Thống kê và phân loại chữ Nôm trên văn bia

Một phần của tài liệu tóm tắt luạn án nghiên cứu chữ nôm khắc trên bia đá (từ thế kỷ xii đến đầu thế kỷ xx) (Trang 31 - 33)

Khảo sát trên số lượng 1.500 văn bia được lựa chọn, chúng tôi thống kê được 3.391 mã chữ Nôm, chia làm 2 loại chính: chữ Nôm mượn chữ Hán và chữ Nôm tự tạo. Từ mô hình đó, căn cứ vào cấu tạo chữ, chúng tôi chia thành 15 tiểu loại.

Trong hai loại trên thì chữ Nôm tự tạo (còn gọi là chữ ghép) là những chữ do người Việt sáng tạo ra bằng cách ghép các chữ Hán hoặc các bộ chữ Hán có sẵn. Qua khảo sát những mã chữ Nôm trên văn bia, tuy tỉ lệ

nghiêng về chữ mượn chữ Hán, nhưng những chữ tự tạo lại phản ánh được sự phát triển của chữ Nôm qua các giai đoạn phát triển. Thống kê những mã chữ Nôm trên văn bia, loại chữ Nôm mượn chữ Hán chiếm tỉ lệ 51,40% trong khi chữ tự tạo chiếm 49,60%.

Trong các tiểu loại chữ thì loại chữ Nôm mượn nghĩa và chữ Nôm ghi âm đẳng lập (tức hai chữ Hán cùng biểu thị âm đọc) chiếm tỉ lệ thấp, còn chữ Nôm mang thành tố biểu thị âm đọc chiếm tỉ lệ cao. Xét một cách tổng thể, cho dù xuất hiện ở thời kỳ nào và ở địa phương nào, dù nằm trong loại chữ Nôm mượn chữ Hán hay chữ Nôm tự tạo thì những chữ Nôm mang thành tố biểu thị âm đọc chiếm tỉ lệ gần như tuyệt đối, chiếm 98,64%. Điều này càng thể hiện rõ chữ Nôm ghi âm là tiêu chí quan trọng. Cả đến khi chữ Nôm có cấu tạo thêm bộ phận chỉ nghĩa thì yếu tố đọc âm vẫn là cơ bản, yếu tố chỉ nghĩa chỉ có tác dụng chỉnh âm chính xác.

Ngoài những mã chữ Nôm được sử dụng thông thường như chữ Nôm mượn nguyên chữ Hán, hoặc chỉ mượn hình, âm, hoặc đọc chệch âm như vẫn thường thấy người Việt sử dụng trong các văn bản Nôm thì chữ Nôm trên văn bia còn bảo lưu được nhiều dấu vết cổ. Đó là những mã chữ Nôm ghi bằng hai mã tách rời (một mã là yếu tố tiền âm tiết) để ghi một từ tiếng Việt. Những mã chữ này chủ yếu xuất hiện trên những văn bia mang niên đại thời Lý - Trần, và lác đác còn được dùng trên những văn bia có niên đại muộn hơn, từ thế kỷ XV-XVIII. Những mã chữ Nôm này là chứng cứ ghi nhận cách đọc của người Việt xưa được ghi dấu ấn trên văn bia.

Bên cạnh loại chữ ghi bằng hai mã tách rời là loại chữ Nôm có kí hiệu phụ. Các kí hiệu được sử dụng trong cấu tạo chữ Nôm mang chức năng chỉ là kí hiệu phụ 巨cự, Cá,<nháy xuất hiện trên văn bia để báo hiệu chỉnh âm đã cung cấp những tư liệu để làm rõ một số luận điểm mang tính gợi ý của các học giả đi trước khi nghiên cứu về chữ Nôm.

Trải qua một quá trình dài sử dụng chữ Nôm trên văn bia để ghi lại những trường hợp về tên đất, tên người và thơ văn của người Việt, chữ Nôm được sử dụng với nhiều cách viết khác nhau, dùng trong nhiều văn cảnh khác nhau, song thành tố biểu âm trong cấu trúc chữ Nôm lại mang tính ổn định rất cao, chúng được lặp đi lặp lại qua các thời kỳ, đã phản ánh được mối quan hệ nối tiếp của văn tự. Điều đó cho thấy, thành tố biểu âm giữ vai trò là thành tố chính trong chữ Nôm trên văn bia. Ngay cả với những chữ Nôm được ghi bằng hai mã tách rời, hai mã ghép thành tổ hợp phụ âm đầu, hay mang thêm kí hiệu phụ thì thành tố biểu âm chính vẫn mang tính ổn định.

Khảo sát tiểu loại chữ Nôm được ghi bằng hai mã tách rời và diễn biến phát triển của chúng trên văn bia qua các thời kỳ, chúng tôi nhận thấy rằng: ở các giai đoạn sau, hiện tượng đơn tiết hóa trong văn tự đã làm rơi rụng bớt những yếu tố tiền âm tiết và những tổ hợp phụ âm đầu, như từ (m + l) chuyển sang Ml;, (k + l) chuyển sang Kl v.v hoặc dùng song song: như Ml>l, nh; Kl> tr, s; Kđ>d v.v. Còn ở những giai đoạn muộn hơn (thế kỷ XIX-XX) thì hầu như không sử dụng nữa. Khi ngữ âm tiếng Việt phát triển, những mã chữ này sẽ rụng dần và thay vào đó là kiểu chữ âm + ý. Quá trình chuyển biến đó được phản ánh trên văn bia một cách khá rõ nét.

Những chữ Nôm thêm thành tố biểu ý vốn đã xuất hiện trên văn bia thời kỳ Lý - Trần nhưng với số lượng chưa nhiều. Ở những giai đoạn tiếp theo, loại chữ gia thêm thành phần biểu ý càng phát triển, giúp cho việc đọc chữ Nôm và hiểu nghĩa được chính xác. Như vậy không có nghĩa là chữ Nôm thiên về ghi ý, mà ở đây thành tố biểu ý chỉ mang tính chất chỉnh âm chính xác cho thành tố biểu âm trong cấu trúc chữ Nôm. Điều đó cũng phản ánh xu hướng chuyển từ chữ đơn (chữ Nôm mượn chữ Hán) sang chữ ghép (chữ Nôm tự tạo) trên văn bia qua các thời kỳ.

Một phần của tài liệu tóm tắt luạn án nghiên cứu chữ nôm khắc trên bia đá (từ thế kỷ xii đến đầu thế kỷ xx) (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w