nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ung thư tinh hoàn

65 629 5
nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng  ung thư tinh hoàn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư tinh hoàn (UTTH) là một bệnh lý ít gặp, chỉ chiếm khoảng 1% tổng số ung thư ở nam giới, bệnh thường gặp ở lứa tuổi 15 – 40 tuổi [1, 2]. Theo IARC (2002) UTTH thay đổi theo từng khu vực, cao ở các nước Bắc Âu (9-10/100000 dân), thấp ở Châu Á – Trung Quốc (0,4/100000 dân). Người da trắng mắc bệnh cao gấp 4-5 lần người da đen. Đặc biệt trong khoảng thời gian 40 năm (1930- 1971) tần suất UTTH ở người Mỹ da trắng đã tăng 2 lần từ (2/100000 người lên 4/100000 người), song tần suất UTTH ở người Mỹ da đen không thay đổi (0,9/100000 người) [3, 4]. Ở Việt Nam, theo Phạm Hoàng Anh và CS (2000), tần suất UTTH ở quần thể người Hà Nội là 0,85 /100000 dân/năm [5], ở quần thể người tại Tp. HCM là 0,5 /100000 dân/năm. Về mô học, UTTH được chia thành 3 nhóm chính: U tế bào mầm, u mô đệm dây sinh dục và các u mô đệm không đặc hiệu khác, trong đó 90%–95% UTTH là u tế bào mầm [1, 2, 6]. Nhìn chung, UTTH có tiên lượng tốt do bệnh có khả năng chẩn đoán sớm, xác định chính xác được giai đoạn bệnh, điều trị đầy đủ, hợp lý bằng hóa trị (có hay không có kết hợp phẫu trị và xạ trị) kết hợp chế độ theo dõi chặt chẽ, nghiêm ngặt và xử trí phù hợp [7]. Ở Mỹ, tỷ lệ sống sau 5 năm của UTTH lên tới >90% [4]. Ở Việt Nam, tại Bệnh viện K Hà Nội năm 1993 tỷ lệ sống sau 5 năm đạt 53,47% [8], năm 2005 tỷ lệ sống sau 5 năm đạt 65,6% [9]. Về chẩn đoán, ngoài dựa vào các triệu chứng lâm sàng, còn có sự đóng góp rất quan trong của các chẩn đoán cận lâm sàng như: Siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CLVT), chụp cộng hưởng từ (MRI), xét nghiệm chất chỉ điểm u αFP, HCG, LDH đã giúp phát hiện sớm, theo dõi, đánh giá tình trạng bệnh một cách hợp lý và mang lại cơ hội chữa khỏi bệnh UTTH ngày càng cao. Phương pháp điều trị đa mô thức, nhất là những tiến bộ về hóa trị với các phác đồ mới đã làm tăng đáng kể thời gian sống thêm và chất lượng sống của bệnh nhân UTTH. 2 Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về UTTH, ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về UTTH không nhiều, chủ yếu đề cập về typ mô bệnh học, các phương pháp chẩn đoán và điều trị song có rất ít đề tài nghiên cứu về tỷ lệ sống thêm sau điều trị và một số yếu tố liên quan. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm hai mục tiêu sau: 1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư tinh hoàn điều trị tại bệnh viện K từ 1-2007 đến 12- 2013. 2. Đánh giá tỷ lệ sống thêm sau điều trị và một số yếu tố liên quan với thời gian sống thêm. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 .GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ TINH HOÀN 1.1.1. Giải phẫu tinh hoàn - Phôi thai học: Trong sự phát triển phôi thai hệ tiết niệu và sinh dục có nguồn gốc phát triển chung ở cả nam và nữ các bộ phận đều phát sinh từ ụ sinh dục, vật Wolff, ống Wolff và ống Muller [10,11,12,13,14]. Vật Wolff là hai tổ chức nằm sau phúc mạc trong vùng thắt lưng, hai bên cột sống, gồm nhiều ống nhỏ cong queo. Các ống này một đầu tịt và một đầu đổ vào ống thẳng gọi là ống Wolff. Ở dưới, ống Wolff đổ vào khe niệu sinh dục. Ống Muller nằm ở ngoài vật Wolff, đầu trên thông với ổ phúc mạc, đầu dưới thông với khe niệu sinh dục. Ụ sinh dục nằm phía trên trong vật Wolff và được dính vào vùng bẹn bởi dây chằng cột tinh hoàn Hình 1.1: Cơ quan niệu dục lúc phôi thai (Nguồn: Frank H. Netter-2004[13]) Ụ sinh dục phát triển thành tinh hoàn, tinh hoàn được kéo xuống bìu qua ống bẹn từ vùng thắt lưng bởi dây bìu, phúc mạc được kéo xuống bọc tinh 4 hoàn và gọi là tinh mạc. Lúc phôi thai dây bìu cùng với ống phúc tinh mạc chạy qua ống bẹn xuống bìu, về sau ống này bị tắc ở trong ống bẹn và trở thành dây chằng phúc tinh mạc, ở dưới còn hở tạo thành tinh mạc. Ống Wolff phát triển thành đường dẫn tinh: mào tinh hoàn, ống tinh, ống phóng tinh. Ống Muller ở nam giới bị thoái hoá và để lại di tích ở đầu trên là Hydatid không cuống và một đầu ở dưới là một túi cùng gọi là túi tiền liệt. Khoảng tháng thứ 5, tinh hoàn nằm ở gần vùng bẹn, tháng thứ 6 nằm ở gần lỗ sâu ống bẹn và đi qua ống đó vào tháng thứ 7 và tới vị trí vĩnh viễn vào khoảng cuối tháng thứ 8. Trong nhiều trường hợp tinh hoàn lạc chỗ, có thể nằm trong ổ bụng (hay gặp), trong ống bẹn, ở đùi, mặt lưng dương vật. Hình 1.2. Sự di chuyển xuống bìu của tinh hoàn (Nguồn: Frank H. Netter-2004[14]) - Hình thể ngoài: Tinh hoàn có hình dạng giống quả trứng, mỗi người có hai tinh hoàn nằm trong bìuvà được treo bởi thừng tinh. Ở tuổi trưởng thành, mỗi tinh hoàn trung bình nặng 20g, dài trung bình 4,5cm, dày trung binh 1,5cm, rộng trung bình 2,5 cm. Khi về già, có thể nhỏ và nhẹ hơn một ít, phần lớn tinh hoàn phải nặng hơn bên trái. Vỏ ngoài là lá phúc mạc tạng bụng bao phủ trừ mào tinh và thừng tinh, có màu trắng xanh ,mặtnhẵn, mặt ngoài lồi, mặt trong 5 phẳng [11]. Mỗi tinh hoàn có hai đầu: trên và dưới, hai mặt: trong và ngoài, hai bờ: trước và sau, bờ sau có mào tinh bám. Hình 1.3. Tinh hoàn và mào tinh. (Nguồn: Frank H. Netter-2004[13]) 1. Đầu mào tinh 2. Thân mào tinh 3. Xoang mào tinh 4. Đuôi mào tinh 5.Cơ bìu 6. Lá thành của màng tinh 7.Mẩu phụ mào tinh 8. Mẩu phụ tinh hoàn 9. Tinh hoàn. - Mô học: Về cấu tạo, lớp vỏ trắng bọc bên ngoài, là tổ chức liên kết đặc, ít đàn hồi.Từ mặt trong của vỏ trắng, có các vách chạy ra chia tinh hoàn thành nhiều tiểu thuỳ, có khoảng 250 đến 400 tiểu thuỳ,mỗi tiểu thuỳ có từ một đến bốn ống nhỏ.Tiểu thuỳ có hình chêm, đỉnh hướng về bờ sau của tinh hoàn, tại đó các vách giao nhau tạo nên trung thất tinh hoàn. Nhu mô tinh hoàn nằm trong các tiểu thuỳ, gồm các ống sinh tinh xoắn. Người ta ước lượng chừng 800 ống cho mỗi tinh hoàn. Các ống này chạy về phía trung thất tinh hoàn, khi gần đến, các ống gặp nhau tạo nên các ống sinh tinh thẳng, có số lượng khoảng 20 đến 30, rồi tạo nên lưới tinh. Từ lưới tinh, có các ống xuất đi đến đầu mào tinh. Tế bào Leydig hay tế bào kẻ, nằm dưới vỏ trắng, trong các vách, trong các chất đệm chung quanh ống sinh tinh xoắn. 6 Hình 1.4. Tinh hoàn và mào tinh, ống dẫn tinh. (Nguồn: Frank H. Netter-2004[13]) 1.