Liên minh viến thông quốc tế ITU, ủy ban thực phẩm CAC

25 376 0
Liên minh viến thông quốc tế ITU, ủy ban thực phẩm CAC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

tiểu luận Liên Minh Viễn Thông quốc tế ITU Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) được thành lập ngày 15 tháng 7 năm 1947. ITU là tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc. Trụ sở ITU đặt tại Giơnevơ, Thụy sĩ. Ngày 1751865, 20 nước đã ký Công ước Điện báo Quốc tế (International Telegraph Convention) lần thứ nhất và hiệp ước thành lập Liên minh Điện báo Quốc tế (Internatonal Telegraph Union ITU) tổ chức tiền thân của Liên minh Viễn thông Quốc tế hiện nay. Liên minh được thành lập với mục tiêu ban đầu là: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc bổ sung, sửa đổi thường xuyên những điều khoản của Công ước và những hiệp định quốc tế được ký kết trong lĩnh vực điện báo

Mục lục Contents Mục lục 1 Contents 1 MỞ ĐẦU 3 B .Liên minh Viễn thông Quốc tế (International Telecommunication Union- ITU) 4 I. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP: 4 1. Nguồn gốc: 4 2. Sứ mệnh và hoạt động: 5 3.Cơ cấu tổ chức của ITU: 7 II. CÁC HOẠT ĐỘNG GẦN ĐÂY CỦA ITU: 7 1. Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Xã hội Thông tin (World Summit on the Information Society – WSIS) : 8 2. Hội nghị Toàn quyền ITU lần thứ 17 Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ (6-24/11/2006): 8 III. QUAN HỆ VIỆT NAM-ITU 9 1. Quan hệ Việt Nam với ITU: 9 2. ITU hỗ trợ Việt Nam: 9 3. Đánh giá quan hệ Việt nam - ITU: 10 4. Viettel và ITU 10 C.Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm – CAC 11 I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH 11 II. MỤC TIÊU CỦA CAC 12 III.Cơ cấu tổ chức CAC 13 3.1 Thành viên 13 3.2 Ngân sách nhà nước 13 1 3.3 Quản trị 14 3.4 Thư ký 14 3.5 Ủy ban vấn đề chung 15 3.6 Ủy ban hàng hóa 15 IV. HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN CAC 16 4.1 Vệ sinh thực phẩm 17 4.2 Tiêu chuẩn sản xuất 18 V. Việt Nam tham gia CAC 19 5.1 Chức năng và nhiệm vụ của Ủy ban Codex Việt Nam 19 5.2 Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Codex Việt Nam có hệ thống tổ chức như sau: 20 5.3 NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG 21 5.4 Nhiệm kỳ hoạt động 23 5.5 Kinh phí hoạt động 23 D. KẾT LUẬN 24 2 MỞ ĐẦU Tiêu chuẩn hoá là một phương tiện có hiệu quả để phát triển công nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung, không những trong phạm vi từng nước mà còn trên phạm vi toàn cầu Tiêu chuẩn hoá thực tế đã có từ lâu đời, ban đầu là việc quy định về hình dáng của đồ vật, những đơn vị đề đo lường phục vụ cho giao lưu buôn bán, trao đổi. Cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ thứ XVIII là một sự kiện quan trọng tạo điều kiện cho công tác tiêu chuẩn hoá phát triển lên một bước có tổ chức và hệ thống. Sự phân công lao động cùng với việc sử dụng các máy móc trong sản xuất, đòi hỏi phải chuyên môn hoá trong sản xuất. Muốn tiến hành tổ chức chuyên môn hoá thì phải tiêu chuẩn hoá sản phầm. Tiêu chuẩn hoá sản phẩm trong phạm vi xí nghiệp đã mang lại khả năng hợp lý hoá quá trình sản xuất và mang lại lợi nhuận cao. Do công nghiệp phát triển, sự trao đổi hàng hoá ngày càng mở rộng, hoạt động tiêu chuẩn hoá cũng được mở rộng từ phạm vi xí nghiệp và công ty sang phạm vi quốc gia. Ngày nay, tiêu chuẩn hoá đã trở thành một hoạt động liên quan đến mọi vấn đề thực tiễn và cả các vấn đề tiềm ẩn mang ý nghĩa định hướng phát triển cho tương lai. Công tác tiêu chuẩn hoá được tiến hành dựa trên kết quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật và vận dụng các kinh nghiệm thực tiễn không những đã giúp mọi loại hình sản xuất kinh doanh, của từng tổ chức, doanh nghiệp riêng lẻ vào nền nếp, hiệu quả mà còn tạo tiền đề cho sự phát triển hài hoà và hợp tác trong mọi lĩnh vực giao lưu, thương mại ở khu vực và quốc tế. Tiêu chuẩn hoá, thực chất là ban hành và áp dụng tiêu chuẩn, là một phương tiện có hiệu quả để phát triển công nghiệp nói riêng và kinh tế nói chung, không những trong phạm vi từng nước mà kể cả trên phạm vi toàn cầu. Nhất là trong thời kì hội nhập như hiện nay thì công tác tiêu chuẩn hóa quốc tế đóng vai trò vô cùng quan trọng. 3 Tiêu chuẩn hoá quốc tế là hoạt động tiêu chuẩn hoá được mở rộng cho tất cả các tổ chức tương ứng ở tất cả các nước tham gia. Tiêu chuẩn hoá quốc tế là hoạt động của các tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế dựa trên điều lệ của các tổ chức này. Một số tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế lớn như: ISO, IEC, CAC, ITU, IOML… Để hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn hóa bài tiểu luận của nhóm em xin trình bày về hai tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế là ITU, CAC B .Liên minh Viễn thông Quốc tế (International Telecommunication Union- ITU) I. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP: 1. Nguồn gốc: Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) được thành lập ngày 15 tháng 7 năm 1947. ITU là tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc. Trụ sở ITU đặt tại Giơ-ne-vơ, Thụy sĩ. Ngày 17/5/1865, 20 nước đã ký Công ước Điện báo Quốc tế (International Telegraph Convention) lần thứ nhất và hiệp ước thành lập Liên minh Điện báo Quốc tế (Internatonal Telegraph Union - ITU) - tổ chức tiền thân của Liên minh Viễn thông Quốc tế hiện nay. Liên minh được thành lập với mục tiêu ban đầu là: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc bổ sung, sửa đổi thường xuyên những điều khoản của Công ước và những hiệp định quốc tế được ký kết trong lĩnh vực điện báo. Các hoạt động chính hiện nay của ITU bao trùm tất cả các vấn đề thuộc lĩnh vực viễn thông. ITU có ba khu vực hoạt động chính: - ITU - R (Radiocommunication Sector): Liên quan đến hệ thống và thiết bị phát thanh; - ITU - T (Telecommunication Standardization Sector): Biên soạn các qui định kỹ thuật về hệ thống, mạng và dịch vụ bưu chính viễn thông; - ITU - D (Development Sector): Soạn thảo những khuyến nghị, nghị quyết, hướng dẫn, sổ tay, báo cáo… 2. Thành viên của ITU: 4 ITU hiện có 193 quốc gia thành viên (Member States), 700 thành viên khu vực nhân (Sector Member) và 169 thành viên liên kết (Associated) và 48 học viện (Academia). Ban Tiêu chuẩn hoá trong lĩnh vực truyền thông (ITU-T) là một ban tiêu chuẩn hoá chuyên ngành của ITU, được thành lập ngày 01/3/1993 để thay thế cho Uỷ ban Tư vấn quốc tế về điện thoại và điện báo (CCITT, thành lập năm 1865). Các nước thành viên có trách nhiệm đóng góp tài chính tự nguyện. Mức đóng góp tối đa là 40 đơn vị (năm 1995 ITU quy định mỗi đơn vị đóng góp là 330.000 Phơ răng Thụy sĩ) và tối thiểu là 1/6 đơn vị dành cho các nước đang phát triển. Việt nam đăng ký hàng năm đóng góp 1/2 đơn vị. Các thành viên ITU-T bao gồm: - Thành viên đương nhiên: Văn phòng ITU của các nước thành viên ITU; - Thành viên tham gia: Các cơ quan, tổ chức khoa học và công nghiệp đang hoạt động được thừa nhận; các tổ chức viễn thông, tiêu chuẩn hoá, tài chính và phát triển khu vực và quốc tế. Việt Nam gia nhập ITU từ ngày 24/9/1951. Bộ Thông tin và Truyền thông là đại diện của Việt Nam tham gia vào ITU. 2. Sứ mệnh và hoạt động: ITU được thành lập nhằm các mục đích sau: Sứ mệnh của ITU-T là xây dựng, xuất bản, phổ biến và giám sát việc áp dụng các Khuyến nghị tiêu chuẩn hoá (có vai trò tương tự như các tiêu chuẩn ISO và IEC) cho các hoạt động viễn thông trên cấp độ toàn cầu, thông qua việc nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật, thao tác và thuế quan về truyền thông quốc tế. Hiện thời, hoạt động tiêu chuẩn hóa của ITU-T được tiến hành bởi: - Nhóm Tư vấn về Tiêu chuẩn hoá Truyền thông (TSAG); - Các Nhóm Nghiên cứu (SG); - Các Nhóm điều phối liên ban (với Ban Liên lạc vô tuyến). 5 Sau khi chấp nhận, các Khuyến cáo ITU-T được ban hành dưới hình thức in ấn và điện tử được phân loại thành các bộ Khuyến cáo theo chủ đề và được đánh số trong từng bộ. Các xuất bản phẩm khác về lập kế hoạch và quản lý môi trường, hệ thống, thiết bị, mạng lưới và dịch vụ truyền thông được xuất bản và chỉnh lý khi cần thiết, bổ sung cho các Khuyến cáo. Việc tiếp cận với các thông tin về ITU-T, Cục Tiêu chuẩn hoá Truyền thông (TSB) và các Khuyến cáo có thể được thực hiện qua dịch vụ ITU Online. Các khuyến nghị được ITU-T xây dựng và ban hành trên cơ sở đồng thuận và không phải là các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng. Tuy không có hiệu lực bắt buộc áp dụng nhưng các khuyến nghị của ITU-T thường được các nước tuân thủ vì chúng là cơ sở kỹ thuật cho việc đảm bảo khả năng tương thích của các hệ thống, mạng lưới và cho phép cung cấp dịch vụ viễn thông trên phạm vi toàn cầu. Các khuyến nghị này được các nước thành viên nghiên cứu và tham khảo khi xây dựng tiêu chuẩn viễn thông của nước mình. - Giữ vững và tăng cường hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực hữu tuyến, vô tuyến, cáp quang, vệ tinh của tất cả các nước thành viên nhằm hoàn thiện việc sử dụng viễn thông một cách có hiệu quả nhất. - Khuyến khích và trợ giúp kỹ thuật cũng như các nguồn tài trợ cho các nước đang phát triển trong lĩnh vực viễn thông, phát triển các phương tiện kỹ thuật giúp các nước đang phát triển khai thác có hiệu quả các dịch vụ viễn thông. - Tăng cường sử dụng các dịch vụ viễn thông với mục đích thúc đẩy hoà bình thế giới. - Phân bổ và quản lý các tần số vô tuyến điện cũng như các vị trí liên quan đến quỹ đạo của các về tinh địa tĩnh để tránh nhiễu giữa các trạm thông tin vô tuyến của các nước khác nhau. - Tạo lập tiêu chuẩn viễn thông thế giới, nhưng vãn bảo đảm chất lượng dịch vụ viễn thông. - Khuyến khích sự cộng tác giữa các thành viên để cước phí dịch vu gỉam xuống thấp nhất, nhưng vẫn bảo dảm chất lượng và đảm bảo quản lý tài chính viễn thông công khai, độc lập. 6 - Thống nhất toàn cầu để sử dụng các dịch vụ viễn thông trong việc cứu hộ con người và vật chất khi cần thiết. 3.Cơ cấu tổ chức của ITU: a) Hội nghị toàn quyền: Hội nghị toàn quyền là cơ quan cao nhất của ITU. Hội nghị toàn quyền Hội nghị toàn quyền gồm đại diện của tất cả các nước thành viên ITU, họp 4 năm một lần và có các chức năng: hoạch định các chính sách chung để thực hiện các mục đích của ITU; xem xét và quyết định việc sửa đổi, bổ sung Hiến chương, các Công ước của ITU; bầu các cơ quan lãnh đạo của ITU như Tổng Thư ký, Phó Tổng thư ký, các thành viên của Hội đồng điều hành ITU và 3 cục trưởng về Tiêu chuẩn hoá viễn thông; Thông tin vô tuyến; và Phát triển viễn thông. b) Hội đồng điều hành: Hội đồng điều hành do Hội nghị toàn quyền bầu ra theo từng khu vực: Châu Mỹ (A) 12 thành viên; Tây Âu (B) 8 thành viên; Đông Âu (C) 7 thành viên; Châu Phi (D) 22 thành viên; Châu Á và Châu Đại dương (E)18 thành viên. Hội đồng điều hành là cơ quan quản trị giữa hai kỳ Hội nghị toàn quyền, để thực hiện các chính sách do Hội nghị toàn quyền đề ra. Hội đồng điều hành họp thường kỳ hàng năm. c) Ban Thư ký & các Văn phòng: Ban thư ký & các Văn phòng do Tổng Thư ký đứng đầu. Tổng Thư ký và phó Tổng thư ký do Hội nghị toàn quyền ITU bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 4 năm và được tái cử 1 lần. Giúp Tổng Thư ký gồm: - Văn phòng Thông tin vô tuyến do 1 Cục trưởng lãnh đạo; Văn phòng Tiêu chuẩn hoá viễn thông do 1 Cục trưởng lãnh đạo; Văn phòng Phát triển viễn thông do 1 Cục trưởng lãnh đạo và Uỷ ban thể lệ thông tin vô tuyến gồm 12 thành viên chia theo các khu vực. II. CÁC HOẠT ĐỘNG GẦN ĐÂY CỦA ITU: 7 1. Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Xã hội Thông tin (World Summit on the Information Society – WSIS) : Ngày 21/12/2001, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết A/RES/56/183 về việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh về Xã hội Thông tin (WSIS) dưới sự bảo trợ của Tổng thư ký Liên hợp quốc, trong đó Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) đóng vài trò chủ đạo trong việc phối hợp với các cơ quan Liên hợp quốc và nước đăng cai để chuẩn bị. Hội nghị có mục tiêu là tìm ra những giải pháp toàn cầu nhằm đưa công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ phát triển kinh tế- xã hội và bền vững, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển trong Tuyên bố Thiên Niên Kỷ của Liên hợp quốc và khắc phục sự tụt hậu của các nước đang phát triển trong lĩnh vực thông tin, tạo điều kiện cho tất cả các nước hội nhập thành công vào xã hội thông tin.Theo kế hoạch, Hội nghị được tổ chức thành 2 giai đoạn. WSIS giai đoạn 1 được tổ chức tại Geveva (Thụy Sĩ) từ 10-12/12/2003 và WSIS giai đoạn 2 được tổ chức tại Tunis (Tunisia) từ 16-18/11/2005.Tham dự Hội nghị sẽ là các Nhà lãnh đạo cấp nhà nước, đại diện chính phủ, quốc hội, các tổ chức quốc tế, khu vực, các tổ chức phi chính phủ. Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Xã hội Thông tin (WSIS), tại Tunis, Tunisia (16-18/11/2005) đã xem xét và và thông qua các văn kiện cuối cùng gồm Cam kết Tunis (Tunis Commitment) và Chương trình nghị sự Tunis về Xã hội Thông tin (Tunis Agenda on the Information Society). 2. Hội nghị Toàn quyền ITU lần thứ 17 Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ (6-24/11/2006): - Hội nghị tập chung vào những nội dung chính là các vấn đề về mục tiêu phát triển ngành Viễn thông - Công nghệ thông tin - Truyền thông, các vấn đề về tài chính và hoạt động của Liên minh. Hội nghị cũng đề ra chiến lược và những kết quả cụ thể cần đạt của Liên minh nói chung và các lĩnh vực của ITU nói riêng cho giai đoạn hoạt động 2008-2011 nhằm bảo đảm vai trò chủ đạo của ITU đối với sự phát triển của ngành Viễn thông – Công nghệ thông tin - Truyền thông. Hội nghị cũng đã thông qua các đề xuất sửa đổi Hiến chương và Công ước của ITU nhằm mục tiêu tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả công việc của ITU, đáp ứng với tình hình thay đổi của môi trường viễn thông quốc tế giai đoạn hiện nay, làm tăng hiệu quả và giảm chi phí cho các hoạt động của ITU, tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp vào các hoạt động của ITU. Hội nghi cũng đã thông qua 3 Quyết định và 59 8 Nghị quyết liên quan đến hoạt động, tài chính và phân bổ nguồn vốn, cơ cầu tổ chức và kế hoạch chiến lược của ITU giai đoạn 2008-2011. III. QUAN HỆ VIỆT NAM-ITU 1. Quan hệ Việt Nam với ITU: Việt Nam tham gia ITU từ 1976. Đến 1982 Tổng cục Bưu điện chính thức tham dự Hội nghị toàn quyền lần thứ 10 tại Nai-rô-bi (Kê- ni- a). Năm 1994, Việt Nam được bầu vào Hội đồng điều hành - cơ quan lãnh đạo quan trọng của ITU. Tại Hội nghị toàn quyền lần thứ 16 họp tại Ma rốc họp tháng 10/2002, Việt Nam được tái cử lần thứ 3 vào Hội đồng điều hành ITU. Như vậy Việt Nam đã tham gia Hội đồng điều hành ITU ba nhiệm kỳ liên tiếp 1994-1998, 1998-2002, 2002-2006. Việt nam tiếp tục tham gia vào nhóm nghiên cứu số 3 trong lĩnh vực tiêu chuẩn hoá viễn thông về vấn đề tính cước và thanh toán nhằm bảo vệ quyền lợi cho các nước đang phát triển. 2. ITU hỗ trợ Việt Nam: ITU đã giúp Việt Nam thực hiện một số dự án sau: a) Dự án thử nghiệm viễn thông cộng đồng đa mục tiêu nhằm phát triển viễn thông cộng đồng góp phần nâng cao mức sống cho nhân dân vùng sâu, vùng xa; b) Dự án "Phác thảo chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) Việt Nam đến 2010 và định hướng đến 2020" giúp đào tạo chuyên gia Việt Nam đủ năng lực triển khai Chương trình lập kế họach mạng viễn thông PLANITU c) Mời cán bộ Việt nam dự các khoá đào tạo, hội thảo về chính sách phát triển viễn thông, thương mại điện tử, thanh toán quốc tế v/v do ITU tổ chức. Hai bên cũng đã thống nhất những điểm chính trong chiến lược phát triển viễn thông Việt Nam. ITU đang và sẽ hỗ trợ Việt Nam trong bốn vấn đề: 9 + Định hướng, kinh nghiệm, chính sách phát triển của viễn thông quốc tế đối với Việt Nam; + Hỗ trợ tiêu chuẩn kỹ thuật, dịch vụ để Việt Nam đi tắt đón đầu; + ITU sẽ giúp Việt Nam nghiên cứu quy hoạch quỹ đạo vệ tinh, hỗ trợ triển khai Vinasat 2; + Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cả chuyên môn và quản lý 3. Đánh giá quan hệ Việt nam - ITU: Ta tham gia ITU, ta có điều kiện mở rộng quan hệ hợp tác, tranh thủ sự hỗ trợ tư vấn về xây dựng các thể chế quản lý, kế hoạch phát triển mạng lưới viễn thông Việt Nam. Đồng thời ITU đã tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ của ta học tập, trao đổi quốc tế về những chủ trương chính sách quản lý viễn thông, nắm bắt xu hướng phát triển và môi trường viễn thông quốc tế, các công nghệ mới cũng như là môi trường tốt để đào tạo cán bộ Việt Nam, nâng cao kiến thức trong quản lý và khai thác dịch vụ viễn thông. 4. Viettel và ITU . Năm 2009, Viettel là doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam đầu tiên trở thành thành viên một tổ chức của Liên Hợp Quốc, ITU 10 [...]... tiêu chuẩn an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và bảo đảm công bằng trong thương mại quốc tế về thực phẩm 4.2 Tiêu chuẩn sản xuất Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm đã thông qua 204 tiêu chuẩn thực phẩm khác nhau cho thực phẩm trong tất cả các nhóm thực phẩm chính của giao dịch ở cấp độ quốc tế Quy tắc thực hành hướng dẫn về sản xuất chấp nhận được và chế biến thực phẩm và thực hành xử lý... thực phẩm Bên cạnh đó, CAC còn ban hành những quy phạm thực hành, hướng dẫn, các biện pháp khuyến nghị nhằm hỗ trợ, chi tiết hoá các yêu cầu về thực phẩm, góp phần minh bạch hoá, hài hoà và thuận lợi hoá thương mại quốc tế Để thực hiện tốt mục tiêu của mình Ủy ban Codex quốc tế bao gồm có 18 ban kỹ thuật trong đó có Ban kỹ thuật Codex về Vệ sinh thực phẩm và 01 Nhóm đặc trách về thức ăn chăn nuôi thực. .. dựng và ban hành các tiêu chuẩn quốc tế về thực phẩm Codex Alimentarius, theo tiếng la-tinh, có nghĩa là quy phạm thực phẩm Hiện Ủy ban Codex quốc tế đã có 187 quốc gia thành viên CAC triển khai hoạt động kỹ thuật của mình thông qua 28 Ban kỹ thuật gồm 10 Ban kỹ thuật về những chủ đề chung và 18 Ban kỹ thuật về những mặt hàng xác định CAC đã công bố được 237 tiêu chuẩn Codex cho các mặt hàng thực phẩm, ... vệ sinh thực phẩm, gia tăng các bệnh do thực phẩm, các 17 vấn đề liên quan đến thương mại thực phẩm quốc tế do đó ảnh hưởng đến nền kinh tế của các quốc gia Để đáp ứng được những nhu cầu hiện tại, Ban kỹ thuật Codex quốc tế về vệ sinh thực phẩm đã có những thay đổi về nội dung trong hoạt động xây dựng tiêu chuẩn, các văn bản liên quan, đặc biệt đóng vai trò trọng yếu đối với an ninh thực phẩm toàn cầu... hai của Ủy ban là một trong những giao dịch với một loại hình cụ thể của lớp hoặc nhóm thực phẩm như sữa và các sản phẩm sữa, chất béo và các loại dầu, cá và các sản phẩm cá Có 12 Ủy ban hàng hóa như vậy và mỗi hoạt động một cách thẳng đứng trên các thực phẩm cụ thể hoặc các loại thực phẩm được phân bổ cho họ.Bất kể loại của Ủy ban (chức năng theo chiều dọc hoặc ngang) các Uỷ ban của CAC là liên chính... cứ để phán xử tranh chấp trong thương mại quốc tế về thực phẩm như được quy định trong Hiệp ước về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) và kiểm dịch động thực vật (SPS) Bộ tiêu chuẩn thực phẩm Codex là một bộ tập trung các tiêu chuẩn thực phẩm đã được quốc tế công nhận, các quy định liên quan đến vệ sinh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất nhiễm bẩn, ghi nhãn và trình... Việt Nam tham gia CAC Việt Nam là thành viên chính thức của ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (CAC) từ năm 1989 Năm 1994 với việc thành lập Uỷ ban Tiêu chuẩn thực phẩm Việt Nam (viết tắt là Uỷ ban Codex Việt Nam) là tổ chức Quốc gia liên ngành do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, có chức năng tham mưu về công tác tiêu chuẩn hóa cho các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến thực phẩm; tham gia các... Uỷ ban Codex quốc tế; 19 5 Đề xuất việc thành lập các Ban kỹ thuật tiêu chuẩn của Việt Nam tương ứng với các Ban kỹ thuật tiêu chuẩn của Uỷ ban Codex quốc tế; 6 Hợp tác với chương trình tiêu chuẩn về thực phẩm của Tổ chức lương thực Thế giới (FAO), tổ chức y tế Thế giới (WHO), các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan.; 7 Tham gia các Hội nghị của CAC; 8 Tham gia giải quyết một số vấn đề khác có liên. .. các tổ chức quốc tế khác và của trong nước có liên quan đến thực phẩm cho các cơ quan liên quan; f Thông tin, tuyên truyền và giới thiệu các tiêu chuẩn, khuyến nghị của CAC; g Theo dõi, cập nhật nội dung dự thảo các tiêu chuẩn, văn bản của Uỷ ban Codex quốc tế Thường xuyên cập nhật các hoạt động của Uỷ ban Codex quốc tế và thông báo cho các thành viên của Uỷ ban Codex Việt Nam, các trưởng ban kỹ thuật... đó, cho đến nay hệ thống tiêu chuẩn Codex quốc tế đã có hơn 300 tiêu chuẩn, các văn bản hướng dẫn, quy phạm thực hành vệ sinh đối với thực phẩm và nhóm thực phẩm Đóng góp một phần quan trọng vào hoạt động xây dựng tiêu chuẩn và các tài liệu liên quan nói trên có sự tham gia của các Ban kỹ thuật Codex quốc tế trong đó có Ban kỹ thuật Codex quốc tế về vệ sinh thực phẩm (Codex Committee on Food Hygiene - . ngành Viễn thông - Công nghệ thông tin - Truyền thông, các vấn đề về tài chính và hoạt động của Liên minh. Hội nghị cũng đề ra chiến lược và những kết quả cụ thể cần đạt của Liên minh nói chung. đỉnh về Xã hội Thông tin (WSIS) dưới sự bảo trợ của Tổng thư ký Liên hợp quốc, trong đó Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) đóng vài trò chủ đạo trong việc phối hợp với các cơ quan Liên hợp quốc. chuẩn hóa quốc tế là ITU, CAC B .Liên minh Viễn thông Quốc tế (International Telecommunication Union- ITU) I. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP: 1. Nguồn gốc: Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) được thành

Ngày đăng: 01/12/2014, 19:19

Mục lục

  • Mục lục

  • Contents

  • MỞ ĐẦU

  • B .Liên minh Viễn thông Quốc tế (International Telecommunication Union- ITU)

    • I. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP:

      • 1. Nguồn gốc:

      • 2. Sứ mệnh và hoạt động:

      • 3.Cơ cấu tổ chức của ITU:

      • II. CÁC HOẠT ĐỘNG GẦN ĐÂY CỦA ITU:

        • 1. Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Xã hội Thông tin (World Summit on the Information Society – WSIS) :

        • 2. Hội nghị Toàn quyền ITU lần thứ 17 Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ (6-24/11/2006):

        • III. QUAN HỆ VIỆT NAM-ITU

          • 1. Quan hệ Việt Nam với ITU:

          • 2. ITU hỗ trợ Việt Nam:

          • 3. Đánh giá quan hệ Việt nam - ITU:

          • 4. Viettel và ITU

          • C.Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm – CAC

            • I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH

            •  II. MỤC TIÊU CỦA CAC

            • III.Cơ cấu tổ chức CAC

              • 3.1 Thành viên

              • 3.2 Ngân sách nhà nước

              • 3.3 Quản trị

              • 3.4 Thư ký

              • 3.5 Ủy ban vấn đề chung

              • 3.6 Ủy ban hàng hóa

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan