1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bạo lực gia đình – một trong những hệ quả nguy hiểm nhất của bất bình đẳng giới trong gia đình viêt nam

9 1,4K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 80,5 KB

Nội dung

Đai học quốc gia Hà Nội Trường đại hoc Khoa học xã hội và Nhân văn Khoa Xã Hội Học Tiểu luận cuối kì Môn: Xã hội học gia đình Đề tài: Bạo lực gia đình – một trong những hệ quả nguy hiểm nhất của bất bình đẳng giới trong gia đình Viêt Nam. Sinh viên: Đỗ Thi Thùy Linh Khoa: k56- Xã hội học Mã sinh viên: 11031605 Gỉang viên: Lê Thái Thi Băng Tâm I/ Tính bức xúc của vấn đề Gia đình là khái niệm được sử dung để chỉ môt nhóm xã hội hình thành trên cơ sở các quan hệ hôn nhân ( quan hệ tính giao và quan hê tình cảm) và quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó( cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng). Gia đình có thể hiểu như một đơn vị xã họi vi mô, chịu sự chi phối của xã hội song có tính ổn đinh, độc lập tương đối. Nó có quy luật phát triển riêng với tư cách là môt thiết chế xã hội đặc thù. Những thành viên gia đình được gắn bs với nhau về trách nhiệm và quyền lợi kinh tế, văn hóa, tình cảm môt cách hợp pháp, đươc nhà nước thừa nhận và bảo vệ ( Lê Ngoc Văn- Nguyễn Linh Khiếu- Đỗ Thị Bình 2002: 21). Đinh nghĩa gia đình đó đã được dùng trong nghiên cứu xã hội hoc gia đình của Viên Gíơi và Gia đình. Nhưng với cách hiểu đơn giản hơn thì gia đình là nơi trú ngụ của hạnh phúc, cái nôi nuôi dưỡng và giáo dục trẻ thơ, nơi trở về sau mỗi lần vấp ngã đối với mỗi con người. Nhưng không phải gia đình nào cũng thực hiện tròn trách nhiêm của mình như vậy.Xã hội ngày càng hiện đại, nền kinh tế thi trường phát triển đã làm thay đổi bộ mặt cua xã hội trên nhiều phương diên. Gia đình cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Mặt trái, cái tiêu cực của gia đình ngày càng nhiều. Môt trong số đó là vấn đề “bạo lực gia đình”. Đây là hật qua nghiêm trọng nhất của sự bất bình đẳng giới trong gia đình”. Theo số liệu điều tra của liên đoàn Phụ nữ toàn quốc bạo lực gia đình đang đe doạ cuộc sống của 30% trong tổng số 270 triệu gia đình sống trên lục địa (Theo tạp chí khoa học về phụ nữ, số 4/2003). Theo nghiên cứu rộng khoảng 10-15% phụ nữ trên thế giới bị chồng gây ra 1 bạo lực thể xác trong suốt cuộc đời họ.( Tờ Sự Thật của tổ chức y tế thế giới, số 939, tháng 6,2000). Ở Viêt Nam, theo nghiên cứu của ngân hàng Thế giới năm 1999 ở một số tỉnh, trung bình có khoảng 30% phụ nữ bị đánh đập, lam dụng hay bị cưỡng bức theo nhiều hình thức, phần lớn do những người thân quen, chồng và những ngừơi thân trong gia đình. Thống kê cho thấy rằng 15% các bà vợ bị chồng đánh, gần 80% bị chòng chửi mắng, hơn 70% bị chồng bỏ măc, gần 10% bị cấm tham gia các hoạt động xã hội, gần 20% bị chồng cưỡng bức quan hệ tình dục. Quả thực, đó là một con số không nhỏ. Riêng ở Việt Nam trong khoảng 10 năm trở lại đây, vấn đề này mới được nghiên cứu ở một số công trình của Hội Liên hiệp Phụ nữ và một số tác giả ở trong nước. Hậu quả của bạo lực gia đình gây ra là một đặc biệt nghiêm trọng, nó không chỉ gây tổn thương đến cuộc sống, sức khoẻ, danh dự của các thành viên trong gia đình, mà còn vi phạm tới các chuẩn mực đạo đức xã hội, tiếp tay cho sự gia tăng của các tệ nạn như: mại dâm, ma tuý, người lang thang cơ nhỡ, nạn buôn bán trẻ em và phụ nữ Bạo lưc gia đình và bất bình đằng giới trong gia đình có thể chia thành nhiều trường hợp như: giữa chồng và vợ, giữa bố mẹ chồng và con dâu, giữa anh em ruôt với nhau, …Tuy nhiên, chiếm số lương lớn vẫn là trường hợp giữa nam giới gây ra với vợ, tới 90%. Hiên nay, khi gõ cụm từ “bạo lực gia đình” và “bất bình đẳng giới trong gia đình” chỉ mất khoang 2-3 giây, ta có thể thu nhận được hơn 9 triêu kết quả. Điều đó cho thấy rằng, vấn đề này đang diễn ra rất phổ biến, dần trở thành một trong những nguy cơ biến gia đình thành “địa ngục trần gian”. Trong phạm vi nghiên cứu của tiểu luận, em xin nêu lên những hiểu biết về vấn đề bạo lực gia đình- với tư cách là 1 trong những hệ quả nguy hiểm nhất của bất bình đẳng giới, áp dụng lí thuyết trao đổi để giải thích và đưa ra xu hướng của vấn đề trong tương lai II/ Bất bình đẳng giới trong gia đình Bất bình đằng giới là sự không ngang bằng nhau về các cơ hội, lợi ích, địa vị xă hội, địa vị chính trị giữa nam và nữ trong xă hội. Bất bình đẳng giới hiện nay diễn ra trên nhiều lĩnh vực và tiêu biểu nhất là ở gia đình. Chương trình phối hợp nghiên cứu Việt Nam- Thụy Điển “ Gia đình nông thông Việt Nam: động thái của sư biến đổi và sự liên tục” vào tháng 7 năm 2 1992 chỉ ra đăc điểm của phân công lao động giữa người chồng và người vợ của hộ gia đình ở môt xa miền núi tỉnh Yên Bái” Nam thường làm những công việc năng nhọc và độc hai còn nữ thường làm những cồn viêc nhẹ hơn nhưng tốn nhiều thời gian và đòi hỏi tỉ mỉ, kiên nhẫn. Thế nhưng, trong nghiên cứu “ Sư biến đổi của cơ cấu gia đình và vai trò của người phụ nữ” tại hai khu vực thành thị và nông thông của tỉnh Nam Định trong tháng 9 năm 1997 lại cho thấy sự thay đổi của mô hình phân công lao đông giữa vợ và chồng trong sản xuất( Vũ Tuấn Huy, 1997). Theo nghiên cứu này thì công việc làm đất baoo gồm cày và bừa ruộng là một trong những khâu nặng nhọc và thường đươc chuyên môn hóa là công việc của nam giới trong làng xã nông nghiệp truyền thống. Số liệu từ kết quả điều tra cho thấy 17% người trả lời cho rằng cả hai vợ chồng cùng làm công việc này.Thu hoạch là công việc có sự tham gia của cả hai vợ chồng, tuy nhiên có khoảng 16% số người đảm nhiêm chính công viêc này là do phụ nữ Bằng phương pháp điều tra thống kê xã hội học, thông qua hệ thống câu hỏi phỏng vấn trên 15 xã, 06 huyện, 15 cơ quan, 500 hộ nông nghiệp, 350 hộ gia đình CNVC-LĐ và 150 hộ tiểu thương ở tỉnh Bình Định, đã có16 nhận xét phản ánh thực trạng chung (cho cả ba đối tượng gia đình) về bình đẳng giới. Trong đó, tập trung các nhận xét sau: Người đứng tên giấy sử dụng đất canh tác, nhà ở chủ yếu là nam giới. Cả phụ nữ và nam giới đều đóng góp công sức vào các hoạt động tạo thu nhập của hộ gia đình nhưng nữ đóng góp nhiều hơn nam. Phụ nữ đóng góp công sức vào hoạt động tạo thu nhập nhiều hơn nam giới, nhưng đóng góp bằng tiền mặt thấp hơn. Phụ nữ là người đảm nhiệm chính công việc nội trợ . Phụ nữ trong các gia đình là người thực hiện chính các biện pháp kế hoạch hóa gia . Phụ nữ là người quản lý tiền mặt của gia đình nhưng quyền quyết định những khoản chi tiêu lớn lại thuộc về nam giới. Quyền quyết định những vấn đề quan trọng trong gia đình vẫn thuộc về nam giới; Trong các hộ gia đình, phụ nữ có thời gian nghỉ ngơi ít hơn nam giới. Những nhận xét này - theo lời ông Man Ngọc Lý - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội đồng KH chuyên ngành “là những vấn đề rất quen thuộc trong mỗi gia đình nhưng có những khía cạnh gây bất ngờ, thú vị cho các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo”. Bảng: Thời gian lao động gia đình của vợ -chồng trong các loại hình gia đình ( phút/ngày) Loại gia đình Vợ Chồng Gia đình trí thức 317,1 139,6 3 Gia đình công nhân 340,3 155,3 Gia đình dịch vu, kinh doanh 329,8 134,6 Gia đình khac: tiểu thương tự do, kết hợp 314,9 130,6 Gia đình nông nghiệp- viên chức 301,3 125,9 Gia đình nông nghiệp- nghề khác 289,9 151,1 Gia đình sản xuất nông nghiệp 272,1 113,2 Bình quân 309,3 135,8 Như vây, dù trong bất cứ loại hình nào thì người vợ luôn có thời gian làm việc cao hơn người chồng. Trung bình thời gian làm viêc của người vợ cao gấp 2,3 lần thời gian làm việc trong ngày của người chồng. Bất bình đẳng giới trong gia đình gây ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đối với người vợ trong gia đình. Người vợ bị giới hạn quyền làm chủ bản thân, vị trí của mình trong gia đình cũng như cơ hội để tham gia các hoạt động xã hội. Tệ hơn thế, môt trong những hệ quả nguy hiểm nhất của bất bình đẳng giới trong gia đình đó là vấn đề bạo lực gia đình mà đối tượng bạo hành ở đây chủ yếu là người chồng và người bị bạo hành là người vợ III/ Bạo lực gia đình 1/ Bạo lực gia đình là gì? Theo khoản 1, điều 1, Luật phòng, chống bạo lực gia đình của Quốc hội nước CHXHCNVN năm 2008 thì bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên trong gia đình gây tổn hai hoăc có khả năng gây tổn hai về vât chất Bạo lưc trong gia đình là hành vi tấn công của môt người ( thường là đàn ông) đối với người khác có quan hệ tình cảm đối với họ hàng bằng cách dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để kiểm soát người khác. Người có hành vi bạo lực thường kiểm soát cả về tài chính và các quan hê xã hoi của người là đối tượng của hành vi bạo lực ( Bùi Thu Hằng 201) Bạo lực gia đình là bất kì hành động nào trong gia đình, do các thành viên cua gia đình gây ra, làm tổn thương đến sức khỏe, tinh thần, hoặc xâm pham quyền tự do của người bị bạo hành. Ở Viêt Nam, vấn đề bạo lực trong gia đình bắt đầu đươc quan tâm và nghiên cứu từ những năm 90 của thế kỉ trước. Tất cả các nghiên cứu đều khẳng định bạo lực gia đình là 1 vấn đền có thực tồn tại trong gia đình Việt Nam…bạo lực đối với phụ nữ vẫn chiếm một tỉ lệ lớn. 2/ Thực trạng của bạo lực gia đình tại Việt Nam. 4 Bạo lực gia đình có rất nhiều hình thức đa dạng: Tấn công thân thể, tấn công tình dục, Ngược đãi về tâm lí( đe dọa bạo hành và làm hại, tấn cong tài sản, vật nuôi và hăm doa, chửi mắng, lăng mạ, cô lập, gây áp lực về măt con cái và măt kinh tế. Trên thực tế, không thể kiểm soát và thống kê được các vụ bao lực gia đình. Người ta chỉ đếm đươc những vụ đã có sự can thiệp của pháp luật, tại các cơ quan hành pháp và lập pháp. Theo thống kê của tòa án nhân dân tối cao ở 18 tỉnh thành và thành phố trong những năm 1992- 2000, tại những đia phương này đã xảy ra 11.630 vụ bạo lực gia đình. Nghiên cứu của hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam năm 2000 cho thấy có tới hơn 40% phụ nữ trong mẫu khảo sát đã từng bi chồng đánh đập hoặc chửi mắng Nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Viêt Nam( do Tổng cuc thống kê với sự hỗ trợ của WHO), năm 2010, đã đưa ra những phát hiện như sau( Tổng cục thống kê 2010:51\) Tỉ lệ bạo lực thể xác do người chồng gây ra cho phụ nữ Việt Nam từng kết hôn như sau: 32% bị bạo lực thể xác trong cuộc đời và 6% bị bạo lực thể xác trong vòng 12 tháng trước điều tra Đối với bạo lực tình dục: trong số những phụ nữ từng kết hôn, tỷ lệ bạo lực trong cuôc đời và trong vòng 12 tháng trước điều tra lần lượt là 10% và 25% Đối với bạo lực tinh thần: trong số những phụ nữ từng kết hôn, tỷ lên bạo lưc trong cuộc đời và trong vòng 12 tháng trước điều tra lần lươt là 54% và 25% Kết hợp hai loại bạo lưc thể xác và bạo lực tình duc, 34% phụ nữ từng kết hôn cho biết họ đã bi bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục do chồng gây ra ít nhất một lần trong đời, trong khi đó, 9% cho biết bị bao lực thể xác hoặc bạo lực tình dục trong vòng 12 tháng trước điều tra Kết hợp ba loại bạo lực thể xác, tình duc, tinh thần: 58% phụ nữ từng kết hôn cho biết rằng họ đã từng bị ít nhất 1 trong 3 loại bạo lực trong cuộc 5 đời và 27% cho biết họ từng bi cả 3 loại bạo lưc trên trong vòng 12 tháng trước điều tra Việc phụ nữ bị đồng thời cả bạo lực thể ác và tình dục là phổ biến: hầu hết phụ nữ bị bạo lực tình duc cũng bị bạo lực thể xác và những người bị cả bạo lưc thể xác và bạo lực tình duc thì thường họ bị bạo lưc thể xác nghiêm trọng hơn. Các hành vi bao lực thường không phải là mới bị mà là những hành vi lặp đi lặp lại. Bạo lực tình duc và bạo lực tình thần có xu hướng tiếp diễn trong nhiều năm trong suốt mối quan hệ hơn là bạo lực thể xác. 3/ Tại sao nói, bạo lực gia đình là một trong những hệ quả nguy hiểm nhất của bất bình đẳng giới? Thứ nhất, bạo lực gia đình gây ảnh hưởng trực tiếp tới nạn nhân: Những người vợ- là những nạn nhân chủ yếu của nạn bạo lưc gia đình không chỉ phải đối phó với các chân thương đặc thù, nỗi sợ hãi lại bị tấn công vởi 1 kẻ quen biết mà còn phải đối phó với tính phức tạp của mối quan hệ thân tình với kẻ hành hung mình. Nhiều kẻ hành hung tin rằng họ có quyền sử dụng các chiến thuật để kiểm soát nạn nhân của mình, điều này tuy sai về măt pháp luật nhưng lại được xã hội ủng hộ. Không giống nạn nhân của bạo lực gia đình do người lạ, nạn nhân của bạo lưc gia đình phải đối mặt với rào cản xã hội để có thể cách ly với kẻ hành hung cũng như bị những cản trở trong việc tự bảo vê mình. Mặt khác, bạo lực gia đình ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần cũng như hạnh phúc của nạn nhân. Thứ hai, bạo lực gia đình rất khó kiểm soát, người ta chỉ có thể thống kê được những trường hợp đã có sự can thiệp của các cơ quan, chính quyền. người đánh vợ vì nghĩ vợ mình mình đánh đó là chuyện riêng của gia đình không liên quan tới ai, không ai có quyền can thiệp. Người vợ thường có tâm lí xấu hổ, không muốn gia đình họ hàng biết chuyện nên thường che giấu. Điều đó làm bạo lực càng trở nên thường xuyên và nghiêm trọng nếu nó còn tiếp tục. Nghiên cứu quốc gia cho thấy sức khỏe của phụ nữ từng bị bạo lực về thể xác và tình dục thường yếu hơn so với phụ nữ chưa từng bị bạo lực. Phụ nữ bị bạo lực gia đình thường gặp khó khăn trong việc đi lại, thực hiện các hoạt động hàng ngày, chịu đau đớn, suy giảm trí nhớ, luôn buồn rầu và có ý nghĩ tự sát, đối với phụ nữ mang thai thì khả năng sảy thai, thai chết lưu hoặc nạo phá thai cũng là khó tránh. Thứ ba, bạo lực gia đình ảnh hưởng tới kinh tế gia đình, khiến các môi 6 quan hệ trong gia đình rạn nứt, ảnh hưởng tới tâm lí hững thành vieen khác trong gia đình mà đặc biệt là trẻ nhỏ. Giảm giá trị các điều kiện sống của phụ nữ và trẻ em. Kết quả Nghiên cứu quốc gia chỉ ra rằng phụ nữ có con từ 6 đến 11 tuổi và đã từng bị chồng bạo hành cho biết con của họ có những vấn đề về hành vi (thường xuyên bị ác mộng, mút tay, đái dầm, quá nhút nhát hoặc quá hung hăng) và gặp khó khăn trong việc học tập ở trường hơn so với những đứa trẻ sống trong gia đình không có bạo lực. Thứ 4, bạo lực gia đình làm giảm sự đóng góp của nạn nhân cho xã hội tăng áp lực cho hệ thống y tế. Thứ năm là hậu quả đối với chính người gây ra bạo lực, họ sẽ phải chịu những chế tài hành chính hoặc hình sự vì chính những hành vi vi phạm do họ gây ra.Bị mất mặt, xấu hổ trước cộng đồng. Tóm lại, bạo lực gia đình nguy hiểm hơn những hệ quả khác mà bất bình đẳng giới để lại như bất bình đẳng trong giáo dục, kinh tế bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến nạn nhân mà còn ảnh hưởng đến các thành viên khác trong gia đình, đặc biệt là trẻ em. 4/ Áp dung lý thuyết xung đột để giải thích vấn đề. Theo lí thuyết xung đột, ta thấy răng: xung đột là điều không thể tránh giữa các nhóm xã hội. Các xung đột nảy sinh từ ngay bên trong nhóm gia đình xuất phát từ viêc thiếu sự công bằng trong việc sử dung các nguồn lực giữa các cá nhân. Cụ thể hơn, trong 1 xã hội, các nguồn lực được phân chia khác nhau, thông thường đươc chia theo số lương, tuổi, giới của các thành viên trong nhóm. Như 1 kết quả tất yếu, sư chênh lệch về nguồn lưc tồn tại trong gia đình dẫn tới một só thành viên có nhiều nguồn lực hơn các thành viên khác. Đã từ rất lâu, những định kiến đã tạo nên sự chênh lệch giữa nhiệm vụ, vai trò, vị trí trong xã hội giữa nam-nữ. Từ sự bất bình đẳng giới trong xã hội mà đối tượng chịu sự bất bình đẳng chủ yếu là phụ nữ đã làm cho người phụ nữ thường ở vị trí yếu thế, phụ thuộc vào nam giới về kinh tế, văn hoá, giáo dục…Sư thiếu công này dẫn tới xung đột ,chủ yếu ở các gia đình có sự cạnh trạnh hơn là ở những gia đình có sự hợp tác. Soi những định đề của thuyết xung đột vào viêc giải thích sự bất bình đẳng giới trong gia đình, từ trước tới nay, người phụ nữ có những nét đặc thù là chăm lo, quán xuyến chuyện gia đình, còn đàn ông là người trụ cột chính, người làm ra kinh tế chính trong gia đình. Chính vì vậy mà thông thường, người phụ nữ làm ra ít tiền hơn nam giới, đồng nghĩa với việc họ có ít nguồn lực hơn và vì vậy, trong một môi trường theo chủ nghĩa quan bình thì vẫn có sư 7 chênh lệch về quyền lực khi xem xét trong mối quan hệ của ho với chồng. Chưa kể tới, cung quanh họ là những định kiến về thân phận, vai trò như: - Phụ nữ phải phụ thuộc, yếu đuối, thụ động, nam giới là độc lập, mạnh mẽ có năng lực và là người ra quyết định. - Chồng có quyền dạy vợ, vợ phải nghe theo chồng. - Nam là trụ cột trong gia đình, có quyền quyết định những việc lớn quan trọng trong gia đình, nữ có trách nhiệm nuôi dạy con cái, nội trợ trong nhà. - Nam giỏi việc xã hội, nữ phải giỏi việc nhà. Cơ sở của lý thuyết xung đột là sư sở hữu quyền lực và lợi ích của cá nhân. Biểu hiện của quyền lực thông qua mức độ sở hữu các vị trí trong gia đình, tiền bạc mà cá nhân giành được,cưỡng bức về thể xác hay tình thần.Đó là nguyên nhân xảy ra bao lưc gia đình Chị Đ.H.L, dân tộc Dao - một nạn nhân của BLGĐ ở xã Y, huyện Văn Yên tâm sự: “Từ ngày lấy chồng, tôi chưa bao giờ được chồng cho tự ý đi sắm sửa thứ gì. Trong nhà bán được con lợn, con gà hay đồi cây, tiền anh ấy cầm hết. Lắm hôm con xin tiền nộp học, chẳng có đưa, thế là chúng cứ nghĩ tôi không biết quan tâm tới chúng. Khổ tâm quá, vài lần tôi cũng đề nghị chồng tôi phải đưa tôi một khoản để chi tiêu hàng tháng nhưng vừa nói xong thì anh ấy đã khùng lên đánh tôi, rồi dọa nếu còn đề cập đến chuyện này thì sẽ không để yên”. http://baoyenbai.com.vn/13/86404/bao_luc_tubat_binh_dang_gioi.htm IV/ Phân tích xu hướng của vấn đề trong tương lai Bước qua đầu thế kỷ 21, vị thế của phụ nữ trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng được cải thiện rất nhiều. Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiên đại hóa, đang trong thời kì đổi mởi, mở cửa. Những quan niệm, đinh kiến đã từ từ thay đổi khiến mọi người có cái nhìn ôn hòa hơn về vai trò của vơ-chồng. Thực tế đã chứng mình rằng, với hơn 50% dân số và gần 50% lực lượng lao động, phụ nữ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và giữ những chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Hiện có tới 33,1% đại biểu nữ trong Quốc hội khóa XII - tỷ lệ cao nhất ở châu Á và là một trong những nước có tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội cao nhất thế giới; số phụ nữ tham gia vào Hội đồng nhân dân các cấp trên 20%. Số lượng cán bộ nữ làm công tác lãnh đạo và quản lý nhà nước các cấp từ Trung ương đến cơ sở chiếm khoảng 20%; hơn 90% phụ nữ biết đọc, biết viết Đây là những con số sinh động chứng minh những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đã 8 tạo điều kiện cho phụ nữ Việt Nam phát triển. Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) trong một báo cáo phát đi cách đây không lâu có đánh giá rằng, doanh nhân nữ tại Việt Nam đang ngày càng chiếm vị thế quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, tạo ra một phong cách kinh doanh độc đáo, mềm dẻo, linh hoạt, rất có hiệu quả. Thống kê cho thấy, hơn một phần tư chủ DN và khoảng 2/5 số chủ cơ sở sản xuất kinh doanh là nữ Báo cáo mục tiêu thiên niên kỷ 2010 của Việt Nam về tình hình thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế và lao động đã cho thấy, tỷ lệ phụ nữ trong tổng số lao động đạt gần một nửa; tổng số giờ làm việc xấp xỉ nam giới. Điều này cho thấy đóng góp của lao động nữ trong việc tạo ra của cải vật chất ngày càng tiến tới bình đẳng với nam giới Bên cạnh đó Luật Phòng chống bạo lực gia đình cũng đã được Quốc Hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/7/2008, đã tạo hành lang pháp lí quan trọng cho việc xây dựng các mô hình và tổ chức các biện pháp phòng, chống bạo lực có hiệu quả.Bên cạnh đó, nhận thức của phụ nữ về vai trò của mình đã được nâng cao, các biện pháp giáo dục bình đăng giới được thực hiên rộng khắp. V/ Danh mục tài liệu tham khảo 1. Giao trình “ Xã hội hoc gia đình”- Lê Thái Thị Băng Tâm 2. Lịch sử xã hội học- Lê Ngọc Hùng 3. http://dongxoai.binhphuoc.gov.vn/phong-su/vai-tro-cua-nguoi-phu- nu-viet-nam-trong-xa-hoi-hien-dai html 4. "Bạo hành gia đình và gánh nặng xã hội", Tuổi Trẻ Online, ngày 15/09/2009. 5. Thống kê của tổ chức y tế thế giới về bạo lực chống lại phụ nữ, năm 2005, 9 . là một trong những hệ quả nguy hiểm nhất của bất bình đẳng giới? Thứ nhất, bạo lực gia đình gây ảnh hưởng trực tiếp tới nạn nhân: Những người vợ- là những nạn nhân chủ yếu của nạn bạo lưc gia. những hệ quả nguy hiểm nhất của bất bình đẳng giới, áp dụng lí thuyết trao đổi để giải thích và đưa ra xu hướng của vấn đề trong tương lai II/ Bất bình đẳng giới trong gia đình Bất bình đằng giới. như cơ hội để tham gia các hoạt động xã hội. Tệ hơn thế, môt trong những hệ quả nguy hiểm nhất của bất bình đẳng giới trong gia đình đó là vấn đề bạo lực gia đình mà đối tượng bạo hành ở đây

Ngày đăng: 18/12/2014, 20:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w