1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bạo lực gia đình – vấn đề bức xúc của toàn xã hội

17 740 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Nhưng hiện nay, ngoài sự thuận vợ, thuận chồng, êm ấm của nhiều gia đình thì vẫn còn tình trạng gia đình là “tổ lạnh”, vợ chồng xung đột, xích mích, cãi cọ, đánh đập, gia đình li tán… Bạ

Trang 1

Họ và tên : Vũ Thị Huyền Trang

Khoa : Xã hội học – k56

Mã SV : 11030958

XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH

Đề bài: Bạo lực gia đình – vấn đề bức xúc của toàn xã hội

Bài Làm

I: Đặt vấn đề

Gia đình là chốn bình lặng của xã hội Với những bão táp của cuộc đời, những phức tạp trong quan hệ xã hội , chúng ta vẫn tìm thấy một nơi yên tĩnh và bình dị nhất, Đó là nơi ta được yêu thương, bao bọc Tưởng như gia đình sẽ mãi là nơi tạo sức mạnh cho con người, giúp con người có thêm nghị lực để bước vào những thử thách trong cuộc sống Nhưng sự xuất hiện này càng mạnh mẽ của bạo lực gia đình đã đưa con người vào trạng thái bất ổn thật

sự Trong những năm gần đây, nạn bạo lực gia đình có ngày càng có xu hướng tăng và với những hình thức đa dạng hơn và phức tạp hơn rất nhiều Vấn đề cần giải quyết hiện nay là cố gắng hạn chế tối đa nhất nạn bạo lực gia đình để tạo nên một xã hội bình quyền giữa nam và nữ

Quan hệ vợ chồng là sợi dây chính để đan kết các mối quan hệ khác, là một trong những quan hệ cơ bản tạo nên sự tồn tại của một gia đình Vợ chồng hòa thuận thì gia đình mới hạnh phúc, từ đó các mặt khác của gia đình mới phát triển Nhưng hiện nay, ngoài sự thuận vợ, thuận chồng, êm ấm của nhiều gia đình thì vẫn còn tình trạng gia đình là “tổ lạnh”, vợ chồng xung đột, xích mích, cãi cọ, đánh đập, gia đình li tán…

Bạo lực gia đình mà cụ thể là bạo lực trong quan hệ vợ chồng đang là một trong những vấn nạn không chỉ của riêng mỗi gia đình mà còn là của toàn

xã hội Sự xuất hiện ngày càng mạnh mẽ của hiện tượng bạo lực trong gia đình đang đưa con người vào tình trạng bất ổn thực sự, nó kéo theo nhiều hậu quả về thể chất lẫn tinh thần mà chúng ta không thể lường hết được đối với những nạn nhân của bạo lực giới

Trang 2

Bạo lực gia đình trên cơ sở giới đang diễn ra trong nhiều loại hình gia đình khác nhau (gia đình truyền thống, gia đình hiện đại, gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, gia đình kinh tế khó khăn, gia đình qui mô lớn và gia đình quy

mô nhỏ )

Bạo lực gia đình thường xảy ra nhiều giữa vợ và chồng,giữa bố

mẹ chồng với con dâu,giữa anh chị em trong gia đình,giữa bố mẹ với con cái.Tuy nhiên theo các nghiên cứu thì 90%,các trường hợp bạo lực gia đình là

do nam giới ( đa số là chồng ) gây ra cho vợ.Vậy bạo lực gia đình là gì?

“Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất,tinh thần,kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”

( khoản 1,Điều 1,Luật phòng chống bạo lực gia đình) ( Quốc Hội CHXHCNVN 2008b:85)

Trong bài tiểu luận này của tôi,tôi xin đi sâu vào việc tìm hiểu bạo lực trong gia đình giữa vợ và chồng,để thấy rõ được tính bức xúc của vấn đề

II: Giải quyết vấn đề

Bạo lực gia đình diễn ra ở tất cả các quốc gia trên thế giới, không phân biệt trình độ phát triển, không phân biệt giàu nghèo, tuổi tác, giới tính…Nạn nhân của bạo hành gia đình là bất kể thành viên trong gia đình, nhưng phần lớn

là phụ nữ và trẻ em bởi đây là đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội Bạo lực gia đình làm suy giảm chức năng gia đình, gây những tổn hại về vật chất và tinh thần đối với người bị bạo hành Nếu kéo dài tình trạng này sẽ dẫn tới nhiều vấn đề nảy sinh tạo nên sức ép lớn tới cá nhân: chẳng hạn có suy nghĩ muốn tự

tử hay trả thù bằng nhiều cách…

Ở Việt Nam, bạo hành gia đình mới thực sự được quan tâm trong vài năm trở lại đây bởi lẽ tâm lí người Việt Nam xem bạo lực gia đình là “chuyện trong nhà”, “chuyện riêng” của mỗi cá nhân, gia đình Thực tế đời sống xã hội cho chúng ta thấy bạo lực gia đình đang ngày càng gia tăng trong xã hội hiện đại cùng với nhịp sống hối hả của quá trình “công nghiệp hóa”, “hiện đại hoá” Cuộc khảo sát tại Hà Nội, Phú Thọ và Thái Bình của PGS - TS Lê Thị Quý cùng các đồng sự cho thấy có gần 40% phụ nữ khi đựơc hỏi thừa nhận có bạo lực trong gia đình Tuy nhiên con số này chưa phải là chính xác bởi có điều còn khó nói hoặc những người được hỏi chưa thành thật trong câu trả lời vì mỗi nơi

có quan niệm khác nhau về bạo hành Qua đó ta thấy một bộ phận gia đình Việt Nam đang dần mất đi vai trò quan trọng của nó- nơi xã hội hoá cơ bản, đầu tiên, nơi hình thành nhân cách của mỗi con người bởi bạo lực gia đình

Trước tình trạng bạo hành có xu hướng tăng nhanh, Đảng và Nhà nước

ta đã nắm bắt tình hình, xây dựng Luật chống bạo lực gia đình, bảo vệ quyền lợi cho những nạn nhân chịu hậu quả của bạo lực gia đình và có hình thức thích đáng với những kẻ gây tội Tháng 11/2007 Quốc Hội đã thông qua luật chống

Trang 3

bạo hành gia đình và sẽ chính thức có hiệu lực vào 1/7/2008 Với sự giúp đỡ của Luật pháp và những cơ quan đoàn thể có tổ chức, chúng ta hi vọng BLGĐ

ở Việt Nam sẽ sớm được khắc phục

Ở nước ta vấn đề Giới- BLGĐ đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu Các công trình nghiên cứu hầu hết đều đi sâu phân tích thực trạng, nguyên nhân của nạn bạo lực trong gia đình, đưa ra một số kiến nghị giải pháp khắc phục tình trạng trên Những nghiên cứu đó đã góp phần đánh giá đúng tình trạng bạo lực trong gia đình hiện nay, giúp chúng ta có một cái nhìn tổng quan hơn đối với vấn đề này từ đó có cách đánh giá và nhìn nhận đúng đắn, nâng cao nhận thức góp phần đẩy lùi tình trạng bạo lực gia đình Năm 1994, TS Lê Thị Quý đã có bài viết “Bạo lực gia đình ở Việt Nam” trên tạp chí Khoa học và Phụ

nữ trong đó nêu lên 5 nguyên nhân chính của bạo hành gia đình: kinh tế- nhận thức- văn hoá- xã hội- sức khoẻ và nguyên nhân về phía Phụ nữ Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa nhất dẫn tới bạo lực gia đình lại là nguyên nhân bất bình dẳng trong quan hệ giới Ngoài ra, PGS.TS Lê Thị Quý còn có nhiều công trình nghiên cứu khác như: “Nỗi đau thời đại”(1996) phân tích bạo lực ở hai khía cạnh: bạo lực nhìn thấy được và bạo lực không nhìn thấy được; “Domestic violence in Viet Nam”(2000) với sự tài trợ của APWLD thực hiện nghiên cứu

xã hội học về bạo lực gia đình ở ngoại thành Hà Nội đưa ra những con số cảnh báo và khẳng định hậu quả của bạo lực gia đình ; “Bạo lực gia đình- một sự sai lệch giá trị”(2007) viết chung với Đặng Vũ Cảnh Linh nêu lên những lí luận, thực tiễn và những mô hình chống bạo lực hiệu quả

PGS.TS Hoàng Bá Thịnh- một trong những tác giả đi sâu nghiên cứu

Xã hội học Giới và phát triển cũng đã có nhiều bài viết phản ánh Giới- bạo lực gia đình và cách nhìn nhận đúng quan điểm giới: “Bạo lực gia đình ở Việt Nam

và vai trò của truyền thông đại chúng trong sự nghiệp phát triển phụ nữ” (2005), và các bài viết trên Tạp chí Khoa học và Phụ nữ, Gia đình và Trẻ em

Bạo lực giới trong gia đình ở việt nam, cũng như nhiều quốc gia khác cho đến nay, vẫn được xem là một trong những vấn đề nhạy cảm và thuộc lĩnh vực riêng tư ( Hoàng Bá Thịnh 2006, Vũ Mạnh Lợi, 1999, 2006) Nghiên cứu cho thấy, mức độ bạo lực gia đình ở Việt Nam đa dạng theo địa bàn cư trú/ vùng miền Nghiên cứu của viện khoa học xã hội Việt Nam tại 13 tỉnh và thành phố với 4175 người ( trong đó 54, 5 % là phụ nữ) cho thấy 21, 2 % phụ nữ nói rằng họ đã bị chồng mắng chửi và 22,5% nam giới cho rằng họ đã từng mắng chửi vợ Gần 6% phụ nữ nói họ đã bị chồng đánh và 4,6% nam giới nói rằng họ

đã từng đánh vợ Nghiên cứu cũng cho thấy, 12,6% nam giới nói rằng vợ họ đã chửi mắng họ và 12,7% phụ nữ đã nói rằng họ chửi mắng chồng; 0,7% nam giới đã bị vợ đánh và 0,5% phụ nữ nói rằng họ đã từng đánh chồng Nghiên cứu mới nhất về bạo lực gia đình do trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển phối hợp với ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội thực hiện tại 6 tỉnh thành phố ( 2009) với 900 đại diện hộ gia đình cùng 54 thảo

Trang 4

luận nhóm và 110 phỏng vấn sâu, cho thấy: ở cấp độ cộng đồng có 7,4% số người được hỏi cho rằng có hành vi đánh đập trong gia đình; trong khi đó 19,4% đến 27,6% nói rằng có hành vi chửi mắng trong gia đình; về cưỡng ép tình dục trong hôn nhân có 5% phụ nữ nói thường xuyên bị cưỡng ép tình dục

và 46% nói thỉnh thoảng Một nghiên cứu trước đó của trung tâm nghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển( 2000) cho thấy ở vùng nông thôn

có đến 94,4% chồng chửi mắng vợ( Hoàng Bá Thịnh, 2001)

Bạo lực gia đình xảy ra trong xã hội xưa và nó đã kéo dài đến tận ngày nay với mức độ nhiều hơn,hình thức bạo lực cũng đa dạng hơn

nhiều.Theo Luật phòng chống bạo lực gia đình thì có tới 9 hành vi bạo lực gia đình

1: Hành hạ ngược đãi,đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe,tính mạng

2: Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm đến danh dự,nhân phẩm

3: Cô lập xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm

lý gây hậu quả nghiêm trọng

4: Ngăn cản việc thực hiện quyền,nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông bà và cháu,giữa cha mẹ và con cái,giữa vợ và chồng

5: Cưỡng ép tình dục 6: Cưỡng ép tảo hôn,cưỡng chế kết hôn,ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện tiến bộ

7: Chiếm đoạt,hủy hoại,đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên trong gia đình

8: Cưỡng ép thành viên trong gia đình lao động quá sức,đóng góp tài chính quá khả năng của họ nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc

về tài chính

9:Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên trong gia đình

ra khỏi chỗ ở

Tình trạng bạo lực đối với phụ nữ trong gia đình đang có xu hướng ngày càng gia tăng một cách nghiêm trọng Năm 1995 trong 10 vụ án bạo lực đối với phụ nữ nói chung thì chỉ có 1 vụ án nạn nhân là người có quan

hệ gia đình với người phạm tội (tỉ lệ là 10%) Năm 1996 tỉ lệ này là 16% - một

tỉ lệ đáng báo động với các cơ quan bảo vệ pháp luật và toàn xã hội Đồng thời, trong thời gian gần đây, bạo lực gia đình trên cơ sở giới đang gia tăng ở những người trẻ tuổi (từ 20-30), chiếm khoảng 60% các vụ án năm 1997 Dạng phổ biến nhất (khoảng 60-70% các vụ án) là tình trạng người chồng xâm phạm đến tính mạng và sức khỏe của người vợ Không chỉ có vậy, trên phạm vi toàn quốc

cứ 2-3 ngày lại có 1 người bị giết liên quan đến bạo lực gia đình Theo toà án Nhân dân tối cao, riêng năm 2005 các vụ ly hôn liên quan đến bạo lực gia đình chiếm tỉ lệ 60,3% Trong 3 tháng đầu năm 2006, số vụ giết người liên quan đến bạo lực gia đình chiếm tỉ lệ 30, 5% (Theo báo cáo của Bộ Công an) [19; 20]

Trang 5

Bạo lực gia đình thường bắt nguồn từ các mâu thuẫn nhỏ hàng ngày giữa vợ và chồng và nghiễm nhiên những mâu thuẫn nhỏ đó nếu không được ngăn cản thì sẽ xảy ra hành động nghiêm trọng hơn đó chính là “ bạo lực gia đình” Bạo lực gia đình như chúng ta đã thấy rất nhiều trong cuộc sống,đó có thể là do những xích mích của vợ chồng,cũng có thể do sự hiểu nhầm,nhưng đa phần những lần bạo hành không phải do những cái đó,để làm rõ hơn về vấn đề này ,tôi xin sử dụng lý thuyết mâu thuẫn xung đột Giả định cơ bản của thuyết xung đột trong XHH cho rằng mâu thuẫn là tự nhiên và không thể tránh khỏi trong tất cả các quan hệ tương tác của con người

Thông thường trong 1 gia đình thì,các nguồn lực được phân chia khác nhau,thông thường được chia theo số lượng,tuổi và giới giữa các thành viên.Như một yếu tố tất yếu,sự chênh lệch về nguồn lực trong gia đình dẫn tới một số thành viên có nhiều nguồn lực hơn các thành viên khác.Sự thiếu công bằng bằng này dẫn tới xung đột,chủ yếu ở các gia đình có sự cạnh tranh hơn là những gia đình có sự hợp tác.Đặc biệt là giữa vợ và chồng.Trong một gia đình người chồng luôn là trụ cột,là người gánh vác,lo liệu mọi việc trong gia

đình,đồng thời họ là người làm ra kinh tế nuôi sống gia đình mình.chính vì thế đôi lúc họ sẽ cảm thấy mệt mỏi bất lực vì chuyện “ cơm,áo ,gạo ,tiền” lúc nào cũng vây quanh họ.Từ những chuyện đó đã gây ra cho họ nhiều bực bội mà người phụ nữ trong gia đình sẽ là nơi để họ trút đi bực bội đó.Trên thực tế lại thấy rằng khi người vợ làm việc nhà,không được sự giúp đỡ của người

chồng,nhưng cũng không được lời động viên an ủi của người chồn mà ngược lại còn bị nói bị mắng Việc nhà cỏn con,làm một tí là xong đâu giống như anh ta,bao nhiêu việc phải lo ngoài xã hội.Nhưng người đàn ông đâu biết rằng việc gọi là cỏn con đó nó nhiều và phức tạp như thế nào.Ngoài việc cơm nước,nấu nướng,dọn dẹp,chăm sóc con cái và bố mẹ gia ra,có những người phụ nữ cũng bận cả những việc ngoài xã hôi.Thay bằng những lời nói ko hay của người đàn ông trong gia đình thì hãy hành động bằng những việc làm cụ thể để giúp đỡ người phụ nữ của mình

Nếu Thạch Sơn (Phú thọ) nổi tiếng với tên gọi làng “ung thư” thì Kim Liên ( Đà nẵng) nổi tiếng với tên gọi làng “ đánh vợ”.Trên trang mạng http://giadinh.net.vn/ (12/10/2008) đã có 1 vụ việc xảy ra tại phố Kim

Liên,Phường Hòa Hiệp bắc,quận Liên Chiểu,thành phố Đà Nẵng xôn xao về bi kịch của gia đình anh Trần Trúc Giang – kẻ ngông cuồng cắ cổ vợ,bắt con thơ

40 ngày tuổi,mẹ vợ trên 60 tuổi làm con tin suốt 7 giờ.Sau khi đọc qua về câu chuyện này thì thấy rằng vụ việc này xảy ra cũng chỉ xuất phát từ 5 chữ “ nhàn

cư vi bất thiện”.Anh Giang vốn dĩ xuất thân là một quân nhân tốt,bố của anh Giang lại là một Đảng viên ưu tú.Sau khi bố mất thì anh Giang trở thành lao động chính trong gia đình,gánh nặng gia đình đè nặng lên vai anh,phải chăm sóc người mẹ già và ba đứa em nhỏ.Nhưng từ ngày có vợ ,anh rời khỏi quân ngũ,và từ đó anh lâm vào cảnh thất nghiệp,thiếu ăn lại “vô cùng nhàn rỗi”,anh sinh ra rượu chè trai gái.Hậu quả là đã không làm chủ được bản thân nên đã để xảy ra tình trạng đáng tiếc trên

Trang 6

Đây chỉ là một vụ điển hình trong làng Kim Liên,vì tại đây tình trạng bạo lực gia đình diễn ra thường xuyên trong các gia đình cũng chỉ vì chuyện cơm áo,gạo tiền,đã thất nghiệp lại còn phải gánh vác gia đình,nên tại đây đã có nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra,khi hối hận thì cũng đã muộn

Đây là một minh chứng điển hình cho tình trạng này.Nếu như người chồng đánh vợ vì lí do mình phải gánh vác quá nhiều việc trong gia đình còn

vợ không phải làm gì thì còn được,nhưng ở đây thì người chồng đánh vợ lại vì

lí do mình qua nhàn rỗi.Ở đây ta lại thấy được rằng bạo lực gia đình còn bắt nguồn từ cái nhàn rỗi,không có việc làm nữa.Nếu một người có tốt đến đâu mà không có công ăn việc làm thì sớm hay muộn họ cũng phải tìm đến con đường cụt để đi

Gần đây tại số nhà 361 phường Trương Định quận Hoàng Mai,Hà nội

xảy ra 1 vụ việc về bạo lực gia đình vô cùng nghiêm trọng đó chính là “ 2 bố con hợp lực đánh mẹ đến nhập viện”.Với những lời lẽ cay độc mà người chồng

đã nói với vợ,ông đã xui con trai mình và nói rằng “ đánh chết nó đi để tao còn lấy vợ mới”sau đó ông cũng nhảy vào cùng con trai đánh vợ mình,trong khi đó ông mang danh là một giáo viên THCS.Hậu quả đó chính là vợ ông phải nhập viện vì gãy cổ,Hành vi này được xảy ra liên tục tại gia đình nạn

nhân,nhưng lần này hậu quả nghiêm trọng nhất,hiện nạn nhân đang được nằm điều trị tại bênh viện Thanh Nhàn.

Đánh vợ có lí do còn bị lên án nhưng đây có nhiều người đánh vợ không có lí do vì họ cho rằng “ Dạy con từ thuở còn thơ,dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về” Câu thành ngữ này in sâu trong tư tưởng của nhiều thế hệ, nhất là người đàn ông trong gia đình Vì vậy, đàn ông tự cho mình có cái quyền được đánh vợ và coi đó như là một điều hiển nhiên Còn người phụ nữ thì lại chấp nhận và cam chịu làm cho đàn ông coi điều đó là đúng

Có những người đàn ông đánh vợ không có lí do,thích là đánh,đang ngồi xem tivi vợ đi qua đi lại thấy ngứa mắt cũng đánh,hay chồng sai đi nấu cơm nhưng chưa làm ngay cũng đánh,việc này xảy ra tại xã Thanh Nê,huyện

Kiến Xương,Thái Bình.Gia đình chị Hoài anh Mừng ngày nào chị vợ cũng phải chịu cảnh bị chồng đánh với những lí do rất khác như trên.Chị Hoài cao lớn to khỏe,anh Mừng thì còm nhom cao đến cổ vợ,việc bị chồng bạo hành như thế là rất phi lí Nhiều hôm thấy mặt chị Hoài bầm tím, nhiều người

khuyên: “Một mình mày vật được cả con lợn, chồng mày bé tẹo thế kia làm sao

mà không vật được chứ Đè ra tẩn cho nó một trận để nó chừa thói đánh vợ đi” Chị Hoài bảo: “Đã đè ra ghè cổ ông ấy một lần rồi, nhưng từ hôm đó ông

ấy càng hung hơn”…

Bạo lực gia đình trong xã hội ngày nay đang trở nên có tính toàn cầu ( Phạm Thanh Nhiễm 1993; Lê Thị quý 2000) với những hậu quả to lớn đối với gia đình và xã hội.Ở Việt Nam trong những năm gần đây bạo lực gia đình đã được sự quan tâm của các cấp chính quyền xong tình trạng này vẫn chưa giảm bớt,chưa được thừa nhận và công khai chuyện bạo lực trong các gia đình.Nên việc hạn chế ngăn ngừa bạp lực gia đình đang là một bài toán khó của các cấp

Trang 7

quản lí cũng như của Nhà nước.Vì tính chất của bạo lực gia đình xảy ra giữa các thành viên trong gia đình có quan hệ thân thiết với nhau( ở đây là giữa vợ

và chồng)

Tiếp tục vấn đề ở xã Thanh Nê vừa nêu trên.GS Lê Thị Quý ( Viện Nghiên cứu truyền thông và phát triển) cho biết trong một buổi nói chuyện với

15 người chồng của xã bà hỏi “Trong số các anh đây có ai không đánh vợ không” thì một người trong họ đứng lên nói: “Trừ một người, còn lại tất cả đều

đã đánh vợ” Tiếp tục hỏi lý do vì sao lại đánh vợ thì hầu hết đều không đưa ra được lý do gì xác đáng Họ xem đánh vợ là bình thường vì người chồng có quyền được “dạy vợ” khi vợ không nghe lời

Trong một cuộc nghiên cứu, có 32% phụ nữ từng kết hôn cho biết họ

đã phải chịu bạo lực thể xác trong đời và 6% đã từng trải qua bạo lực thể xác trong vòng 12 tháng trở lại đây Kết quả nghiên cứu cho thấy bạo lực thể xác – được đo lường bởi tỷ lệ bạo lực hiện tại – bắt đầu sớm trong mối quan hệ và giảm dần theo độ tuổi.(Hình1)

Có sự khác biệt giữa các khu vực và trình độ học vấn và với phụ nữ có trình độ văn hóa thấp hơn thì tỷ lệ bị bạo lực thể xác cao hơn so với phụ nữ có trình độ học vấn cao hơn và trong số những phụ nữ bị bạo lực cao hơn thì mức

độ nghiêm trọng của những hành vi bạo lực cũng cao hơn

"Đánh mình xong, ông ấy lôi mình như một con chó, tóc tai rũ rượi, lôi

từ ngõ lôi vào Ôi giời, ông ấy cầm ghế - cái ghế con để ngồi ăn cơm, hoặc là ông ấy cầm gạch (để đánh) Ông ấy rút ngay cái dép phang vào mặt, đau ơi là đau Tôi chạy nhưng không chạy kịp, ông ấy mới cầm cái ghế ông ấy quăng vào tôi Tôi nấp sau cửa nhà thì cái ghế nó đập vào cửa rơi bụp xuống, thế là

Trang 8

hàng xóm người ta nghe thấy, người ta chạy sang Họ giữ tay ông ấy lại, rồi bảo tôi là 'mày chạy đi' Tôi lách người qua cửa chạy đi thì ông ấy ném gạch theo " Phụ nữ bị bạo lực tại Hà Nội

Trong số những phụ nữ đã từng mang thai, tỷ lệ bị bạo lực thể xác trong ít nhất một lần mang thai là 5% và tỷ lệ bị bạo lực khi đang mang thai cao nhất ở những phụ nữ chưa từng đến trường

Bạo lực tình dục do chồng gây ra

Phụ nữ gặp khó khăn hơn khi tiết lộ những trải nghiệm bạo lực tình dục so với những trải nghiệm bạo lực thể xác Tương tự như vậy, việc nói về bạo lực tình dục trong hôn nhân được xem như một chủ đề không phù hợp Tuy nhiên, trong các buổi phỏng vấn có 10% phụ nữ từng kết hôn cho biết họ đã từng bị bạo lực tình dục trong đời và 4% trong 12 tháng qua Đáng chú ý là bạo lực tình dục hiện tại không thay đổi nhiều ở những nhóm tuổi khác nhau (tới 50 tuổi) và trình độ học vấn của phụ nữ

III: Hậu quả của Bạo lực gia đình

Bạo lực gia đình gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng đối với phụ nữ Nó không những làm tổn thương về thể xác, tinh thần mà còn liên quan chặt chẽ đến sự kiểm soát đời sống tình dục cũng như vị trí,

Bạo lực gia đình gây ảnh hưởng sâu sắc về mặt tinh thần của người phụ

nữ khiến phụ nữ không yên tâm làm việc, hoặc luôn có cảm giác lo sợ,

Trang 9

buồn bã, muốn tự tử và là một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến tan

vỡ gia đình

Theo thống kê chưa đầy đủ ở Mỹ, cứ 100 vụ ly hôn thì có trên 90% là nguyên nhân do bạo hành, tỷ lệ này ở Thái Lan là 76%, Hà Nội

là 51%, TP

Những vết thương về thể xác rồi thời gian sẽ qua đi nhưng những tổn thương

về tinh thần của các nạn nhân đâu dễ dàng xóa bỏ và điều này ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người phụ nữ

Thương tích do bạo lực

Trong khảo sát, 26% phụ nữ từng bị chồng gây bạo lực thể xác hoặc tình dục cho biết đã bị thương tích do hậu quả trực tiếp từ hành vi bạo lực Trong số này, 60% cho biết họ bị thương tích hai lần trở lên và 17% bị thương tích nhiều lần

"Bị bầm dập thì không nói làm gì [không cần phải mua thuốc] nhưng anh ta còn đánh vào đầu Ví dụ, anh ta dùng giầy đánh vào đầu tôi Mà giầy của anh ta thì rất nặng Khi anh ta đánh vào đầu tôi, tôi tưởng vỡ óc Tôi bị đau khắp vùng xương sọ này Tôi bảo mẹ tôi là sao con đau quá Lúc đó còn có

20 ngày nữa là Tết Mẹ tôi bảo con nằm mà nghỉ ngơi đi Nhưng lúc đó là mùa buôn bán cho nên tôi không thể nghỉ được Mẹ tôi lại bảo hay con đi chụp X-quang Nhưng chụp X-quang đắt quá nên tôi không làm Thành ra chỗ vết thương của tôi phải đau mất hơn một tháng, cho mãi tới gần đây nó mới hết đau" (Phụ nữ ở Hà Nội).

Trang 10

Mối liên hệ giữa bạo lực thể xác hoặc tình dục với hậu quả về sức khỏe

Tất cả phụ nữ trong khảo sát đã trả lời một số câu hỏi về sức khỏe chung, sức khỏe tâm thần và sức khỏe sinh sản Trong phần phân tích tình trạng sức khỏe, những hậu quả này được so sánh giữa những phụ nữ từng bị bạo lực thể xác hoặc tình dục với những phụ nữ chưa bao giờ bị bạo lực thể xác hoặc tình dục Phụ nữ từng bị bạo lực tình dục hoặc thể xác cho biết tình trạng sức khỏe của họ là “kém” hoặc “rất kém” Phụ nữ bị bạo lực do chồng gây ra có xu hướng mắc phải những vấn đề về đi lại hoặc thực hiện những hoạt động thường ngày, bị đau và mất trí nhớ và trầm cảm (được xác định bởi việc chấm điểm dựa trên bộ câu hỏi gồm 20 câu tự trả lời: SRQ20) và suy nghĩ tiêu cực

Ngoài ra Bạo lực gia đình bằng vũ lực có thể để lại tàn tật suốt đời, thậm chí tử vong Sự đau đớn triền miên về thể xác và tinh thần để lại những hậu quả nghiêm trọng cho người phụ nữ Bạo lực gia đình gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khoẻ người phụ nữ, nhiều hậu quả xấu cho cả hai vợ chồng nhưng phần đông ( chiếm 55%-95%) thường che giấu, không có nơi lánh nạn và không biết giải bày với ai ( theo "hậu quả của bạo lực tình dục đối với phụ nữ" của bà Vũ Thị Minh Hạnh, Viện chiến lược và chính sách Y tế)

Rất nhiều phụ nữ đau khổ vì bị sẩy thai do bị hành hung trong thời gian mang thai: "Sau khi sinh đứa com đầu lòng được 18 tháng thì lúc đó tôi có thai được khoảng gần 2 tháng Hôm đó ổng gây lộn từ ngoài đường về nhà, thằng nhỏ thấy chùm chôm chôm trên bàn thờ đòi ăn, ổng tưởng là tôi bỏ đói

nó, ổng đánh tôi, ổng thụi vào bụng tôi, rồi bỏ đi một lúc sau tôi thấy đau quá, rồi cái thai tuột ra Tôi ở nhà một mình và cũng không biết kêu ai." ( phỏng vấn của TS Ngô Thị Ngọc); đau khổ vì phải mang thai ngoài ý muốn, lây truyền bệnh qua đường tình dục hoặc HIV/AIDS Bạo lực tình dục khiến phụ nữ sợ hãi, đau đớn khi quan hệ tình dục và giảm nhu cầu sinh lý

Đặc biệt, bạo lực tình dục đã tạo điều kiện cho đại dịch HIV/AIDS lây lan nhanh hơn Lần đầu tiên một cuộc hội thảo về mối quan hệ giữa bạo lực tình dục và HIV/AIDS do Viện nghiên cứu Phát triển xã hội và Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới - gia đình - phụ nữ và vị thành niên

tổ chức đã thu hút được mối quan tâm của nhiều cơ quan và cá nhân( Theo báo Người lao động, số ra Thứ 5, ngày 10 tháng 4 năm 2008) Hội thảo đặc biệt nhấn mạnh đến hậu quả và đưa ra một số những giải pháp đối với vấn đề gây đau đầu dư luận này

Trong các gia đình hay xảy ra bạo lực, về tâm lí thường căng thẳng, người vợ luôn tỏ ra sợ sệt, hoặc chống đối, tự vệ khi bị chồng hành hung

Tại Pháp trong hội nghị Y khoa do viện Nhân đạo Pháp tổ chức( 3 -2001), GS Roger Henrion trong báo cáo "phụ nữ nạn nhân của bạo lực gia đình

và vai trò của giới y khoa" đã đưa ra kết luận rất đáng báo động, trong số 7000 phụ nữ được điều tra trong độ tuổi từ 25 đến 59, có đến 60% thường xuyên

Ngày đăng: 18/12/2014, 20:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w