1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn áp dụng dạy lồng ghép chương trình pokemon cùng em học an toàn giao thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh lớp một

16 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 6,28 MB

Nội dung

- 1 - 1-Tên đề tài: ÁP DỤNG DẠY LỒNG GHÉP CHƯƠNG TRÌNH POKEMON CÙNG EM HỌC AN TOÀN GIAO THÔNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CHO HỌC SINH LỚP MỘT 2-Đặt vấn đề: Năm học 1998-1999 Bộ giáo dục đưa môn An toàn giao thông (ATGT) vào chương trình giáo dục và trở thành một môn học chính thức trong nhiều năm gần đây. Hiện nay cả năm khối lớp đang thực hiện chương trình giáo dục ATGT của Bộ, nhằm giáo dục học sinh hiểu biết về luật giao thông để phòng tránh tai nạn giao thông, bảo vệ an toàn tính mạng cho các em, đây cũng là vấn đề mà phụ huynh học sinh hết sức quan tâm.Để góp phần giảm tai nạn giao thông thì chính những em học sinh sẽ là những tuyên truyền viên hết sức có tác dụng. Chính vì thế mà tôi đã chọn đề tài nghiên cứu này,và đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 1/3 tôi đang phụ trách. Đặc biệt đối với lớp một ngoài chương trình, sách giáo khoa và các phương tiện thiết bị giảng dạy ATGT do Bộ giáo dục biên soạn và cung cấp. Từ năm học 2005-2006 để giúp học sinh học tốt hơn phần giáo dục ATGT, Vụ giáo dục tiểu học phối hợp với Uỷ ban ATGT Quốc gia, quỹ Toyota Việt Nam biên soạn cuốn truyện tranh “Pokemon cùng em học ATGT”. Nội dung kiến thức về ATGT trong cuốn sách này được tác giả chuyển đến các em thông qua các câu chuyện và tình huống cụ thể cùng với hai nhân vật mà các em yêu mến Pikachu và Meoth. Tháng 9, tháng 10 năm 2007 Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Nam, Phòng giáo dục thành phố Tam Kỳ đã tập huấn và triển khai chương trình dạy lồng ghép Pokemon vào chương trình giáo dục ATGT, được tham gia tập huấn và được sự chỉ đạo của bộ phận chuyên môn cộng với điều kiện của trường, năm học này tôi đã mạnh dạn áp dụng dạy lồng ghép hai chương trình và bước đầu phần nào đem lại sự khả quan trong việc dạy an toàn giao thông cho học sinh. 3-Cơ sở lý luận: Như chúng ta đã biết tai nạn giao thông, đặc biệt tai nạn giao thông đường bộ đã gây ra những thiệt hại to lớn về người, tài sản của nhà nước và nhân dân đang là vấn đề xã hội hết sức bức xúc, nghiêm trọng đòi hỏi Nhà nước phải tập trung hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện các giải pháp đồng bộ để nhanh chóng kiềm chế tai nạn giao thông. 4-Cơ sở thực tiễn: Có thêm chương trình tài liệu, phương tiện dạy học là điều rất cần thiết đối với giáo viên giảng dạy nhưng đây cũng là nỗi lo, đặt ra cho giáo viên lớp một những suy nghĩ: Làm sao sử dụng phát huy được các tài liệu này, sử dụng hai cuốn sách, hai chương trình này cho phù hợp, không chồng chéo trùng lặp, - 2 - không gây khó khăn cho học sinh khi sử dụng sách trong tiết học và đem lại hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục ATGT cho học sinh? 5-Nội dung nghiên cứu: Từ tình hình thực tiễn như trên, tôi đã cố gắng tìm nhiều biện pháp để thực hiện dạy lồng ghép nhằm đem lại hiệu quả cao qua các tiết ATGT. Qua quá trình thực hiện tôi nhận thấy rằng để đem lại hiệu quả qua cần phải áp dụng các biện pháp sau: Biện pháp 1: Giáo viên phải nắm mục tiêu chung Giáo dục ATGT 1- Làm cho học sinh có hiểu biết, có ý thức tuân theo những quy định cơ bản trong luật giao thông đường bộ để phòng, tránh tai nạn giao thông, bảo đảm an toàn tính mạng và giữ gìn an toàn xã hội. 2- Dạy cho học sinh có một số kĩ năng cơ bản, cần thiết khi tham gia giao thông; hình thành thói quen chấp hành theo luật giao thông, có thái độ không đồng tình với những hành vi vi phạm luật giao thông. 3- Hướng dẫn học sinh biết phòng tránh tai nạn giao thông khi đi trên đường phố có các tình huống phức tạp, biết lựa chọn đường đi đảm bảo an toàn. Sau khi nắm được mục tiêu bài học tôi nghiên cứu, tham khảo lại nội dung hai chương trình được lồng ghép mà cô giáo Thanh Hữu đã nêu lên trong đợt tập huấn: Biện pháp 2 : Nắm lại nội dung lồng ghép Bài 1: Pokemon lồng ghép vào bài 3 - Đèn tín hiệu giao thông Hoạt động 2: (tiết 1) - Đèn tín hiệu giao thông Bài 2: Pokemon lồng ghép vào bài 5: Đi bộ sang đường an toàn Hoạt động 2: Tiết 1 (An toàn khi sang đường nơi có vách đi bộ qua đường) Bài 3, 4 lồng ghép vào bài 2: Tìm hiểu đường phố Hoạt động 1: Tiết 4 (ôn tập) Hoạt động 3: Tiết 4 (ôn tập) Bài 5, 6 lồng ghép vào bài 1: An toàn và nguy hiểm Hoạt động 1: Tiết 5 (ôn tập) Hoạt động 3: Tiết 5 (ôn tập) Trên cơ sở lồng ghép như thế, tôi đã suy nghĩ áp dụng các phương pháp và hình thức giảng dạy như thế nào cho cho phù hợp. Biện pháp 3 : Áp dụng các phương pháp và hình thức giảng dạy Những bài học về ATGT là một nội dung khô khan, đơn điệu, dễ nhàm chán, hơn nữa để việc dạy lồng ghép Pokemon vào giáo dục ATGT thành công thì cần có nhiều hoạt động nhằm thu hút sự chú ý của học sinh và làm cho các em nhớ lâu. Để đạt được mục đích này cần tránh dạy áp đặt bắt học sinh nghe, nhắc lại và yêu cầu nhớ thực hiện cho đúng. Giáo viên nên cho học sinh xem tranh, đọc truyện, tích cực cho học sinh tham gia các hoạt động để ghi nhớ và - 3 - biết vận dụng những kiến thức về ATGT ở mỗi câu chuyện, mỗi tình huống được đưa ra ở những cuốn sách, để đảm bảo cho học sinh có ngay được hiểu biết về hành vi, kỹ năng đúng về ATGT trong quá trình học tập và sinh hoạt của bản thân. Để đạt được những mục tiêu này cần phải được trải nghiệm qua nhiều phương pháp hướng dẫn, phương pháp tổ chức nhằm hướng tới mục tiêu của bài học. Bên cạnh việc học sinh tự đọc, tự tìm hiểu, giáo viên cần đưa ra nhiều hoạt động thiết thực nhằm thu hút sự chú ý của học sinh giúp các em thích thú và nhớ lâu. Việc đổi mới phương pháp giáo dục cần được vận dụng một cách sáng tạo và có hiệu quả trong việc hướng dẫn và tổ chức các hoạt động tìm hiểu về ATGT qua từng hoạt động. Để làm được điều này cố gắng chú ý vận dụng linh hoạt và phối hợp với từng nội dung ở từng bài học như: a) Đàm thoại: Đối thoại giữa giáo viên với học sinh: Giáo viên đặt câu hỏi học sinh trả lời; cũng có khi học sinh đặt câu hỏi mời bạn mình trả lời. b) Thảo luận nhóm: Học sinh cùng nhau trao đổi nhận xét, phát hiện, bày tỏ ý kiến về một hành động hay một hành vi đúng sai (tiết dạy mẫu đã thể hiện ở hoạt động 2). c) Hồi tưởng: Học sinh nhớ lại các sự