1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Chức danh ê kíp làm phim

12 987 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chức danh ê-kip làm phim Ai làm gì trong một đoàn phim? Phần I: Tổ sản xuất Một trong những vấn đề nghiêm trọng trong khâu đào tạo điện ảnh ở Việt Nam là nhiều kiến thức căn bản không được truyền dạy đúng đắn, trong đó có việc vô cùng căn bản là ai làm gì trong một đoàn phim. Bài viết sau đây giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về chức danh và nhiệm vụ của từng thành viên trong một đoàn làm phim theo chuẩn Mỹ và của thế giới nói chung. SẢN XUẤT Các thành viên của tổ sản xuất bao gồm: Executive Producer Thường là người bỏ tiền ra đầu tư cho bộ phim. Cái chức danh này là chức danh ‘mua bán’, có tiền là có chức danh này! Producer Người producer là người tạo điều kiện để bộ phim được thực hiện. Producer đảm nhận trách nhiệm khởi xướng, phối hợp, giám sát và điều khiển các vấn đề như kiếm tiền làm phim, thuê những người quan trọng trong đoàn phim, tổ chức phát hành phim. Producer làm việc trực tiếp xuyên suốt quá trình làm phim, từ khâu phát triển ý tưởng đến khâu hoàn thiện và phát hành phim. Production Manager (PM) Là người giám sát các vấn đề sản xuất thực tế, không phải khía cạnh sáng tạo, bao gồm việc tổ chức nhân sự, thiết bị quay, kỹ thuật, kinh phí, lịch quay. Production Manager chịu trách nhiệm cho việc đoàn phim phải quay đúng lịch và trong giới hạn kinh phí đã lên. PM cũng quản lý kinh phí từng ngày như quản lý chi tiêu, tiền lương, chi phí sản xuất, chi phí thuê thiết bị từng ngày v.v PM làm việc dưới sự giám sát của một Line Producer và trực tiếp giám sát các Production Coordinator. Production Coordinator Là người đảm nhận việc tổ chức hậu cần từ chuyện thuê đoàn phim, thuê thiết bị, thuê diễn viên Ở các đoàn làm phim nhỏ, Producer sẽ kiêm luôn công việc của Production Manager và Production Coordinator. Đạo diễn Đạo diễn là người chịu trách nhiệm tổng quát về mặt sáng tạo của bộ phim, bao gồm kiểm soát nội dung phim, nhịp phim, chỉ đạo diễn xuất của diễn viên, tổ chức và chọn lựa bối cảnh của bộ phim, quản lý các vấn đề kỹ thuật như vị trí của máy quay, cách sử dụng ánh sáng, tính toán thời gian và nội dung của âm thanh và âm nhạc của bộ phim. Đạo diễn là người đưa ra các quyết định cuối cùng về mặt sáng tạo của bộ phim. Mặc dù đạo diễn có rất nhiều quyền lực, nhưng thông thường cuối cùng họ cũng bị phụ thuộc vào các nhà sản xuất của phim. Nhiều đạo diễn, đặc biệt là các đạo diễn có tên tuổi, thường đảm nhận luôn vai trò producer, và sự khác biệt giữa hai vai trò này đôi khi rất mông lung. Trợ lý đạo diễn thứ nhất (First Assistant Director – 1st AD) Trợ lý đạo diễn thứ nhất là người trợ lý cho Production Manager và đạo diễn. Mục tiêu cuối cùng của 1st AD là đảm bảo cho bộ phim được quay đúng tiến độ cũng như đảm bảo cho môi trường làm việc của đoàn phim, từ đạo diễn, diễn viên, các thành phần phụ khác, đều có thể tập trung vào công việc của họ. 1st AD là người điều hành công việc trên phim trường, thông báo cho các tổ trưởng các tổ biết được công việc của họ là gì, công việc chuẩn bị làm là gì, cảnh quay nào đang quay hoặc sắp quay, điều diễn viên ra hiện trường hoặc cho họ nghỉ ngơi trong khi đoàn phim đang đặt đèn… Nói chung, người này chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ lịch làm việc hàng ngày của đoàn phim và diễn viên, thiết bị, kịch bản và bối cảnh. 1st AD đôi khi cũng chịu trách nhiệm cho việc chỉ đạo diễn xuất diễn viên quần chúng trong các cảnh lớn hoặc toàn bộ một cảnh nhỏ, khi được đạo diễn yêu cầu và cho phép. 1st AD và Production Manager là hai vị trí cao nhất của nhóm below-the-line, tức nhóm kỹ thuật (khác với nhóm above-the-line, là nhóm sáng tạo). Quyền lực của 1st AD trên hiện trường trong một số khía cạnh cao hơn đạo diễn. Vì trách nhiệm của 1st AD là điều hành sự vận hành của đoàn phim để mọi thứ diễn ra đúng tiến độ, 1st AD phải luôn thông tin cho đạo diễn biết tiến độ đang đến đâu (chậm hay nhanh hơn so với kế hoạch) và đôi khi, có quyền yêu cầu đạo diễn phải quyết định cắt bỏ một số cảnh quay theo kế hoạch để đảm bảo tiến độ, và yêu cầu ngừng quay khi đoàn phim đã lố giờ quay cho phép. Tại Mỹ, các thành viên của đoàn phim đa số là người của các nghiệp đoàn, và các nghiệp đoàn đều có các quy định về an toàn lao động cũng như số giờ làm việc mỗi ngày (chẳng hạn như diễn viên không làm quá 12g/ngày, không làm liên tục quá 6 tiếng và nghỉ giữa ngày phải ít nhất 30p, và phải có ít nhất 12g nghỉ ngơi sau một ngày làm việc, nếu làm hơn phải trả tiền thêm và diễn viên cũng có quyền từ chối. Các vị trí khác như quay phim, gaffer, PA…. làm việc không quá 14g/ngày và ít nhất 10 tiếng nghỉ ngơi). 1st AD phải chịu trách nhiệm không để vi phạm các quy định này và yêu cầu đạo diễn phải cho ngừng làm việc khi đến giờ nghỉ. Trợ lý đạo diễn thứ hai (Second Assistant Director – 2nd AD) Trợ lý đạo diễn thứ hai là trợ lý trưởng của 1st AD và giúp 1st AD thực hiện một số nhiệm vụ. Ngoài việc giúp 1st AD lên lịch quay, đặt chỗ, gọi điện cho diễn viên và đoàn phim đến, điểm danh đoàn phim v.v… 2nd AD còn có thể tham gia chỉ đạo diễn viên quần chúng. 2nd AD cũng chịu trách nhiệm làm Call Sheet (tức bảng phân công công việc và thông báo lịch quay hàng ngày) để cho đoàn phim biết thời khoá biểu quay và những thông tin quan trọng cho ngày quay. Production Assistant (Trợ lý sản xuất – PA) Trợ lý sản xuất phụ giúp cho 1st AD trong việc điều hành trường quay – chẳng hạn đi gọi diễn viên quay trở lại trường quay, thông báo đến từng thành viên trong đoàn phim công việc họ phải làm, hô to cho mọi người biết các hiệu lệnh (chẳng hạn như hô ‘quay, cắt’ sau khi đạo diễn đã hô để cho bà con xa gần ai cũng biết), kiểm tra hiện trường đảm bảo không có gì cản trở giữa chừng mỗi cảnh quay, đưa giấy tờ đến cho từng người trong đoàn phim… PA là những người đến hiện trường đầu tiên và rời hiện trường cuối cùng. PA cũng đảm nhận luôn công việc văn phòng với các công việc giấy tờ chung chung, gọi điện thoại đi các nơi, photo kịch bản, đi lấy đồ ăn trưa, trợ giúp cho Production Coordinator và Production Manager. PA thường không đòi hỏi người có chuyên ngành điện ảnh hay học trường điện ảnh ra, nhưng đồng thời nhiều người trở thành đạo diễn bắt đầu từ vị trí PA, đặc biệt là PA cho phim truyền hình. Thư ký trường quay (Script Supervisor) Thư ký trường quay theo dõi xem phần nào của kịch bản đã được quay và ghi chú các khác biệt giữa những gì đã được quay so với kịch bản đã được viết ra. Người này cũng phải viết các ghi chú cho từng cảnh quay và theo dõi đường dây di chuyển của các diễn viên, đạo cụ và tất cả các chi tiết khác để đảm bảo việc liên tục từ shot này sang shot khác, từ scene này sang scene khác. Thư ký trường quay làm việc chặt chẽ với đạo diễn. Thư ký trường quay nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với người dựng phim, bởi đây là người ghi chép lại các thông số kỹ thuật, từ ghi chú về slate, đến thông số ống kính, tiêu cự, độ dài của mỗi shot, âm thanh có hay không, take nào là take mà đạo diễn chọn (good take). Tóm lại, các ghi chú của người thư ký trường quay để đảm bảo các cảnh quay khi về dựng có thể dựng được với nhau. Ai làm gì trong một đoàn phim? Phần III: Tổ quay phim và âm thanh hiện trường TỔ QUAY PHIM Giám đốc hình ảnh (DP – director of photography) DP là người đứng đầu tổ quay phim và ánh sáng của một bộ phim. DP đưa ra những quyết định về ánh sáng và khung hình của mỗi cảnh phim trong sự thống nhất với đạo diễn. Thông thường, đạo diễn sẽ nói với DP họ muốn cú máy trông ra sao, và người DP sẽ chọn bộ lọc (filter), độ mở khẩu và cách đặt ánh sáng để đạt được yêu cầu hiệu quả nhất. Mối quan hệ giữa đạo diễn và quay phim rất tuỳ thuộc vào thói quen làm việc của mỗi đạo diễn: có đạo diễn để DP toàn quyền quyết định, nhưng có đạo diễn đòi hỏi phải có được quyền quyết định cuối cùng thuộc về họ. Sự xung đột giữa đạo diễn và quay phim thường dẫn đến… sự ra đi của người quay phim, bởi nó ảnh hưởng đến toàn bộ đoàn phim và bản thân bộ phim! Steven Spielberg trên trường quay Thông thường, đạo diễn luôn muốn thuê những người quay phim hiểu ý họ nhất và dễ hợp tác nhất. Nhiều đạo diễn chỉ thích làm việc với một số DP thân thiết của mình. Chẳng hạn hễ nói đến phim của đạo diễn Steven Spielberg, người ta nghĩ ngay đến DP Janusz Kamiński, người đã quay tất cả các phim của Spielberg kể từ Bản danh sách của Schindler cho đến Indiana Jones và Vương quốc đầu lâu pha lê, Munich, Đại chiến thế giới, Nhà ga hàng không, Bắt tôi nếu có thể, Trí thông minh nhân tạo, Giải cứu binh nhì Ryan, Hay nói đến thành công của đạo diễn Vương Gia Vệ không thể không nói đến sự góp phần của tài năng quay phim Christopher Doyle, khi họ cùng hợp tác làm một loạt phim đẹp bay bổng mơ màng kể từ A Phi chính truyện, Chuyến tàu Trùng Khánh, Đông tà Tây độc, cho đến Hạnh phúc bên nhau, Tâm trạng khi yêu, 2046. Ngay cả ở Việt Nam, chúng ta cũng có cặp bài trùng đạo diễn Lê Hoàng – quay phim Phạm Hoàng Nam. Vương Gia Vệ - Christopher Doyle Nhà quay phim (Cinematographer) thường dùng để chỉ DP, nhưng nhiều người trong nghề ở Hollywood cho rằng họ chỉ dùng từ này để chỉ những DP kiêm luôn vai trò điều khiển máy quay phim (camera operator). Quay phim (Camera Operator) Một bộ phim chỉ có một DP nhưng có thể có nhiều quay phim khác nhau. Quay phim là người trực tiếp điều khiển máy quay phim theo chỉ dẫn của DP hoặc đạo diễn. Thông thường, ở Hollywood, DP không trực tiếp điều khiển máy quay phim. Thế nhưng ở những phim kinh phí thấp, họ vẫn thường kết hợp cả hai nhiệm vụ cho một người. Trong khi đó, trong một số trường hợp đặc biệt, một phim không chỉ có nhiều hơn một quay phim, mà còn có người quay phim steadicam (tức người điều khiển một loại máy quay chuyên dùng đòi hỏi kỹ năng điều khiển đặc biệt) và kỹ thuật viên điều khiển thiết bị điều khiển máy quay (còn gọi là camera robot, cho phép người điều khiển có thể lặp lại một động tác máy hàng trăm lần như một). Phụ giúp cho người quay phim là Phụ quay thứ nhất (gọi tắt là 1st AC – First Assistant Camera), hay còn gọi là người chỉnh focus, có nhiệm vụ đảm bảo mọi cảnh quay đều nét; phụ quay thứ hai (2nd AC), đảm nhận công việc điều khiển tấm clap (trên đó có ghi đầy đủ các thông số về cuộn phim, cảnh quay, đạo diễn, quay phim, ngày quay v.v… để người dựng phim có thể biết được nội dung của cảnh quay) vào đầu mỗi cú máy, cũng như lắp ráp phim (cho phim nhựa và băng) hoặc tải phim (đối với phim kỹ thuật số) sau mỗi cảnh quay trong trường hợp không có người chuyên làm công việc này. 2nd AC cũng chịu trách nhiệm ghi chú việc giao nhận phim, giám sát việc tổ chức thiết bị máy quay và di chuyển thiết bị từ bối cảnh này sang bối cảnh khác. Làm việc chặt chẽ với DP là hai tổ Grip và Electrical (gọi tắt là G&E) Tổ Grip Đứng đầu tổ Grip là Key Grip, người làm việc cùng với DP trong việc sắp đặt phim trường để đạt hiệu quả cao nhất trong việc tổ chức bố trí đèn và thiết bị ánh sáng. Với nhiều DP, người key grip là cánh tay trái của họ – có một key grip giỏi, DP hầu như không phải lo lắng nhiều cho công việc của họ. Trợ giúp cho Key Grip là best boy, cũng là người chịu trách nhiệm tổ chức xe tải chở thiết bị quay. Nhiệm vụ chính của tổ grip là làm việc cùng với tổ điện để đặt đèn một cách hiệu quả và an toàn nhất cho mỗi cảnh quay. Họ sẽ phụ trách tất cả những công việc di dời thiết bị trên trường quay, từ việc di dời và điều chỉnh bối cảnh để có thể đưa máy quay vào vị trí cho đến việc lắp ráp dolly (bao gồm đặt dolly vào vị trí, cân bằng, di chuyển các thanh dolly, và kể cả việc đẩy dolly). Tổ Điện (Electrical) Đứng đầu là gaffer, người chịu trách nhiệm cho việc thiết kế và tiến hành phương án đặt đèn đã được định ra. Nếu key grip là cánh tay trái thì gaffer chính là cánh tay phải của DP. Một gaffer có kinh nghiệm có thể điều phối toàn bộ việc đánh sáng, đặt đèn, biết nên sử dụng loại đèn nào, cường độ bao nhiêu, sử dụng gel màu gì v.v… để có thể đạt được ánh sáng cần thiết mà đạo diễn và DP mong muốn đạt được. Người trợ lý chính cho gaffer cũng được gọi là best boy. Tổ Điện còn có các kỹ thuật viên ánh sáng, chịu trách nhiệm đặt và điều khiển các thiết bị đèn. Hình này đã được thu nhỏ. Click vào thanh này để xem hình gốc. Kích thước hình là 842x600. [...]... nhiệm vụ cài đặt di chuyển microphone trong quá trình quay phim – bao gồm việc đặt các radio microphone vào các vị trí quan trọng, gắn và giấu các thiết bị ghi âm lên người diễn viên, điều khiển cần boom để thu được tiếng của diễn viên những không được để micro lọt vào khung hình Ngoài ra, tổ âm thanh hiện trường còn có thể có một kỹ thuật viên hỗ trợ có vai trò khá linh hoạt, thường là giúp quấn dây... nhận việc thu âm đồng bộ ngay tại hiện trường quay phim Thông thường ở các đoàn phim nhỏ sẽ có hai người trong tổ này, bao gồm hoà âm hiện trường (production sound mixer) và điều khiển boom (boom operator) Người hoà âm hiện trường là người đứng đầu tổ âm thanh hiện trường, chịu trách nhiệm ghi âm lại toàn bộ mọi âm thanh trong suốt quá trình quay phim Công việc này bao gồm việc lựa chọn và sử dụng... thể có một kỹ thuật viên hỗ trợ có vai trò khá linh hoạt, thường là giúp quấn dây cáp cho người cầm boom trong quá trình quay Tuỳ vào mức độ phức tạp của cảnh quay mà nhà sản xuất sẽ quyết định có nên thuê thêm một người hỗ trợ cho tổ âm thanh hiện trường hay không . Production Coordinator Là người đảm nhận việc tổ chức hậu cần từ chuyện thuê đoàn phim, thuê thiết bị, thuê diễn viên Ở các đoàn làm phim nhỏ, Producer sẽ kiêm luôn công việc của Production Manager. XUẤT Các thành viên của tổ sản xuất bao gồm: Executive Producer Thường là người bỏ tiền ra đầu tư cho bộ phim. Cái chức danh này là chức danh ‘mua bán’, có tiền là có chức danh này! Producer. Chức danh ê- kip làm phim Ai làm gì trong một đoàn phim? Phần I: Tổ sản xuất Một trong những vấn đề nghiêm trọng trong khâu đào tạo điện ảnh ở Việt

Ngày đăng: 01/12/2014, 18:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w