1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu

39 379 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 213,64 KB

Nội dung

Làm sao nước ta vớixuất phát điểm thấp, chi phí sản xuất hầu như lớn hơn tất cả các mặt hàng của các cườngquốc kinh tế lại có thể vẫn duy trì quan hệ thương mại với các nước đó?. Vai trò

Trang 1

Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu

Biên tập bởi:

Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Trang 2

Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu

Trang 3

MỤC LỤC

1 Nguồn gốc của thương mại quốc tế

2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với sự phát triển của mỗi quốc gia

3 Chức năng và nhiệm vụ của hoạt động xuất khẩu

4 Các loại hình xuất khẩu

5 Nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất khẩu

6 Lập phương án kinh doanh hàng xuất khẩu

7 Ký kết hợp đồng xuất khẩu

8 Thực hiện hợp đồng xuất khẩu

9 Đánh giá hiệu quả xuất khẩu

10 Các yếu tố đặc trưng của hàng tơ tằm xuất khẩu

11 Đặc điểm của ngành sản xuất tơ tằm xuất khẩu

Tham gia đóng góp

Trang 4

Nguồn gốc của thương mại quốc tế

Nguồn gốc của thương mại quốc tế

TMQT có từ hàng ngàn năm nay, nó ra đời sớm nhất và hiện nay vẫn giữ vị trí trungtâm trong các quan hệ kinh tế quốc tế

TMQT trước hết là sự trao đổi hàng hoá dịch vụ giữa các quốc gia Tiền đề xuất hiện sựtrao đổi là phân công lao động xã hội Với tiến bộ khoa học kỹ thuật, phạm vi chuyênmôn hoá ngày càng tăng, số sản phẩm và dịch vụ để thoả mãn nhu cầu con người ngàymột dồi dào, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng lớn Thương mại bắtnguồn từ sự đa dạng và điều kiện tự nhiên của sản xuất giữa các nước, nên chuyên mônhoá sản xuất một số mặt hàng có lợi thế và nhập khẩu các mặt hàng khác từ nước ngoài

mà sản xuất trong nước kém lợi thế thì chắc chắn đem lại lợi nhuận lớn hơn

Sự khác nhau về điều kiện sản xuất ít nhất cũng giải thích được sự hình thành TMQTgiữa các nước trong kinh doanh các mặt hàng như dầu lửa, lương thực, dịch vụ du lịch Song như chúng ta đã biết phần lớn số lượng thương mại trong các mặt hàng không xuấtphát từ điều kiện tự nhiên vốn có của sản xuất Một nước có thể sản xuất được mặt hàngnày tại sao lại nhập khẩu chính mặt hàng đó từ một nước khác? Làm sao nước ta vớixuất phát điểm thấp, chi phí sản xuất hầu như lớn hơn tất cả các mặt hàng của các cườngquốc kinh tế lại có thể vẫn duy trì quan hệ thương mại với các nước đó? Để giải thíchnhững câu hỏi trên chúng ta hãy xem xét quy luật lợi thế tương đối (hay lý thuyết về lợithế so sánh) của nhà kinh tế học David Ricardo (1772- 1823)

Quy luật lợi thế tương đối nhấn mạnh sự khác nhau về chi phí sản xuất coi đó là chíakhoá của các phương thức thương mại Lý thuyết này khẳng định nếu mỗi quốc giachuuyên môn hóa sản xuất các sản phẩm mà nước đó có lợi thế tương đối hay có hiệuquả sản xuất cao nhất thì thương mại có hiệu quả cho cả hai nước Nếu một quốc gia

có hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong việc sản xuất tất cả các loại sảnphẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào TMQT để tạo ra lợi ích Khi tham gia vàoTMQT quốc gia đó sẽ chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu các loại hàng hoá mà việcsản xuất chúng ít bất lợi nhất (đó là những hàng hoá có lợi thế tương đối) Còn nhiều lý

do khác nhau khiến TMQT ra đời và ngày càng trở lên quan trọng, đặc biệt trong một thếgiới hiện đại Một trong những lý do đó có thể là TMQT tối cần thiết cho việc chuyênmôn hoá để có hiệu quả kinh tế cao trong các ngành công nghiệp hiện đại Chuyên mônhoá quy mô lớn làm chi phí sản xuất giảm và hiệu quả kinh tế theo quy mô sẽ được thựchiện trong hàng hoá các nước sản xuất Sự khác nhau về sở thích và mức cầu cũng làmột nghuyên nhân khác để có TMQT Ngay cả trong trường hợp hiệu quả tuyệt đối ởhai nơi giống hệt nhau, TMQT vẫn có thể diễn ra do sự khác nhau về sở thích

Trang 5

Trong xu thế quốc tế hoá nền kinh tế, con đường xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủtheo kiểu cô lập với bên ngoài, tự cấp, tự túc hay thay thế nhập khẩu đã hoàn toàn không

có sức thuyết phục Thực tế cho thấy con đường dẫn đến phát triển nhanh, bền vữngkhông phải qua chuyên môn hoá ngày càng sâu rộng để sản xuất ra những sản phẩm sơchế, mà thông qua việc mở rộng và phát triển các ngành sản xuất chế biến sâu, có giátrị thặng dư cao, hướng về xuất khẩu là chính, đồng thời thay thế những sản phẩm trongnước sản xuất có hiệu quả hơn để khai thác tốt nhất lợi thế so sánh về nguồn nhân lực,tài nguyên thiên nhiên, vốn, kỹ thuật, công nghệ, thị trường cho sự phát triển Để thấy rõđiều này chúng ta hãy xem xét những vai trò sau đây của TMQT nói chung và của xuấtkhẩu nói riêng

Trang 6

Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với sự phát triển của mỗi quốc gia

Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với sự phát triển của mỗi quốc gia

Quốc gia cũng như cá nhân không thể sống một cách riêng rẽ mà có được đầy đủ mọithứ hàng hoá Buôn bán quốc tế có ý nghĩa sống còn, mở rộng khả năng tiêu dùng củamột nước Xuất khẩu là một hoạt động TMQT có vai trò quan trọng thể hiện trên cácmặt sau:

Xuất khẩu nhằm khai thác lợi thế, phát triển có hiệu quả kinh tế trong nước

Trong thế giới hiện đại không một quốc gia nào bằng chính sách đóng cửa của mình lạiphát triển có hiệu quả kinh tế trong nước Muốn phát triển nhanh mỗi nước không thểđơn độc dựa vào nguồn lực của mình mà phải biết tận dụng các thành tựu kinh tế khoahọc kỹ thuật của loài người để phát triển Nền kinh tế “mở cửa”, trong đó xuất khẩuđóng vai trò then chốt sẽ mở hướng phát triển mới tạo điều kiện khai thác lợi thế tiềmnăng sẵn có trong nước nhằm sử dụng phân công lao động quốc tế một cách có lợi nhất

Đối với những nước mà trình độ phát triển kinh tế còn thấp như nước ta, những nhân tốtiềm năng là: tài nguyên thiên nhiên và lao động Còn những yếu tố thiếu hụt là vốn, kỹthuật, thị trường và kĩ năng quản lý Xuất khẩu là giải pháp mở cửa nền kinh tế nhằmtranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, kết hợp chúng với tiềm năng trong nước vềlao động và tài nguyên thiên nhiên để tạo sự tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế, góp phầnrút ngắn khoảng cách chênh lệch với các nước giàu

Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, tạo nguồn vốn và kỹ thuật bên ngoài cho quá trình sản xuất trong nước

Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển mạnh trở thành nhân tố quyết định cho sựphát triển của sản xuất Xuất khẩu để tăng khả năng tiếp thu kỹ thuật mới, làm cho nềnkinh tế nông nghịêp lạc hậu sản xuất nhỏ là phổ biến có nguồn bổ sung kỹ thuật tiên tiếnnhằm nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh

Quá trình phát triển của nền kinh tế đỏi hỏi phải nhập khẩu một lượng ngày càng nhiềumáy móc thiết bị và nguyên liệu công nghiệp Trong các nguồn như đầu tư nước ngoài,vay nợ, viện trợ thì bằng cách này hay cách khác đểu phải trả Chỉ có xuất khẩu mới

là hoạt động có hiệu quả nhất taọ ra nguồn vốn nhập khẩu bởi chúng không phải trả bất

cứ một khoản chi phí nào khác như nguồn vốn vay ngoài hơn nữa còn thể hiện tính tựchủ của nguồn vốn Trong thực tiễn, xuất khẩu và nhập khẩu có mối quan hệ mật thiết

Trang 7

với nhau, vừa là kết quả, vừa là tiền đề của nhau, đẩy mạnh xuất khẩu là để tăng cườngnhập khẩu, tăng nhập khẩu để mở rộng và tăng khả năng xuất khẩu.

Trong tương lai nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng lên nhưng mọi cơ hội đầu tư và vay nợcủa nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ thuận lợi khi các chủ đầu tư và người cho vaythấy được khả năng xuất khẩu- nguồn vốn duy nhất để trả nợ- trở thành hiện thực

Xuất khẩu góp phần mở rộng tiêu thụ hàng hoá, giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống nhân dân.