việc đã qua, kể lại, nói lại vừa luyện trí nhớ vừa gây sự chú ý cho học sinh. d) Kể chuyện: Học sinh tự kể lại câu chuyện đã nghe cô giáo kể (ở học kỳ I học sinh chưa thể đọc được chữ trong chuyện Pokemon nên giáo viên kể cho học sinh nghe và kể lại) hoặc kể lại câu chuyện các em đã đọc được (ở HK II). Thực hiện khâu này sẽ gây được sự hứng thú và sự chú ý của học sinh. đ) Sắm vai: Học sinh được tự thể hiện mình trong khi sắm vai một nhân vật nào đó trong câu chuyện hoặc một tình huống nào đó. Tiểu phẩm tốt sẽ có tác dụng giúp học sinh nhớ lâu kiến thức, những hành vi đúng sai trong giao thông đã thể hiện trong tiểu phẩm. e) Trò chơi: Tổ chức cho học sinh chơi dưới hình thức trắc nghiệm chọn câu hỏi đúng sai về các tình huống ATGT hoặc vẽ tranh về ATGT. Đây là một hoạt động mà học sinh rất hào hứng tham gia, các em luôn luôn muốn thử sức mình và thi đua với bạn. g) Thực hành: là một phương pháp không thể thiếu trong dạy ATGT, trong một bài học chia nhiều tiết; tiết 1 học lý thuyết cho học sinh nắm những kiến thức cơ bản; tiết 2 học sinh được thực hành. Giáo viên là người hướng dẫn mẫu cho học sinh bài thực hành ngay tại lớp, bài thực hành ở mô hình, có bài thực hành khi đi trên đường, có sự nhận xét của bạn và đánh giá của cô giáo, và một số phương pháp khác nữa có thể trong quá trình dạy tuỳ từng bài mà tôi có thể sáng tạo thêm. Với các phương pháp cần thiết như thế thì một điều không thể thiếu trong tiết dạy đó là: Biện pháp 4 : Chuẩn bị phương tiện phục vụ giảng dạy - 4 - - Tranh ảnh: Sử dụng tranh ảnh có trong thư viện và vẽ thêm một số tranh minh hoạ cho các bài học, ngoài ra tôi khuyến khích học sinh sưu tầm một số tranh trên lịch hoặc trên sách, báo mà các em nhìn thấy để tăng thêm số lượng tranh phục vụ cho bài học. - Đĩa CD: có nội dung 5 đoạn phim của 5 bài trong Pokemon - Máy chiếu hoặc đầu đĩa ti vi (Ti vi mỗi lớp có 1 cái). Khi đã nghiên cứu kĩ các phương pháp và hình thức dạy học và chuẩn bị một số phương tiện phục vụ dạy học như thế tôi vận dụng vào để thiết kế bài soạn từng bài cho phù hợp và phải thiết kế như thế nào đó để phát huy hết các phương pháp cũng như phương tiện dạy học để tiết dạy phải thể hiện rõ đổi mới phương pháp gây hứng thú trong học tập cho hcọ sinh đem lại hiệu quả cao cho tiết học. Biện pháp 5: Đầu tư cho việc thiết kế giáo án Thiết nghĩ một tiết học thành công đòi hỏi khâu chuẩn bị của giáo viên hết sức quan trọng thể hiện ở phần thiết kế bài dạy, vì thế để thiết kế bài dạy tốt tôi phải nắm kĩ mục tiêu bài học, chú ý lựa chọn các phương pháp tích cực để tổ chức các hoạt động diễn ra trong tiết học một cách nhẹ nhàng, tự nhiên tạo không khí thoải mái, vui vẻ trong tiết học ATGT, làm sao để học sinh không lúng túng khi sử dụng 2 cuốn sách trong một tiết học, làm cho các em ham học, giờ học phải thật sự sinh động, hấp dẫn, giúp các em khắc sâu kiến thức một cách chắc chắn. Ví dụ: Bài 1 Pokemon lồng ghép vào bài 3 : Đèn tín hiệu giao thông Hoạt động 1: Tổ chức cho học sinh đàm thoại kết hợp việc quan sát tranh tìm hiểu về đèn tín hiệu giao thông (sách giáo khoa An toàn giao thông). Hoạt động 2: Tổ chức cho học sinh xem tranh, nghe cô giáo kể chuyện sau đó các em tự thảo luận theo nhóm rồi phân vai và sắm vai thể hiện các nhân vật có trong câu chuyện (việc sắm vai là do các em tự chọn vai mà mình ưa thích): - Một em trong vai con - Một em là người dẫn chuyện - Một em trong vai Mẹ - 5 - Sau khi sắm vai xong tôi tổ chức cho các em giao lưu với các bạn vừa tham gia sắm vai với những câu hỏi mà các em thích hỏi xoay quanh nội dung câu chuyện trên. Thực tế các em đã đặt những câu hỏi giao lưu như sau: *Em A giao lưu với em B trong vai con : - Em A nói: Chào B mình muốn phỏng vấn bạn 1 câu được không? - B trả lời: Ô! Mình sẵn sàng và rất vui khi được bạn phỏng vấn mình đó. - A: Khi được mẹ giải thích về tác dụng của đèn giao thông bạn cảm thấy thế nào? - B: Mình rất vui vì mẹ đã giúp mình hiểu rõ hơn tác dụng của đèn tín hiệu. *Em C giao lưu với em D trong vai mẹ: - C: Khi nghe con mình hỏi tác dụng của đèn tín hiệu bạn có thấy khó chịu vì đi trên đường mà con mình cứ thắc mắc không? - D: Mình không thấy khó chịu mà mình rất hài lòng vì con mình biết chú ý áp dụng những điều mà con được học ở trường khi đi trên đường để hỏi mẹ. Phải nói rằng qua những câu hỏi giao lưu này đã giúp các em có thể tư duy để đưa ra những câu hỏi phù hợp với nội dung bài, ở đây tôi cũng đã chú ý rèn kĩ năng nói cho HS, giúp các em mạnh dạn tự tin hơn để các em có thể quen nâng dần khả năng giao tiếp của mình. Hoạt động 3: Xem phim xử lý tình huống - Cho học sinh xem phim của bài 1 Pokemon: Tôi cho học sinh xem đến đoạn chị Bê dừng xe lại khi tín hiệu đèn đỏ bật lên và đặt câu hỏi : + Tại sao chi Bê dừng xe? (Học sinh có thể đưa ra nhiều câu trả lời theo sự phán đoán của mình), sau đó tôi chốt lại, giải thích thêm. - Tôi đặt thêm nhiều câu hỏi liên quan đến nội dung của đoạn phim cho các em trả lời Bài 2 Pokemon lồng ghép vào bài 5 : Đi bộ sang đường an toàn Hoạt động 1: Quan sát tranh và đàm thoại Tổ chức cho các em quan sát tranh ở sách giáo khoa ATGT, nêu câu hỏi cho các em trả lời: - Em thấy trong tranh người đi bộ khi sang đường đi ở đâu? Vì sao mọi người khi sang đường phải đi trên vạch trắng? Hoạt động 2 : Thảo luận theo nhóm Khi các em nắm được nội dung của hoạt động 1, tôi giao những câu hỏi cho các em thảo luận nhằm giúp các em tư duy, tự nêu ra ý kiến của mình. Hoạt động 3 : Kể chuyện Pokemon (sắm vai): Phân vai : - Một em trong vai mẹ - 6 - - Một em trong vai người dẫn chuyện. - Một em trong vai học sinh Sau khi các em sắm vai xong tôi cũng tổ chức cho các em giao lưu, thực tế các em đã đặt những câu hỏi giao lưu như sau: *Em A giao lưu với em B: - Em A nói: Chào B, bạn sắm vai rất tốt bây giờ mình có thể phỏng vấn bạn được không? - B trả lời: Ô! Mình sẵn sàng và rất vui khi được bạn phỏng vấn mình đó. - A: Nếu là Bo bạn cảm thấy thế nào khi rủ bạn sang đường khi trên đường có rất nhiều xe cộ đi lại? - B: Mình đã nhận ra là mình sai, khi được cô giáo khuyên bảo mình sẽ không làm thế nữa. *Em C giao lưu với em D : - C: Nếu là cô giáo bạn sẽ thấy như thế nào khi học trò của mình đã biết sai và nhận lỗi? - D: Trước hết mình cảm ơn câu hỏi của bạn. Bạn biết không nếu mình là cô giáo mình sẽ rất hài lòng và rất vui khi học trò của mình đã biết sai và nhận lỗi. Các câu hỏi giao lưu làm cho không khí lớp học thật vui vẻ, phát huy cao tính tích cực của các em. Để duy trì không khí sinh động ,lôi cuốn các em vào tiết học làm cho tiết học diễn ra một cách nhẹ nhàng, vui vẻ giúp các em tiếp thu bài tốt và khắc sâu kiến thức vừa học, ở mỗi tiết học tôi đều lồng ghép: Biện pháp 6: Tổ chức các trò chơi Trò chơi 1: Đấu trường 38 ( lớp có 37 em) - Phổ biến luật chơi : Máy tính sẽ chọn ngẫu nhiên 1 em ngồi ghế nóng tham gia là người chơi chính, các em còn lại ở dưới lớp sẽ ghi kết quả vào bảng con, trong 5 giây các em theo dõi câu hỏi, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời của mình. Sau khi người chơi chính và người chơi còn lại đưa ra câu trả lời ,tôi sẽ đưa ra câu trả lời đúng để kiểm tra, kết thúc trò chơi người chơi chính và những người chơi còn lại xuất sắc sẽ được thưởng. Ví dụ : Bài 1 : Đèn tín hiệu giao thông *Mục tiêu : - Củng cố lại việc nhận biết ba màu của đèn tín hiệu điều khiển giao thông và biết tác dụng của đèn tín hiệu. *Nội dung: Câu 1: Đèn tín hiệu giao thông có : a) 2 màu. b) 1 màu. - 7 - c) 3 màu. *Câu trả lời đúng là : C Câu 2 : Khi gặp tín hiệu đỏ người và xe: a) Thản nhiên đi. b) Dừng lại . c) Đi chậm. *Câu trả lời đúng là : b Bài 2 : Đi bộ sang đường an toàn *Mục tiêu: - Củng cố lại hành vi của các em khi đi ra phố. *Nội dung: Câu 1: Khi đi ra phố các em cần phải đi với ai? a) Đi một mình. b) Đi với bạn mình. c) Đi với người lớn * Câu trả lời đúng sẽ là: Câu 2 : Khi đi qua đường các em cần phải làm gì ? a) Chạy một mạch qua đường. b) Nắm tay người lớn, nhìn tín hiệu đèn. c) Kéo tay người lớn chạy qua đường. *Câu trả lời đúng là : Câu 3: Khi đi qua đường cần đi ở đâu ? Vào khi nào? a) Đi ở nơi có vạch đi bộ khi qua đường - 8 - b) Đi ở nơi có vạch đi bộ khi qua đường, khi tín hiệu đèn “có hình người” màu xanh bật lên c) Đi ở nơi nào cũng được trên đường phố. * Câu trả lời đúng là : b Trò chơi 2 : Rung chuông vàng. *Luật chơi: - Giáo viên đưa ra những câu hỏi với câu trả lời đúng, sai, trong 5 giây các em ghi đáp án đúng sai vào bảng con (tuỳ theo nội dung từng bài tôi đặt câu hỏi Đ, S cho các em trả lời). Sau mỗi câu hỏi tôi tặng hoa cho những em có kết quả đúng. Kết thúc cuộc chơi em nào có nhiều hoa nhất em đó thắng. Ví dụ: Bài 1 : Đèn tín hiệu giao thông Câu 1 : Khi gặp tín hiệu xanh, người và xe được phép đi. Đúng hay sai? Câu 2 : Có hai loại đèn tín hiệu là đèn tín hiệu cho các loại xe và đèn tín hiệu cho người đi bộ . Đúng hay sai? (Đúng) Bài 3 : Tìm hiểu đường phố Câu 1 : Đường hai chiều là : Đường có các loại xe đi theo một chiều. Đúng hay sai? (Sai) Câu 2 : Đèn tín hiệu đặt ở : Ngã ba, ngã tư đường phố . Đúng hay sai ? (Đúng) Câu 3: Đường phố an toàn cho người đi bộ là: Đường phố có vỉa hè . Đúng hay sai? (Đúng) Bài 4 : An toàn và nguy hiểm Câu 1: Chơi búp bê, chơi nhảy dây là an toàn. Đúng hay sai? (Đúng) Câu 2 : Cầm kéo học thủ công là nguy hiểm cần tránh. Đúng hay sai? (Sai) Câu 3 : Chạy chơi dưới lòng đường là nguy hiểm . Đúng hay sai? (Đúng) Trò chơi 3 : “Em vui học An toàn giao thông”. Xem đoạn phim đoán điều gì sẽ xảy tiếp theo. - 9 - *Mục đích: - Rèn trí tưởng tượng ,phán đoán cho học sinh. *Luật chơi : Sau mỗi bài tôi cho các em xem phim và dừng lại bất kì chỗ nào của đoạn phim rồi đặt câu hỏi cho các em đoán điều xảy ra tiếp theo,em nào trả lời đúng sẽ thắng. *Nội dung : Bài 1 : Đèn tín hiệu giao thông Dừng đoạn phim ở đoạn: Chị Bê đang đi nhưng có tín hiệu đỏ bật lên. - Em thử đoán xem chị Bê sẽ xử lý như thế nào khi gặp tín hiệu đỏ? Các em sẽ đưa ra dự đoán của mình. Bài 2 : Đi bộ sang đường an toàn Dừng đoạn phim ở đoạn : 2 em không dám qua đường. - Để qua đường được 2 em sẽ làm gì tiếp theo? Các em suy nghĩ và đưa ra dự đoán của mình. Bài 3 : Tìm hiểu đường phố Dừng ở đoạn 2 em đang trèo qua dãi phân cách ,trên đường xe qua lại rất nhiều. - Điều gì xảy ra tiếp theo với các bạn? Các em tự đưa ra ý tượng của mình. Bài 4 : An toàn và nguy hiểm Dừng ở đoạn 2 em chạy chơi trên đường ray, xe lửa đang chạy tới. - Điều gì xảy ra với 2 bạn? Các em có thể đưa ra nhiều ý tưởng tượng của các em sau đó tôi sẽ mở cho các em xem đoạn tiếp theo, để kiểm tra ý tưởng mà mình đưa ra là đúng hay sai. Phải nói rằng qua những trò chơi các em thật sự thích thú và hết sức lanh lẹ, thể hiện được bản lĩnh của mình, mặc dù không phải là hoạt động chủ đạo song nó giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của các em, cũng qua các trò chơi này giúp các em ghi nhớ dễ dàng và lâu bền hơn. Ở đây tôi đã thay đổi được hình thức học tập ngay cả những phút gần cuối, duy trì được hứng thú học tập của học sinh. 6-Kết quả thực hiện : Qua việc thực hiện các biện pháp trên ,đến giữa học kỳ II, tôi thấy các em có tiến bộ rõ rệt, 100 % học sinh lớp tôi dạy đều có ý thức tốt về việc chấp hành tốt khi tham gia giao thông, các em có thể trả lời bất kì những tình huống giao thông xoay quanh nội dung các bài đã học một cách thành thạo, các em rất thích học chương trình lồng ghép Pokemon (thể hiện ở phiếu thăm dò). Bản thân tôi đựợc tập huấn, tiếp thu những nội dung, cách thức lồng ghép hết sức sáng tạo của cô Nguyễn Thị Thanh Hữu phó trưởng phòng giáo dục - 10 - thành Phố Tam Kỳ, tôi đã vận dụng ngay vào việc giảng dạy, đã được nhà trường và các trường bạn đánh giá cao qua các tiết dạy thao giảng ở trường và tiết dạy chuyên đề do phòng giáo dục tổ chức. Đối với tổ chuyên môn tôi cũng đã triển khai việc làm của mình để các giáo viên trong tổ tham khảo và một điều rất vui là các giáo viên trong tổ đều áp dụng việc giảng dạy lồng ghép một cách có hiệu quả thể hiện ở các tiết chuyên đề của tổ và các tiết thao giảng do trường tổ chức. 7-Kết luận: So với trước đây HS chỉ học ở cuốn sách: An toàn giao thông các em tiếp thu một cách thụ động trên cơ sở lí thuyết là chủ yếu, không khắc sâu kiến thức, tiết học rất buồn tẻ, khô khan, thiếu phần sinh động , HS ít được nghe, đựợc thấy bằng trực quan làm cho các em không mấy thích thú khi học tiết ATGT. Việc giáo viên áp dụng dạy lồng nghép chương trình Pokemon cùng em học ATGT kết hợp, áp dụng việc đổi mới phương pháp dạy học và sử dụng tranh ảnh, đĩa CD một cách phù hợp đã gây hứng thú cho học sinh khi học tiết ATGT, làm cho tiết học thực sự sinh động và trở nên hấp dẫn, lôi cuốn các em, các em luôn ở tư thế sẵn sàng, nhanh nhẹn, linh hoạt, thể hiện sự thông minh nhanh trí, tự phát hiện và khắc sâu kiến thức áp dụng để vận dụng vào thực hành các kĩ năng cơ bản, chủ động tham gia vào các hoạt động của từng em, càng ngày các em thích học môn ATGT hơn, điều đó cũng có nghĩa là các em sẽ có ý thức tốt hơn khi tham gia giao thông. Hy vọng rằng nếu giáo viên lớp một có sự đầu tư đúng mức vào việc dạy an toàn giao thông cho học sinh thì đã góp một phần nhỏ bé vào việc giáo dục và rèn hành vi, thói quen tốt cho các em giúp các em có ý thức tốt hơn khi tham gia giao thông, làm giảm tai nạn giao thông, đem lại hạnh phúc cho phụ huynh, cho xã hội 8-Đề nghị : - Nhà trường tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện để các năm tiếp theo bản thân tôi cũng như giáo viên tổ một áp dụng dạy lồng nghép có hiệu quả hơn. Đây là năm đầu tiên thực hiện chương trình dạy lồng nghép môn ATGT nên không thể tránh khỏi những lúng túng, thiếu sót. Kính mong ban lãnh đạo nhà trường, hội đồng khoa học các cấp góp ý để việc làm của tôi hoàn thiện hơn trong thời gian đến, áp dụng vào việc giảng dạy đạt hiệu quả, nhằm giáo dục học sinh tốt hơn khi tham gia giao thông để các em có ý thức tốt cùng nhắc nhở mọi người thực hiện tốt an toàn giao thông để đem lại niềm vui niềm hạnh phúc cho mọi người, mọi nhà. [...]... chương trình Pokemon cùng em học ATGT ? a) Có b) Không ******************** TỔNG HỢP Kết quả từ phiếu thăm dò Câu 1: 100 % học sinh đồng ý chọn câu d Câu 2: 100 % học sinh đồng ý chọn câu d Câu 3: 100 % học sinh đồng ý chọn câu b - 12 - Gìơ học : An toàn giao thông của các em lớp 1/3 - 13 - TÀI LIỆU THAM KHẢO 1-Sách giáo khoa: An toàn giao thông lớp Một 2- Sách Pokemon cùng em học an toàn giao thông. .. Lớp : Em hãy đánh dấu x vào ý em tán thành : Câu 1: Em cảm thấy như thế nào khi được học lồng ghép chương trình Pokemon? a) Thích thú b) Vui vẻ c) Tiếp thu bài tốt, khắc sâu kiến thức d) Cả 3 ý trên 2- Học lồng ghép chương trình Pokemon các em được: a) Thực hành nhiều b) Xem phim liên hệ thực tế c) Tham gia nhiều hoạt động bổ ích trong tiết học d) Cả 3 ý trên 3- Em thích học lồng ghép chương. .. em học an toàn giao thông 3- Sách giáo viên: Hướng dẫn sử dụng sách Pokemon cùng em học ATGT 4- Website của phòng giáo dục Tam Kỳ - Quảng Nam - 14 - MỤC LỤC TT 1 2 3 4 5 5 6 7 8 9 10 11 12 Nội dung Đặt vấn đề Cơ sở lý luận Cơ sở thực tiễn Nội dung nghiên cứu Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6 Kết quả nghiên cứu Kết luận Đề nghị Trang 1 1 1 2 2 2 2 3 4 6 9 10 10 - . tài: ÁP DỤNG DẠY LỒNG GHÉP CHƯƠNG TRÌNH POKEMON CÙNG EM HỌC AN TOÀN GIAO THÔNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC CHO HỌC SINH LỚP MỘT 2-Đặt vấn đề: Năm học 1998-1999 Bộ giáo dục đưa môn An toàn. quan làm cho các em không mấy thích thú khi học tiết ATGT. Việc giáo viên áp dụng dạy lồng nghép chương trình Pokemon cùng em học ATGT kết hợp, áp dụng việc đổi mới phương pháp dạy học và sử dụng. % học sinh đồng ý chọn câu b - 12 - Gìơ học : An toàn giao thông của các em lớp 1/3 - 13 - TÀI LIỆU THAM KHẢO 1-Sách giáo khoa: An toàn giao thông lớp Một 2- Sách Pokemon cùng em học an toàn

Ngày đăng: 19/12/2014, 13:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w