việt Nam đã trở thành
thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO);
- Phúc lợi xã hội và đời sống vật chất, tỉnh thần của người dân cũng
được cải thiện rõ rệt Theo đánh giá của Liên hiệp quốc, Việt Nam về đích
trước 10 năm với mục tiêu xoá đói giảm nghèo trong thực hiện mục tiêu thiên
niên kỷ
Đánh giá về thành công của quá trình đổi mới, Đại hội lần thứ X của
Đảng đã khẳng định: “Những thành tựu đó chứng tỏ đường lối đổi mới của
Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam Nhận thức về
CNXH và con đường đi lên CNXH ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan điểm
lý luận và công cuộc đổi mới, về xã hội XHCN và con đường đi lên CNXH ở
Việt Nam đã hình thành trên những nét cơ bản”
Việc nhận thức để đưa ra đường lối phát triển kinh tế mới là yêu cầu bắt buộc từ việc Đảng và Nhà nước ta nhận thức được thực tế khách quan, yêu cầu phát triển bắt kịp với sự phát triển của thế giới, mà yêu cầu cụ thể bắt nguyền từ những nguyên nhân cơ bản sau:
- Cuộc chiến tranh nhân dân giành được toàn thắng dưới sự lãnh đạo tài
tình của Đảng cộng sản và Nhà nước ta, đất nước ta thoát khỏi thời kỳ chiến tranh, kinh tế - xã hội trong thời bình đặt ra những yêu cầu mới quan tâm nhiêu hơn đến cuộc sống của các tầng lớp nhân dân đó là yêu cầu về kinh tế, nhu cầu cuộc sống đầy đủ, đòi hỏi sự phát triển về y tế, văn hoá, giáo dục cần thiết phải được cải thiện;
- Những diễn biến xấu trong đời sống kinh tế (khủng hoảng kinh tế, đất
nước không đủ lương thực, nạn đói có thể xảy ra ) để bộc lộ những hạn chế
mang tính bản chất của mô hình kinh tế kế hoạch hố tập trung trong hồn cảnh
lịch sự mới đó là kìm hãm động lực phát triển kinh tế của lực lượng sản xuất;
- Trước khi Liên Xô và kế tiếp là Đông Âu sụp đồ, nền kinh tế các nước
xã hội cũng bộc lỗ những mâu thuẫn nội tại khi kinh tế không phát triển, lạm
phát cao, Trung Quốc bằng những thay đổi táo bạo trong chính sách phát triển
kinh tế thì lại đạt được những thành tựu vô cùng to lớn Sau sự sụp dé của Liên
Trang 15Xô và Đông Âu, chủ nghĩa tư bản với mô hình kinh tế thị trường chiếm ưu thế
hoàn toàn trên thế giới
2.3 Một số đặc điễm của kinh tế thế giới và Việt Nam hiện nay và đề
xuất giải pháp phát triển kinh tế Việt Nam
-_ Nền kinh tế thế giới và trong nước biến động không ngừng, ngày càng nhiều ngành nghề, ý tưởng kinh doanh mới Do đó đòi hỏi phải tăng cường Tăng
cường tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận xây dựng chính sách phát tiễn kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.Việt Nam đang trải qua
quá trình phát triển cao hơn của tiến trình hiện đại hoá đất nước Đòi hỏi các cá
nhân, nhà lãnh đạo phải không ngừng tìm tòm, vừa nghiên cứu trong sách vở, tìm tòi trong thực tiễn phát triển của đất nước hàng trăm năm qua, vừa phải chắt lọc kinh nghiệm quý giá trong sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước khác để phát triển đất nước mình Vừa phải căn cứ vào điều kiện cụ thể, nguồn lực, ưu thế trong nước, đồng thời căn cứ vào hoàn cảnh quốc tế để có chiền lược kinh tế, văn hoá, ngoại giao trên trường quốc tế hợp lý tạo đà để phát
triển đất nước nhanh, mạnh và bền vững
Hàng loạt các vấn đề bức xúc đang đặt ra, đòi hỏi phải có đầu tư nghiên
cứu, giáp đáp trên bình điện sâu hơn, có những kiến giải và đưa ra các kịnh bản
và giáp pháp ứng phó ở tầm xa 15, 30, 100 năm tới Hiện nay, nhiều vấn đề
khoa học xã hội ở Việt Nam đã trở nên lạc hậu trước cuộc sống: Vấn đề sở hữu
nhà nước, sở hữu cá nhân, quản lý hành chính ở mỗi đoanh nghiệp và mỗi công
sở, điều tiết vĩ mô, chứng khoán, cổ phần hoá, sở hữu trí tuệ, phương thức lãnh
đạo của Đảng và nhà nước, quản lý nhà nước, đầu tư nước ngoài, cải tiến điều hành ở các cơ quan, công sở
Để tăng cường công tác tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận về phát triển
kinh tế, chúng ta cần thực hiện các giải pháp sau:
e Pang và nhà nước phải coi việc đây mạnh nghiên cứu thực tiễn ở trong nước và thế giới là vấn để cấp thiết, từ đó đầu tư kinh phí, đề tài, chương trình và kiên quyết trong việc tổ chức, thực hiện; nâng cao năng lực tổng kết
thực tiễn, phát triển lý luận của đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học tự nhiên
và khoa học xã hội, đặc biệt là khoa học kinh tế;
e - Nâng cao trình độ nghiên cứu, tổng kết, phát triển lý luận cho cán bộ đảng viên và cán bộ quản lý nhà nước;
e Đầu tư hơn nữa cho nghiên cứu các đề tài về chính sách phát triển
kinh tế, chiến lược phát triển kinh tế;
Trang 16e Kế thừa tỉnh hoa khoa học của thế giới nói chung và của Phương Đông, Việt Nam nói riêng, nhất là khoa học về nghiên cứu tiềm năng con người, trong dụng người tài, tiến cử nhân tài;
-_ Phân hoá giàu nghèo sẽ là một rào cản phát triển kinh tế trong tương lai Do đó cần phải tiền hành xoá đói giảm nghèo để tiến tới sự giàu có chung cho cả cộng đồng Cần thực hiện các giải pháp tổng thể sau:
e - Nâng cao trình độ cho người dân;
e - Nâng cao sự hiếểi biết chung qua các phương tiện thông tin đại chúng; e - Phát triển kết cấu hạ tầng;
se Hỗ trợ vốn tiền mặt;
e H6 tro phat triển các trung tâm cụm xã, thôn, bản;
e - Hỗ trợ thư viện
Qua đó tác động mãnh mẽ đến công tác quản lý điều hành ở các địa phương và tư duy làm giàu của từng hộ gia đình
-_ Nên kính tê chú trọng chiêu sâu, các sản phâm hang hoa dich vu có
hàm lượng chất xám cao.Do đó phải chú trọng phát triển nền kinh tế tri thức ở
Việt Nam:
e - Coi trọng nhân tài, coi nhân tài là vốn quý của đất nước;
e - Hướng doanh nghiệp vào khai thác ưu thế của công nghệ thông tin; e - Xây dựng quan điểm và phương thức điều hành ở tầm vi mô và vĩ mô
phù hợp với nền kinh tế tri thức;
e Đầu tư thoả đáng hơn cho đào tạo giáo dục, khoa học, công nghệ, khuyến khích quà trình học tập suốt đời cho mọi công dân;)
e Sửa đổi hợp lý chính sách tài chính ngân hàng, phát triển mạng lưới ngân hàng;
e _ Đây mạnh cải cách hành chính theo chiều sâu, bãi bõ cơ chế xin cho
bằng cơ chế yêu cầu thực hiện;
Trang 17e_ Giảm chỉ phí sản xuất trong doanh nghiệp; tăng lương để đội ngũ công chức đủ sống bằng lương của mình;
e Huong dan moi người làm kinh tế giỏi, tuyên truyền nếp sống văn hoá văn minh; sử dụng thời gian tốt để làm việc tại nhà, khuyến khích mọi người tham gia các hội nghề nghiệp
e Chính sách chuyển dịch lao động, hoàn thiện luật lao động
-_ Đây mạnh tăng năng suất trong các doanh nghiệp - yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế Việt Nam Năng suất trong các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp là do các kỹ năng quan trọng để dẫn dắt sự tăng trưởng của doanh nghiệp mà hiện chúng ta đào tạo chưa đến nơi đến chốn:
e - Kỹ năng giải quyết các vấn đề nhanh chóng, vì lợi ích phong phú và đa dạng của khách hàng chứ không phải vì lợi ích riêng của doanh nghiệp;
e - Kỹ năng kích hoạt các ý tượng sáng tạo;
e - Kỹ năng hiểu nhu cầu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng;
e - Kỹ năng liên kết, phân công uỷ quyền, giám sát hợp lý công việc, các tầng nắng trong bộ máy hành chính và bộ máy quản lý trong các doanh nghiệp va cong so
- Cac quéc gia tap trung khai thác các thế mạnh tiềm năng, ngành nghề truyền thống Chiến lược khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống: Để khai thác tốt lợi thế về nhân lực, tài nguyên, chất xám, những kinh nghiệm ở các làng nghề kết hợp với thị trường quốc tế những yếu tố tạo nội lực cho
sự phát triển kinh tế thì cần phải có chiến lược khôi phục và phát triển các làng
nghề truyền thống Khi làm được như vậy sẽ tạo được các lợi thế to lớn sau: se - Tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân tại địa phương; e Thúc đấy phát triển hạ tầng, văn minh làng xã, thậm chí hình thành các khu công nghiệp nhỏ;
e - Bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống;
Trang 18e©_ Tạo ra nhiều hàng hoá truyền thống mang đậm đà bản sắc dân tộc Việt được bán đi khắp các nước trên thế giới sẽ xây dựng được uy tín lớn cho Việt Nam
-_ Các quốc gia quá chú trọng phát triển kinh tế mà coi nhẹ vấn đề môi trường Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, cần phải phát triển hài hoà Giải pháp đó là cần phải phải triển các ngành công nghiệp chế biến sử dụng
nguyên liệu tự nhiên như năng lượng mặt trời, thuỷ điện Các ngành tái chế
biến rác thải phục vụ cuộc sống con người, các sản phẩm ít ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên