TỔNG HỢP ÔN TẬP CÁC DẠNG VĂN 11 HỌC KÌ I

29 1.8K 6
TỔNG HỢP ÔN TẬP CÁC DẠNG VĂN 11 HỌC KÌ I

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TỔNG HỢP ÔN TẬP CÁC DẠNG ĐỀ VĂN 11 HỌC KÌ I Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam : I. Kiến thức cơ bản cần nắm vững : 1/Vài nét về nhà văn Thạch Lam: - Thạch Lam ( 1910 – 1942) ; Ông tên thật là Nguyễn Tường Vinh .Ông là một trong những cây bút viết truyện ngắn tài hoa của nhóm Tự lực văn đòan. - Tác phẩm của Thạch Lam đậm cảm hứng lãng mạn nhưng không thoát ly hiện thực đời sống : thấm đượm lòng nhân ái với một văn phong nhẹ nhàng, man mác chất thơ. 2/Truyện ngắn “Hai đứa trẻ”: a. Về nội dung : + “Hai đứa trẻ” là một truyện ngắn hay, mang đậm chất Thạch Lam .Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu xa, thấm thía của nhà văn với cảnh sống quẩn quanh, mòn mỏi, tăm tối của chị em Liên và những người dân nghèo nơi phố huyện. Qua bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật chính ( Liên) trong tác phẩm, nhà văn dẫn người đọc vào thế giới của tâm trạng, cảm giác, bâng khuâng buồn- vui cùng nhân vật. + Tác phẩm cũng là truyện ngắn viết bằng cả ký ức tuổi thơ và tình yêu phố huyện của Thạch Lam. Tác phẩm thấm được chất thơ bình dị của cảnh vật và tâm hồn b. Về nghệ thuật : Cốt truyện không đơn giản ( kiểu truyện ngắn trữ tình); giọng văn nhẹ nhàng , trầm tĩnh; lời văn bình dị,tinh tế. 3/ Các nội dung và nghệ thuật trong từng phần: a/ Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn: - Không gian tạo vật: + Được hiện lên với nhiều âm thanh, màu sắc, hình ảnh và đường nét ( Tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái kêu ran, tiếng muỗi vo ve; phương Tây đỏ rực, đám mây ánh hồng , dãy tre làng đen lại…) + Khung cảnh ấy được nhà văn thể hiện qua những câu văn êm dịu, uyển chuyển, tinh tế.Mỗi câu như một nét vẽ đơn sơ , không cầu kỳ kiểu cách nhưng lại gợi được cái hồn của cảnh vật , cái thần thái của thiên nhiên …Mỗi câu văn như mở ra một cảnh : cảnh trước gọi cảnh sau rất độc đáo và ấn tượng…  Một bức “họa đồng quê” quen thuộc, gần gũi , bình dị và gợi cảm , không kém phần thơ mộng, mang cốt cách của hồn quê Việt Nam.Qua đó thể hiện được tình cảm và gắn bó của nhà văn với một vùng quê nghèo. - Cuộc sống của người dân: + Cảnh chợ tàn : người về hết , tiếng ồn ào không còn, chỉ còn rác rưởi… + Hình ảnh người dân xuất hiện với : mấy đứa trẻ con nhà nghèo đang tìm tòi, nhặt nhạnh rác, mẹ con chị Tý nghèo khổ ngày mò cua bắt ốc, tối đến dọn hàng nước nhỏ trên cái chõng tre ; bà cụ Thi , vợ chồng Bác Xẩm…  Tất cả… đều thể hiện sự tàn lụi ( cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn tạ); sự nghèo đói, khó khăn, tiêu điều đến thảm hại của người dân nơi phố huyện. b/ Bức tranh phố huyện lúc về đêm: - Không gian, tạo vật : + Ngập chìm trong bóng tối mênh mông ( đường phố và các ngõ con chứa đầy bóng tối; tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà; các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn )  gợi nỗi buồn đầy cảm thương về kiếp sống chìm khuất trong cuộc sống của người dân nghèo quẩn quanh, bế tắc. +Một vài ánh sáng le lói , yếu ớt lóe lên từ một vài cửa hàng(…với những quầng sáng từ ngọn đèn dầu của chị Tí, chấm lửa nhỏ từ bếp lửa của Bác Siêu; hột sáng, khe sáng lọt qua những phên nứa…)  Thứ ánh sáng nhỏ bé, le lói như chính cuộc đời , số phận của những người dân phố huyện nghèo. - Cuộc sống của người dân: với giọng văn đều đều , chậm buồn và tha thiết , Thạch Lam guíp người đọc cảm nhận rất rõ về cuộc sống lặp đi lặp lại ngày nào cũng như thế một cách đơn điệu, buồn tẻ của người dân : + Vẫn những động tác quen thuộc của : Chị Tí dọn hàng, bác Siêu thổi lửa, gia đình bác xẩm xuất hiện với cái thau trước mặt… + Vẫn “tiếng đàn bầu bần bật” của bác xẩm ế khách + Vẫn những mong đợi như mọi ngày : Chờ đợi tàu đi qua…  Dẫu vậy, họ vẫn không mất hết hy vọng và niềm tin vào cuộc sống : một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày.Điều đó chứng tỏ : trong hòan cảnh nào , con người vẫn không thôi mơ ước những điều tốt đẹp .Bởi lẽ, sống là phải biết ước mơ và hy vọng. Qua đó thể hiện niềm xót thương da diết của nhà văn. c/ Bức tranh phố huyện huyện khi tàu đến và táu đi: - Lúc tàu đến : phố huyện bừng sáng , náo nhiệt trong cái im lặng mênh mông của đêm tối. Một phố huyện sáng rực, vui vẻ và huyên náo. - Khi tàu đi : bóng tối lại dày đặc và để lại bao tiếc nuối của mọi người , đặc biệt là hai chị em Liên.  Hình ảnh đòan tàu : là biểu tượng của một thế giới thât đáng sống : sức sống mạnh mẽ, giàu sang và rực rỡ ánh sáng.Nó đối lập với cuộc sống mòn mỏi , nghèo khổ, tăm tối của người dân phố huyện. Đồng thời, hình ảnh đòan tàu ( với riêng Liên và An ) còn là hình ảnh của Hà Nội, của hạnh phúc, của những ký ức tuổi thơ êm đềm. * Tóm lại, tác phẩm là ba bức tranh liên hòan , cảnh mỗi lúc một tối hơn, mỗi lúc một hiu hắt hơn, có sự tương phản giữa : sáng và tối; giữa động và tĩnh, giữa sinh họat nhàm chán với khỏanh khắc huyên náo khi đòan tàu đi qua. 4/ Gía trị của tác phẩm : a. Gía trị hiện thực thể hiện ở : - Bức tranh phố huyện nghèo nàn, tù túng , như bị bỏ quên. - Cảnh sống buồn chán lặp lại đơn điệu, tối tăm với những con người lầm than, thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần. b.Gía trị nhân đạo: - Tấm lòng buồn thương, xót xa của nhà văn với những số phận nhỏ bé của người lao động nghèo. - Tác giả cũng đã phản ánh sự thức tỉnh của ý thức cá nhân con người : học không bằng lòng với hiện thực mà luôn khát khát vươn tới ánh sáng và vượt qua số phận .Cuộc sống của học dù thiếu thốn tất cả nhưng đầy tình người.  Đây chính là giá trị nhân văn , nhân bản đáng quý của truyện ngắn này => Thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm: + Đừng bao giờ để cuộc sống của con người chìm vào cái “ao đời phẳng lặng”. Con người phải sống cho ra sống , phải không ngừng khát khao xây dựng cho mình một cuộc sống có ý nghĩa. + Những người phải sống một cuộc sống tối tăm , mòn mỏi, tù túng hãy cố vươn ra ánh sáng , hướng tới một cuộc sống tươi sáng hơn. * Đề 1 : Phân tích nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vậtqua bức tranh phố huyện khi chiều xuống, phố huyện lúc đêm về và phố huyện lúc tàu đến và tàu đi trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. DÀN Ý I/ Mở bài: - Thạch Lam ( 1910-1942) ,là người đôn hậu, điềm đạm, rất đỗi tinh tế .Ông là một cây bút tài hoa, có biệt tài về truyện ngắn - truyện nhưng không có chuyện.Tác phẩm của ông chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với biết bao cảm tưởng , cảm giác mơ hồ , mong manh …làm đọng lại trong lòng người đọc nhiều dư vi. - Một trong những tác phẩm thể hiện sức hấp dẫn trong nghệ thuật viết văn ấy của Thạch Lam là truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của ông. Ở đây, nhà văn đã thật thành công khi miêu tả nội tâm nhân vật trong sự tương ứng với thế giới ngoại cảnh với bao buồn vui của bức tranh phố huyện khi chiều xuống, phố huyện lúc đêm về và phố huyện lúc có chuyến tàu đêm đi qua. II/ Thân bài : 1/ Bức tranh phố huyện khi chiều xuống : - Cảnh chiều tàn được hiện lên với : + Âm thanh của tiếng trống thu không ; tiếng ếch nhái ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào; tiếng muỗi + Hình ảnh của phương Tây đỏ rực với những đám mây hồng và dãy tre làng cắt hình đen kịt trên nền trời…  thiên nhiên đẹp, gợi buồn… như một “ bức họa đồng quê” quen thuộc, gần gũi và gợi cảm .Một bức tranh quê hương bình dị mà không kém phần thơ mộng, mang cốt cách Việt Nam . - Tâm trạng của Liên : + Liên thấy “lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”. + Liên còn cảm nhận được “mùi riêng của đất, của quê hương này”. + Liên thấy “động lòng thương” bọn tẻ con nhà nghèo đi nhặt rác…và xót thương cho mẹ con chị Tí …  Qua ngòi bút miêu tả của Thạch Lam, Liên là một cô bé có tâm hồn nhạy cảm , tinh tế, có lòng trắc ẩn, yêu thương con người. =>Bằng sự quan sát ,miêu tả tỉ mỉ, tinh tế với nhiều biến đổi tinh vi, phong phú… nhà văn đã giúp người đọc cảm nhận sâu sắc về cảnh vật nơi phố huyện lúc chiều tàn như thấm vào lòng người hay nỗi buồn của tâm hồn Liên lan tỏa nhuốm vào cảnh vật. 2/Bức tranh phố huyện lúc đêm về: - Bức tranh phố huyện lúc đêm về có một sự hòa trộn đầy dụng ý: + Ánh sáng trộn vào bóng tối hay ngựơc lại bóng tối trộn vào ánh sáng ( không gian phố huyện có nhiều quầng sáng, nhưng cũng có nhiều khoảng tối, đến những hòn áa trên đường vào làng cũng mấp mô thêm vì những hòn đá nhỏ một bên sáng, một bên tối…). + Nhưng ánh sáng thì le lói, chỉ là khe sáng, chấm sáng, hột sáng; bóng đêm thì vừa mênh mông hiu quạnh vừa dày đặc ( tối hết cả con đường ra sông, con đường vào làng, các ngõ càng thẫm đen hơn nữa, tối đến mức cả tiếng đàn bầu của bác xẩm và tiếng trống ầcm canh của phố huyện tưởng chừng như không vang lên được).  Điều này gợi một nỗi buồn đầy cảm thông, một nhận thức – dù rất mơ hồ- về những kiếp sống chìm khuất, le lói, những thân phận như “bị bỏ quên’ nơi cái ga xép của một phố huyện buồn thiu. 3/ Bức tranh phố huyện lúc đoàn tàu đi qua : - Có một sự tương phản nổi bật giữa hình ảnh đoàn tàu - chút thế giới khác mà chuyến tàu đêm mang qua phố huyện trong chốc lát ( rồi mang đi) và hình ảnh trở về trạng thái sống lặng lẽ, tối tăm không thay đổi nơi phố huyện. - Cũng có một cảm giác xa xôi không biết của nhân vật Liên sau khi đoàn tàu đêm đi qua ở cuối truyện: “những cảm giác ban ngày lắng đi trong tâm hồn Liên và hình ảnh thế giới quanh mình, mờ mờ đi trong mắt chị. Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ.,nhưng Liên không nghĩ đươc lâu, mắt chị nặng dần, rồi sau Liên ngập vào giấc ngủ yên tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối”. - Một bên là “sự hoạt động náo nhiệt cuối cùng của đêm” và một bên là “sự im lặng mênh mông” trong đêm tối, trong giấc ngủ( và cả trong sự lãng quên?). Chuyến tàu đêm đi qua sáng rực, vui vẻ và huyên náo, đầy vẻ hấp dẫn nhưng lại chỉ thoáng qua trong giây lát ngắn ngủi rồi trả phố huyện về cuộc sống mênh mang yên lặng và đầy bóng tối. Điều đó làm nỗi buồn như càng thấm thía hơn trong lòng hai đứa trẻ. III/ Kết bài: - Tóm lại, tương ứng với mỗi cảnh là một sắc thái cảm xúc, tâm trạng. buồn man mác, mơ hồ khó hiểu trước bức tranh cuộc sống nghèo của phố huyện lúc chiều muộn: buồn khắc khoải trong cảnh đợi chờ, mong ước một cái gì tốt đẹp, tươi sáng hơn cuộc sống nghèo khổ thường ngày; buồn thấm thía sâu sa về một cuộc sống quẩn quanh, không thể đổi thay và mọi cái tốt đẹp, tươi sáng chỉ là hi vọng mong manh. - Cũng tương ứng với cảnh vật, con người trong từng thời khắc khác nhau là những tâm trạng, cảm giác, ý nghĩ khác nhau (đọan đầu: lòng buồn man mác trước thời khắc của ngày tàn;đoạn giữa: mong đợi một cái gì đó tươi sáng cho cuộc sống hằng ngày, lặng theo mơ tưởng; đoạn cuối: thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc đèn con của chị tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ) => Tất cả thể hiện niềm cảm thông sâu sắc cuả nhà văn. Tưởng chừng tác giả đã hòa nhập vào tâm trạng, cảnh ngộ của nhân vật để diễn tả những gì mong manh, mơ hồ khó tả nhất của tâm hồn con người . * Đề 2: Phân tích hình tượng ánh sáng và bóng tối trong truyện nắgn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. YÊU CẦU Bài làm cần phải đạt được yêu cầu sau: - Bóng tối và ánh sáng trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam có thể đựơc phân tích khảo sát dưới nhiều góc độ: + Ánh sáng và bóng tối như là những hình ảnh vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa biểu tựơng, gắn với cảm xúc vui buồn của con người, đời người, mang ý nghĩa nhân văn. +Ánh sáng và bóng tối như là những hình ảnh nói lên đặc điểm kết cấu nghệ thuật của tác phẩm ( đối lập tương phản);….  Bài làm có thể tổng hợp, kết hợp các góc độ này. Nhưng dù triển khai theo hướng nào cũng cần phải lưu ý đến ý nghĩa của mối quan hệ giữa hai loại ánh sáng và bóng tối DÀN Ý I/ Mở bài : - Thạch Lam ( 1910-1942) ,là người đôn hậu, điềm đạm, rất đỗi tinh tế .Ông là một cây bút tài hoa, có biệt tài về truyện ngắn - truyện nhưng không có chuyện.Tác phẩm của ông chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với biết bao cảm tưởng , cảm giác mơ hồ , mong manh …làm đọng lại trong lòng người đọc nhiều dư vi. - Một trong những tác phẩm thể hiện sức hấp dẫn trong nghệ thuật viết văn ấy của Thạch Lam là truyện ngắn “Hai đứa trẻ” . Ở đây, nhà văn đã thật thành công trong việc tạo nên sự tương phản giữa hai hình ảnh ánh sáng và bóng tối mang ý nghĩa biểu tượng, gắn với cảm xúc vui buồn của con người nơi phố huyện nghèo trước cách mạng tháng Tám. II/ Thân bài : 1/Hình tượng bóng tối: a. Bóng tối của thiên nhiên trong tác phẩm đậm đặc, trở đi, trở lại như một ám ảnh không dứt : - “Đường phố và các ngõ con dần chứa đầy bóng tối; tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà; các ngõ con vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa” .  Bóng tối gần như chiếm lĩnh cả không gian bao la , tĩnh mịch nơi phố huyện. b. Bóng tối cuộc đời và bóng tối của cuộc sống con người: - Đôi mắt Liên “ngập dần vào cái buồn của buổi chiều quê” - Hình ảnh của bà cụ Thi và tiếng cười khuất dần trong bóng tối như cảnh đời đen tối, bức bối , vật vờ của cụ Thi - Mẹ con chị Tý với cái chõng nước và ngọn đèn dầu leo lét…  Chừng ấy con người trong bóng tối như những hạt bụi li ti, vô giá trị, bị lãng quên trong sa mạc của cuộc đời mênh mông, bế tắc. 2/Ánh sáng và niềm khao khát tội nghiệp của người dân nghèo nơi phố huyện: - Đối lập với bóng tối dày đặc là hình ảnh nhỏ nhoi, mỏng manh của ánh sáng. - Cái hay, độc đáo trong nghệ thuật thể hiện của Thạch Lam là nhà văn đã dùng ánh sáng để miêu tả bóng tối: + Trên trời : Ánh sáng xuất hiện với sự lấp lánh của những ngôi sao …và những ánh đom đóm lập lòe. + Ở dưới đất : ánh sáng được hiện lên với ngọn đèn của chị Tí, bếp lửa của bác Siêu, và những hột sáng lọt ra từ những liếp cửa của những ngôi nhà…  Giữa cái bóng tối dày đặc của không gian, của cuộc đời, ánh sáng nhỏ nhoi trở nên cao giá hẳn lên : hầu như mọi thứ làm ra ánh sáng ở cái phố huyện nhỏ đều được tác giả huy động : các loại đèn ( đèn treo, đèn hoa kỳ, đèn dây, đèn lồng, đèn ghi) ; bếp củi, tàn lửa, những con đom đóm và dải Ngân hà… - Có thể nói : Tất cả các ánh sáng dù thiên tạo hay nhân tạo đều như vẽ ra những vạch đích khát vọng của những nhân vật chính, phụ trong tác phẩm, đều biểu tượng lấp lánh những cung bậc của mơ ước III/ Kết bài : - Truyện kết thúc một cách nhẹ nhàng , nhưng đối với người đọc là cả sự băn khoăn, ray rứt ,xót thương.Hình ảnh ánh sáng và bóng tối cứ thấp thóang ,cứ ám ảnh người đọc : không biết bao giờ ánh sáng , tương lai và hạnh phúc mới đến với Liên – An và những người dân nghèo nơi phố huyện? * Đề 3 : Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. I/ Mở bài : - Thạch Lam là nhà văn có sở trường ở thể loại truyện ngắn.Ông thường viết về những người dân nghèo sống mòn mỏi, bế tắc ở những phố huyện nghèo nàn xơ xác bằng sự cảm thương sâu sắc. - Đọc truyện “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, chúng ta không thể quên nhân vật Liên - một cô bé nghèo có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có lòng trắc ẩn, yêu thương con người. II/ Thân bài : 1/ Liên là một cô bé có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế : - Khi chiều về, chứng kiến sự tàn lụi của ánh sáng, nghe tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng, nghe tiếng muỗi vo ve trong cửa hàng tạp hóa…Liên cảm thấy “lòng buồn man mác”.Trái tim ngây thơ của cô bé chắc chưa hiểu được nỗi buồn của kiếp người nhưng em đã biết rung động trước những đổi thay của thiên nhiên khi chiều xuống. - Liên còn cảm nhận được mùi riêng của đất, của quê nghèo qua những mùi vị đơn sơ nhưng thân thuộc “một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá”. - Đêm đầy sao, vũ trụ thăm thẳm đầy bí mật đối với Liên. - Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu nơi xa xôi cô đơn như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng rất nhỏ .=> Nỗi buồn, cô đơn của Liên cũng chính là tấm lòng đồng cảm của em với những số phận nhỏ bé nghèo khổ nhưng vẫn tự khẳng định mình,vẫn phải sống cuộc sống ở một phố huyện buồn. 2.Liên còn là một cô bé rất đảm đang, tháo vát , lại giàu lòng nhân ái: - Tuy còn bé, nhưng Liên vừa trông coi em , lại còn thay mẹ trông coi cửa hàng tạp hóa, góp phần giúp cha mẹ.Có thể nói ; tuổi thơ của một đứa trẻ nghèo như Liên chẳng còn ,thật đáng cảm thông ,thương xót. - Đáng trân trọng là tình cảm của Liên giành cho những đứa trẻ nghèo ở phố huyện nhặt rác lúc chợ tàn…, lễ phép với cụ Thi hơi điên ; thông cảm với nỗi vất vả của mẹ con chị Tí phải kiếm sống mỗi ngày từ sáng sớm đến đêm khuya…  Liên cảm nhận được cuộc sống vô vị, buồn tẻ, tăm tối của người dân nơi đây.Họ như những cái bóng âm thầm trong đêm và bóng tối cuộc đời đang bao phủ họ. 3/ Liên còn là một cô bé có ước mơ và khát vọng: - Việc Liên và em đêm đêm đợi tàu không phải để mong bán được thêm hàng mà là nỗi háo hức được nhìn một hình ảnh sống động, nhộn nhịp đầy ánh sáng …từ Hà Nội đi qua. - Con tàu đối với Liên và em còn là những kỷ niệm tuổi thơ êm đềm…ở Hà Nội , để từ đó hướng đến tương lai III/ Kết bài : - Có thể nói Liên là một nhân vật vừa đậm chất hiện thực vừa đậm chất trữ tình được xây dựng qua ngòi bút tài hoa của Thạch Lam. - Hình ảnh cô gái mới lớn này mang vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam ( công ,dung, ngôn, hạnh) , để lại trong cảm xúc của người đọc những ấn tượng sâu đậm, ngọt ngào, dễ thương của một thời Thạch Lam mà hôm nay vẫn còn trân trọng. *Đề 4: Phân tích bức tranh chiều tàn ở phố huyện nghèo trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. YÊU CẦU Căn cứ vào kiến thực cơ bản trong phần nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ở phần 1 để làm rõ Bức tranh ở phố huyện ở thời điểm lúc chiều tàn với các ý sau: (1) Cảnh không gian, tạo vật : đẹp, nên thơ, bình dị, gần gũi, quen thuộc nhưng đượm buồn. (2) Cảnh sống của người dân : tiêu điều, nghèo nàn, lam lũ, khổ cực, (3) Tấm lòng của nhà văn : gắn bó, ân tình ; cảm thông ,thương xót. DÀN Ý I/ Mở bài: - Thạch Lam ( 1910-1942) ,là người đôn hậu, điềm đạm, rất đỗi tinh tế .Ông là một cây bút tài hoa, có biệt tài về truyện ngắn - truyện nhưng không có chuyện.Tác phẩm của ông chủ yếu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với biết bao cảm tưởng , cảm giác mơ hồ , mong manh …làm đọng lại trong lòng người đọc nhiều dư vi. - Một trong những tác phẩm thể hiện sức hấp dẫn trong nghệ thuật viết văn ấy của Thạch Lam là truyện ngắn “Hai đứa trẻ” . Ở đây, nhà văn đã thật thành công trong việc ghi lại bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người với bao cảm xúc vui buồn của con người vào lúc chiều tàn nơi phố huyện nghèo trước cách mạng tháng Tám. II/ Thân bài: Gồm 5 luận điểm 1. Cảnh không gian, tạo vật : đẹp, nên thơ, bình dị, gần gũi, quen thuộc nhưng đượm buồn. - Được hiện lên với nhiều âm thanh, màu sắc, hình ảnh và đường nét ( Tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái kêu ran, tiếng muỗi vo ve; phương Tây đỏ rực, đám mây ánh hồng , dãy tre làng đen lại…) - Khung cảnh ấy được nhà văn thể hiện qua những câu văn êm dịu, uyển chuyển, tinh tế.Mỗi câu như một nét vẽ đơn sơ , không cầu kỳ kiểu cách nhưng lại gợi được cái hồn của cảnh vật , cái thần thái của thiên nhiên …Mỗi câu văn như mở ra một cảnh : cảnh trước gọi cảnh sau rất độc đáo và ấn tượng…  Một bức “họa đồng quê” quen thuộc, gần gũi , bình dị và gợi cảm , không kém phần thơ mộng, mang cốt cách của hồn quê Việt Nam.Qua đó thể hiện được tình cảm và gắn bó của nhà văn với một vùng quê nghèo. 2. Cảnh sống của người dân : tiêu điều, nghèo nàn, lam lũ, khổ cực, - Cảnh chợ tàn : người về hết , tiếng ồn ào không còn, chỉ còn rác rưởi… - Hình ảnh người dân xuất hiện với : mấy đứa trẻ con nhà nghèo đang tìm tòi, nhặt nhạnh rác, mẹ con chị Tý nghèo khổ ngày mò cua bắt ốc, tối đến dọn hàng nước nhỏ trên cái chõng tre ; bà cụ Thi , vợ chồng Bác Xẩm…  Tất cả… đều thể hiện sự tàn lụi ( cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn tạ); sự nghèo đói, khó khăn, tiêu điều đến thảm hại của người dân nơi phố huyện. 3 Tâm trạng của nhân vật liên : buồn, xúc động , cảm thương… + Liên thấy “lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn”. + Liên còn cảm nhận được “mùi riêng của đất, của quê hương này”. + Liên thấy “động lòng thương” bọn tẻ con nhà nghèo đi nhặt rác…và xót thương cho mẹ con chị Tí …  Qua ngòi bút miêu tả của Thạch Lam, Liên là một cô bé có tâm hồn nhạy cảm , tinh tế, có lòng trắc ẩn, yêu thương con người. =>Bằng sự quan sát ,miêu tả tỉ mỉ, tinh tế với nhiều biến đổi tinh vi, phong phú… nhà văn đã giúp người đọc cảm nhận sâu sắc về cảnh vật nơi phố huyện lúc chiều tàn như thấm vào lòng người hay nỗi buồn của tâm hồn Liên lan tỏa nhuốm vào cảnh vật. III/ kết bài: - Đây là một đọan văn hay , bởi lẽ, đọan văn đã thể hiện được : + Tấm lòng của nhà văn gắn bó, ân tình ; cảm thông ,thương xót. … + Phong cách viết văn đặc sắc của tác giả trong sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực- trữ tình; câu văn mềm mại, giàu chất thơ TRUYỆN NGẮN “Chí Phèo” của Nam Cao: I/ Kiến thức cơ bàn cần nắm vững: 1/ Về nhà văn Nam Cao : - Nam Cao ( 1917- 1951) , là nhà văn tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam ở cả hai giai đọan trước và sau Cách mạng tháng Tám. - Ông là một nhà văn có quan điểm nghệ thuật tiến bộ, có tấm lòng đôn hậu, chan chứa tình thương, gắn bó sâu nặng với quê hương và những người nông dân nghèo khổ. - Tác phẩm của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám thường tập trung viết về hai đề tài : Người trí thức nghèo và người nông dân nghèo ( Đời thừa, Giăng sáng, Sống mòn; Chí Phèo, ) 2/ Truyện ngắn “Chí Phèo”: a. Nhan đề : - “Cái lò gạch cũ” : ( do nhà văn đặt lần 1) .Là một chi tiết nghệ thuật gắn với sự ra đời của Chí ở đầu tác phẩm và sự tiếp nối của con Chí ở phần cuối tác phẩm ( qua chi tiết : khi Chí chết, Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng mình và đồng thời nghĩ tới cái lò gạch bỏ hoang) > thể hiện sự luẩn quẩn, bế tắc của cuộc đời Chí Phèo và số phận của những người nông dân bị tha hóa trước CMT8. - “Đôi lứa xứng đôi” : là nhan đề do nhà xuất bản đặt giật gân, gây ấn tượng và sự tò mò , phù hợp với thị hiếu của người đọc.; nhằm mục đích thương mại, nên nhan đề không gắn với chủ đề tác phẩm. - “Chí Phèo” ( do nhà văn đặt lần 2): khái quát súc tích và đầy đủ nhất tư tưởng nghệ thuật của Nam Cao b. Cốt truyện: ( tóm tắt theo cuộc đời nhân vật) + Trước khi vào tù: mồ côi, được nhặt về từ một lò gạch cũ - Sống và lớn lên như một loài cây dại (qua tay người đàn bà góa và bác phó cối nghèo).20 tuổi, làm canh điền cho lý Kiến, được bà Ba để ý > Lý Kiến ghen và đẩy Chí vào tù. + Từ khi ra tù đến trước khi gặp Thị Nở : Sau 8 năm ở tù , Chí trở về trong sự biến dạng cả về nhân hình và nhân tính, bị Bá Kiến lợi dụng , Chí nhanh chóng trở thành thằng lưu manh, trở thành quỷ dữ của làng Vũ Đại. + Từ sau khi gặp Thị Nở đến trước khi bị Thị Nở cự tuyệt : Gặp Thị Nở, được Thị chăm sóc bằng bát cháo hành Chí dần thức tỉnh về nhận thức, về ý thức và khao khát hòan lương. + Bị Thị Nở cự tuyệt : Chí đau đớn, tuyệt vọng.Trong phẫn uất , Chí nhận ra kẻ thù của mình là Bá Kiến .Chí đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện, rồi đâm chết Bá kiến và tự sát. c.Chủ đề : Tác phẩm miêu tả tình trạng xung đột giai cấp ở nông thôn Vịêt Nam trước CMT8 và giải quyết mâu thuẫn ấy bằng những biện pháp quyết liệt. Đồng thời , tác phẩm thể hiện tư tưởng nhân đạo mới mẻ của nhà văn :Phát hiện , miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi họ bị xã hội TDPK thối nát biến thành quỷ dữ. d. Gía trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: - Gía trị nội dung : + Gía trị hiện thực : Tác phẩm ghi lại bức tranh về XHTDPK tàn bạo, vô nhân tính . Đồng thời cũng tái hiện lại chân thực bức tranh cuộc sống khốn cùng, bế tắc của người dân lao động bị xã hội cũ đẩy vào con đường tha hóa. + Gía trị nhân đạo: Nhà văn miêu tả số phận bất hạnh và cảm thông sâu sắc với bi kịch của người nông dân của .Đồng thời ông còn khẳng định sức sống bất diệt của thiên lương.Lương thiện,khát khao hạnh phúc là bản tính tự nhiên, tốt đẹp và mạnh mẽ của con người. Không thế lực bào tàn nào có thể hủy diệt .Từ đó , nhà văn kêu gọi mọi người hãy luôn tin vào con người, tin vào bản chất tốt đẹp của mổĩ người và cùng nhau xây đắp phần Người trong mỗi con người để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. - Gía trị nghệ thuật : + Nghệ thuật xây dựng và điển hình hóa nhân vật . + Nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật. + Nghệ thuật trần thuật. + Ngôn ngữ độc đáo ( đối thoại; độc thoại; gián tiếp - trực tiếp) Đặc biệt là ngôn ngữ độc thoại nội tâm của Chí Phèo, của Bá Kiến ( nhà văn như dùng “kính chiếu yêu” để soi thấu vào nội tâm đen tối của “con cáo già” lọc lõi, tàn bạo). II/ Các dạng đề thường gặp : * Đề 1: Tóm tắt cuộc đời của nhân vật Chí Phèo. Giải thích sự tha hóa và phân tích bi kịch tinh thần của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. ( 2 điềm) Định hướng trả lời : 1/ Tóm tắt cuộc đời Chí Phèo: + Trước khi vào tù: mồ côi, được nhặt về từ một lò gạch cũ - Sống và lớn lên như một loài cây dại (qua tay người đàn bà góa và bác phó cối nghèo).20 tuổi, làm canh điền cho lý Kiến, được bà Ba để ý > Lý Kiến ghen và đẩy Chí vào tù. + Từ khi ra tù đến trước khi gặp Thị Nở : Sau 8 năm ở tù , Chí trở về trong sự biến dạng cả về nhân hình và nhân tính, bị Bá Kiến lợi dụng , Chí nhanh chóng trở thành thằng lưu manh, trở thành quỷ dữ của làng Vũ Đại. + Từ sau khi gặp Thị Nở đến trước khi bị Thị Nở cự tuyệt : Gặp Thị Nở, được Thị chăm sóc bằng bát cháo hành Chí dần thức tỉnh về nhận thức, về ý thức và khao khát hòan lương. + Bị Thị Nở cự tuyệt : Chí đau đớn, tuyệt vọng.Trong phẫn uất , Chí nhận ra kẻ thù của mình là Bá Kiến .Chí đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện, rồi đâm chết Bá kiến và tự sát. 2/ Sự tha hóa của Chí Phèo: - Tha hóa : sự biến đổi nhân cách theo chiều hướng xâu. - Trong tác phẩm, tình trạng tha hóa của Chí Phèo được thể hiện ở 2 phương diện : + Không được sống như bản chất làm người của mình.: Chí Phèo vốn là một nông dân lương thiện mà phải sống như quỷ dữ . + Những sản phẩm do mình tạo ra lại trở thành xa lạ, thậm chí lại thù địch với chính mình : những người nông dân như Chí Phèo đã xây dựng nên làng Vũ Đại, nhưng cái làng ấy lại không chấp nhận Chí Phèo quay về, thậm chí còn thù ghét, sợ hãi anh ( khi Chí chết, cả làng thấy mừng rỡ). 3/ Bi kịch tinh thần của Chí: - Bị tha hóa từ lâu , nhưng trước khi gặp Thị Nở Chí không hề thấy khổ, chưa nhận thấy đời mình bi kịch.Mãi đến khi bị ốm, gặp Thị Nở , Chí mới tỉnh ra và thấy buồn và cô độc Chí thèm lương thiện.Chí hy vọng tình thương của Thị Nở sẽ là nhịp cầu đưa Chí về cuộc sống hòan lương. - Bị Thị Nở cự tuyệt, Chí rơi vào tuyệt vọng.Anh thấm thía sâu sắc bi kịch tinh thần của con người sinh ra làm người nhưng lại không được làm người. - Sau khi đâm chết Bá Kiến, Chí Phèo tìm đến cái chết.Vì chỉ có cái chết mới giúp anh thoát khỏi kiếp sống của một con vật lạ.Trước đây, để tồn tại, Chí phải bán bộ mặt người, linh hồn người cho quỷ dữ.Gìơ, linh hồn đã trở về , Chí phải đổi bằng mạng sống của mình.  Như thế, rõ ràng với Chí Phèo, niềm khao khát được sống lương thiện cao hơn cả tính mạng . [...]... thoi mực thơm; giữa kẻ tử tù đang ban phát c i đẹp, c i thiện v i viên quan coi ngục “khúm núm”, “lĩnh h i  làm n i bật tư thế của Huấn Cao v i sự vươn lên, thắng thế của ánh sáng v i bóng t i, c i đẹp v i c i xấu xa nhơ bẩn; c i thiện v i c i ác.… + Nhịp i u chậm r i, câu văn giàu hình ảnh, sử dụng nhiều từ Hán Việt… g i lên không khí thiêng liêng, trang trọng của cảnh cho chữ Tóm l i, đọan văn. .. máy cai trị của triều đình PK th i nát +Trên bình diện nghệ thuật, họ l i là nhừng ngư i tri kỷ : Một ngư i có nghệ thuật thư pháp tuyệt v i, còn ngư i kia l i suốt đ i ngưỡng mộ c i t i thư pháp của ngư i ấy ( kẻ đ i diện cho bạo lực tăm t i nhưng l i khát khao ánh sáng của chữ nghĩa v i Huấn Cao ngư i từ tù có t i viết chữ đẹp n i tiếng) Lẽ ra đây ph i là cuộc h i ngộ tương đắc của những ngư i “biệt... ngư i “Chọc tr i quấy nước”, “đến trên đầu…còn chẳng biết có ai nữa” III/ Kết b i : - Huấn Cao là ngư i có t i , vừa có tâm; hiên ngang , bất khuất trước c i ác, c i xấu nhưng mềm lòng trước c i thiện, c i đẹp - Qua nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân thể hiện quan niệm thẩm mĩ tiến bộ :Một nhân cách đẹp bao giờ cũng là sự thống nhất giữa c i tâm và c i t i. Nhà văn yêu mến, ca ng i Huấn Cao và tiếc nu i những... phiện và “mơ màng đến lúc được mặc đồ xô gai…chống gậy lụ khụ vừa i vừa ho khạc , khóc mếu” để thiên hạ chỉ trỏ mà khen tặng “ i kìa , con giai nhớn đã già đến kia kìa!” ; mở miệng ra chỉ n i m i một câu “Biết r i, khổ lắm n i m i ( t i 1782 lần)  bức ký họa của một kẻ bất hiếu, háo danh + Ông Văn Minh thì “phân vân”, “đăm đăm chiêu chiêu”, “vò đầu rứt tóc” nhưng không ph i vì c i chết của ông n i. .. mãng, coi việc i hát cô đầu là việc “di dưỡng tinh thần” “Số đỏ” có bút pháp hết sức biến hóa,linh họat Tác giả dẫn ngư i đọc i hết bất ngờ này đến bất ngờ khác; m i chương l i chứa đựng một yếu tố nghệ thuật h i hước, trào lộng.Ai có thể ngờ rằng quãng đ i quảng cáo thuốc lậu và gi i thiệu mốt quần áo l i thành c i cớ để Xuân làm ngư i khác khiếp vía b i c i kiến thức về y học và t i hùng biện của... hiện niềm tin vững chắc vào con ngư i Nhà văn khẳng định: Thiên lương là bản tính tự nhiên của con ngư i. Dù trong hòan cảnh nào, con ngư i vẫn luôn khao khát hướng t i CHÂN- THIỆN- MỸ Đây chính là chiều sâu giá trị nhân văn của tác phẩm e/Gía trị n i dung và nghệ thuật của tác phẩm: - Về n i dung: + Niềm tin và sự khảng định của nhà văn về sự chiến thắng của c i đẹp đ i v i c i xấu, c i thệin v i. .. , mà ông ta nghĩ đến làm thế nào để c i chúc thư của ông n i “sớm i vào th i kỳ thực hành Đặc biệt Văn Minh còn suy tính cách xử trí v i Xuân tóc đỏ ra sao khi hắn cùng lúc l i có ‘hai c i t i nhỏ” và “một c i ơn to” v i gia đình ông và ông ta còn thầm cảm ơn Xuân tóc đỏ đã gây ra c i chết của một cụ già đáng chết  bản chất giả d i và bất nhân của một kẻ mang danh Âu hóa + Ngo i ra , bà Văn Minh thì... “tang gia” là lúc m i ngư i buồn đau, khôn xiết khi ngư i thân của mình ra i vào c i vĩnh hằng Như vậy, một đằng là biểu tượng cho sự viên mãn, hạnh phúc; một đằng là biểu tương cho sinh ly, tử biệt không thể bù đắp  l i song hành , gắn kết v i nhau, tạo nên sự bi h i, đáng cư i, đáng suy gẫm => Nhan đề đọan trích dự báo một màn bi h i kịch sắp diễn ra v i nhiều cảnh nghịch lý, nhiều pha cư i ra nước... b i ca bi tráng về sự bất diệt của thiên lương, của t i năng và nhân cách cao đẹp ở con ngư i : T i ph i gắn v i Tâm Tác phẩm nêu lên b i học về th i độ tôn trọng t i năng, phẩm giá con ngư i và vẻ đẹp của một tấm lòng trọng nghĩa , một cách ứng xử cao thượng , đầy tinh thần văn hóa II/ Các dạng đề thường gặp : * ĐỀ 1 ( dạng câu h i giáo khoa): ( 2 i m) Nhận xét ngắn gọn về cách xây dựng tình huống... Không gian truyện là nhà giam tử tù ;th i gian trong truyện là những ngày cu i cùng trước khi ngư i tử tù bị gi i về kinh để chịu án chém Trong th i gian, không gian ấy đã diễn ra một cuộc gặp gỡ của 2 con ngư i : Viên quan ngục và kẻ tử tù Huấn Cao + Trên bình diện xã h i , họ là những kẻ đ i địch : Huấn Cao, một ngư i cầm đầu cuộc kh i nghĩa chống l i triều đình, ngư i kia là ngục quan , một viên chức

Ngày đăng: 20/12/2014, 21:13

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan