1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án Bài giảng về: Đề cương và bài giảng môn tư tưởng Hồ Chí Minh

25 1,5K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 505,45 KB

Nội dung

Định nghĩa: Dựa trên các định hướng cơ bản trên của Đảng, định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh là : “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bả

Trang 1

Nội dung ôn tập cuối kỳ

I Định nghĩa và ý nghĩa việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh

1 Định nghĩa:

Dựa trên các định hướng cơ bản trên của Đảng, định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh là :

“Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn

đề cơ bản của cách mạng Việt Nam từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người ”

Định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh nổi lên 3 vấn đề :

 Những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam được nêu trong tư tưởng Hồ Chí Minh (các vấn đề này sẽ nghiên cứu ở chương II đến chương VII) mà tư tưởng cốt lõi là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

 Nguồn gốc lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh

 Mục đích, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh

2 Ý nghĩa việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh

Nâng cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp công tác :

- Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với Đảng và cách mạng Việt Nam

- Bồi dưỡng lập trường quan điểm cách mạng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái

- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào giải quyết các vấn đề do của cuộc sống đặt ra của mỗi người

Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và rèn luyện bản lĩnh chính trị :

- Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh để nâng cao lòng tự hào về Đảng, về Bác Hồ, về Tổ quốc Việt Nam

- Vận dụng kiến thức đã học để tu dưỡng, rèn luyện bản thân, hoàn thành nhiệm vụ, chức trách của mình, đóng góp có hiệu quả vào sự nghiệp chung của dân tộc

Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng trong nhận thức và kim chỉ nam trong hành động của sinh viên

Trang 2

II Những tiền đề tư tưởng lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh

Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc: những giá trị truyền thống đặc sắc, cao quí,

tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là tiền đề cho tư tưởng lý luận, là điểm xuất phát để hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

 Chủ nghĩa yêu nước

 Truyền thống đoàn kết, tinh thần nhân nghĩa, tương thân, tương ái của dân tộc Việt Nam

 Truyền thống lạc quan, yêu đời, tin vào sức mạnh bản thân, sự tất thắng của chân

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là truyền thống quí báu của ta…nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”

Tinh hoa văn hóa nhân loại : Nét đặc sắc trong quá trình hình thành nhân cách và văn

hóa Hồ Chí Minh là sự kết hợp các giá trị truyền thống của văn hóa phương Đông với các thành tựu hiện đại của văn minh phương Tây

Văn hóa phương Đông: Với những hiểu biết uyên bác về Hán học từ nhỏ Hồ Chí

Minh biết chắt lọc những gì tinh túy trong các học thuyết triết học , của các nhà tư tưởng phương Đông, của đạo Nho, đạo Phật :

 Chọn lọc giá trị tinh túy nhất của triết học phương Đông, tư tưởng của Lão

Tử, Mặc Tử, Quản Tử

 Tiếp thu mặt tích cực, mặt phù hợp của Nho giáo

 Triết lý hành động

 Tư tưởng nhập thế, hành đạo giúp đời

 Triết lý nhân sinh, tu thân dưỡng tính, đề cao văn hóa lễ giáo

 Tiếp thu và chịu ảnh hưởng sân sắc tư tưởng của đạo Phật :

 Tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái

 Tư tưởng cứu khổ, cứu nạn, thương người như thể thương thân

 Nếp sống đạo đức, giản dị, trong sạch, chăm lo làm việc thiện

 Tinh thần bình đẳng, dân chủ, đề cao lao động chống lười biếng,

 Tìm thấy ở chủ nghĩa Tam dân những điều thích hợp với hoàn cảnh nước

ta

Văn hóa phương Tây :

 Chịu ảnh hưởng sâu rộng của văn hóa dân chủ và cách mạng phương Tây

 Chịu ảnh hưởng của văn hóa Pháp, tìm hiểu các cuộc cách mạng ở Pháp, cách mạng ở Mỹ, tiếp thu các tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái qua các tác phẩm của các nhà“khai sáng”

Trang 3

 Tiếp thu các giá trị về quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của Tuyên ngôn độc lập Mỹ 1776, các giá trị của Tuyên ngôn nhân quyền

và dân quyền của cách mạng Pháp 1791

Chủ nghĩa Mác Lênin: Chủ nghĩa Mác Lênin là thế giới quan và phương pháp luận của

tư tưởng Hồ Chí Minh

_ Thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lê nin đã giúp Hồ Chí Minh tổng kết kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn đã thu nhận được trong quá trình đi tìm đường cứu nước để tìm ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con nguời Hồ Chí Minh đã tiếp thu và vận dụng sáng tạo những nguyên lý của Chủ nghĩa Mác Lênin vào hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của Việt Nam Thực tiễn 10 năm đi tìm đường cứu nước cho dân tộc chỉ sau khi đọc được Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa Hồ Chí Minh mới tìm thấy được con đường giải phóng đúng đắn cho dân tộc Viêt Nam

_ Thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin đi vào tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

_ Nói về vai trò của chủ nghĩa Mác Lê nin, Hồ Chí Minh viết: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất

là chủ nghĩa Lênin”

 Chủ nghĩa Mác Lênin là nguồn gốc lý luận quyết định bản chất của tư tưởng Hồ

Chí Minh, đem lại cho Hồ Chí Minh phương pháp đúng đắn để tiếp cận văn hóa dân tộc và tinh hoa trí tuệ nhân loại từ đó mà tìm ra qui luật vận động và phát triển của xã hội Việt Nam là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội

III Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc

Hồ Chí Minh đã chỉ ra 6 luận điểm sau đây về cách mạng giải phóng :

1 Tính chất, nhiệm vu và mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc:

a Theo Hồ Chí Minh để nhận thức mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc trước hết phải xác định tính chất, nhiệm vụ của cách mạng giải phóng dân tộc

Tác phẩm Đường cách mạng Hồ Chí Minh phân ra 3 loại cách mạng : cách mạng tư sản, cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh nhấn mạnh tính chất, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là cách mạng giải phóng dân tộc

Trang 4

Cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam Hồ Chí Minh xác định có 3 nhiệm vụ của Đảng là chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội nhưng nổi lên hàng đầu là nhiệm vụ chống

đế quốc, giải phóng dân tộc

Hội nghị Trung ương tháng 5/1941 Đảng kiên quyết giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, nhấn mạnh đó là nhiệm vụ bức thiết nhất

b Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc:

Theo Hồ Chí Minh mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc là đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, giành độc lập và thiết lập chính quyền công nông Mục tiêu đó

chưa phải là quyền lợi riêng của các giai cấp mà là quyền lợi chung của cả dân tộc

Tại Hội nghị Trung ương lần thứ VIII của Đảng tháng 5/1941 Hồ Chí Minh khẳng định

“cuộc cách mạng Đông Dương hiện tại không phải là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, cách mạng giải quyết hai vấn đề phản đế và điền địa mà là cuộc cách mạng chỉ phải giải quyết một vấn đề cần kíp là “dân tộc giải phóng”

Thắng lợi của cách mạng tháng Tám1945, của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,

đế quốc Mỹ là thắng lợi của đường lối giải phóng đúng đắn và tư tưởng độc lập, tự chủ của Hồ Chí Minh

2 Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng

vô sản

Hồ Chí Minh chủ trương cách mạng giải phóng dân tộc phải đi theo con đường cách mạng vô sản vì:

a Bài học rút ra từ thất bại của các phong trào yêu nước trước đó:

- Phong trào cứu nước theo con đường phong kiến

- Phong trào cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản

Tất cả các phong trào đó diễn ra anh dũng, quyết liệt nhưng đều đi đến thất bại

b Cách mạng tư sản là không triệt để:

_ Qua khảo sát tìm hiểu thực tế các cuộc cách mạng tư sản nổi tiếng như cách mạng Mỹ

1776, cách mạng Pháp 1789 Hồ Chí Minh cho rằng các cuộc cách mạng tư sản đó chưa đến nơi, vì tiếng là tự do, bình đẳng, bác ái nhưng trong thì dân chúng vẫn mưu tính làm một cuộc cách mạng mới

_ Chưa đến nơi của các cuộc cách mạng tư sản đó theo Hồ Chí Minh còn vì chưa mang lại quyền lợi cho đa số nhân dân lao động

c Con đường giải phóng dân tộc:

_ Từ tìm hiểu thực tế Hồ Chí Minh thấy được cách mạng tháng Mười Nga 1917 vừa là cuộc cách mạng vô sản, vừa là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, nó nêu gương sáng cho các dân tộc thuộc địa, mở ra thời đại mới chống đế quốc, giải phóng dân tộc

_ Từ tìm hiểu thực tế Hồ Chí Minh tin tưởng vào Lênin và Quốc tế cộng sản, tìm thấy trong lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin phương hướng mới để giải phóng dân tộc

Trang 5

“Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản mới giải phóng được dân tộc Cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và cách mạng thế giới”

→Vượt qua hạn chế về tư tưởng của các sỹ phu yêu nước đương thời, Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác Lênin, lựa chọn khuynh hướng chính trị vô sản cho phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam

“Muốn cứu nước giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”

3 Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng sản lảnh đạo:

a Cách mạng trước hết phải có Đảng

Từ rất sớm Hồ Chí Minh đã khẳng định :

“muốn giải phóng dân tộc trước hết phải có Đảng cách mệnh để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi Đảng

có vững cách mệnh mới thành công cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”

b Người lãnh đạo cách mạng Việt Nam là Đảng Cộng sản Việt Nam

 Theo Hồ Chí Minh Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân Việt Nam đồng thời cũng là Đảng của dân tộc Việt Nam

 Đảng bao gồm giai cấp công nhân và nhân dân lao động là những thợ thuyền, dân cày, trí thức kiên quyết nhất, tận tâm, tận lực phụng sự Tổ quốc và nhân dân

 Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của dân tộc Việt Nam, Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân, được dân tộc thừa nhận Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam

4 Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc là toàn thể dân tộc:

a Cách mạng là sự nghiệp của dân chúng bị áp bức:

 Hồ Chí Minh khẳng định: “cách mạng là công việc chung của cả dân chúng chứ không phải là việc của một hai người”

 Hồ Chí Minh coi sức mạnh của nhân dân là sức mạnh vô tận của cách mạng, là thực chất để đảm bảo thắng lợi của sư nghiệp giải phóng dân tộc :

Dễ mười lần không dân cũng chịu Khó trăm lần dân liệu cũng xong

b Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc:

Phân tích tính chất xã hội Việt Nam dưới chính sách thống trị của thực dân Pháp, Hồ Chí Minh cho rằng “dân tộc cách mệnh thì chưa phân giai cấp, nghĩa là sỹ, nông, công,

thương đều nhất trí chống cường quyền”

Trang 6

Trong Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng Hồ Chí Minh xác định lực lượng cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm cả dân tộc trong đó động lực của cách mạng là công nông

“Công nông là gốc cách mệnh, là người chủ cách mệnh, còn học trò, nhà buôn, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức là bầu bạn cách mệnh của công nông”

5 Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chinh quốc:

a Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo:

Hồ Chí Minh cho rằng do nhu cầu bức xúc về thị trường của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã đưa đến các cuộc chiến tranh xâm lược ở thuộc địa Các nước thuộc địa là nơi nuôi sống chủ nghĩa tư bản vì vậy cách mạng thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt, nhân dân thuộc địa có khả năng cách mạng to lớn :

“Tất cả sinh lực của chủ nghĩa tư bản quốc tế đều lấy ở các xứ thuộc địa”,“nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ nghĩa đang tập trung ở các nước thuộc địa”

Từ đó Hồ Chí Minh khẳng định : “công cuộc giải phóng của nhân dân ở thuộc địa chỉ

có thể thực hiện được bằng sự nổ lực tự giải phóng”

b Về quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc:

Theo Hồ Chí Minh thì cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa thực dân Đó là mối quan hệ bình đẳng chứ không phải là quan hệ

lệ thuộc, hoặc quan hệ chính, phụ Nhận thức đúng vai trò, vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa Nguyễn Ái Quốc cho rằng cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc

 Hồ Chí Minh đã thấy được khả năng tự giải phóng của các dân tộc thuộc địa Thực

tiễn các mạng tháng Tám, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đã chứng minh luận điểm trên của Hồ Chí Minh là đúng đắn

6 Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực

a Tính tất yếu của bạo lực cách mạng:

 Vì chủ nghĩa đế quốc sử dụng bạo lực để xâm lược và thôn tính các dân tộc thuộc địa vì vậy con đường giành độc lập của các dân tộc thuộc địa chỉ có thể bằng con đường bạo lực cách mạng của quần chúng

 Bạo lực cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh là bạo lực của quần chúng mà hình thái của bạo lực cách mạng gồm cả đấu tranh chính trị và đấu tranh võ trang

và tùy vào tình hình cụ thể mà sử dụng các hình thức đấu tranh cho phù hợp

Trang 7

b Ở Hồ Chí Minh tư tưởng bạo lực cách mạng gắn bó hữu cơ với tư tưởng nhân đạo hòa bình

Hồ Chí Minh chủ trương phải tranh thủ tất cả các khả năng đề giành thắng lợi cho cách mạng mà đỡ hao tốn xương máu của nhân dân, phải tận dụng tối đa các biện pháp hòa bình để giải quyết xung đột

Chiến tranh chỉ là giải pháp bắt buộc cuối cùng Chỉ khi không còn khả năng hòa hoãn, khi kẻ thù ngoan cố bám giử lập trường thực dân, chỉ muốn giành thắng lợi bằng quân sự thì mới phai kiên quyết phát động chiến tranh

c Hình thái của bạo lực cách mạng:

Hồ Chí Minh cho rằng lực lượng của cách mạng “là ở dân” vì vậy phải thực hiện khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân để huy động sức mạnh của toàn dân tham gia đánh giặc Nét đặc sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh về hình thái của bạo lực cách mạng là toàn dân khởi nghĩa, toàn dân nổi dậy Hồ Chí Minh chủ trương:

• Chiến tranh nhân dân thì lực lượng vũ trang phải làm nòng cốt

• Kháng chiến toàn dân là kháng chiến bao gồm cả quân sự, chính trị, kinh tế và văn hóa

• Phương châm để đánh giặc là đánh lâu dài, tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính

“Không dùng lực lượng của nhân dân về đủ mọi mặt để ứng phó thì không thể nào thắng lợi được” (Hồ Chí Minh toàn tập, t 4, tr 298)

_ Đấu tranh ngoại giao cũng là mặt trận có tác dụng thêm bạn bớt thù, phân hóa cô lập kẻ thù, phát huy chính nghĩa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh chủ trương “vừa đánh vừa đàm”, đánh là chủ yếu, đàm là hỗ trợ

_ Đấu tranh kinh tế là ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm Người kêu gọi “hậu phương thi đua với tiền phương”, “ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sỹ”để phối hợp

_ Đấu tranh về văn hóa cũng là mặt trận không kém phần quan trọng để phối hợp với đấu tranh quân sự

Một phương châm chiến lược được Hồ Chí Minh nêu lên là phải tự lực cánh sinh,

dựa vào sức mình là chính nhằm phát huy sức mạnh nội lưc, tránh tư tưởng bị động, ỷ lại, trông chờ vào bên ngoài

IV Tư tưởng Hồ Chí Minh về mục tiêu động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

a Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam:

_ Trong tư tưởng Hồ Chí Minh thì đặc trưng bản chất và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội quan hệ với nhau Nghĩa là những đặc trưng nói lên bản chất của chủ nghĩa xã hội được nhận thức đều trở thành mục tiêu cơ bản của chủ nghĩa xã hội

Trang 8

Hồ Chí Minh cho rằng lý luận rất quan trọng, nhưng quan trọng hơn là phải tìm ra con đường để thực hiện lý luận đó, tức là phải đề ra mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể để xây dựng chủ nghĩa xã hội theo các nấc thang từ thấp đến cao cho phù hợp

_ Theo tư tưởng Hồ Chí Minh mục tiêu chung của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là: độc

lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân

Mục tiêu đó cũng là ham muốn tột bậc của Hồ Chí Minh: đất nước ta hoàn toàn độc lập, nhân dân ta hoàn toàn tự do, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được sung sướng học hành

_ Hồ Chí Minh có nhiều cách tiếp cận mục tiêu của của chủ nghĩa xã hội như :

Chủ nghĩa xã hội là gì? là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân

dân, chủ nghĩa xã hội là “làm cho dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được

đi học, ốm đau có thuốc, phong tục tập quán không tốt được dần dần xóa bỏ Tóm lại xã hội ngày càng tiến, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội” ( Hồ Chí Minh toàn tập,tập 10 tr591)

_ Di chúc Bác dặn lại Đảng phải đoàn kết phấn đấu để xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, dân chủ và giàu mạnh góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới

_ Mục tiêu cụ thể của của chủ nghĩa xã hội : 3 mục tiêu

 Mục tiêu về chính trị: nhân dân lao động phải làm chủ, trước hết là làm chủ Nhà nước Vì vậy Nhà nước xã hội chủ nghĩa phải là Nhà nước của dân, do dân,

vì dân, Nhà nước phải thực hiện chức năng dân chủ với nhân dân, phát huy quyền làm chủ và sinh hoạt chính trị của nhân dân

Để phát huy quyền dân chủ của nhân dân phải :

• Nâng cao năng lực của các tổ chức chính trị

• Nâng cao hiệu lực của các cơ quan hành pháp, lập pháp, tư pháp

• Thực hành các hình thức dân chủ trực tiếp như nghe dân nói, dân bàn,

lắng nghe ý kiến của dân

 Mục tiêu kinh tế: xây dựng nền kinh tế với công nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến

 Mục tiêu văn hóa: văn hóa là mục tiêu cơ bản của chủ nghĩa xã hội

 Hồ Chí Minh chỉ ra bản chất của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa phải xã

hội chủ nghĩa về nội dung và dân tộc về hình thức

 Phải phát huy vốn văn hóa của dân tộc và học tập văn hóa tiên tiến của

thế giới

 Phải coi nhiệm vụ hàng đầu là đào tạo con người vì con người là mục tiêu

cao nhất, là động lực của chủ nghĩa xã hội Muốn có con người xã hội chủ nghĩa phải có tư tưởng xã hội chủ nghĩa

 Phải coi văn hóa là gốc, cách mạng văn hóa tư tưởng đi trước mở đường

cho cách mạng công nghiệp, văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi

 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh, đổi mới Đảng ta coi văn hóa vừa là mục tiêu vừa

là động lực của chủ nghĩa xã hội

Trang 9

b Động lực của của chủ nghĩa xã hội:

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì động lực được hiểu là các nhân tố góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội thông qua hoạt động của con người

Hồ Chí Minh khẳng định: Động lực của cách mạng là con người, là nhân dân lao động

mà nòng cốt là liên minh công, nông, trí thức Các động lực khác muốn phát huy được

tác dụng phải thông qua động lực con người

Ở động lực con người phải kết hợp sức mạnh của từng cá nhân con người với sức mạnh của tập thể Cụ thể là:

• Phải phát huy sức mạnh của cộng đồng

• Phải phát huy sức mạnh từng con người với tư cách là cá nhân người lao động

Muốn khơi dậy động lực cộng đồng phải khơi dậy động lực cá nhân vì sức mạnh cộng đồng hình thành từ sức mạnh cá nhân

Để khơi dậy động lực cá nhân theo Hồ Chí Minh phải:

 Tác động vào nhu cầu lợi ích của con người

o Lúc giành độc lập cho dân tộc mục tiêu của cách mạng là độc lập dân tộc, người cày có ruộng

o Ngày nay xây dựng đất nước mục tiêu của cách mạng là dân giàu nước mạnh

 Tác động bằng động lực chính trị, tinh thần mà trước hết là khơi dậy quyền làm chủ của mỗi con người

 Thực hiện công bằng xã hội, trước hết ở khâu phân phối , lưu thông Hồ Chí Minh chỉ rõ : dân không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng

 Tác động bằng vai trò điều chỉnh của lý tưởng chính trị, đạo đức, pháp luật :

o Lý tưởng một lòng một dạ vì chủ nghĩa xã hội

o Về văn hóa phải nâng cao dân trí ,hiểu biết cho nhân dân

o Dùng các quan hệ pháp lý, đạo đức pháp luật để tác động

 Ngoài động lực chủ yếu là con người Hồ Chí Minh rất coi trọng động lực kinh

tế, coi việc phát triển kinh tế, giải phóng năng lực sản xuất của xã hội là việc làm

“vừa ích nước, vừa lợi dân”’

 Chỉ ra động lực Hồ Chí Minh cũng nêu lên các trở lực làm triệt tiêu các nguồn lực, làm cho chủ nghĩa xã hội xơ cứng, trì trệ, không còn sức hấp dẫn Hồ Chí Minh gọi các trở lực đó là giặc “nội xâm” mà thực chất là chủ nghĩa cá nhân và chỉ rõ chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù của chủ nghĩa xã hội, thắng lợi của chủ nghĩa

xã hội không tách rời cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân Những trở lực đó là:

o Tham ô, lãng phí, quan liêu

o Chia rẽ, bè phái, mất đoàn kết

o Bảo thủ, trì trệ, giáo điều, chậm đổi mới v.v

Ngày nay là quốc nạn tham nhũng, thoái hóa, quan liêu, một trong bốn nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chủ nghĩa xã hội

Trang 10

V Tư tưởng Hồ Chí Minh về nội dung xây dựng Đảng cộng sản Việt Nam trong sạch vững mạnh

a Xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận:

_ Theo Hồ Chí Minh nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng phải là chủ nghĩa Mác Lênin, chủ nghĩa Mác Lênin là “cốt ” của Đảng, là cẩm nang của cách mạng Việt Nam

Thời kỳ đi tìm đường cứu nước Hồ Chí Minh nhận thấy học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chân chính nhất, cách mạng nhất là học thuyết Lê nin, chủ nghĩa Mác Lênin

_ Chọn chủ nghĩa Mác Lênin là nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng Hồ Chí Minh lưu ý :

• Phải học tập, nghiên cứu, tìm hiểu chủ nghĩa Mác Lênin

• Phải vận dụng chủ nghĩa Mác Lênin cho phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam

• Phải kế thừa, phát triển chủ nghĩa Mác Lênin

• Phải bảo vệ chủ nghĩa Mác Lênin

• Dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác Lênin

• Tiếp thu, học tập kinh nghiệm của cách mạng thế giới, các Đảng anh em

• Qui tụ được trí tuệ dân tộc và thời đại

_ Có đường lối đúng rồi phải :

• Giáo dục truyền bá đường lối

• Kiên định đường lối

Hồ Chí Minh cũng chỉ ra nguy cơ của sự sai lầm về đường lối chính trị sẽ đưa đến hậu quả khôn lường cho dân tộc, nhân dân

c Xây dựng Đảng về tổ chức cán bộ:

Xây dựng Đảng về tổ chức: Hồ Chí Minh nêu lên 5 nguyên tắc tổ chức của Đảng là :

_ Nguyên tắc tập trung dân chủ: đây là nguyên tắc tổ chức của Đảng Theo Hồ Chí Minh tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản để xây dựng Đảng Tập trung dân chủ có mối liên

hệ khăng khít với nhau, là hai vế của một nguyên tắc là:

Tập trung phải dựa trên nền tảng dân chủ Dân chủ phải dưới sự chỉ đạo của tập trung

Trang 11

Dân chủ là gì ? Theo Hồ Chí Minh thì dân chủ trong Đảng là đối với mọi vấn đề của

Đảng mọi người được tư do tư tưởng bày tỏ ý kiến của mình để tìm ra chân lý

Tập trung là gì ? Theo Hồ Chí Minh thì khi mọi người đã tự do tư tưởng, tìm ra chân lý

thì phải thống nhất lại, lúc đó quyền tự do tư tưởng hóa ra là quyền tự do phục tùng chân

_ Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách: đây là nguyên tắc lãnh đạo của Đảng

 Theo Hồ Chí Minh phải tập thể lãnh đạo vì một người dù tài giỏi, khôn ngoan đến đâu cũng chỉ xem xét được một mặt hoặc nhiều mặt của một vấn đề chứ không thể xem xét được mọi mặt của một vấn đề Cần phải có nhiều người tham gia là tập thể

 Theo Hồ Chí Minh cần phải cá nhân phụ trách vì công việc của cách mạng khi đã được bàn bạc, thống nhất cần giao cho một người, một nhóm người phụ trách để công việc được trôi chảy trách dựa dẫm, ỷ lại vào nhau

_ Nguyên tắc tự phê và phê bình: đây là nguyên tắc sinh hoạt của Đảng

 Mục đích tự phê và phê bình là để phần ưu điểm trong con người nảy nở, phần xấu mất dần đi Hồ Chí Minh coi tự phê và phê bình là thang thuốc tốt nhất để mỗi người tự hoàn thiện mình, là vũ khí để Đảng nâng cao trỉnh độ lãnh đạo, để Đảng hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình

 Thái độ và phương pháp tự phê và phê bình :

o Phải tiến hành thường xuyên, thẳng thắn, chân thành, trung thực

o Phải có tình thương yêu lẫn nhau

_ Nguyên tắc kỷ luật nghiêm minh, tự giác: đây là nguyên tắc kỷ luật của Đảng

 Theo Hồ Chí Minh thì sức mạnh của mỗi Đảng viên và tổ chức Đảng là ở ý thức tổ chức kỷ luật nghiêm minh, tự giác

 Nguyên tắc kỷ luật của Đảng biểu hiện :

o Tổ chức Đảng, đảng viên phải bình đẳng trước điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước

o Đảng phải gồm những người tự giác phấn đấu cho chủ nghĩa Cộng sản Đây là yêu cầu bắt buộc đối với mọi cán bộ Đảng viên

o Biểu hiện ở sự gương mẫu của cán bộ Đảng viên trước công việc của Đảng và chính quyền

_ Nguyên tắc đoàn kết thống nhất trong Đảng: toàn Đảng phải đoàn kết thành một khối vững chắc và thống nhất về ý chí và hành động và phải luôn luôn bảo vệ sự đoàn kết, thống nhất đó Để thực hiện đoàn kết thống nhất trong Đảng :

 Kiên định chủ nghĩa Mác Lênin, đường lối, chủ trương, chính sách mà Đảng đã vạch ra

 Mở rộng dân chủ nội bộ

 Thường xuyên rèn luyện đạo đức cách mạng

 Đoàn kết trong Đảng và ngoài xã hội

_ Cán bộ và công tác cán bộ của Đảng :

Trang 12

 Hồ Chí Minh yêu cầu phải nhận rõ vai trò, vị trí của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng Cán bộ là dây chuyền của bộ máy, là một khâu trung gian nối liền Đảng, Nhà nước và nhân dân Thành công hay thất bại của cách mạng là do cán bộ tốt hay kém

 Công tác cán bộ là công tác gốc của Đảng, cán bộ phải có đủ đức, tài mà đức là gốc của cán bộ

 Nội dung của công tác cán bộ :

Theo Hồ Chí Minh thực chất đạo đức của Đảng là :

• Là đạo đức mới cần, kiệm, liêm, chính, chí, công vô tư

• Là đạo đức mang bản chất của giai cấp công nhân, đạo đức Mác Lênin

• Cốt lõi đạo đức của Đảng là chủ nghĩa nhân đạo chiến đấu

Theo Hồ Chí Minh thì đạo đức trong sáng của Đảng là mục tiêu lý tưởng của Đảng

và là tư cách số một của Đảng cầm quyền

_ Xây dựng đạo đức của Đảng gồm :

• Giáo dục đạo đức cho cán bộ, Đảng viên

• Gắn giáo dục với tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, Đảng viên

• Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân

VI Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

1 Vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng:

a Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng:

_ Hồ Chí Minh cho rằng trong thời đại mới để thực hiện giải phóng cho dân tộc thì yêu nước chưa đủ, cách mạng muốn thành công phải tập hợp được tất cả mọi lực lượng, xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc bền vững

Như vậy, theo Hồ Chí Minh thì đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, nhất quán, xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam

_ Để thực hiện đại đoàn kết dân tộc :

 Phải có chính sách, phương pháp phù hợp

 Phải nhận thức đó là vấn đề sống còn quyết định thành bại của cách mạng

Ngày đăng: 25/04/2014, 10:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w