Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 34 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
34
Dung lượng
397 KB
Nội dung
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ THỊ BÍCH TUYỂN NGHIÊN CỨU CHỮ NÔM KHẮC TRÊN BIA ĐÁ (TỪ THẾ KỶ XII ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX) Chuyên ngành: Hán Nôm Mã số: 62.22.40.01 1 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI – 2013 Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học Xã hội Người hướng dẫn khoa học 1: PGS. TS Trịnh Khắc Mạnh Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Nguyễn Thị Lâm 2 Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh Phản biện 2: TS. Phạm Văn Thắm Phản biện 3: TS. Hà Văn Minh Luận án được bảo vệ trước Hội đồng Bảo vệ Luận án cấp Học viện Họp tại: Học viện Khoa học Xã hội Vào hồi ngày tháng năm 2013 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học Xã hội - Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm 3 DANH MỤC BÀI VIẾT ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Đỗ Thị Bích Tuyển, Văn bia chợ Bằng, Tạp chí Hán Nôm, số 4/2002. 2. Đỗ Thị Bích Tuyển, Văn bia chợ Việt Nam - Giá trị tư liệu khi tìm hiểu các vấn đề sinh hoạt xã hội thời phong kiến, Tạp chí Hán Nôm, số 5/2006. 3. Đỗ Thị Bích Tuyển, Về những mã chữ Nôm ghi tên người trên một số văn bia ở Hà Nội đầu thế kỷ XX, Thông báo Hán Nôm học năm 2009. 4. Đỗ Thị Bích Tuyển, Thử giải mã của chữ Nôm “cửa” có cấu trúc lạ trên văn bia, Thông báo Hán Nôm học năm 2010. 5. Đỗ Thị Bích Tuyển, Về địa danh gọi là Kẻ trên văn bia, Thông báo Hán Nôm học năm 2011. 6. Đỗ Thị Bích Tuyển, Vương triều Tây Sơn với việc phiên dịch kinh điển bằng chữ Nôm, Kỷ yếu Hội thảo Chữ Nôm với kinh điển Nho gia, Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, H.2011. 7. Đỗ Thị Bích Tuyển, Tìm thấy từ La đá trên văn bia, Thông báo Hán Nôm học năm 2012. 4 8. Đỗ Thị Bích Tuyển, Cách gọi tên người bằng từ thuần Việt trên văn bia vùng đồng bằng Bắc bộ, Tạp chí Hán Nôm, số 3/2013. 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Văn bia có khắc chữ Nôm với niên đại xuất hiện sớm đã trở thành chứng tích quan trọng để chứng minh thời điểm xuất hiện của chữ Nôm trên văn bản Hán Nôm. Trong khi chưa tìm thấy những chứng tích nào sớm hơn, thì những dấu ấn chữ Nôm trên những văn bia thời Lý cho thấy rằng, sớm nhất vào đầu thế kỷ XII, một số chữ Nôm ghi tiếng Việt đã xuất hiện trong các văn bản chữ Hán của người Việt. Do có niên đại tương đối chính xác, nên những cứ liệu chữ Nôm trên văn bia đã trở thành những mẫu tự quan trọng cho việc nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của chữ Nôm trong tiến trình phát triển ngôn ngữ văn tự và văn học Nôm của dân tộc. Trong thời gian gần đây, việc nghiên cứu về văn bia đã được nhiều người quan tâm, trong đó một số công trình về văn bia chữ Hán đã được công bố rộng nhưng các công trình nghiên cứu về văn bia có chữ Nôm và văn bia Nôm thì lại rất ít. Điều đó cho thấy sự cần thiết cần có công trình nghiên cứu một cách hệ thống về văn bia có chữ Nôm, qua đó góp thêm cứ liệu cần thiết để xác định thời điểm xuất hiện của chữ Nôm trên văn bia cũng như nghiên cứu quá trình phát triển của hệ thống văn tự Nôm và ngôn ngữ của dân tộc. 2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận án, nghiên cứu sinh sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu là: Phương pháp văn bản học; Phương pháp định lượng; Phương pháp văn tự học; Phương pháp liên ngành. 3. Đối tượng nghiên cứu - Gồm 1.500 thác bản văn bia có chữ Nôm và văn bia chữ Nôm hiện đang lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. 6 - Hệ thống 3.391 mã chữ Nôm theo mô hình phân loại cấu trúc với quá trình diễn biến cấu tạo. - Sử dụng một số văn bản Nôm khắc in và chép tay có niên đại để tiến hành so sánh đối chiếu với chữ Nôm trên văn bia nhằm làm rõ những luận điểm của mình. 7 4. Phạm vi nghiên cứu - Hệ thống hóa và nghiên cứu đặc trưng của văn bia khắc chữ Nôm từ thế kỷ XII đến đầu thế kỷ XX, với sự lựa chọn các văn bia tiêu biểu từ các địa phương khác nhau. - Tiến hành thống kê, phân loại, nghiên cứu cấu trúc chữ Nôm trên văn bia với hệ thống mã chữ, từ đó rút ra những nhận xét về đặc điểm và diễn biến của chữ Nôm trên văn bia. - Từ việc nghiên cứu các mã chữ Nôm khắc trên bia đá từ thế kỷ XII đến đầu thế kỷ XX sẽ làm cơ sở để nghiên cứu sự phát triển của lịch sử tiếng Việt và những yếu tố văn hóa địa phương qua lớp từ thuần Việt. 5. Đóng góp của luận án - Lần đầu tiên 1.500 văn bia có khắc chữ Nôm và văn bia chữ Nôm được giới thiệu có hệ thống theo đặc điểm không gian và thời gian, giúp cho các nhà nghiên cứu hiểu sâu sắc hơn về sự phát triển của văn bia có khắc chữ Nôm và đặc trưng của thể loại này tại các địa phương. - Luận án đưa ra hệ thống mã chữ Nôm khắc trên bia đá từ thế kỷ XII đến giữa thế kỷ XX gồm 3.391 mã chữ với 15 tiểu loại theo mô hình cấu trúc. - Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp những cứ liệu khoa học để góp phần tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của chữ Nôm khắc trên bia đá nói riêng và chữ Nôm trong nền văn hóa Việt Nam nói chung; qua đó góp phần nghiên cứu các vấn đề tiếng Việt cổ, từ thuần Việt ghi tên đất, tên người của người Việt xưa. - Cung cấp bảng tra gồm 3.391chữ Nôm trên văn bia. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung luận án chia làm 4 chương: Chương 1: Tổng quan những bài viết, công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 8 Chương 2: Đặc trưng của văn bia khắc chữ Nôm Chương 3: Đặc điểm và diễn biến của chữ Nôm trên văn bia Chương 4: Ngữ âm và từ vựng tiếng Việt qua cứ liệu chữ Nôm trên văn bia PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC BÀI VIẾT, CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Ở chương này, NCS khảo luận 5 công trình nghiên cứu về chữ Nôm; 3 công trình khảo cứu về chữ Nôm trên văn bia; 14 bài trên Tạp chí Hán Nôm, Thông báo Hán Nôm học và một số luận văn, luận án giới thiệu về các vấn đề liên quan đến đề tài luận án. Tiểu kết Qua nội dung các các bài viết, các chuyên khảo, có thể nhận thấy: những công trình nghiên cứu phần nào đã miêu tả được diện mạo văn bia chữ Nôm và ảnh hưởng của nó trong dòng văn học dân tộc. Ngoài ra, ít nhiều đã tập trung nghiên cứu đối tượng là chữ Nôm trên văn bia ở một giai đoạn lịch sử nhất định hay chữ Nôm trên một loại hình văn bia nhất định. Đề tài mà tác giả luận án lựa chọn yêu cầu phạm vi tư liệu rộng, bao gồm gần như toàn bộ thác bản văn bia: từ thời kỳ Lý – Trần đến hết thời Nguyễn (thế kỷ XII đến đầu thế kỷ XX), do vậy, việc tận dụng thành quả của những công trình đi trước là một lợi thế rất lớn để tiến hành nghiên cứu các vấn đề của luận án. Tuy nhiên, những công trình chuyên khảo, những bài viết giới thiệu liên quan đến đề tài của NCS, bước đầu chỉ là sự cung cấp những tư liệu để NCS tiến hành khảo sát, thống kê và so sánh đối chiếu. Công việc đặt ra cho nghiên cứu sinh là khái quát hệ thống văn bia có chữ Nôm và nghiên cứu chữ Nôm trên văn bia theo các thời kỳ lịch sử. 9 Qua việc thống kê những mã chữ Nôm sưu tập được (dựa trên 1500 thác bản văn bia được chọn lọc – gồm văn bia chữ Hán có khắc chữ Nôm và văn bia chữ Nôm), tác giả luận án tiếp thu cách phân loại theo mô hình lưỡng phân của Nguyễn Tài Cẩn, sau đó căn cứ vào những mã chữ Nôm tìm thấy được trên văn bia để tiến hành chia thành các tiểu loại theo mô hình cấu trúc. Từ đó sẽ có những nhận định về từng loại chữ Nôm được sử dụng trên văn bia cũng như diễn biến phát triển về cấu trúc của chữ Nôm ghi âm tiếng Việt từ thời Lý – Trần đến hết thời Nguyễn. CHƯƠNG 2: ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN BIA KHẮC CHỮ NÔM 2.1. Giải thích những khái niệm 2.1.1. Khái niệm về văn bia Văn bia (碑 文 bi văn) là thuật ngữ dùng chỉ văn từ được trình bày trên bia đá tạo thành bài văn, nhằm ghi lại sự kiện, sự việc nào đó. 2.1.2. Giới thuyết về văn bia có chữ Nôm 2.1.2.1. Khái niệm văn bia có chữ Nôm Theo quan niệm của chúng tôi, khái niệm văn bia có khắc chữ Nôm thực chất là chỉ loại văn bia chữ Hán, nhưng có khắc chữ Nôm để ghi tên đất, tên người, tên đồ vật của người Việt mà chữ Hán không đáp ứng đủ. Ví dụ: 河瀘 Hà Lô = Sông Lô, 尚衰 Thằng Suy (đời Lý), 翁 樓 寺 Ông Lâu tự (đời Trần); 順安海口又呼為腰海口 Thuận An hải khẩu hựu hô vi Eo hải khẩu (Cửa biển Thuận An còn gọi là cửa Eo) trên bia Ngự chế Thuận An tấn kí, niên đại Tự Đức thứ 25 (1872); ghi tên chợ như 求多 Cầu Đơ trên bia 求多市碑記 Cầu Đơ thị bi kí, v.v Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, lựa chọn từ vài chục ngàn thác bản văn bia chữ Hán có chữ Nôm, chúng tôi chọn đại diện 1.395 văn bia tiêu biểu xét trên hai phương diện là không gian và thời gian để nghiên cứu. 2.1.2.2. Khái niệm văn bia chữ Nôm 10 [...]... chữ Nôm khảo sát được trên 1.500 văn bia, chúng tôi lập thành sơ đồ phân loại chữ Nôm trên văn bia như sau: Sơ đồ 3.1 Sơ đồ phân loại chữ Nôm trên văn bia 18 19 3.3 Một số đặc điểm chủ yếu của chữ Nôm trên văn bia 3.3.1 Chữ Nôm trên văn bia còn bảo lưu được nhiều dấu vết cổ Chữ Nôm được ghi bằng hai mã tách rời xuất hiện trên văn bia từ thế kỷ XII đến cuối thế kỷ XVIII, trong đó chủ yếu xuất hiện trên. .. mã chữ Nôm, chia làm 2 loại chính: chữ Nôm mượn chữ Hán và chữ Nôm tự tạo Từ mô hình đó, căn cứ vào cấu tạo chữ, chúng tôi chia thành 15 tiểu loại Trong hai loại trên thì chữ Nôm tự tạo (còn gọi là chữ ghép) là những chữ do người Việt sáng tạo ra bằng cách ghép các chữ Hán hoặc các bộ chữ Hán có sẵn Qua khảo sát những mã chữ Nôm trên văn bia, tuy tỉ lệ 31 nghiêng về chữ mượn chữ Hán, nhưng những chữ. .. 941 văn bia, trong đó có 920 văn bia có chữ Nôm, 21 văn bia chữ Nôm 12 2.2.4 Thời Nguyễn: (tương ứng với thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX) Văn bia có khắc chữ Nôm thời Nguyễn phần nhiều là bia Hậu Thần, Hậu Phật, bia gửi giỗ Văn bia thường ít chữ, nội dung khá đơn giản, vì thế, những mã chữ Nôm cũng đơn giản, lẻ tẻ, chủ yếu ghi tên đất tên người, có khi có văn bia chỉ ghi một, hai tên đất bằng chữ Nôm Với... thế kỷ XVII-XVIII, nhưng lại giảm ở giai đoạn XIX, đầu XX Trong loại chữ Tự tạo, chữ E2A (chữ Nôm ghi bằng hai kí tự Hán) chiếm tỉ lệ cao nhất ở thế kỷ XII- XIV với 49 mã chữ, chiếm 30,06% Thế kỷ XV-XVI, tỉ lệ này giảm dần Vào cuối thế kỷ XVIII, không thấy xuất hiện trên văn bia nữa Trên văn bia thơ Nôm, văn Nôm cũng không tìm thấy loại chữ chữ Nôm ghi bằng hai mã tách rời Chữ âm + ý đã phát triển trên. .. tên đất bằng chữ Nôm Với thể loại văn bia chữ Nôm, vào đầu thế kỷ XX phát triển với số lượng đáng kể với bia Hậu toàn Nôm và thơ đề vịnh ở các di tích, danh thắng Thời Nguyễn, chúng tôi khảo sát và tuyển chọn 456 văn bia, trong đó có 361 văn bia chữ Hán có chữ Nôm, 82 văn bia chữ Nôm 2.3 Đặc điểm về không gian của văn bia có khắc chữ Nôm Số văn bia có khắc chữ Nôm được tuyển chọn có ở 24 tỉnh thành... trúc chữ Nôm trên văn bia 3.2.2.1 Chữ Nôm mượn chữ Hán Chữ A1: Mượn hình, mượn âm Hán Việt và nghĩa Số liệu loại chữ này chúng tôi thống kê trên 1.500 văn bia có khắc chữ Nôm là 690 chữ, chiếm 20,35% Chữ A2: Mượn hình, mượn âm Tiền Hán Việt Trên văn bia, chúng tôi tìm thấy được 130 chữ, chiếm tỉ lệ 3,83% Chữ B1: Mượn hình, mượn âm Hán Việt, bỏ nghĩa Thống kê những mã chữ tìm được trong tiểu loại này trên. .. biến loại chữ A1 từ XVII đến đầu thế kỷ XX là do thời kỳ này xuất hiện nhiều văn bia chữ Nôm ghi thơ và văn Nôm Cũng như các văn bản Nôm khác thì thể loại thơ văn thường mượn nhiều từ Hán Việt, do vậy tỉ lệ loại chữ này tăng cao là hoàn toàn hợp lý Chữ Nôm mượn chữ Hán ở giai đoạn thế kỷ XV-XVI chiếm số lượng lớn Loại chữ D chưa thấy xuất hiện trên bia thế kỷ XII- XIV, mới xuất hiện rất ít ở thế kỷ XVI,... giá đối với các nhà nghiên cứu chữ Nôm và ngữ âm lịch sử tiếng Việt 29 PHẦN KẾT LUẬN Văn bia có khắc chữ Nôm là một loại hình văn bản Hán Nôm có niên đại chính xác nên đã trở thành chứng tích quan trọng để chứng minh thời điểm xuất hiện của chữ Nôm trên văn bản Sau khi lựa chọn nghiên cứu 1.500 văn bia trên hàng vài chục ngàn thác bản văn bia từ thế XII đến đầu thế kỷ XX, luận án đã tiến hành mô tả... Việt, chữ Nôm trên văn bia đã phản ánh được ngữ âm tiếng Việt ở các thời kỳ xuất hiện Đặc biệt, những mã chữ Nôm trên văn bia có niên đại sớm từ thế kỷ XII đến thế kỷ XV còn bảo lưu được các tổ hợp phụ âm đầu và các yếu tố tiền âm tiết trong tiếng Việt cổ Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ thường lấy mốc từ thế kỷ XVII trở về trước để ghi nhận sự xuất hiện (tồn tại) của nhóm phụ âm đầu này trên văn bản Hán Nôm. .. vậy không có nghĩa là chữ Nôm thiên về ghi ý, mà ở đây thành tố biểu ý chỉ mang tính chất chỉnh âm chính xác cho thành tố biểu âm trong cấu trúc chữ Nôm Điều đó cũng phản ánh xu hướng chuyển từ chữ đơn (chữ Nôm mượn chữ Hán) sang chữ ghép (chữ Nôm tự tạo) trên văn bia qua các thời kỳ 4 Về ngữ âm tiếng Việt qua những mã chữ Nôm trên văn bia Chữ Nôm ghi tiếng Việt trên văn bia phản ánh được mối liên hệ . KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ THỊ BÍCH TUYỂN NGHIÊN CỨU CHỮ NÔM KHẮC TRÊN BIA ĐÁ (TỪ THẾ KỶ XII ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX) Chuyên ngành: Hán Nôm Mã số: 62.22.40.01 1 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI – 2013 . mã chữ, từ đó rút ra những nhận xét về đặc điểm và diễn biến của chữ Nôm trên văn bia. - Từ việc nghiên cứu các mã chữ Nôm khắc trên bia đá từ thế kỷ XII đến đầu thế kỷ XX sẽ làm cơ sở để nghiên cứu. văn bia khắc chữ Nôm từ thế kỷ XII đến đầu thế kỷ XX, với sự lựa chọn các văn bia tiêu biểu từ các địa phương khác nhau. - Tiến hành thống kê, phân loại, nghiên cứu cấu trúc chữ Nôm trên văn bia