gân hàng Đ
1 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô tại Viện Quản trị Kinh doanh – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đã truyền đạt, cung cấp những kiến thức bổ ích, mang tính thực tiễn cao trong suốt quá trình học tập tại Viện. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Banh lãnh đạo, các anh chị em đồng nghiệp tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt Hội sở chính và Chi nhánh Hà Nội đã giúp đỡ, cung cấp thông tin và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình làm luận văn. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Thầy giáo PGS.TS. Lê Huy Đức, Trưởng khoa Kế hoạch và Phát triển Trường Đại học Kinh tế Quố dân Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả Lê Thanh Huấn 2 MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. ABBank : Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình 2. BAOVIET Bank : Ngân hàng Thương mại cổ phần Bảo Việt 3. BĐH : Ban Điều hành 4. BHBV : Bảo hiểm Bảo Việt 5. BIDV : Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 6. CG : Chuyên gia 7. DN : Doanh nghiệp 8. DNNN : Doanh nghiệp nhà nước 9. HĐQT : Hội đồng quản trị 10. NH : Ngân hàng 11. NHBL : Ngân hàng bán lẻ 12. NHDN : Ngân hàng Doanh nghiệp 13. NHNN : Ngân hàng nhà nước 14. NHNNg : Ngân hàng nước ngoài 15. NHTM : Ngân hàng Thương mại 16. NHTV : Ngân hàng thành viên 17. PGD : Phòng giao dịch 18. POS : Điểm chấp nhận thẻ thanh toán 19. QLRR : Quản lý rỏ ro 20. TCTD : Tổ chức tín dụng 21. TMCP : Thương Mại Cổ phần 3 DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BIỂU ĐỒ, BẢNG SƠ ĐỒ HÌNH BIỂU ĐỒ 4 BẢNG 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết Cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong những năm qua, sự ra đời và phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam ngày càng mạnh mẽ. Cùng với quá trình phát triển đó là sự gia tăng áp lực cạnh tranh mọi mặt trên thị trường tài chính Ngân hàng. Bên cạnh đó, trong đàm phán về việc Việt Nam gia nhập WTO, lĩnh vực Ngân hàng là một trong những lĩnh vực được cam kết mở cửa mạnh mẽ, theo đó các Ngân hàng nước ngoài sẽ được phép hoạt động tại Việt Nam, được đối xử ngang bằng như những Ngân hàng của Việt Nam. Hiện nay, một số Ngân hàng nước ngoài như HSBC, ANZ, Standard Chartered, Citibank Việt Nam…đã chính thức bước vào thị trường Việt Nam. Các Ngân hàng Việt Nam không chỉ phải cạnh tranh với nhau và còn phải phải đối đầu với sự cạnh tranh khốc liệt của các Ngân hàng này về vốn, thương hiệu, công nghệ, nhân lực, kinh nghiệm, sản phẩm…tại chính thị trường Việt Nam. Ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) là một thành viên trẻ nhất trong hệ thống NHTM Việt Nam, mới chính thức đi vào hoạt động ngày 14/01/2009. Do đó mạng lưới các chi nhánh còn ít (tính đến cuối tháng 10/2011 toàn hệ thống BAOVIET Bank mới có 31 điểm giao dịch), thị phần còn rất nhỏ (tính đến 31/12/2010 thị phần cho vay và thị phần huy động của BAOVIET Bank chỉ chiếm 1% thị phần trong tổng số 08 Ngân hàng được khảo sát), sức cạnh tranh về nhiều mặt còn yếu. Vì vậy để tồn tại và phát triển trên thị trường tài chính đầy khắc nghiệt, đồng thời để thực hiện mục tiêu trở thành “Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam vào năm 2015”, BAOVIET Bank cần nhanh chóng hoàn thiện, nâng cao năng lực về mọi mặt. Là một thành viên của Ngân hàng TMCP Bảo Việt, với mong muốn Ngân hàng Bảo Việt hoạt động ngày càng an toàn và hiệu quả hơn, góp phần vào sự tăng trưởng ổn định, bền vững và lâu dài của ngành và của nền kinh tế, nên tác giả chọn đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại cổ phần Bảo Việt làm đề tài nghiên cứu. 6 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống một số lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh. - Làm rõ những tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTM. - Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Bảo Việt để tìm ra những hạn chế. - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Bảo Việt. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a) Đối tượng nghiên cứu: “Năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Bảo Việt”. b) Phạm vi nghiên cứu : - Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt tại Hà Nội. - Thời gian của dữ liệu nghiên cứu: + Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ năm 2009 đến năm 2010. + Số liệu sơ cấp: Được thu thập từ tháng 01/2011 đến tháng 10/2011. 4. Phương pháp nghiên cứu: a) Quy trình nghiên cứu: Cơ sở lý luận Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của BAOVIET Bank Số liệu sơ cấp Số liệu thứ cấp Thực trạng năng lực cạnh tranh của BAOVIET Bank Phân tích SWOT Những nguyên nhân hạn chế NLCT của BAOVIET Bank Phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của BAOVIET Bank b) Phương pháp thu thập số liệu. 7 Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các Báo cáo thường niên, Bản công bố thông tin, từ cơ quan thống kê, tạp chí… Qua đó thu thập các số liệu như nguồn vốn chủ sở hữu, số lượng lao động, công nghệ, hệ thống mạng lưới, quy mô vốn huy động và cho vay .liên quan đến các tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của BAOVIET Bank cũng như của các đối thủ khác. 8 Số liệu sơ cấp được thu thập từ hai nguồn đó là: * Phương pháp sử dụng phiếu điều tra: Tác giả tiến hành điều tra 300 khách hàng được chia làm hai nhóm (mỗi nhóm 150 người) gồm một nhóm là khách hàng hiện hữu đang giao dịch với BAOVIET Bank, và một nhóm là khách hàng tiềm năng (chưa giao dịch với BAOVIET Bank). Với mỗi nhóm khách hàng tác giả phát ra 150 phiếu trong tổng số 300 phiếu. ― Với nhóm khách hàng hiện hữu đang giao dịch tại BAOVIET Bank, tác giả gửi phiếu hỏi cho các giao dịch viên, khi có khách hàng đến giao dịch sẽ nhờ khách hàng trả lời theo bảng câu hỏi, đồng thời tác giả trực tiếp phát phiếu cho những khách hàng mà tác giả phụ trách quản lý. Tác giả phát ra 150 phiếu tuy nhiên do một số khách hàng đến giao dịch lần đầu, họ cho rằng chưa có nhiều thông tin nên họ không đánh giá, do dó tác giả thu về được 135 phiếu. ― Với nhóm khách hàng tiềm năng (chưa giao dịch tại BAOVIET Bank). Thông qua danh sách khách hàng tiềm năng được cung cấp bởi phòng phát triển thị trường và phòng kinh doanh của BAOVIET Bank, tác giả phát ra 150 phiếu và thu về được 140 phiếu theo phương thức điều tra sau: + Gửi qua email: Thu được 98 phiếu + Gọi điện thoại: Thu được 22 phiếu. + Gặp trực tiếp phỏng vấn: Thu được 20 phiếu. Phiếu điều tra Phiếu điều tra được thiết kế gồm có 2 phần như sau: + Phần I: các thông tin chung. + Phần II: thông tin khảo sát. * Phương pháp phỏng vấn sâu: Dựa vào bộ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh theo mô hình APP (Asset - Process - Performance) của Tiến sĩ Ajitabh Ambastha và Tiến sĩ K. Momaya, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 10 chuyên gia trong ngành Ngân hàng để lựa chọn ra các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của các NHTM. Các chuyên gia tham gia phỏng vấn sâu là Giám đốc các phòng giao dịch, giám đốc chi nhánh và lãnh đạo cấp cao. 9 Nội dung phỏng vấn: Nội dung được xoay quanh về vấn đề năng lực cạnh tranh của các NHTM nói chung và của Ngân hàng Bảo Việt nói riêng và các tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh đó. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của BAOVIET Bank và các giải pháp để khắc phục. Bên cạnh đó tìm hiểu mức độ quan tâm của các lãnh đạo trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của BAOVIET Bank, những mục tiêu cần đạt được và giải pháp cụ thể để đạt được mục tiêu đó. c) Phương pháp phân tích số liệu: Số liệu sau khi thu thập được xử lý trên Excel với công cụ như bảng so sánh chéo, thống kê, biểu bảng để phân tích, tổng hợp, so sánh… giữa BAOVIET Bank và các đối thủ cạnh tranh, nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu. 5. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, kết cấu luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Bảo Việt Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Bảo Việt CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH 10 VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1.1. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 1.1.1. Cạnh tranh Khái niệm cạnh tranh Theo K.Marx: “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất”. Theo Michael Porter (1980) thì: Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi. Từ các khái niệm về cạnh trạnh như trên, khi gắn với các NHTM ta có thể đưa ra khái niệm về “Cạnh tranh của NHTM” như sau: Cạnh tranh của NHTM là khả năng tạo ra và sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh, để giành thắng lợi trong quá trình cạnh tranh với các NHTM khác, là nỗ lực hoạt động đồng bộ của ngân hàng trong một lĩnh vực khi cung ứng cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, chi phí rẻ nhằm khẳng định vị trí của ngân hàng vượt lên khỏi các ngân hàng khác trong cùng lĩnh vực hoạt động ấy. Từ định nghĩa về cạnh tranh nêu trên có thể thấy, để có sự cạnh tranh đòi hỏi trong nền kinh tế phải có các điều kiện tiên quyết sau: − Phải có nhiều chủ thể cùng tham gia cạnh tranh với nhau, các chủ thể có cùng mục đích, mục tiêu, tức là phải có một đối tượng mà chủ thể cùng hướng đến chiếm đoạt. [...]... yếu tố "sáng tạo", sự năng động sẽ giúp BAOVIET Bank tạo ra những bước tiến cần thiết trong quá trình phát triển của mình, đảm bảo cạnh tranh hiệu quả Hiệu quả bền vững: BAOVIET Bank ưu tiên cho các nỗ lực, những đóng góp thiết thực để tạo ra hiệu quả bền vững Ngoài việc đặt ra những mục tiêu hiệu quả mang tính áp lực cao cho hoạt động kinh doanh của mình, BAOVIET Bank thực sự coi trọng việc đánh giá... nhiệm với cộng đồng và xã hội 36 Giá trị cốt lõi Chuẩn mực toàn diện: BAOVIET Bank hướng tới những chuẩn mực để xây dựng một ngân hàng hiện đại, đó là chuẩn mực về mô hình tổ chức, mô thức quản trị, chuẩn mực về công nghệ, chuẩn mực về dịch vụ ngân hàng, và chuẩn mực về môi trường hoạt động chuyên nghiệp Sáng tạo không ngừng: BAOVIET Bank coi sáng tạo là chìa khóa của thành công trong môi trường kinh... phép hoạt động số 328/GP-NHNN, ngày 11/12/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngân hàng TMCP Bảo Việt (BAOVIET Bank) đã chính thức trở thành thành viên trẻ nhất của tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt cũng như hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam Sự ra đời của BAOVIET Bank góp phần hình thành thế chân kiềng vững chắc giữa Bảo hiểm - Ngân hàng - Chứng khoán, tạo nên sức mạnh tổng... đũng rủi ro xây dựng nguồn lực, năng lực cần thiết cho việc duy trì hiệu quả bền vững cho nhiều năm tiếp theo Đồng lòng chia sẻ: BAOVIET Bank đề cao tính hợp tác, sự đồng lòng, ý thức xây dựng niềm tin trong các mối quan hệ nội bộ cũng như các giao dịch với đối tác khác nhau BAOVIET Bank tin tưởng vào sự thành công của một tập thể có năng lực và biết hợp tác, chia sẻ; kết quả kinh doanh phụ thuộc nhiều... nhiều dịch vụ giao dịch thông qua thẻ ngân hàng BAOVIET Bank với sản phẩm thẻ BVIP, mang lại sự thành công hoàn hảo cho khách hàng với tính năng vượt trội là: Tài chính, Bảo hiểm và Đầu tư vv Nhằm chia sẻ cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thẻ và tạo thuận lợi cho người sử dụng, các ngân hàng đã liên kết tạo thành các liên minh thẻ Các liên minh thẻ hiện nay bao gồm: Liên minh thẻ Smartlink: Mạng lưới... thống Smartlink bao phủ tới 95% số lượng ATM, POS tại Việt Nam, phục vụ trên 30 triệu chủ thẻ nội địa, xử lý tổng giá trị giao dịch bình quân gần 106 tỷ đồng/ngày Liên minh thẻ Banknetvn: với 16 thành viên, số lượng máy ATM chiếm 62% (2,654 máy), máy POS/EDC chiếm 46% (10,548) và đã phát hành 5,170,229 thẻ (chiếm 62%) Liên minh thẻ VNBC (Liên minh thẻ Đông Á): Hiện nay có 9 thành viên bao gồm ngân... khai một sản phẩm bao giờ người ta cũng phải nghĩ tới 3 cấp độ của sản phẩm đó là: Sản phẩm cốt lõi (core product): là lợi ích căn bản mà sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, thí dụ như bột giặt Tide thì sản phẩm cốt lõi (cốt lõi sản phẩm) của nó là chất tẩy quần áo Sản phẩm cụ thể (actual product): là thành phần hữu hình của sản phẩm, gồm mức độ chất lượng, kiểu dáng, tên hiệu, bao bì, đặc điểm... toàn hệ thống Bảo Việt Với các cổ đông sáng lập là Tập đoàn Bảo Việt, Tổng công ty sữa Việt Nam (Vinamilk) và Công ty Cổ phần Tập đoàn CMC cùng một số cổ đông là các tổ chức có uy tín khác trong nước, BAOVIET Bank có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát triển quan hệ đối tác với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, ứng dụng công nghệ ngân hàng tiến tiến và hiệu quả nhất để tạo nên sức mạnh cạnh... đó có thể cùng đưa các giải pháp phù hợp, tạo lập trên cơ sở sự tin tưởng giữa các bên Hoạt động với phương châm “Niềm tin vững chắc, cam kết vững bền”, Ban lãnh đạo cùng tập thể đội ngũ nhân viên của BAOVIET Bank cam kết cung cấp cho quý khách hàng một dịch vụ với chất lượng hoàn hảo trong từng khâu phục vụ xây dựng trên nền tảng công nghệ quản trị ngân hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế nhằm mang lại lợi... một không gian lan tỏa và đa dạng, các thay đổi công nghệ tác động lên nhiều bộ phận của xã hội Các tác động này chủ yếu thông qua các sản phẩm, quá trình công nghệ, và vật liệu mới Phân đoạn công nghệ bao gồm các thể chế, các hoạt động liên quan đến việc sáng tạo ra các kiến thức mới, chuyển dịch các kiến thức đó đến các đầu ra, các sản phẩm, các quá trình và các vật liệu mới 25 Một trong những tác . của BAOVIET Bank Số liệu sơ cấp Số liệu thứ cấp Thực trạng năng lực cạnh tranh của BAOVIET Bank Phân tích SWOT Những nguyên nhân hạn chế NLCT của BAOVIET. khách hàng hiện hữu đang giao dịch với BAOVIET Bank, và một nhóm là khách hàng tiềm năng (chưa giao dịch với BAOVIET Bank). Với mỗi nhóm khách hàng tác