trong nước có nội dung khá phong phú về mảng tìm kiếm. Như đã giới thiệu ở trên, Zing.vn, Bamboo.com, Xalo.vn đã tập trung phát triển dịch vụ phong phú
như tin tức, nghe nhạc (MP3), video...Theo đánh giá chung là 61% nội dung chuyên sâu chỉ dừng ở mức tạm chấp nhận được
Lựa chọn chung của các cỗ máy tìm kiếm Việt Nam hiện nay là đi theo hướng "vertical search" (tìm kiếm trong các lĩnh vực chuyên biệt như tìm nhạc, tìm blog, tìm dịch vụ....), không chuyên sâu vào tìm kiếm Web. Điều này được đánh giá là khôn ngoan khi tránh đối đầu trực diện với Google vì Google đã quá thành công trong lĩnh vực này.
Chúng tôi đã tham khảo nhiều ý kiến của các bạn bên CNTT cùng các ý kiến trên một số diễn đàn về CNTT để đề xuất những phương án về phát triển nội dung tìm kiếm như sau:
Về mảng tìm kiếm web: có lẽ chúng ta nên tạm thời bỏ qua thị trường
này vì gần như chúng ta sẽ không cạnh tranh nổi với Google. Bên mảng tìm kiếm này chúng ta hoàn toàn bất lợi về mặt thời gian, chúng ta chỉ có thể có nguồn tin từ những năm gần đây(vì mới thành lập) nhưng Google đã có nguồn tin với thời điểm tin tức cách đây gần chục năm,và điều này là thực sự rất quan trọng vì nó đồng nghĩa là nguồn tin truy xuất khi tìm kiếm bằng Google sẽ nhiều hơn,rộng hơn và có thời điểm lâu hơn nhiều.
Thử kiểm tra điều này bằng cách tìm “lạm phát 2004” trên 3 trang Google.com.vn, Xalo.vn và Socbay.com.vn. Kết quả: bên Google ta nhận được 195 kết quả chính xác với cụm từ này,bên Xalo.vn được 5 kết quả và bên Socbay.com không có kết quả nào.
Rõ ràng,các trang tìm kiếm web và tin tức ở Việt Nam đã thua thiệt quá nhiều. Nhưng nếu thực sự chúng ta vẫn muốn phát triển 1 công cụ bên tìm kiếm web, tin tức thì Nhóm nghĩ chúng ta nên cân nhắc và tham khảo một số ý như sau:
(1) Chúng ta có thể lấy lợi nhuận từ các mảng kinh doanh khác để bù đắp phần lỗ bên này. Hoặc phát triển tốt các dịch vụ xung quanh nhằm marketing và tạo 1 lượng khách hàng trước cho sản phẩm tìm web.
(2) Thay vì phát triển 1 mảng tương tự như Google,chúng ta hãy quan tâm đến mảng hỏi - đáp vì đây là một thị trường đầy tiềm năng và chưa được khai thác tối ưu ở Việt Nam (đây là mô hình cực kì thành công ở Hàn Quốc)
(3) Hãy phát triển những thuật toán có khả năng hiểu tiếng Việt một cách hoàn hảo nhất. Người Việt phải là những người làm chủ ngôn ngữ của chính mình tốt nhất chứ không thể là người nước ngoài.
(4): Nhu cầu tìm tài liệu nước ngoài (đặc biệt là tiếng Anh và Pháp) ở Việt Nam hiện nay là rất cao, nhưng vốn tiếng Anh hạn chế của người Việt là rào cản không nhỏ cho nhu cầu đó. Chúng ta hãy phát triển một sản phẩm dịch thuật các trang web của nước ngoài với khả năng dịch nghĩa tốt nhất. Google cũng có dịch vụ này nhưng thực sự là nó vẫn còn rất nhiều khiếm khuyết.Vì vậy chúng ta hãy bứt phá và chiếm lĩnh vùng thị phần này nhanh chóng trước khi Google chiếm lĩnh nó bằng một sản phẩm được cải tiến và hoàn thiện.
Về video: Nhìn chung,các dịch vụ về video của Việt Nam đã và đang phát triển khá nhanh. Nhưng bên cạnh đó chúng ta cần phải chú ý thêm về một số vấn đề như sau:
Nội dung
Tăng sự đa dạng cho nội dung video, sự kiện trong nước và thế giới cần
phải được cập nhập nhanh chóng.Chúng ta nên chịu khó thu thập thêm video của các web trên toàn thế giới để làm đa dạng nguồn video của mình. (Đặc biệt là các video từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Hoa Kì vì nhu cầu trong nước ở các quốc gia này là khá lớn)
Chúng ta cũng cần tăng thêm lượng video về mảng nghiên cứu,học tập để tăng lượng khách hàng cho mình. Chúng ta quá chú tâm về mảng video giải trí và chưa thực sự có sự đầu tư cho video về lĩnh vực học tập nghiên cứu.
Bên cạnh đó, cần xây dựng bộ lọc để loại bỏ những nội dung xấu, mang tính chất phản giáo dục, phản văn hóa gây ảnh hưởng to lớn đến nhân cách người dùng.
Chất lượng
Gần như các video là do người sử dụng đăng lên nên chất lượng thực sự vẫn chưa tốt, hình ảnh khá mờ. Chúng ta nên thay đổi code của file video để tăng chất lượng cho nó. Có thể đổi code flv (là là code phổ biến ở Việt Nam hiện nay) sang code avi, và tất nhiên chúng ta phải chấp nhận làm thế sẽ phải tăng thêm bộ nhớ nhưng bù lại sẽ có được nội dung video chất lượng để nâng cao giá trị của sản phẩm.
Cẩn thận với chuyện bản quyền.
Chúng ta vẫn còn nhớ về câu chuyện bản quyền video cuộc thi Miss World cuối năm 2008 tại Việt Nam,các trang video trong nước đã bị tổ chức Miss World cảnh cáo về việc đăng tải bất hợp pháp các video về cuộc thi phụ của Miss World 2008 làm uy tín của Việt Nam bị ảnh hưởng trầm trọng.
Chuyện bản quyền ở Việt Nam chưa được quan tâm đúng mực, nhưng trong dài hạn đó sẽ vấn đề hiển nhiên vì Việt Nam đã tham gia WTO, trang web nào lo chuyện bản quyền ngay từ bây giờ tức sẽ có sự thắng thế rất lớn trong tương lai.
Âm nhạc: lại một lần nữa vấn đề bản quyền lại là vấn đề nhức nhối. Mp3.zing đã bị lên án quyết liệt về chuyện bản quyền các nguồn nhạc và lấy cắp bản quyền trắng trợn bằng cách để tên nguồn nhạc là của mình chèn lên tên các nguồn nhạc khác. Với tình hình hiện tại trong nước như hiện nay thì chuyện bản quyền sẽ vẫn còn là câu chuyện nóng hổi của Việt Nam trong thời gian tới. Do đó, cũng như video các web nhạc cần cẩn trọng với chuyện bản quyền để tránh những sự việc đáng tiếc không đáng có về sau.
Các dịch vụ khác :
Ngoài những mảng nội dung chính như trên, thì trường Việt Nam vẫn còn nhiều sản phẩm khác để đầu tư sinh lời hiệu quả. Đó là blog, mail và bách khoa toàn thư, nhất là dịch vụ về blog khi gần đây thị trường blog mạng bị xáo trộn mạnh mẽ : Blog 360° (Yahoo) – nguồn cung cấp dịch vụ blog chính ở Việt Nam tuyên bố ngừng cung cấp dịch vụ. Và điều đó khiến cộng đồng blog cảm
thấy rất bức xúc,phẫn nộ. Cộng đồng blogger đang dấy lên phong trào tẩy chay dịch vụ blog của Yahoo. Đây chính là thời cơ vô cùng thuận lợi cho các dịch vụ blog trong nước vươn lên giành lại thị phần cho mình.
Tóm lại, các nội dung trình bày trên là những đề xuất của nhóm cho từng sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng, chỉ như thế vẫn là chưa đủ. Thị phần Việt Nam đã bị Google và Yahoo chiếm lĩnh quá nhiều, giờ các trang trong nước lại tiếp tục tranh nhau “ phần bánh” ít ỏi còn lại thì có tốt không? Không phải là ngẫu nhiên để chúng tôi lại nói như vậy. Một số web trong nước vừa rồi lại tuyên bố sẽ là đối thủ chính của nhau,sẽ cạnh tranh nhau ở một số mảng và gần đây chúng ta được chứng kiến một số biểu hiện của sự cạnh tranh đó và cụ thể là các vụ tranh cãi, kiện tụng ầm ĩ về chuyện bản quyền của FPT Online (có sản phẩm là trang nhạc có bản quyền hàng đầu Việt Nam: Nhacso.com) và Hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV)….Những chuyện như vậy làm cho các công cụ Việt vốn đã thiệt hơn người ngoài nay lại có nguy cơ thua luôn. Chúng ta không đoàn kết hợp tác giúp đỡ nhau thì thôi, đằng này vừa phát triển được một tí là đã tính đường “ trù dập” nhau? Liệu suy nghĩ cho thấu đáo thì ai sẽ là người được lợi trong chuyện này: bản thân các công cụ tìm kiếm còn non trẻ của chúng ta hay các ông lớn như Google,Yahoo?
Nhóm nghĩ rằng giờ không phải là lúc chúng ta phát triển một cách manh mún, lẻ tẻ một cách không hệ thống như trước nữa! Đây là thời điểm cho sự đoàn kết. Nói cụ thể hơn thì cách hay nhất cho công cụ Việt trong tình hình này là chính là sự liên kết, liên minh giữa các công cụ tìm kiếm thuần Việt đang phát triển rời rạc nhau. Search.com.vn, Socbay, Xalo, Zing và Baamboo - những cái tên đầy triển vọng cho công cụ tìm kiếm “made in Vietnam” hãy liên kết,hợp tác lại để tạo nên guồng sản phẩm tìm kiếm thật đa dạng về nội dung với chất lượng cực đỉnh: từ tìm web cho đến nghe nhạc, viết blog hay tìm video và nhiều hơn nữa chúng ta đều có. Với sự kết hợp tuyệt vời đó, tôi nghĩ rằng thị trường Việt sẽ mau chóng có ngay một sản phẩm rất “cạnh tranh”, rất chất lượng và đáp ứng đa dạng nhu cầu người sử dụng. Và như thế, câu chuyện “bé tí
hon” Việt đấu với “người khổng lồ” Google không còn là điều không tưởng như một số người vẫn thường dè bỉu.
Nhưng làm sao để thống nhất các công ty nhỏ đó lại, làm sao để đảm bảo được sự kết hợp thống nhất nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng của từng công ty và đặc biệt là vấn đề tài chính có được giải quyết thõa đáng? Đó là những câu hỏi khó nhằn, nhưng hướng giải quyết lại nằm trong lòng đam mê, lí trí và sự hi sinh của các ban quản trị công cụ tìm kiếm Việt. Nếu thật sự điều chúng ta muốn là một Google của chính Việt Nam, một công cụ tìm kiếm của chính chúng ta chứ không phải là đi dùng những thứ có sẵn của người khác mặc dù chúng ta có thể làm được. Tất chúng ta sẽ làm được!!
Chúng ta vừa kết thúc xong nội dung cuối của giai đoạn 2. Chúng ta sẽ đi tiếp đến nội dung chính tiếp theo, đó là giai đoạn cuối của chiến lược.
3.3 Giai đoạn : Marketing hiệu quả