Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 115 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
115
Dung lượng
2,58 MB
Nội dung
LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh khu vực hoá, toàn cầu hoá kinh tế hiện nay, các nền kinh tế chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các nhân tố bên ngoài. Càng gia nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới thì các nền kinh tế càng chịu ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố đó. Nền kinh tế thế giới đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử với các cuộc phát triển thăng hoa cũng như các cuộc suy thoái, đại suy thoái. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những cuộc suy thoái, đại suy thoái đó là các cuộc khủng hoảng tài chính nội tại của một nền kinh tế hoặc do chịu ảnh hưởng dây chuyền từ các nền kinh tế khác trong khu vực hay trên thế giới. Trong thời gian gần đây, kinh tế thế giới đang hứng chịu một cuộc khủng hoảng tài chính lớn đang lan rộng ra toàn cầu. Người ta chưa biết cuộc khủng hoảng này sẽ gây ra những hậu quả lớn tới mức nào và khi nào sẽ dừng lại. Thậm chí Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) trong một bài phát biểu thời điểm đầu tháng 10-2008 đã bày tỏ lo ngại sẽ diễn ra đại suy thoái kinh tế toàn cầu. Và cuộc khủng hoảng đã nhanh chóng lan sang các nước Tây Âu, Nhật Bản và trở thành khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tác động của cuộc khủng hoảng trong ngắn hạn và dài hạn là hết sức to lớn. Nền kinh tế thế giới nói chung và các nền kinh tế mới nổi nói riêng đang đứng trước những khó khăn to lớn do chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra trên phạm vi toàn thế giới. Để giúp nền kinh tế đứng vững và có thể bước ra khỏi khủng hoảng tài chính và rơi vào suy thoái, mỗi quốc gia cần phải có một chiến lược và những bước đi đúng đắn. Muốn vậy, chúng ta cần nắm vững được bản chất vấn đề này, tìm hiểu nguyên nhân, những dấu hiệu cảnh báo, diễn biến và các giải pháp ngăn chặn khủng hoảng, ngăn chặn suy thoái. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó, em xin lựa chọn đề tài -1- “Khủng hoảng tài chính toàn cầu và tác động đến các nền kinh tế mới nổi” làm chủ đề nghiên cứu nhằm tìm ra các nguyên nhân, thực trạng và đề xuất các giải pháp điều chỉnh đối với nền kinh tế phù hợp với tình hình hiện nay. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm ra nguyên nhân, diễn biến, và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay. - Rút ra bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp nhằm đối phó và ngăn chặn cuộc khủng hoảng tài chính đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế mới nổi nói riêng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -Nghiên cứu thực trạng nền kinh tế của các nước khu vực Đông Á mới nổi. Cụ thể là 10 quốc gia trong Hiệp hội các nước Đông nam á (ASEAN); Cộng Hoà Nhân dân Trung Hoa; Hồng Kông,Trung Quốc; Cộng Hoà Hàn Quốc; Đài Bắc, Trung Quốc và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tới các nền kinh tế này. - Nghiên cứu kinh nghiệm khắc phục cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và các biện pháp điều chỉnh kinh tế - tài chính của các nước trên thế giới hiện nay. - Nghiên cứu đề xuất giải pháp điều chỉnh chính sách kinh tế - tài chính đối với nền kinh tế Đông Á mới nổi . -2- 4. Phương pháp nghiên cứu Về phương pháp tiếp cận thu thập thông tin, tác giả sử dụng cách tiếp cận phân tích và tổng hợp, hệ thống và cấu trúc nhằm tập hợp những nguồn thông tin đa dạng và phong phú. Về phương pháp nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp tư duy logic, phương pháp khảo nghiệm tổng kết thực tiễn để nghiên cứu đánh giá và đề xuất giải pháp. 5. Kết cấu của khoá luận Phù hợp với mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu nêu trên, ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khoá luận được kết cấu thành 3 chương như sau: CHƯƠNG 1. Một số vấn đề lí luận về khủng hoảng tài chính và nền kinh tế mới nổi. CHƯƠNG 2. Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đến nền kinh tế thế giới và các nền kinh tế Đông Á mới nổi CHƯƠNG 3. Một số giải pháp khắc phục khủng hoảng tài chính đối với các nền kinh tế Đông Á mới nổi Do những hạn chế về thời gian, trình độ và điều kiện tiếp cận các nguồn tài liệu tham khảo của người viết nên khoá luận chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những lời chỉ bảo, những ý kiến đóng góp và phê bình của các thầy, cô giáo để khoá luận được hoàn chỉnh hơn. Qua đây, em cũng xin chân thành cảm ơn Ts. Trịnh Thị Thu Hương đã hướng dẫn và có những ý kiến đóng góp quý báu để em hoàn thiện khoá luận này. -3- CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH VÀ NỀN KINH TẾ MỚI NỔI I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 1. Khái niệm khủng hoảng tài chính 1.1. Lý luận của Mác về khủng hoảng kinh tế chu kỳ Khủng hoảng kinh tế là khái niệm dùng để chỉ những hiện tượng kinh tế mất ổn định kéo dài mà không điều chỉnh được của quá trình tái sản xuất trong nền kinh tế gây ra những chấn động và hậu quả kinh tế xã hội trong quy mô rộng hoặc hẹp. Khủng hoảng kinh tế diễn ra trong mọi lĩnh vực của nền sản xuất xã hội trong tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất. Khủng hoảng kinh tế chu kỳ gồm có 4 giai đoạn: - Khủng hoảng: đây là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ kinh tế. Khủng hoảng đã phá huỷ nghiêm trọng lực lượng sản xuất, người lao động thất nghiệp đông đảo, đời sống hết sức khó khăn. - Tiêu điều: Là giai đoạn tiếp sau của khủng hoảng. Đặc điểm giai đoạn này, sản xuất không tiếp tục giảm sút nữa nhưng cũng không tăng lên, nền sản xuất ở trạng thái trì trệ. - Phục hồi: là giai đoạn tiếp nối với giai đoạn tiêu điều. Nền kinh tế từ tiêu điều chuyển sang phục hồi và bắt đầu phát triển. Sản xuất được mở rộng đạt mức trước khủng hoảng. Số người làm việc tăng lên, giá cả hàng hoá cũng tăng lên, lợi nhuận thu được cũng tăng, nền kinh tế bước sang giai đoạn mới, giai đoạn hưng thịnh. -Hưng thịnh: là giai đoạn phát triển cao nhất của chu kỳ kinh tế. Ở giai đoạn này cung cầu về hàng hoá tăng lên, sản xuất mở rộng và phát triển vượt mức cao nhất của chu kỳ trước.Và giai đoạn này lại tạo điều kiện cho một cuộc khủng hoảng mới bắt đầu và chín muồi. -4- 1.2. Lý thuyết chung về khủng hoảng tài chính Khủng hoảng tài chính là sự thất bại của một hay một số nhân tố của nền kinh tế trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình. Khủng hoảng tài chính được định nghĩa là tình huống khi tài sản nợ của một bộ phận lớn các tổ chức tài chính cao hơn giá trị thị trường của tài sản có dẫn tới việc rút tiền một cách hoảng loạn làm cho một số tổ chức tài chính sụp đổ và chính phủ phải đứng ra can thiệp. Như vậy, thuật ngữ khủng hoảng đề cập tới tình huống nợ quá hạn gia tăng, thua lỗ nặng (do biến động của tỷ giá hay lãi suất hoặc do các nghĩa vụ nợ ngoại bảng…) và giá trị tài sản có giảm gây ra các vấn đề về mất khả năng chi trả trong hệ thống tài chính và dẫn đến việc thanh lý, sát nhập hay cơ cấu lại các khu vực kinh tế. Khủng hoảng thường xảy ra khi nền kinh tế bị chấn động. Khủng hoảng gây ra suy thoái kinh tế và làm tình trạng cán cân thanh toán trở nên trầm trọng hơn. Một số dấu hiệu của khủng hoảng tài chính là: - Các ngân hàng thương mại không hoàn trả được các khoản tiền gửi của người gửi tiền. - Các khách hàng vay vốn, gồm cả khách hàng được xếp loại A cũng không thể hoàn trả đầy đủ các khoản vay cho ngân hàng. - Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định. 2. Đặc điểm và biểu hiện của khủng hoảng tài chính Khủng hoảng tài chính là hiện tượng rất phức tạp. Nó bao hàm cả ba loại hình khủng hoảng: (i) Khủng hoảng ngân hàng, (ii) Khủng hoảng tiền tệ, và (iii) Khủng hoảng nợ nước ngoài. Để hiểu rõ hơn về khủng hoảng tài chính, chúng ta tiếp tục xem xét những đặc điểm và biểu hiện của nó: -Thứ nhất: khủng hoảng tài chính nổ ra, làm cho đồng tiền của quốc gia mất giá hàng chục phần trăm, thậm chí hàng trăm phần trăm, các khoản nợ -5- xấu tăng lên nhanh chóng có thể chiếm tới hàng chục phần trăm tổng mức cho vay. -Thứ hai: song song với việc mất giá đồng tiền là sự sụt giảm của thị trường chứng khoán, chỉ số chứng khoán liên tục giảm, nhất là khi có dấu hiệu bất ổn về tình trạng hoạt động của các công ty bất dộng sản và các tổ chức tài chính. -Thứ ba: khủng hoảng tài chính nổ ra đẩy nền kinh tế quốc gia vào thời kỳ suy thoái, tốc độ tăng trưởng GDP giảm sút nặng nề. Ngoài ra khủng hoảng tài chính còn có thể làm xấu đi các thông số kinh tế cơ bản như sau: thâm hụt cao hơn về cán cân thương mại, cán cân tài khoản vãng lai, ngân sách chính phủ, lạm phát gia tăng, tình trạng thất nghiệp trở nên trầm trọng… 3. Các hình thức của khủng hoảng tài chính Không phải tất cả các cuộc khủng hoảng tài chính đều giống nhau cho dù đa phần các biểu hiện bề ngoài là có vẻ như nhau. Căn cứ vào các đặc điểm chính của các cuộc khủng hoảng, người ta đề cập tới năm hình thức chủ yếu của khủng hoảng tài chính mà trên thực tế có thể thấy trong bất cứ giai đoạn nào: 3.1. Khủng hoảng phát sinh do chính sách kinh tế Theo mô hình chính thức của Krugman (1953), nhà kinh tế học người Hoa Kỳ, giáo sư của Đại học Princeton, một cuộc khủng hoảng về cán cân thanh toán (mất giá tiền tệ, giảm mạnh tỷ giá hối đoái cố định) xuất hiện khi sự mở rộng tín dụng trong nước của ngân hàng trung ương không phù hợp với tỷ giá hối đoái cố định. Mà sự mở rộng này thường là kết quả của quá trình chuyển hoá các khoản thâm hụt ngân sách của chính phủ thành tiền. Dự trữ ngoại hối giảm dần cho tới khi ngân hàng trung ương có thể bị rút tiền ồ ạt và bất ngờ. Điều này cuối cùng dẫn tới những khoản dự trữ còn lại bị cạn kiệt và nền kinh tế bị đẩy vào tình trạng tỷ giá thả nổi. -6- 3.2. Hoảng loạn tài chính Theo mô hình của Dybvig Diamond (1983) về sự đổ xô đi rút tiền ở ngân hàng, sự hoảng loạn về tài chính trong trường