Thị trường trong nước nhỏ hẹp, không đủ bảo đảm cho sự phát triển công nghiệp vớiquy mô hiện đại, sản xuất hàng loạt do đó không tạo thêm công ăn việc làm, một vấn đề

mà các nước nghèo luôn luôn phải giải quyết

Với phạm vi vượt ra ngoài biên giới quốc gia, hoạt động xuất khẩu mở ra một thị trườngtiêu thu rộng lớn với nhu cầu vô cùng đa dạng của mọi tầng lớp, mọi dân tộc trên toànthế giới Sản xuất phải gắn với thị trường, có thị trường là điều kiện tiên quyết để thúcđẩy sản xuất hàng xuất khẩu, đến lượt nó sản xuất hàng xuất khẩu lại là nơi thu hút hàngtriệu lao động vào làm việc và tăng thu nhập Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhậpkhẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phúthêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân

Xuất khẩu góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển.

Thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng một cách có lợi nhất đó là thành quả của côngcuộc khoa học và công nghệ hiện đại Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong qúa trìnhcông nghiệp hoá phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối vớiđất nước ta Vì vậy xuất khẩu có vai trò quan trọng đối với sản xuất và chuyển dịch cơcấu kinh tế

• Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi, tức

là sự phát triển của ngành hàng xuất khẩu này sẽ kéo theo sự phát triển của mộtngành khác có quan hệ mật thiết

• Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thịtrường thế giới về giá cả, chất lượng Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải

tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi với thị trường

• Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nângcao năng lực sản xuất trong nước

• Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế- kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao nănglực sản xuất trong nước

• Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới, hoàn thiện côngviệc quản trị sản xuất và kinh doanh

Trang 8

Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta.

Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại luôn có tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau.Xuất khẩu là một bộ phận rất quan trọng của kinh tế đối ngoại Vì vậy khi hoạt độngxuất khẩu phát triển sẽ kéo theo các bộ phận khác của kinh tế đối ngoại phát triển nhưdịch vụ, quan hệ tín dụng, đầu tư, hợp tác, liên doanh, mở rộng vận tải quốc tế Mặtkhác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại này lại tạo điều kiện mở rộng xuất khẩu Vìvậy đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước, nângcao địa vị và vai trò của nước ta trên trường quốc tế, góp phần vào sự ổn định kinh tếchính trị của đất nước

Nói tóm lại, với những vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế, phát triển hoạtđộng xuất khẩu luôn là chiến lược để phát triển kinh tế ở nước ta

Trang 9

Chức năng và nhiệm vụ của hoạt động xuất khẩu

Chức năng và nhiệm vụ của hoạt động xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu có các chức năng cơ bản sau:

• Tạo vốn và kỹ thuật bên ngoài cho quá trình sản xuất trong nước

• Thay đổi cơ cấu vật chất sản phẩm có lợi cho quá trình sản xuất trong nước

• Tăng hiệu quả sản xuất

Từ những chức năng trên hoạt động xuất khẩu tự đặt ra cho mình một số nhiệm vụ chủyếu sau:

• Nghiên cứu chiến lược, chính sách và công cụ nhằm phát triển TMQT nóichung, hoạt động xuất khẩu nói riêng, hướng tiềm năng, khả năng kinh tế nóichung và sản xuất hàng hoá dịch vụ của nước ta nói riêng vào sự phân công laođộng quốc tế Ra sức khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực cua đất nước, khôngđánh giá mình quá cao, quá lạc quan cũng như không tự ti đánh giá mình quáthấp, từ đó bỏ lỡ cơ hội làm ăn với nước ngoài, liên kết và đan xen vào chươngtrình kinh tế thế giới

• Nâng cao năng lực sản xuất hàng xuất khẩu theo hướng ngày càng chứa đựngnhiều hàm lượng chất xám, kỹ thuật và công nghệ để tăng nhanh khối lượng vàkim ngạch xuất khẩu

• Tạo ra những mặt hàng, nhóm hàng xuất khẩu có khối lượng và giá trị lớn đápứng những đòi hỏi cuả thị trường thế giới và của khách hàng về chất lượng và

số lượng, có sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao

• Mở rộng thị trường và đa phương hoá đối tác

• Hình thành các vùng, các ngành sản xuất hàng xuất khẩu tạo các chân hàngvững chắc, phát triển hệ thống thu mua hàng xuất khẩu

• Xây dựng các mặt hàng chủ lực ở phạm vi chiến lược, từ đó có kế hoạch pháttriển và mở rộng mặt hàng chủ lực

Trang 10

Các loại hình xuất khẩu

Các loại hình xuất khẩu

Xuất khẩu có thể được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau phụ thuộc vào số lượng

và các loại hình trung gian thương mại Mỗi phương thức có đặc điểm riêng, có kỹ thuậttiến hành riêng Thông thường có các loại hình xuất khẩu chủ yếu sau:

Xuất khẩu trực tiếp.

Giống như các hoạt động mua bán thông thường trực tiếp ở trong nước, phương thứcxuất khẩu trực tiếp trong kinh doanh TMQT có thể được thực hiện ở mọi lúc, mọi nơitrong đó người mua và người bán trực tiếp gặp mặt ( hoặc thông qua thư từ, điện tín )

để bàn bạc và thoả thuận với nhau về hàng hoá, giá cả, điều kiện giao dịch, phương thứcthanh toán mà không qua người trung gian Những nội dung này được thoả thuận mộtcách tự nguyện, việc mua không nhất thiết gắn liền với việc bán

Tuy nhiên, hoạt động mua bán theo phương thức này khác với hoạt động nội thương ởchỗ: bên mua và bên bán là những người có trụ sở ở các quốc gia khác nhau, đồng tiềnthanh toán có thể là ngoại tệ đối với một trong hai bên, hàng hoá là đối tượng của giaodịch được di chuyển qua khỏi biên giới của một nước

Hoạt động xuất khẩu trực tiếp thường có những ưu điểm sau:

• Thông qua thảo luận trực tiếp dễ dàng dẫn đến thống nhất, ít xảy ra những hiểulầm đáng tiếc

• Giảm được chi phí trung gian

• Có điều kiện xâm nhập thị trường, kịp thời tiếp thu ý kiến của khách hàng, khắcphục thiếu sót

• Chủ động trong việc sản xuất tiêu thụ hàng hoá

Tuy nhiên hoạt động này cũng gặp phải một số hạn chế đó là:

• Đối với thị trường mới còn nhiều bỡ ngỡ, dễ bị ép giá trong mua bán

• Khối lượng mặt hàng cần giao dịch phải lớn để bù đắp được chi phí: giấy tờ, đilại, điều tra tìm hiểu thị trường

Xuất khẩu gián tiếp.

Nếu trong xuất khẩu trực tiếp người bán tìm đến người mua, người mua tìm đến ngườibán và họ trực tiếp thoả thuận quy định những điều kiện mua bán, thì trong xuất khẩu

Trang 11

gián tiếp, một hình thức giao dịch qua trung gian, mọi việc kiến lập quan hệ giữa ngườibán và người mua và việc quy định các điều kiện mua bán đều phải thông qua người thứ

ba Người thứ ba này gọi là người trung gian buôn bán Người trung gian buôn bán phổbiến trên thị trường thế giới là đại lý và môi giới

Đại lý: là tự nhiên nhân hoặc pháp nhân tiến hành một hay nhiều hành vi theo sự uỷthác của người uỷ thác (principal) Quan hệ giữa người uỷ thác với đại lý là quan hệ hợpđồng đại lý

Môi giới: là loại thương nhân trung gian giữa người mua và người bán, được người bánhoặc người mua uỷ thác tiến hành bán hoặc mua hàng hoá hay dịch vụ Khi tiến hànhnghiệp vụ, người môi giới không được đứng tên của chính mình mà đứng tên của người

uỷ thác, không chiếm hữu hàng hoá và không chịu trách nhiệm cá nhân trước người uỷthác về việc khách hàng không thực hiện hợp đồng Người môi giới không tham gia vàoviệc thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp được uỷ quyền Quan hệ giữa người uỷ thác vớingười môi giới dựa trên sự uỷ thác từng lần, chứ không dựa vào hợp đồng dài hạn

Việc sử dụng những người trung gian thương mại (đại lý và môi giới) có những lợi íchnhư:

• Những người trung gian thường có hiểu biết rõ tình hình thị trường, pháp luật

và tập quán địa phương, do đó, họ có khả năng đẩy mạnh việc buôn bán vàtránh bớt rủi ro cho người uỷ thác

• Những người trung gian, nhất là các đại lý thường có cơ sở vật chất nhất định,

do đó, khi sử dụng họ, người uỷ thác đỡ phải đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

• Nhờ dịch vụ của trung gian trong việc lựa chọn, phân loại, đóng gói, người uỷthác có thể giảm bớt chi phí vận tải

Tuy nhiên việc sử dụng trung gian có khuyết điểm như:

• Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu mất sự liên hệ trực tiếp với thị trường.Công ty cũng thường phải đáp ứng những yêu sách của đại lý hoặc môi giới

• Lợi nhuận bị chia sẻ

Trước sự phân tích lợi hại như vậy, người ta chỉ thường sử dụng trung gian trong nhữngtrường hợp cần thiết như: khi thâm nhập vào một thị trường mới, khi mới đưa vào thịtrường mới một mặt hàng mới, khi tập quán đòi hỏi phải bán hàng qua trung gian, khimặt hàng đỏi hỏi sự chăm sóc đặc biệt như hàng tươi sống chẳng hạn

Buôn bán đối lưu.

Buôn bán đối lưu (counter- trade) là một phương thức giao dịch trao đổi hàng hoá, trong

đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượnghàng giao đi có giá trị tương xứng với lượng hàng nhận về Ở đây mục đích của xuất

Trang 12

khẩu không phải nhằm thu về một khoản ngoại tệ, mà nhằm thu về một hàng hoá khác

có giá trị tương đương

Buôn bán đối lưu đã ra đời lâu trong lịch sử quan hệ hàng hoá- tiền tệ, trong đó sớmnhất là “ hàng đổi hàng”, rồi đến trao đổi bù trừ Ngày nay, ngoài hai hình thức truyềnthống đó, đã có nhiều loại hình mới ra đời từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai

Các loại hình buôn bán đối lưu phải kể đến như:

• Nghiệp vụ hàng đổi hàng (barter): trong nghiệp vụ này hai bên trao đổi trực tiếpvới nhau những hàng hoá có giá trị tương đương, việc giao hàng diễn ra gầnnhư đồng thời

• Nghiệp vụ bù trừ (compensation): đây là hình thức phát triển nhanh nhất củabuôn bán đối lưu Trong nghiệp vụ này hai bên trao đổi hàng hoá với nhau trên

cơ sỏ giá trị hàng giao và hàng nhận đến cuối kỳ hạn, hai bên mới đối chiếu sổsách, so sánh giữa giá trị hàng giao với giá trị hàng nhận Nếu sau khi bù trừtiền hàng như thế, mà còn số dư thì số tiền đó được giữ lại để chi trả theo yêucầu của bên chủ nợ về những khoản chi tiêu của bên chủ nợ tại nước bị nợ

• Nghiệp vụ mua đối lưu (counter- purchase): trong nghiệp vụ này một bên giaothiết bị cho khách hàng của mình và để đổi lại mua sản phẩm của công nghiệpchế biến, bán thành phẩm, nguyên vật liệu

• Giao dịch bồi hoàn (offset): người ta đổi hàng hoá và/hoặc dịch vụ lấy nhữngdịch vụ và ưu huệ ( như ưu huệ trong đầu tư và giúp đỡ bán sản phẩm)

• Nghiệp vụ mua lại sản phẩm (buy- backs): trong nghiệp vụ này một bên cungcấp thiết bị toàn bộ và/hoặc sáng chế hoặc bí quyết kỹ thuật (know-how) chobên khác, đồng thời cam kết mua lại những sản phẩm do thiết bị hoặc sáng chếhoặc bí quyết kỹ thuật đó chế tạo ra

Gia công quốc tế.

Gia công quốc tế là một phương thức kinh doanh thương mại trong đó một bên (gọi làbên đặt gia công) giao (hoặc bán) nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho một bên khác(gọi là bên nhận gia công) để chế biến ra thành phẩm giao lại (hoặc bán lại) cho bên đặtgia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công) Như vậy trong gia công quốc tế hoạt độngxuất nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất

Gia công quốc tế ngày nay khá phổ biến trong buôn bán ngoại thương của nhiều nước.Đối với bên đặt gia công, phương thức này giúp họ tận dụng được giá rẻ về nguyên liệuphụ và nhân công của nước nhận gia công Đối với bên nhận gia công, phương thức nàygiúp họ giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân lao động trong nước hoặc nhận đượcthiết bị hay công nghệ mới về nước mình, nhằm xây dựng một nền công nghiệp dân tộc.Nhiều nước đang phát triển đã nhờ vận dụng được phương thức gia công quốc tế mà cóđược một nền công nghiệp hiện đại như Hàn Quốc, Thái Lan, Xingapo

Trang 13

Giao dịch tái xuất.

Là hoạt động xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng trước đây đã nhập khẩu chưa quachế biến ở nước tái xuất

Xuất khẩu theo nghị định thư.

Là hình thức xuât khẩu hàng hoá (hay trả nợ) được kí theo nghị định thư của chính phủ.Xuất khẩu theo hình thức này có ưu điểm: khả năng thanh toán chắc chắn (do nhà nướctrả cho đối tác xuất khẩu), giá cả hàng hóa dễ chấp nhận

Trang 14

Nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất

khẩu

Nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất khẩu

Không chỉ riêng với hoạt động xuất khẩu mà với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào trướckhi bước vào nghiên cứu thực hiện các khâu nghiệp vụ người kinh doanh phải nắm bắtđược các thông tin về thị trường Nghiên cứu thị trường xuất khẩu là vấn đề đầu tiên cầnthiết được tiến hành hết sức kỹ lưỡng trong hoạt động xuất khẩu Nghiên cứu thị trườngtốt tạo khả năng cho các nhà kinh doanh nhận ra được quy luật vận động của từng loạihàng hoá cụ thể thông qua sự biến đổi cung cầu và giá cả trên thị trường giúp họ giảiquyết được các vấn đề của thực tiễn kinh doanh như yêu cầu của thị trường, khả năngtiêu thụ, khả năng cạnh tranh của hàng hoá từ đó mà lựa chọn thị trường xuất khẩuthích hợp nhất cho sản phẩm của mình

Nghiên cứu thị trường.

Nghiên cứu thị trường theo nghĩa rộng đó là quá trình điều tra để tìm triển vọng bánhàng cho một sản phẩm cụ thể hay một nhóm sản phẩm, kể cả phương pháp thực hiệnmục tiêu đó Quá trình nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin, số liệu vềthị trường, so sánh, phân tích những số liệu đó và rút ra kết luận Những kết luận này sẽgiúp cho nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn để lập kế hoạch kinh doanh Côngtác nghiên cứu thị trường phải góp phần chủ yếu trong phương châm hành động “ chỉbán cái thị trường cần chứ không bán cái có sẵn”

• Có hai loại thông tin cần thu thập trong nghiên cứu thị trường:

- Thông tin sơ cấp (primary information): là những thông tin thu thập mang tính chất

trực tiếp từ thị trường đó

Đối với loại thông tin này người ta thường áp dụng phương pháp nghiên cứu tại thịtrường (Field study): đây là việc thu thập thông tin chủ yếu thông qua tiếp xúc với mọingười trên thị trường Nói cách khác, đó là cách thu thập thông tin từ trực quan, qua cácquan hệ giao tiếp với thương nhân và với người tiêu dùng Biện pháp cụ thể: điều tra,phỏng vấn, quan sát, thực nghiệm

Như vậy, xét về tính phức tạp và mức độ chi phí, nghiên cứu tại thị trường là một hoạtđộng tốn kém và không phải ai cũng đủ trình độ để làm được Tuy vậy, phương phápnghiên cứu này cho kết quả khá chính xác Vì vậy, trước hết cần sơ bộ xử lý các thôngtin về các thị trường đã đề cập, chọn ra những thị trường có nhiều triển vọng nhất Sau

Trang 15

đó căn cứ vào kết quả lựa chọn để tiến hành nghiên cứu hiện trường và lập kế hoạchkhảo sát.

+ Thông tin thứ cấp (Secondary information):

Đối với loại thông tin này người ta sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn (Deskstudy) Về cơ bản nghiên cứu tại bàn bao gồm việc thu thập thông tin từ các nguồn tưliệu xuất bản hay không xuất bản và tìm những nguồn đó Chìa khoá thành công củanghiên cứu tại bàn là phát hiện ra các nguồn thông tin và triệt để khai thác những nguồnthông tin đó Ngày nay, trong thời đại tin học, thông tin về thị trường, hàng hoá, giácả rất phong phú Có thể lấy được thông tin từ các nguồn như: qua hệ thống Internet,qua các cơ quan xúc tiến thương mại, các cơ quan thống kê, qua các sách báo thươngmại được xuất bản, qua quan hệ với thương nhân Trong đó, số liệu thông kê là mộttrong những loại thông tin quan trọng nhất, được sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứuthị trường, đặc biệt là nghiên cứu tại bàn Đó là những số liệu thống kê về sản xuất, tiêuthụ, xuất khẩu, dự trữ tồn kho, giá cả Nó giúp cho người nghiên cứu có một cái nhìnbao quát về dung lượng thị trường và xu hướng phát triển

Nghiên cứu tại bàn, có thể nói là phương pháp phổ thông nhất về nghiên cứu thị trường,

vì nó đỡ tốn kém và phù hợp với khả năng của những người xuất khẩu mới tham giavào thị trường thế giới Tuy nhiên, nó cũng có những hạn chế như chậm và mức độ tincậy có hạn Kết quả nghiên cứu tại bàn cũng cần phải bổ sung bằng nghiên cứu tại thịtrường

• Nội dung thông tin cần thu thập khi nghiên cứu thị trường: nghiên cứu tìnhhình cung cầu hàng hoá trên thị trường, giá cả hàng hoá và một số yếu tố khác

• Nghiên cứu tình hình cung- cầu hàng hoá:

Nghiên cứu tình hình cung cầu hàng hoá cần nắm được các vấn đề sau:

• Số lượng các doanh nghiệp cung ứng mặt hàng đó trên thị trường và khả năngcung ứng của từng doanh nghiệp đó

• Nghiên cứu chu kỳ đưa hàng ra thị trường của từng doanh nghiệp cung ứng đó

• Sảnphẩm của hãng đang ở giai đoạn nào trên thị trường (mặt hàng đang ở phanào của chu kỳ sống)

Về mặt tiêu thụ nhà kinh doanh phải biết mặt hàng định xuất khẩu đang ở giai đoạn nào

của chu kỳ sống của nó trên thị trường Chu kỳ này là tiến trình phát triển việc tiêu thụmột mặt hàng bao gồm 4 giai đoạn (gđ) sau đây:

Giai đoạn triển khai: đây là giai đoạn đầu tiên trong chu kỳ sống của sản phẩm Tronggiai đoạn này về cơ bản chưa có sản phẩm cạnh tranh, sản phẩm của doanh nghiệp chưađược người tiêu dùng biết đến, doanh nghiệp cần nỗ lực làm cho khách hàng biết đếnsản phẩm của mình

Trang 16

Giai đoạn tăng trưởng: đây là giai đoạn phát triển của sản phẩm, trong giai đoạn nàysản phẩm được người tiêu dùng biết đến và được thị trường chấp nhận, cần đẩy nhanhquá trình đưa sản phẩm có tính độc đáo của mình vào thị trường, qua đó tạo được môitrường tốt, tăng phạm vi lựa chọn sản phẩm.

Giai đoạn bão hoà: trong giai đoạn này doanh thu tiêu thụ vẫn tăng nhưng tăng chậm

và có xu hướng giảm Giai đoạn này có sự cạnh tranh kịch liệt giữa các đối thủ vào thịtrường và một hình ảnh mà doanh nghiệp cần thấy rõ là sự tràn ngập hàng hoá trên thịtrường

Giai đoạn suy thoái: đây là giai đoạn cuối cùng trong chu kỳ sống của sản phẩm Tronggiai đoạn này thị trường đã bão hoà về sản phẩm, doanh số bán ra của sản phẩm giảm đirất nhiều Để tránh khả năng bị loại khỏi thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải có nhữngbiện pháp cải tiến, đổi mới mẫu mã kỹ thuật, hoặc thay thế bằng sản phẩm mới

Từ sự phân tích như trên ta nhận thấy, việc xuất khẩu những mặt hàng đang ở giai đoạntriển khai và tăng trưởng gặp thuận lợi lớn nhất Tuy vậy, có khi mặt hàng đã ở giai đoạnsuy thoái nhưng nhờ thực hiện các biện pháp xúc tiến tiêu thụ (như quảng cáo, cải tiến

hệ thống tổ chức tiêu thụ, giảm giá ) người ta vẫn có thể đẩy mạnh được xuất khẩu

Tóm lại, có nắm vững mặt hàng ta đang dự định kinh doanh đang ở giai đoạn nào củachu kỳ sống thì mới có thể xác định những biện pháp cần thiết để làm tăng doanh số bánhàng và tăng lợi nhuận

Cấu trúc của cung, nghĩa là xác định tình hình cạnh tranh trên thị trường Nếu sự cạnh

tranh đã gay gắt, điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp phải rút lui, nó có thể giữ vịtrí thế thủ chờ đợi giai đoạn chuyển sang tấn công

Nghiên cứu những sản phẩm khác cùng đáp ứng nhu cầu còn phải xác định xem sự cạnhtranh ấy tồn tại được bằng cách nào, tỷ lệ hoa hồng thường được chấp nhận là bao nhiêu,hậu quả của cạnh tranh như thế nào, nó sẽ diễn biến ra sao và khả năng phản ứng của

nó trước một đối thủ mới

Phân tích tình hình cầu:

Từ những thông tin về hàng hoá đang bán cần xác định xem những sản phẩm nào có thểthương mại hoá được Người tiêu dùng hiện nay là những ai, họ được phân nhóm nhưthế nào, nhóm xã hội, nghề nghiệp, tuổi, dân tộc, tôn giáo, nam nữ, cách sống

Thống kê số lượng khách hàng có nhu cầu mua hàng hoá

Sức mua trung bình của một doanh nghiệp, một khách hàng

Nhịp độ mua hàng của họ (chu kỳ mua lặp lại)

Trang 17

Sản phẩm của hãng đang ở thế hệ nào.

Lý do mua hàng của khách hàng là gì?

Ai có khả năng trở thành người tiêu dùng? Cần xác định sự tăng dân số, nhất là sự tăngcủa bộ phận xác định và tiến hành phân tích sự tăng mức sống Nếu không có yêu cầumua vào thời điểm phân tích thì phải xác định xem có yêu cầu không và khi nào

• Nghiên cứu giá cả hàng hoá xuất khẩu:

Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá đồng thời là một nhân tố cấu thànhthị trường Do việc mua bán giữa các khu vực khác nhau diễn ra trong một thời giandài, hàng vận chuyển qua nhiều nước với các chính sách thuế quan khác nhau, giá cả thịtrường lại càng trở lên phức tạp, trong đó giá cả hàng hoá được coi là giá tổng hợp baogồm giá vốn hàng hoá, bao bì, chi phí vận chuyển, chi phí bảo hiểm và các chi phí kháctùy theo các bước thực hiện và sự thoả thuận giữa các bên tham gia Nghiên cứu giá cảbao gồm việc nghiên cứu giá cả của từng mặt hàng tại từng thời điểm trên thị trường,

xu hướng biến động của giá cả thị trường và các nhân tố ảnh hưởng đến nó như: nhân

tố chu kỳ, nhân tố lũng loạn của các công ty siêu quốc gia, nhân tố cạnh tranh, nhân tốcung cầu, nhân tố lạm phát, nhân tố thời vụ và một số nhân tố khác như: chính sách củachình phủ, tình hình an ninh chính trị của các quốc gial Từ đó mới có thể dự đoán mộtcách tương đối chính xác về giá cả quốc tế của hàng hoá Rõ ràng việc nghiên cứu vàtính toánh một cách chính xác giá cả của các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu làmột công việc khó khăn đòi hỏi phải được xem xét trên nhiều khía cạnh, nhưng đó lại làmột nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả thực hiện các hợp đồng kinh doanh TMQT

• Nghiên cứu các loại hình kinh doanh khác trên thị trường như điều kiện vận tải,tốc độ, phương tiện vận tải như thế nào, chi phí vận tải ra sao, bảo hiểm, vậnchuyển

• Nghiên cứu một số yếu tố khác liên quan đến hoạt động kinh doanh trên thịtrường như: quan hệ chính trị, văn hoá: làm việc với ai phải hiểu văn hoá củangười đó, đồng thời có cái nhìn khách quan về nền văn háo của họ, không thể

so bì với văn hoá của ta mà cho rằng nền văn hoá của họ không tốt, kinh doanhTMQT cần luôn hiểu “ không có một nền văn hoá nào là tốt hay xấu mà chỉ có

sự khác biệt” Nghiên cứu chính sách, thể chế của quốc gia khác đặc biệt là yếu

tố về luật, thể chế tài chính Nghiên cứu yếu tố tự nhiên của từng đoạn thịtrường: vị trí địa lý, khí hậu

Lựa chọn thị trường xuất khẩu.

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình thị trường xuất khẩu giúp đơn vị kinh doanh lựa chọnthị trường, việc lựa chọn thị trường phải căn cứ vào những tiêu chuẩn mà các thị trườngphải đáp ứng được:

Trang 18

Tiêu chuẩn chung:

• Về chính trị: có những chính thể này thuận lợi hơn những chính thể khác đốivới hoạt động xuất khẩu, nghiên cứu cả những bất chắc chính trị và sự ổn địnhcủa chính thể

• Về địa lý: khoảng cách địa lý, khí hậu, tháp dân số

• Về kinh tế: những chỉ tiêu về tổng sản phẩm quốc nội (GDP), GDP bình quânđầu người, tỷ lệ tăng GDP

• Về kỹ thuật: những khu vực phát triển và triển vọng phát triển

Tiêu chuẩn về quy chế thương mại và tiền tệ:

• Biện pháp bảo hộ mậu dịch: thuế quan, các giấy phép và hạn ngạch

• Tình hình tiền tệ: tỷ lệ lạm phát, sự diễn biến của tỷ giá hối đoái

Tiêu chuẩn về thương mại:

• Phần của sản xuất nội địa

• Sự hiện diện của hàng hoá Việt Nam trên các thị trường

• Sự cạnh tranh quốc tế trên các thị trường lựa chọn

Những tiêu chuẩn này sau đó phải được cân nhắc, điều chỉnh tuỳ theo mức quan trọngcủa chúng đối với doanh nghiệp

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp kết quả hoạt động kinh doanh còn phụ thuộc vàokhách hàng Trong cùng những điều kiện như nhau việc giao dịch với khách hàng cụ thểnày thì thành công, với khách hàng khác thì bất lợi Vì vậy một nhiệm vụ quan trọngcủa đơn vị kinh doanh trong lựa chọn thị trường là lựa chọn khách hàng Việc lựa chọnkhách hàng (hay lựa chọn thương nhân) để giao dịch không nên căn cứ vào những lờiquảng cáo, tự giới thiệu mà cần tìm hiểu khách hàng về:

• Tình hình sản xuất kinh doanh của họ, năng lực, phạm vi kinh doanh và tư cáchpháp nhân

• Khả năng về vốn và cơ sỏ vật chất kỹ thuật

• Năng lực con người và năng lực quản lý của họ

• Trình độ và quan điểm kinh doanh của thương nhân đó

• Uy tín của họ trong kinh doanh

Trong việc lựa chọn thương nhân giao dịch tốt nhất là nên lựa chọn những đối tác trựctiếp, tránh những đối tác trung gian, trừ trường hợp doanh nghiệp muốn thâm nhập vàocác thị trường mới mà mình chưa có kinh nghiệm

Trang 19

Việc lựa chọn các đối tượng giao dịch có căn cứ khoa học là điều kiện cần thiết đểthực hiện thắng lợi các hợp đồng TMQT, song nó phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm củangười làm công tác giao dịch.

Nghiên cứu thị trường hàng hoá quốc tế trong TMQT nói chung và trong kinh doanhxuất khẩu nói riêng là hết sức cần thiết trong hoạt động kinh doanh Đó là bước chuẩn

bị và là tiền đề để doanh nghiệp có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh TMQT mộtcách có hiệu quả nhất

Ngày đăng: 28/11/2014, 17:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w