1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng quản lý nhà nước về xăng dầu tại việt nam

33 1,1K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 855,5 KB

Nội dung

Đề tài : Quản lý nhà nước về xăng dầu Phụ lục PHẦN THỨ I KHÁI QUÁT LÝ LUẬN 1.Khái niệm và một số đặc điểm của quản lý nhà nước về thương mại Quản lý nhà nước về thương mại Đặc điểm cơ bản của quản lý nhà nước về thương mại 2.Chức năng quản lý nhà nước về thương mại a.Chức năng kế hoạch hóa về thương mại b.Chức năng tổ chức và phối hợp các hoạt động quản lý thương mại c.Chức năng lãnh đạo ,điều khiển các hoạt động thương mại d.Chức năng kiểm soát các quan hệ trao đổi ,các hoạt đông thương mại. 3.Vai trò của quản lý nhà nước về thương mại a.Định hướng ,hướng dẫn hoạt động của các chủ thể trao đổi b.Tạo lập môi trường thương mại và cạnh tranh c.Hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết các mâu thuẫn,tranh chấp thương mại d.Điều tiết quan hệ thị trường ,các hoạt động thương mại e.Giám sát ,kiểm tra thực hiện các mục tiêu phát triển thương mại PHẦN THỨ II QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM 1 I.Chức năng và vai trò quản lý nhà nước về xăng dầu a. Quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu b. Tổ chức kinh doanh xăng dầu c. Quản lý kinh doanh xăng dầu d.Thanh tra ,kiểm tra xử lý các hoạt động kinh doanh xăng dầu. II.Thực trạng quản lý nhà nước về xăng dầu tại Việt Nam 1.Tổng quát về hoạt động kinh doanh xăng dầu 2.Phân tích hoạt động quản lý kinh doanh xăng dầu qua các giai đoạn a.Giai đoạn trước năm 2000 b. Giai đoạn từ năm 2000 đến trước thời điểm Nhà nước công bố chấm dứt bù giá, vận hành giá xăng dầu theo thị trường (tháng 9/2008) c. Giai đoạn từ cuối năm 2008 đến tháng 11 năm 2009 d. Giai đoạn từ cuối tháng 11 năm 2009 đến nay PHẦN THỨ III ĐINH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN I.Cơ hội và thách thức II.Định hướng phát triển thị trường xăng dầu thời gian tới 2 Phần một : Cơ sở lý luận 1.Khái niệm và một số đặc điểm của quản lý nhà nước về thương mại Quản lý nhà nước về thương mại Quản lý nhà nước về thương mại là sự tác động có định hướng ,có tổ chức của hệ thống cơ quan quản lý trên tầm vĩ mô về thương mại các cấp đến hệ thống bị quản lý thông qua việc sử dụng các công cụ và chính sách quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đặt ra trong điều kiện môi trường xác định. Các cơ quan quản lý vĩ mô của nhà nước về thương mại là người ra quyết định,người tổ chức ,người điều hành và tác động tới doanh nghiệp ,các tổ chức cá nhân tiến hành hoạt động thương mại trong phạm vi thị trường cả nước ,thị trường từng địa phương cũng như thị trường ngoài nước theo phạm vi phân công phân cấp quản lý. Nhà nước sử dụng quyền lực của mình trong điều hành và quản lý thương mại thông qua ban hành và sử dụng các công cụ kế hoạch hóa ,chính sách,luật pháp và các quyết định khác về thương mại để tác động tới các chủ thể người bán ,người mua trên thị trường .Sự tác động của các hệ thống quản lý nhà nước về thương mại đến đối tượng trao đổi luôn đặt trong mối quan hệ với môi trường cụ thể ,xác định trong từng thời kỳ. Đặc điểm cơ bản của quản lý nhà nước về thương mại Quản lý nhà nước về thương mại mang những đặc điểm chung của quản lý nhà nước về kinh tế.Mọi loại hình quản lý về kinh tế bao gồm hai hệ thống là các cơ quan quản lý và đối tượng quản lý.Con người là trung tâm của quản lý nằm ở hai hệ thống,do vậy mọi quản lý suy cho cùng là quản lý con người,vì con người .Quản lý bao giờ cũng có sự trao đổi thông tin và liên hệ ngược,nếu không có thông tin quản lý sẽ không thể thực hiện hiệu quả.Quản lý kinh tế luôn hướng vào mục tiêu xác định và phải có giải pháp thực hiện mục tiêu đã vạch ra. 3 Tính đặc thù của quản lý nhà nước về thương mại Mục tiêu của quản lý nhà nước về thương mại gắn liền với quá trình kinh tế xã hội ,các lợi ích cần đạ được từ thương mại trong từng thời kỳ cụ thể .Mục tiêu quản lý nhà nước về thương mại bị chi phối bởi mục tiêu quản lý kinh tế xã hội mà Đảng ,Nhà nước đã vạch ra .Mục tiêu bao trùm của quản lý nhà nước về thương mại là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định ,bền vững và đảm bảo sự tiến bộ và công bằng xã hội. Để đạt được mục tiêu ,quản lý nhà nước về thương mại cần phải có quá trình tổ chức công nghệ và kỹ thuật để vận hành ,phải sử dụng các công cụ ,phương tiện mang tính liên ngành để điều tiết hoạt động thương mại theo định hướng mục tiêu ,phù hợp với lợi ích mong muốn trong mỗi thời kỳ. Quản lý nhà nước về thương mại bao gồm quản lý các chủ thể thương nhân ,các nhà sản xuất và người tiêu dùng trong và ngoài nước cũng như hoạt động trao đổi của họ cùng cơ sở hạ tần vật chất kỹ thuật thương mại .Quản lý nhà nước về thương mại còn bao gồm việc kiểm tra sự chấp hành chính sách,pháp luật và các định chế khác có liên quan tới lĩnh vực thương mại .Nó liên quan tới nhiều cấp ,nhiều ngành và đòi hỏi phải có sự phối hợp trong nước và quốc tế . 2.Chức năng quản lý nhà nước về thương mại a.Chức năng kế hoạch hóa về thương mại Kế hoạch hóa thương mại là toàn bộ quá trình hoạch định và triển khai thực hiện chiến lược ,quy hoạch,kế hoạch ,chương trình dự án phát triển thương mại của quốc gia bao gồm phạm vi cả nước ,của từng địa phương từng vùng và theo từng ngành hàng ,ngành dịch vụ phù hợp với yêu cầu ,mục tiêu của tiến trình CNH,HDH đất nước và hội nhập quốc tế. Nhà nước thực hiện chức năng kế hoạch hóa của mình để định hướng,hướng dẫn hoạt động thương mại và đầu tư của chủ thể tham gia thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế .Giúp các doanh nghiệp có sự lựa chọn và quyết định đúng đắn chiến lược,chính sách và kế hoạch sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn phát triển. 4 Các chủ thể kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền tiếp cận thông tin từ các văn bản kế hoạch hóa như các chiến lược và dự báo phát triển kinh tế ,thương mại và thị trường. Để nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về thương mại cần phải đổi mới nhận thức về kế hoạch hóa ,cải tiến nội dung ,phương pháp và hoàn thiện bộ máy kế hoạch hóa thương mại ,tăng cường các phương tiện kỹ thuật và hệ thống công nghệ thông tin quản lý,nâng cao trình độ nguồn nhân lực công tác chiến lược ,quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại ,nhất là trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày nay. b.Chức năng tổ chức và phối hợp các hoạt động quản lý thương mại Nhà nước thiết lập các cơ quan và hệ thống tổ chức quản lý,sử dụng bộ máy quản lý này để hoạch định các chiến lược ,quy hoạch các ,chính sách,các văn bản pháp quy khác về quản lý thương mại .Đồng thời sử dụng sức mạnh của bộ máy tổ chức để triển khai thực hiện những công việc thuộc chức năng quản lý của nhà nước ,nhằm đưa chính sách ,pháp luật vài thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp,biến chiến lược ,quy hoạch và kế hoạch phát triển thương mại thành hiện thực. Hoạt động thương mại rất đa dạng ,diễn ra trên phạm vi cả nước và từng địa phương ,từng vùng ,ở cả thị trường trong và ngoài nước ,liên quan tới nhiều bộ ngành .Do vậy ,nhà nước phải phối hợp giữa các cơ quan quản lý về thương mại ,các cấp trung ương và tỉnh ,giữa các ngành thương mại dịch vụ với các ngành sản xuất trong nền kinh tế ,giữu chính phủ ,quốc hội ,tòa án và cơ quan khác . c.Chức năng lãnh đạo ,điều khiển các hoạt động thương mại Nhà nước là người đại diện quyền lợi hợp pháp của mọi chủ thể tham gia thị trường ,đảm bảo thực thi quyền kinh doanh của các doanh nghiệp,bằng luật pháp ,khuyến khích cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền.Một mặt ,nhà nước hướng dẫn ,kích thích doanh nghiệp hoạt động theo định 5 hướng đã vạch ra.Mặt khác ,nhà nước phải điều tiết thị trường ,can thiệp khi cần thiết để ổn định kinh tế vĩ mô ,duy trì sức mạnh nền tài chính quốc gia ,giữ vững sức mua của tiền tệ ,đảm bảo lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng .Nhà nước có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau để điều tiết thị trường và quan hệ thương mại ,xử lý mâu thuẫn của các quan hệ trao đổi đó .Những biện pháp khuyễn khích hay hạn chế trong thương mại quốc tế thường được sử dụng là các chính sách kinh tế như ; thuế ,lãi suất ,giá,tỷ giá,trợ cấp khác và các công cụ phi thuế.Nhà nước sử dụng hệ thống pháp luật để ràng buộc quan hệ trao đổi ,buôn bán của các chủ thể kinh doanh trên thị trường ,không phân biệt đó là nhà kinh doanh trong nước hay nước ngoài . d.Chức năng kiểm soát các quan hệ trao đổi ,các hoạt đông thương mại. Nhà nước kiểm soát tất cả các quan hệ trao đổi buôn bán trên thị trường giữa các bên thông qua bộ máy tổ chức bằng việc sử dụng các phương pháp ,công cụ khác nhau .Nhà nước kiểm soát trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp nhà nước để đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực ,tài sản quốc gia cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ. Phát hiện những lệch lạc nguy cơ chệch hướng hoặc vi phạm pháp luật và các quy định chính sách của nhà nước như buôn bán hàng cấm ,kinh doanh các dịch vụ không được cấp phép ,gian lận thương mại buôn lậu ,làm hàng giả …Từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh thích hợp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về thương mại.Ngoài ra nhà nước cũng phải kiểm tra đánh giá sức mạnh của hệ thống tổ chức bộ máy quản lý thương mại của nhà nước các cấp cũng như năng lực của đội ngũ cán bộ công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại trong từng giai đoạn để có biện pháp đổi mới và tăng cường cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. 3.Vai trò của quản lý nhà nước về thương mại a.Định hướng ,hướng dẫn hoạt động của các chủ thể trao đổi 6 Nhà nước định hướng,hướng dẫn các doanh nghiệp trong các hoạt động đầu tư cà kinh doanh trên thị trường nội địa và quốc tế ,nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cho sự phát triển thương mại.Từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ,cải thiện đời sống dân cư và nâng cao phúc lợi xã hội. b.Tạo lập môi trường thương mại và cạnh tranh Môi trường thương mại và cạnh tranh phụ thuộc rất nhiều vào chính sách luật pháp và thủ tục hành chính .Các thông tin về kế hoạch hóa thương mại nếu bị thiên lệnh trong quá trình phổ biến cho các doanh nghiệp ,các quy định chính sách nếu phân biệt đối xử sẽ bóp méo cạnh tranh ,thủ tục hành chính rườm rà ,khuân khổ pháp lý nếu không đầy đủ đồng bộ ,nhất quán ,minh bạch sẽ gây trở ngại cho thương mại trên nhiều mặt ,dẫn đến cả tổn thất về vật chất ,tinh thần, Do vậy,nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập ,cải thiện môi trường kinh doanh ,nhất là trong điều kiện moi trường kinh doanh luôn có sự vận động ,biến đổi không ngừng. c.Hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết các mâu thuẫn,tranh chấp thương mại Nhà nước là người tiếp cận ,can thiệp và giải quyết các mâu thuẫn trên thị trường .Nhà nước mới có khả năng và cần thiết phải giải quyết các mâu thuẫn giữa các chủ thể kinh doanh với nhau trong mua và bán ,trong nhập khẩu và xuất khẩu ,mâu thuẫn giữa kinh doanh đúng đắn ,trung thực và kinh doanh bất hợp pháp ,giữa kinh doanh hàng thật và hàng giả … Nhà nước dựa vào các chuẩn mực về pháp luật,các định chế cần thiết để thực hiện và cướng chế việc thi hành luật ,giả quyết tranh chấp thương mại thông qua hệ thống luật pháp và hệ thống hành pháp . d.Điều tiết quan hệ thị trường ,các hoạt động thương mại Các quan hệ thị trường ,các hoạt động trao đổi tự nó không phải bao giờ cũng cân đối và hiệu quả .Theo quy luật thị trường ,các chủ thể kinh doanh luân quan tâm tới việc bố trí nguồn lực đến nơi có điều kiện sản xuất và thương mại thuận lợi ,bán được giá cao ,tìm kiếm lợi nhận dẫn tới việc phân bổ nguồn lực mất cân đối giữa các vùng miền .Do vậy,nhà nước phải điều 7 tiết các quan hệ trao đổi ,các hoạt động thương mại để hạn chế nhược điểm trên nhằm đảm bảo tính cân đối và để mọi người dân đều được hưởng thành tựu kinh tế xã hội ,để nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân . Nhà nước có thể sử dụng nhiều công cụ ,biện pháp khác nhau để điều tiết thị trường và thương mại xử lý đúng đắn mâu thuẫn của các quan hệ trao đổi.Những biện pháp khuyến khích hay hạn chế thương mại thường được sử dụng là thuế quan và các biện pháp phi thuế quan .Để điều tiết thị trường ,trong nhiều trường hợp nhà nước phải sử dụng thực lực kinh tế nhà nước để điều hòa cung cầu ,ổn định giá cả thị trường ,nâng cao sức mua của xã hội . e.Giám sát ,kiểm tra thực hiện các mục tiêu phát triển thương mại Quản lý nhà nước về thương mại bao giờ cũng hướng tới mục tiêu cụ thể phù hợp với định hướng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ .Do vậy ,thông qua thực hiện các chức năng của quản lý ,nhà nước sẽ giám sát ,kiểm tra và phát hiện những biểu hiện sai lệch ,những mâu thuẫn bất hợp lý trong quá trình thực hiện mục tiêu để từ đó đưa ra các giải pháp điều chỉnh sự phát triển cho phù hợp.Các mục tiêu của thương mại mang tính bền vững bao gồm mục tiêu về kinh tế xã hội ,về môi trường văn hóa ,trong đó mục tiêu kinh tế không chỉ là số lượng mà còn thể hiện ở chất lượng của tăng trưởng thương mại .Việc kiểm soát và điều chỉnh thực hiện mục tiêu phát triển thương mại đòi hỏi phải có sự phối hợp giữu các cấp và ngành ,giữa trung ương và địa phương ,giữu trong nước và quốc tế ,nhất là trong lĩnh vực quản lý nhà nước về thương mại dịch vụ ,trong các vấn đề buôn lậu và gian lận thương mại. Phần hai : Quản lý nhà nước về xăng dầu ở Việt Nam I.Chức năng và vai trò quản lý nhà nước về xăng dầu a. Quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu 1. Cơ sở kinh doanh xăng dầu phải được phát triển theo quy hoạch 8 Bộ Công thương có trách nhiệm lập quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh xăng dầu; phối hợp với các Bộ, cơ quang ngang Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình lập quy hoạch và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt. 2. Bộ Giao thông vận tải khi lập dự án xây dựng mới hoặc dự án cải tạo nâng cấp các đường quốc lộ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thương mại và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định vị trí các cơ sở kinh doanh xăng dầu theo tiêu chuẩn quy định dọc các tuyến đường này vào trong dự án; chỉ đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch của dự án đã được phê duyệt. 3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm lập quy hoạch phát triển cơ sở kinh doanh xăng dầu trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt. 4. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được phép đầu tư phát triển cơ sở kinh doanh xăng dầu phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng và xây dựng đúng quy hoạch do cấp có thẩm quyền phê duyệt. b. Tổ chức kinh doanh xăng dầu bao gồm : • Kinh doanh xuất khẩu ,nhập khẩu xăng dầu • Sản xuất xăng dầu • Kinh doanh phân phối xăng dầu • Kinh doanh dịch vụ xăng dầu • Dự trữ và lưu thông xăng dầu c. Quản lý kinh doanh xăng dầu Các quy định vể kinh doanh xăng dầu và điều kiện kinh doanh xăng dầu tại thị trường Việt Nam hiện nay được thực hiện theo nghị định Số 84/2009 NĐ CP của thủ tướng chính phủ. A. Một số khái niệm 9 1. Xăng dầu là tên chung để chỉ các sản phẩm của quá trình lọc dầu mỏ, dùng làm nhiên liệu, bao gồm: xăng động cơ, dầu diesel, dầu hoả, dầu mazut, nhiên liệu máy bay; các sản phẩm khác dùng làm nhiên liệu động cơ, không bao gồm các loại khí hoá lỏng. 2. Kinh doanh xăng dầu, bao gồm các hoạt động kinh doanh: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất xăng dầu; nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất, chế biến xăng dầu; sản xuất, chế biến xăng dầu; phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước; dịch vụ cho thuê cảng, kho, tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu và dịch vụ vận tải xăng dầu. 3. Sản xuất, chế biến xăng dầu là quá trình lọc dầu, chuyển hoá dầu thô và các nguyên liệu khác thành các sản phẩm xăng dầu. 4. Cơ sở kinh doanh xăng dầu là nơi thực hiện việc sản xuất, chế biến, giao nhận, tồn trữ, bán lẻ xăng dầu, bao gồm: cảng chuyên dụng xuất nhập xăng dầu; nhà máy sản xuất, chế biến xăng dầu; kho xăng dầu; phương tiện vận tải xăng dầu; cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu. 5. Nguyên liệu để sản xuất, chế biến xăng dầu, bao gồm: dầu thô, condensate, xăng có chỉ số octan cao, reformate, naphta và các chế phẩm, phụ gia khác. 6.Thương nhân kinh doanh xăng dầu bao gồm :thương nhân kinh doanh xuất khẩu ,nhập khẩu xăng dầu ,thương nhân sản xuất xăng dầu ,thương nhân làm tổng đại lý ,đại lý bán lẻ xăng dầu ,thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu. 7.Thương nhân đâu mối bao gồm :Thương nhân kinh doanh xuất khẩu ,nhập khẩu xăng dầu và thương nhân sản xuất xăng dầu. B.Quản lý kinh doanh xăng dầu 1. Nhập khẩu xăng dầu Hàng năm, căn cứ nhu cầu xăng dầu của nền kinh tế quốc dân và nguồn xăng dầu sản xuất trong nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương xác định nhu cầu định hướng về xăng dầu nhập khẩu của năm tiếp theo. Nhu cầu xăng dầu phục vụ cho quốc phòng được xác định riêng. 10 [...]... thống giao thông với hệ thống cơ sở kinh doanh xăng dầu 5 Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo thẩm quyền đối với các quy định có liên quan tại Nghị định này II .Thực trạng quản lý nhà nước về xăng dầu tại Việt Nam 1.Tổng quát về hoạt động kinh doanh xăng dầu Xăng dầu là một trong những loại vật tư chiến lược hàng... khẩu,nhập khẩu xăng dầu - Sản xuất xăng dầu - Kinh doanh phân phối xăng dầu - Kinh doanh dịhj vụ xăng dầu - Dự trữ và lưu thông xăng dầu 2 Bộ Tài chính Kiểm tra, giám sát thương nhân đầu mối thực hiện các quy định về việt thực thi quỹ bình ổn giá và giá bán xăng dầu 14 3 Bộ Khoa học và Công nghệ a) Kiểm tra, giám sát thương nhân kinh doanh xăng dầu thực hiện các quy định có liên quan về : - Thực hiện quyền... thương nhân kinh doanh nhập khẩu ,xuất khẩu xăng dầu - Điều kiện sản xuất xăng dầu, quyền và nghĩa vụ của thương nhân sản xuất xăng dầu - Quyền và nghĩa vụ của tổng đại lý ,đại lý và các cửa hàng bán lẻ xăng dầu - Quản lý số lượng và chất lượng xăng dầu b) Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện tiêu chuẩn về cửa hàng bán lẻ xăng dầu và quy định thực hiện thống nhất trong cả nước 4 Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối... Chuyển kinh doanh xăng dầu sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước hướng tới 3 mục tiêu: 1 Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phát triển kinh tế đất nước; bình ổn thị trường xăng dầu trong mọi tình huống 2.Giá bán xăng dầu thực sự được vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước 3 Hài hoà ba lợi ích Nhà nước ổn định nguồn thu - Người tiêu dùng được mua với mức giá hợp lý - Doanh nghiệp... lập để tại doanh nghiệp, được hạch toán riêng và chỉ sử dụng vào mục đích bình ổn giá 11 Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế hình thành, quản lý và sử dụng Quỹ Bình ổn giá 4.Giá bán xăng dầu - Nguyên tắc quản lý giá bán xăng dầu a) Giá bán xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước b) Thương nhân đầu mối được quyền quyết định giá bán buôn; việc điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu. .. Nhà nước công bố áp dụng các biện pháp bình ổn giá thông qua điều hành thuế, quỹ Bình ổn giá và theo quy định của pháp luật hiện hành - Quản lý số lượng và chất lượng xăng dầu 1 Chỉ được phép lưu thông xăng dầu trên thị trường Việt Nam có chất lượng phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và Tiêu chuẩn công bố áp dụng 2 Thương nhân kinh doanh xăng dầu phải thực hiện các quy định hiện hành về quản lý. .. thiết lập cơ chế quản lý điều hành kinh doanh xăng dầu mang tính khả thi, tạo ra sự chuyển động chung của nền kinh tế và thực hiện thành công mục tiêu hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Bài giảng quản lý nhà nước về thương mại ( Bộ môn kinh tế thương mại – trường đại học thương mại ) 2.Giáo trình quản lý kinh tế (Học viện chính trị quốc gia) 31 3 Giáo trình quản lý trên các lĩnh... bỏ ngoại tệ NK xăng dầu đã làm tăng tỉ lệ nhập siêu, không phát huy được năng lực đầu tư trong nước Đây là bài học về quản lý, điều hành thị trường xăng dầu Nhà máy lọc dầu Dung Quất lọc dầu thành công nhưng lại bị tồn kho Ảnh: Duy Quân 25 Việc tiêu thụ xăng dầu của NMLD Dung Quất đã gặp trắc trở kể từ khi nhà máy này chính thức đi vào hoạt động (31.5.2010) Đầu tiên là việc sản phẩm xăng máy bay ZA1... sự quản lý của Nhà nước, hoạt động kinh doanh xăng dầu cũng đã trải qua các giai đoạn tương ứng, từ phương thức cung cấp theo định lượng, áp dụng một mức giá thống nhất do Nhà nước quy định đến mua bán theo nhu cầu, thông qua hợp đồng kinh tế Để tiệm cận với những thay đổi đó, đặc biệt là giai đoạn bắt đầu tiếp cận thị trường, Nhà nước đã nhiều lần điều chỉnh cơ chế quản lý vĩ mô về kinh doanh xăng dầu. .. ngoại tệ nhập khẩu gần 60% nhu cầu xăng dầu cho nền kinh tế sau khi không còn nguồn xăng dầu theo Hiệp định Chính phủ chủ trương không áp dụng cơ chế bù giá cho các đối tượng sử dụng xăng dầu thông qua doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu là điều kiện quyết định để Việt Nam có thể tự cân đối được ngoại tệ nhập khẩu xăng dầu ngay cả khi nguồn ngoại tệ tập trung của Nhà nước từ dầu thô mới chỉ chiếm 17 tỷ trọng . doanh xăng dầu b. Tổ chức kinh doanh xăng dầu c. Quản lý kinh doanh xăng dầu d.Thanh tra ,kiểm tra xử lý các hoạt động kinh doanh xăng dầu. II .Thực trạng quản lý nhà nước về xăng dầu tại Việt Nam 1.Tổng. : Quản lý nhà nước về xăng dầu Phụ lục PHẦN THỨ I KHÁI QUÁT LÝ LUẬN 1.Khái niệm và một số đặc điểm của quản lý nhà nước về thương mại Quản lý nhà nước về thương mại Đặc điểm cơ bản của quản. kỳ. Đặc điểm cơ bản của quản lý nhà nước về thương mại Quản lý nhà nước về thương mại mang những đặc điểm chung của quản lý nhà nước về kinh tế.Mọi loại hình quản lý về kinh tế bao gồm hai hệ

Ngày đăng: 18/12/2014, 00:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w