1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Google và công cụ tìm kiếm Việt

39 378 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 453,5 KB

Nội dung

Google và công cụ tìm kiếm Việt

Đề tài : Google công cụ tìm kiếm Việt Nam GVHD : Đinh Văn Thịnh LỜI MỞ ĐẦU Bạn đã từng lên mạng? Bạn đã từng nghe nhạc, tìm video, tìm tài liệu phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu ? Vâng, tất nhiên ! Hầu như bạn chẳng cần phải trả một xu nào cho những dịch vụ này. Bạn thích thú vì những món hàng “free” đó? chắc hẳn rằng bạn cũng chẳng quan tâm đến nguồn gốc của nó vì điều đó đối với bạn như một lẽ thường tình. Một sự thật sẽ khiến bạn bất ngờ là chính bạn mới là người trực tiếp mang lại lợi nhuận cho các trang Website tìm kiếm đó. Chỉ một cái click chuột của mình, bạn đã mở ra hàng ngàn cơ hội cho các dịch vụ quảng cáo mang đến một nguồn lợi nhuận to lớn với một con số đáng kinh ngạc ước tính hàng tỷ đôla Mỹ mỗi năm. như một quy luật của cuộc sống, ở đâu có lợi nhuận, ở đó sẽ có cạnh tranh, thậm chí cả chiến tranh… Cuộc đua về mảng tìm kiếm thông tin trên Internet đã đang ngày càng trở nên kịch liệt hấp dẫn đến mức co thể coi đó như là dẫn chứng tiêu biểu cho sự phát triển công nghệ thông tin thế giới hiện nay. Dẫn đầu cuộc đua này phải kể đến ông trùm Google, Microsoft, Yahoo, Baidu…với những sản phẩm dịch vụ đa dạng hiện đại. Quay về với thực trạng của Việt Nam, để bắt kịp với xu hướng chung của thế giới, cách đây hơn 10 năm Việt Nam cũng đã tham gia trong cuộc chạy đua này. Trong giai đoạn đó, dù đã rất cố gắng để cho ra những sản phẩm ưu Việt phục vụ cho chính người Việt Nam nhưng xét về mặt kinh nghiệm, nguồn vốn…thì đây quả thật là một cuộc chiến không cân sức nên Việt Nam đã để thua ngay trên chính “sân nhà”. Thị trường Việt đã chứng kiến sự đổ bộ của những tập đoàn CNTT đứng đầu thế giới chiếm gần hết 100% thị phần khách hàng trong nước. Hơn 10 năm nhìn lại, đến nay với những điều kiện thuận lợi hơn trước, CCTK Việt Nam chưa chịu bỏ cuộc mà vẫn tiếp tục phấn đấu để tranh giành lại thị phần với những tập đoàn lớn với mục đích cung cấp sản phẩm “thuần Việt” cho người dân Việt. Điều này quả thật không dễ dàng gì khi người sử dụng đã 1 Đề tài : Google công cụ tìm kiếm Việt Nam GVHD : Đinh Văn Thịnh quá quen sử dụng những dịch vụ của Google, Yahoo. Nhưng phải nói rằng, không dễ chứ không phải là không thể được. Chỗ đứng nào cho Công cụ tìm kiếm Việt nam trong lòng giới trẻ nói riêng cộng đồng mạng nói chung hiện nay? Liệu CCTK Việt Nam đã tìm ra lối đi đúng hướng cho mình? . Đó cũng là lý do để Nhóm chọn “Google công cụ tìm kiếm Việt” làm đề tài tiểu luận cho mình. Nhóm không tham vọng để đưa ra những đề xuất hiệu quả nhưng chí ít Nhóm cũng muốn góp sức mình để tìm ra những thực trạng, những ưu nhược điểm để từ đó góp phần nhỏ của mình ủng hộ cho sự thắng lợi của mảng công cụ tìm kiếm nói riệng lĩnh vực công nghệ thông tin của Việt Nam nói chung. 2 Đề tài : Google công cụ tìm kiếm Việt Nam GVHD : Đinh Văn Thịnh  Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG Trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu đề tài, Nhóm đã quyết định trình bày bài tiểu luận như một bài báo tổng hợp về những khái niệm cũng như phần tranh luận xung quanh các trang tìm kiếm Việt Google.com.vn. Tuy vậy, bài báo cáo này không vượt xa khuôn khổ của một bài luận thông thường. Nhóm đã tìm tòi, bám theo một số cơ sở lý luận có trọng yếu đánh vào những ý tưởng mình muốn trình bày. Nhìn nhận từ những quan điểm cá nhân cũng như của một tập thể quan điểm, những thông tin từ các dân, cộng đồng mạng, nhóm đã quyết định đưa ra một bài khảo sát thưc tế nhỏ dành cho những người có thể gọi là có chuyên môn - cụ thể ở đây là các sinh viên của một số trường được đào tạo ngành công nghệ thông tin như Trường Đại học Công Nghệ Thông Tin, Trường Sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Khoa học tự nhiên Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh_ngành Hệ thống thông tin quản trị. Bên cạnh đó, để bài viết mang tính đa chiều, Nhóm đã dành một phần không nhỏ để khảo sát riêng các “dân” không chuyên mà điển hình là sinh viên Đại học Ngân hàng Tp Hồ Chí Minh chuyên ngành Tài chính Ngân hàng. Qua cuộc khảo sát đó, nhóm đã thu thập những thông tin khá cần thiết bổ ích cho bài viết của mình . Những thông tin đó sẽ được nhóm chuyển tài dần qua các trang viết sau. Hiện nay, nếu nói về các trang tìm kiếm, so với Yahoo, Google thì các trang của chúng ta làm được quá ít nhưng không có nghĩa là chúng ta không làm được. Những trang tìm kiếm Việt Nam như Vinaseek, Pan Vietnam hay Hoatieu tuy xuất hiện trước các “ông lớn” tại thị trường nội địa nhưng lại đứng không vững mau chóng đi vào thoái trào .Trong này, Nhóm tạm gọi các trang như thế là “thế hệ cũ”, trong các năm gần đây lại xuất hiện một “thế hệ mới”, sản phẩm những người trẻ tuổi Việt Nam, thế hệ 8X, những con người có tâm huyết, có gan, thích thách thức ý chí kiên định. 3 Đề tài : Google công cụ tìm kiếm Việt Nam GVHD : Đinh Văn Thịnh Từ đó, Nhóm chúng tôi, một phần cũng là những người thuộc thế hệ 8X, thích thú với những câu chuyện của người cùng thế hệ nên quyết định bắt tay vào thực hiện bài tiểu luận “Google.com.vn công cụ tìm kiếm Việt” . Nội dung của bài luận sẽ xoay quanh các câu hỏi : Tại sao chúng tôi lại chọn Google mà không phải là một tên tuổi khác? Các trang tìm kiếm “sống sót” như thế nào trong khi phần lớn cung cấp dịch vụ miễn phí cho người dùng, liệu có chắc chúng ta đang dùng miễn phí các dịch vụ đó hay không? nhìn lại Việt Nam, liệu các trang tìm kiếm Việt có thể đứng vững phát triển lớn mạnh trong một môi trường cạnh tranh không cân sức, những lý do nào khiến chúng ta cần xây dựng một thương hiệu Việt, một công cụ tìm kiếm “made in Việt Nam”. Hy vọng sau bài viết này Nhóm có thể một phần giải đáp thắc mắc trên mong muốn lớn nhất của không riêng gì cá nhân các thành viên trong Nhóm là đánh động vào ý thức của người dùng Internet rằng ngoài Google Yahoo thì đâu đó trên thế giới ảo còn có những trang tìm kiếm Việt Nam, chúng cần người Việt biết đến, cần người Việt sử dụng, chúng cần động lực từ chúng ta, những người dùng Việt thế hệ trẻ, có tầm vóc ảnh hưởng, lan truyền mạnh mẽ đến thế hệ khác. Số lượng mẫu khảo sát của Nhóm chỉ giới hạn ở con số 600, tuy vậy Nhóm tin tưởng vào sức mạnh của Maketing truyền miệng. Nếu sau bài viết này mà có thể được một làn sóng nhỏ, thay đổi một chút thói quen sử dụng trang tìm kiếm thì rõ ràng Nhóm đã tạo được một thành công đáng kể.Và sau đây là phần luận của Nhóm. Trước nhất chúng ta sẽ đi tìm hiểu về một số vấn đề cơ bản cần thiết. 1.1 Web 2.0: Khi đã đề cập đến công cụ tìm kiếm không thể không nhắc đến thế hệ web 2.0 đang nở rầm rộ ,được các nhà truyền thông nhắc đến trong khoảng thời gian gần đây. Hiện nay vẫn chưa đưa ra một định nghĩa hay khái niệm chính thức về Web 2.0. Nếu muốn tìm hiểu về Web 2.0 thì chính các nhà công nghệ trên thế giới cũng chỉ đưa ra ví dụ , so sánh với các phương tiện truyền thông 4 Đề tài : Google công cụ tìm kiếm Việt Nam GVHD : Đinh Văn Thịnh khác loại. Có thể nói, Web 2.0 không thể hiểu một cách riêng biệt ở từng khía cạnh kỹ thuật, kinh tế hay xã hội được nhưng đây là bài viết mang tính chất kinh tế nên có thể tóm gọn cách hiểu Web 2.0 qua các ứng dụng của nó theo các chủ đề sau:  Audio music : treaming, download, podcasting,các dịch vụ sách điện tử…  Browsing (trình duyệt) : Các công cụ để truy cập content, bao gồm: trình duyệt, start pages, đọc tin RSS, widgets runtime engines Commerce : bán lẻ, đấu giá, các dịch vụ quảng cáo, chuyển tiền, du lịch …  Communications : E-mail, chat, voice …  Infrastructure Storage : các công cụ phát triển, các dịch vụ lưu trữ đồng bộ trực tuyến …  Location –based services : Bản đồ, tìm bạn bè, các dịch vụ về bản đồ địa lý  Photo Video: Lưu trữ, chia sẻ chỉnh sửa hình ảnh, các dịch vụ về Video …  Productivity: Các công cụ online hỗ trợ cho công việc của cá nhân tập thể. Search engine reference : tìm kiếm dữ liệu, kiến thức, wiki các công cụ liên quan Social publishing : Mạng xã hội, các công cụ quản lý nội dung, blogging micro-blogging … Ở mỗi ứng dụng khác nhau lại có một vài đại diện cụ thể đặc trưng. Có thể lấy ví dụ về ứng dụng Browsing như trình duyệt Firefox, Internet Explorer; về Communications như Gmail, Yahoo!mail, Yahoo!Chat ; về Commerce như trang eBay.com, Amazon.com hay về Photo Video lại có Youtube . Cụ thể, web 2.0 về cơ bản không chỉ thay đổi về công nghệ mà nó còn thay đổi cơ bản cách sử dụng Internet của người dùng. Nếu trước đây người dùng chỉ tìm đọc thông tin thì nay họ chính là người tương tác với các nội dung đó, nói cách khác 5 Đề tài : Google công cụ tìm kiếm Việt Nam GVHD : Đinh Văn Thịnh họ là người đưa tin phản hồi thông tin. Đơn cử như trang Wikipedia, vốn là một trang nhật ký mở, các thông tin từ nó đều do người sử dụng đưa lên, sửa chữa, bổ sung, tranh luận. Về mặt nội dung, sự chính xác của thông tin chỉ mang tính chất tương đối nhưng dù sao thì đó chính là một đại diện tiêu biểu của thế hệ web 2.0, mang ý nghĩa triết lý của thời kỳ web mới : “Tận dụng triệt để trí tuệ cộng đồng”… Khi đó, nói đến vai trò của công cụ tìm kiếm trong thế giới web 2.0, có thể nói công cụ tìm kiếm đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, là một ứng dụng xuất sắc, đặc biệt là Google. Có thể ví von, Google là “đứa con cưng”của thế hệ web 2.0. Nếu thiếu một công cụ tìm kiếm như Google thì không biết việc thu thập lấy nguồn thông tin trở nên khó khăn đến dường nào. 1.2 Công cụ tìm kiếm : Khái niệm : là một phần mềm nhằm tìm ra các trang trên mạng Internet có nội dung theo yêu cầu người dùng dựa vào các thông tin mà chúng có. Trữ lượng thông tin này của công cụ tìm kiếm thực chất là một loại cơ sở dữ liệu (database) cực lớn. Việc tìm các tài liệu sẽ dựa trên các từ khóa (keyword) được người dùng gõ vào trả về một danh mục của các trang Web có chứa từ khóa mà nó tìm được. Trong mỗi giao diện của một trang tìm kiếm bất kỳ, người dùng sẽ quan tâm nhất đến hai yếu tố sau đây, đó là: từ khóa sự phân hạng. Vì sao? Vì nếu gõ từ khóa đúng, có khoa học thì sẽ cho ra các kết quả bám sát với nội dung mà người tìm muốn hướng tới. trong hàng loạt, hàng nghìn kết quả được xuất ra thì người dùng chắc chắn chỉ chọn vài trang đầu, thứ hạng cao, có thể nói nhiều lắm là 5 trang, nếu ai đó có đủ kiên nhẫn để tìm tới trang thứ 10, những trường hợp hy hữu. Đó là điều chắc chắn, lý do? Càng về sau thông tin càng bị loãng, các kết quả chỉ bám vào từ khóa đã bị“bẽ gãy”. Ví dụ, khi gõ cụm từ “bài tập nguyên lý thống kê”các trang đầu sẽ cho ra kết quả những từ khóa mật độ dày, càng về sau, các kết quả được hiển thị đại loại như: “bài tập”ở hàng thứ nhất”,”nguyên” hàng thứ hai,””thống “ở hàng thứ ba . 6 Đề tài : Google công cụ tìm kiếm Việt Nam GVHD : Đinh Văn Thịnh 1.3 Lợi nhuận của các trang tìm kiếm: Ở phần trên, Nhóm đã nêu ra hai yếu tố quan trọng mà người dùng quan tâm : từ khóa với sự phân hạng, đó cũng là cơ sở lý thuyết để đưa đến cách đặt vấn đề cho đề mục này. Lâu nay, đã ai từng đặt câu hỏi: Liệu rằng các trang tìm kiếm làm sao để duy trì hoạt động của một cỗ máy khổng lồ với lượng nhân viên “đông đúc”, làm sao mà họ có thể sống sót được? Vậy nguồn tài chính tài trợ đằng sau lấy từ đâu? sau này các trang tìm kiếm Việt cũng vậy, muốn tồn tại phát triển không lẽ lại “sống bằng niềm tin” , không lẽ cứ cung cấp dịch vụ “chùa” cho người sử dụng sao? Câu trả lời sẽ được làm rõ ngay sau đây! Thứ nhất: Chi phí để các trang web được thu thập nhanh.Tức là, hiện nay trên thế giới có một lượng lớn web mới ra đời mỗi ngày. Nếu muốn có mặt trong danh sách liệt kê của các trang tìm kiếm thì trước tiên trang đó phải được các máy tìm kiếm thu thập về lưu trong kho dữ liệu, thời gian để được máy tìm kiếm “để mắt” tới có thể sẽ mất từ vài tuần đến vài tháng.Nếu doanh nghiệp không muốn đợi lâu thì phải trả phí để các máy tìm kiếm thu thập nhanh hơn, cỡ độ khoản một hay hai ngày. Thứ hai: Bán thông tin. Tức là, các cỗ máy tìm kiếm thường thu thập một lượng thông tin khổng lồ về các sở thích hành vi của người sử dụng trong quá trình vận hành của chúng. Những thông tin này, bên cạnh việc hỗ trợ cho việc nâng cấp các máy tìm kiếm để trả về kết quả phù hợp hơn, còn có thể được bán cho các công ty khác. Những công ty mua các thông tin này có thể sử dụng chúng để biết được những sản phẩm người tiêu dùng đang quan tâm hoặc tiên đoán những nhu cầu của người tiêu dùng trong tương lai. Về cách “kiếm lời” thứ hai này Chúng tôi xin đưa ra ví dụ như dịch vụ: Google Trends (xu hướng) ,đây được coi là “kẻ thù đáng gờm“ đối với các công ty nghiên cứu thị trường, với ưu thế quá rõ ràng, Google có thể dựa khả năng tự động thu thập thông tin về nhu cầu của khách hàng qua công cụ tìm kiếm để bán đi kiếm lợi nhuận. 7 Đề tài : Google công cụ tìm kiếm Việt Nam GVHD : Đinh Văn Thịnh Thứ ba: Bán dịch vụ. Các công ty sở hữu công nghệ về máy tìm kiếm thường bán các dịch vụ tìm kiếm cho các công ty có khối lượng dữ liệu lớn phân tán. Ví dụ, Google bán công nghệ Google Search Appliance cho các công ty muốn triển khai các dịch vụ tìm kiếm dữ liệu của nội bộ công ty. Thứ tư: Quảng cáo trực tuyến qua công cụ tìm kiếm. Nguồn thu này được xem là nguồn thu lớn nhất. Có hai cách quảng cáo trực tuyến bằng công cụ tìm kiếm dựa vào “từ khóa” “sự phân hạng”. Đây được xem là động lực chính để giúp các trang tìm kiếm tồn tại.  Khách hàng trả tiền để bảo đảm trang web của họ nằm ở thứ hạng cao trong danh sách kết quả tìm kiếm trả về của máy tìm kiếm .  Các máy tìm kiếm phân chia trang kết quả tìm kiếm thành hai phần, một phần là kết quả tìm kiếm khách quan, độc lập với việc có trả tiền hay không, phần còn lại là dành cho các trang web có trả tiền. Ví dụ với Google, phần thứ hai thường chiếm một phần nhỏ bên phải, dưới tiêu đề Sponsored Links. Đây rõ ràng là một công cụ Marketing mới, vì hiện này khách hàng đã thông minh, sành sỏi hơn rất nhiều. Họ đã biết tự tìm kiếm thông tin sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chỉ đơn giản bằng cách đánh từ khóa vào ô trống trên giao diện của trang tìm kiếm .Vì vậy, các doanh nghiệp nên biết đâu là phương pháp quảng cáo hiệu quả cho website của mình thông qua trang tìm kiếm. 1.4 Qũy đầu tư mạo hiểm: Có lẽ các bạn sẽ thắc mắc vì sao chúng tôi lại đề cặp đến khái niệm một số vấn đề xung quanh các quỹ đầu tư mạo hiểm này? Tất nhiên là sẽ không là vô cớ, qũy đầu tư mạo hiểm là một hình thức đầu tư mới ở Việt Nam, nó chuyên đầu tư vào các dự án liên quan đến công nghệ cao, có ý tưởng mới, khả năng đóng góp cao vào thực tế…đặc biệt là các ứng dụng của web2.0 có triển vọng. Tuy nhiên đối với Việt Nam hình thức này còn khá mới mẻ, chỉ được nhắc nhiều trong những năm gần đây, đặc biệt là khi có sự bước chân của quỹ IDG của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Điều đó cũng cho thấy Việt Nam bắt đầu tạo dựng được những tiền đề cần thiết cho sự phát triển công nghệ. Sự cần thiết khi 8 Đề tài : Google công cụ tìm kiếm Việt Nam GVHD : Đinh Văn Thịnh đưa đề mục này vào bài luận là rõ ràng. Vì sao? Vì một trong các dự án mà các quỹ đầu tư có hứng thú là search engine (công cụ tìm kiếm), mà hầu như tất cả các công cụ tìm kiếm nổi tiếng thì trang nào cũng được một số quỹ đầu tư mạo hiểm cấp vốn trong thời gian đầu của dự án, bằng chứng là Google hay Yahoo đều được các quỹ này đồng ý cấp vốn cả hỗ trợ về quản lý điều hành. Riêng ở Việt Nam, xin lấy ví dụ, cổng thông tin timnhanh.com do công ty cổ phần VON thành lập đã được Qũy đầu tư DFG VinaCapital đầu tư USD để xây dựng phát triễn cổng thông tin của mình . Hiện nay, timnhanh.com cũng dần dần quen thuộc đối với người dùng Internet Việt, tương lai chắc chắn có tiềm năng phát triển mạnh mẽ để trở thành trang web giải trí, cổng tích hợp thông tin đa dạng hàng đầu của Việt Nam . 1.4.1 Đầu tư mạo hiểm : Là các khoản đầu tư mang tính trợ giúp khởi nghiệp cho các doanh nghiệp tư nhân ở các giai đoạn ban đầu đến giữa quá trình phát triển. Các đầu tư mạo hiểm thường nằm vào các công ty công nghệ cao hoặc có đổi mới sáng tạo. 1.4.2 Các quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam hướng đến các dự án về công cụ tìm kiếm: Hiện nay ở Việt Nam có các quỹ đầu tư mạo hiểm của trong ngoài nước đang hoạt động như: Mekongcapital thành lập vào 04/2002 .  DFG Vinacapital thành lập vào 11/2003.  IDG Venture Việt Nam thành lập vào 08/2004 , là quỹ đầu tư mạo hiểm về công nghệ đầu tiên của Hoa Kỳ ở Việt Nam. Trong đó, nhóm xin đặc biệt đề cập đến Qũy đầu tư mạo hiểm IDG Venture Việt Nam. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, một số công ty công nghệ chuyên cung cấp các dịch vụ , ứng dụng của web2.0 điển hình như: Vinagame, VC Corporation, DreamViet, PeaceSoft… đều được nhận vốn đầu tư mạo hiểm từ IDG Veture Việt Nam, đó là các công ty cung cấp các dịch vụ giải trí trên Internet, thị phần tăng rất mạnh, doanh thu lên tới hàng nghìn tỷ. 9 Đề tài : Google công cụ tìm kiếm Việt Nam GVHD : Đinh Văn Thịnh IDG không chỉ cung ứng mặt tài chính mà còn cử những đại diện của mình có am hiểm chuyên môn kỹ thuật quản lý doanh nghiệp vào trong bộ phận các công ty mà nó đồng ý cấp vốn, mà một tập đoàn tài chính xuyên quốc gia cỡ lớn như IDG họ tự biết cách đầu tư như thế nào để có kết quả tốt nhất. Hiện nay, quỹ IDG Venture Việt Nam đã đầu tư vào 3 bộ máy tìm kiếm Việt: socbay.com (Naiscorp), bamboo.com (VC Corporation), xalo.vn (Tinh van media) với hy vọng sẽ tạo được một Google của Việt Nam, đó cũng là lời phát biểu của ông Nguyễn Bảo Hoàng –giám đốc IDG Venture Việt Nam. Sự kiện mới nhất, ngày 24/09, công ty Naiscorp đã ký hợp đồng với hai quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Venture Việt Nam Softbank Chiana & India Holding, một chi nhánh thuộc quyền sở hữu của tập đoàn Softbank nhà quản lý Bodhi Investment LLC. Đây là lần thư hai, IDG cấp vốn cho trang tìm kiếm socbay.com. Socbay.com, trang tìm kiếm này rất được những người làm bên công nghệ thông tin Việt Nam quan tâm.Vì socbay.com là một sản phẩm thuần Việt 100% ,do các sinh viên Trường Đại học Bách khoa phát triển lên từ một nghiên cứu khoa học, rất có tiềm năng, sản phẩm của những con người tâm huyết , thế hệ 8X. Vì thế mà các trang tìm kiếm của chúng ta chỉ mới ở giai đoạn bắt đầu, nếu không muốn bị Google bỏ xa, tốt nhất nên “đi tắt đón đầu”, cố gắng tận dụng hết tất cả nguồn lực của mình, sự hỗ trợ từ chính phủ, đồng thời phải biết kết hợp các nguồn lực được tài trợ từ các quỹ đầu tư mạo hiểm. Chương 2 GOOGLE CÔNG CỤ TÌM KIẾM VIỆT 2.1 Công ty Google: Trong chương I, Nhóm đã nhắc khá nhiều đến Google để cho thấy rõ quan điểm của Nhóm là tại sao lại chọn Google để đưa vào bài luận mà không phải là một tên tuổi nào khác. Rõ ràng, Google.com có đặc điểm nổi bật so với các đối thủ cùng “làng chơi” khác như là Yahoo.com, Search.live.com, Ask.com…Nếu nói cụ thể bằng con số, tổng kết thị phần trên phạm vi toàn cầu thì Google chiếm một lượng đáng kể, bỏ xa các đối thủ còn lại: 10 [...]... Bảng 3: Mức độ hiểu biết về công cụ tìm kiếm Việt 17 Đề tài : Google công cụ tìm kiếm Việt Nam GVHD : Đinh Văn Thịnh Từ biểu đồ trên , ta cũng nhận thấy rằng mức độ Sinh Viên sử dụng các công cụ tìm kiếm Việt vẫn chưa cao chỉ tập trung ở một vài trang Web nhất định Để tìm hiểu rõ hơn về những công cụ tìm kiếm Việt Nam, nhóm xin giới thiệu sơ bộ về 3 công cụ tìm kiếm Việt khá phổ biến hiện nay... Online-AC Nielsen vốn là công ty nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới) 2.1.1- Ra đời hành trình: Google là một công ty Internet tầm cỡ thế giới có trụ sở tại Hoa Kỳ, được thành lập vào năm 1998 Sản phẩm chính của công ty này là công cụ tìm kiếm Google, được nhiều người đánh giá là công cụ tìm kiếm hữu ích mạnh mẽ nhất trên Internet Công cụ tìm kiếm Google được nhiều người ủng hộ sử dụng vì nó có... trang tìm kiếm bản địa của một số nước đã đánh thắng Google ở thị trường nội địa, cụ thể ở đây là 13 Đề tài : Google công cụ tìm kiếm Việt Nam GVHD : Đinh Văn Thịnh Baidu.com ở Trung Quốc Naver.com ở Hàn Quốc, nhóm sẽ dành khoảng ba trang viết để phân tích một số lý do thành công rút ra bài học cho Công cụ tìm kiếm Việt Nam 2.2.2 Mô hình tham khảo: 2.2.2.1 Baidu.com Baidu.com là trang web tìm kiếm. .. Bamboo.com qua đó, Bamboo cần nâng cao công cụ lọc cho trang Web nhằm đảm bảo chất lượng uy tín cho trang Web Chương 3 LỐI ĐI NÀO CHO CÔNG CỤ TÌM KIẾM VIỆT NAM 24 Đề tài : Google công cụ tìm kiếm Việt Nam GVHD : Đinh Văn Thịnh Như đã nói ở trên, Google đã chiếm lĩnh gần 100% thị phần khách hàng Việt sản phẩm của Google được đánh giá là rất tốt Do đó muốn cạnh tranh được với Google, Yahoo... tiếng Việt tốt (hiểu tốt ngôn ngữ Việt) , tiết kiệm được thời gian bộ nhớ Đồng thời là phát triển cách tìm kiếm theo chiều sâu (tức là cách tìn kiếm có tính chính xác cao) Ví dụ điển hình cho sự thành công này của các trang Việt Nam là Search.com.vn Giả sử bạn vào Googe để tìm kiếm với nội dung là công cụ tìm kiếm thì bạn sẽ nhận được kết quả là các trang có cụm hay các từ trong cụm công cụ tìm kiếm ,... phải là Naver Còn Việt Nam thì sao? Phần dưới đây, Nhóm xin đề cập đến mô hình mà công cụ tìm kiếm Việt hướng đến người dùng Việt có những nhận định như thế nào về các trang tìm kiếm của chúng ta? 2.2.3 - Các công cụ tìm kiếm Việt hiện nay Theo cuộc khảo sát của nhóm thì có 100% sinh viên dùng Internet ở Việt Nam thường xuyên dùng các bộ máy tìm kiếm, trong đó có đúng 100% dùng Google một sự thật... doanh nghiệp, các công ty làm bên lĩnh vực IT của Việt Nam không thể bị động đứng bên ngoài cuộc chơi Tiếp theo, nhóm xin đưa ra những phân tích phần cốt lỗi của bài luận này… 2.2 Công cụ tìm kiếm Việt Nam 12 Đề tài : Google công cụ tìm kiếm Việt Nam 2.2.1 GVHD : Đinh Văn Thịnh Thế hệ cũ: Ở phần đặt vấn đề chung, Nhóm đã đề cập đến cụm từ “thế hệ cũ” để ám chỉ đến các công cụ tìm kiếm như hoatieu.com,... lớn có 1 lượng người sử dụng kỷ lục Lý do thành công của Vinaseek vào thời điểm đó là do Việt Nam tồn tại khoảng 20 bảng mã khác nhau các Công cụ tìm kiếm khi đó như Altavista hay Yahoo không hỗ trợ mã tiếng Việt nên gây khó khăn cho người sử dụng Việt Nam, bởi thế sự ra đời của Vinaseek được 18 Đề tài : Google công cụ tìm kiếm Việt Nam GVHD : Đinh Văn Thịnh ủng hộ cao Nhưng những thành công. .. 16 Đề tài : Google công cụ tìm kiếm Việt Nam GVHD : Đinh Văn Thịnh cỗ máy tìm kiếm mạnh, bạn phải tự tạo ra kho dữ liệu mới bằng tiếng Hàn không có sẵn trên net” Có thể thấy cả hai trang tìm kiếm Baidu.com Naver.com đều rất biết khai thác điểm mạnh văn hóa, thị hiếu của khách hàng để đưa ra mẫu mô hình thích hợp để tạo dựng cho mình một thương hiệu mà mỗi lần nhắc tới công cụ tìm kiếm ở Trung... của Việt Nam hiện nay được đánh giá là còn rất nhiều hạn chế (nếu không muốn nói là thua hẳn so với sản phẩm của Google) .Và kết quả cụ thể cho sự đánh giá đó Cũng với 400 mẫu đủ điều kiện thống kê, được thực hiên với các sinh viên CNTT như trên ; phạm vi đánh giá là các khía cạnh của công cụ tìm kiếm Việt Nam hiện nay nói chung kết quả chúng tôi thống kê được là: 27 Đề tài : Google công cụ tìm kiếm . lợi của mảng công cụ tìm kiếm nói riệng và lĩnh vực công nghệ thông tin của Việt Nam nói chung. 2 Đề tài : Google và công cụ tìm kiếm Việt Nam . mà công cụ tìm kiếm Việt hướng đến và người dùng Việt có những nhận định như thế nào về các trang tìm kiếm của chúng ta?.. 2.2.3 - Các công cụ tìm kiếm

Ngày đăng: 28/03/2013, 11:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w