1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỊNH GIÁ LẠI ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ MINI CASE – CHAPTER 3 MULTINATIONAL BUSINESS FINANCE (12E)

23 461 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 510,69 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN GIỮA KỲ BỘ MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ NỘI DUNG: ĐỊNH GIÁ LẠI ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ MINI CASE – CHAPTER 3 MULTINATIONAL BUSINESS FINANCE (12E) Nhóm thực hiện: Chuyên ngành: Khóa: Giảng viên: Nguyễn Lan Anh Đỗ Thùy Dương Trần Thị Thu Hà Trần Thị Huế Nguyễn Thị Huệ KTTG & QHKTQT 18B TS. Mai Thu Hiền Hà Nội, 06/2012 2 MỤC LỤC I. ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ ĐƯỢC ĐỊNH GIÁ LẠI 3 1. Cuộc tranh luận về sự định giá lại 5 2. Chế độ tỷ giá mới 7 3. Những tác động mang tính chất khu vực 9 4. Tác động đến sự cạnh tranh 9 II. PHÂN TÍCH VIỆC ĐỊNH GIÁ LẠI ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC 13 1. Trung Quốc luôn theo đuổi chế độ tỷ giá hối đoái trên cơ sở định giá thấp Đồng nhân dân tệ để tạo ra lợi thế thương mại ngắn hạn 13 2. Mục tiêu của chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc là duy trì cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối và nâng cao vị thế của Đồng nhân dân tệ 15 a. Đồng nhân dân tệ được định giá thấp mang về cho ngân sách Trung Quốc một lượng lớn ngoại tệ 15 b. Trung Quốc đang hướng tới mục tiêu đưa Đồng nhân dân tệ thành một trong số những đồng tiền mạnh của nền kinh tế thế giới 15 3. Các phản ứng của Trung Quốc về tỷ giá hối đoái linh hoạt và gắn với từng mối quan hệ thương mại cụ thể với từng thời điểm cụ thể. 18 4. Công cụ điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc rất linh hoạt và hiệu quả 19 5. Chính sách tỷ giá hối đoái hiệu quả của Trung Quốc là kết quả của quá trình cải cách kinh tế và tự do hóa tài chính 22 3 Multinational Business Finance (12th edition) David K.Eiteman, Arthur I.Stonehill, Michael H.Moffett (2010) Mini case – Chapter 3 – page 71 - 73 I. ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ ĐƯỢC ĐỊNH GIÁ LẠI Trang nhất tờ “The Wall Street” ra ngày 25/07/2005 có bài “Đằng sau bước đi của Đồng nhân dân tệ, mở ra những cuộc tranh luận và những cánh cửa đã đóng”. Trong đó có đoạn: “Sau khi một giám đốc ngân hàng bị lập hồ sơ vì đưa ra lời tuyên bố: “Họ bắt đầu nói về những thứ không thực sự hữu ích cho lắm, và bắt đầu thu nhặt những chiếc điện thoại di động và BlackBerry”, Trung Quốc đã đưa ra một tuyên bố bốn điểm: Bắc Kinh đang thả nổi Đồng nhân dân tệ khỏi đồng Đô la Mỹ”. Ngày 21/07/2005, nhằm thúc đẩy nền kinh tế chủ nghĩa xã hội theo định hướng thị trường, đưa Trung Quốc trở thành thị trường có vai trò then chốt cung ứng nguồn lực cho nền kinh tế toàn cầu và củng cố hệ thống tỷ giá thả nổi có điều tiết theo cung cầu của thị trường, thay mặt Chính phủ Trung Quốc, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã đưa ra bản công bố bao gồm bốn điểm về việc thiết lập lại chế độ tỷ giá hối đoái ở Trung Quốc như sau: 1. Bắt đầu từ ngày 21/07/2012, Trung Quốc sẽ thiết lập chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết dựa trên cung cầu của thị trường xác định theo một rổ tiền tệ. Đồng nhân dân tệ sẽ không còn neo vào Đồng đô la Mỹ nữa và chế độ tỷ giá của Đồng nhân dân tệ sẽ trở nên linh hoạt hơn. 2. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ thông báo giá đóng cửa của ngoại tệ như Đô la Mỹ được mua bán bằng Đồng nhân dân tệ trên thị trường mua bán ngoại tệ liên ngân hàng hàng ngày, và giá đóng cửa này sẽ là giá cơ sở để trao đổi mua bán bằng Đồng nhân dân tệ vào ngày hôm sau. 4 3. Tỷ giá Đồng đô la Mỹ bằng Đồng nhân dân tệ sẽ là Yuan8,11/$ bắt đầu từ 19:00 ngày 21/07/2005. Các ngân hàng được chỉ định giao dịch ngoại tệ vì thế có thể điều chỉnh chào hàng ngoại tệ tới khách hàng của mình. 4. Giá giao dịch Đồng đô la Mỹ bằng Đồng nhân dân tệ trên thị trường mua bán ngoại tệ liên ngân hàng hàng ngày sẽ được phép dao động trong khoảng 0,3% theo giá đóng cửa được công bố ngày hôm trước bởi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, trong khi đó giá giao dịch các ngoại tệ khác bằng Đồng nhân dân tệ sẽ dao dộng trong biên độ nhất định được Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho phép. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ điều chỉnh biên độ dao động của Đồng nhân dân tệ khi cần thiết tùy theo diễn biến của thị trường và tình huống kinh tế tài chính cụ thể. Tỷ giá Đồng nhân dân tệ sẽ trở nên linh động hơn theo định hướng của thị trường bởi các đồng tiền trong giỏ tính toán. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc có trách nhiệm duy trì tỷ giá Đồng nhân dân tệ cơ bản ổn định ở một mức cân bằng và thích hợp để duy trì cán cân thanh toán và sự ổn định về tài chính và kinh tế vĩ mô. Trang nhất tờ “The Washington Post” ra ngày 22/07/2005 có bài “Trung Quốc kết thúc chế độ tỷ giá cố định” bởi Peter S.Goodman. Trong đó viết: “Đây là một quyết định thận trọng”, theo lời ngài Zhong Wei, một chuyên gia tài chính tại Trường Đại học Bắc Kinh, “Quyết định này đứng trên lập trường chính trị hơn là một cải cách tiền tệ thực sự”. Ngày 21/07/2005, Chính phủ Trung Quốc và Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã chính thức định giá lại Đồng nhân dân tệ. Sáng cùng ngày, một cuộc họp bất thường đã được tổ chức tại Ngân hàng Trung ương Trung Quốc với thành phần tham dự gồm đại diện của những ngân hàng nước ngoài quan trọng ở Bắc Kinh. Trong cuộc họp đó, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã tuyên bố xóa bỏ chế độ neo tỷ giá Đồng Nhân dân tệ theo Đồng đô la 5 Mỹ, định giá lại Đồng nhân dân tệ ấn định ở tỷ giá Yuan8,11/$, và biên độ dao động tỷ giá của Đồng nhân dân tệ được nới rộng lên 0,3% theo giá đóng cửa ngày hôm trước. Quyết định thay đổi chế độ tỷ giá và định giá lại Đồng nhân dân tệ theo Đồng Đô la Mỹ của Trung Quốc mặc dù đã được dự đoán trước nhưng vẫn gây ra những sự ngạc nhiên. Như vậy, nếu để tỷ giá tự điều tiết theo thị trường trong 30 hoặc 60 ngày liên tiếp thì ta nhận thấy về cơ bản Đồng nhân dân tệ sẽ lên giá so với đồng Đô la Mỹ. + Nếu Nhân dân tệ lên giá liên tiếp 30 ngày với biên độ tối đa mỗi ngày là 0,3% thì tỷ giá mới sẽ là: 1 USD = 8,11.(1-0,003) 30 ≈ 7,41 Yuan + Nếu Nhân dân tệ lên giá liên tiếp 60 ngày với biên độ tối đa mỗi ngày là 0,3% thì tỷ giá mới sẽ là: 1 USD = 8,11.(1-0,003) 30 ≈ 6,77 Yuan. 1 1. Cuộc tranh luận về sự định giá lại Từ năm 2004 đến năm 2005, Chính phủ Mỹ liên tục thúc giục Trung Quốc định giá lại Đồng nhân dân tệ sau suốt một thập kỷ neo giá Đồng nhân dân tệ theo Đồng đô la Mỹ với tỷ giá Yuan8,28/$. Mỹ cho rằng sự gia tăng thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ cho thấy rằng Đồng nhân dân tệ đã được định giá quá thấp giá trị. Theo nhận xét của Hiệp hội các doanh nghiệp của Mỹ (NAM), so với giá trị thực của nó, Đồng nhân dân tệ đang giảm đi mất 40% và chính điều này đã tạo ra một môi trường kinh doanh không công bằng, trong đó, hàng nhập khẩu từ Mỹ trở nên quá đắt và mất đi tính cạnh tranh trên thị trường. Theo các nhà phân tích, một minh chứng cho thấy Đồng nhân dân tệ đang bị Chính phủ Trung Quốc “dìm giá” chính là sự tăng lên đột biến trong nguồn ngân sách quốc gia. Đất nước được đánh giá là khá thành công trong lĩnh vực xuất khẩu này đã trở thành “miếng nam châm” thu hút lượng lớn ngoại tệ. Các chuyên gia công nghiệp Hoa Kỳ nói rằng sở dĩ 1 Trả lời câu hỏi số 3 (Mini case – Chapter 3 – Multinational Business Finance (12 th edition) – David K.Eiteman, Arthur I.Stonehill, Michael H.Moffett (2010) – page 73) 6 có được điều này là vì các nhà sản xuất Trung Quốc có lợi thế về đồng tiền, được duy trì trong một chế độ hối đoái rẻ theo kiểu nhân tạo so với USD, như vậy giúp làm cho giá các mặt hàng xuất khẩu trở nên rẻ hơn. Trước tình hình này, Mỹ và các đối tác thương mại lớn khác của Trung Quốc đã gây sức ép để đồng nhân dân tệ tăng giá. Bên cạnh đó, mâu thuẫn về chính trị giữa hai quốc gia đang tiềm ẩn những mối đe dọa, trong khi các thành viên của Kho bạc Mỹ cảnh cáo Chính phủ Trung Quốc cần phải định giá lại Đồng nhân dân tệ ít nhất ở mức 10% để tránh sự trừng phạt của luật bảo hộ Mỹ. Thậm chí, rất nhiều chuyên gia Trung Quốc cũng thừa nhận việc duy trì chế độ neo tỷ giá là rất tốn kém, khi mà Ngân hàng trung ương Trung Quốc phải liên tục mua lại Đô la Mỹ liên tiếp được đổ vào từ Đầu tư và thương mại. Đến đầu năm 2005, lượng dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã lên tới con số 700 tỷ Đô la Mỹ, trong đó có 190 tỷ Đô la Mỹ trái phiếu chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, Chính phủ Trung Quốc và nhiều chuyên gia thương mại quốc tế khác không cho rằng Đồng nhân dân tệ bị định giá thấp giá trị, việc thặng dư thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ có được là do những lợi thế cạnh tranh, chi phí sản xuất rẻ và sự tái cấu trúc nền công ngiệp toàn cầu. Bất chấp điều đó, động thái định giá lại Đồng nhân dân tệ được xem như một hành động mang tính chất chính trị nhằm làm giảm căng thẳng gia tăng giữa hai chính phủ hai nước, trong khi đó Trung Quốc có thể tiếp tục mục tiêu đưa nền kinh tế quốc gia thành một trong những đầu tàu chủ chốt của nền kinh tế toàn cầu. 2 Tháng 5 năm 2004, Chính phủ Trung Quốc đã tổ chức một cuộc hội với thành phần tham dự gồm rất nhiều chuyên gia kinh tế tại Đại Liên để tìm ra tương lai cho Đồng nhân dân tệ. Trong cuộc tranh luận này, có hai luồng ý kiến trái lập, một bên ủng hộ quan điểm của học thuyết “giữ nguyên đường 2 Trả lời câu hỏi số 2 (Mini case – Chapter 3 – Multinational Business Finance (12th edition) – David K.Eiteman, Arthur I.Stonehill, Michael H.Moffett (2010) – page 73) 7 lối” của Ronanld McKinnon đến từ Đại học Stanford và Robert Mundell của Đại học Columbia, một bên đồng tình với quan điểm “ủng hộ việc định giá lại” của Jeffey Frankel, Đại học Havard và Moris Goldstein, Viện kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên thì cả hai trường phái đều đồng ý rằng nếu sự định giá lại Đồng nhân dân tệ không đủ lớn, thị trường tiền tệ đặc biệt là những nhà đầu cơ, sẽ đòi hỏi nhiều hơn và gây ra những sự bất ổn. Khả năng xảy ra rủi ro này là rõ ràng. Sức ép ngày càng gia tăng và dư luận ngày càng lên tiếng nhiều hơn khi mà gần đây, ngày 15/07, Thời báo Tài chính đã công bố bài viết “Mỹ kỳ vọng sự định giá lại Đồng nhân dân tệ” cho rằng sự định giá lại này sẽ diễn ra trong tháng 8. Nhưng phía Trung Quốc đã thực hiện việc định giá lại Đồng nhân dân tệ sớm hơn. Ngày 20/07/2005, Kho bạc Mỹ và các nhà cầm quyền hệ thống ngân hàng Hồng Kông đều được thông báo trước những người khác vài giờ rằng Trung Quốc đang ở trên bờ vực của việc thay thế hệ thống tỷ giá của mình từ chế độ neo tỷ giá vào Đồng đô la Mỹ sang chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết. 2. Chế độ tỷ giá mới Đồng nhân dân tệ đã được neo vào Đồng đô la Mỹ theo tỷ giá Yuan8,28/$ từ đầu năm 1997. Tỷ giá cố định này đã được duy trì trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính châu Á những năm 1997 - 1998, tạo ra nền tảng tiền tệ ổn định và vững chắc cho sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc khi bước vào thiên niên kỷ mới. Nền kinh tế Trung Quốc liên tục tăng trưởng nhanh chóng với con số tăng hơn 10% trong chỉ số GDP thực tế hàng năm, và tỉ lệ tăng trưởng này được kỳ vọng sẽ được duy trì trong ít nhất một thập kỷ nữa. Rõ ràng rằng nền kinh tế này đã phát triển quá lớn để duy trì một tỷ giá hối đoái hạng hai. Ngày càng nhiều quốc gia kêu gọi Trung Quốc nên chuyển Đồng nhân dân tệ sang chế độ tỷ giá thả nổi và gia nhập cùng 8 Đồng đô la Mỹ, Đồng Euro và Yên Nhật trong đội ngũ hàng đầu của hệ thống tài chính toàn cầu. Hệ thống tiền tệ mới được đưa ra bởi Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ thay đổi cách thức định giá giá trị tiền tệ. Mặc dù không đưa ra cách xác định một cách chính xác giá trị Đồng nhân dân tệ, nhưng chắc chắn các nhà làm chính sách Trung Quốc đã xác định giá trị Đồng nhân dân tệ dựa vào giá trị của những đồng tiền mạnh khác như Đô la Mỹ, Euro, Yên Nhật khi quyết định chuyển sang chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết. Tuy nhiên, không biết nội dung của giỏ khái niệm này, chúng ta không thể dự đoán được động thái cụ thể của các nhà làm chính sách Trung Quốc trong việc định giá Đồng nhân dân tệ. Sự định giá lại ban đầu được tính toán xấp xỉ 2,1%, nhỏ hơn rất nhiều lần so với mức 10 đến 20% mà các bên chỉ trích Trung Quốc trong đó có chính phủ Mỹ đã yêu cầu. 8.28/$ 8.11/ $ *100 20,696% 21% 8.11/ $ Yuan Yuan Yuan   Nhiều nhà chỉ trích Trung Quốc cho rằng Đồng nhân dân tệ đang định giá thấp 20% giá trị hoặc hơn thế nữa. Nếu thực hiện định giá lại 20% thì thì giá trị thực của Đồng nhân dân tệ tính theo Đôla Mỹ phải là: Yuan 8,28/$ - Yuan 8,28/$ . 20% = Yuan 6,62/$. 3 Biên dao động 3% cho phép một độ lệch có ý nghĩa hơn rất nhiều. Mặc dù độ lệch này sẽ giới hạn sự thay đổi hàng ngày của giá trị Đồng nhân dân tệ (theo rất nhiều cách sẽ bảo vệ nhà đầu từ và các công ty khỏi những thay đổi lớn đột ngột), nó cũng cho phép Đồng nhân dân tệ bắt đầu được thả nổi ở một mức nhỏ nhất, trong khi đó không ngăn cản việc tăng giá trị chậm dần dần 3 Trả lời câu hỏi số 1 (Mini case – Chapter 3 – Multinational Business Finance (12th edition) – David K.Eiteman, Arthur I.Stonehill, Michael H.Moffett (2010) – page 73) 9 của Đồng nhân dân tệ theo thời gian so với các đồng tiền khác như Đồng đô la Mỹ. Một số chuyên gia tiền tệ nhanh chóng chỉ ra rằng chế độ tỷ giá trước đây cũng cho phép sự điều chỉnh tỷ giá dần dần và thực tế thì Đồng nhân dân tệ đã một lần được định giá lại từ Yuan8,70/$ lên Yuan8,28/$ giữa những năm 1994 và 1997. 3. Những tác động mang tính chất khu vực Nền kinh tế Trung Quốc nhanh chóng hội nhập với nền kinh tế châu Á, đặc biệt là các nền kinh tế Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc và Đài Loan. Trong những năm gần đây, một số lượng các ngành công nghiệp then chốt đã chuyển từ khu vực các quốc gia Nam Á sang Trung Quốc, vì thế sự định giá lại Đồng nhân dân tệ đã thay thế hiệu quả lợi thế cạnh tranh trong khu vực. Rất nhiều quốc gia khác ngay lập tức phản ứng lại với sự định giá lại Đồng nhân dân tệ bằng việc đưa ra những thay đổi về tỷ giá hối đoái của mình. Tuy nhiên, Hong Kong lại giữ nguyên chế độ neo tỷ giá theo đồng Đô la Mỹ. Chính phủ Malaysia, chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ, cũng đã đưa ra một chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết tương tự Trung Quốc. Malaysia đã duy trì một tỷ giá hối đoái cố định từ giai đoạn khủng hoảng tài chính tấn công châu Á năm 1997. Chế độ tỷ giá mới ở Trung Quốc và Malaysia đều đặc biệt tương tự chế độ tỷ giá của Singapore, cái mà được gọi là “basket, band, and crawl” (tỷ giá được xác định dựa trên một rổ tiền tệ, có biên độ dao động, và được điều chỉnh định kỳ), hay còn gọi lại chế độ tỷ giá BBC, đã được Singapore sử dụng rất thành công suốt từ giai đoạn những năm 1980. 4. Tác động đến sự cạnh tranh Trang B1, tờ “The Wall Street Journal” ra ngày 22/07/2005 có bài “Các công ty đang phải chứng kiến những tác động nhỏ của việc Đồng nhân dân tệ đắt hơn” viết: 10 “Một công ty nổi tiếng của Mỹ với thị phần lớn tại Trung Quốc là Tập đoàn Mattel, nhà sản xuất đồ chơi lớn nhất thế giới, tiêu thụ khoảng 70% Búp bê Barbie, ô tô đồ chơi và nhiều loại đồ chơi khác từ Trung Quốc, bao gồm cả những nhà máy thuộc sở hữu của tập đoàn ở đó. Một nữ phát ngôn viên của Mattel đã nói rằng Đồng nhân dân tệ mạnh hơn đồng nghĩa với việc giá nguyên vật liệu cao hơn vào năm sau khi mà họ đàm phán các hợp đồng với các nhà máy mà họ không sở hữu ở Trung Quốc. Còn với các nhà máy thuộc sở hữu của tập đoàn Mattel thì vấn đề lại nằm ở giá nhân công, chứ không phải giá nguyên vật liệu, tuy nhiên, tác động của nó không quá lớn”. Việc định giá lại Đồng nhân dân tệ không phải là thứ mà các công ty đa quốc gia mong đợi. Hầu hết các công ty đa quốc gia đang hoạt động tại Trung Quốc đều đầu tư với mục đích biến Trung Quốc thành nơi sản xuất cung ứng nguồn lực toàn cầu. Vì thế, họ mong muốn một chế độ tiền tệ ổn định và rẻ tương đối. Một công ty đa quốc gia nước ngoài như Mattel, một trong số những nhà sản xuất đồ chơi hàng đầu thế giới, 70% nguồn lực cho sản xuất đồ chơi của tập đoàn này là ở Trung Quốc. Bất kỳ sự định giá lại Đồng nhân dân tệ nào đều có nghĩa rằng giá cả hàng hóa khi tính bằng Euro hay Đô la Mỹ sẽ tăng lên, dẫn tới doanh thu và lợi nhuận của họ sẽ bị giảm xuống khi những sản phẩm tương tự được bán trên thị trường bằng đồng Euro và Đô la Mỹ. Với một vài công ty, như Boeing, sự định giá lại Đồng nhân dân tệ lại có tác động tích cực nào đó. Phân lớn nguồn lực của Boeing không được khai thác ở Trung Quốc, nhưng đây lại là thị trường lớn mang lại doanh thu ngày càng nhiều cho công ty. Sự định giá lại Đồng nhân dân tệ làm cho sức mua của khách hàng Trung Quốc đối với những sản phẩm của Boeing tăng nhẹ, vì những sản phẩm này được định giá xuất khẩu bằng Đồng đô la Mỹ. Những công ty khác đã nhìn thấy trước được những tác động cạnh tranh phức tạp hơn. Ví dụ, Genneral Mootors thực tế rất mong đợi sự định giá lại Đồng nhân dân tệ. Mặc dù GM ngày càng khai thác nguồn lực và lắp ráp nhiều hơn ở [...]... 1980, tỷ giá giữa Đô la Mỹ và Nhân dân tệ là Yuan2/$, năm 1994 Trung Quốc phá giá mạnh Đồng Nhân dân tệ khi đưa tỷ giá Đô la Mỹ - Nhân dân tệ lên mức Yuan8,5/$ và giữ cố định tỷ giá này trong suốt những năm từ 1995 cho đến năm 2005 tăng lên là Yuan8,25/$ trước khi định giá lại Đồng nhân dân tệ ngày 21/07/2005 Ngày 21/07/2005, Trung Quốc tiến hành điều chỉnh tỷ giá theo hướng nâng giá Đồng nhân dân tệ vào... Yuan8,11/$, sau đó tỷ giá được cho phép thả nổi tỷ giá trong giới hạn biên độ 0 ,3% so với tỷ giá chính thức của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Đồng nhân dân tệ đã lên giá 3, 12% kể từ khi cải cách tỷ giá Việc nâng giá Đồng nhân dân tệ gây bất lợi đới với hoạt động xuất khẩu và Trung Quốc đã tìm biện pháp để định giá danh nghĩa cao Đồng nhân dân tệ song lại cố gắng để giảm giá thực tế đồng tiền này mà các... cho thấy việc tự do hóa Đồng nhân dân tệ sẽ mang lại cơ hội hay là thách thức 4 Trả lời câu hỏi số 4 (Mini case – Chapter 3 – Multinational Business Finance (12th edition) – David K.Eiteman, Arthur I.Stonehill, Michael H.Moffett (2010) – page 73) 12 II PHÂN TÍCH VIỆC ĐỊNH GIÁ LẠI ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC Chính sách tỷ giá hối đoái của Tung Quốc được thực hiện có tính...Trung Quốc, việc tăng giá Đồng nhân dân tệ 2,1% đã được cho rằng sẽ làm chi phí sản xuất tăng lên rất nhỏ Đồng thời, sự định giá lại Đồng nhân dân tệ được kỳ vọng là sẽ làm cho Đồng Yên Nhật tăng giá thực trên thị trường tài chính quốc tế so với Đồng đô la Mỹ là Đồng Euro Đối với tương lai của GM, bất kỳ sự tăng giá Đồng Yên Nhật nào cũng sẽ đều có lợi vì nó làm tăng chi... xuất khẩu châu Âu Trong bối cảnh đồng nhân dân tệ tăng giá, nếu Đồng đô la Mỹ phục hồi thì tương quan Euro/Đô la Mỹ sẽ giảm, nhưng sự phục hồi Đô la Mỹ không tác động đến những đồng tiền mới nổi Việc định giá lại Đồng nhân dân tệ sẽ làm giảm luồng vốn từ Trung Quốc và nhiều nước châu Á vào euro và những đồng tiền thả nổi khác, nhưng không giảm nhẹ áp lực tăng giá bản tệ tại các thị trường mới nổi Mặc... 23/ 11/2009) Tuy nhiên, việc tăng giá Đồng nhân dân tệ có thể tiếp tục làm tăng thêm việc tập trung Euro so với Đồng đô la Mỹ đồng thời với việc tăng cường 16 dòng vốn vào các nền kinh tế mới nổi, dẫn đến tăng giá những đồng tiền này hơn là giảm giá, các nhà đầu tư có thể tiếp tục nâng cao vị thế của họ nhờ các đồng tiền mới nổi bởi lẽ việc điều chỉnh Đồng nhân dân tệ chỉ là sự bắt đầu của một quá trình... tệ Ngày 22/6/2010, Trung Quốc đã thực hiện bước đi đầu tiên trong cam kết linh hoạt giá Đồng nhân dân tệ Theo đó, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã xác lập tỷ giá hối đoái mới ở mức Yuan6,7980/$, tăng 0, 43% so với mức Yuan6,8275/$ của ngày 21/6/2010 Đây là mức cao nhất kể từ khi Bắc Kinh định giá lại Đồng nhân dân tệ vào tháng 7 năm 2005 Động thái trên là do Trung Quốc muốn giảm bớt bầu không khí... mạnh tỷ giá đồng nhân dân tệ; đồng thời, để chính sách điều chỉnh tỷ giá giữ được ổn định, không bị giới đầu cơ thao túng, Trung Quốc đã thực hiện chính sách thắt chặt quản lý ngoại hối, nhằm mục đích tập trung ngoại tệ về Nhà nước, đảm bảo cung-cầu ngoại tệ thông suốt Đồng thời, từ năm 1994 -1996, Trung Quốc thực hiện chính sách kết hối ngoại tệ bắt buộc theo quy định của Chính phủ và quy định về... mình dưới chế độ tỷ giá mới và Đồng nhân dân tệ được định giá lại Trước đây, việc duy trì định giá thấp Đồng nhân dân tệ tuy có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc, nhưng lại tạo sự cạnh tranh khốc liệt về giá cả giữa các doanh nghiệp Trung Quốc với nhau, mà hậu quả là nhiều mặt hàng không đảm bảo chất lượng, nổi bật là máy tính và một số đồ điện dân dụng, đây là những mặt hàng cần đến nguồn... Đồng nhân dân tệ để tạo ra lợi thế thương mại ngắn hạn Trong thương mại quốc tế, Trung Quốc luôn theo đuổi chế độ tỷ giá hối đoái trên cơ sở định giá thấp Đồng nhân dân tệ so với các ngoại tệ khác (đặc biệt với Đô la Mỹ) để tạo lợi thế thương mại ngắn hạn nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thặng dư cán cân thương mại, duy trì tỷ lệ thất nghiệp thấp, tạo sự ổn định và bền vững trong dự trữ ngoại hối 13 Vào . tỷ giá Đồng Nhân dân tệ theo Đồng đô la 5 Mỹ, định giá lại Đồng nhân dân tệ ấn định ở tỷ giá Yuan8,11/$, và biên độ dao động tỷ giá của Đồng nhân dân tệ được nới rộng lên 0 ,3% theo giá. sự định giá lại Từ năm 2004 đến năm 2005, Chính phủ Mỹ liên tục thúc giục Trung Quốc định giá lại Đồng nhân dân tệ sau suốt một thập kỷ neo giá Đồng nhân dân tệ theo Đồng đô la Mỹ với tỷ giá. viết “Mỹ kỳ vọng sự định giá lại Đồng nhân dân tệ cho rằng sự định giá lại này sẽ diễn ra trong tháng 8. Nhưng phía Trung Quốc đã thực hiện việc định giá lại Đồng nhân dân tệ sớm hơn. Ngày 20/07/2005,

Ngày đăng: 19/12/2014, 17:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w