1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng bạo lực thể chất đối với phụ nữ tại xã trường giang, huyện nông cống, tỉnh thanh hóa

99 2K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 897,5 KB

Nội dung

Trong tàiliệu được công bố tại hội nghị châu Âu lần thứ nhất về phòng chống thương tích và nâng cao an toàn tại Viên Áo từ ngày 25 đến ngày 27 tháng 6 năm 2006cũng đưa ra những số liệu đ

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi; các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị tôi nghiên cứu./.

Tác giả khóa luận

Sinh viên

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để khóa luận đạt kết quả như ngày hôm nay, em xin chân thành cảm ơn cácthầy cô trong khoa Công tác xã hội, các thầy cô giáo bộ môn đã giảng dạy suốt 4năm học trên giảng đường Đặt biệt, trong thời gian làm khóa luận này, em xin

bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô giáo TS Bùi Thị Xuân Mai đã dành nhiều thời gian, tận tình hướng dẫn và chỉ bảo cho em từ khi bắt

đầu cho đến khi hoàn thành bài khóa luận này

Qua đây, em xin chân thành cảm ơn đến các cán bộ lãnh đạo UBND xã

Trường Giang, Chú Lê Văn Chung cán bộ văn hóa xã hội ( phụ trách về mảng

bạo lực gia đình) của xã đã cho phép và tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho emđược đi sâu tìm hiểu nghiên cứu về thực trạng bạo lực thể chất đối với phụ nữ ở

xã Em cũng xin chân thành cảm ơn các Bác, các Cô Chú, các Anh Chị bên cácban ngành đoàn thể địa phương, các gia đình trong xã đã hợp tác và tạo điềukiện thuận lợi cho em nghiên cứu và hoàn thành bài khóa luận này

Dù đã nỗ lực, cố gắng và say mê tìm hiểu nghiên cứu của bản thân nhưng

do thời gian, kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế, khóa luận không tránh khỏinhững thiếu sót nhất định Em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp và sựchỉ bảo của các thầy cô giáo và các bạn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, Tháng 5, năm 2012

Trang 4

STT Tên bảng biểu Trang

Bảng 2 Đánh giá mức độ phổ biến của các hành vi bạo lực

Bảng 6 Hậu quả của bạo lực thể chất đối với phụ nữ 50 Bảng 7 Đánh giá dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho phụ nữ khi bị

bạo lực thể chất.

53

Bảng 8 Khi xảy ra bạo lực thể chất hình thức thường được

xử lý đối với người gây bạo lực

56

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1 Đánh giá mức độ phổ biến của tình trạng

BLTC đối với phụ nữ tại xã Trường Giang.

25

Trang 5

Biểu đồ 2 Nguyên nhân của bạo lực thể chất đối với phụ

nữ tại xã Trường Giang (%)

37

Biểu đồ 3 Hoàn cảnh kinh tế gia đình phụ nữ bị bạo lực

thể chất hiện nay.

47

Biểu đồ 4 Thể hiện sự hiểu biết về luật bình đẳng giới,

Luật phòng chống bạo lực gia đình của 60 người được khảo sát tại xã Trường Giang.

61

Biểu đồ 5 Hình thức tuyên truyền Luật bình đẳng giới,

Luật phòng chống bạo lực gia đình

62

Trang 6

MỤC LỤC

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.

Gia đình là tế bào xã hội, là tổ ấm thân yêu của mỗi con người, như Bác

Hồ đã từng nói: “Gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càngtốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, hạt nhân của xã hội là gia đình, chính vì vậymuốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải chú ý đến hạt nhân cho tốt” Quả đúngnhư vậy gia đình luôn được coi là nền tảng để phát triển xã hội Nếu gia đìnhhạnh phúc, tốt đẹp sẽ mang lại sự bình yên, hạnh phúc cho mỗi con người, sựbình ổn và phát triển cho xã hội Nếu gia đình có mâu thuẫn, xung đột thườngxuyên xảy ra bạo lực nó sẽ cản trở sự phát triển của mỗi cá nhân và ảnh hưởngtới toàn xã hội

Bạo lực gia đình, đặc biệt là bạo lực chống lại phụ nữ đang diễn ra khắpnơi trên thế giới với nhiều dạng thức tinh vi không phân biệt dân tộc, màu da,tầng lớp, lứa tuổi, trình độ văn hóa, địa vị xã hội Ngay ở những nước được coi

là phát triển và văn minh ở châu Âu, châu Mỹ vẫn có không ít người phải chịuđựng vấn nạn này Theo số liệu điều tra năm 2001, hơn ½ triệu phụ nữ Mỹ(588.490 phụ nữ) chết do bạo lực ngia đình bởi người chồng của họ Trung bìnhmỗi ngày có 3 phụ nữ bị giết bởi người chồng hoặc bạn trai của họ Trong tàiliệu được công bố tại hội nghị châu Âu lần thứ nhất về phòng chống thương tích

và nâng cao an toàn tại Viên (Áo) từ ngày 25 đến ngày 27 tháng 6 năm 2006cũng đưa ra những số liệu đáng quan tâm về nạn bạo lực gia đình – bạo lực giữacác đôi chiếm 40 – 70% các vụ án mạng ở phụ nữ, cứ 4 người phụ nữ thì có 1người (tỉ lệ này ở nam là 1 trên 20) đã từng bị bạo lực tình dục trong cuộc đời.Các số liệu cho thấy BLGĐ thực sự là vấn nạn mang tính toàn cầu và đòi hỏimột cách tiếp cận đa ngành để giải quyết triệt để

Tại Việt Nam bạo lực gia đình đang diễn ra ngày càng gia tăng và phứctạp dưới nhiều hình thức khác nhau, ở mọi gia đình, mọi nơi dễ nhìn thấy nhất

là bạo lực thể chất Tình trạng bất hạnh đỗ vỡ sau hôn nhân, mà chủ yếu là dobạo lực gia đình đã kéo theo biết bao nhiêu hệ lụy ảnh hưởng rất lớn đến đờisống đạo đức, đây là một thực tế đáng lo ngại cần sự quan tâm sâu sắc của toàn

xã hội Theo kết quả điều tra 8 tỉnh của hội liên hiệp phụ nữ năm 2008, có 30%

số gia đình có hành vi bạo lực tình dục, 25% số gia đình được hỏi có hành vi bạolực tình dục và 23% số gia đình được hỏi có hành vi bạo lực thể chất trong đó

Trang 8

phụ nữ là nạn nhân chiếm 97% Cũng theo điều tra của trung tâm nghiên cứuGiới và phát triển, Bạo lực gia đình đã làm cho gia đình tan nát chiếm 49,7%,thống kê của tòa án nhân dân tối cao chúng ta càng thấy rõ hậu quả của bạo lực,tính trung bình trong 5 năm từ 2000 đến 2005 cả nước có 352.000 vụ ly hôn cótới 39,730 vụ ly hôn do bạo lực gia đình (chiến 53,1%).

Ở Xã Trường Giang, huyện Nống Cống, tỉnh Thanh Hóa thì bạo lực giađình đối với phụ nữ là hiện tượng thường xảy ra, có tính chất ngày càng nghiêmtrọng nhất là bạo lực thể chất với phụ nữ ngày càng gia tăng về số vụ và mức độnghiêm trọng Bản thân người nghiên cứu cũng đã chứng kiến nhiều vụ bạo lựcthể chất tại địa phương Mặc dù trong những năm gần đây đời sống kinh tế - xãhội của bà con trong xã ngày càng phát triển Song vai trò, địa vị, quyền conngười phụ nữ vẫn chưa được quan tâm đúng mức Một điều rất dễ nhận thấy làtrong gia đình người phụ nữ ít được quan tâm, ít có cơ hội làm chủ gia đình Mộttrong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là do công tác phòng chốngbạo lực với phụ nữ ở địa phương vẫn chưa được triển khai hiệu quả Vì vậy việctìm hiểu thực trạng và các hoạt động trợ giúp phụ nữ bị bạo lực thể chất củachính quyền xã từ đó đưa ra giải pháp khắc phục, phòng chống là rất quan trọng

nữ góp phần vào nâng cao địa vị và quyền con người chính đáng của phụ nữ ởtrong gia đình và ngoài xã hội

2 Mục đích nghiên cứu.

Tìm hiều thực trạng bạo lực thể chất với phụ nữ và một số hoạt động trợgiúp phụ nữ bị bạo lực của chính quyền xã Trường Giang, huyện Nông Cống,tỉnh Thanh Hóa Từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị trong công tácphòng chống bạo lực gia đình nói chung và bạo lực thể chất với phụ nữ nóiriêng

3 Đối tượng nghiên cứu

Trang 9

Bạo lực thể chất đối với phụ nữ trên địa bàn xã trường Giang, huyệnNông Cống, tỉnh Thanh Hóa.

Công tác phòng chống bạo lực thể chất đối với phụ nữ của chính quyềnđịa phương

4 Phạm vi nghiên cứu

Không gian nghiên cứu: bạo lực thể chất với phụ nữ đã lập gia đình tại xãTrường Giang trong độ tuổi từ 20- 50

Thời gian nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu trong gia đoạn từ 2008 –

2012 Các quan điển giải pháp nhằm phòng chống bạo lực thể chất với phụ nữ

xã Trường Giang và xây dựng cho thời kỳ tiếp

5 Khách thể nghiên cứu

Nghiêm cứu 70 người dân trong xã trong đó:

+27 phụ nữ tại xã trường Giang ( Đã có gia đình)

+27 nam giới tại xã trường Giang ( Đã có gia đình)

+6 Cán bộ xã, thôn chuyên chịu trách nhiệm các mảng: Dân số gia đình

và trẻ em, hội phụ nữ, công an, y tế, kế hoặch hóa gia đình

Phỏng Vấn sâu 35 người

Các chính sách pháp luật về luật phòng chống bạo lực gia đình với phụ nữ

6 Phương pháp nghiên cứu

Thu thập thông tin :

- Điều tra bảng hỏi

- Phân tích tài liệu

Các số liệu được sử dụng trong nghiên cứu là các kết quả nghiên cứu các báocáo và số liệu thống kê của cá nhân và các tổ chức cơ quan trong xã và các tổchức quốc gia

7 Kết cấu đề tài

Trang 10

Bài nghiên cứu gồm 3 chương:

Chương I : Một số vấn đề lý luận cơ bản về bạo lực thể chất đối với phụ nữ Chương II : Thực trạng bạo lực thể chất đối với phụ nữ tại xã Trường Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.

Chương III: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm phòng chống bạo lực thể chất đối với phụ nữ tại xã Trường Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.

Trang 11

PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.

CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẪN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ BẠO LỰC THỂ

CHẤT ĐỐI VỚI PHỤ NỮ.

1.1 Khái niệm bạo lực gia đình và một số khái niệm liên quan.

1.1.1.Khái niệm gia đình

Gia đình là tế bào xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng

và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốtđẹp phòng chống bạo lực gia đình và ngăn ngừa các tệ nạn xã hội xâm nhập vàogia đình, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Có rất nhiều định nghĩa về gia đình, nhưng nhìn chung, các nhà khoa họcđều thống nhất rằng gia đình là một thiết chế xã hội, dựa trên hai mối quan hệ

cơ bản là hôn nhân (chồng-vợ) và huyết thống (cha-mẹ-con) Luật Hôn nhân vàgia đình Việt Nam năm 2010 định nghĩa: Gia đình là một thiết chế xã hội dựatrên cơ sở kết hợp những thành viên khác giới thông qua hôn nhân để thực hiệncác chức năng sinh hoc, kinh tế, văn hóa, tín ngưỡng Đây là mộ nhóm xã hộihình thành từ sự kết hợp của một đôi nam nữ, nữ không cùng huyết thống nảysinh từ quan hệ hôn nhân của họ (con cái, ông bà, họ hàng bên nội, bên ngoại,đồng thời GĐ có quan hệ bao gồm một số người được nuôi dưỡng tuy không

có quan hệ gia đình) thường có ngân sách chi tiêu chung và chung sống dướimột mái nhà

Cùng với sự phát triển của xã hội, các loại hình gia đình cũng dần biến đổivới nhiều dạng gia đình mới như: gia đình đơn thân (mẹ và con, cha và con); giađình các cặp đôi nam - nữ không kết hôn vẫn chung sống Trên thế giới có nhiềunền văn hóa khác nhau, nhiều lối sống khác nhau, nên cũng có nhiều hình thức

và cấu trúc gia đình khác nhau Khó có thể đưa ra một định nghĩa chung và hoànhảo Dù theo cách tiếp cận nào, thì gia đình vẫn sẽ là một thuật ngữ đa nghĩa.Khi nào thì con người ta cảm thấy thực sự hạnh phúc Trước hết có lẽ đó là nhờ

sự hỗ trợ đắc lực của những người thân trong gia đình Hạnh phúc là khi con

người ta cảm thấy được an toàn khi sống trong “tổ ấm gia đình mình”

1.1.2.Khái niệm phụ nữ.

Phụ nữ thường được hiểu ở một góc độ hẹp hơn khi họ chỉ được xem nhưnhững người trưởng thành, có mối quan hệ hôn nhân (không phải quan hệ huyếtthống – đóng vai trào là người vợ) với người nam giới trong gia đình (đóng vaitrào là người chồng)

Trang 12

Tuy nhiên, ngày nay phụ nữ được đề cập tới ở góc độ rộng hơn Trong từđiển tiếng Việt ( Hoàng Phê, năm 1997) phụ nữ được định nghĩa như người lớnthuộc nữ giới Phụ nữ còn được hiểu là con người có giới tính là nữ và đã trưởngthành dù họ đã xây dựng gia đình hay chưa xây dựng gia đình.

1.1.3.Khái niệm bạo lực với phụ nữ.

“ Bạo lực” hai từ mà dường như hàng ngày chúng ta đều tìm thấy trên cácphương tiện thông tin đại chúng, nhìn thấy xung quanh mình, những hành vi cóthể tìm thấy trong gia đình hay ngoài xã hội, từ việc lớn đến việc nhỏ, từ bấtngờ, ngẫu nhiên đến một quá trình Chỉ đơn giản là những va chạm nhỏ tronggiao thông, trong buôn bán, sinh hoạt, trong tình cảm… cũng dẫn đến những hậuquả phạm pháp như: Đánh nhau, đâm chém tạt axit, nặng nhất là giết người…Những hiện tượng này ngoài yếu tố mất thang bằng trong tâm lý cá nhân còn làkết quả của nhiều nguyên nhân sâu sa cần được khảo sát

Chúng ta có thể hiểu Bạo lực : là hình thức chém giết, đánh đập hành hạ

nhau về mặt thể xác, nhưng cũng có thể là trấn áp, đe dọa, gây sức ép về mặttâm thần, tâm lý…

Từ khái niệm Bạo lực nêu trên ta có thể hiểu Bạo lực trên cơ sở giới: là

bạo lực giữa nam giới và phụ nữ, trong đó phụ nữ thường là nạn nhân và điềunày bắt nguồn từ các mối quan hệ quyền lực bất bình đẳng giữa nam giới và phụ

nữ Bạo lực thường nhằm vào phụ nữ và cũng ảnh hưởng lớn đến tinh thần vàthể chất phụ nữ Bạo lực trên cơ sở giới bao gồm, những tổn hại về thân thể, tìnhdục và tâm lý (bao gồm cả sự đe doạ, gây đau khổ, cưỡng bức, hoặc tước đoạt

sự tự do xảy ra trong gia đình hoặc trong cộng đồng), nhưng nó không hạn chếchỉ ở những dạng này Bạo lực trên cơ sở giới bao gồm cả bạo lực do Nhà nướcgây ra hoặc bỏ qua (Theo Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), năm 2003) Bạo hành đối với phụ nữ là một vấn đề phổ biến và nghiêm trọng có ảnhhưởng đến cuộc sống của phụ nữ và là một trở ngại cho việc đạt được sự bình

đẳng, phát triển và hòa bình trong tất cả các châu lục Nó nguy hiểm của phụ nữ

sống và cản trở sự phát triển đầy đủ các khả năng của phụ nữ Nó cản trở việcthực hiện quyền của họ như là công dân; nó hại gia đình và cộng đồng và củng cốcác hình thức khác của bạo lực trên toàn xã hội, thường là với hậu quả chết người

Trang 13

Trong thập kỹ quốc tế phụ nữ (1975 – 1985) các tổ chức về quốc tế nhấnmạnh bạo lực giới cần được ưu tiên Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết vềvấn dề BL chống phụ nữ Tuyên bố của Liên hợp quốc về BL về BL chống phụ

nữ đưa ra vào mùa thu năm 1993, đã nêu ra định nghĩa như sau: bất kì hànhđộng nào về giới, mà làm tổn hại hoặc gây tổn thương tới thể chất, tình dục hoặctâm lý của người phụ nữ bao gồm cả các hành động đe dọa, ép buộc hoặc tự ýđoạt quyền tự do của họ, bất kỳ ở nơi công cộng hay cuộc sống riêng tư đều coi

là bạo lực phụ nữ

Định nghĩa có thể hiểu cụ thể là mọi hành động đánh đập, dạm dụng tìnhdục, hành hạ người phụ nữ bằng đòn tâm lý… đều được xem là bạo lực về giới.Trong xã hội vẫn còn tồn tại sự bất bình đẳng giới, quyền hành nằm trong taynam giới thì BL giới trong gia đình thường là bạo lực của người chồng đối vớingười vợ trường hợp ngược lại có diễn ra nhưng không phổ biến

1.1.4 Khái niệm về bạo lực gia đình.

Hiện có nhiều cách định nghĩa khác nhau về bạo lực gia đình Tuy nhiên mộtđịnh nghĩa có tính pháp lý về BLGĐ lại chưa được ban hành BLGĐ thông thườngđược hiểu là sự ứng xử bằng vũ lực hoặc không bằng vũ lực do những người tronggia đình thực hiện chống lại những người khác cùng trong gia đình đó

Bộ luật của Bang Georgia (Mỹ) số 19-13-1 định nghĩa bạo lực trong giađình là một số hành vi tội phạm thực hiện giữa những người có quan hệ vớinhau Các hình thức tội phạm bao gồm hành hung, doạ nạt, rình rập, phá hoại tàisản mang tính tội phạm, câu thúc bất hợp pháp, xâm nhập mang tính tội phạm,

và bất cứ tội hình sự nào khác Các hành vi diễn ra giữa những con người có liên

hệ với nhau như vợ chồng trong hiện tại hay quá khứ, là cha mẹ chung của cùngmột đứa trẻ, cha mẹ và con cái, cha mẹ kế và con kế hoặc ngay cả những ngườingoài hiện đang hoặc đã sống chung trong một gia đình

Định nghĩa BLGĐ của Liên hợp quốc thông qua năm 1993 được các tổchức cũng như nhà khoa học trên thế giới chấp nhận rộng rãi Theo đó, BLGĐ làbất kỳ hành động bạo lực nào dẫn đến hoặc có thể dẫn đến những tổn thất vềthân thể, tâm lý hay tình dục hay những hay những đau khổ của người trong giađình, bao gồm cả sự đe dọa có những hành động như vậy, việc cưỡng bức haytước đoạt sự tự do

Trang 14

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của các thành viên trong gia đình gây tổnhại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất – tinh thần, kinh tế đối với cácthành viên khác trong gia đình (Điều 1 – khoản 2 – Luật phòng chống bạo lựcgia đình của Việt Nam, năm 2007, trang 1).

Trong từ điển Tiếng Việt ( 2003) đưa ra khái niệm " Bạo lực là sức mạnhdùng để trấn áp lật đổ" Tuy nhiên không phải mọi hình thức bạo lực trong xã hộiđều mang tính chính trị, đều chỉ hướng vào việc lật đổ các đảng nhóm, phe pháichính trị Người ta có thể dùng bạo lực để hành xử với nhau trong cuộc sống hàngngày vì rất nhiều lý do Các mối quan hệ xã hội là vô cùng đa dạng và phức tạpthì hành vi bạo lực trong việc xử lý các mối quan hệ này cũng đa dạng phức tạpnhư vậy Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội Nó là việc cácthành viên trong gia đình sử dụng sức mạnh để xử lý các vấn đề trong gia đình.Nếu gia đình là một thiết chế xã hội đặc biệt, là hình thức thu nhỏ của xã hội thìBLGĐ cũng là một hình thức thu nhỏ và đặc biệt của bạo lực xã hội Sự khác biệtgiữa BLGĐ với các dạng thức bạo lực xã hội khác là ở chỗ BLGĐ lại diễn ra giữanhững người thân, những người có cùng huyết thống, hôn nhân, những ngườisống dưới một mái nhà, nơi được coi là tổ ấm hạnh phúc của mỗi người

Bạo lực trong gia đình là một khái niệm mới được dùng ở Việt Nam đểchỉ bất kỳ một hành động bạo lực nào của thành viên trong gia đình gây ra hoặc

có thể gây ra hậu quả làm tổn hại hoặc gây đau khổ cho thành viên khác tronggia đình về thân thể, tình dục hay tâm lý Hình thức bạo lực trong gia đình khá

đa dạng như bố mẹ, con cái, anh chị em trong nhà đánh đập, giết hại lẫn nhau,trong đó phổ biến nhất là bạo lực từ phía các ông chồng đối với vợ như: đánhđập, chửi mắng, cấm đoán, cưỡng ép quan hệ tình dục, cưỡng ép đẻ thêm con

Có thể hiểu bạo lực gia đình là hành vi lạm dụng quyền lực (có hoặc không sửdụng vũ lực) nhằm hăm doạ hay đánh đập một người thân trong gia đình để điềukhiển, kiểm soát người đó

Như vậy, bạo lực gia đình bao gồm các yếu tố bạo hành về thể chất, vềtinh thần và cả về kinh tế Những hành vi bạo lực gia đình gây ra để lại nhiềutổn hại đối với cộng đồng xã hội, đối với con người, đặc biệt đối với nạn nhân bịbạo hành - đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp

Trang 15

1.1.5 Khái niệm về bạo lực thể chất với phụ nữ

Trong các loại BLGĐ thì bạo lực thể chất là loại bạo lực dễ dàng nhậnthấy, bởi nó luôn được thể hiện ra bên ngoài nên việc định nghĩa nó cũng trở nênbớt căng thẳng hơn

Trong bộ luật của Liên Hợp Quốc về bạo lực gia đình đã xác định: Bạo lực

về thể chất: đây là hình thức bạo lực bao gồm bất cứ hành vi bạo lực thể chất

gây ra thương tích về thể chất hoặc tổn thương thân thể ở bất kỳ mức độ nào.Theo tài liệu của viện khoa học xã hội thì: Bạo lực thể chất là hành vicưỡng bức thân thể, đánh đập nhằm gây thương tích cho nạn nhân hoặc hạn chếnhu cầu cần thiết như: ăn,uống, ngủ…

Bạo lực về thể chất đối với người phụ nữ: là sự bất bình đẳng trong mối

quan hệ trong hôn nhân, ngoài hôn nhân hoặc trong những mối quan hệ liênquan tới hôn nhân đối với người phụ nữ, gây ra những thương tích về thân thể,

xa hơn là gây nên các hậu quả về tinh thần, hoặc tính mạng

1.2 Các hình thức của bạo lực gia đình đối với phụ nữ

Phân loại các loại hình BLGĐ là một vấn đề phức tạp, tuy nhiên lại là hếtsức quan trọng bởi nó cho phép mô tả đa diện thực trạng vấn đề để tìm raphương pháp hữu hiệu cho phép khắc phục thực trạng vấn đề Dựa theo kết quảcác nghiên cứu về thực trạng BLGĐ có thể nói đến các loại hình cơ bản sau củaBLGĐ Theo tác giả Lê Thị Quý (1999) và Lê Ngọc Văn ( 2004 tr 32) chia rahai loại BLGĐ là loại hình BLGD nhìn thấy được thường là hành vi BL về thểchất như đánh đập, cưỡng bức tình dục, vũ lực hoặc đê dọa về vũ lực kể cả việcdùng vũ lực để can thiệp vào ý muốn sử dụng các biện pháp tránh thai của vợ vàbạo lực không nhìn thấy được bao gồm cả việc xỉ nhục, chửi bới, thờ ơ lãnhđạm, hoặc “chiến tranh lạnh”

Nghiên cứu của Lê Thị Phương Mai (2000) và Nguyễn Thị Hoài Đức(2001) đã phân ra hai loại BLGĐ gồm bạo lực về thể xác và BL về tinh thần.Mọi hoạt động làm tổn thương đến đời sống tinh thần của phụ nữ như lăng mạ,

xỉ nhục, đe dọa, hoặc những hành vi xúc phạm, làm nhục vợ, ngoại tình và bạohành tình dục trái với ý muốn của người vợ…

Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá nêu trên chúng ta nêu trên chúng ta có thểchia làm 4 loại BLGĐ:

Trang 16

1.2.1 Bạo lực thể chất:

Là loại BL thể hiện rõ nhất, phổ biến nhất, thường gặp trong xã hội ở bát

kỳ nơi đâu, bất kỳ chỗ nào, từ thành thị lẫn nông thôn, đồng bằng hay miền núi

Là những hành vi ngược đãi, đánh đập hay xỉ nhục của một hoặc nhiều thànhviên trong gia đình làm tổn thương đến nhân phẩm, sức khỏe, tâm thần, tínhmạng của phụ nữ

Các hành vi chủ yếu của bạo lực thể chất đối với phụ nữ.

+ Thờ ơ

+ Ngắt, véo gây đau

+ Đánh đau gây thương tích ở những khu vực khó phát hiện

+ Xô đẩy, kiềm, xiết

+ Giật kéo, lắc mạnh, rứt tóc

+ tát cắn

+ Đấm, đá

+ Bóp cổ ném đồ vật vào nạn nhân

+ Đánh dá vùng bụng gây sảy thai hoặc sinh non

+ Sử dụng hung khí có sẵn trong nhà tấn công nạn nhân

+ Gây thương tích nặng không cho nạn nhân chữa trị

+ Dùng phương tiện có dự định ( Dao, súng)

+ Hủy hoại hoặc làm biến dạng hình thể

+ Giết

Nghiên cứu của Dearwater et al, 1998 chỉ ra trong số những người bị bạolực gia đình có tới 41,5% nạn nhân bị bạo lực thể chất và có thương tích TạiViệt Nam bạo lực thể chất chiếm 23%.Theo báo cáo của bộ công an, từ 1995đến 2000, đã có 106 vụ án BLGĐ dẫn đến chết người

Trang 17

Một nghiên cứu của Viện Xã hội học năm 2001 đưa ra con số là 44,5 %nam giới thừa nhận đã từng có hành vi “im lặng, từ chối nói chuyện với vợ”,26,8% đã từng bị chồng mắng chửi hoặc bỏ lửng là kết quả của khảo sát của HộiLiên hiệp phụ nữ Việt Nam năm 2001.

1.2.3 Bạo lực tình dục

Đây là loại BL ít xảy ra bên ngoài, người ngoài cuộc khó có thể nhậnthấy được Đó là hành vi cưỡng ép hoặc dùng BL để thoae mãn tình dục của mộtngười hay nhiều người đối với phụ nữ Hành vi này có thể diễn ra một lần hoặcnhiều lần và diễn ra phổ biến trong quan hệ vợ chồng và bạn tình BL tình dục

có thể diễn ra kín đáo và âm thầm vừa có thể diễn ra công khai nhưng nhìnchung cả về đạo đức và pháp luật khó có thể can thiệp

Một nghiên cứu của trung tâm tư vấn tình yêu hôn nhân và gia đìnhThành phố Hồ Chí Minh cho thấy trong 1.665 ca BLGĐ năm 2006, có 165 phụ

nữ bị BL tình dục Theo điều tra gia đình Việt Nam 2006 có 7,2% người chồngcho biết họ là người ép buộc quan hệ tình dục khi vợ không có nhu cầu

1.2.4 Bạo lực kinh tế

Là việc một người (phần lớn là nam giới) hoàn toàn kiểm soát về tài chính

kể cả trong trường hợp người phụ nữ không được phép kiếm việc làm, nếu họ cốtình tìm kiếm việc làm thì sẽ phải tự chi trả chi phí, hoặc người đàn ông có thểđưa cho người phụ nữ một khoản tiền nhỏ so với số tiền cần thiết để đảm bảonhu cầu cần thiết

Tuy các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều loại BL khác nhau, nhưng thực tếhành vi bạo BL trong gia đình thường là sự kết hợp của nhiều yếu tố tấn công.BLGĐ có thể là kết quả của việc làm tổn thương tâm lý đối với phụ nữ, kìm hảm

sự phát triển của phụ nữ và đầu độc bầu không khí chung của gia đình làm tổnhại đối với môi trường giáo dục con cái

Qua tìm hiểu cách phân chia này ta thấy có một số nét tương đồng Tuynhiên giữa chúng không có ranh giới rõ ràng bởi có loại BL vừa có thể nhìn thấyđược, vừa có loại không nhìn thấy được Trong các loại BL trên thì bạo lực thểchất là hay diễn ra nhất và cũng dễ nhìn thấy nhất, tính chất nghiêm trọng mà nómang lại cho người phụ nữ là vô cùng đau đớn Biết bao phụ nữ hàng ngày vẫn

sống sống chung với những trận đoàn thừa sống thiếu chết của các “đức long quân” mà vẫn âm thầm chịu đựng qua ngày.

Trang 18

Như vậy vấn đề BLGĐ và hành vi BL là một vấn đề phức tạp thể hiệnnhiều góc độ BL trong gia đình đã trở thành hiểm họa cho xã hội lại xuất phát từgia đình 1 tế bào của xã hội Nếu không có giải pháp ngăn chặn tình trạng này

nó sẽ vô tình phá hoại mọi giá trị đạo đức vốn có của con người Việt Nam Khi

vẫn còn những người điều chỉnh quan hệ gia đình bằng “nắm đấm” thì còn có

những người phụ nữ đau khổ cả về thể xác và tinh thần, còn có những đứa trẻmất môi trường giáo dục lành mạnh trở thành người công dân tốt

1.3 Khái quát về bạo lực thể chất đối với phụ nữ hiện nay ở Việt Nam.

1.3.1 Khái quát chungvề tình hình bạo lực thể chất đối với phụ nữ.

Trên thực tế, ở Việt Nam tình trạng bạo lực gia đình đang diễn ra ngày càngphổ biến ở nhiều nơi, số vụ bạo hành gia đình gây hậu quả nghiêm trọng cóchiều hướng tăng cao, tình trạng xúc phạm danh dự, nhân phẩm và tính mạngcủa con người xảy ra hàng ngày chủ yếu đối với phụ nữ và trẻ em Cụ thể có thểdẫn chứng như: Có 66% các vụ ly hôn ở Việt Nam liên quan đến bạo hành giađình.Trong 5 năm từ 2000 - 2005, có 186.954 vụ ly hôn do bạo lực gia đình,hành vi đánh đập, ngược đãi chiếm 53,1% trong các nguyên nhân dẫn tới ly hôn.Riêng trong năm 2005, có tới hơn 39,7 nghìn vụ ly hôn có nguyên nhân từ bạohành trong tổng số gần 65 nghìn vụ án về hôn nhân và gia đình, chiếm tỷ lệ60,3%. 25% gia đình có hành vi bạo lực tinh thần 23% gia đình có bạo lực vềthể chất, 30% cặp vợ chồng xảy ra hiện tượng ép buộc quan hệ tình dục, tạiđồng bằng sông Cửu Long có 1.319 ca nhập viện do bạo hành gia đình, trong đókhoảng 1.000 ca tự tử, và 30 trường hợp tử vong

Gần 5% phụ nữ thường xuyên bị chồng đánh đập, hành hạ trong đó cónhiều vụ việc thương tâm và gây phẫn nộ dư luận như vụ án gây phẫn nộ nhấttrong dư luận là vụ Vũ Tiến Đại, tại Hải Dương đánh chết vợ chỉ vì một củkhoai sạn trong khi ăn Đau lòng hơn cả là vụ Vũ Văn Thành ở Hà Nội, xuấtphát từ một mâu thuẫn nhỏ của gia đình đã dùng dao đâm chết vợ và hai con củamình Rồi gần đây nhất gây sự phẫn nộ của dư luận là của Chị Lê Thị Lý chị bịchồng đánh rất dã man và bắt xem phim sex chồng quan hệ với người tình Trên đây chỉ là một trong số ít các vụ trọng án về bạo lực gia đình gây chấnđộng dư luận trong thời gian vừa qua mà được phanh phui khi mức độ nghiêmtrọng tới mức quá lớn

Một cuộc điều tra khác cũng cho biết có 21,2% cặp vợ chồng đã kết hôncho biết đã trải qua một trong những hình thức bạo lực gia đình như bị đánh,

Trang 19

mắng, nhục mạ Cuộc điều tra cho thấy hành vi bạo lực gia đình vẫn tồn tại ở1/5 các cặp vợ chồng Nạn nhân chủ yếu là người phụ nữ và con cái trong giađình Tình trạng bạo lực xuất hiện ở các cặp vợ chồng từ 31 đến 40 tuổi phổ biếnhơn các nhóm tuổi khác.

Theo Nghiên cứu Quốc gia về Bạo lực Gia đình đối với phụ nữ ở Việt Namđược Tổng cục Thống kê (GSO) và Liên Hợp Quốc (UN) tại Việt Nam công bốthì có tới 58% phụ nữ Việt Nam được hỏi cho biết, họ từng là nạn nhân của ítnhất một trong số các hình thức bạo lực gia đình: thể xác, tình dục, tinh thần Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra, bạo lực gia đình là một mối đe dọa nghiêmtrọng đối với cuộc sống của trẻ em Trẻ em sống trong những gia đình người mẹ

bị cha bạo hành sẽ có nhiều khả năng có các vấn đề về hành vi hơn so với nhữngtrẻ em khác

1.3.2 Hậu quả của bạo lực thể chất đối với phụ nữ.

Có thể nói, BLGĐ nói chung, BLTC nói riêng đã gây ra nhiều hậu quảxấu về thể chất, tâm lý, kinh tế, xã hội cho người bị bạo lực cho gia đình và chotoàn xã hội Trong đó BLTC có ảnh hưởng rất sâu sắc tới phụ nữ bởi họ lànhững nhóm đối tượng có nguy cơ bị BL nhiều nhất cũng như dễ bị tổn thươngnhiều nhất

Người bị BL vad bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đa số các vụ BLGĐtrong đó có BLTC là phụ nữ Người phụ nữ luôn phải ở trong tâm trạng sợ hải vìnhững đe dọa của người chồng hay của những người khác trong gia đình về việc

có thể gây thương tích cho con cái họ Nhằm mục đích thống trị, người ngượcđãi phụ nữ trong gia đình thường tìm cách cô lập họ, ép buộc họ cắt đứt mọiđường dây liên lạc qua thư từ, điện thoại Người phụ nữ cũng luôn bị kiểm soátthân thể, khiến họ ngày càng trở nên không tự chủ, luôn có cảm giác xấu hổ, mấttinh thần, hay mất ngủ, trầm uất, họlkuôn phải tuân theo ngững mệnh lệnh ngay

cả việc liên quan đến những sinh hoạt hàng ngày như ăn, mặc, đi lại

Theo báo cáo của Hội liên hiệp hội phụ nữ Việt Nam, năm 2009 thì hậuquả của bạo lực gia đình gây thương tích thân thể chiếm 12,8%; tổn thương vềtinh thần 28,3%; Vợ chồng ly thân 5,1%; ly hôn 14,8%; con cái không đượcchăm lo 13,3%; tử vong 2,8%; tự tử 1,2%; (số này ở miền núi và dân tộc chiếmcao hơn), 2,7% bạo lực về kinh tế (hành vi phá hoại làm hư hỏng về tài sản)

Trang 20

Nghiêm trọng hơn BLTC đã xâm phạm đến quyền con người, danh dựnhân phẩm tính mạng của mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em Thậm chí

nó còn làm xói mòn về đạo đức, mất tính dân chủ xã hội và ảnh hưởng xấu đếnthế hệ tương lai BL trong gia đình để lại một hậu quả nghiêm trọng, có thể cácvết thương về thể xác sẽ nhanh chóng phục hồi và lành lặn nhưng những vếtthương về tình thần rất khó để xóa nhòa đối với phụ nữ và trẻ em chứng kiếnBLGĐ Đây cũng là nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm sự bền vững của gia đình.BLGĐ không chỉ gây nên những tổn thương đối với phụ nữ trong gia đình mà

nó còn gây nên những ảnh hưởng tới nhiều thành viên khác trong gia đình nhất

là trẻ nhỏ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển sau này của trẻ Những tổn thất

về kinh tế do BLTC gây nên đối với gia đình là rất rõ rệt Sự đập phá trongnhững cơn giận dữ đã làm tiêu tán rất nhiều của cải của gia đình hay hành viđánh vợ phải đi điều trị cũng vậy Do bị thương tích trong các cuộc BL nênnhiều phụ nữ thậm chí đàn ông phải nghĩ việc, vì vậy thu nhập của gia đình bịgiảm sút…

BLGĐ trong đó có BLHTC cũng đã và đang gây nên nhiều tổn thất cho

xã hội cả về khía cạnh vật chất và tinh thần Những chi phí cho xã hội để canthiệp các ca bạo hành trong gia đình không phải là nhỏ Một số thống kê về chiphí liên quan đến BLGĐ tại thành phố New York với số dân 8 triệu người chothấy hàng năm kinh phí viện phí vào khoảng 1 tỷ đô la Mỹ, kinh phí cho các nhàtạm lánh của những người bị BL cũng đạt từ 30 đến 40 triệu đô la Mỹ

Thực tế trên cho thấy cần một thể chế pháp lý đủ mạnh để có thể gópphần phòng và chống bạo hành gia đình bảo vệ các đối tượng yếu thế bên cạnhcác phương pháp như kinh tế, giáo dục, tuyên truyền, thuyết phục

1.3.3 Nguyên nhân gây nên bạo lực thể chất đối với phụ nữ.

Nguyên nhân dẫn đến BLTC có nhiều, song kết quả điều tra của Uỷ ban cácvấn đề về xã hội, năm 2010 chỉ ra rằng, nguyên nhân cơ bản dẫn đến bạo lực giađình cũng như BLTC là do lạm dụng rượu bia (63,7%) và các tệ nạn xã hội khácnhư cờ bạc, nghiện ma tuý, ngoại tình, ghen tuông, thiếu hiểu biết pháp luật,kinh tế khó khăn, kể cả kinh tế khá giả cũng có bạo lực gia đình Ở Việt Nam,các nghiên cứu cũng chỉ ra nghèo đói cũng gắn với trình độ học vấn thấp của cácthành viên trong gia đình, làm họ không mhận thức đầy đủ của tác hại của cáchành vi bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình Điều tra gia diình Việt Nam(2006) cho thấy một trong những nguyên nhân chính gây ra BLGĐ là khó khăn

Trang 21

về kinh tế? (7,8%) Tương tự Lê Thị Phương Mai và Lê Ngọc Lan trong nghiêncứu của mình các tác giả cũng tìm thấy một tỉ lệ 75% số người được hỏi đề cậptới khó khăn về kinh tế được xem là nguyên nhân của BLGĐ nói chung vàBLTC nói riêng

Bạo lực trong gia đình thường do người chồng "khởi xướng" Nguyên nhânsâu xa là sự tồn tại tình trạng bất bình đẳng giới và tư tưởng gia trưởng (có quyền

"dạy bảo" các thành viên yếu thế trong gia đình bằng vũ lực hoặc nhục mạ)

Những hành vi bạo lực gia đình đã thể hiện lối sống thiếu trách nhiệm,việc ứng xử thiếu văn hoá trong gia đình, phản ánh sự suy thoái về đạo đức củamột số thành viên trong gia đình Các hành vi bạo lực thường xảy ra đằng saunhững cánh cửa khép kín Các thành viên trong gia đình còn cố tình che giấu.Thậm chí, nhiều chị em bị chồng đánh bầm tím mặt mày, khi hàng xóm hỏi đếnthì lấy lý do là tai nạn xe, hay vấp ngã để bao che cho chồng mình Chính sự chegiấu này, đã vô tình góp phần duy trì hành vi BLTC của người chồng Ngoài ra,chính thái độ dửng dưng của nhiều người khi xem chuyện BLGĐ là chuyệnriêng của người khác, nên khi thấy hành vi bạo lực xảy ra đã không can thiệp,hoặc không thông báo cho chính quyền địa phương

Sự thiếu vắng các chính sách và sự thực hiện các chính sách bình đẳnggiới và bảo vệ phụ nữ cũng cần được xem xét như một nguyên nhân của sự tồntại và gia tăng của hiện tượng bạo lực gia đình Sự thiếu vắng những dịch vụ trợgiúp nạn nhân bị BL trong cộng đồng, không những hạn chế việc công khai các

ca BL mà còn làm gia tăng sự cam chịu của các nạn nhân và trở thành tiềm thứccho việc quy gán trách nhiệm con người và tội lỗi của chính phụ nữ với hành vi

BL của chồng

Nói tóm lại, có khá nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan trong sựtồn tại của BLTC, việc tìm ra nguyên nhân giải quyết nó là một vấn đề cần sựphối hợp của nhiều cơ quan, đoàn thể Muốn ngăn ngừa và giảm bớt hành vi nàycần có sự can thiệp của xã hội để giải quyết các nguyên nhân gây nên nhữnghành vi BL được đề cập ở trên

Bạo lực gia đình là một hiện tượng tiêu cực đi ngược lại những giá trịchuẩn mực về đạo đức, văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam và việc thực hiệncác chính sách kinh tế xã hội và tiến bộ xã hội của Đảng và Nhà nước Vì vậyLuật Phòng chống bạo lực gia đình cũng đã được Quốc hội thông qua và có hiệu

Trang 22

lực từ ngày 1/7/2008, đã tạo hành lang pháp lí quan trọng cho việc xây dựng các

mô hình và tổ chức các biện pháp phòng, chống bạo lực có hiệu quả hơn

Tuy nhiên, bạo lực gia đình là một vấn đề nhạy cảm, phức tạp, gắn liềnvới truyền thống, văn hóa, phong tục, tập quán của mỗi địa phương và nhậnthức, suy nghĩ của người dân Do vậy công tác phòng, chống bạo lực gia đìnhkhông chỉ bao gồm việc áp dụng và thực thi pháp luật mà còn phải gắn liền vớiviệc thực hiện bình đẳng giới và công tác xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc;không chỉ bao gồm việc điều tra, xử lý trách nhiệm người gây bạo lực mà cònphải trợ giúp có hiệu quả đối với nạn nhân của bạo lực gia đình

1.4 Quan điểm, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước ta về bạo lực gia đình.

Bạo lực gia đình trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng hiệnnay đang là một vấn đề nhức nhối, nổi cộm và có ảnh hưởng rất lớn tới sự pháttriển của xã hội, bạo lực gia đình gây tổn hại rất lớn về tâm lý, sức khỏe củangười bị bạo hành Đây cũng là nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm bền vữnghạnh phúc gia đình Vì vậy cần có khung pháp lý để ngăn chặn tình trạng BL,việc phòng chống BLGĐ đối với phụ nữ hiện nay thực sự là cần thiết nhưngkhông mấy dễ dàng, nó đòi hỏi phải có sự kết hợp đồng bộ giữa khung pháp lýđưa ra cùng với các hoạt động can thiệp trong thực tế khác hẳn với những vấn

đề BL trong xã hội

1.4.1.Các quyền của phụ nữ liên quan đến BLGĐ.

“ Quyền của phụ nữ là nhân quyền” kể từ hội nghị quốc tế về nhân quền

tổ chức tại Viên ( Áo) năm 1993, khẩu hiệu này trở thành lời kêu gọi cho phụ nữtrên khắp thế giới rằng phụ nữ là con người và đã là con người thì có quyền nhưnhau Tại Việt Nam trong hiến pháp 1992 có các quy định liên quan đến BLGĐvới phụ nữ tập trung vào các điều 50,52,63,71 Đã khẳng định những nguyên tắc

cơ bản “ Mọi công dân có quyền bình đẳng trước pháp luật” ( điều 52), “ Côngdân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xãhội và gia đình Nghiêm cấm mọi hành vi phân biẹt đối xử với phụ nữ, xúcphạm nhân phẩm”( Điều 63) Đặc biệt trong điều 71 quy định rõ “ công dân cóquyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo vệ tính mạng, sứckhỏe, danh dự và nhân phẩm” Bộ luật dân sự 1995 khẳng định ở nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam danh dự và uy tiến của cá nhân được pháp luật

Trang 23

bảo vệ, cá nhân có quyền được đảm bảo tính mạng, sức khỏe thân thể vợ chồngbình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong giađình… tất cả điều này được ghi rõ trong điều 32,33,36,37,38 của bộ luật này.Luật hôn nhân và gia đình dành rất nhiều quy định, nghĩa vụ và trách nhiệmgiữa vợ và chồng, giữa các thành viên trong gia đình thể hiện cụ thể trong điều2,18,19,38,47,49,67,83 Nội dung chủ yếu: Vợ chồng có quyền đồng thời lànghĩa vụ chung thủy, thương yêu chăm sóc lẫn nhau, tôn trọng danh dự, nhânphẩm, uy tín của nhau Vợ chồng có quyền ly hôn Nếu đánh giá dưới góc độphòng chống BLGĐ thì ly hôn là biện pháp cuối cùng để đảm bảo không xảy rabạo lực đối với phụ nữ Bộ luật tố tụng hình sự cũng thể hiện rõ quyền của côngdân như các quyền trên ở điều 61.

Tuy khung pháp đưa ra rất nhiều quyền cho phụ nữ nhưng việc thực hiện

nó lại là một vấn đề nhất là khi vẫn còn tư tưởng “trọng nam khinh nữ” thìquyền mà phụ nữ được hưởng là rất ít Một thực tế đáng buồn là rất ít phụ nữbiết được mình có những quyền lợi nào trước pháp luật, trong cuộc sống hàngngày Chính vì vậy mà cần có biện pháp nhằm nâng cao quyền lợi, nâng caonhận thức cho phụ nữ Điều này cần có sự phối hợp của nhiều ban ngành từtrung ương đến địa phương

1.4.2.Pháp luật Việt Nam về các vấn đề liên quan tới bạo lực gia đình.

1.4.2.1 Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan tới bạo lực gia đình.

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội Việt Nam năm 1992 điều 63 quy định “Nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xâm phạm nhân phẩmphụ nữ” với tư các là công dân, người phụ nữ có quyền bất khả xâm phạm sứckhỏe, tính mạng và được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm

Bộ luật dân sự , ngày 14/06/2005, quy định tư cách pháp lý, định mức, vàhành vi của cá nhân, các quyền và nghĩa vụ của họ đối với các thành viên giađình và tài sản của họ trong các quan hệ dân sự, hôn nhân, kinh doanh, thươngmại và lao động Theo quan hệ tài sản và gia đình của Bộ luật này, có các quyđối với hành vi của chồng, vợ và các thành viên khác trong gia đình, được quyđịnh đầy đủ và toàn diện Điều 5 về các nguyên tắc bình đẳng và Điều 36 vềbình đẳng của vợ chồng theo quan hệ dân sự cũng được quy định cụ thể

Trang 24

Luật hôn nhân và gia đình, ngày 09/06/2000: Gia đình là tế bào xã hội Giađình tốt thì xã hội mới tốt, được sống trong một gia đình ấm no, hạnh phúc,không có BL là quyền của mỗi con người được hưởng Mỗi hành vi BL tronggia đình đều là nổi bất hạnh của mọi thành viên là vật cản trên con đường xâydựng gia đình ấm no, hạnh phúc, bình đẳng, bền vững Vì vậy mà luật hôn nhân

và gia đình năm 2000 đã quy định rất rõ tại Điều 2( các mục 1,2,5), Điều 4, Điều19,20,21,22, 23, 2434,35,38,67 và 107 của luật này bao gồm các điều khoản trựctiếp liên quan đến phòng chống bạo lực gia đình khẳng định sự bình đẳng giữanam giới va phụ nữ, chồng và vợ, nghiêm cấm phân biệt đối xử, ngược đãi, xúcphạm lẫn nhau, khẳng định quyền của người vợ tự do lựa chọn nơi cư trú, khẳngđịnh các nghĩa vụ tôn trọng và bảo toàn danh dự, nhân phẩm và uy tín của vợchồng

Điều 6 của bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi bổ sung 26/11/2003 quy định:Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự và nhân phẩm củacông dân đều bị xử lý trước pháp luật” Như vậy bất kể hành vi xảy ra trong đờisống cộng đồng hay phạm vi gia đình bất kể chủ thể vi phạm có quan hệ giađình với nạn nhân hay khong đều bị xử lý trước pháp luật

Quyết định số 106/2005/QĐ – TTg ngày 16/05/2005 của thủ tướng chínhphủ về việ phê duyệt chiếm dược xây dựng gia đình Việt Nam giai đoạn 2005-

2010 tại mục tiêu 2 đã quy định: Tăng cường phòng, chống bạo lực trong giađình; khuyến khích phát huy các phong tục, tập quán tốt đẹp và vận động ngườidân xóa các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình

Các quy định trên đã đóng một vai trò quan trọng trong công tác phòngchống bạo lực gia đình, thiết lập các nguyên tắc cho hành vi tiến bộ và tráchnhiệm, góp phần xây dựng gia đình bình đẳng và hạnh phúc

1.4.2.2 Biện pháp xử lý đối với những hành vi vi phạm các quyền:

Biện pháp hình sự - bộ luật hình sự 21/12/1999 quy định và hình phạt đốivới người phạm tội Những người gây ra các hành vi bạo lực gia đình cấu thànhmột tội phạm cụ thể theo quy định của Bộ luật hình sự phải chịu trách nhiệm hình

sự đối với tội phạm đó Điều 48, quy định các tình tiết tăng nặng, trong khoản 1,

điểm h nêu rõ: “ Tình tiết tăng nặng bao gồm các tội phạm đối với trẻ em, phụ nữ mang thai, người già, người không có khả năng tự bảo vệ hoặc những người phải dựa vào người vi phạm về vật chất, tinh thần, công việc hoặc những vấn đề

Trang 25

khác” Toàn bộ chương XII của bộ luật hình sự đã quy định tội danh và hình phạt

tới các hành vi và bạo lực đối với các công dân nói chung và đối với phụ nữ nóiriêng Chương này gồm có 30 điều trong đó có 14 điều liê quan tới hành vi BLGĐvới phụ nữ đó là các điều 93 tội giết người, điều 104 tội cố ý gây thương tích hoặcgây tổn hại cho sức khỏe người khác, điều 110 tội hành hạ người khác, tội buônbán phụ nữ, điều 121 tội làm nhục người khác Ví dụ cố ý gây thương tích hoặctổn hại sức khỏe của những người khác sẽ được định nghĩa là hành vi phạm tộibất cứ khi nào mức độ tổn thương từ 11 – 30% Tuy nhiên, nếu nạn nhân là ông

bà, cha mẹ, trẻ em, phụ nữ mang thai…thì hành vi sẽ được xá định là hành viphạm tội mặc dù mức độ thương tích thấp hơn 11%

Pháp lệnh Xử lý hành chính 02/07/2002, và các văn bản pháp luật hướng dẫnchi tiết thi hành pháp lệnh này quy định xử phạt hành chính đối với các cá nhân,

tổ chức đã cố ý hoặc vô ý vi phạm các nguyên tắc quản lý nhà nước, nhưng không

bị coi là tội phạm mà chỉ bị xử phạt hành chính căn cứ trên yêu cầu của pháp luật.Theo quy định của pháp lệnh (các điều 23, 24, 25,26), việc xử phạt hành chímhcũng đượ áp dụng đối với những cá nhân thường xuyên vi phạm Các hình thức

xử phạt bao gồm: Giáo dục tại cộng đồng,chữa trị bệnh tại các cơ sở y tế, và cáctrung tâm cải tạo Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, thủ phạm củabạo lực gia đình sẽ bị trừng phạt băng cachs xử phạt hành chính hoặc bằng cáchgửi tại các trung tâm giáo dục hoặc trường học đặc biệt

Biện pháp hành chính: nghị định của chính phủ số 87 – 2001/NĐ/CP về xửphạt hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình Nghị định quy định về xửphạt hành chính đối với các hành vi ép buộc hôn nhân, kết hôn, ly hôn, vi phạmchế độ 1 vợ 1chồng vi phạm các quy định về cấp dưỡng ĐẶc biệt quy định cáchành vi ngược đãi, hành hạ các thành viên trong gia đình đã khẳng định quan điểncủa nhà nước không coi BLGĐ là việc của riêng ai mà là việc của toàn xã hội.Tiếp theo là Luật Phòng chống bạo lực gia đình được thông qua năm 2007,

có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2008 đã đưa ra những biện pháp bảo vệ đểngăn không cho bạo lực xảy ra trong phạm vi gia đình đối với các thành viên vàLuật cũng nêu chi tiết một loạt các hành vi bạo lực gia đình Luật Phòng chốngbạo lực gia đình là một luật dân sự và bổ sung cho Bộ luật Hình sự và các luậtkhác đã đề cập tới những hình thức bạo lực khác Điều 43 của luật này quy địnhviệc áp dụng biện pháp giáo dục cộng đồng, đưa các thủ phạm vào các cơ sở đểgiáo dục và đào tạo Nó quy định việc áp dụng những biện pháp như vậy đối với

Trang 26

thủ phạm trong các điều kiện cụ thể “ các quyền, thời hạn, thủ tục và trình tựthực hiên” quy định trong pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính Qua đó, cácquy định của pháp lệnh năm 2002 và các văn bản xử phạt hành chính nêu trênđối với thủ phạm bạo lực gia đình.

Để thúc đẩy việc thực hiện Luật bình đẳng giới và Luật Phòng chống bạolực gia đình, Chính phủ đã ban hành một số nghị định, thông tư và kế hoạchhành động quốc gia nêu rõ vai trò và trách nhiệm đối với việc thực hiện, theodõi, báo cáo, điều phối và dự trù kinh phí của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dâncác cấp, các tổ chức quần chúng, cộng đồng và các cá nhân

Như vậy, xét trên các quan điểm và hệ thống pháp luật hiện hành quy định

và điều chỉnh các vấn đề liên quan đến phòng chống BLGĐ, Đảng và nhà nước

ta đã ban hành và đưa vào thực hiện nhiều văn bản pháp quy tạo điều kiện pháp

lý thực hiệ tốt công tác Phòng chống BLGĐ đối với phụ nữ và trẻ em.Mặc dù Việt Nam đã thể hiện sự cam kết cao trong việc xây dựng luật và cácchính sách nhằm đối phó với bạo lực gia đình, thì vẫn còn tồn tại những khoảngtrống giữa lý thuyết và thực tế thực hiện ở tất cả các cấp Kiến thức và nhận thức

về bạo lực gia đình của người dân và những người có trách nhiệm vẫn còn hạnchế Yếu tố chính góp phần vào tình hình này là do bạo lực gia đình vẫn bị coi làmột vấn đề riêng tư mà xã hội không nên can thiệp và bạo lực được chấp nhậnnhư một hành vi bình thường

về vấn đề bạo lực gia đình Với việc phân tích cơ sở lý luận về BL thể chất vớiphụ nữ thì đây là cơ sở để tiến hành điều tra, so sánh đánh giá và phân tích thựctrạng BL thể chất với phụ nữ tại Xã Trường Giang, huyện Nông Cống, tỉnhThanh Hóa của chương sau

Trang 27

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG BẠO LỰC THỂ CHẤT ĐỐI VỚI PHỤ NỮ TẠI XÃ TRƯỜNG GIANG, HUYỆN NÔNG CỐNG, TỈNH

THANH HÓA.

2.1 Giới thiệu sơ lược về địa bàn xã Trường Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa và phương pháp tiến hành nghiên cứu.

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

Xã Trường Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa là một xã thuầnnông với diện tích đất tự nhiên là 823,32 ha, được phân bổ trên 11thôn Phía bắcgiáp xã Trường Sơn, phía tây giáp huyện Quãng xương, phía nam giáp xãTrường Trung, phía đông giáp xã Với vị trí thuận lợi như vậy, xã Trường Giang

có nhiều thuận lợi để thu hút nguồn lực và tiềm năng phát triển kinh tế, xã hôi,văn hóa Song bên cạnh đó xã cũng chịu ảnh hưởng và nhạy cảm của các vân đề

xa hội như: tệ nạn cờ bạc, lô đề, trộn cắp ngày càng nhiều… và đặc biệt là tìnhtrạng BLGĐ nhất là BLTC do tác động và ảnh hưởng của tình hình chung củatỉnh và các khu vực trong cả nước

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội.

Trường Giang là một xã có dân số đông năm 2011 toàn xã có 1483 hộ với

6640 nhân khẩu trong đó có 467 hộ gia đình có con thứ 3 trở lên.Toàn xã chialàm 11 thôn, trong đó dân số nông nghiệp chiếm 62,8%, dân số phi nông nghiệpchiếm 37,2% Mật độ dân số trung bình là…Song phân bổ không đồng đều, tậptrung đông dân nhất là trên địa bàn thôn 3, thôn 5, thôn 6, thôn 10

Về giới tính nam có 52,5%,nữ 47,5%, tỷ lệ biết đọc, biết viết của dân cư là90,2%, 9,8% dân cư không biết chữ( trong đó tỉ lệ mù chữ của nam là 3,7%, mùchữ ở nữ lại khá cao 6,1%) Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến trình độ nhậnthức, hiểu biết tiếp thu chính sách, pháp luật, hiểu biết về quyền và nghĩa vụ củangười phụ nữ ở địa phương còn nhiều hạn chế Nhất là khả năng tiếp cận sáchbáo các chính sách của Đảng và nhà nước về nâng cao nhận thức và tạo điềukiện phát triển cho người phụ nữ còn nhiều khó khăn, bất cập

Trường Giang là một xã có vị trí thuận lợi về giao thông đường thủy,đường bộ nên có điều kiện phát triển kinh tế hàng hóa, có hệ thống mương kênhNam chảy qua Hệ thống tưới tiêu sản xuất xuất nông nghiệp và nuôi trông thủysản thuận lợi, có hệ thống điện lưới quốc gia 35KV chạy qua thuận lợi cho việcphát triển nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành nghềdịch vụ khác

Trang 28

Là một xã nhân dân sống chủ yếu bằng nghề nông, bên cạnh đó có nghềtruyền thống là khâu nón và làm chiếu mỗi khi khi rãnh rỗi, thì cơ sở hạ tầngnhất là trong nông nghiệp còn yếu và thiếu rất nhiều Điều kiện sản xuất chủ yếuphụ thuộc vào thiên nhiên Tuy những năm gần đây chính quyền xã cũng đãquan tâm đến hệ thống thủy lợi nhưng do địa thế là vùng chiêm trũng của huyệnnên cũng chưa khắp phụ được là bao Điều này ảnh hưởng và tác động lớn đếncuộc sống các gia đình chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp Những năm gầnđây đời sống của nhân dân trong xã được cải thiện dáng kể, tuy nhiên cuộc sốnggia đình nhiều hộ dân trong xã vẫn còn trong tình trạng khó khăn, thiếu thốnkhông đủ ăn, chi tiêu Vì vậy mà nhiều người phải đi làm ăn xa nhất là đàn ông

và thanh niên trong xã Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến những mâu thuẫn, bấtđồng, xung đột trong gia đình làm gia tăng BLGĐ

Người phụ nữ nông thôn suốt ngày tối mặt tối mũi với công việc đồng áng

và công việc gia đình, dường như họ rất có ít thời gian dành để nghĩ ngơi đểhưởng thị cho bản thân Sự trì trệ, lạc hậu đói kém trong một số gia đình kéotheo sự thiếu thốn về văn hóa và làm nảy sinh BLGĐ Và đặc biệt kéo theo sựthiếu thốn và hạn chế về điều kiện kinh tế - xã hội cần thiết để phòng chống,ngăn chặn hay giải quyết vấn đè BLGĐ một cách hiệu quả nhất

Kinh tế Công nghiệp ngoài quốc doanh đang phát triển, Ngành nuôi trồngthủy hải sản ở xã đang được nhân rộng và có kết quả khả quan nhằm chuyển đổikinh tế Các nghành ịch vụ nhất là dịch vụ nông nghiệp chưa phát triển đồngđều Tỷ lệ hộ nghèo tính đến tháng 12 năm 2011 là 14% Nguồn thu nhập chongân sách của xã còn khó khăn Những đặc điểm này khiến cho phụ nữ ít có cơhội tham gia vào phát triển kinh tế, tham gia các hoạt động xã hội để thể hiện vaitrò, vị trí của mình Mà chủ yếu vẫn là công việc nội trợ chăm sóc con cái vàcông việc đồng áng Đây cũng là nguyên nhân kìm hãm quyền và khả năng pháttriển của người phụ nữ nhiều khi còn gây mâu thuẫn, xung đột gia đình và điềutất nhiên sẽ tới đó là BLGĐ,

2.1.3 Đặc điểm Văn hóa.

Là một xã có bề dày văn hóa lịch sử, nơi đây in dấu biết bao trò chơi dângian, hội làng, trong sinh hoạt công đồng Hòa chung với dòng chảy văn hóacộng đồng làm nên một bản sắc văn hóa đậm đà của người dân địa phương vàcác xã bên

Trang 29

Những năm gần đây phong trào Văn hóa thể dục- thể thao của xã TrườngGiang phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Tạo điều kiện chuyển biến toàndiện trên các lĩnh vực, góp phần đẩy mạnh kinh tế, văn hóa, cải thiện đời sốngvăn hóa tinh thần cho người dân Phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng xãvăn hóa đã được triển khai được các cấp chính quyền quan tâm và mang lại hiệuquả rất tốt.

Tuy nhiên giống như các xã trong cả nước xã Trường Giang vẫn có tàn dưcủa chế độ “trọng nam, khinh nữ” Tình trạng bất bình đẳng giới và bạo lựchống lại phụ nữ đã và đang xảy ra dưới nhiều hình thức Tệ nạn xã hội như:uống rượu, đánh bạc, trộm cắp Đây chính là một phần nguyên nhân dẫn tới mâuthuẫn, xung đột và BLt trong gia đình Ngoài ra đội ngũ cán bộ làm công tác vănhóa cấp xa còn thiếu về số lượng lại phải kiêm nhiệm nhiều việc Cán bộ vănhóa cơ sở chỉ qua trường lớp huấn luyện nghiệp vụ ngắn hạn mà không đượcđào tạo chính quy về chuyên môn, nghiệp vụ, chưa có đội ngũ chuyên trách vềcông tác phòng chống BLGĐ nên đã ảnh hưởng đến công tác quản lý, chỉ đạo,kiểm tra và giải quyết các vụ việc liên quan đến BLGĐ

2.1.4 Khái quát chung về phương pháp và khách thể nghiên cứu

2.1.4.1 Các phương pháp tiến hành nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu, tác giả phải sử dụng nhiều phương pháp nghiêncứu kết hợp với nhau như phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp điều trabảng hỏi, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp nghiên cứu tài liệu… đểthu được những thông tin vừa mang tính phổ biến nhưng cụ thể, chi tiết để làmsáng tỏa vấn đề nghiên cứu

*Phương pháp phỏng vấn sâu: Phương pháp này được sử dụng nhằm tìm

hiểu sâu sắc những khía cạnh, vấn đề về thực trạng có liên quan tại địa phương.Phỏng vấn sâu được tiến hành với những người có thể giẩi quyết các trường hợpBLTC trong công việc của mình như: Chủ tịch xã, phó chủ tịch xã, hội trưởnghội phụ nữ, cán bộ văn hóa xã hội xã, công an Ngoài ra nghiên cứu còn tổ chứcphỏng vấn những phụ nữ bị BLTC và cả những người gây ra BL

*Phương pháp điều tra bảng hỏi: Xây dựng hệ thống bảng hỏi cho nhóm

đối tượng là phụ nữ (Nạn nhân của BLTC) với 27 phiếu, nam giới ( Người gâybạo lực) với 27 phiếu, cán bộ 6 phiếu

Trang 30

*Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Được áp dụng phân tích các tài liệu

như: Báo cáo tài hình kinh tế - xã hội của xã, bặc biệt nghiên cứu cũng khai thácđược hệ thống những văn bản thực hiện quy chế dân chủ tại xã Ngoài ra cònnghiên cứu qua sách báo, tạp chí, các trang wed để thu thập thông tin có liênquan đến đề tài nghiên cứu

*Phương pháp xử lý thông tin: Đối với số phiếu thu thập thông tin mã hóa

dữ liệu, sử dụng phương pháp toán học để xử lý, từ đó đưa ra số liệu chính xác,

cụ thể để thấy được mục tiêu của nghiên cứu.

2.1.4.2 Các khách thể nghiêm cứu

Bảng 1: Mẫu nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu Khảo sát bảng hỏi Phỏng vấn sâu

Vì thời gian tiến hành nghiên cứu có hạn vì vậy, lựa chọn mẫu đưa ra điều

ra tương đối khó khăn Tuy nhiên với sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cán bộ địaphương, người gây BL, phụ nữ bị bạo lực mà kết quả thu được rất tốt phục vụcho nghiên cứu phần thực trạng, 100% số bảng hỏi được thu về và không cóphiếu nòa không hợp lệ

2 2 Thực trạng BL thể chất với phụ nữ trên địa bàn xã Trường Giang.

Do nghiên cứu sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng vì vậy việctìm hiểu về vấn đề BLTC tại địa phương không chỉ đưa ra các con số thống kê

cụ thể mà còn nắm được tình hình thực tế thông qua ý kiến đánh giá của ngườitham gia phỏng vấn trong các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu

2.2.1 Mức độ phổ biến của tình trạng Bạo lực thể chất tại địa phương.

Qua nghiên cứu và qua thống kê số liệu của cán bộ văn hóa xã thì thựctrạng BLTC đối với phụ nữ hiện nay tại xã Trường Giang là khá phổ biến hơn sovới các hình thức BL khác và đang có xu hướng ngày càng gia tăng, trong năm

2010 có 45 vụ liên quan đén hôn nhân, trong đó có 15 vụ liên quan đến BLGĐtrong đó phần lớn là BLTC

Trang 31

Đơn vị: %

Biểu đồ 1: Đánh giá mức độ phổ biến của tình trạng BLTC đối với phụ

nữ tại xã Trường Giang

( Nguồn: Kết quả nghiên cứu năm 2012)

Theo biểu đồ đánh giá mức độ phổ biến của hiện tượng BLTC đối với phụ

nữ cho ta thấy tình trạng BLTC tại xã Trường Giang ngày càng có xu hướng giatăng Theo đó về mức độ phổ biến của tình trạng BL có tới 53% số người đượcphỏng vấn cho rằng nó khá phổ biến Như vậy đa phần người dân, cán bộ địaphương đều nhìn nhânh được vấn đề BLTC xảy ra hiện nay, đặc biệt có tới 16%người được hỏi nhận thức đó là rất phổ biến Tuy nhiên cũng có tới 31% nhậnđịnh đó là hiện tượng không phải cá biệt Vì vậy, có thể thấy rằng đa phần ngườiđược hỏi đều nhận thức được hiện tượng BLTC đang xảy ra ở địa phương, chỉ

có điều mức độ phổ biến của bạo lực lại nhìn nhận hoàn toàn khác nhau

Tại xã Trường Giang so với các xã khác trong huyện Nông Cống thìnhững năm gần đây, số vụ lu hôn có nguyên nhân liên quan tới BLGĐ, đặc biệt

là BLTC đã có xu hướng gia tăng Theo nguồn dữ liệu ghi chép của cán bộ Dân

số - kế hoặch hóa gia đình tại xã thì trong năm vừa qua 2011 có 31 vụ người vợ

bị chồng đánh đập, trong đó có 11 vụ tòa xử ly hôn So với những năm trướcđây thì số vụ BLTC có xu hướng tăng ( năm 2009: có 25 vụ, năm 2010 có 28vụ) Đó mới chỉ là con số thống kê được khi nạn nhân BỊ BLGĐ dám lên tiếng

Trang 32

do không thể chịu đựng được nữa, còn biết bạo phụ nữ vẫn đang âm thầm chịu

đựng cuộc sống “ Địa ngục trần gian”.

Đánh giá về tình hình BLTC tại Xã Trường Giang xuất phát từng 2 luồng ýkiến khá trái ngược nhau Đa Phần các cán bộ xã và một số người dân cho rằngtình trạng BLTC có xu hướng giảm nhiều hơn so với thơif gian những nămtrước đây Họ cho rằng gần đây tình trạng BL giảm cả số lượng và cả tính chấtnghiêm trọng của sự việc vì: Ở xã đã có phòng trào phòng chống BLGĐ, cóchương trình tuyên truyền phổ biến kiến thức, cung cấp tài liệu, hội phụ nữ hoạtđộng tốt… Thậm chí cán bộ ở xã nhận định rằng việc BLGĐ trong đó có BLTC

ở xã Trường Giang là không có, hoặc có thì cũng chỉ là việc của ai đó, chỉ làchuyện vợ chồng to tiếng, không cần đến sự can thiệp của chính quyền, công an

xã Khi phỏng vấn sâu, không khỏi ngạc nhiên khi chú đưa ra nhận định

“ Tình trạng bạo lực thể chất ở xã trong những năm gần đây đã giảm đáng kể về cả số lượng và mức độ nghiêm trọng Đây là kết quả của việc thực hiện phòng chống BLGĐ của địa phương”

(Nam, 43 tuổi, cán bộ xã)

Các ý kiến khác đánh giá tình hình BLTC tăng hầu hết là của các trưởngthôn, chi hội phụ nữ Theo đó, tình trạng BL ngày càng tăng, nếu giảm thì chỉthể hiện ở con số còn hành vi BL thì ngày càng nghiêm trọng hơn Phải chăngchỉ là chính quyền không hề biết đến chỉ những người trong gia đình, ngườisống xung quanh những gia đình có xảy ra BL mới biết được

“ Giảm đâu mà giảm các ông ấy có hay xuống từng thôn 1 đâu mà biết tình hình BL xảy ra ngày càng nhiều trong các gia đình, người phụ nữ bị chồng hành hạ, đánh đập rất khổ sở nhưng họ vẫn chịu đựng không báo cho chính quyền biết nên họ không biết đến thực trạng này là phải”

(Nữ, 46 tuổi, Hội trưởng hội phụ nữ thôn)

Tuy nhiên trên thực tế quá trình nghiên cứu bằng phương pháp định lượng,phát bảng hỏi tại địa bàn thì kết quả thu lại tốt thể hiện thực trạng BLTC mộtcách khách quan hơn Số liệu cho thấy, số liệu thống kê số vụ BLTC đối với phụ

nữ ở xã trong thời gian gần đây giảm không phải là thực tế giảm thật mà là vìkhông công khai Số vụ thống kê được cũng chẳng qua là vì mức độ xảy ranghiêm trọng nên chính quyên phải vao cuộc

Như vậy, có thể thấy mức độ phổ biến của tình hình BLTC là khá phổbiến, số lượng các vụ BL tại xã thống kê nêu trên là chưa đầy đủ, đó chỉ là

Trang 33

những vụ BL mang tính chất điển hình, được mọi người biết đến, còn BLTC xảytrong gia đình nào nữa thì không ai biết, chỉ có người trong cuộc và nhữngngười xung quanh mới biết mà thôi.

2.2.2 Các hành vi và mức độ phổ biến của các hành vi BL thể chất với phụ nữ tại xã Trường Giang.

Bảng 2: Đánh giá mức độ phổ biến của các hành vi bạo lực thể chất đối với phụ nữ

Hành vi

Mức độ Rất thường

xuyên

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

(Nguồn: kết quả nghiên cứu năm 2012).

Bảng hỏi trên mới chỉ đưa ra một số hành vi gây ra BLTC và mức độ xảy

ra hành vi đó để người bạo lực ( người chồng) và người bị bạo lực ( người vợ)lựa chọn Nhìn vào số liệu thống kê được cho ta thấy hành vi “ Đánh bằng chântay, đấm đá” có số người lựa chọn nhiều nhất với 58 người lựa chọn Sau là

Trang 34

hành vi “ ném đồ vật vào người” có 49 người lựa chọn và hành vi “ đánh bằngbất cứ vật nào, tát vào mặt có 32 người lựa chọn Tuy nhiên mức độ của từnghành vi của mỗi gia đình lại khác nhau, có gia đình mức độ này xảy ra rấtthường xuyên nhưng hành vi của mức độ khác lại ít xảy ra và ngược lại Cáchành vi khác như kéo tóc, bóp cổ, bắt lao động quá mức, không cho ăn uống,nghĩ ngơi, dùng hung khí gây hủy hoại, làm biến dạng cơ thể là những hành vicũng được nhiều người được hỏi lựa chọn nhưng với số lượng ít hơn Riênghành vi giết người (đầu độc, đốt cháy, đâm chém…) là chưa từng xảy ra ở địaphương nên không có ai lựa chọn, điều này cho thấy hành vi bạo lực thể chất đểdẫn đến chết là chưa có nên cho thấy mức độ nghiêm trọng nhất là chưa có.Đối với các hành vi BLTC, qua kết quả phỏng vấn sâu nạn nhân, chínhquyền và cộng đồng, tác giả nhận thấy hiện nay các hành vi này là khá đa dạng,

có những mức độ khác nhau và phụ thuộc vào những tình huống cụ thể Cónhững trường hợp bạo lực xảy ra như chửi mắng, xô đẩy, đập phá đồ đạc tronggia đình nhưng cũng có những trường hợp bạo lực nghiêm trọng như đánh đấm,dùng roi vọt, thậm chí cố tình hành hung và gây thương tích cho các nạn nhân.Một thực tế là hầu hết các trường hợp BLTC đều phản ánh xu hướng gia tăng vềmức độ và tính chất các hành vi BL theo thời gian Có thể hiểu là khi sử dụng

BL để giải quyết những vấn đề của gia đình, điều đó đồng nghĩa với việc lại tạo

ra mâu thuẫn và xung đột gia đình, đồng thời dẫn đến bạo lực gia đình Điều đógiống như một vòng tròn luẩn quẩn nhưng hậu quả của bạo lực gia đình ngày

càng trở nên nghiêm trọng và bức xúc

Qua kết quả khảo sát cho thấy các mức độ của từng hành vi được lựa chọnkhác nhau, tùy từng hoàn cảnh của người được hỏi mà họ trả lời Ở hai hành vi “

đánh bằng chân tay:, và “Nén đồ vật vào người” được lựa chọn ở mức độ thường

xuyên nhiều nhất, ở hành vi đánh bằng chân tay, đá đấm được số người lựa chọnnhiều nhất ở mức độ thường xuyên có tới 29 (chiếm 50%) người lựa chọn Hành

vi mà người chồng thường xuyên sử dụng đối với người phụ nữ đó là đánh bằngchân tay, đá đấm, người chồng thường khi tức tối, hay say rượu… là chẳng cầnbiết gì nữa dùng chân tay đá đấm vợ như một kẻ điên, người vợ chỉ biết ôm mặtchịu đựng Hành vi “ Ném đồ vật vào người” với mức độ thường xuyên có tới

Trang 35

20 người lựa chọn (chiếm 40%) Qua đây thấy được rằng người phụ nữ bị BLTC

bị chồng gây ra với những hành vi trên là mức độ thường xuyên, cũng cho tathấy được tình trạng bạo lựa gia đình trong xã diễn ra ở mức độ thường xuyên.Mức độ rất thường xuyên có số người lựa chọn nhiều rất là hành vi “ Nén đồ vậtvào người” chiếm 14 người lựa chọn (chiếm 28%) Khi người chồng có hành vibạo lựa với vợ thì thường kèm theo đó là hành vi đập phá đồ đạc, người chồng

có thấy nén bất cứ vật gì có thể nén vào người vợ mình như bát đủa, bàn ghế…hậu quả để lại là đồ đạc trong nhà hư hỏng phả sắm sửa lại, nghiêm trọng hơnnếu người phụ nữ không né tránh được thì để lại thương tích đầy người Lâunay, trong xã cũng đã xảy ra khá nhiều trường hợp do mâu thuẫn vợ chồng,trong lúc trạng thái tinh thần không ổn định, nhiều người đã tự tay hủy hoại tàisản trong gia đình như đập phá đồ đạc, đốt nhà với sự yên tâm rằng mình cóđập phá đồ đạc của người khác đâu mà sợ Những quan niệm này sẽ phải thayđổi khi Luật phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực, theo đó người có hành

vi bạo lực gia đình phải "tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấmdứt ngay hành vi bạo lực" (Điều 4, chương I, luật phòng, chống BLGĐ, năm2007) Với quy định như vậy, bạo lực gia đình sẽ không phải chỉ là chuyện trongnhà mà phải được điều chỉnh bằng pháp luật Để Luật Phòng, chống bạo lực giađình đi vào cuộc sống và được thực thi nghiêm chỉnh, mỗi một thành viên tronggia đình cần phải có nhận thức đúng đắn về bạo lực gia đình, thực sự yêu thươngđùm bọc lẫn nhau, cùng nhau xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ vàhạnh phúc

Để hiểu rõ thêm về những hành vi và mức độ xảy ra về BLTC chúng ta tiếnhành phỏng vấn sâu, nhằm tìm hiểu một cách chân thực nhất thực trạng các hành

vi và mức độ xảy ra BLTC ở xã Trường Giang Hai nhóm đối tượng là người gây

ra bạo hành và phụ nữ bị bạo hành tương đối là nhạy cảm và họ luôn có cơ chếphòng vệ về tâm lý phần lớn là không muốn chia sẻ suy nghĩ và hoàn cảnh củagia đình mình nhất là khi nhắc đến bạo lực gia đình chuyện “ trong nhà” lại càngkhó khăn hơn Vì vậy khi tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu sinh viên gặp rấtnhiều khó khăn và trở ngại, biết một mình bản thân không thể tiến hành được nênphải nhờ một cán bộ xã hội công tác nhiều năn trong lĩnh vực BLGĐ hỗ trợ, giúp

Trang 36

đỡ.Trong quá trình nghiên cứu sinh viên sử dụng nhiều phương pháp linh hoạt:Phỏng vấn theo hình thức vừa tâm sự, vừa lồng tư vấn Tuy nhiên không đi sâuqua vào tâm sự, việc tâm sự với người được phỏng vấn nhằm tạo lòng tin, sự gầngũi với người được phỏng vấn nói ra suy nghĩ mà họ ngại nói ra Việc tiến hànhphỏng vấn sâu đã thu được rất nhiều thông tin bổ ích cho quá trình nghiên cứu.

“ Có hôm đánh Chị xong, ông ý lôi chị như một con chó tóc tai rũ rượi, lôi

từ ngõ vào nhà Ông ấy cầm ghế hay ngồi khâu nón, hoặc ghạch để đánh… Nhiều lúc ông ấy rút dép phang vào mặt chị đâu ơi là đau, bầm tím mặt mày Chị đã chạy nhưng không kịp ông ý cầm ghế đuỏi theo , chị la lên thế là hàng xóm nghe thấy chạy đến can ngăn nên chị mới chạy kịp Cứ nghĩ đến những trận đoàn ấy mà chị ớn lạnh cả người”

(Nữ, 37 tuổi, người dân xóm 3)

BLTC không chỉ là hình thức, hành vi đánh đập gây thương tích về mặt thểchất thông thường mà bên cạnh đó còn có những hanh vi hành hạ khác nhau như:Bắt người phụ nữ lao động quá sức, thậm chí không có thời gian nghĩ ngơi, cấmđoán việc ăn ngủ mặc quần áo… Trên thực tế nhiều người dân trong xã kể cả phụ

nữ và nam giới đều không biết những hành vi trên là biểu hiện của bạo lực thểchất, khi được đưa ra và hướng dẫn thì họ mới biết tới Thông thường chúng tacho rằng, BLTC là các hành vi đánh đập, giội nước sôi… gây thương tích chongười phụ nữ mà còn nhiều hành vi mà nhiều người không biết đó là BLTC

“ Tôi cứ nghĩ chỉ có đánh đập mới là bạo lực, hóa ra bắt lao động quá sức cũng là bạo lực ấy vậy mà bấy lâu nay tôi đã phải chịu đựng vì nghĩ đó là nghĩa

vụ của người vợ”

(Nữ 41 tuổi, Người dân thôn 6)

Như vậy kiểu “ Tra tấn” này không để lại thương tích ra bên ngoài mà kiến

cho phụ nữ bị suy giảm sức lao động dần dần đến khi không chịu nổi sẽ làm suyngược cơ thể, thâm chí dẫn đến tư vong Nhiều người phụ nữ trong xã đã chịuđựng những hành vi hành hạ của chồng mà không hề lên tiếng đã ảnh hưởng rấtnhiều đến sức khỏe và cuộc sống gia đình

“ Nhà nông thì ai cũng nhiều việc cả, nhưng một số phụ nữ lại làm quá nhiều ngoài làm đồng áng còn phải chăn nuôi gia súc gia cầm, giặt gũa, nấu nướng, chăm sóc con cái…Ngày có 24 tiếng thì người phụ nữ làm việc tới 18

Trang 37

tiếng chỉ có 6 tiếng để ngủ Đã thế mà vẫn bị chồng đánh chửi khổ lắm Đây cũng là một biểu hiện của BLGĐ, loại này đáng sợ hơn là cái tát”

(Nam, 39 tuổi, làm cán bộ văn hóa xã)

Chuyện vợ chồng xô xát, mâu thuẫn dẫn đến cãi vả không tránh khỏi củacuộc sống vợ chồng, nhưng chuyện đó xảy ra không chỉ một lần, rồi hai lần…

mà dần dần xảy ra như cơm bữa Cuộc sống gia đình chẳng mấy khi được yên

ổn, hể hãy có việc gì đấy chẳng to tát gì mà nngười chồng vũ phu lại đem vợ rađánh, chửi không cần biết là ai sai ai đúng

“Lấy nhau 20 năm chắc chỉ 2 năm đầu là gọi là yên ổn tí, chẳng biết từ lúc nào ông ấy đỗ đốn ra cứ rượu vào, hay đi ra ngoài nghe người ta khích bác điều

gì là y như rằng về nhà đổ lên đầu vợ con nó diễn ra như cơm bữa ấy Tôi nói ông ý cũng đánh mà không nói cũng bị ăn đoàn”

(Nữ 39 tuổi, người dân thôn 2)

BLGĐ thường lặp đi lặp lại và có xu hướng ngay càng tăng lên theo thống

kê của chính quyền xã thì trong năm 2008 toàn xã có 27 trường hợp diễn raBLGĐ nhưng đến năm 2011 đã lên tới 31 vụ, trong dó có nhiều trường hợp táidiễn nhiều lần mà chủ yếu là BLTC Đây chỉ là con số mà chính quyền thống kêđược còn thực tế còn cao hơn rất nhiều Với tư tưởng BLGĐ là chuyện trongnhà nên mọi người không dám nói ra chỉ khi nào đến mức độ quan trọng mớinhờ đến chính quyền địa phương còn không tự giải quyết Ở mỗi gia đình sự képkín các hành vi thành chu kỳ của bạo lực đã khiến kẻ bạo lực luôn luôn tự chủ.Hành vi Bạo lực xảy ra trong giai đoạn theo các sự kiện hoặc kéo dài trong thờigian nhất định, sau khi thủ phạm bạo lực (thường là chồng) có vẻ hối tiếc và cốgắng làm điều gì đó tốt cho các nạn nhân (thường là vợ) như giúp đỡ trong côngviệc nhà Người vợ huy vọng rằng chồng mình sẽ thay đổi nên người vợ thườngcông nhận sự hối hận của chồng Khi cả hai người đều có thử tìm bất kỳ lý dokhách quan cho hành vi bạo lực thể chất trong gia đình và cố gắng nghĩ rằngkhông phải người chồng là người gây ra bạo lực Sau một thời gian, gia đình có

vẻ trở lại bình thường như chưa có chuyện gì xảy ra, vợ chồng trở lại mối quan

hệ tốt Sau một thời gian, người chồng tạo ra một số lý do để lại gây ra bạo lực.Anh ta tìm bất kỳ cơ hội nào để khiến người vợ xung đột với mình và buộc tộingười vợ là nguyên nhân của hành vi bạo lực của mình Xung đột xảy ra khi sựcăng thẳng trở lại gia đình Vợ chồng lại có các cuộc xung đột khác Ngườichồng có thể tranh cãi và có hành vi bạo lực với người vợ Hành vi bạo lực mãi

Trang 38

diễn ra theo chu kỳ liên hồi như vậy nếu không được giải quyết triệt để thì tìnhtrạng này có xu hướng ngày càng gia tăng.

“ Chồng đánh thì mẹ con chị bồng bế nhau chạy sang nhà bố mẹ hoặc họ hàng, chứ còn biết đi đâu nữa, mấy ngày sau thấy thiếu vắng mẹ con buồn lại sang hứa hảo, đón mẹ con tôi về vợ chồng trở lại bình thường”

(Nữ, 29 tuổi, người dân thôn 4)

Hành vi đánh vợ của người chồng cho dù là cố ý hay do vô tình, nhưngnhững hành vi đó là không thể chấp nhận được trong xã hội đang tiến đến sựbình đẳng, không BLGĐ Chuyện cuộc sống gia đình có lúc này lúc khác nhưngviệc xảy ra đánh đập, áp bức phụ nữ là không thể để nó tồn tại trong mỗi gia

đình Việt Nam Chuyện“ Chồng đánh vợ là chuyện bình thường” thật đáng lên

án, nếu như người phụ nữ vẫn âm thầm chịu đựng mô hình chung đã tiếp tay chohành vi BL cho người chồng

“ Vợ chồng với nhau thì tránh sao được những mâu thuẫn khi tức lên nhiều lúc không kìm chế được thẳng chân tay đánh vợ, đập phá… sau đó cũng thấy có lỗi quá, phải một thời gian quan hệ vợ chồng mới trở lại bình thường”

(Nam, 43 tuổi, Người dân thôn 6)

2.2.3 Thực trạng cách ứng phó chủ yếu của phụ nữ tại địa phương khi

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu tại xã trường Giang, năm 2012)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy rằng khi bạo lực xảy ra thì người phụ nữthường chọn cách ứng phó phổ biến là “im lặng, chịu đựng”, trong số 27 phụ nữđược hỏi có tới 16 người (chiếm 59,3%) người chọn., tiếp đến là bỏ chạy với 5người chọn (chiếm 18,5%), Nhận hết lỗi về mình là 3 người (chiếm 11.1%), Báo

Trang 39

cho chính quyền địa phương là 7,4%, phản kháng, đánh lại chỉ có 3,7% Đây làcon số rất đáng kinh ngạc về cách ứng phó của phụ nữ để bảo vệ cho bản thân.Phần lớn số phụ nữ từng bị chồng BLTC chưa từng nói với bất kỳ ai vềvấn đề mà họ đang gặp phải cho tới khi được phỏng vấn họ mới dám nói ra,nhưng vẫn đang còn tâm lý đề phòng Họ không muốn cho những người thânquen, hai bên họ hàng biết đến đằng sau cuộc sống của gia đình, bởi đơn giảmngười chồng của mình phải đứng trước sự chừng trị của pháp luật về hành viđánh vợ Người phụ nữ sẵn sàng chịu đựng mọi nổi đau về mặt thể chất và tinhthần để giữ gìn hạnh phúc gia đình, hơn ai hất trong đó có con cái của họ Họkhông muốn con cái của mình bị mang tiếng ở đời là mẹ nó tố cáo bố nó, hại bốnó… chỉ còn cách là in lặng chịu đựng đến đâu nó đến Đó là cách suy nghĩ mộtchiều của người phụ nữ trong xã Người phụ nữ chưa ý thức được rằng chínhnhững cách ứng phó của họ trước BL càng thúc đẩy số lượng và mức độ hành vigây nên BL của người chồng.

“Ông ý đánh tôi bất cứ đâu, có hôm đang làm ngoài đồng không biết tức gì

mà ông ấy lấy đoàn gánh đánh tôi, lúc đó tôi chẳng biết làm gì chỉ biết bỏ chạy không thì bị đánh chết mất Có lần ông ấy còn đánh tôi trước mặt bố mẹ đẻ tôi

… thế nhưng tôi cũng chỉ biết chịu đựng cho trong ấm ngoài êm”

(Nữ 45 tuổi, người dân thôn 5)

Bên cạnh việc xấu hổ và kỳ thị khiến cho phụ nữ giữ im lặng, nhiều phụ

nữ nghĩ bạo lực thể chất trong quan hệ vợ chồng là chuyện “ Bình thường” vàrằng phụ nữ phải làm quen và chịu đựng những gì đang diễn ra vì hạnh phúc giađình Một động cơ khác làm bùng nổ tình trạng bạo lực gia đình chính là sự camchịu từ phía nạn nhân (thường là người vợ) Họ bị đánh đập ức hiếp nhưng nói

ra “xấu thiếp hổ chàng” nên im lặng

“ Bị chồng đánh nhiều lần chị chỉ biết Im lặng, chịu đựng cũng không dám kêu la, hay nói cho ai biết chuyện có hay ho gì đâu, đánh rùi lại có lúc dừng lại, càng nói nhiều càng bị đánh nhiều hơn”

(Nữ, 35 tuổi, người dân thôn 10)

Có lẽ từ xưa đến nay người phụ nữ Việt Nam vốn có truyền thống luôn

âm thầm chịu đựng,nhẫn nhịn, đức huy sinh mà bây giờ khi bị chồng mình bạolực họ vẫn âm thầm chịu đựng Phải chẳng nó đã ăn sâu vào trong tâm thức củangười phụ nữ Chính những tư tưởng, nhận thức trên mà tình trạng bạo lực ngày

Trang 40

càng trầm trọng hơn Nếu như phụ nữ có tiết lộ với ai đó thì thường là một thànhviên trong gia đình Thật không may là thường khi mạng lưới xã hội gắn chỉ làmtăng sự xấu hổ và kỳ thị việc đưa ra những quan điểm đổ lỗi cho người phụ nữhoặc khuyên họ nên chịu đựng.

“ Chồng đánh thì bỏ chạy là các tốt nhất không thì bị no đoàn, chạy sang nhà bố mẹ đẻ, ông bà khuyên là đã là vợ thì phải biết chịu đựng và bảo về xin lỗi nó đi là vợ phải biết huy sinh, chịu đựng vì chồng con”

(Nữ, tuổi 37, người dân thôn 5)

“Hàng xóm đến can ngăn thì ông ấy nói chuyện vợ chồng nhà tau, để tau

tự giải quyết, đừng có chen vào nên người ta cũng không dám Lúc trước thấy

vợ chồng đánh nhau to người ta còn mời công an chứ bây giò thì không dám nữa Ông ấy đi uống rượu vào về muốn làm gì thì làm người ta cũng không có can thiệp, can thiệp vào ông ý chửi, có khi đánh cho nên chẳng ai dám”

(Nữ, tuổi 43, người dân thôn 3)

Hầu hết phụ nữ bị BLTC trong xã rất ít khi tìm đến sự hỗ trợ chính quyềnđịa phương Khi được hỏi chỉ có hai phụ nữ (chiếm 7,4%) phụ nữ bị bạo lực làbáo cho chính quyền đại phương Lúc này họ dường như không thể chịu đựngđược nổi những trận đoàn từ chồng thì mức độ bạo lực là khá nghiêm trọng,thường thì phụ nữ cảm thấy không được hổ trợ bởi lẽ chính những cán bộ nàycho rằng BLGĐ là một vấn đề thuộc phạm vi gia đình Thế nhưng có một thực

tế đáng buồn là khi nạn nhân bạo lực gia đình kêu cứu và nhờ sự viện trợ củachính quyền địa phương thì họ lại được khuyên “ Nhịn đi”

“Khi mà bị anh đánh tả tơi mình không chịu được nữa phải nhờ đến sự can thiệp của ông trưởng thôn thì ông cũng không thèm nghe mình, ông ấy nói

“ chuyện gia đình mày, mày làm gì thì làm mà tốt nhất là nhị đi Nói thế thì mìng còn trông chờ gì ở họ nữa”

(Nữ, tuổi 45, người dân thôn 9)

Thực tế, cho thấy hầu như phụ nữ bị BLTC không có một lựa chọn nào điđâu về đâu, khi xảy ra BLTC họ chỉ biết chạy sang nhà người thân vài ba hômrồi cuối cùng phụ nữ thường quay về nhà vì gia đình, con cái Theo khảo sát cótới 64% phụ nữ bị BLTC do chồng gây ra nói rằng họ có nghe thấy luật phòng,chống bạo lực gia đình Tuy nhiên, phỏng vấn định tính cho thấy phụ nữ không

Ngày đăng: 19/12/2014, 09:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. Ủy Ban Nhân Dân Xã Trường Giang, Các báo cáo tình hình kinh tế, chính trị, xã hội năm 2008, 2009,2010,2011, xã Trường Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ủy Ban Nhân Dân Xã Trường Giang
10. TS. Lê Quang Sơn: BLGĐ – Thực trạng và giải pháp ( tháng 8, năm 2007) Sách, tạp chí
Tiêu đề: TS. Lê Quang Sơn": BLGĐ – Thực trạng và giải pháp
11. Lê Thị Quý, BLGĐ, Bình đẳng giới trong quan hệ giới. Tạp chí khoa học về phụ nữ số 4/2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lê Thị Quý", BLGĐ, Bình đẳng giới trong quan hệ giới
12. Nguyễn Thị Thanh Hải, Pháp luật quốc tế về vấn đề BLGĐ đối với phụ nữ. Tạp chí khoa học về phụ nữ số 6/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Thanh Hải," Pháp luật quốc tế về vấn đề BLGĐ đối vớiphụ nữ
13. TS. Lê Thị Phương Mai, tiếp cận chủ đề BLGĐ kinh nghiệm từ một vài dự án can thiệp, dân số và phát triển.(05/2006) Sách, tạp chí
Tiêu đề: TS. Lê Thị Phương Mai, "tiếp cận chủ đề BLGĐ kinh nghiệm từmột vài dự án can thiệp, dân số và phát triển
14. Nguyễn Bá Hòa – Nguyễn Tuấn Anh, mâu thuẫn, xung đột trong gia đình trẻ qua một cuộc khảo sát tại Hà Nội. Tạp chí khoa học về phụ nữ, số 2/2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Bá Hòa – Nguyễn Tuấn Anh, "mâu thuẫn, xung đột tronggia đình trẻ qua một cuộc khảo sát tại Hà Nội
16. Phạm Kiều Oanh – Nguyễn Thị Khoa, BLGĐ từ góc nhìn của người dân nghèo – nghiên cứu của tổ chức ActionAid Việt Nam tại Lai Châu và Ninh Thuận. Tạp chí khoa học về phụ nữ. Số 2/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Kiều Oanh – Nguyễn Thị Khoa, "BLGĐ từ góc nhìn củangười dân nghèo – nghiên cứu của tổ chức ActionAid Việt Nam tại LaiChâu và Ninh Thuận
1. Liên hợp quốc (2002) công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
2. Ngân hàng thế giới, Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, chuẩn bị cho tương lai: Các chiến lược ưu tiên nhằm thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam. Hà Nội, năm 2002 Khác
3. Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc, báo cáo Việt Nam 2004 Khác
5. Luật phòng, chống BLGĐ ( 2008), luật bình đẳng giới ( 2007), luật hôn nhân và gia đình (2000) Khác
6. Chính phủ, nghị định số 08/2009/NĐ – CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống BLGĐ Khác
7. Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở ngày 25/12/1998 Khác
8. Tòa án nhân dân Huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, số liệu thống kê và hồ sơ các vụ việc liên quan đến BLTC đối với phụ nữ từ 2008 – 2012 Khác
15. BLGĐ sự sai lệch giá trị, Lê Thị Quý, Đặng Vũ Cảnh, NXB khoa học xã hội, 2007 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1  Mẫu nghiên cứu 24 - thực trạng bạo lực thể chất đối với phụ nữ tại xã trường giang, huyện nông cống, tỉnh thanh hóa
Bảng 1 Mẫu nghiên cứu 24 (Trang 4)
Bảng 2 Đánh giá mức độ phổ biến của các hành vi bạo lực thể chất đối với phụ nữ - thực trạng bạo lực thể chất đối với phụ nữ tại xã trường giang, huyện nông cống, tỉnh thanh hóa
Bảng 2 Đánh giá mức độ phổ biến của các hành vi bạo lực thể chất đối với phụ nữ (Trang 4)
Bảng 2: Đánh giá mức độ phổ biến của các hành vi bạo lực thể chất đối với phụ nữ - thực trạng bạo lực thể chất đối với phụ nữ tại xã trường giang, huyện nông cống, tỉnh thanh hóa
Bảng 2 Đánh giá mức độ phổ biến của các hành vi bạo lực thể chất đối với phụ nữ (Trang 33)
Bảng 3: Cách ứng phó chủ yếu của phụ nữ khi bị bạo lực thể chất. - thực trạng bạo lực thể chất đối với phụ nữ tại xã trường giang, huyện nông cống, tỉnh thanh hóa
Bảng 3 Cách ứng phó chủ yếu của phụ nữ khi bị bạo lực thể chất (Trang 38)
Bảng 4: Bảng đánh giá nhận thức của người dân trong xã về hành vi của BLGĐ. - thực trạng bạo lực thể chất đối với phụ nữ tại xã trường giang, huyện nông cống, tỉnh thanh hóa
Bảng 4 Bảng đánh giá nhận thức của người dân trong xã về hành vi của BLGĐ (Trang 44)
Bảng 5:  Đánh giá trình độ văn hóa. - thực trạng bạo lực thể chất đối với phụ nữ tại xã trường giang, huyện nông cống, tỉnh thanh hóa
Bảng 5 Đánh giá trình độ văn hóa (Trang 47)
Bảng 6: Hậu quả của bạo lực thể chất đối với phụ nữ - thực trạng bạo lực thể chất đối với phụ nữ tại xã trường giang, huyện nông cống, tỉnh thanh hóa
Bảng 6 Hậu quả của bạo lực thể chất đối với phụ nữ (Trang 55)
Bảng 7: Đánh giá dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho phụ nữ khi bị bạo lực thể chất. - thực trạng bạo lực thể chất đối với phụ nữ tại xã trường giang, huyện nông cống, tỉnh thanh hóa
Bảng 7 Đánh giá dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho phụ nữ khi bị bạo lực thể chất (Trang 58)
Bảng 8: Khi xảy ra bạo lực thể chất hình thức thường được xử lý đối với người gây bạo lực. - thực trạng bạo lực thể chất đối với phụ nữ tại xã trường giang, huyện nông cống, tỉnh thanh hóa
Bảng 8 Khi xảy ra bạo lực thể chất hình thức thường được xử lý đối với người gây bạo lực (Trang 60)
Hình thức trợ giúp Mức độ - thực trạng bạo lực thể chất đối với phụ nữ tại xã trường giang, huyện nông cống, tỉnh thanh hóa
Hình th ức trợ giúp Mức độ (Trang 94)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w