Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 14 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
14
Dung lượng
206 KB
Nội dung
Tiểu luận Tài chính Quốc tế Nhóm 6 – KTTG 18B MỤC LỤC Lời mở đầu 2 Phần 1: TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU 3 Sự bất ổn Chính trị 3 Kiểm soát vốn và CADIVI 4 Các biện pháp thay thế của ông Santiago 5 Thị trường giao dịch chợ “Xám”: Giao dịch cổ phần CANTV 6 Thị trường giao dịch chợ Đen 7 Áp lực thời gian 9 Phần II: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 9 Lý do Venezuela áp đặt các biện pháp kiểm soát nguồn vốn 9 Sự khác biệt giữa thị trường chợ đen và thị trường xám tại Venezuela 11 Phân tích tài chính liên quan đến các lựa chọn của Santiago và giải pháp đề xuất 11 Kết luận 14 1______________________________________________________________________________ Tiểu luận Tài chính Quốc tế Nhóm 6 – KTTG 18B LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hoạt động thương mại quốc tế ngày càng phát triển. Theo đó, các giao dịch tiền tệ cũng sôi động và không ngừng phát triển. Điều này đặt ra thách thức đối với chính phủ mỗi quốc gia về vấn đề quản lý thị trường tiền tệ một cách hiệu quả, đảm bảo nền kinh tế hoạt động trơn tru nhưng vẫn an toàn, ổn định. Do đó, quản lý ngoại hối luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của bất kỳ một chính phủ nào. Việc kiểm soát các giao dịch ngoại hối không chỉ phục vụ các mục tiêu về kinh tế vĩ mô mà còn liên quan đến các mục tiêu chính trị, xã hội. Một chính sách kiểm soát ngoại tệ kém hiệu quả không những gây ra khó khăn cho việc kinh doanh, trao đổi của người dân mà còn kéo theo những bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia đó. Nhóm 6 – Lớp KTTG 18B sẽ phân tích một tình huống cụ thể liên quan đến vấn đề chính sách quản lý thị trường ngoại hối của quốc gia Venezuela, đó là “Thị trường chợ đen đồng Bolivar của Venezuela”. Nội dung của bài tiểu luận bao gồm 2 phần chính: Phần 1: Nội dung tình huống nghiên cứu “Thị trường chợ đen đồng Bolivar của Venezuela” Phần 2: Các vấn đề phân tích từ tình huống nghiên cứu. Do thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức còn hạn chế, bài tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được ý kiến đóng góp của giảng viên để bài tiểu luận của nhóm được trọn vẹn hơn. Nhóm xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của TS. Mai Thu Hiền – giảng viên bộ môn trong quá trình nhóm thực hiện tiểu luận. NHÓM THỰC HIỆN 1. Đào Phan Thanh Ngà (SBD: 16) 2. Ngô Thị Nguyệt (SBD: 17) 3. Nguyễn Thị Thu Phương (SBD: 18) 4. Phạm Thị Quyên (SBD: 19) 5. Dương Minh Thu (SBD: 20) 2______________________________________________________________________________ Tiểu luận Tài chính Quốc tế Nhóm 6 – KTTG 18B PHẦN I: TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU “Thị trường chợ đen đồng Bolivar của Venezuela” Tổng thống Venezuela Hugo Chávez, được cho rằng trong khoảng thời gian ngồi tù một năm rưỡi vì âm mưu đảo chính của ông nhằm lật đổ chính phủ trong năm 1992, ông nghiện đọc sách. Bản án phải ngồi tù của ông dường như gây ra tổn thất tồi tệ cho nền kinh tế và có ảnh hưởng nặng nề lên những người có cùng âm mưu lật đổ. (Theo “Những điều thú vị về chính sách tiền tệ của ông Hugo Chávez ở Venezuela”, báo Economist, ngày 13 tháng 02 năm 2004) Vào một buổi chiều muộn ngày 10 tháng 03 năm 2004, ông Santiago đã mở của sổ văn phòng ở Caracas, Venezuela. Và ngay lập tức ông nghe thấy hàng loạt âm thanh phát ra từ quảng trường – tiếng còi xe ô tô, tiếng khua xoong nồi của những người biểu tình, tiếng rao của những người bán dạo. Từ khi ông Hugo Chassvez thiết lập hàng loạt chính sách kinh tế mới liên quan tới việc đánh thuế vào năm 2002, những cảnh tượng và âm thanh như thế này đã trở nên quen thuộc với cuộc sống ở Caracas. Ông Santiago thở dài như thể mong muốn sự bình yên cho cuộc sống ở thành phố Caracas lâu đời. Công việc kinh doanh dược phẩm vốn làm ăn phát đạt của ông Santiago đã lâm vào thời kỳ đầy khó khăn. Từ khi các biện pháp kiểm soát vốn được thực hiện vào tháng 02 năm 2003, việc mua đồng Đôla rất khó khăn. Ông đã buộc phải tìm kiếm nhiều cách thức khác nhau – các cách thức tốn kém hơn và không phải lúc nào cũng hợp pháp để mua đồng Đô la, điều này đã làm cho lợi nhuận của ông giảm 50%. Sự căng thẳng tăng lên khi đồng Bolivar (Bs), gần đây đã bị phá giá liên tục. Điều này ngay lập tức bóp nghẹt lợi nhuận của ông vì chi phí tăng lên trực tiếp cùng tỷ giá. Ông không thể tìm được nguồn cung đôla. Các khách hàng của ông cần các vật tư một cách nhanh chóng, nhưng làm sao ông có thể kiếm được 30 000 USD – một loại ngoại tệ mạnh – để thanh toán cho các đơn đặt hàng gần đây? Sự bất ổn Chính trị 3______________________________________________________________________________ Tiểu luận Tài chính Quốc tế Nhóm 6 – KTTG 18B Nhiệm kỳ thủ tướng Venezuela của ông Hugo Chasvez đã gây xôn xao dư luận tại thời điểm bầu cử năm 1998. Sau nhiều lần tái cử, từ chức, những cuộc đảo chính, và cả những lần phục chức, sự đảo lộn chính trị đã lấy mất phần nào sức mạnh của nền kinh tế Venezuela nói chung, và giá trị đồng tiền nói riêng. Thành công ngắn ngủi của những cuộc đảo chính nhằm chống lại Chávez vào năm 2001, và sự trở lại gần nhất của ông tại văn phòng chính phủ, đã giúp hạn chế các chính sách kinh tế tài chính độc tài của ông. Vào ngày 21 tháng 01 năm 2003, đồng Bolivar đóng cửa ở mức thấp – Bs1891.50/USD. Ngày tiếp theo, thủ tướng Chávez ra lệnh dừng bán Đô la trong vòng 02 tuần. Gần như ngay lập tức, một thị trường không chính thức hay chính là thị trường chợ đen được hình thành nhằm mục đích trao đổi đồng Bolivar Venezuela với các ngoại tệ khác (chủ yếu là đồng USD). Trong khi các nhà đầu tư tìm cách để thoát khỏi thị trường Venezuela, hoặc đơn giản nắm giữ đồng tiền có giá cần thiết để tiếp tục duy trì việc kinh doanh của họ (tương tự như trường hợp của ông Santiago), tình trạng thoái lui vốn đang có dấu hiệu leo thang hình thành nên thị trường chợ đen, làm giá trị của đồng Bolivar tụt xuống mức Bs2599/USD trong các tuần sau đó. Khi thị trường đỗ vỡ và tỷ giá sụt giảm, tỷ lệ lạm phát của Venezuela đã tăng nhanh tới mức hơn 30% một năm. Kiểm soát vốn và CADIVI Để chống lại áp lực giảm giá đồng Bolivar, vào ngày 05/02/2005, chính phủ Venezuela đã thông báo trong đoạn trích của Nghị định quy định về Tỷ giá hối đoái. Các hành động được áp dụng theo Nghị định này bao gồm: 1. Thiết lập tỷ giá chính thức tại mức Bs1596/USD cho giá mua (Bid) và Bs1600/USD cho giá bán (offer). 2. Thành lập ủy ban quản lý Divisas (CADIVI) để kiểm soát việc phân phối ngoại hối. 3. Thực hiện quản lý giá cả nghiêm ngặt để kiềm chế lạm phát gây ra bởi sự yếu kém của đồng Bolivar và tỷ giá làm thu hẹp kim ngạch nhập khẩu. 4______________________________________________________________________________ Tiểu luận Tài chính Quốc tế Nhóm 6 – KTTG 18B CADIVI, vừa là phương tiện chính thức và cũng vừa là biện pháp rẻ nhất để người dân Venezuela có thể nắm giữ đồng Đô la. Để nhận được giấy phép mua Đôla từ CADIVI, người mua phải nộp đơn đã hoàn thành một loạt các mẫu. Người nộp đơn sau đó được yêu cầu chứng minh họ đã trả các khoản thuế trong 03 liền kề, cung cấp bằng chứng về việc kinh doanh và sở hữu các tài sản, các hợp đồng cho thuê tài sản của công ty, và các chứng từ thanh toán các khoản an sinh xã hội gần đây. Tuy nhiên, vẫn tồn tại thêm một yêu cầu bất thành văn để cho phép việc nắm giữ ngoại tệ, đó là các ủy quyền do CADIVI cấp sẽ được dành cho những người ủng hộ ông Chasvez. Vào tháng 08 năm 2003, kiến nghị chống lại ông Chasvez đã lan tỏa rộng rãi. Một triệu chữ ký đã được thu thập. Mặc dù chính phủ cho rằng các kiến nghị là không có giá trị, thì những danh sách chữ ký đã tạo ra một hệ thống dữ liệu về tên và số an sinh xã hội mà CADIVI dùng để kiểm tra chéo các thông tin khi ra quyết định ai là người sẽ nhận được đồng tiền mạnh. Tổng thống Chasvez tuyên bố: “ Không có thêm bất cứ đồng Đô la nào cho những kẻ chống đối (“Những kẻ cấp tiến” hoặc “Những kẻ ủng hộ đảo chính”); đồng Bolivar thuộc về nhân dân.” Các biện pháp thay thế của ông Santiago Ông Santiago đã không có may mắn mua đồng Đô la thông qua CADIVI để trả cho hàng hóa ông nhập khẩu. Vì ông có ký kiến nghị kêu gọi bãi bỏ tổng thống Chávez, ông đã có tên trong danh sách của kho dữ liệu CADIVI chống lại ông Chávez, và hiện tại không được quyền đổi đồng Bolivar sang đồng Đô la. Giao dịch được đề cập là một hợp đồng 30.000USD dược phẩm từ nhà cung cấp của Mỹ. Đến lượt Ông Santiago sẽ cho một khách hàng người Venezuela là người phân phối các sản phẩm này. Tuy nhiên, giao dịch này không phải là lần đầu tiên ông Santiago phải tìm kiếm các nguồn thay thế khác để đáp ứng nhu cầu đồng USD của ông. Từ khi áp dụng chính sách quản lý vốn, việc tìm kiếm đồng Đô la đã trở thành công việc hàng tuần của ông Santiago. Ngoài phương thức chính thức là CADIVI, ông còn có thể tìm kiếm Đô la thông qua thị trường xám hoặc thị trường chợ đen. 5______________________________________________________________________________ Tiểu luận Tài chính Quốc tế Nhóm 6 – KTTG 18B Thịt trường giao dịch chợ “Xám”: Giao dịch cổ phần CANTV Vào tháng 5/2003, ba tháng sau khi thực hiện chính sách kiểm soát tỉ giá, cánh cửa đã rộng mở cho người dân Venezuela cơ hội để đầu tư vào thị trường chứng khoán Caracas, nhằm tránh những trói buộc của chính sách tỉ giá cố định. Kẽ hở này chính là việc chính phủ cho phép nhà đầu tư được mua cổ phiếu của của công ty vi€n thông hàng đầu CANTV trên thị trường chứng khoán Caracas, và sau đó đổi sang Biên nhận tín dụng Mỹ (ADR) được công bố ở Sàn giao dịch chứng khoán New York NYSE. Nhà tài trợ cho Biên nhận tín dụng ADR của CANTV ở Sàn giao dịch chứng khoán New York chính là Ngân hàng New York, người đứng đầu về quản lý ADR ở Mỹ. Ngân hàng New York đã tạm dừng giao dịch ADRs của CANTV vào tháng 2 ngay khi quy định về tỉ giá vừa được thông qua, do lo ngại về tính hợp pháp của các giao dịch dưới sự quản lý tiền tệ mới. Vào ngày 26 tháng 5, sau khi các kết luận khẳng định sự hợp pháp của các giao dịch, ngân hàng đã cho phép giao dịch trở lại của các cổ phần của CANTV. Ngay tuần sau đó, giá cả và khối lượng giao dịch của cổ phiếu CANTV tăng vọt. Cổ phiếu của CANTV nhanh chóng trở thành phương pháp quan trọng để tính tỉ giá tại thị trường chợ Xám. Ví dụ, cổ phiếu CANTV đóng cửa ở mức 7945 BS/1 cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Caracas vào ngày 6 tháng 2 năm 2004. Cùng ngày, CANTV ADRs đóng cửa sàn giao dịch New York là 18.84$/ 1 ADR. Mỗi ADR New York tương đương với 7 cổ phiếu của CANTV ở Caracas. Từ đây tính được tỉ giá hối đoái ở thị trường chợ Xám như sau: Tj giá= (7 x Bs7945/cổ phiếu)/$18.84/ADR = Bs 2952 /$ Trong khi đó tỉ giá chính thức cùng ngày là Bs1598/$. Điều này có nghĩa là tỉ giá tại thị trường chợ Xám không tương đương với tỉ giá chính thức và đồng tiền Bolivar đang bị định giá thấp hơn 46% so với tỉ giá mà Chính phủ Venezuela công bố. Ví dụ trên chính là minh họa cho tỉ giá chính thức và tỉ giá tại chợ Xám (cũng có thể được coi là tỉ giá tính từ giao dịch cổ phiếu CANTV) trong giai đoạn Tháng 6______________________________________________________________________________ Tiểu luận Tài chính Quốc tế Nhóm 6 – KTTG 18B 1 năm 2002 đến tháng 3 năm 2004. Sự khác biệt lớn giữa 2 tỉ giá này bắt đầu từ tháng 2 năm 2003 đã dẫn đến áp lực trong chính sách điều hành tiền tệ và vốn. Bảng 1: Tj giá chính thức và tj giá chợ Xám Venezuela Bolivar/US Dollar (01/2002- 03/2004). Thị trường giao dịch chợ Đen, Một biện pháp thứ ba để có thể đổi được ngoại tệ mà người Venezuela thường làm đó là thông qua chợ Đen. Chợ Đen trong trường hợp này cũng giống với nghĩa của từ Chợ đen được sử dụng trên toàn thế giới, tức là thế giới ngầm và bất hợp pháp. Tuy nhiên, phức tạp hơn, chợ Đen sử dụng dịch vụ của các nhà môi giới hoặc các nhân viên ngân hàng tại Venezuela nhưng có cả tài khoản bằng USD tại nước 7______________________________________________________________________________ Tiểu luận Tài chính Quốc tế Nhóm 6 – KTTG 18B ngoài. Việc lựa chọn giao dịch tại chợ Đen vô cùng rủi ro, đặc biệt khi các giao dịch không thành công sẽ không được pháp luật bảo vệ. Nếu Santiago muốn mua USD ở thị trường chợ Đen, anh ta phải gửi tiền Bolivas vào tài khoản của người môi giới tại Venezuela. Tỉ giá giao dịch chợ đen sẽ được quyết định vào ngày anh ta gửi tiền, và thường chênh so với thị trường chợ Xám khoảng 20% (thị trường sử dụng giao dịch cổ phiếu CANTV). Santiago sau đó sẽ được cho phép sử dụng tài khoản tại nước ngoài bằng đồng USD với hạn mức đã thoả thuận. Giao dịch trung bình mất khoảng thời gian 2 ngày. Tỉ giá tại thị trường chợ Đen lúc này là Bs3300/$. Đầu năm 2004, Vào đầu năm 2004, Tổng thống Chavez đã đề nghị Ngân hàng Trung ương Venezuela cung cấp “một ít tỉ USD” mà chính xác là 21 tỉ USD từ dự trữ ngoại hối của nước này. Chavez đã bao biện rằng số tiền này thuộc về nhân dân và dùng số tiền này để đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên sau đó, Ngân hàng Trung ương đã không chấp nhận yêu cầu này. Không thể bị cản trở trong việc tìm vốn, Chính phủ Chavez đã tuyên bố tiếp tục phá giá đồng tiền vào ngày 9 tháng 2 năm 2004. Đồng tiên Bolivar đã bị phá giá 17%, rơi từ mức Bs1600/$ xuống Bs1920/$ (Bảng 1). Đối với việc xuất khẩu dầu thô của Venezuela nhằm thu ngoại tệ USD, thì việc phá giá đồng tiền Bolivar đồng nghĩa với việc xuất khẩu sẽ tăng gần tương đương với tỉ lệ phá giá là 17%. Chính phủ Chavez lý luận rằng việc phá giá đồng nội tệ là cần thiết vì đồng tiền Bolivar “không thể bị đóng băng vì nó ảnh hưởng đến xuất khẩu và gây áp lực lên cán cân thanh toán”- theo bộ trưởng tài chính Tobias Nobriega. Tuy nhiên, các nhà phân tích đã chỉ ra rằng Chính phủ Venezuela cần phải thực sự kiểm soát được cán cân thanh toán của nước này: Dầu thô là nguồn xuất khẩu chủ yếu, chính phủ cần quản lý việc sử dụng ngoại tệ để nhập khẩu và hiện thời dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương là trên 21 tỉ USD. Theo tạp chí Wall Street: “Thật hoài nghi không biết liệu Tổng thống Chavez có hiểu được rằng thu nhập và tiết kiệm bằng đồng USD của người dân Venezuela 8______________________________________________________________________________ Tiểu luận Tài chính Quốc tế Nhóm 6 – KTTG 18B đã giảm xuống còn 1 nửa trong vòng 3 năm. Và có lẽ chỉ có những sinh viên theo ngành Khoa học – Chính trị mới hoang tưởng rằng việc phá giá đồng tiền Bolivar sẽ làm người dân giàu lên. Nhưng có một thực tế không thể phủ nhận đó là Tổng thống Chavez chắc chắn biết rằng việc phá giá đồng tiền nội tệ và các dự án của chính phủ có thể đem lại sự ảnh hưởng rộng rãi của chính Tổng thống, đem lại lợi ích cho cuộc vận động tranh cử nhiệm kỳ sắp tới của ông.” Áp lực thời gian Santiago đã nhận được trả lời từ CADIVI vào chiều mùng 10 tháng Ba rằng yêu cầu mua USD đã được chấp thuận và Santiago có thể nhận được $10,000 với tỉ giá chính thức là Bs1920/$. Santiago cũng tiết lộ rằng anh ta đã phải trả tiền bôi trơn cho các quan chức của CADIVI 500 Bolivar cho mỗi USD để được mua với tỉ giá trên. Anh ta cũng không quên mỉa mai “ Các quan chức cũng phải cần tiền chứ”. Sự ồn ã trên đường phố cũng dần biến mất khi ngày kết thúc. Đây là thời điểm để Santiago đưa ra một số quyết định. Không biện pháp thay thế nào thực sự tốt nhưng để bảo đảm việc kinh doanh của mình, phải kiếm bằng được đôla, ở một số mức giá nhất định. PHẦN II: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 1. Lý do Venezuela áp đặt các biện pháp kiểm soát nguồn vốn Như đã trình bày ở trong tình huống nghiên cứu, nhằm khắc phục hậu quả đối với nền kinh tế do cuộc đình công kéo dài trong hai tháng, ngày 6/2, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đã công bố một số biện pháp mới để kiểm soát tiền tệ và giá cả. Theo đó, tỷ giá hối đoái mới là 1 USD “ăn” 1.598 bolivar, tăng giá đồng bolivar lên 17% so với tỷ giá khi chính quyền ngừng buôn bán ngoại tệ ngày 22/1 là 1USD=1.853 bolivar. Ngoài ra, Tổng thống Chavez cũng đã công bố việc kiểm soát giá cả đối với các loại nhu yếu phẩm; mặc dù nhà lãnh đạo Venezuela cho biết việc trả nợ nước ngoài và nhập khẩu nhu yếu phẩm cũng như thuốc men sẽ là những ưu tiên theo cơ chế mới. Theo những quy định về tiền tệ mới, các công ty nước ngoài phải đăng ký với chính quyền trước khi gửi tiền lời về nước. Tổng thống Chavez đã thành lập 9______________________________________________________________________________ Tiểu luận Tài chính Quốc tế Nhóm 6 – KTTG 18B Ban quản lý ngoại tệ (CADIVI) gồm năm thành viên để kiểm soát việc thi hành những quy định mới. Theo ông Chavez, dự trữ ngoại tệ của ngân hàng trung ương đã tăng. Mặc dù từ khi những cuộc đình công nổ ra, nguồn dự trữ ngoại tệ đã giảm 1,23 tỷ USD, nhưng vẫn còn 11,26 tỷ USD đủ để nước Venezuela nhập khẩu trong 10 tháng. Ngành dầu khí cũng đang dần phục hồi, hiện mỗi ngày Venezuela sản xuất được 2 triệu thùng dầu. Tình hình như vậy, đặt ra một vấn đề: Tại sao một đất nước như Venezuela lại áp đặt kiểm soát vốn? Thứ nhất, kiểm soát vốn cho phép một quốc gia có thể duy trì một tỷ giá cố định để khi đổi đồng tiền của mình lấy ngoại tệ sẽ không có những rủi ro như việc nắm giữ các ngoại tệ mạnh hoặc dự trữ ngoại tệ quá lớn. Khi có một tỷ giá được cố định, mặc nhiên, sẽ áp dụng đồng bộ, tất cả các hoạt động của nền kinh tế, theo một quy trình. Từ đó, nhà nước hoặc chính phủ có thể kiểm soát được những biến động của thị trường ngoại tệ cũng như thị trường hàng hóa trong nước. Việc kiểm soát sẽ trở lên d€ dàng hơn. Tuy nhiên, vấn đề là việc kiểm soát hoặc duy trì tỷ giá cố định sẽ tổn thất một chi phí đáng kể. Nhiều nhà đầu tư, thậm chí là tất cả các nhà đầu tư sẽ không còn sẵn sàng đầu tư vào các quỹ tài chính trong nước đó. Thứ hai, việc kiểm soát vốn cho phép một quốc gia, cho dù Venezuela, Malaysia, hay Trung Quốc, kiểm soát được mức độ và sự lưu động của dòng vốn vào và ra khỏi đất nước. Bởi vì, một số quốc gia có vấn đề là có quá nhiều dòng vốn chảy vào, mà lại ít đầu tư ra nước ngoài. Kiểm soát vốn thường được sử dụng để ngăn cấm luồng vốn ồ ạt sẽ gây ra những bất lợi cho thị trường, khủng hoảng kinh tế cũng như chính trị của một quốc gia. Tại Venezuela, cơ quan đưa ra tỷ giá cố định nhằm kiểm soát thị trường là CADIVI, được gọi là cục quản lý ngoại hối, là cơ quan chính phủ Venezuela quản lý trao đổi tiền tệ hợp pháp tại Venezuela. Việc CADIVI kiểm soát các giao dịch tiền tệ đã được thông qua vào ngày 5 tháng 2 năm 2003 trong một nỗ lực để hạn chế luân chuyển nguồn vốn, do các hậu quả của một cuộc đình công hai tháng 10_____________________________________________________________________________ [...]... tuần tới sẽ ngừng tất cả các hoạt động tại Venezuela 2 Sự khác biệt giữa thị trường chợ đen và thị trường xám tại Venezuela Thị trường chợ đen sẽ dễ dàng xác định hơn: các giao dịch tiền tệ thông qua các tổ chức, không có giấy phép hoặc không được công nhận hoặc tổ chức, mà theo định nghĩa ở các nước này là bất hợp pháp Thị trường màu xám là việc sử dụng của một quá trình hợp pháp để đạt được những... Thị trường chợ đen đồng Bolivar của Venezuela , Nhóm 6 – Lớp KTTG 18B đã trình bày về chính sách kiểm soát thị trường ngoại hối (mà ở đây là các giao dịch trao đổi Đôla Mỹ) của chính phủ Venezuela và các tác động của nó đến hoạt động kinh doanh của một doanh nhân cụ thể là Santiago Chính sách kiểm soát thị trường ngoại hối của Venezuela, nhằm phục vụ các mục đích chính trị của bộ máy lãnh đạo, đã gây... USD còn lại, Santiago có thể mua tại các thị trường: thị trường xám hoặc thì trường chợ đen - Nếu mua tại thị trường xám (tính theo tỷ giá ngày 06 tháng 2 năm 2004 là Bs2.952/USD), số tiền Santiago phải bỏ ra: 12 _ Tiểu luận Tài chính Quốc tế Nhóm 6 – KTTG 18B Bs2952/USD x 20.000 USD= 59.040.000 Bs - Nếu mua tại thì trường chợ đen (tính theo tỷ giá ngày 06 tháng 02... tuần của Santiago Ngoài con đường chính thống mua bán đồng đô la qua CADIVI, Santiago cũng có thể mua bán đồng đôla thông qua thị trường chợ đen và thị trường xám Ngày 10.03.2004, sau nhiều nỗ lực, Santiago đã nhận được thông báo từ CADIVI cho phép ông được quyền mua 10.000 đô la với tỷ giá chính thức Bs1920/USD, đồng thời Santiago sẽ phải trả cho CADIVI thêm 1 khoản phí 500 Bolivars cho mỗi đồng đô... _ Tiểu luận Tài chính Quốc tế Nhóm 6 – KTTG 18B Để tìm hiểu kỹ hơn về ảnh hưởng của việc kiểm soát vốn cũng như ảnh hưởng của thị trường chợ đen và thị trường xám đối với tài chính của các nhà đầu tư nói chung, chúng ta có thể phân tích một tình huống cụ thể sau: Trong thời kỳ Tổng thống Venezuela Hugo Chavez cầm quyền và đưa ra các chính sách thay đổi trên các lĩnh vực kinh tế, tài... được phép hoán đổi đồng Bolivar (đồng tiền của Venezuela) thành Đôla Trong khi đó, Santiago có một hợp đồng phải thanh toán 30.000 đôla Mỹ các sản phẩm dược từ các nhà cung cấp Mỹ Đây không phải là lần đầu tiên Santiago phải tìm kiếm nguồn thay thế nhằm đáp ứng nghĩa vụ thanh toán bằng đồng Đô la của mình Tuy nhiên, kể từ khi chính sách kiểm soát vốn được ban hành, việc tìm kiếm mua bán đồng đô la đã trở... đạo, đã gây ra những bất ổn lớn trong đời sống kinh tế - xã hội của người dân mà hậu quả lớn nhất là sự phát triển của thị trường xám và thị trường đen – nơi diễn ra các hoạt động giao dịch ngoại hối không chính thức hoặc bất hợp pháp, ngoài ra, còn dẫn đến một hậu quả tiêu cực khác là sự tham nhũng của quan chức Có thể thấy chính phủ Venezuela đã áp dụng một chính sách quản lý ngoại hối tiêu cực,... tại thị trường xám vì sẽ giúp ông tiết kiệm được một khoản: 66.000.000Bs – 59.040.000 Bs = 6.960.000Bs Tuy nhiên, để chọn ra phương án tổi ưu, Santiago cũng cần phải cân nhắc đến yếu tố khác như: giới hạn thời gian của các hóa đơn thanh toán… 13 _ Tiểu luận Tài chính Quốc tế Nhóm 6 – KTTG 18B KẾT LUẬN Với việc tìm hiểu một tình huống cụ thể là Thị trường chợ đen đồng. .. toán Quốc tế, Ngân hàng Trung ương Venezuela (BCV) sửa chữa một phân bổ hàng tháng của ngoại tệ được quản lý bởi CADIVI, mua ngoại tệ từ người cư trú, và bán ngoại tệ cho các khu vực công cộng và tư nhân phải chấp thuận CADIVI " Theo pháp luật Venezuela PDVSA phải bán ngoại tệ cho Ngân hàng Trung ương, qua đó cung cấp số lượng lớn ngoại tệ tại Venezuela Khu vực tư nhân Venezuela yêu cầu trao đổi nước... để đạt được những gì thường được coi là không phù hợp với mong muốn của chính phủ hoặc các mục tiêu chính sách Mặc dù theo định nghĩa không phải là bất hợp pháp, giao dịch thị trường màu xám thường được coi là không phù hợp và có thể gây ra khủng hoảng chính trị bởi những người tham gia 3 Phân tích tài chính liên quan đến các lựa chọn của Santiago và giải pháp đề xuất 11 . thị trường ngoại hối của quốc gia Venezuela, đó là Thị trường chợ đen đồng Bolivar của Venezuela . Nội dung của bài tiểu luận bao gồm 2 phần chính: Phần 1: Nội dung tình huống nghiên cứu Thị trường. từ tuần tới sẽ ngừng tất cả các hoạt động tại Venezuela. 2. Sự khác biệt giữa thị trường chợ đen và thị trường xám tại Venezuela Thị trường chợ đen sẽ d€ dàng xác định hơn: các giao dịch tiền. là Thị trường chợ đen đồng Bolivar của Venezuela , Nhóm 6 – Lớp KTTG 18B đã trình bày về chính sách kiểm soát thị trường ngoại hối (mà ở đây là các giao dịch trao đổi Đôla Mỹ) của chính phủ Venezuela