4.2.5.1. Ghi tên đất
- Ghi tên các xứ đồng gắn với địa hình khu đất, khu ruộng
Những chữ Nôm ghi tiếng Việt xuất hiện trên văn bia qua các từ thể hiện các loại địa hình như: bãi, bến, cồn, đê, đìa, đống, đồng, gò, mả, ngòi, non, núi, nương, rộc, rừng, ruộng... Ở vùng núi phía Bắc còn có cách gọi là那Nà hay
Na đều có nghĩa là đồng ruộng.
- Gắn với khu dân cư và tín ngưỡng thờ thần, thờ Phật: Cửa Chùa, Sau Chùa, Trước Chùa, Cạnh Chùa, Cửa Đình, Sau Đình, Bên Đình, Trước Đình, Bến Đá, Bến Nước, Bến Đò…
- Gọi một địa phương là Kẻ
- Ghi tên phố phường, các phường hội
4.2.5.2. Ghi tên người
- Tên người ghi bằng hai ký tự Hán
- Tên người gắn với tín ngưỡng dân gian của người Việt
- Xưng gọi người đàn ông, đàn bà bằng những từ dân gian thông tục: + Xưng gọi đàn ông là thằng, lão;
- Gọi tên người gắn với phố phường buôn bán
- Gọi tên người đàn ông theo chức sắc, đàn bà theo chức của chồng
Tiểu kết
Nằm trong hệ thống văn tự khối vuông để ghi âm tiếng Việt, chữ Nôm trên văn bia đã phản ánh được ngữ âm tiếng Việt ở các thời kỳ xuất hiện. Đặc biệt, những mã chữ Nôm trên văn bia có niên đại sớm từ thế kỷ XII đến thế kỷ XV còn bảo lưu được các tổ hợp phụ âm đầu và các yếu tố tiền âm tiết trong tiếng Việt cổ. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ thường lấy mốc từ thế kỷ XVII trở về trước để ghi nhận sự xuất hiện (tồn tại) của nhóm phụ âm đầu này trên văn bản Hán Nôm. Tuy nhiên, trên văn bia ở lác đác một số địa phương, sau thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII vẫn còn tồn tại những trường hợp ghi lại dấu vết này. Bên cạnh đó có nhiều chữ Nôm trên văn bia phản ánh được những mối quan hệ ngữ âm lịch sử tiếng Việt, phản ánh phụ âm đầu và vần Việt cổ.
Chữ Nôm trên văn bia còn ghi được những hiện tượng từ lặp (ngày nay gọi là từ láy) và những từ ghi âm địa phương và lớp từ cổ tiếng Việt mang nét đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc bộ. Đây thực sự là nguồn tài liệu quý giá đối với các nhà nghiên cứu chữ Nôm và ngữ âm lịch sử tiếng Việt.