Ống dẫn tinh 2.Thân mào tinh 3.Ống xuất 4.Lớp trắng 5.Vách tinh hoàn 6.Tiểu thùy tinh hoàn - Ống dẫn tinh: Ống dẫn tinh dẫn tinh trùng từ mào tinh đến lồi tinh, màu trắng, rắn khi sờ nên dễ phân biệt với các thành phần khác của thừng tinh.Ống dẫn tinh đi trong thừng tinh qua lỗ bẹn nông và lỗ bẹn sâu, đi ngoài động mạch thượng vị dưới, bắt chéo động mạch chậu ngoài, chạy theo thành bên cửa chậu hông để ra mặt sau của bàng quang.Tại đây ống dẫn tinh đi phía trong túi tinh và phình to ra hợp với ống tiết của túi tinh để tạo nên ống phóng tinh. Ống phóng tinh chạy xuyên qua tiền liệt tuyến, đổ vào niệu đạo ở lồi tinh. - Bìu: Là một túi đựng và bảo vệ tinh hoàn, có một vách ở giữa chia bìu làm hai túi. Các lớp của bìu bao gồm da, thành phần dưới da, cân nông, cơ trơn Dartos. - Mạch máu và mạch lympho + Động mạch: Tinh hoàn được cấp máu bởi động mạch tinh, ống tinh và túi tinh được cấp máu bởi động mạch túi tinh. Động mạch tinh hoàn là nhánh 7 của động mạch chủ lưng chia làm hai nhánh: Nhánh mào tinh cấp máu cho mào tinh, nhánh tinh hoàn cấp máu cho toàn bộ tinh hoàn. Động mạch túi tinh, ống tinh tách từ động mạch bàng quang. + Tĩnh mạch: Tĩnh mạch tinh hoàn và mào tinh hoàn đổ vào đám rối tĩnh mạch trước tinh và tĩnh mạch tinh. Thân và đuôi mà tinh đổvào tĩnh mạch trước tinh và tĩnh mạch trên vị. Còn tĩnh mạch ở đường dẫn tinh chạy vào tĩnh mạch thùy tinh hoặc tĩnh mạch đám rối bang quang tiền liệt. + Mạch lympho: Mạch lympho của tinh hoàn và mào tinh hoàn đổ vào đám rối trên các tĩnh mạch chủ - động mạch, còn ống tinh đổ vào hai chậu ngoài và của túi tinh vào hai chậu trong, sau đó qua ống ngực đổ vào tĩnh mạch dưới đòn và vòng tuần hoàn chung[10, 11, 15]. Mạch lympho vùng bìu đổ vào đám rối hạch bẹn nông [11]. Hình 1.5. Mạch máu và mạch lympho chậu hông ở nam giới. (Nguồn: Frank H. Netter-2004[13]) 8 1.1.2. Sinh lý của tinh hoàn Tinh hoàn vừa là tuyến nội tiết vừa là tuyến ngoại tiết. Về ngoại tiết là tiết ra tinh trùng, về nội tiết là tiết ra các hoocmôn sinh dục nam là các testoteron[10, 13, 15]. - Chức năng ngoại tiết: Tinh hoàn sản sinh tinh trùng, những tế bào mầm nguyên thủy ở gần màng đáy của ống sinh tinh thành nguyên bào tinhrồi thành tinh bào I (46NST), tinh bào I phân chia giảm nhiễm và các tế bào sinh ra chỉ còn 23 nhiễm sắc thể gọi là tinh bào II, rồi thành tiền tinh trùng và cuối cùng thành tinh trùng. Quá trinh này khoảng 74 ngày, tinh trùng là một tế bào di động giàu AND, đầu tinh trùng chủ yếu là nhiễm sắc thể. Tinh hoàn sản sinh tinh trùng từ lúc dậy thì cho đến cuối đời.Tinh trùng sắp xếp đầu hướng vào tế bào Sertoli. Sự sản sinh tinh trùng cần nhiệt độ thấp hơn cơ thể (tinh hoàn nằm trong cơ bìu và sự sắp xếp các mạch máu của tinh hoàn duy trì nhiệt độ thích hợp cho việc sản sinh tinh trùng). Trường hợp tinh hoàn lạc chỗ sẽ không có khả năng sản sinh tinh trùng. - Chức năng nội tiết: Chức năng bài tiết ra các hoocmôn sinh dục nam gọi chung là androgens (tiết tố nam). Bản chất là các steroid cấu trúc phân tử có nhóm –OH ở C1, do tế bào Leydig tiết ra. Chất tác dụng chính là testoteron, ngoài ra tế bào Sertoli còn bài tiết ra Estrogen và Inhibin. 1.2. SINH BỆNH HỌC, DỊCH TỄ VÀ MÔ BỆNH HỌC CỦA UTTH 1.2.1 Sinh bệnh học - Một số yếu tố nguy cơ cao gây UTTH: Cho tới nay nguyên nhân gây UTTH còn chưa được sáng tỏ. Dị tật bẩm sinh, do nội tiết, tinh hoàn không xuống bìu (THKXB) là yếu tố có ý nghĩa nhất trong những yếu tố gợi ý làm tăng nguy cơ phát triển bệnh UTTH. Theo Elder những tinh hoàn không xuống bìu có tỷ lệ ung thư cao gấp 40 lần so với tinh hoàn ở vị trí bình thường [16]. Khoảng 10% nam giới bị UTTH có tiền sử THKXB. Những loại u ác tính của tinh hoàn gặp trên 9 nững bênh nhân có THKXB, bao gồm: Seminoma đơn thuần (3%), ung thư biểu mô bào thai (28%), u quái (26%), choriocarcinoma (1%) [16, 17, 18, 19, 20]. - Yếu tố di truyền: Có một số nghiên cứu cho thấy UTTH có liên quan đến yếu tố truyền [21]. Richarson (1990) đã trình bày 6 trường hợp u tinh hoàn gặp ở bố và con trai [22]. 1.2.2. Dịch tễ Theo tài liệu của các tổ chức thống kê ung thư trên thế giới, tỷ lệ mắc UTTH thay đổi tùy theo từng khu vực, thậm chí từng quốc gia. Theo IARC (2002), ở các nước Bắc Âu có tỷ lệ UTTH rất cao: Đan Mạch là 10,3/100000 người, ở Nauy 10,6/100000 người. Ở các nước Châu Á, tỷ lệ UTTH thấphơn châu Âu: Trung Quốc là 0,4/100000 người, ở Nhật Bản là1,6/100000 người, ở Ấn Độ là 0,6/100000 người, Việt Nam là 0,7/100000 người [3]. Người da trắng bị UTTH cao hơn người da đen. Theo Batata và Whimore (1980), ở những trường hợp THKXB, tỷ lệ UTTH tăng gấp 12-35 lần tinh hoàn nằm ở bìu. Tinh hoàn nằm ở vị trí càng cao thì càng dễ bị ung thư, nằm trong ổ bụng thì ung thư cao gấp 4 lần nằm ở bẹn (Cibert và Hamilton) [23, 24]. Nhiều tác giả cho rằng nếu tinh hoàn lạc chỗ được hạ xuống bìu trước hai tuổi thì sẽ làm giảm tỷ lệ UTTH [2, 16, 17, 18, 19, 20, 23, 25]. Tuổi bệnh nhân UTTH thường gặp từ 15-40 tuổi, nhiều nhất là từ 25-34 tuổi. 1.2.3. Mô bệnh học Theo phân loại của Tổ chức y tế thế giới (2004- xin xem chi tiết phân loại ở phần phụ lục) [6] và phân loại mô bệnh học các u tinh hoàn sửa đổi của Hiệp hội niệu học châu Âu (2012) [7], các u tinh hoàn được chia thành 3 nhóm chính: - U tế bào mầm (bao gồm cả các u tế bào mầm nội ống không xếp loại- Intratubular Germ cell Neoplasia, Unclassified type - NGCNU): Nhóm u này lại được chia nhỏ thành các thứ typ sau: 10 + Các u chỉ có một typ mô học đơn thuần: Seminoma, spermatocytics seminoma, ung thư biểu mô phôi, u túi noãn hoàng, u nguyên bào nuôi và u quái. + Các u có nhiều hơn một mẫu mô học (hình thái hỗn hợp): Hỗn hợp ung thư biểu mô phôi và u quái, hỗn hợp u quái và seminoma, hỗn hợp choriocarcinoma với u quái hoặc ung thư biểu mô phôi hoặc loại khác. - U mô đệm dây sinh dục: Nhóm này cũng được chia thành các thứ typ nhỏ với u chỉ có một mẫu mô học đơn thuần (U tế bào Leydig, u tế bào Sertoli, u tế bào hạt, u tế bào vỏ/xơ vỏ) và nhóm hỗn hợp. - Các u không đặc hiệu khác: U carcinoid, u biểu mô buồng trứng, u nguyên bào thận, u cận hạch. - U hệ lympho tạo huyết - U của ống dẫn hiếm gặp - U cấu trúc cận tinh hoàn - U mô đệm - U thứ phát. 1.2.3.1. Hình ảnh giải phẫu bệnh một số typ u tế bào mầm thường gặp - Seminoma: Đây là các u hay gặp nhất, chiếm đến 95% của UTTH, tần suất bệnh thay đổi theo địa dư. Theo Ferlay J và CS (2001), tỷ lệ u tế bào mầm tại Đan Mạch, Đức, Na Uy, Hungary và Thụy Sĩ khoảng 8-10/100.000 dân [26]. Ở châu Phi, vùng Caribe và châu Á tỷ lệ mắc bệnh thấp, khoảng 2/100000 dân [26]. Về hình thái đại thể, u tế bào mầm thường xuất phát ở một tinh hoàn, kích thước lớn (đôi khi xuất hiện ở tinh hoàn teo). Hình ảnh đại thể đặc trưng là mô u màu xám, màu kem hay hồng nhạt, thường chi thành thùy. Diện cắt thuần nhất nhưng có thể có ổ hoại tử màu vàng. Hiện tượng nang hóa và chảy máu khá phổ biến. Hiếm gặp các trường hợp u lan vào mào tinh và thừng tinh. Về vi thể, mô u gồm các tế bào có bào tương rộng, chứa nhiều glycogen, ranh giới tế bào rõ, nhân tế bào lớn, hạt nhân to và rõ. Người ta có thể phân thành các nhóm seminoma biệt hóa cao và seminoma với chỉ số phân bào cao [27, [...]... tinh hoàn, teo tinh hoàn - Lý do khám bệnh: Không thấy tinh hoàn ở bìu; đau tinh hoàn; đau bụng; tinh hoàn to; phát hiện u ở bụng; hạch sưng to 2.2.3.2 Các triệu chứng lâm sàng - Triệu chứng cơ năng: Đau tinh hoàn, đau bụng; tức ở tinh hoàn/ bìu; tinh hoàn sưng to; viêm phúc mạc - Triệu chứng thực thể: + Tinh hoàn không xuống bìu (một hay hai bên, bên phải/bên trái) + Tinh hoàn sưng to: Vị trí, kích thư c... seminoma, cho phần lớn các ung thư biểu mô phôi và u túi noãn hoàng [59] 1.4.4 Thăm dò bẹn và thủ thuật mở tinh hoàn Theo hướng dẫn điều trị ung thư tinh hoàn (2013), với bệnh nhân nghi ngờ u tinh hoàn cần phải thăm dò bẹn nhằm kiểm tra tinh hoàn trong bao của nó, mở tinh hoàn thăm dò để phát hiện tổn thư ng, đánh giá thừng tinh, mô kế cận và sinh thiết vùng tổn thư ng hay nghi ngờ tổn thư ng [7] 1.4.5 Chẩn... phải u tinh hoàn + Giang mai tinh hoàn: Giang mai tinh hoàn thư ng choáng hết cả tinh hoàn và mào tinh hoàn và có tiền sử giang mai Xét nghiệm giang mai (+) - Bìu to và đau cần phân biệt giữa u tinh hoàn với các bệnh sau: + Viêm mào tinh hoàn. Triệu chứng bìu đỏ đau, có thể dò rỉ mủ Điều trị kháng sinh bệnh sẽ đỡ + Viêm tinh hoàn do quoai bị: Triệu chứng bệnh quoai bị, bệnh nhân sốt nóng, rét, tinh hoàn. .. nhận sự hiện diện của u tinh hoàn (kể cả trường hợp cho thấy u rõ ràng trên lâm sàng [48]) và để đánh giá tinh hoàn bên đối diện Độ nhậy của siêu âm trong phát hiện u tinh hoàn là gần 100% và nó có vai trò quan trọng trong việc xác định u còn giới hạn trong tinh hoàn hay đã lan ra ngoài tinh hoàn [49] Siêu âm tinh hoàn phải được thực hiện ở nam giới trẻ tuổi khi không thấy có tinh hoàn hoặc nồng Hình 1.8... độ tuổi trung bình là 65, không di căn mạch lympho, bệnh tiến triển rất chậm, tiên lượng rất tốt Việc điều trị chỉ cần cắt bỏ tinh hoàn có u là đủ [46] + Ung thư biểu mô phôi: Typ ung thư này chiếm khoảng 20% các u tinh hoàn Về đại thể, u có xu hướng nhỏ, kể cả khi đã di căn nên thư ng không làm tăng kích thư c tinh hoàn rõ rệt Đây là u có độ ác tính cao, hay xâm nhập mào tinh hoàn, thừng tinh và di... bệnh tinh hoàn Đặc điểm Tình trạng sinh sản Có con Tiền sử Chưa có con TH ẩn Viêm TH TH teo Số bệnh nhân Tỷ lệ % Nhận xét: 3.2 TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG 3.2.1 Phân bố bệnh nhân theo lý do khám bệnh Bảng 3.3 Phân bố bệnh nhân theo lý do khám bệnh Không thấy TH ở bìu Đau TH Đau bụng TH to U ở bụng Hạch to Tổng n Tỷ lệ % Nhận xét: 3.2.2 Vị trí tinh hoàn ung thư Bảng 3.4 Vị trí tinh hoàn ung thư Tinh hoàn ở... mô kế cận bị xâm nhiễm dần, giai đoạn muộn sẽ vỡ ra da Trong trường hợp tinh hoàn lạc chỗ, tinh hoàn phát triển tới một chừng mực nào đó sẽ phá vỡ lớp vỏ trắng và xâm nhiễm ra các cơ quan, tổ chức xung quanh Trong trường hợp này có thể coi di căn theo đường kế cận 1.3.2 Lan tràn của UTTH Ung thư tinh hoàn chủ yếu lan tỏa theo đường bạch huyết Các tế bào ung thư đi theo đường bạch huyết của tinh hoàn. .. Nội, Bô môn Ung thư, bệnh viện K Hà Nội và Hội đồng chấm đề cương chop phép nghiên cứu Đây là nghiên cứu hồi cứu, không can thiệp vào quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh nhân, không làm sai lệch hồ sơ bệnh án Kết quả nghiên cứu chỉ nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh Mọi thông tin của bệnh nhân được giữ bí mật SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU 34 Chương 3 DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 ĐẶC ĐIỂM BỆNH... tham gia nghiên cứu 2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ - Tất cả các trường hợp bệnh nhân không thỏa mãn bất kỳ một trong các tiêu chuẩn lựa chọn ở trên - Bệnh nhân bỏ dở điều trị vì bất kỳ lý do nào - Bệnh nhân mất theo dõi - Bệnh nhân có ung thư thứ hai 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu mô tả hồi cứu, có theo dõi dọc 2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu - Quần thể nghiên cứu: Toàn... giải phẫu bệnh Chẩn đoán giải phẫu bệnh u tinh hoàn là một xét nghiệm bắt buộc, bao gồm: - Chẩn đoán đại thể: Mô tả vị trí, kích thư c tinh hoàn, kích thư c lớn nhất của u, đặc điểm của thừng tinh, mào tinh hoàn, bao tinh hoàn Sau khi mô tả, công việc tiếp theo là lấy mẫu cho chẩn đoán vi thể Việc lấy mẫu được lấy vùng mô u, vùng nghi ngờ có u, phần thừng tinh gần và xa u - Chẩn đoán vi thể: + Typ . bệnh u tinh hoàn là một xét nghiệm bắt buộc, bao gồm: - Chẩn đoán đại thể: Mô tả vị trí, kích thư c tinh hoàn, kích thư c lớn nhất của u, đặc điểm của thừng tinh, mào tinh hoàn, bao tinh hoàn. . tôi thực hiện đề tài này nhằm hai mục tiêu sau: 1. Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư tinh hoàn điều trị tại bệnh viện K từ 1-2007 đến 12- 2013. 2. Đánh giá. lớn các ung thư biểu mô phôi và u túi noãn hoàng [59]. 1.4.4. Thăm dò bẹn và thủ thuật mở tinh hoàn Theo hướng dẫn điều trị ung thư tinh hoàn (2013), với bệnh nhân nghi ngờ u tinh hoàn cần

Ngày đăng: 19/12/2014, 10:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan