QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHNo&PTNT Việt Nam
Trang 1I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHNo&PTNT Việt Nam:
1 Quá trình hình thành của NHNo&PTNT Việt Nam:
NHNo&PTNT Việt Nam được thành lập theo quyết định số 400/CT ngày 14/11/1990 của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi đầu tiên là Ngân Hàng Nông Nghiệp Việt Nam nhưng để phù hợp với họat động thực tế của hệ thống Ngân hàng là phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn trên phạm vi cả nước nên đến ngày 15/10/1996 Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam - gọi tắt là Ngân Hàng Nông Nghiệp, viết tắt NHNo - theo quyết định số 280/QĐ – NH 5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền kí quyết định tại văn bản số 3329/ĐMDN ngày 11/07/1996
NHNo&PTNT Việt Nam được tổ chức theo mô hình Tổng công ty
90, họat động theo Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam Bank For Agriculture And Rural Development, viết tắt là VBA&RD, website: www.vbard.com
Trụ sở chính: số 2 Láng Hạ, quận Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: (84.4) 8313733 – 8313710
FAX: (84.4) 8313717 – 8313719
Vốn điều lệ: 3770 tỷ đồng
Trang 2NHNo&PTNT Việt Nam là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ CBNV, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng Đến cuối năm 2003, vốn tự có là 5200 tỷ Tổng tài sản có trên 120 nghìn tỷ VND Văn phòng đại diện miền Nam tại thành phố Hồ Chí Minh; văn phòng đại diện miền Trung tại Đà Nẵng và hơn 1.800 chi nhánh ơ’tất cả các tỉnh, thành phố, huyện, thị xã và khu vực liên xã mạng lưới kinh doanh rộng khắp đất nước, đội ngũ CBNV hơn 28.000 người
NHNo&PTNT Việt Nam là Ngân hàng luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản trị kinh doanh và phát triển mạng lưới dịch vụ ngân hàng tiên tiến NHNo&PTNT Việt Nam là ngân hàng đầu tiên hoàn thành giai đoạn 1 dự án Hiện Đại hoá hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS) do Ngân hàng Thế giới tài trợ và đang tích cực triển khai giai đoạn 2 của dự án này Hiện Ngân hàng đã kết nối mạng vi tính từ Trụ sở chính đến hầu hết các chi nhánh trong toàn quốc; và một hệ thống các dịch vụ ngân hàng gồm dịch vụ chuyển tiền điện tử, dịch vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, dịch vụ ATM, dịch vụ thanh toán quốc tế qua SWIFT Đến nay, Ngân hàng hoàn toàn có đủ năng lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến,tiện ích cho mọi đối tượng khách hàng trong và ngoài nước
NHNo&PTNT Việt Nam là một trong số ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với trên 800 ngân hàng đại lý tại 110 quốc gia và vùng lãnh thổ tính đến cuối năm 2003 Là thành viên Hiệp hội Tín
Trang 3dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA), Hiệp hội Tín dụng Nông thôn Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA); đã đăng cai tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn như Hội nghị FAO năm 1991, Hội nghị APRACA năm 1996 và năm 2004, Hội nghị Tín Dụng Nông nghiệp Quốc tế CICA năm 2001, Hội nghị APRACA về thủy sản năm 2002.
NHNo&PTNT là Ngân hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp nhận và triển khai các dự án nước ngoài, đặc biệt là các dự án WB, ADB, AFD Đến cuối năm 2002 đã tiếp nhận và quản lý có hiệu quả 62 dự án với tổng số vốn 2097 triệu USD
Với vị thế là Ngân hàng Thương mại hàng đầu Việt Nam, Ngân hàng đã nỗ lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, đóng góp
to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước Cụ thể: tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2003 là 132.000 tỷ đồng, chiếm 37% tổng nguồn vốn huy động của toàn hệ thống Ngân hàng Việt Nam, tổng dư nợ 118.000 tỷ đồng
Với những thành tích đã đạt được, ngày 07/05/2004 Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã ký quyết định số 226/2003/QĐ-CTN phong tặng danh hiệu thi đua cao quí “ Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới “ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam vì đã có những đóng góp đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa
2 Quá trình phát triển của NHNo&PTNT ViệtNam:
2.1 Mạng lưới hoạt động:
- Trụ sở chính tại Hà Nội
- 2 văn phòng đại diện tại Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh
- 4 công ty chuyên doanh: Công ty Cho thuê Tài chính I tại Hà Nội, Công ty Cho thuê Tài chính II tại thành phố Hồ Chí Minh, công ty kinh doanh vàng bạc đá quý tại Hà Nội, công ty TNHH Chứng khoán
- 90 sở giao dịch, chi nhánh đơn vị thành viên
- 1526 chi nhánh trực thuộc bố trí rộng khắp đất nước từ đô thị đến nông thôn với 2.3 vạn công nhân viên
2.2 Sản phẩm dịch vụ:
- Biểu phí
- Tài khỏan, kỳ phiếu, tín dụng
- Bảo lãnh
- Cho thuê tài chính
- Chiết khấu, chứng từ, thanh toán quốc tế
- Kinh doanh chứng khoán
Trang 4- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.
- Kinh doanh ngoại tệ
- In – thương mại
2.3 Định hướng phát triển:
Với phương châm vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của khách hàng và ngân hàng, mục tiêu của NHNo&PTNT Việt Nam là tiếp tục giữ vững vị trí Ngân hàng Thương mại hàng đầu Việt Nam tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên trường Quốc tế
NHNo&PTNT Việt Nam kiên trì với định hướng chiến lược phát triển là: Tiếp tục triển khai mạnh mẽ đề án tái cơ cấu Kiện toàn một bước về tổ chức bộ máy và cán bộ theo hứơng: giảm cầu cấp trung gian, cải cách khâu kế toán, nâng cao chất lượng cán bộ tham mưu tại Trụ sở chính, tập trung đào tạo lại tay nghề cho đội ngũ CBNV, đẩy nhanh ứng dụng công nghệ tin học, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, rà soát, bổ sung quy chế điều hành ở các cấp ngân hàng vừa đảm bảo thực hiện đúng quy trình tác nghiệp, vừa xác định rõ công việc và trách nhiệm của mỗi cán bộ, nhân viên Tăng cường hợp tác, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của các nước, các tổ chức tài chính – ngân hàng quốc tế đảm bảo hoạt động đạt hiệu quả cao, ổn định và phát triển bền vững Giai đoạn 2002-2005 phấn đấu hoàn thành việc tạo lập những tiền đề quan trọng cho sự phát triển của các năm tiếp theo
Đến năm 2005, phấn đấu tăng tổng nguồn vốn từ 25-28%/năm, tổng
dư nợ từ 20-25%/năm Trong đó tỷ trọng tín dụng trung dài hạn tối đa chiếm 45% tổng dư nợ Trên cở sở cân đối nguồn vốn cho phép, nợ quá hạn dưới 1% tổng dư nợ, lợi nhuận tối thiểu tăng 10%
Coi trọng cộng tác huy động vốn, đặc biệt nguồn vốn huy động từ dân cư, nguồn vốn trung và dài hạn để tạo thế ổn định Đồng thời đẩy mạnh quan hệ đối ngoại nhằm thu hút nguồn vốn ủy thác đầu tư, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế Chú trọng đầu tư theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Coi trọng ứng dụng tin học vào hoạt động ngân hàng Tập trung đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ
Thực hiện đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng và dịch vụ ngân hàng cũng như các đối tượng khách hàng để nâng cao tỷ trọng thu thập từ dịch vụ Tập trung nâng cao chất lượng tín dụng, có chính sách thích hợp nhằm ngăn chặn rủi ro tín dụng Tăng cường năng lực tài chính thông qua thực hiện cơ chế lãi suất thực dương và thực hiện chỉ huy lãi suất tập trung tại Trụ sở chính
Áp dụng lãi suất huy động và cho vay tại các vùng cĩ cạnh tranh cao Kiện tồn cơ chế khốn tài chính đến từng người lao động
Trang 52.4 Mô hình tổ chức:
II NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH 4:
1 Qúa trình thành lập và phát triển:
NHNo&PTNT chi nhánh 4 được thành lập ngày 24/11/2004 theo quyết định số: 422/QĐ/HĐQT-TCCB của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Giấy phép đóng trú số: 33/UB-GP ngày 18/02/2005 của Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh
Đây là chi nhánh cấp I trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam.Hệ thống mạng lưới của Ngân hàng gồm 2 phòng giao dịch: 398 Lê Hồng Phong, phường 1, quận 10; 175 Tô Hiến Thành, phường 13, quận 10
Từ khi Ngân hàng thành lập đã được tổ chức thực hiện với các nghiệp vụ truyền thống và nay đủ các nghiệp vụ Ngân hàng Quốc tế Tuy mới thành lập nhưng mấy năm qua NHNo&PTNT - Chi nhánh 4 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình với số lượng khách hàng ngày càng đông và dư nợ ổn định
* Định hướng phát triển của NHNo&PTNT:
Thực hiện phát triển công nghệ thông tin trong bối cảnh nhu cầu rất cấp bách về công nghệ, kế hoạch triển khai các ứng dụng tin học trong các nghiệp vụ và dịch vụ Ngân hàng
Trang 6Củng cố, chấn chỉnh và cơ cấu lại hoạt động Ngân hàng, đảm bảo phục vụ có hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh cả năng lực tài chính, trình độ công nghệ và năng lực quản lý của toàn hệ thống
Đào tạo kỹ năng nghiệp vụ, ứng dụng công nghệ mới cho tất cả cán bộ, nhân viên Ngân hàng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh, dịch vụ và sản phẩm mới với những nội dung thiết thực, phổ cập, hiện đại
Đào tạo nâng cao trình độ nghề nghiệp và kiến thức khoa học Ngân hàng Từng bước xây dựng lực lượng cán bộ đầu đàn có trình độ chuyên sâu trong hoạt động Ngân hàng Cập nhập kiến thức bổ trợ cho cán bộ, nhân viên trong Ngân hàng như: Luật pháp, ngoại ngữ, marketing, kinh tế kỹ thuật chuyên ngành và các thông tin kinh tế cần thiết
Tăng cường công tác quản lý Tín dụng, chấm dứt tình trạng gia hạn, định kỳ hạn nợ tùy tiện nhằm che giấu nợ quá hạn
Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn , tăng cường quảng cáo tiếp thị để thu hút tiền gởi từ dân cư và các tổ chức kinh tế
2 Cơ cấu tổ chức:
2.1 Địa chỉ trụ sở:
Địa chỉ: 192 - 194 Khánh Hội,phường 6, quận 4, thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 9412886
Fax: (08) 9408478
Địa chỉ thư điện tử: nhnongnghiep4@hcmpt.vn
Trang 72.2 Phân công nhiệm vụ trong Ban Giám đốc:
Ban giám đốc hiện có 3 người, có văn bản phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các thành viên Giám đốc phụ trách chung, các lĩnh vực lãi suất, tài chính, kiểm tra nội bộ 1 phó Giám đốc thường trực phụ trách phòng Kế Toán – Ngân quỹ, phòng Hành chính Nhân sư 1 phó Giám đốc phụ trách phòng Tín dụng – Thanh toán Quốc tế
2.3 Chức năng các bộ phận:
* Bộ phận Kế tóan – Ngân quỹ:
Trực tiếp hạch tóan kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam
Xây dựng chỉ tiêu kế họach tài chính, quyết toán kế họach thu, chi tái chính, quỹ tiền lương
Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và báo cáo theo quy định
Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước
Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam
* Bộ phận Tín dụng – Thanh toán quốc tế:
- Bộ phận Tín dụng:
+ Cho vay ngắn hạn, trung hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với mọi thành phần kinh tế
+ Chiết khấu các chứng từ có giá
+ Cho vay tài trợ theo chương trình, dự án và kế hoạch của Chính phủ
+ Thực hiện bảo lãnh Ngân hàng: bảo lãnh, đồng bảo lãnh, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh đối ứng
- Bộ phận thanh toán quốc tế:
Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại như: thanh toán L/C nhập, L/C xuất, thu hộ, chi hộ, mua bán thu đổi ngoại tệ theo tỷ giá quy định hằng ngày, chuyển tiển kiều hối, thanh toán séc du lịch
* Bộ phận Hành chính Nhân sự:
Xây dựng công trình công tác hằng tháng, quý của Ngân hàng
Trang 8Trực tiếp quản lý con dấu của Ngân hàng, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế… của hội sở và các chi nhánh của Ngân hàng.
Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần, thăm hỏi, ốm đau, hiếu hỷ cho cán bộ, nhân viên
Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ và thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên công tác, học tập trong và ngoài nước
Thực hiện công tác thi đua khen thưởng
* Bộ phận thẩm định:
Phục vụ cho việc ra quyết định cho vay
Đánh giá được mức độ tin cậy của dự án đầu tư mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn
Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay
* Bộ phận Kiểm soát:
Kiểm tra công tác điều hành của Ngân hàng và việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của pháp luật, của NHNo&PTNT Việt Nam
Kiểm tra độ chính xác của báo cáo tài chính, báo cáo cân đối kế toán, việc tuân thủ các nguyên tắc, chế độ về kế toán theo quy định của Nhà nước và của ngàng Ngân hàng
Báo cáo Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam, Giám đốc chi nhánh kết quả kiểm tra và đề xuất biện pháp xử lý, khắc phục khuyết điểm, tồn tại
* Bộ phận Nguồn vốn và Kế hoạch Tổng hợp (KHTH):
Phòng Nguồn vốn - KHTH có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng để có kế hoạch huy động vốn hợp lý Ngoài
ra, phòng Nguồn vốn - KHTH còn có nhiệm vụ phân bổ nguồn vốn do cấp trên rót về
2.4 Mô hình tổ chức:
Trang 93 Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu:
-Nhận tiền gửi bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng của tất cả các thành phần kinh tế trong và ngoài nước với nhiều kỳ hạn thích hợp và lãi suất hấp dẫn
- Nhận vốn uỷ thác và tài trợ các dự án đầu tư
- Thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền nhanh trong và ngoài nước
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng để phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, phát triển cơ sở hạ tầng, du học…
- Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu: Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng đối với tổ chức và cá nhân trong nước
- Thực hiện đồng tài trợ các dự án có quy mô lớn
- Thực hiện dịch vụ thẻ ATM, thẻ Tín dụng nội địa, dịch vụ Kiều hối và chuyển tiền nhanh Western Union
- Dịch vụ thanh toán hộ tiền điện, nước, điện thoại; chi trả tiền lương cho cán bộ công nhân viên qua tài khoản sử dụng thẻ ATM, mua bán, thu đổi ngoại tệ, dịch vụ môi giới mua bán nhà, xe ô tô, các hàng hoá có giá trị cao
- Dịch vụ tư vấn qua điện thoại PhoneBanking
III TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG:
Phòng Hành chính- Nhân sự
Phòng Thẩm định
Phòng Kế toán – Ngân quỹ
PhòngNguồn vốn - KHTH
GIÁM ĐỐC
Trang 10Bảng 1: Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn ( dư nợ cho vay) giai
đọan năm 2004 – 2005 Đơn vị tính: triệu VNĐ
Năm 2006
So sánh năm 2005/2004
So sánh năm 2006/2005 Chênh
lệch tăng
Tình hình tăng
Chênh lệch tăng
Tình hình tăng Tổng
2004 0
Trang 11Qua biểu đồ 1, ta thấy tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng qua các năm đều tăng lên đáng kể nhưng tốc độ tăng trưởng ở năm
2006 co sự giảm nhẹ (47,3% < 82,83%, 69,1% < 118,96%) do chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước nên đã ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của Ngân hàng thương mại
Bảng 2: Tình hình dư nợ cho vay giai đoạn năm 2004 – 2005:
ĐƠN VỊ TÍNH: TRIỆU VNĐ
Cho vay ngắn
Cho vay trung
và dài hạn
Biểu đồ 2: tình hình dư nợ cho vay giai đoạn năm 2004 – 2006
Qua biểu đồ 2, cho thấy tình cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn của Ngân hàng tăng trưởng ổn định qua các năm Mặt khác, riêng năm 2005, 2006 ta thấy số lượng cho vay ngắn hạn của Ngân hàng luôn cao hơn số lượng cho vay trung và dài hạn Điều đó chứng tỏ Ngân hàng đã nổ lực rất nhiều
Trang 12trong việc tiếp thị và tiếp cận nhu cầu vốn lưu động vốn dĩ rất lớn trong nền kinh tế đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì nguồn vốn bổ sung ngắn hạn cho hoạt động thanh toán trong doanh nghiệp là rất cần thiết.
Bảng 3: Tình hình vốn huy động theo kỳ hạn giai đoạn 2004 - 2006
Đơn vị tính: Triệu đồng
TỔNG VỐN HUY ĐỘNG 243.148 444.550 655.055
Biểu đồ 3: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn giai đoạn 2004 -2006
Qua biểu đồ 3, ta thấy tình hình huy động vốn qua các năm ngày càng tăng với tốc độ cao Năm 2006 vốn huy động tăng 2.7 lần so với năm 2004 (từ 243,148 triệu đồng đến 655,055 triệu đồng) nhưng năm 2006 tăng chậm hơn năm 2005(2006/2005: 47,35%; 2005/2004: 82.83%) do NHNo CN4 mới thành lập vào tháng 11/2004 nên tình hình huy động vốn năm 2004 khá thấp so với năm 2005 Tuy nhiên nhìn chung tình hình huy động vốn như vậy là khá ổn định và có xu hướng phát triển tốt Đặc biệt, năm 2006 có sự thay đổi lớn về cơ cấu nguồn vốn huy động, nguồn vốn không kỳ hạn giảm nhiều so với năm 2005 (2006: 42,474 triệu đồng so với 2005: 110,247 triệu đồng) Trong khi đó nguồn vốn trung và dài hạn lại tăng lên khá cao (2006: 391,451 triệu đồng so với 2005: 168,565 triệu đồng), cho thấy ngân hàng
Trang 13tăng cường nguồn vốn trung và dài hạn để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Đây cũng là kết quả tất yếu do tình hình cạnh tranh của các ngân hàng thương mại.
Bảng 4: Tình hình dư nợ tín dụng theo tiền tệ giai đoạn 2004 – 2006.
ĐƠN VỊ TÍNH: TRIỆU ĐỒNG.
DƯ NỢ BẰNG NGOẠI TỆ VÀ VÀNG 11.581 6.478 28.286
TỔNG DƯ NỢ CHO VAY 129.123 282.733 478.334
DƯ NỢ BẰNG NGOẠI TỆ VÀ VÀNG
Qua biểu đồ ta thấy tổng dư nợ cho vay bằng VNĐ vào cuối năm 2006 đạt 450,048 triệu đồng, tăng 62,91% so với 2005, dư nợ bằng ngoại tệ quy đổi là 28,286 triệu đồng, tăng 336,65% so với 2005 Tổng dư nợ cho vay cũng tăng đều qua các năm nhưng tình hình cho vay nội tệ vẫn giữ vai trò chủ đạo Tuy nhiên ở nam 2006, tình hình cho vay ngoại tệ tăng nhanh hơn cho vay nội tệ Điều này cho thấy khả năng sử dụng vốn của ngân hàng có khuynh hướng tăng mạnh bằng đồng ngoại tệ
NHNo CN4 luôn là đơn vị mạnh trong công tác thanh toán, chuyển đổi tiền, huy động vốn, thu chi hộ, mà đặc biệt là hoạt động cho vay diễn ra rất sôi động, nhiều khách hàng mới đặt quan hệ tín dụng Năm 2006 vừa qua, việc chuyển đổi ngoại tệ, chuyển tiền trong nước và ra nước ngoài đã thu hút được một lượng ngoại tệ lớn trong việc cho vay thanh toán các hợp đồng L/C
Trang 14I MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG:
1 Khái niệm tín dụng:
Tín dụng là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia được sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả theo thời hạn thoả thuận
Quan hệ tín dụng có thể diễn tả theo mô hình:
Giá trị tín dụng
Giá trị tín dụng + lãi
2.Sự ra đờiøvà phát triển của tín dụng:
Tín dụng ra đời rất sớm gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất hàng hoá Chính sự phân công lao động xã hội và sự xuất hiện của chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất đã đặt nền móng cho sự ra đời của tín dụng
Trong thời kỳ cổ đại, điều kiện sản xuất rất kém, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên cùng với gánh nặng sưu thế và các tệ nạn xã hội
Trang 15Những người sản xuất nhỏ đôi khi phải đối phó với những rủi ro bất khả kháng trong đời sống, bắt buộc họ phải đi vay để giải quyết những khó khăn nhằm đảm bảo sản xuất Trong khi đó, của cải tiền bạc có xu hướng tập trung vào một nhóm người Chính sự phân công này đã cho ra đời tín dụng nặng lãi.
Trong nền kinh tế hiện nay, mọi vận hành kinh tế điều được tiền tệ hóa Do vậy mọi chủ thể đều phải tự tìm kiếm nguồn vốn để thõa mãn nhu cầu của mình và tự chủ trong việc sử dụng nguồn vốn đó Tuy nhiên không phải lúc nào nhu cầu về vốn tiền tệ cũng được đáp ứng đầy đủ, có nơi thì thừa vốn có nơi thì thiếu vốn Sự thừa thiếu vốn này có khi tạm thời có khi lâu dài, nơi thừa vốn thì tìm cách sử dụng nguồn vốn của mình sao cho có lợi nhất, còn nơi thiếu vốn thì tìm cách sao cho bù đắp sự thiếu hụt của mình với chi phí thấp nhất Điều này có nghĩa là nhu cầu giao lưu vốn xuất hiện Nhu cầu xuất hiện từ hai phía: phía những người cần vốn và phía những người có vốn Có thể nói rằng sự cần thiết tồn tại và phát triển của tín dụng trong nền kinh tế thị trường là một yếu tố khách quan Đến nay quan hệ tín dụng ngày càng được mở rộng và phát triển cả về số lượng lẫn qui mô đã tạo nên tín dụng Ngân hàng với sự hình thành là tín dụng thương mại Và ngày nay tín dụng ngân hàng đã trở thành nhân tố quan trọng không thể thiếu được trong nền kinh tế
3 Bản chất của tín dụng:
Tín dụng là hình thức vận động vốn, tiền tệ giữa người đi vay và người cho vay Nó là quan hệ tiền tệ có hoàn trả lại cả vốn và kèm theo khoản lợi tức do việc sử dụng vốn của người khác Lợi tức là giá cả của vốn cho vay, với tư cách là giá cả mức lợi tức lên xuống phụ thuộc quan hệ cung cầu tiền tệ đi vay và cho vay Thông thường mức lợi tức cho vay phải lớn hơn mức lợi tiền gởi và thường lớn hơn mức lạm phát
Qua định nghĩa về tín dụng cho thấy trong quan hệ tín dụng người cho vay chỉ nhượng lại quyền sử dụng vốn cho người đi vay trong một thời gian nhất định Tuy nhiên, người đi vay không có quyền sở hữu số vốn ấy nên phải hoàn trả lại cho người cho vay khi đến thời hạn đã thõa thuận Sự hoàn trả này không chỉ là sự bảo tồn về mặt giá trị mà vốn tín dụng còn được tăng thêm dưới hình thức lợi tức Ơû đây, quá trình vận động mang tính chất hoàn trả của tín dụng là biểu hiện đặc trưng nhất về sự khác biệt giữa mối quan hệ tín dụng và các mối quan hệ kinh te khác
Tóm lại, quan hệ tín dụng đã tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế – xã hội Tuy nhiên dù vận động ở phương thức sản xuất nào, đối tượng vay mượn là hàng hoá hay tiền tệ thì tín dụng cũng mang các đặc trưng cơ bản sau: