1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài giảng về bát cương

15 894 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 446 KB

Nội dung

Tài liệu này dành cho sinh viên, giảng viên viên khối ngành y dược tham khảo và học tập để có những bài học bổ ích hơn, bổ trợ cho việc tìm kiếm tài liệu, giáo án, giáo trình, bài giảng các môn học khối ngành y dược

Trang 1

BÁT CƯƠNG

Trang 2

ĐẠI CƯƠNG

- Là 8 cương lĩnh quy nạp các chứng trạng của người bệnh mà thầy thuốc đã thâu tóm được

qua: vọng, văn, vấn, thiết

- Trên cơ sở đó sẽ phân tích, đánh giá được vị trí, tình trạng, hình thái, xu thế chung của bệnh tật → giúp chẩn đoán và đề ra phương pháp

chữa bệnh chính xác

- Bát cương gồm: âm dương, biểu lý, hàn nhiệt,

hư thực Âm dương là tổng cương

Trang 3

CÁC CƯƠNG LĨNH

1 Biểu – Lý

- Đánh giá vị trí nông, sâu của bệnh

1.1 Biểu: bệnh ở vị trí nông

- Bệnh thuộc kinh lạc, da lông, gân cơ, khớp, dây

thần kinh

- Các bệnh nhiễm khuẩn giai đoạn đầu

- Phối hợp các cương lĩnh khác:

+ Biểu hàn (sợ lạnh, không mồ hôi) + Biểu hư

+ Biểu nhiệt + Biểu thực

Trang 4

1.2 Lý: bệnh ở vị trí sâu

- Bệnh đã truyền vào tạng phủ

- Bệnh truyền nhiễm giai đoạn cuối

- Phối hợp các cương lĩnh:

+ Lý hàn: ỉa chảy, không khát, nôn mửa, tay chân lạnh, rêu lưỡi trắng

+ Lý nhiệt: sốt cao, khát muốn uống nước lạnh, đại tiện táo, tiểu tiện đỏ, rêu lưỡi vàng dày

+ Lý hư: mệt mỏi, ăn kém, hơi thở yếu, hồi hộp trống ngực, rêu trắng nhợt

+ Lý thực: bụng đầy chướng, đại tiện táo, nói sảng, chất lưỡi đỏ thẫm, rêu vàng dày

Trang 5

1.3 Bán biểu bán lý

- Bệnh tà không ở biểu, chưa vào lý

- Biểu hiện: hàn nhiệt vãng lai, sườn đau, ngực tức khó chịu, không muốn ăn uống, hay nôn mửa, miệng đắng, rêu lưỡi trơn, mạch huyền

1.4 Biểu lý đồng bệnh

- Đã có bệnh ở biểu lại có bệnh ở lý → biểu lý đồng bệnh

• Sự phát triển và diễn biễn của bệnh có thể từ biểu

→ lý và ngược lại

+ Biểu → lý: bệnh nặng thêm là nghịch

+ Lý → biểu: bệnh nhẹ dần là thuận

Trang 6

2 Hàn - Nhiệt

- Hàn: Do âm thịnh (cảm hàn tà), dương hư

- Nhiệt: do dương thịnh (cảm nhiệt tà), âm hư

- Chứng hàn: sắc mặt xanh nhợt, sợ lạnh, chân tay lạnh, không khát, thích uống nóng, tiểu tiện trong nhiều, đại tiện lỏng, nát, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch trì

- Chứng nhiệt: mặt đỏ, mắt đỏ, sợ nóng, khát thích uống lạnh, tiểu tiện ít đỏ, đại tiện táo, rêu lưỡi vàng khô, mạch sác

Trang 7

- Hiện tượng chân giả: bản chất bệnh không phù hợp với biểu hiện bên ngoài

+ Chân hàn giả nhiệt: trong có hàn, biểu có nhiệt

Do ở trong âm hàn thịnh làm dương bị đẩy ra ngoài biểu

Ví dụ: bn tiêu chảy nhiều, mạch vi muốn tuyệt nhưng mặt hơi đỏ, miệng khát, phiền táo

+ Chân nhiệt giả hàn: do nội nhiệt rất thịnh, khí dương bế tắc ở trong không toả ra tứ chi

Ví dụ: sốt cao, sợ nóng, khát muốn uống nước lạnh, rêu lưỡi vàng khô, tay chân giá lạnh, mạch trầm sác

Trang 8

HÀN - NHIỆT

TỨ CHẨN

HÀN NHIỆT

VỌNG Mặt trắng, rêu lưỡi

trắng mỏng, chất lưỡi nhạt

Mặt đỏ, rêu lưỡi vàng, dày, chất lưỡi đỏ

VĂN Ít nói Hay nói, miệng hôi

VẤN Không khát, thích ấm,

tiểu tiện trong dài, đại tiện nát

Khát, thích mát, tiểu tiện đỏ ít, đại tiện táo

THIẾT Mạch trầm, nhược,

chân tay lạnh Mạch sác, hữu lực, chân tay nóng

Trang 9

3 Hư - Thực

- Hư: chính khí hư

- Thực: tà khí thực

- Người thể chất khỏe, bệnh mới phát: thuộc thực

- Người thể chất yếu, bệnh lâu ngày: hư

- Chính khí hư: âm hư, dương hư, khí hư, huyết hư

do tiên thiên bất túc, hậu thiên mất điều hòa

- Tà khí thực do ngoại tà tác động kết hợp với hoạt động tạng phủ bị rối loạn tạo nên (đờm ẩm, thủy thấp, huyết ứ)

+ Khí hư + Huyết hư

+ Khí thực + Huyết thực

Trang 10

- Quan hệ hư - thực: thường thấy

+ Chứng hư thêm chứng thực: bn có suyễn cơ thể yếu, chức năng tạng phủ rối loạn→ chuyển hóa rối loạn sinh ra đờm, ẩm, thuỷ, thấp, huyết ứ trệ (hư trung hiệp thực)

+ Thượng thực hạ hư: bn ho suyễn, khó thở, vận động khó thở tăng (thượng thực) nhưng tay chân lạnh giá (hạ hư) → hư trung hiệp thực

+ Chứng thực thêm hư: bn cổ chướng, bụng chướng, đại tiểu tiện không thông lợi (chứng thực) nhưng người gầy, ăn kém, mệt mỏi, mạch huyền tế (chứng hư) → thực trung hiệp hư

Trang 11

4 Âm – dương

- Là tổng cương của bát cương, thể hiện trạng thái tổng quát của bệnh

- Biểu, thực, nhiệt: dương chứng

- Lý, hư, hàn: âm chứng

4.1 Chứng dương

- Do tà khí thịnh, chính khí chưa suy, tà khí chính khí ở giai đoạn đấu tranh mãnh liệt

- Chứng trạng: người nóng, sợ nóng, khát, tâm phiền, bồn chồn, không ngủ được, nằm duỗi, chân tay dạng, đại tiện táo, tiểu tiện ít sẫm màu, mạch hoạt sác hữu lực

Trang 12

4.2 Chứng âm:

- Do già, bệnh nội thương mạn tính, người gầy yếu, chức năng tạng phủ suy giảm

- Chứng trạng: không nóng, sợ rét, chân tay giá lạnh, thích yên tĩnh, nằm co, đoản hơi, đại tiện lỏng, tiểu tiện trong, lưỡi nhợt, mạch trầm vi

4.3 Âm hư:

- Do tân dịch, tinh huyết suy tổn

- Biểu hiện: người gầy, ù tai, hoa mắt, họng khô miệng ráo, đau lưng mỏi gối, mạch tế

- Âm hư sinh nội nhiệt thêm chứng: lòng bàn tay chân nóng, sốt nhẹ về chiều, gò má đỏ, đạo hãn, lưỡi đỏ, mạch sác

Trang 13

4.4 Dương hư:

- Do chức năng suy giảm

- Biểu hiện: mệt mỏi không có sức, lười nói, đoản hơi, tự hãn, mạch vi vô lực

- Dương hư sinh ngoại hàn: sợ lạnh, chân tay lạnh, miệng nhạt, không khát nước, sắc mặt trắng, tiểu trong, đại tiện lỏng

4.5 Vong âm vong dương:

- Là chứng nguy kịch cần cấp cứu

- Do sốt cao, ra mồ hôi nhiều, nôn nhiều, ỉa chảy nhiều, mất máu nhiều

Trang 14

- Vong âm: mồ hôi dính, da nóng, chân tay ấm, khát nước, rất muốn uống nước, mạch tế sác vô lực → do tân dịch sắp kiệt

- Vong dương: vã mồ hôi như tắm, mồ hôi lạnh, sợ lạnh nằm co, chân tay quyết lạnh, mạch vi → do dương sắp mất

Ngày đăng: 18/12/2014, 21:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w