hợp cả những cân bằng phức trong các thị trường tài chính. Sự hoảng loạn là kết quả của trạng thái cân bằng bất lợi trong đó những chủ nợ ngắn hạn đột nhiên rút lại các khoản cho vay từ một người vay có khả năng thanh toán. Nhìn chung, cơn hoảng loạn có thể xảy ra khi xuất hiện ba điều kiện: + Các khoản nợ vượt quá tài sản ngắn hạn. + Không một chủ nợ nào trong thị trường tư nhân đủ lớn để cung cấp tất cả các khoản tín dụng cần thiết trả cho các khoản nợ ngắn hạn hiện còn tồn. + Không có người cho vay cuối cùng nào. Trong trường hợp này, cũng là hết sức hợp lý khi mỗi một chủ nợ rút tín dụng của mình nếu các chủ nợ khác cùng rút vốn từ người vay, cho dù trước đây mỗi chủ nợ thường sẵn sàng cho vay nếu những chủ nợ khác cũng làm như vậy. Cơn hoảng loạn này có thể gây ra những thiệt hại lớn về kinh tế (ví dụ như sự tạm ngừng sớm các dự án đầu tư, thanh lý công ty vay nợ, sự rút tiền hàng loạt của các chủ nợ…). 3.3. Bong bong vỡ Theo Blanchard và Watson (1982) cùng nhiều học giả khác, "bong bóng" về tài chính ngẫu nhiên diễn ra khi những kẻ đầu cơ mua một tích sản tài chính cao hơn giá trị thật của nó với hy vọng thu được lợi nhuận sau đó. Trong từng giai đoạn, “bong bóng” này (được xác định là mức chênh lệch giữa giá bán và giá gốc của tích sản) có thể phồng to hoặc có thể vỡ hoàn toàn. Sự tan vỡ này, khi xảy ra không hề được mong đợi song không phải là không thể biết trước được vì các đối tác của thị trường nhận biết được “bong bóng” và phạm vi ảnh hưởng của sự vỡ “bong bóng” này. -7- “Bong bóng” vỡ ở mức độ rộng và nghiêm trọng gây ra các tác động hết sức sâu sắc tới nền kinh tế: làm phá sản hàng loạt các doanh nghiệp trực tiếp tham gia đầu cơ, làm thiệt hại nặng nề cho các doanh nghiệp liên quan tới thị trường “bong bóng”, cho các nhà đầu tư, tài trợ, đặc biệt là hệ thống ngân hang gây rối loạn thị trường tài chính và nền kinh tế. 3.4. Khủng hoảng rủi ro tinh thần Theo Akerlof và Romer (1996), khủng hoảng rủi ro tinh thần xảy ra do các ngân hàng có thể vay tiền mặt trên cơ sở những đảm bảo nguồn cho các khoản nợ của ngân hàng. Nếu các ngân hàng bị thiếu vốn hoặc thiếu sự điều tiết thì họ sẽ dùng những vốn tiền mặt này vào các hoạt động kinh doanh đầy rủi ro hoặc thậm chí mang tính chất tội phạm. Hai học giả trên đây cho rằng, vấn đề kinh doanh phi pháp, trong đó các ngân hàng dùng hậu thuẫn của nhà nước dành cho để “ăn cắp tiền gửi” trên thực tế xảy ra phổ biến hơn mức người ta tưởng và nó đã đóng “một vai trò lớn” trong khủng hoảng về tiết kiệm và vay nợ của Mỹ. 3.5. Tình trạng hỗn loạn hay khủng hoảng “gánh nặng nợ” Theo Sachs (1995), hiện tượng hỗn loạn trên xảy ra khi một bên vay nợ phá sản hoặc không có tiền mặt gây ra một làn sóng đòi nợ của các chủ nợ và bên vay nợ bị buộc phải thanh lý, cho dù bên vay nợ này vẫn là một doanh nghiệp đang hoạt động và vẫn còn có giá trị. Tình trạng hỗn loạn xảy ra, đặc biệt khi các thị trường hoạt động không đem lại lợi ích theo sự sắp xếp giữa các chủ nợ thông qua luật phá sản. Vấn đề này còn được gọi là "gánh nặng nợ". Thực chất những vấn đề sắp xếp giữa các chủ nợ đã ngăn cản các hoạt động cung cấp vốn có hiệu quả tới bên vay nợ đang gặp khó khăn về tài chính và làm trì hoãn hoặc cản trở việc thanh toán các khoản nợ khó đòi. Đối mặt với vấn đề “gánh nặng nợ” này không chỉ là hệ thống các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế mà còn bao gồm cả các chính phủ. -8- II. NGUYÊN NHÂN, DIỄN BIẾN CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU 1. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính Cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ hiện nay bắt nguồn từ chính sách cho vay tín dụng dưới chuẩn (Subprime) 1 hay còn gọi là tín dụng thế chấp rủi ro cao đối với thị trường bất động sản và việc thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng, "đồng USD rẻ" duy trì trong thời gian dài của chính quyền Mỹ, trong khi thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ của chính phủ, đã dẫn đến sự hình thành "siêu bong bóng" tài chính và bất động sản. Sự phát triển của nhiều dịch vụ và sản phẩm tài chính mới trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, biến đổi các khoản cho vay thành công cụ đầu tư, khiến thị trường tín dụng phục vụ cho thị trường bất động sản trở thành sân chơi cho nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong điều kiện không có sự kiểm soát chặt chẽ của nhà nước, quá trình này đã tích tụ, dẫn đến châm ngòi nổ cho sự đổ vỡ đối với thị trường tín dụng nhà đất, sau đó lan dây chuyền sang hệ thống tài chính ngân hàng Mỹ. Chính việc phá sản của các tập đoàn như Fannie Mae và Freddie Mac và 1 Cho vay dưới tiêu chuẩn (subprime lending): là hình thức cho vay rất phổ biến, đặc biệt tại Mỹ. Thuật ngữ “dưới tiêu chuẩn - subprime” ở đây liên quan đến vị thế tín dụng của người cho vay. Tín dụng dưới chuẩn (subprime) là loại tín dụng thế chấp rủi ro cao đã được các ngân hàng lạm dụng quá mức để các hộ gia đình mua bất động sản với năng lực trả nợ của họ không cao; giá trị món vay lại tùy thuộc vào thời giá của ngôi nhà định mua. “Những người đi vay dưới tiêu chuẩn thường có quá khứ tín dụng (tiền sử tín dụng) không tốt, như thường có các khoản thanh toán quá hạn, và có thể có những vấn đề nghiêm trọng như phải ra toà, phá sản. Họ cũng có thể có khả năng thanh toán thấp xét trên những tỷ số như điểm tín dụng thấp hơn 620, chiếm gần 25% dân số Mỹ. Do uy tín của người vay thấp và tình hình tài chính không mấy sáng sủa nên nhìn chung các khoản vay dưới tiêu chuẩn có lãi suất cao hơn lãi suất thị trường và điều này lại càng làm tăng thêm khó khăn tài chính cho người vay, đặc biệt khi lãi suất thị trường gia tăng. Cho vay thế chấp nhà đất dưới tiêu chuẩn (subprime housing mortgage): là một trong những loại hình thuộc lĩnh vực vay dưới tiêu chuẩn và đặc biệt phát triển mạnh từ đầu thế kỉ 21, trở thành một ngành công nghiệp ở Mỹ”. Nói như vậy có nghĩa là hình thức thế chấp nhà đất trở thành một loại hình kinh doanh đầy lợi nhuận không chỉ với ngân hàng cho vay mà còn với cả cả dân đầu cơ địa ốc. Một điều đặc biệt là hầu hết các ngân hàng, tổ chức tín dụng ở Mỹ cho vay dưới hình thức này đều chấp nhận đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Như vậy, trước hết ta có thể thấy nguy cơ rủi ro là rất cao do đối tượng của nó là nhà đất - vốn thường xuyên rơi vào chu kỳ đóng băng. -9- các ngân hàng lớn như Lehman Brothers (ngân hàng đầu tư lớn thứ 5 của Mỹ) và gần đây là City Bank Group đã cho thấy rõ điều đó. Hiện nay gần 1.200 ngân hàng Mỹ nộp đơn xin trợ cấp từ Chương trình hỗ trợ của chính phủ để tránh lâm vào khủng hoảng. Từ khi cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ nổ ra, các nhà phân tích đã đưa ra nhiều nguyên nhân để giải thích, trong đó một số nguyên nhân được nhắc đến nhiều nhất là: - Sự thay thế Đạo luật bức tường lửa Glass-Steagall bởi Đạo luật Glamm-Leach-Bliley, cho phép các ngân hàng thương mại được tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm như nghiệp vụ chứng khoán hóa và bán các khoản vay bất động sản khiến nhiều ngân hàng đẩy mạnh cho vay bất động sản dưới chuẩn, nhằm thu về những khoản lợi lớn. Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn nắm giữ một lượng khá lớn các khoản chứng khoán phái sinh này, một phần do không bán được, một phần do mua của ngân hàng khác nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư. Các ngân hàng cho vay bất động sản thua lỗ khi thị trường bất động sản bị vỡ bong bóng và nhiều khoản cho vay không thu hồi được, cộng với các khoản chứng khoán bất động sản bị giảm giá không phanh. - Chính sách nới lỏng tiền tệ và chính sách "nhà cho người có thu nhập thấp" của Chính phủ Mỹ với lãi suất thấp để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Tín dụng bất động sản đã có sự tăng trưởng mạnh, trong đó có một phần lớn là tín dụng dưới chuẩn. - Thị trường bất động sản bị giảm giá, gây ra các khoản nợ xấu khổng lồ trong hệ thống ngân hàng, trong đó phần lớn là bất động sản dưới chuẩn. Nguyên nhân trực tiếp và rõ ràng nhất của cuộc khủng hoảng tài chính lần này là sự suy sụp của thị trường bất động sản. Ở Mỹ, gần như hầu hết người dân khi mua nhà là phải vay tiền ngân hàng và trả lãi lẫn vốn trong một thời gian dài sau đó. Do đó, có một sự liên hệ rất chặt chẽ giữa tình hình lãi suất và tình -10- [...]... hiện tại tác động lớn nhất của cuộc khủng hoảng này đã làm thay đổi hoàn toàn nền công nghiệp và tài chính Mỹ và hệ thống tài chính toàn cầu -19- 2.2 Diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bị lún sâu vào tháng 9 năm 2008 khi một số định chế tài chính bị nổ tung, dẫn đến khủng hoảng niềm tin vào chính hệ thống tài chính Khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay... tàu” kinh tế mới Thành công về kinh tế của các nền kinh tế mới nổi trong thời gian qua phần lớn nhờ vào sự hội nhập đối với nền kinh tế thế giới thể hiện qua mô hình kinh tế dựa trên xuất khẩu mà các nước này áp dụng Tuy nhiên, tinh hinh kinh tế không mấy sáng sủa trong vài tháng qua cho thấy các nền kinh tế này cũng không nằm ngoài cuộc khủng hoảng 4 .Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. .. cảnh toàn cầu hóa, không chỉ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng mà đã lan sang các ngành sản xuất, dịch vụ và tác động ở quy mô toàn cầu, thời gian có khả năng kéo dài hơn, do vậy việc khắc phục hậu quả sẽ khó khăn hơn III ĐẶC TRƯNG CỦA NỀN KINH TẾ MỚI NỔI 1 Khái niệm nền kinh tế mới nổi Các nền kinh tế mới nổi là những nền kinh tế đang trong giai đoạn quá độ từ nền kinh tế đang phát triển thành nền kinh. .. thống tài chính Bắt nguồn từ khủng hoảng tài chính ở Mỹ từ cuối năm 2007, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay được đánh giá là trầm trọng nhất kể từ cuộc Ðại khủng hoảng kinh tế năm 1929 - 1933, mang tính thể chế và cơ cấu sâu sắc, suy thoái kinh tế có chiều hướng chuyển thành khủng hoảng kinh tế Cuộc khủng hoảng đã và đang sẽ tác động mạnh mẽ, lâu dài đến tình hình kinh tế, ... TẾ THẾ GIỚI VÀ CÁC NỀN KINH TẾ ĐÔNG Á MỚI NỔI I TÁC ĐỘNG ĐẾN NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI 1 Môi trường kinh tế bên ngoài Nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với sự trượt dốc to lớn, với các nền kinh tế công nghiệp chính đang suy thoái và khủng hoảng tài chính toàn cầu đang dập tắt các khoản tín dụng đối với các hãng và các hộ gia đình đã gây áp lực đối với thu nhập ngày càng giảm và giá cả hàng hoá đạt... dài đến tình hình kinh tế, chính trị thế giới Cuộc khủng hoảng tài chính đang đẩy hàng loạt các định chế tài chính trên toàn cầu, đặc biệt là Hoa kì và Châu Âu rơi vào một trong các thảm hoạ là bị đóng cửa, bị sáp nhập hoặc bị quốc hữu hoá Khủng hoảng tài chính toàn cầu có tác động dài hạn đến nền kinh tế thế giới Nó đang và sẽ làm thay đổi gốc rễ hệ thống tài chính toàn cầu Điều này thể hiện ở một... cuộc khủng hoảng một cách nhanh chóng hay không không chỉ phụ thuộc vào nỗ lực và ý muốn chủ quan của các nước này mà còn phụ thuộc vào sự hồi phục của các thị truờng khác, đặc biệt là Mỹ và liên minh Châu Âu Dù nội lực mạnh nhưng số phận và sự thịnh vượng của các nền kinh tế mới nổi vẫn rất gắn chặt vào Mỹ và Châu âu -32- CHƯƠNG 2 ẢNH HƯỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH ĐẾN NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ CÁC NỀN... tiếp diễn, mức đầu tư vào các thị trường mới nổi của các nước phát triển ngày càng giảm mạnh, và những khó khăn của các nền kinh tế mới nổi sẽ còn kéo dài Nếu dự báo kinh tế thế giới sẽ suy thoái kéo dài là đúng, thì những tác động về an ninh, xã hội, và chính trị đối với các nền kinh tế mới -31- nổi là không thể tránh khỏi Đáng lo ngại nhất là Trung Quốc, và một số nước Đông Á mới nổi, một số nghiên... hợp quốc Không có tiêu chí rõ ràng và phổ biến nào để xác định một nền kinh tế có phải là nền kinh tế mới nổi lên hay không Quĩ Tiền tệ quốc tế (IMF) thường xếp chung các nền kinh tế mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển vào cùng một nhóm trong các tài liệu về kinh tế thế giới của mình mà không chia thành hai nhóm riêng The Economist có tiêu chí xác định riêng dựa vào thông tin về đầu tư Morgan Stanley... đoán là ít chịu tác động nhất Các nền kinh tế mới nổi đã nhanh chóng xác lập được vị trí trên bản đồ kinh tế thế giới với những thành tích rạng rỡ kéo dài hơn 20 năm qua Mới chỉ cách đây ít tháng, các nền kinh tế đang nổi lên vẫn được coi là những “ốc đảo” của sự ổn định giữa lúc thế giới phương Tây phải đương đầu với khủng hoảng tài chính Một số người còn cho rằng, các nền kinh tế mới nổi lên sẽ là . về khủng hoảng tài chính và nền kinh tế mới nổi. CHƯƠNG 2. Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đến nền kinh tế thế giới và các nền kinh tế Đông Á mới nổi CHƯƠNG 3. Một số giải pháp khắc phục khủng. và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tới các nền kinh tế này. - Nghiên cứu kinh nghiệm khắc phục cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và các biện pháp điều chỉnh kinh tế - tài chính. Nhật Bản và trở thành khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tác động của cuộc khủng hoảng trong ngắn hạn và dài hạn là hết sức to lớn. Nền kinh tế thế giới nói chung và các nền kinh tế mới nổi nói